Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

nâng cao hứng thú và kết quả học tập phần ii lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 (lịch sử 11) bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.05 MB, 40 trang )

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU
Người thực hiện: Bùi Thị Kiều Oanh



Năm học: 2012 - 2013
ĐỀ TÀI
NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
PHẦN II LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1917
ĐẾN NĂM 1945 (LỊCH SỬ 11) BẰNG PHƯƠNG PHÁP
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Cùng với việc đổi mới mục tiêu và nội dung dạy học, vấn đề đổi mới phương
pháp theo hướng lấy học sinh làm trung tâm được đặt ra một cách bức thiết. Bản
chất của dạy học lấy học sinh làm trung tâm là phát huy cao độ tính tự giác, tích
cực, độc lập, sáng tạo cũng như sự hứng thú say mê trong học tập.
Từ trước đến nay, chúng ta chỉ quen dạy người học “cái ” nhưng chưa bao
giờ dạy “cách” để lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất. Để làm được điều này thì
v
ấn đề mà người giáo viên cần nhận thức rõ là quy luật nhận thức của người
học. Người học là chủ thể hoạt động chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái
độ chứ không phải là “cái bình chứa kiến thức” một cách thụ động.
Trong thực tế nhiều học sinh, sinh viên học tập một cách thụ động; chỉ đơn
thuần là tái hiện kiến thức một cách máy móc. Học bài nào biết bài nấy, cô lập
nội dung của các bộ môn chưa có sự liên kết kiến thức với nhau và với thực tiễn
vì vậy chưa phát huy được tư duy logic và tư duy hệ thống.
Tại các trường phổ thông hiện nay, việc giảng dạy các môn học nói chung và


l
ịch sử nói riêng còn gặp nhiều bất cập trong phương pháp truyền thụ tri thức
cho học sinh. Bằng phương pháp truyền thống thì nặng về kiến thức, ít liên hệ
thực tiễn; bằng phương pháp hiện đại (Power Point) thì nặng về trình chiếu, ít
đào sâu phân tích. Nh
ìn chung, các em đều không có hứng thú với bộ môn lịch
sử vì sự kiện nhiều, bài dài, tên nhân vật khó nhớ…hay tâm lí môn chính môn
phụ. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp các em giải quyết được các vấn đề trên và nâng
cao k
ết quả học tập.
Sau khi nghiên cứu cuốn sách “Tôi tài giỏi bạn cũng thế” của ADAM KHOO
và cuốn “THE MIND MAP BOOK” của TONY BUZAN - những cuốn sách
giới thiệu về hoạt động của bộ não và những khả năng phi thường của con người
nhưng chưa được đánh thức
. Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động
của bộ não và cách sử dụng nó như thế nào để có hiệu quả tối ưu, hay có thể ghi
nhớ lâu hơn, đọc nhanh hơn; tóm tắt cũng như khái quát một vấn đề, một
chương hoặc l
ên kế hoạch cho một công việc cụ thể. Từ đó, thấy được vai trò
quan tr
ọng của sơ đồ tư duy trong học tập và trong đời sống.
Phần II Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1917 đến năm 1945 (Lịch sử 11) là
m
ột phần rất khó, quan trọng và rất hay đối với cả giáo viên và học sinh. Vì
dung lượng kiến thức lớn, nhiều khái niệm mới và có liên hệ mật thiết với
chương tr
ình lịch sử 12, học sinh thường có tâm lí ngại và sợ học. Để cải thiện
tình hình, bản thân tôi xin mạnh dạn đề xuất một vài kinh nghiệm trong việc
“Nâng cao hứng thú và kết quả học tập Phần II Lịch sử thế giới hiện đại từ
năm 1917 đến năm 1945 (

Lịch sử 11) bằng phương pháp sử dụng sơ đồ tư
duy”
2. Mục đích nghiên cứu
Bước sang thế kỉ XXI, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập, đổi mới.Việc
học lịch sử có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của quốc gia dân tộc.Việc học
3
lịch sử trước hết là học về lòng yêu nước, học xưa để biết nay. Nếu các cá nhân
trong một dân tộc không biết về nguồn gốc và tổ tiên của mình thì dân tộc đó sẽ
tiêu vong. Đánh mất lịch sử đồng nghĩa với việc đánh mất quốc gia dân tộc.
Song thực trạng hiện nay cho thấy, tình hình dạy và học bộ môn lịch sử có xu
hướng ngược lại, học sinh không y
êu thích, không hứng thú với bộ môn này.
B
ằng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: ” Nâng cao hứng thú và kết quả học tập
Phần II Lịch sử thế giới hiện đại(1917-1945) (Lịch sử 11) bằng phương pháp
sử dụng sơ đồ tư duy” , giúp:
+H
ọc sinh có bức tranh tổng thể về lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử
dân tộc nói riêng.
+Kh
ả năng ghi nhớ lâu hơn.
+Phát huy óc sáng tạo và sự hứng thú trong học tập. Đồng thời góp phần
thực hiện chỉ thị năm học 2012-2013: “Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm
tra đánh giá của Bộ Giáo Dục
-Đào Tạo”.

3. Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh THPT khối 11.
- So
ạn giảng tiết dạy bằng sơ đồ tư duy theo chuẩn kiến thức kĩ năng được

giảm tải trong năm 2011-2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh ghi bài và phương thức tạo lập sơ đồ tư duy.

5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
- Nghiên cứu phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy nhằm nâng cao hứng thú
và kết quả học tập Phần II Lịch sử thế giới hiện đại(1917-1945)(Lịch sử 11)
- Đề tài nghiên cứu trong hai năm từ tháng 9/2012 đến tháng 4/2013
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Dạy và học là một quá trình nhận thức đặc thù, trong đó giáo viên tổ chức,
dẫn dắt học sinh một cách có mục đích, có kế hoạch. Để học sinh nắm vững
những tri thức về văn hoá, khoa học và kĩ năng cơ bản; phát triển năng lực nhận
thức, dần dần hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, nhân cách, đạo đức.
Trong quá trình dạy học, người giáo viên phải nhận biết được thái độ, tình
c
ảm của người học trước một hiện tượng, một tri thức mới. Những biểu hiện đó
thường khác nhau, hoặc thờ ơ vô cảm, hoặc
sôi nổi nhiệt tình, tập trung chú ý
hoặc tỏ vẻ chán chường…
Vậy làm gì để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập?
Bằng mọi cách, người giáo viên phải có kĩ năng vận dụng các phương pháp
để truyền đạt kiến thức cho học sinh, tuỳ theo nội
dung của từng tiết học mà
giáo viên l
ựa chọn phương pháp phù hợp với đặc trưng môn học và đối tượng
4
người học. Không những thế thông qua bài giảng của mình giáo viên còn rèn
luy
ện cho học sinh kĩ năng quan sát, nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng

hợp….
Để đánh giá một tiết dạy có hiệu quả hay không đều phụ thuộc vào kĩ năng
vận dụng tốt các thao tác, giúp học sinh hiểu và nắm tốt bài; ghi nhớ lâu hơn và
sơ đồ tư duy đáp ứng những y
êu cầu này

2. Cơ sở thực tiễn
Đổi mới dạy học nói chung và dạy học lịch sử ở trường trung học nói riêng là
m
ột vấn đề lớn, thu hút sự quan tâm không chỉ của những người làm công tác
giáo d
ục mà ngay cả các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương. Làm thế
nào để biến tư tưởng đổi mới đó th
ành thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất
lượng bộ môn ở trường phổ thông?
Những năm gần đây, chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều tiết học tốt,
dạy tốt của các giáo viên giỏi theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động tích
cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. Tuy nhiên tình trạng phổ biến vẫn là “thầy
đọc
”, “trò chép” hoặc giảng giải xen kẽ vấn đáp; giải thích, minh hoạ bằng
phương tiện trực quan.
Với lối dạy này, người thầy đã máy móc rập khuôn, dễ có tính phó mặc
không hứng thú trong cập nhập kiến thức, không sáng tạo trong việc tìm kiếm
các phương án mới ph
ù hợp với đối tượng học sinh để đạt kết quả tối ưu. Người
học theo cách học này sẽ trở nên thụ động, chỉ biết thu nhập kiến thức một
chiều, không động não suy nghĩ, không biết tự mình chiếm lĩnh kiến thức, trở
nên thui chột về tư duy, khó vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Hơn nữa, đã dạy theo kiểu “đọc-chép” thì đề thi phải ra theo kiểu học thuộc.
Học sinh khi học, chép được điều gì thì lúc thi, lại chép những điều ấy vào bài

làm, không có kh
ả năng sáng tạo, không thể hiện được “cái riêng” của mình
ho
ặc không dám thể hiện. Bài dạy kiểu “đọc-chép” sẽ nhàm chán và mang tính
áp đặt.
Có nhiều nguyên nhân lí giải cho thực trạng trên:
+ Do dung lượng kiến thức lớn, trong một tiết học 45 phút, đã mất từ 10
đến
15 phút ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, dặn dò bài mới và hướng dẫn bài
t
ập về nhà….Như vậy, chỉ còn khoảng 30 phút để giảng bài mới nên giáo viên
ch
ọn cách “đọc chép” là hữu hiệu nhất.
+ Học sinh không biết cách ghi bài, các em vẫn sử dụng lối “đọc chép” từ
cấp hai; không biết tóm tắt nội dung sách giáo khoa cũng như những kiến thức
trọng tâm mà giáo viên đào sâu phân tích.
+ Một số giáo viên chưa đầu tư thích đáng cho việc soạn giảng một tiết
dạy, chỉ đơn thuần là tóm lược sách giáo khoa (dựa theo chuẩn kiến thức), đọc
cho các em chép rồi buộc các em phải học thuộc lòng. Làm như vậy bộ môn lịch
sử sẽ trở nên giáo điều như một tiết dạy chính trị. Học sinh cảm thấy bị nhồi
5
nhét, thậm chí làm cho các em có cảm giác như bị “tra tấn” trong học tập bộ
môn.
Vi
ệc chống lối dạy học thụ động, “ thầy đọc - trò chép” đã được đặt ra từ lâu.
Ngay từ năm 1963, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên người học: ”phải tự
nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng như một nhiệm vụ… phải hoàn
thành cho được”. Hay tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt học tốt”
của ngành giáo dục (năm 1963), Bác Hồ lại căn dặn: “về giảng dạy tránh dạy
nhồi sọ”… “ về học tập tránh lối học vẹt”…. “ học phải có suy nghĩ, phải có liên

h
ệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với
nhau”.

Để làm được điều này, giáo viên nên sử dụng nhiều phương pháp tổ chức dạy
học. Tuỳ theo nội dung kiến thức và đối tượng mà lựa chọn phương pháp cho
phù hợp nhằm tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, khắc sâu kiến thức cơ
bản…Đặc biệt muốn phát huy hơn nữa tính tích cực của học sinh trong học tập
thì phương pháp sơ đồ tư duy tỏ ra có ưu thế. Mỗi bài học sẽ chứa đựng một số
vấn đề cơ bản của lịch sử, bằng sự hiểu biết của mình, giáo viên nêu vấn đề, tổ
chức cho học sinh cách giải quyết bằng cách tạo lập sơ đồ tư duy qua đó phát
huy tính tích cực và huy động bộ não hoạt động hết công suất cho mỗi bài học.
Sẽ không còn tình trạng học sinh ngồi im thụ động “chờ” giáo viên cho “ghi”
hay l
ại “đọc chép”. Do đó vai trò dẫn đắt của người thầy là hết sức quan trọng.
Dạy học là một nghệ thuật, bằng tâm hồn, sự hiểu biết và nghệ thuật của người
giáo viên, những “phần xác” lịch sử sẽ được “phả hồn” vào một cách sinh động
và đẹp đẽ; giúp các em cảm nhận tốt hơn, yêu thích bộ môn lịch sử hơ
n.

Phương tiện dạy học bằng sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến và được
nhiều nước tiên tiến trên thế giới sử dụng đạt hiệu quả cao. Nếu khai thác tốt sơ
đồ tư duy sẽ l
à công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Dạy và học là quá trình tác động qua lại thống nhất không tách rời. Việc sử
dụng sơ đồ tư duy tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội trao đổi với thầy và bạn
phát huy tính tích cực, chủ động vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Đồng thời còn tạo
được sự hấp dẫn, hứng thú (
thông qua hình vẽ) giảm dần tính biên niên trong
d

ạy học lịch sử. Hiểu lịch sử góp phần đáng kể vào việc lí giải những vấn đề
phức tạp của cuộc sống.
3. Thực trạng
Sau khi Bộ Giáo Dục thông qua sáu môn thi tốt nghiệp THPT không có môn
lịch sử. Học sinh Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Thành phố Hồ Chí
Minh) đ
ã biểu diễn một trò chơi tập thể : xé giấy và cả đề cương môn sử tung rải
trắng sân trường. Đây không còn được xem là một hồi chuông báo động mà phải
xem đó như
một quả bom tấn về thực trạng học sinh học môn sử nói riêng và tất
cả các môn khoa học xã hội nói chung. Có thể đây chỉ là sự bồng bột của tuổi
học trò nhưng nó sẽ lây lan một cách nhanh chóng nếu không được nhận thức
đúng đắn.
6
“ …Hãy tin rằng cái hình ảnh đau lòng của Trường THPT Nguyễn
Thượng Hiền l
à ranh giới cuối cùng của sự chịu đựng trước nhu cầu giáo dục
cần thay đổi, chương trình môn lịch sử cần thay đổi” (Trích dẫn của Hà Văn
Thịnh - Tuần Vietnam.net).
Trong nh
ững năm gần đây, cùng với sự đổi mới của ngành giáo dục trong
trào lưu đổi mới chung của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc dạy, học
lịch sử cũng có nhiều thay đổi quan trọng về quan niệm, nội dung, phương pháp.
Kết quả bước đầu rất khả quan như:
+ Sách giáo khoa cô đọng hơn, nhiều k
ênh hình, kênh chữ minh hoạ.
+ Nhi
ều nội dung được tinh giảm, giáo viên soạn giảng dựa theo chuẩn
kiến thức (Bộ Giáo dục biên soạn).
+ Tài li

ệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy học phong phú, cơ
sở vật chất được đầu tư.
+ Đặc biệt sự b
ùng nổ công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho cả thầy và
trò có c
ơ hội tiếp xúc, tìm hiểu, đi sâu vào một vấn đề hay một lĩnh vực nào đó.
Song sự phát triển của giáo dục hiện nay, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo thế
hệ trẻ trong thời kì mới. Sự đổi mới về phương pháp quá chậm so với sự thay
đổi
hệ thống giáo dục và nội dung khoa học. Có lẽ một trong những điểm chúng
ta chưa gặt hái được nhiều th
ành công trong cải cách giáo dục là không có
nh
ững cải tiến đáng kể về phương pháp. Nó còn theo đường mòn, lạc hậu về
nhiều mặt, đòi hỏi phải nhanh chóng đổi mới.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy là do:
+ Chưa quán triệt quan điểm của Đảng trong chiến lược phát triển đất
nước
lấy con người làm trung tâm. “Con người là mục tiêu và động lực phát
triển của kinh tế - xã hội” (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII - 1991). Chiến
lược con người không chỉ là cơ sở hoạch định chiến lược phát triển giáo dục nói
chung mà còn là nguyên tắc phương pháp luận chỉ đạo việc dạy, học các bộ môn
trong đó có lịch sử.
+ Quan niệm môn chính, môn phụ
+ Mặt trái của cơ chế thị trường tác động vào giáo dục - một nghề vốn
thanh cao - làm thay đổi bậc thang giá trị của các môn học. Việc dạy thêm các
“môn chính” làm cho đời sống giữa hàng ngũ giáo viên phân hoá, chênh lệch; vì
h
ọc sinh học thêm với mục đích rất thực dụng - đua nhau vào các ngành có thể
kiếm việc làm nhiều tiền sau này. Việc dạy thêm có những điểm tích cực nhất

định trong việc bồi dưỡng, củng cố kiến thức. Song chỉ “dạy chữ” không chăm
lo việc “dạy người”, phát triển lối học “nhồi sọ”, trái quan điểm giáo dục của
Đảng. Việc thương mại hoá trong giáo dục dẫn đến hậu quả khôn lường của việc
đào tạo thế hệ trẻ: chất lượng giáo dưỡng, giáo dục, phát triển giảm, tiếp nhận
lối sống sượng, lối sống xa lạ với bản sắc, truyền thống dân tộc.
Giải quyết và thoát ra tình trạng báo động này cần có sự phối hợp hành động
đồng bộ của nhiều ng
ành, nhiều cấp. Riêng đối với giáo viên cần nhận thức
7
đúng, sâu sắc ý nghĩa, vị trí bộ môn Lịch sử trong chương trình giáo dục. Mọi
môn học ở trường phổ thông đều xây dựng trên cơ sở kiến thức của một khoa
h
ọc, đều bình đẳng với nhau trong việc góp phần bồi dưỡng trình độ văn hóa
phổ thông cho học sinh theo chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đặc điểm môn học.
Giá tr
ị của môn học không do số giờ quyết định, vì số giờ chỉ là điều kiện để
cung cấp trình độ học vấn phổ thông của bộ môn. Giá trị của nó chính là tác
d
ụng vào việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện.
* Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài:
- Thu
ận lợi:
+ Năm học 2011
-2012, Bộ Giáo dục giảm tải nội dung sách giáo khoa tạo
điều kiện thuận lợi cho giáo vi
ên trong quá trình giảng dạy.
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường được đầu tư tương đối đầ
y
đủ thuận lợi cho giáo viên khi lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực.

- Khó khăn:
+ Hầu như giáo viên chưa giảng dạy theo phương pháp sơ đồ tư duy, tỏ ra
bở ngỡ, nên cần đầu tư nhiều thời gian để xây dựng bản đồ tư duy sao cho dễ
nhớ, dễ nhìn nhưng đầy đủ nội dung.
+ Phần lớn học sinh chưa quen với cách học mới, nên còn lúng túng khi
vi
ết hoặc tóm tắt nội dung sách giáo khoa sang sơ đồ tư duy.
+ Sơ đồ tư duy được tạo lập từ những từ khoá, kí hiệu, h
ình vẽ…; học
sinh tạo được sơ đồ tư duy nhưng khi kiểm tra, đánh giá các em không có khả
năng diễn giải, li
ên kết các sự kiện.
4. Các bước tiến hành
- Chuẩn bị kĩ nội dung kiến thức tiết học thông qua bài soạn.
- L
ựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung từng bài.
- Chu
ẩn bị hệ thống câu hỏi sao cho phát huy được tính tích cực của học sinh.
- L
ựa chọn nội dung để giao cho nhóm hoặc cá nhân thảo luận. Mỗi cá nhân
(nhóm) phải đọc sách giáo khoa và chuẩn bị sơ đồ tư duy theo ý riêng. Đồng
thời sưu tầm tư liệu, hình ảnh để minh họa cho bài thuyết trình.
- Xây d
ựng sơ đồ tư duy, tuỳ theo nội dung từng bài mà lựa chọn cho phù
h
ợp ( có thể sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới hoặc củng cố…).
5. Nội dung thực hiện
5.1. Bộ não kì diệu
5.1.1. Hoạt động của bộ não
Để đánh giá một người nào đó thông minh hay bình thường, chúng ta

thường căn cứ vào chỉ số IQ của anh ta. Vậy chỉ số IQ của bạn là bao nhiêu?
Làm th
ế nào để tăng cường chỉ số IQ ? giới hạn trí thông minh của bạn ở đâu?.
8
Điều này phụ thuộc vào việc não bộ của bạn còn có thể tạo ra thêm bao nhiêu
liên k
ết nơ-ron nữa. Bạn hãy nhớ rằng chúng ta có một triệu nơ-ron và mỗi nơ-
ron có th
ể tạo ra vô số liên kết với các nơ-ron khác. Tổng số liên kết khi được
tính toán chính xác sẽ nhiều đến mức nếu chúng ta buộc phải viết ra giấy, đó là
m
ột con số khiến ai cũng phải rùng mình, bắt đầu bằng số 1 theo sau là dãy số 0
dài 10.5 triệu cây số. Rõ ràng tiềm năng phát triển của não bộ là vô hạn.
Để học cách tận dụng sức mạnh n
ão bộ, trước hết phải hiểu được cách
hoạt động của nó.
Võ não (lớp trên cùng và lớp trung tâm) được cấu tạo từ hai bán cầu não
trái và não ph
ải. Hai bán cầu nối liền nhau nhờ vào tập hợp các sợi dây thần
kinh. Não trái xử lí thông tin về lập luận, toán học, ngôn ngữ, số liệu…Não phải
chăm lo những việc như âm nhạc, sáng tạo , mơ mộng, m
àu sắc,…
9
5.1.2. Tại sao trẻ thường không tập trung lâu được
Vấn đề phổ biến nhất đối với trẻ em hiện nay là chúng không thể chú ý
hay tập trung lâu vào một điều gì. Thường sau khi tập trung được vài phút là đầu
óc chúng lại miên man với những ý nghĩ không đầu không cuối. Chẳng hạn,
trong giờ lịch sử cô giáo đang sôi nổi giảng về hào khí quân ta trong cuộc kháng
chiến chống quân Mông-Nguyên, bất chợt cô phát hiện bạn Dũng đang ngơ ngác
nhìn ra cửa sổ và cậu được cô giáo gọi đứng lên. Sau vài phút hốt hoảng, cậu lắp

bắp và không thể nhắc lại những điều cô vừa dạy. Nguyên nhân từ đâu?
Th
ật ra một trong những lí do làm cho điều này thêm trầm trọng là do hệ
thống giáo dục của chúng ta có khuynh hướng về những môn học có liên quan
đến não trái như toán, ngôn ngữ, hoá học…Hơn nữa, trong giờ lên lớp, giáo
viên có xu hướng dạy các phương pháp chỉ tập trung v
ào não trái (giảng bài đơn
điệu với nhữ
ng con số khô khan, dữ liệu thuần tuý, các bài tập, bài kiểm tra ).
Ngoài ra các lớp học truyền thống ít sử dụng các dụng cụ trực quan khơi gợi trí
sáng tạo, lôi cuốn cảm xúc hay trí tưởng tượng của người học. Khi não phải
không có cơ hội tham gia nhiều v
ào quá trình học, nó tìm cách giết thời gian
bằng cách dệt nên những hình ảnh. Đó là lí do tại sao ngồi học môn sử lại mơ
mộng bên ngoài cửa sổ. Nếu không thì nó cũng hí hoáy vẽ, chọc phá các bạn bên
c
ạnh…hiện tượng này xuất phát từ việc não phải cần có sự “dịch chuyển”,
“tưởng tượng” hay ”âm điệu” l
àm cho bận rộn. Kết quả, học sinh đó bị phân tán
không thể tập trung vào bài học.
Khi hiện tượng này xảy ra thường xuyên, những đứa trẻ này bị qui kết là
“hi
ếu động thái quá”, “tiếp thu kém”, “khả năng tập trung ngắn”…Thực chất,
đứa trẻ n
ày không có vấn đề gì về mặt đầu óc, chính phương pháp dạy học và
cách h
ọc mới là vấn đề.
5.1.3. Học bằng cả bộ não
Bí quyết giúp trẻ chú ý, tập trung và học hành hiệu quả là gì? Câu trả lời
là tận dụng cả hai bán cầu não vào quá trình học. Tức là hãy học bằng cả bộ não.

H
ọc môn sử thuần tuý bằng não trái tức là đọc các sự kiện trong sách giáo
khoa, l
ặp đi lặp lại cho đến khi những con số và dữ kiện được ghi vào bộ nhớ.
Song, học lịch sử có cách khác thú vị hơn: sau khi đọc và hiểu các sự kiện, các
em có thể vẽ phác hoạ ra giấy vài hình ảnh về một trận thắng chẳng hạn, rồi vẽ
biểu đồ thể hiện những thắng lợi của ta, thương vong của địch. Bạn thậm chí có
thể phóng trí tưởng tưởng của mình về quá khứ tất cả giống như một cuốn phim
3D trong tâm trí. Việc sử dụng hai bán cầu não sẽ giúp thông tin trở nên sống
động v
à mở rộng khả năng lưu giữ thông tin của não bộ. Học như vậy, chắc
chắn bạn sẽ nhớ lâu hơn và thậm chí còn có kiến giải riêng của mình về sự kiện
lịch sử, chứ không phải như một con vẹt chỉ biết nói lại những điều sách nói.
5.1.4. Bí quyết của những điểm 10
Sau khi tìm hiểu nhiều học sinh giỏi về phương pháp học tập, tôi phát hiện
ra một kĩ năng chung mà họ sử dụng trong học tập đó là việc luôn ghi chú theo
nhiều cách phù hợp với từng cá nhân.
10
Tại sao bạn phải ghi chú?. Vì:
+ Ghi chú giúp b
ạn tiết kiệm thời gian;
+ Ghi chú giúp b
ạn tăng khả năng nhớ bài
+ Ghi chú giúp b
ạn hiểu bài tốt hơn.
Phương pháp ghi chú truyền thống v
à những bất lợi của phương pháp này:
+ Cách 1: ghi chú truy
ền thống được tạo nên từ các đoạn văn hay tổng
hợp các khái niệm quan trọng.

+ Cách 2: ghi chú dưới dạng nhiều phần mục (1…
2….
3… )
Nh
ững bất lợi:
+ Không tiết kiệm thời gian: kiểu ghi chú này chứa đựng những nội dung
quan trọng tạo thành một câu văn hoàn chỉnh nhưng lại không cần thiết (nhiều
từ), lãng phí thời gian học.
+ Không nhớ bài tốt: không có hình ảnh để hình dung;
không th
ể hiện sự khác nhau giữa các điểm chính
mà chỉ đơn thuần là liệt kê
không làm n
ổi bật thông tin, không sử dụng màu sắc
không tận dụng trí tưởng tượng.
+ Không sử dụng tối ưu sức mạnh của cả bộ não.
V
ậy để ghi chú một cách tốt nhất thì sơ đồ tư duy là công cụ ghi chú tối ưu.
5.2. Khái niệm sơ đồ tư duy
Theo TONY BUZAN, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra sơ đồ tư duy thì :
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng
và đào sâu các
ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình trung tâm. Ý
tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển thành các nhánh tượng
trưng cho các
ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức
tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng
phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển.
5.2.1. Nguyên lí hoạt động
Hoạt động theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi ý kia” của bộ não. Từ một

chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại toả ra nhiều nhánh nhỏ và cứ
thế mở rộng ra vô tận.
5.2.2. Cấu trúc và dòng chảy thông tin
Sơ đồ tư duy được vẽ, viết và đọc theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di
chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ. Các từ ngữ nằm bên
trái
sơ đồ tư duy nên đọc từ phải sang trái (từ trong ra ngoài). Các mũi tên xung
11
quanh bên dưới chỉ ra cách đọc thông tin. Các số thứ tự cũng là cách hướng dẫn
khác. Bốn liên kết I,II,II,IV gọi là các nhánh chính.
12
5.2.3. Phương thức tạo lập sơ đồ tư duy
Bước 1: Vẽ chủ đề trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
- Người vẽ bắt đầu ở trung tâm với hình ảnh chủ đề. Hình ảnh có thể thay
thế cho 1000 từ và giúp chúng ta sử dụng tốt trí tưởng tượng. Có thể bổ sung từ
ngữ vào hình vẽ chủ đề (nếu chủ đề không rõ).
- S
ử dụng màu sắc minh hoạ (kích thích não)
- Có th
ể dùng từ khoá, kí hiệu, câu nói để gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề
Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ v
ào chủ đề trung tâm:
- Tiêu đề phụ viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác được vẽ toả ra một
cách rõ ràng.

Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm ý chính và các chi tiết hỗ trợ
- Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ nên tận dụng từ khoá và hình ảnh
- Mỗi từ khoá, hình ảnh nên được vẽ trên những đoạn gấp khúc, trên mỗi
khúc chỉ tối đa một từ

- Sau đó nối các nhánh chính cấp 1 đến hình trung tâm, nối nhánh cấp 2→1,
nối nhánh cấp 3→ 2…bằng đường kẻ. Đường kẻ càng gần trung tâm thì càng tô
đậm hơn.

* Lưu ý: Nên dùng đường cong thay cho đường thẳng (thu hút sự chú ý của
mắt). Tất cả các nhánh toả ra trên cùng một điểm nên tô một màu, chỉ thay đổi
màu sắc khi đi từ ý chính ra ý phụ.
Bước 4: Người viết nên thêm nhiều hình ảnh, kí hiệu để làm nổi bật, tăng
tính sinh động (sao cho dễ nhớ v
à hấp dẫn).
13
5.2.4. Tác dụng của sơ đồ tư duy
- Tiết kiệm thời gian, công sức
- Nhìn thấy bức tranh tổng thể
- Tổ chức và phân loại suy nghĩ
- Ghi nhớ tốt hơn
- Kích thích tiềm năng sáng tạo, hình thành các ý tưởng độc đáo
- Sử dụng rộng rãi, hiệu quả và dễ dàng ở nhiều lĩnh vực, trên nhiều phương
tiện, tại mọi địa điểm
- Ngoài ra, sơ đồ tư duy còn là công cụ tư duy hiệu quả giúp tối đa hoá
nguồn lực của cá nhân và tập thể.
* Lưu ý: Sơ đồ tư duy là một công cụ giúp học sinh học tập hiệu quả, nâng
cao hứng thú học tập. Tuy nhiên sơ đồ tư duy không phải là một tác phẩm hội
hoạ nên cần tránh rơi vào việc trang trí cầu kì, thay cho ghi chú (mục đích chính
khi sử dụng sơ đồ tư duy).
5.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử
Trước khi đi vào Phần II LSTG hiện đại (1917-1945) - nội dung tôi chọn
làm đề t
ài nghiên cứu. Tại một số tiết với dung lượng kiến thức ngắn (đã được
giảm tải), tôi vận dụng sơ đồ tư duy. Cụ thể:

Bước 1: Để tạo hứng thú ch
o học sinh đối với một phương pháp dạy học
mới, tôi nêu khái niệm, nguyên tắc hoạt động sau đó giới thiệu ngay tác dụng
nhằm thu hút sự chú ý của các em.
Bước 2: Lập sơ đồ tư duy
14
- Hướng dẫn học sinh vẽ chủ đề chính bằng một hình ảnh bất kì mà các
em thích (g
ợi trí tò mò).
- G
ọi học sinh lên bảng phân nhánh sơ đồ hoặc chia thành từng nhóm nhỏ
rồi tự vẽ sơ đồ theo cách hiểu riêng của mình, sau đó giáo viên định hướng lại
từng nội dung cho học sinh.
Như vậy, thay vì phải học thuộc lòng các khái niệm, diễn biến hay cả bài
gi
ảng như trước, giờ đây học sinh có thể hiểu và nắm được khái niệm qua hình
v
ẽ. Không những vậy, cách học này còn phát triển năng lực riêng của từng học
sinh về trí tuệ, khả năng diễn đạt trên sơ đồ, hệ thống hóa kiến thức chọn lọc
cũng như vận dụng vào cuộc sống.
Lần đầu thực hiện, tôi chỉ thu hút được sự tập trung của các em tại hình
trung tâm, nhánh c
ấp 1, cấp 2; nhưng đến các nhánh nhỏ, các em bắt đầu thấy
khó khăn do:
- Trang vở hẹp không đủ diện tích trình bày
- Vi
ết theo đường cong từ trong ra ngoài… khó viết
- Lúng túng khi lựa chọn từ khóa, hình ảnh thay thế
- Không biết cách diễn đạt, liên kết sự kiện
- Tâm lí điểm số

Các em đưa
ra vô số lí do và yêu cầu quay lại lối dạy truyền thống. Tuy
nhiên một bộ phận khác tỏ ra hào hứng khi nhìn vào bức tranh sinh động đầy đủ
màu sắc và hình vẽ của mình.
Năm học 2012- 2013, tôi được tổ chuyên môn phân công giảng dạy ở hai
kh
ối lớp 11 và 12. Tổng số lớp tôi phụ trách là năm lớp (HK I) và mười lớp
(HKII), giúp tôi có nhiều cơ hội để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Dạy học lịch sử bằng sơ đồ tư duy không có gì mới, điều này đã được triển
khai từ cấp hai, nhưng lên cấp ba lại không có điều kiện thực hiện và phổ biến,
vì:
- N
ội dung bài học quá dài khó triển khai bằng sơ đồ tư duy
- Kiến thức phải được trình bày rõ ràng, cụ thể đáp ứng mục tiêu thi cử
- Áp lực điểm số.
Do đó, giáo viên chỉ sử
dụng sơ đồ nhánh hoặc lập bảng biểu vào các tiết
ôn tập.
Đối với học sinh cấp ba khối lượng kiến thức mà các em tiếp thu hàng
ngày là r
ất lớn, chưa kể việc học thêm và cả áp lực từ việc thi đại học. Vì vậy
việc ôn tập và tái hiện kiến thức là điều rất cần thiết nhưng lại vô cùng vất vả.
Nhằm giúp các em giảm áp lực thi cử và hứng thú với việc học, tôi đẩy
mạnh hơn nữa việc áp dụng sơ đồ tư duy; ngay cả kiểm tra miệng, 15 phút và
làm bài vi
ết tôi buộc các em phải trình bày theo sơ đồ vào bài làm. Kết quả vượt
ngoài sự mong đợi của tôi, giờ kiểm tra bài cũ 90% học sinh xung phong (chưa
15
có trong tiền lệ); bài mới các em giơ tay lên bảng vẽ sơ đồ để được điểm cộng.
Tiết học thật sôi nổi hào hứng.

Sơ đồ tư duy thực chất là một sơ đồ mở không theo khuôn mẫu hay tỉ lệ
nhất định, theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi ý kia” sơ đồ tư duy trở thành
phương tiện tối ưu trong việc hình thành và phát triển ý tưởng. Mặt khác, nó còn
là công c
ụ để hệ thống kiến thức tạo ra một tiết học sinh động và hiệu quả.
Giảng dạy theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì nó có thể vận dụng
được với bất k
ì điều kiện cơ sở vật chất nào của nhà trường, có thể thiết kế trên
gi
ấy, bìa hoặc bảng bằng cách sử dụng bút chì màu hay đơn thuần là phấn. Giáo
viên có thể linh động sử dụng hình vẽ tay với những màu sắc, hình ảnh, từ ngữ
diễn đạt khác nhau giúp học sinh có thể nắm bắt tốt “phần lõi” của bài giảng
ngay tại lớp.
Đối với học sinh, thường xuy
ên tạo lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển nhiều
năng lực như khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế phải có bố cục m
àu sắc, các
đường nét, các nhánh sao cho đẹp; sắp xếp các ý tưởng khoa học súc tích…v
à
đó chính là để học sinh “Học cách học” tích lũy kiến thức và sử dụng kiến thức
một cách đơn giản mà hiệu quả nhất.
B
ằng sơ đồ tư duy giáo viên nêu vấn đề, hướng dẫn cách giải quyết thông
qua việc khơi gợi các ý tưởng. Học sinh không thể thụ động tiếp nhận trái lại
mặc sức thả trí tưởng tượng vào bài học nhưng vẫn chốt được dàn bài chi tiết.
Giờ học sau chỉ cần nhìn vào sơ đồ các kiến thức lại được tái hiện dễ dàng.
S
ử dụng sơ đồ tư duy vào dạy học, bước đầu giúp các em làm quen, dần
dần biến thành kĩ năng trong quá trình tạo lập. Điểm đáng mừng là tiết học sôi
nổi, kết quả học tập được nâng cao. Qua đó phát huy tích tích cực của học sinh

trong học tập cũng như sự sáng tạo, mạnh dạn thể hiện cái tôi của mình.
Sau đây tôi xin trình bày một số dạng bài tôi thường sử dụng và đạt nhiều
hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
5.3.1. Sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới
Vận dụng trong Bài 9 – Tiết 12 : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA X
à HỘI Ở LIÊN

XÔ (1921 – 1941).
Cách 1: Sử dụng sơ đồ tư duy trong suốt tiết học (giáo viên và học sinh
cùng tạo lập sơ đồ ngay tại lớp)
Bước 1: Giáo viên giới thiệu khái quát chương và nội dung bài mới
Bước 2: N
êu câu hỏi định hướng nhận thức cho học sinh nhằm:
+ Xác định nhiệm vụ nhận thức của người học
+ Hướng học sinh vào kiến thức trọng tâm của bài, huy động tối đa các
hoạt động của các giác quan trong quá trình học tập.
Câu 1: Vì sao năm 1917 ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng.
16
Câu 2: Trình bày quá trình chuyển biến từ Cách mạng dân chủ tư sản
sang Cách mạng tháng Mười Nga.
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng ttháng Mười Nga.
Bước 3: Lập sơ đồ tư duy
- Gíao viên vẽ hình ảnh trung tâm (có thể sử dụng quốc kì của Nga minh
họa).
- Sau khi t
ạo xong hình ảnh trung tâm, giáo viên nêu câu hỏi:
+ Bài này có những nội dung chính, cơ bản nào? ( thay cho nhánh)
+ H
ọc sinh lên bảng vẽ nối tiếp chủ đề chia thành các nhánh lên bảng, có

chú thích tên từng nhánh lớn và đánh số thứ tự (phục vụ cho việc ôn bài).
* Lưu ý: Khi đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, giáo viên nên hỏi những câu
liên quan đến thông hiểu để học sinh vận dụng khi l
àm bài.
- Hình thành xong nhánh c
ấp 1, chuyển sang nhánh cấp 2
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng: (thảo luận nhóm)
- Nhóm 1+2: Quan sát những hình ảnh sau và hoàn thành phiếu học tập về
tình hình nước Nga trước cách mạng. (kinh tế, chính trị)
+ Nhóm 1 – chính trị:
Hình 1: Lược đồ Đế quốc Nga đầu thế kỉ XX
Hình 2: Nga hoàng Nicôlai II
Hình 3: Ph
ụ nữ tiễn chồng ra mặt trận
Hình 4: Những người lính Nga ngoài mặt trận
+ Nhóm 2 – kinh tế:
Hình 1: Nông dân Nga trước cách mạng
Hình 2: Nhà ở của nông dân Nga
Hình 3: Nạn đói 1917
+ Nhóm 3: Dựa vào tình hình kinh tế, chính trị nêu những mâu thuẫn chủ
yếu trong xã hội Nga trước cách mạng? Mâu thuẫn nào là cơ bản nhất cần giải
quyết ?
+ Nhóm 4: Nguyên nhân bùng nổ cách mạng.
Giáo viên cho học sinh ngồi theo nhóm, dựa vào sách giáo khoa rút ra nội
dung chính, chuyển thành từ khóa và hình ảnh minh họa. Bằng cách dạy truyền
thống, khi thảo luận nhóm chỉ một vài em hoạt động hoặc cũng có thể cả nhóm
làm việc (thảo luận cặp đôi). Nhưng do chưa xác định được nội dung trọng tâm
vì v
ậy dễ lan man, lạc đề. Với sơ đồ tư duy, bằng việc xây dựng hình ảnh trung
tâm, các nhánh chính phụ thông qua màu sắc giúp học sinh định hướng và cứ thế

phát triển ý tưởng ra xung quanh. Cứ làm việc như vậy, học sinh sẽ biết cách tự
17
vận động tìm tòi kiến thức. Sơ đồ tư duy không chỉ là công cụ ghi chú tối ưu mà
còn là công cụ gợi mở, kích thích quá trình học hỏi của trẻ.
Sau ít phút thảo luận, học sinh báo cáo, thuyết trình về sơ đồ tư duy
Giáo viên có thể chỉ bất kì hoặc nhóm cử đại diện lên báo cáo. Qua hoạt
động n
ày giáo viên vừa biết rõ hiểu biết của các em vừa rèn luyện khả năng
thuyết trình trước đám đông, giúp các em tự tin mạnh dạn hơn. Sau khi đại diện
của từng nhóm trình bày, giáo viên yêu cầu nhóm khác nhận xét, cá nhân bổ
sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ về kiến thức và cấu trúc (có sự hỗ trợ của
giáo viên). Cuối mỗi nhánh chuẩn bị chuyển sang nhánh khác (ý khác), giáo
viên sử dụng câu chốt cuối mục nhằm khắc sâu kiến thức.
Nhánh cấp 3
2. Từ Cách mạnh tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười:
Giáo viên cho học sinh đọc nhanh sách giáo khoa trang 49-50 và tóm tắt
diễn biến bằng sơ đồ (biểu diễn sự đi lên của cách mạng).
Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi:
+ Cách mạng tháng Hai đã thực hiện được những nhiệm vụ gì ?
+ Giáo viên khai thác tranh, đoạn phim, truyện kể nhằm làm tiết học
thêm sinh động.
Sau khi hoàn thành Cách mạng tháng Hai, giáo viên lập bảng so sánh và
yêu c
ầu học sinh hoàn thành, từ đó rút ra tính chất và ý nghĩa của cách mạng
Nội dung Các cuộc CMTS trước Cách mạng tháng Hai
Nhiệm vụ
Lãnh đạo
Lực lượng
Chính quyền thành lập
Hướng phát triển cm

Giáo viên tiếp tục nêu câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ Cách mạng tháng
Mười ?
Nội dung này giáo viên khai thác như Cách mạng tháng Hai. Cuối nhánh
3, giáo viên sử dụng câu hỏi nhận thức (nêu từ đầu tiết học); yêu cầu học sinh trả
lời qua đó biết khả năng tiếp thu và hiểu bài của học sinh.
Tương tự như trên, nhánh này hoàn thành đến nhánh khác. Kết thúc b
ài
h
ọc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài được trình bày một cách sáng tạo,
sinh động tr
ên sơ đồ tư duy ngay tại lớp.
18
* Qua tiết dạy sử dụng sơ đồ tư duy trong suốt tiết học (giáo viên và học
sinh cùng tạo lập sơ đồ ngay tại lớp), bản thân tôi rút ra một số bài học.
- Tốn nhiều thời gian, công sức. Giáo viên rất vất vả vì quá nhiều thao
tác, nhiều khái niệm, kiến thức mới phải làm rõ.
- Hi
ệu quả chưa cao, một số kiến thức trọng tâm chưa làm rõ (không đủ
thời gian)
- Hình
ảnh, từ khóa học sinh sử dụng đơn điệu, chưa cô đọng chưa thể
hiện được sự sáng tạo của các em.
Vậy để đạt được hiệu quả bằng dạng bài này, ta cần lưu ý một vài điểm
sau.
- Ch
ọn những tiết có dung lượng bài học thật ngắn
- Ít khái niệm mang tính lí luận, trừu tượng
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị trước ở nhà mỗi em một sơ đồ tư duy, đến
từng nội dung cần thảo luận, các em đối chiếu với bạn để lựa chọn sơ đồ tối ưu
nhất; đồng thời tiết kiệm được thời gian chờ các em vẽ lại và chúng ta có thể sửa

ngay trên sơ đồ.
19
20
5.3.2. Sử dụng sơ đồ tư duy để khai thác kiến thức mới
Vận dụng trong Bài 12 – Tiết 15 : NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN
TRANH TH
Ế GIỚI ( 1918 – 1939)
Rút kinh nghiệm từ Bài 9 - Tiết 12 : CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN

XÔ (1921 – 1941).
Tôi chọn Cách 2: Sử dụng sơ đồ tư duy trong suốt tiết học (học sinh lập sơ đồ
ở nh
à)
Bước 1: Giáo viên nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ cũng là cách liên hệ dẫn dắt
vào bài mới
Nguyên nhân, đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)?
H
ậu quả?
Bước 2: Nêu câu hỏi định hướng nhận thức
21
Câu 1. Tình hình nước Đức trong những năm 1929 – 1933 có gì nổi
bật? Tại sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?
Câu 2. Trong những năm 1933 – 1939, chính phủ Hitle đã thực hiện
chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào ? Hậu quả?.
Bước 3: Lập sơ đồ tư duy
- Học sinh đã quen với các thao tác tạo lập sơ đồ tư duy, tôi chỉ nêu
câu h
ỏi và các em hoàn thành theo sơ đồ đã chuẩn bị lên giấy Ruki hoặc bảng
phụ.

- Trong thời gian 6 phút, các em vừa lựa chọn đối chiếu và hoàn thành
sơ đồ. Lần lượt từng nhóm cử đại diện thuyết minh. Suốt tiết học, giáo viên quan
sát thái độ làm việc của học sinh vừa nhắc nhở, vừa tuyên dương những bạn,
nhóm tích cực.
- Sau khi các nhóm báo cáo (có thể khai thác thêm tranh hay tư liệu
minh họa mà nhóm chuẩn bị), nhóm khác bổ sung về nội dung kiến thức, cấu
trúc sơ đồ, cách thuyết tr
ình…thậm chí nêu câu hỏi nếu nhóm được trình bày
chưa làm sáng tỏ. Giáo viên là người nhận xét cuối cùng, có thể chỉnh sửa về nội
dung , hình thức của sơ đồ bằng phấn hay bút màu.
-
Tương tự nhóm 3 và 4 hoàn thành cho đến hết bài.
*
Qua tiết dạy sử dụng sơ đồ tư duy trong suốt tiết học (học sinh lập sơ đồ
ở nh
à), bản thân tôi rút ra một số bài học.
- Giảm đáng kể lượng thời gian chuẩn bị trên lớp
- Học sinh đã có sự chuẩn bị trước nên sơ đồ, từ khóa, hình ảnh, màu
s
ắc… sinh động, đa dạng và đẹp mắt.
- Các kiến thức trọng tâm được đi sâu phân tích nhiều lần: từ nhóm được
phân công trình bày đến cá nhân, nhóm nhận xét bổ sung và cuối cùng là giáo
viên ch
ốt.
- Học sinh hào hứng, sôi nổi khi tranh luận một vấn đề, mạnh dạn đề
xuất ý tưởng làm sao đạt được mục đích - hiểu bài và nhóm được nhiều điểm
cộng.
- Tiết kiệm công sức, giáo viên là người quản trò, học sinh là người thi
đấu trực tiếp phát huy tối đa tính tích cực của người học.
22

5.3.3. Sử dụng sơ đồ tư duy trong từng đơn vị kiến thức
Vận dụng trong Bài 17 – Tiết 22 : CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(1939 – 1945)
Để tiết học đạt hiệu quả , sau mỗi bài dạy tôi đều yêu cầu học sinh
soạn bài (sơ đồ tư duy hoặc bài viết) trước khi lên lớp.
Bài dạy bằng máy chiếu (sử dụng Power Point)
Đối với b
ài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), do dung lượng
kiến thức phong phú , nhiều sự kiện, khái niệm. Bài học có liên hệ thực tiễn về
hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại và bài học cho một thế giới hòa bình
hôm nay. Đồng thời nêu lên các giải pháp nhằm chống chủ nghĩa khủng bố -
hi
ểm họa của thế giới trong thế kỉ XXI. Do đó tôi chọn áp dụng sơ đồ tư duy vào
m
ột số đơn vị kiến thức ở tiết hai.
*
Lưu ý: Tiết hai, nội dung chủ yếu là trình bày diễn biến, giáo viên dễ mắc
những lỗi sau trong quá trình giảng dạy.
- Quá đơn điệu, tẻ nhạt với việc thống kê các sự kiện
- Hoặc quá sa đà vào những câu chuyện hòng làm sinh động cho tiết
học mà quên đi trọng tâm cần khắc sâu.
23
Bước 1: Kiểm tra bài cũ
Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng bảng đồ nêu tóm tắt diễn biến của
chiến tranh thế giới thứ II (9/1939 – 6/1941) và rút ra nhận xét, tính chất của
giai đoạn n
ày.
Giáo viên nhấn mạnh, như vậy đến mùa hè năm 1941 phe phát xít thống trị phần
lớn châu Âu. Phát xít Đức chuẩn bị xong mọi điều kiện cần thiết để tấn công
Liên Xô.

Bước 2: Bài mới
III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (6/1941 – 11/1942)
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi
2. Chiến tranh Thái Bình dương bùng nổ
- Cả hai nội dung giáo viên yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và
l
ập bảng tóm tắt diễn biến trong (3 phút)
Thời gian Sự kiện/ mặt trận Nhận xét
-Tháng 6/1941
- Tháng 12/1941
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng thuyết minh trên bảng đồ, một bạn khác
hoàn thành bảng thống kê. Sau khi hai bạn hoàn tất, giáo viên gọi bất kì một vài
em dưới lớp nhận xét, giáo viên chốt cuối mục bằng việc chiếu bảng thống kê
trên màn hình có minh h
ọa bằng hình ảnh, đọan phim. Sau đó yêu cầu các em
nhanh chóng hoàn tất vào vở.
- Phần VI và V, giáo viên khai thác bài học bằng sơ đồ tư duy, vì:
+ H
ọc sinh bắt đầu có biểu hiện ít tập trung
+ Chưa khuyến khích được sự sáng tạo
+ Phần lập bảng còn mang tính chủ quan, nhiều sự kiện chưa có sự thảo
luận trước khi lựa chọn
- Sử dụng sơ đồ tư duy tránh được những lỗi trên, học sinh mặc sức nêu ý
tưởng. Tác phẩm chiến tranh trở thành bức tranh hội họa. Đặc biệt khi yêu cầu
các em liên hệ với thực tiễn về những bất ổn hiện nay trên thế giới và trách
nhi
ệm bản thân, các em hào hứng đề xuất ý kiến.
*
Qua tiết dạy sử dụng sơ đồ tư duy trong từng đơn vị kiến thức, bản thân
tôi rút ra một số bài học.

24
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong từng đơn vị kiến thức cũng hấp dẫn không
kém việc ứng dụng trong toàn bài. Qua đó còn thấy được khả năng của người
giáo viên trong việc sử dụng linh hoạt nhiều thao tác nhằm đạt được mục đích
cuối cùng là học sinh nắm và hiểu bài tốt cũng như tái hiện kiến thức ngay tại
lớp.
- Sơ đồ tư duy là phương tiện rất hiệu quả trong các bài chiến tranh, khởi
nghĩa…giảm tính biên niên trong dạy học lịch sử và sự khô khan khó nhớ của
những con số.
- Việc liên hệ thực tế đến một thế giới tương lai tốt đẹp không tiếng súng
vừa có tác dụng giáo dục vừa góp phần định hướng đạo đức, nhân cách học sinh.
5.3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học
Vận dụng trong Bài 11 – Tiết 14 : TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN
GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939 )
Mục đích của củng cố bài
- Giúp h
ọc sinh tái hiện, khắc sâu kiến thức bài học
- Định hướng nhận thức cho học sinh thông qua câu hỏi củng cố, giáo
viên biết được dung lượng kiến thức học sinh nắm cũng như hiểu chưa thấu đáo
25
những nội dung nào…, từ đó giáo viên đề xuất phương pháp dạy học tích cực
cho những tiết sau.
Tuy nhiên trên thực tế nhiều giáo viên dạy nhưng không củng cố, vì:
- Không k
ịp bài, hết giờ vẫn dạy nên củng cố qua loa.
- Trong quá trình dạy, giáo viên quan sát học sinh (tập trung chủ yếu ở
những bạn khá, giỏi) và nêu câu hỏi tư duy, các em trả lời tốt, giáo viên cho
r
ằng cả lớp hiểu bài không cần khắc sâu.
- Tâm lí m

ệt mỏi cuối tiết
Vậy để làm tốt phần củng cố, tôi xin nêu một vài kinh nghiệm của
mình thông qua sơ đồ tư duy.
Cách 1: H
ọc sinh dựa vào sơ đồ tư duy mà các em vừa thiết kế đã được
cả lớp chỉnh sửa để củng cố thông qua hệ thống câu hỏi của giáo viên.
Cách 2:
- M
ột tiết dạy 45 phút, 15 phút dành cho kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài
m
ới, hướng dẫn bài tập về nhà…như vậy chỉ còn khoảng 30 phút dành cho bài
m
ới. Do đó phần củng cố tối thiểu là 5 phút. Vì vậy để củng cố đạt hiệu quả cả
dạy truyền thống và sơ đồ tư duy chúng ta đều tuân thủ các bước sau
+ Bước 1: Giáo viên vẽ chủ đề trung tâm bằng một hình ảnh bất kì

+ Bước 2: Yêu cầu học sinh lên bảng phân nhánh của chủ đề chính -
ki
ến thức từng bước được tái hiện
+ Bước 3: Sau mỗi mục, giáo viên nêu câu hỏi chốt, kế tiếp chiếu lại tia
đó trên màn h
ình hoặc theo truyền thống giáo viên dùng phấn khác màu gạch
chân nội dung quan trọng - khắc sâu kiến thức.
Ví dụ, mục 1: Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai – Oasinhtơn
Câu 1: Trật tự thế giới mới Vecxai-Oasinhtơn thiết lập trong hoàn cảnh nào ?
Câu 2: N
ội dung hội nghị ? Tác động đến tình hình thế giới như thế nào ?
mục 2: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó.
Câu 1: Nguyên nhân và đặc điểm của cuộc khủng hoảng ?
Câu 2: Hậu quả của khủng hoảng đối với kinh tế, chính trị như thế nào? Giải

pháp?
+ Bước 4: Trong suốt tiết học, học sinh đã được giới thiệu, làm rõ, phân
tích…được khắc sâu nhiều lần. Vì vậy đến khi củng cố được gợi lại, các em tái
hiện rất nhanh và với đặc thù của sơ đồ tư duy là màu sắc, hình vẽ càng tạo điều
kiện cho việc khắc sâu trở nên thuận lợi.
* Qua tiết dạy sử dụng SĐTD trong việc củng cố kiến thức bài học, bản
thân tôi rút ra một số kinh nghiệm .
- Tái hiện và khắc sâu kiến thức

×