Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN sử dụng hình ảnh động để nâng cao hứng thú và kết quả học tập chương v môn công nghệ lớp 8”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.87 KB, 21 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Có một câu nói mà tôi luôn tâm đắc:
Đừng bắt người ta uống, hãy làm cho người ta khát!
Trong học tập, đừng bắt các em học, hãy tạo cho các em niềm say mê, hứng
thú thì kết quả sẽ được nâng cao. Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên
phải không ngừng học hỏi, đổi mới phương pháp dạy học sao cho phù hợp với
nội dung, tâm lí người học. Hơn nữa, ngày nay nhiều thành tựu khoa học công
nghệ xuất hiện hết sức bất ngờ và đổi mới một cách cực kì nhanh chóng. Vì vậy
nó luôn đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với người sử dụng và đó cũng chính là
yêu cầu đổi mới đối với giáo dục phổ thông nói chung, với giáo viên giảng dạy
môn Công nghệ nói riêng.
Luật giáo dục năm 2005 điều 28.2 đã ghi: “ Đổi mới phương pháp dạy học
phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “Thực hiện đồng
bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới
chương trình, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng hiện đại,...”.
Như vậy, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại là rất
cần thiết. Đặc biệt đối với học sinh Trung học cơ sở và với những môn học
mang tính kĩ thuật, có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như môn Công nghệ.
Trên tinh thần đổi mới, đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, hiện đại môn Công
nghệ 8 phần nào đã phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong đó chương V: Truyền
và biến đổi chuyển động thuộc phần Cơ khí giúp học sinh nắm được cấu tạo,
nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền và biến đổi chuyển
động. Chương học này có ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại máy móc, dụng cụ,
thiết bị,…trong cuộc sống. Do đó đối với học sinh nếu học tốt chương học này
các em sẽ có cơ sở vững chắc để học lên Trung học phổ thông, lựa chọn nghề
nghiệp gắn bó với ngành cơ khí. Mặt khác những hiểu biết về truyền và biến đổi
chuyển động vẫn luôn ứng dụng vào đời sống thực tiễn của các em. Tuy nhiên
kiến thức ở chương học lại rất khô khan, trừu tượng, khó hiểu, hình ảnh minh
họa chỉ là những hình ảnh “tĩnh”. Vì vậy chưa tác động mạnh vào cơ quan thị


giác của học sinh. Các bộ mô hình được Bộ giáo dục cấp qua nhiều năm sử dụng
đã bị mất mát, hư hỏng dẫn đến kém chất lượng. Từ đó ít gây được hứng thú cho
các em dẫn đến kết quả học tập chương học này chưa cao.
Vậy, phải đổi mới phương pháp dạy học như thế nào để nâng cao hứng thú
và kết quả học tập chương học cho các em?
0


Đó là điều mà tôi luôn trăn trở, tìm ra và đã áp dụng trong vài năm gần đây
ở trường tôi. Phương pháp sử dụng hình ảnh động. Đó chính là phương pháp dạy
học sáng tạo đòi hỏi học sinh phải tự thu thập thông tin, xử lý và vận dụng thông
tin. Sử dụng hình ảnh động thực chất là phương pháp sử dụng phương tiện trực
quan hiện đại. Phương pháp này đã thực sự khơi dậy được niềm đam mê, hứng
thú học tập cho các em. Các tiết học của chương giờ đây đến với các em không
còn là sự khô khan, gò bó mà là tự nhiên, ham muốn. Từ đó giúp các em nắm
được kiến thức của chương một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc, hiệu quả.
Xuất phát từ những lí do trên, việc sử dụng hình ảnh động trong các tiết
dạy chương V: Truyền và biến đổi chuyển động môn Công nghệ 8 là một
phương pháp đúng đắn. Phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành, với nội dung
chương học, với tâm lí lứa tuổi học sinh. Vì vậy trong những năm qua tôi đã
nghiên cứu và mạnh dạn vận dụng phương pháp : “Sử dụng hình ảnh động để
nâng cao hứng thú và kết quả học tập chương V- môn Công nghệ lớp 8”. Xin
được trao đổi cùng các đồng nghiệp.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người. Trong học
tập, hứng thú là yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh nắm bắt tri thức một cách
nhanh hơn, sâu sắc hơn. M.Goocki từng nói: “Tài năng, nói cho cùng là tình yêu
đối với công việc”.

Để gây được hứng thú học tập cho học sinh người giáo viên nên dẫn dắt
các em tiếp thu kiến thức đi từ trực quan sinh động. Như V.L.Lênin đã chỉ rõ:
“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, nhận thức thực tại
khách quan, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau”.
Như vậy nếu biết dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức từ trực quan sinh
động thì việc giảng dạy sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hình ảnh động là một phương
tiện trực quan sinh động, thu hút giác quan thị giác của học sinh một cách tích
cực. Với tính năng ưu việt như vậy, hình ảnh động có vai trò rất quan trọng trong
quá trình giảng dạy các môn học nói chung và trong giảng dạy chương V:
Truyền và biến đổi chuyển động môn Công nghệ lớp 8 nói riêng. Việc sử dụng
hình ảnh động trong chương có thể thay thế cho các hình ảnh “tĩnh” trong sách
giáo khoa, thay thế cho mô hình hay những máy móc, dụng cụ, thiết bị… mà cơ
cấu truyền hoặc biến đổi chuyển động của nó quá nhỏ, quá lớn hoặc không đồng
1


bộ, không đảm bảo tính sư phạm khi sử dụng làm đồ dùng trực quan cho học
sinh. Hình ảnh động là nguồn chứa đựng thông tin tri thức hết sức phong phú và
sinh động. Giúp học sinh lĩnh hội tri thức đầy đủ và chính xác đồng thời giúp
củng cố, mở rộng và nâng cao, hoàn thiện tri thức. Qua đó phát triển năng lực
quan sát, phân tích tổng hợp, hình thành động cơ, nâng cao hứng thú và kết quả
học tập chương học.
Như vậy có thể thấy rằng kết quả học tập nói chung, kết quả học tập của
chương V: Truyền và biến đổi chuyển động nói riêng sẽ được nâng cao rất nhiều
nếu người giáo viên biết tạo hứng thú học tập cho các em qua việc sử dụng
phương tiện trực quan hiện đại như hình ảnh động.
II. THỰC TRẠNG
Thực tế cho thấy hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển nhanh
chóng. Các loại máy móc, dụng cụ, đồ dùng … ra đời ngày càng phong phú, đa

dạng, tinh vi, hiện đại hơn. Trong khi đó thì thực tế môn học ít tiết trên tuần,
kiến thức giới hạn từng tiết theo phân phối chương trình nên việc tìm hiểu
những ứng dụng khoa học công nghệ mới đối với học sinh còn hạn chế.
Thiết bị dạy học môn học nói chung, chương V nói riêng được cấp đã lâu
(năm 2004). Kĩ năng sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng còn hạn chế dẫn đến chất
lượng có giới hạn. Cơ sở vật chất trường học còn thiếu. Chưa có phòng thực
hành chức năng, chưa có phòng nghe nhìn đủ tiêu chuẩn, máy chiếu chưa đủ.
Một số giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Ngại đổi mới, ngại tìm tòi và sử dụng các hình ảnh động trong dạy học. Học
sinh có tư tưởng coi môn Công nghệ là môn phụ, mặt khác các em xuất thân từ
gia đình nông thôn nên việc tiếp cận với các phương tiện dạy học hiện đại còn
gặp nhiều bỡ ngỡ.
Với chương học thì kiến thức khô khan, khó và trừu tượng với học sinh.
Hình ảnh minh họa trong bài chỉ là những hình ảnh tĩnh chưa thu hút được tích
cực giác quan thị giác của học sinh.
Từ thực trạng đã nêu trên dẫn đến học sinh rất ít hứng thú với chương học
và tỉ lệ đó luôn có ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em. Từ thực tế trên,
trong quá trình dạy học bản thân tôi đã nghiên cứu tìm tòi và đưa ra các giải
pháp, biện pháp nhằm nâng cao hứng thú và kết quả học tập chương học cho các
em. Các biện pháp đã được tôi áp dụng ở năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014 đạt
kết quả rất khả quan.
Sau đây tôi xin trình bày các biện pháp mà tôi đã thực hiện:

2


III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để nâng cao hứng thú và kết quả học tập chương V: Truyền và biến đổi
chuyển động qua việc sử dụng hình ảnh động, tôi đã tiến hành các giải pháp sau:
1. Bản thân phải không ngừng học hỏi đổi mới các phương pháp dạy học.

Tìm hiểu các loại máy móc, dụng cụ, đồ dùng... hiện đại có liên quan đến bài
dạy trong chương.
2. Phối hợp với tổ chuyên môn sửa chữa, xử lí các thiết bị dạy học kém
chất lượng.
3. Nắm vững mục tiêu của từng bài học trong chương.
4. Tìm hiểu nguyên tắc sử dụng hình ảnh động trong giảng dạy.
5. Sưu tầm các hình ảnh động phù hợp với mục tiêu, nội dung của bài học.
6. Vận dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp.
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả và hứng thú học tập chương học.
Trong hai năm học: 2012- 2013 và 2013 - 2014, được nhà trường phân
công giảng dạy môn Công nghệ ở khối 8. Tôi đã áp dụng phương pháp sử dụng
hình ảnh động để nâng cao hứng thú và kết quả học tập chương V ở các lớp dạy
thực nghiệm thông qua những việc làm cụ thể sau:
1. Trước hết, bản thân phải không ngừng học hỏi đổi mới các PPDH,
tìm hiểu các loại máy móc, dụng cụ, đồ dùng... hiện đại để nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Thật vậy, không phải ngẫu nhiên mà có câu: “Thầy hay thì trò giỏi“. Người
giáo viên không chỉ là tấm gương đạo đức về lối sống cho học sinh mà còn là
tấm gương tự học, tự sáng tạo cho học sinh noi theo.
Người giáo viên không ngừng tự tìm hiểu, tự nghiên cứu sáng tạo sẽ
không ngừng “làm mới“ mình qua từng tiết dạy. Học sinh sẽ thấy mới mẻ hơn
khi khám phá và tiếp nhận kiến thức, hơn thế nữa là tạo được niềm tin, sự tin
tưởng về kiến thức mà người thầy truyền đạt. Cũng từ đó tạo được niềm hưng
phấn, đam mê học tập cho các em. Hiểu được điều này bản thân tôi luôn cố gắng
không ngừng học hỏi từ đồng nghiệp, từ sách vở, báo đài,.... Tham gia đầy đủ
các buổi sinh hoạt chuyên môn, tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, tích cực thao
giảng, dự giờ,....Nghiên cứu việc đổi mới phương pháp các giờ dạy sao cho
mang lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra tôi luôn tìm hiểu các loại máy móc, dụng cụ, đồ dùng hiện đại mới
có liên quan đến bài học trong chương để làm phong phú thêm cho bài giảng của

mình, tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho các em.
3


2. Phối hợp với tổ chuyên môn sửa chữa, xử lí các thiết bị dạy học kém
chất lượng.
Sau khi kiểm kê lại các thiết bị, đồ dùng dạy học trong chương do Bộ giáo
dục cấp năm 2004. Với những đồ dùng kém chất lượng, bản thân đã phối hợp
cùng với tổ chuyên môn sửa chữa lại. Tìm tòi thay thế những đồ dùng hoặc bộ
phận trong mô hình đã bị hư hỏng. Sưu tầm các vật thật thay thế cho mô hình.
Tuy nhiên vẫn gặp phải một số hạn chế như: Chất lượng đồ dùng sau khi
sửa chữa trong quá trình sử dụng chất lượng còn giới hạn. Những đồ dùng sưu
tầm thay thế cho mô hình thì không đảm bảo tính đồng bộ, tính thống nhất.
Không đủ cho nhiều nhóm nhỏ của học sinh. Mất nhiều thời gian cho việc giới
thiệu và định hướng quan sát thu thập thông tin.
Do vậy bản thân đã tìm ra và trao đổi với tổ chuyên môn khắc phục bằng
cách kết hợp sử dụng hình ảnh động với các phương tiện khác trong bài giảng
của chương. Thay thế hoàn toàn các hình ảnh tĩnh trong sách giáo khoa bằng các
hình ảnh động nhằm góp phần nâng cao hứng thú và kết quả học tập chương học
cho các em.
3. Nắm vững mục tiêu của từng bài học trong chương.
Đầu tiên tôi xác định toàn bộ nội dung chương trình sách giáo khoa Công
nghệ lớp 8 được biên soạn với 3 phần: Vẽ kĩ thuật, Cơ khí và Kĩ thuật điện. Ở
đây các em sẽ được học những kiến thức kĩ thuật cơ bản, những nguyên lí hoạt
động và những quy trình công nghệ đơn giản.
Nội dung phần Cơ khí được chia làm 3 chương, trong đó chương V: Truyền
và biến đổi chuyển động gồm có 3 bài. Mục tiêu từng bài học như sau:
TT

1


Tên bài học

Bài 29:
Truyền
chuyển
động

Mục tiêu
- Kiến thức: Hiểu tại sao cần phải truyền chuyển động.
Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ
cấu truyền chuyển động.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin.
- Thái độ: Tạo hứng thú học tập, say mê tìm hiểu kĩ thuật.
- Năng lực cần đạt: Phát triển năng lực hợp tác nhóm,
năng lực sáng tạo, năng lực phát triển ngôn ngữ.

2

4

Bài 30:
Biến đổi
chuyển
động

- Kiến thức: Hiểu được tại sao cần phải biến đổi chuyển
động. Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng
của cơ cấu biến đổi chuyển động.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, thu thập, xử lí thông tin.



- Thái độ: Tạo hứng thú học tập, say mê tìm hiểu kĩ thuật.
- Năng lực cần đạt: Phát triển năng lực hợp tác nhóm,
năng lực sáng tạo, năng lực phát triển ngôn ngữ.

3

Bài 31:
Thực hành:
Truyền và
biến đổi
chuyển
động

- Kiến thức: Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng
dụng của cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, vận dụng kiến thức. Biết
cách tháo, lắp, kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền
động.
- Thái độ: Tạo cho học sinh có hứng thú học tập, say mê
tìm hiểu kĩ thuật. Tác phong làm việc đúng quy trình.
- Năng lực cần đạt: Phát triển năng lực hợp tác nhóm,
năng lực sáng tạo, năng lực phát triển ngôn ngữ.

4. Tìm hiểu nguyên tắc sử dụng hình ảnh động trong giảng dạy.
Trước khi tiến hành sưu tầm các hình ảnh động phù hợp với nội dung bài
học trong chương, tôi đã tìm hiểu nguyên tắc sử dụng hình ảnh động vào bài
giảng của mình. Sử dụng hình ảnh động thực chất là sử dụng phương tiện dạy
học hiện đại ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin. Hình ảnh động

có nhiều đặc điểm khác biệt so với các phương tiện dạy học khác. Trong qua
trình sử dụng tôi luôn tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Sử dụng hình ảnh động theo quan điểm dạy học hiện đại: tức là không chỉ
sử dụng như một phương tiện trực quan minh họa cho bài giảng mà phải sử
dụng ở mức độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú, say mê, phát huy tính tích
cực chủ động cho học sinh trong quá trình học tập thông qua việc tổ chức các
hoạt động nhận thức cho học sinh.
Sử dụng hình ảnh động phải phù hợp với phương pháp, nội dung dạy học.
Tùy từng nội dung, từng phần trong bài học mà giáo viên chú ý đến việc có hay
không sử dụng hình ảnh động. Đồng thời cũng tùy từng nội dung kiến thức hình
ảnh động đem đến cho học sinh mà lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
Không nên nhất thiết chỉ sử dụng hình ảnh động trong quá trình truyền thụ
kiến thức mới cho học sinh cũng sẽ gây sự nhàm chán. Nên linh hoạt sử dụng
trong tất cả các khâu như:
Kiểm tra bài cũ, định hướng, gây động cơ, hứng thú tìm hiểu bài mới.
Truyền thụ kiến thức mới.
Củng cố, mở rộng kiến thức. Định hướng bài mới.
5


Sử dụng phối hợp hình ảnh động với các phương tiện dạy học khác: Hình
ảnh động là một loại phương tiện dạy học hiện đại với nhiều tính năng phong
phú, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình
giảng dạy, giáo viên không nên chỉ sử dụng hình ảnh động, không nên lạm dụng
quá mức hình ảnh động trong cả một bài học. Nên phối hợp với các phương tiện
trực quan khác như mô hình, vật thật thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và nó cũng
phù hợp với mục tiêu sư phạm và nội dung kiến thức cần truyền đạt. Ngoài ra, việc
sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học có thể phát huy được những ưu điểm và hạn
chế được những nhược điểm của phương tiện với mục tiêu chung là cùng nâng cao
hứng thú và kết quả học tập cho học sinh.

Sử dụng hình ảnh động phải đảm bảo được tính trực quan, rõ ràng, cần chú
ý tới quy luật nhận thức, giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Sử dụng kết hợp với
các phương pháp dạy học khác nhau như: nêu vấn đề, mô tả, diễn giải...một cách
nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cao.
5. Sưu tầm các hình ảnh động phù hợp với mục tiêu của từng bài học
trong chương.
Sau khi xác định được mục tiêu từng bài trong chương, nắm vững nguyên
tắc sử dụng, tôi đã tiến tới sưu tầm các hình ảnh động để phục vụ cho bài dạy.
Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sưu tầm được một số hình ảnh động phục vụ
cho việc giảng dạy chương V: Truyền và biến đổi chuyển động. Qua SKKN này
tôi xin giới thiệu những hình ảnh động đó và ứng dụng chúng vào từng phần
trong các bài học cụ thể theo ý kiến chủ quan của bản thân như sau:
Tên bài
Hình ảnh động
Mục đích
học
(có video clip kèm theo)
Bài 29: Phần mở bài:
Truyền Cơ cấu truyền chuyển động và cơ cấu Học sinh phân biệt
chuyển biến đổi chuyển động:
được truyền chuyển
động
động và biến đổi
chuyển động.

Bộ truyền động ma sát và bộ truyền động Học sinh nhận biết có 2
ăn khớp:
loại
truyền
động:

truyền động ma sát và
truyền động ăn khớp.

6


Phần II.1: Truyền động ma sát- truyền
động đai:
Bộ truyền động đai với hai nhánh đai Học sinh biết được các
mắc song song và hai nhánh đai mắc loại truyền động ma
chéo nhau:
sát, nắm được cấu tạo,
hiểu được nguyên lí
làm việc và ứng dụng
của bộ truyền động ma
sát.

7


Phần II.2: Truyền động ăn khớp:
Bộ truyền động bánh răng và truyền động Học sinh biết phân
xích:
loại các loại truyền
động ăn khớp, nắm
vững cấu tạo, nguyên lí
làm việc của các bộ
truyền động ăn khớp
loại truyền động
bánh răng:


Hình ảnh về một số Mở rộng vốn hiểu biết
cho học sinh về một số
ứng dụng của các bộ
truyền động bánh răng.

Củng cố kiến thức về
Hình ảnh về cơ cấu truyền chuyển động bộ truyền chuyển động.
của đồng hồ quả lắc:
Ứng dụng trong thực
tế. Định hướng tìm
hiểu bài mới.

8


Bài 30:
Biến đổi
chuyển
động

9

PhầnI: Tại sao cần biến đổi chuyển động
Cơ cấu tay quay- con trượt và cơ cấu tay Học sinh phân biệt
quay thanh lắc:
được 2 cơ cấu: Biến
chuyển động quay
thành chuyển động tịnh
tiến hoặc ngược lại.

Biến chuyển động quay
thành chuyển động lắc
hoặc ngược lại.


Phần II.1: Biến chuyển động quay thành
chuyển động tịnh tiến(Cơ cấu tay quaycon trượt)
Cơ cấu tay quay- con trượt:
Học sinh hiểu cấu tạo,
nguyên lí làm việc, ứng
dụng của cơ cấu tay
quay- con trượt

Hình ảnh về ứng dụng của cơ cấu tay Mở rộng cho học sinh
quay- con trượt:
biết một số ứng dụng
của cơ cấu tay quaycon trượt trong thực tế.

Cơ cấu bánh răng- thanh răng:
Học sinh biết được cấu
tạo, nguyên lí và một
số ứng dụng của cơ cấu
bánh răng – thanh răng.

Mở rộng cho học sinh
Hình ảnh ứng dụng của cơ cấu bánh biết một số ứng dụng
răng- thanh răng và cơ cấu vít- đai ốc:
của cơ cấu bánh răngthanh răng và cơ cấu
vít- đai ốc trong thực tế


10


Phần II.2: Biến chuyển động quay thành
chuyển động lắc (Cơ cấu tay quay- thanh
lắc).
Cơ cấu tay quay- thanh lắc:
Học sinh hiểu cấu tạo,
nguyên lí làm việc, ứng
dụng của cơ cấu tay
quay- thanh lắc.

Mở rộng một số ứng
dụng của cơ cấu biến
Hình ảnh ứng dụng của cơ cấu biến chuyển động quay
chuyển động quay thành chuyển động lắc thành chuyển động lắc
trong thực tế.

Bài 31:
Thực
hành:
Truyền
và biến
đổi
chuyển
động

Phần II.3: Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí
làm việc của mô hình động cơ 4 kì.
Hình ảnh về hoạt động của động cơ 4 kì: Học sinh biết được cấu

tạo, biết được nguyên
lí làm việc của các cơ
cấu trục khuỷu- thanh
truyền; cơ cấu cam cần
tịnh tiến đóng mở van
nạp, van thải.

11


6. Vận dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp.
Sau khi nắm vững nguyên tắc sử dụng, sưu tầm được các hình ảnh động
phù hợp, tôi đã tiến tới vận dụng vào thực tế giảng dạy trên các lớp thực nghiệm.
Trước hết tôi tiến hành soạn giáo án, đây sẽ là bản thiết kế cụ thể toàn
bộ kế hoạch hoạt động dạy học của tôi trên giờ lên lớp. Các hoạt động dạy học
có sử dụng hình ảnh động giờ đây đã được cụ thể hoá một cách chi tiết, chặt chẽ
và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học.
Tiếp theo, tôi tiến hành thiết kế bài giảng điện tử, đây chính là công cụ
không thể thiếu được khi sử dụng hình ảnh động trong bài dạy. Với bài giảng
điện tử, tôi đã giảm nhẹ việc thuyết giảng, tiết kiệm được thời gian giới thiệu và
định hướng tìm hiểu trên mô hình. Nhờ đó tăng cường đối thoại, thảo luận với
học sinh. Với học sinh, các em được thu hút, kích thích khám phá tri thức nhiều
hơn thông qua hình ảnh động và nhờ vậy quá trình học tập trở nên hứng thú,
hiệu quả hơn.
Năm học 2012 - 2013, trường tôi có hai lớp 8, năm 2013 - 2014 có 3 lớp,
chất lượng đồng đều nhau. Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm trên lớp 8A ở năm
2012 - 2013 và hai lớp 8A , 8B năm 2013 - 2014. Lớp 8B năm 2012 - 2013 và
lớp 8C năm 2013 - 2014 là lớp đối chứng. Tất cả các lớp đều do tôi phụ trách
giảng dạy, giáo án do tôi thiết kế.
Sau đây là một số ví dụ về việc sử dụng hình ảnh động trong dạy học các

bài trong chương V: Truyền và biến đổi chuyển động mà tôi đã áp dụng ở các
lớp thực nghiệm trong hai năm qua:
6.1. Ví dụ áp dụng trong quá trình kiểm tra bài cũ, định hướng bài mới
Ví dụ : Tiết 24 - Bài 29 : Truyền chuyển động
+ Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy nêu công dụng của khớp động ? Các loại khớp động thường gặp?
2. Quan sát và chỉ rõ các loại khớp động trên hình ảnh động ?

12


Hs1 : Công dụng của khớp động là ghép các chi tiết thành cơ cấu. Các loại
khớp động thường gặp: khớp tịnh tiến, khớp quay.
HS2: Chỉ rõ trên hình.
+ Gây hứng thú và định hướng bài mới:
Gv: Định hướng quan sát hai hình ảnh động về cơ cấu truyền chuyển động
và cơ cấu biến đổi chuyển động.
Yêu cầu nhận xét về các dạng chuyển động của vật dẫn và vật bị dẫn.
Hs: Quan sát, thu nhận và xử lí thông tin. Thảo luận và trả lời câu hỏi.
Gv: Vậy có thể chia các cơ cấu thành mấy loại?
Hs: Phân tích thông tin, trả lời.
Gv: Nhận xét, và từ đó đặt vấn đề vào chương V và vào bài mới: Vậy tại
sao cần phải truyền chuyển động? Cấu tạo và nguyên lí làm việc như thế nào?
Cơ cấu này được ứng dụng ở những loại máy móc nào trong thực tế, chúng ta
cùng tìm hiểu vào bài mới.
6.2. Ví dụ áp dụng trong quá trình tìm hiểu kiến thức mới.
Ví dụ: Tiết 24 - Bài 29 : Truyền chuyển động
Ví dụ 1: Phần II.1 : Truyền động ma sát - truyền động đai.
Gv: Để phát triển năng lực hợp tác nhóm, giáo viên định hướng quan sát
mô hình bộ truyền động đai kết hợp hình ảnh động về truyền động đai để tìm

hiểu cấu tạo theo nội dung trong phiếu học tập.
Hs: Hoạt động nhóm, báo cáo kết quả. Nhóm khác bổ sung.
Gv: Nhận xét và chốt kết quả
- Cấu tạo:
Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai được làm bằng da thuộc, vải dệt nhiều lớp
hoặc vải đúc với cao su.
Gv: Định hướng quan sát hình ảnh động và nhận xét về đường kính, tốc độ
quay của hai bánh đai?
Hs: Quan sát, nêu nhận xét.
Gv: Đường kính bánh đai và số vòng quay tương ứng của chúng có mối
quan hệ như thế nào? Hãy viết tỉ số và phát biểu nguyên lí.
Hs: Thực hiện theo hướng dẫn. Hs khác bổ sung, nhắc lại nguyên lí.
Gv: Nhận xét, chốt kết quả.
- Nguyên lí làm việc:
13


Khi bánh dẫn 1(có đường kính D 1) quay với tốc độ nd (n1) (vòng/phút), nhờ
lực ma sát giữa dây đai và bánh đai, bánh bị dẫn 2(có đường kính D 2) sẽ quay
với tốc độ nbd (n2) (vòng/phút), tỉ số truyền i được xác định :
i

nbd n2 D1
 
nd
n1 D2

Gv: Hướng dẫn quan sát hình ảnh động về hai nhánh đai mắc song song và
hai nhánh đai mắc chéo nhau.
Gv : Muốn đảo chiều chuyển động của bánh bị dẫn ta phải mắc dây đai

theo kiểu nào.
Hs: Trả lời cá nhân, hs khác nhận xét.
Gv: Hướng dẫn vận hành mô hình kết hợp vốn hiểu biết thực tế. Nêu ưu,
nhược điểm và ứng dụng.
Hs: Hoạt động theo nhóm. Thảo luận và trả lời. Nhóm khác bổ sung
Gv: Nhận xét, chốt kết quả.
- Ứng dụng:
Ưu điểm: Làm việc êm, ít ồn, …
Nhược điểm: Khi ma sát giữa bánh và dây đai không đủ thì tỉ số truyền bị
thay đổi.
Ứng dụng: Sử dụng rộng rãi trong nhiều loại máy như máy khâu đạp chân,
máy khoan, máy tiện,…
Gv: Mở rộng vốn hiểu biết cho học sinh về ứng dụng của cơ cấu này thông
qua một số hình ảnh động.
Ví dụ 2: Phần II.1 : Truyền động ma sát- truyền động đai.
Gv: Để phát triển năng lực hợp tác nhóm, giáo viên định hướng quan sát
mô hình bộ truyền động ăn khớp kết hợp hình ảnh động để tìm hiểu cấu tạo theo
nội dung trong phiếu học tập.
Hs: Hoạt động nhóm, báo cáo kết quả. Nhóm khác bổ sung.
Gv: Nhận xét và chốt kết quả.
- Cấu tạo:
Bộ truyền động bánh răng gồm bánh dẫn và bánh bị dẫn.
Bộ truyền động xích gồm đĩa dẫn, đĩa bị dẫn và xích.
Gv: Vậy muốn các bánh răng ăn khớp được với nhau hoặc đĩa ăn khớp
được với xích cần đảm bảo những yếu tố gì.
Hs: Suy nghĩ, trả lời cá nhân, Học sinh khác bổ sung.
14


Gv: Định hướng quan sát hình ảnh động một số bộ truyền động bánh răng

và nhận xét về chiều quay của các cặp bánh răng.
Hs: Quan sát, thu thập, thông tin.
Nhận xét về chiều quay của các cặp bánh răng.
Trả lời cá nhân, học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Gv: Nhận xét về số răng và tốc độ quay tương ứng của chúng?
Hs: Nhận xét, học sinh khác bổ sung.
Gv: Hướng dẫn viết tỉ số truyền và phát biểu tính chất.
Hs: Thực hiện. Hs khác nhắc lại.
Gv: Nhận xét, chốt kết quả.
- Tính chất:
Nếu bánh 1 có số răng Z1 quay với tốc độ n1 (vòng/phút), bánh 2 có số răng
Z2 quay với tốc độ n2 (vòng/phút) thì tỉ số truyền là:
i

nbd n2 Z1
 
nd
n1 D2

Gv: Vậy bộ truyền động ăn khớp được ứng dụng trong những loại máy
móc, dụng cụ, thiết bị nào?
Hs: Liên hệ thực tế, trả lời. Hs khác bổ sung.
- Ưng dụng:
Bộ truyền động bánh răng dùng để truyền chuyển động quay giữa các trục
song song hoặc vuông góc nhau, có tỉ số truyền xác định, được dùng trong đồng
hồ, hộp số xe máy, ...
Bộ truyền động xích dùng để truyền chuyển động quay giữa hai trục xa
nhau có tỉ số truyền xác định như trên xe đạp, xe máy,...
Gv: Giới thiệu một số ứng dụng của bộ truyền động thông qua các hình
ảnh động.

Gv: Hướng dẫn vận hành mô hình kết hợp với vốn hiểu biết. Nêu ưu,
nhược điểm của bộ truyền động ăn khớp.
Hs: Vận hành, thảo luận và trả lời câu hỏi.
Gv: Nhận xét, chốt kết quả.
6.3. Ví dụ áp dụng trong quá trình củng cố kiến thức và định hướng
tìm hiểu bài mới.

15


Ví dụ : Tiết 24- Bài 29 : Truyền chuyển động
Gv : Định hướng quan sát hình ảnh động về cơ cấu truyền và biến đổi
chuyển động trong chiếc đồng hồ quả lắc. Yêu cầu chỉ ra:
1/ Cơ cấu truyền chuyển động ? Tên gọi cơ cấu đó?
2/ Cơ cấu không phải là cơ cấu truyền chuyển động?
Hs1: Chỉ trên hình các cơ cấu truyền chuyển động đã học.
HS2: Chỉ trên hình các cơ cấu không phải là cơ cấu truyền chuyển động.
HS khác: Theo dõi để nhận xét.
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên định hướng tìm hiểu và chuẩn bị bài
mới: Cơ cấu biến đổi chuyển động.
7. Kiểm tra, đánh giá kết quả và hứng thú học tập chương học.
Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình
dạy học. Thông qua đánh giá, tôi xác định được hiệu quả của quá trình dạy học,
chất lượng học sinh học tập, dựa vào những thông tin đó để định hướng, điều
chỉnh phương pháp dạy học của mình. Đánh giá còn giúp tôi tạo động lực học
tập cho học sinh thông qua điểm, phần thưởng, khen ngợi và có những biện pháp
khắc phục những điểm yếu và phát huy những mặt mạnh của học sinh.
Về kết quả học tập tôi đánh giá thông qua việc trả lời các câu hỏi của
chương V trong bài kiểm tra học kì hai năm dạy thực nghiệm. Số lượng học sinh
đạt được mức điểm khá giỏi ở lớp dạy thực nghiệm đã được nâng lên rõ rệt.

Về hứng thú học tập trước hết tôi đánh giá qua cảm nhận của bản thân
trong quá trình trực tiếp giảng dạy trên lớp. Cụ thể hơn tôi đã tiến hành trao đổi
với các giáo viên chủ nhiệm, trò chuyện với học sinh và phát phiếu điều tra ở cả
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Số lượng học sinh say mê, hứng thú học tập
ở lớp thực nghiệm đã nhiều hơn nhiều so với lớp đối chứng.
Sau đó, tôi dùng toán thống kê kết quả để nắm bắt được cụ thể khả năng
hiểu biết cũng như hứng thú học tập chương học của các em để từ đó tôi có
hướng điều chỉnh cho phù hợp.
IV. Kết quả
Sau khi kiểm tra đánh giá về kết quả và hứng thú học tập của học sinh qua
các bài học trong chương V, tôi đã tiến hành tổng hợp số liệu, so sánh giữa ba
lớp lớp dạy thực nghiệm và hai lớp đối chứng trong hai năm học 2012 - 2013,
2013 - 2014.
Kết quả đạt được như sau:
16


Về hứng thú

Tổng
số

HS

HS

có hứng thú
ít hứng thú
Số lượng % Số lượng %
Lớp thực nghiệm

97
63
65
34
35
Lớp đối chứng
62
15
24
26
42
HS
HS
Về kết quả học tập Tổng
Khá, Giỏi
Trung bình
số
chương học
Số lượng % Số lượng %
Lớp thực nghiệm
97
70
72
27
28
Lớp đối chứng
62
21
34
36

58
học tập

HS
không hứng thú
Số lượng
%
0
0
21
34
HS
Yếu
Số lượng
%
0
0
5
8

Qua kết quả trên tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh say mê, hứng thú với các bài
học trong chương ở các lớp thực nghiệm đã được nâng lên nhiều hơn so với lớp
đối chứng (65% - lớp thực nghiệm; 24% - lớp đối chứng). Do đó, tỉ lệ học sinh
đạt điểm khá, giỏi ở các lớp dạy thực nghiệm được nâng lên rõ rệt (72%) so với
lớp đối chứng (34%) và kết quả đó đã góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Kết quả trên một lần nữa khẳng định phương pháp sử dụng hình ảnh động
trong dạy học chương V: Truyền và biến đổi chuyển động môn Công nghệ lớp 8
để nâng cao hứng thú và kết quả học tập cho học sinh là hoàn toàn phù hợp.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I. Kết luận
Phương pháp “Sử dụng hình ảnh động để nâng cao hứng thú và kết quả
học tập chương V - môn Công nghệ 8” đã mang lại những hiệu quả đáng kể
như kiểm nghiệm ở trên. Bản thân tôi cũng đã trao đổi phương pháp này với một
số giáo viên dạy Công nghệ khác trong cụm, trong huyện. Qua thực tế giảng dạy
bằng phương pháp sử dụng hình ảnh động, các giáo viên đó cũng có cùng nhận
định: Hứng thú và kết quả chương học đã được nâng lên rõ rệt.
Đó thực sự là cách làm phù hợp với thực tiễn của quá trình đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng hiện đại, phù hợp với nội dung, chương trình, tâm lí
học sinh và phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học hiện
nay. Phương pháp này thực chất là biến những gì thuộc về lí thuyết, trừu tượng,
khó hiểu thành cái cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. Và tôi thiết nghĩ không chỉ trong
chương V, trong Công nghệ 8 mà tất cả các môn học khác đều có thể áp dụng
phương pháp này một cách linh hoạt, chọn lọc nhằm khơi dậy niềm đam mê,
hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho các em.

17


Có nhiều phương pháp kích thích được sự hứng thú và nâng cao kết quả
học tập cho học sinh nhưng theo tôi với chương V: Truyền và biến đổi chuyển
động thì phương pháp pháp sử dụng hình ảnh động là tối ưu nhất.
II. Bài học kinh nghiệm.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy để phương pháp này mang
lại hiệu quả như trên, trước hết đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề,
nhiệt tình với nhiệm vụ giảng dạy của mình. Nắm vững nội dung và các yêu cầu,
mục tiêu chương trình đặt ra. Trong quá trình thực hiện phải say sưa với nó,
không ngại khó học hỏi, tìm tòi. Có như vậy thì hiệu quả mới được nâng cao.
Ngoài sự cố gắng của bản thân thì không thể thiếu được đó là sự quan tâm
của các cấp lãnh đạo ngành đã mở các lớp bồi dưỡng, chuyên đề trao đổi về

phương pháp giảng dạy bộ môn. Sự quan tâm tạo điều kiện tối ưu nhất về cơ sở
vật chất của nhà trường. Sự phối kết hợp, trao đổi chuyên môn, sửa chữa bổ
sung thiết bị dạy học của tổ chuyên môn.
Tri thức là bao la mà vốn hiểu biết của con người chỉ là hạt cát trong đại
dương bao la ấy. Với mong muốn được góp một phần nhỏ công sức của mình
vào việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục và với phạm vi nhỏ hẹp của đề
tài tôi chỉ xin đưa ra một sáng kiến nhỏ như vậy. Mong rằng nó sẽ góp phần giúp
cho những giáo viên dạy Công nghệ 8 có một hướng đi chung góp phần nâng
cao hứng thú và từ đó dần nâng cao kết quả học tập cho các em.
II. Đề xuất.
Để áp dụng phương pháp sử dụng hình ảnh động trong dạy học chương V:
Truyền và biến đổi chuyển động môn Công nghệ lớp 8 mang lại kết quả cao, tôi
xin được kiến nghị, đề xuất như sau:
Cần trang bị các phương tiện dạy học hiện đại đầy đủ hơn, có phòng nghe
nhìn đạt chuẩn để giáo viên thuận lợi hơn trong việc sử dụng hình ảnh động
trong các tiết học. Giáo viên nên nhiệt tình, tâm huyết nhiều hơn đến việc sử
dụng hình ảnh động trong dạy học chương V cũng như môn học để nâng cao
hiệu quả dạy học.
Nên tổ chức triển khai với sáng kiến kinh nghiệm đạt giải của ngành đến
các trường để giáo viên có điều kiện học hỏi, góp phần hoàn thiện phương pháp
giảng dạy của mình cũng như nâng cao hiệu quả dạy học.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ “Sử dụng hình ảnh động” của tôi nhằm thúc
đẩy sự say mê, hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh trong chương
V: Truyền và biến đổi chuyển động môn Công nghệ lớp 8. Trong điều kiện thời
gian có hạn, năng lực của bản thân còn hạn chế. Vì vậy trong quá trình trình bày

18


đề tài chắc hẳn còn thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân tình của người

đọc để bản thân và đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
TÁC GIẢ:

MỤC LỤC
A - ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………......... 1
B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………..… 2
I. Cơ sở lí luận:………………………………………………………….. 2
II. Thực trạng………………….……………………………………..…..
3
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện……...……………………………….
4
1. Trước hết, bản thân phải không ngừng học hỏi đổi mới các
4
PPDH, tìm hiểu các loại máy móc, dụng cụ, đồ dùng... hiện đại để
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
2. Phối hợp với tổ chuyên môn sửa chữa, xử lí các thiết bị dạy học

5

kém chất lượng.
3. Nắm vững mục tiêu của từng bài học trong chương.


5
19


4. Tìm hiểu nguyên tắc sử dụng hình ảnh động trong giảng dạy.

6

5. Sưu tầm các hình ảnh động phù hợp với mục tiêu của từng bài 7
học trong chương.
6. Vận dụng vào thực tế giảng dạy trên lớp.

11

7. Kiểm tra, đánh giá kết quả và hứng thú học tập chương học.

15

IV. Kết quả

16

C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT….…….……………………………… 17
I. Kết luận.................................................................................................. 17
II. Bài học kinh nghiệm.............................................................................
17
III.Đề xuất.................................................................................................
18

20




×