Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

LY8 QTNH kho tai lieu vat ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.72 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS-THPT
QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2014-2015
Môn VẬT LÝ - Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Câu 1 : (3 điểm)
Thế nào là lực đẩy Ac-si-met ? Viết công thức tính lực đẩy Ac-si-met, cho
biết tên, đơn vị các đại lượng có trong công thức ?
Câu 2 : (3 điểm)
a) Một ô tô du lịch đi từ Đại Hưng đến Đà Nẵng với vận tốc 60 km/h hết 1
giờ 45 phút. Tính quãng đường mà ô tô đã đi được.
b) Biết ô tô du lịch nặng 20 000N, có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt
đường là 250cm2. Tính Áp suất của ô tô tác dụng lên mặt đường.
Câu 3 : (2 điểm)
Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 17000 N/m2. Diện tích của hai
bàn chân tiếp xúc lên mặt sàn là 0,03 m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người
đó ?
Câu 4 : (1 điểm)
Thể tích một miếng sắt là 2 dm3. Tính lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng
sắt khi nhúng chìm trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3
Câu 5 : (1 điểm)
Hãy giải thích vì sao khi bơi hoặc lặn người ta thường cảm thấy tức ngực và
càng lặn sâu thì cảm giác tức ngực càng tăng?
---------------HẾT--------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THCS – THPT
QUANG TRUNG – NGUYỄN HUỆ
------------------------------

MÔN : VẬT LÝ 8

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
1

2

a

Đáp án
- Một vật nhúng chìm trong chất lỏng, bị
chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực
có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng
mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Acsi-met.
- Công thức tính lực đẩy Ac-si-met :
FA = d.V
Trong đó :
FA : lực đẩy Ac-si-met (N)
d : Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V : Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
(m3)

a) 1 giờ 45 phút = 1,75 giờ
Áp dụng công thức:
s
⇒ s = v.t = 60.1, 75 = 105 km
t

v=

b

b) 250 cm2 = 0.025 m2
Áp dụng công thức:
p=

3

4
5

F 20000
=
= 800000( N 2 )
m
s 0, 025

- Trọng lượng của người :
P = F = p. S = 17000. 0.03 = 510 (N)
- Khối lượng của người đó là :
m = P/10 = 51 (kg)
- Ta có: 2 dm3 = 0.002 m3

- Lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng sắt:
FA = d.V = 10000 . 0,002 = 20 (N)
- Khi bơi hoặc lặn thì người ta chìm trong
nước nên chịu tác dụng của áp lực gây ra bởi
chiều cao của cột nước (áp suất của nước) do
vậy thường có cảm giác bị tức ngực.

Thang điểm
1.5 điểm

1 điểm
0.5 điểm

0.5 điểm
1 điểm
0.5 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
0.25 điểm
0.75 điểm
0.5 điểm


- Càng xuống sâu thì áp suất của nước
càng tăng nên cảm giác tức ngực càng tăng
lên.

0.5 điểm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×