Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.31 KB, 10 trang )

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TỈNH PHÚ THỌ

1. Đặt vấn đề
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là những doanh nghiệp có quy mô
nhỏ về vốn, lao động và doanh thu bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa được quy định cụ thể trong Nghị định
39/2018/NĐ-CP. DNNVV giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, làm cho nền
kinh tế ổn định, năng động, tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan
trọng, là trụ cột của kinh tế địa phương, đóng góp lớn trong tổng giá trị sản
phẩm quốc nội.
Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp là một trong những chính sách quan
trọng trong khuyến khích, hỗ trợ đối với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp,
đặc biệt là các DNNVV, với những bất lợi trong tiếp cận nguồn lực cho phát
triển kinh doanh từ nguyên nhân là do những đặc điểm về quy mô mang đến, do
đó, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hỗ trợ cho DNNVV nói chung và hỗ trợ
tín dụng đối với khu vực DNNVV nói riêng trở thành một công cụ chính sách
quan trọng để giúp khu vực này tồn tại và phát triển, đóng góp lớn cho tăng
trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội.
Thực tế tại tỉnh Phú Thọ năm 2018, có 6.768 doanh nghiệp nhỏ và vừa,
chiếm 94,41% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh
Phú Thọ đã áp dụng nhiều hình thức hỗ trợ cho các DNNVV, đặc biệt là các
doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp trong các ngành, lĩnh vực nông
nghiệp, lĩnh vực sản xuất... Tuy nhiên, tính đến 31/12/2018 toàn tỉnh Phú Thọ
mới có 2.146 DNNVVđược tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng chiếm 32,4% trên
tổng số DNNVV trên địa bàn và chiếm 57,2% số DNNVV đang hoạt động. Vậy,
tỉnh Phú Thọ cần làm gì để số DNNVV được tiếp cận vốn tín dung và có nhiều
cơ hội phát triển cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Bài viết này sẽ phản ánh được bức tranh
tổng quát về doanh nghiệp nhỏ và vừa, thực trạng chính sách tín dụng hỗ trợ
phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018, từ đó đề xuất


một số khuyến nghị chính sáchtín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa tại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

1


2. Hiện trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Trong giai đoạn 2014-2018, số DNNVV đăng ký lũy kế có xu hướng tăng
trong giai đoạn này, bình quân mỗi năm tăng 10,78%. Số lượng DNNVV chiếm
tỷ trọng cao (trên 94%) trong tổng số doanh nghiệp đăng ký lũy kế của tỉnh Phú
Thọ. Tuy nhiên, tỷ trọng DNNVV thực tế đang hoạt động trong tổng số DNNVV
đăng ký lũy kế còn thấp. Tính đến cuối năm 2018, tỉnh Phú Thọ đã có 6.768
DNNVV đăng ký lũy kế, chỉ có 3.751 DNNVV thực tế đang hoạt động, chiếm
55,42% tổng số DNNVV đăng ký lũy kế. Số liệu thống kê cho thấy, đang có một
khoảng cách ngày càng lớn giữa số lượng DNNVV đã đăng ký kinh doanh và số
lượng DNNVV thực tế đang hoạt động (Bảng 1).
Bảng 1. Số lượng DNNVV tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Chỉ tiêu

Năm
2014

2015

2016

2017

2018


BQ hàng
năm (%)

Số doanh nghiệp
đăng ký lũy kế

4.762

5.221

5.797

6.402

7.169

110,77

Số DNNVV đăng ký
lũy kế

4.494

4.900

5.432

6.009


6.768

110,78

Số DNNVV thực tế
hoạt động

2.184

2.395

2.827

3.267

3.751

114,48

Nguồn Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2014-2019,
Từ số liệu thống kê cho thấy, nhiều DNNVV thành lập nhưng không hoạt
động, không làm thủ tục giải thể, phá sản. Nguyên nhân của vấn đề này là do thủ
tục giải thể, phá sản doanh nghiệp còn phức tạp; năng lực quản trị doanh nghiệp
yếu, đa phần DNNVV hoạt động bằng vốn từ có, khó thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài; môi trường kinh doanh đối với các DNNVV chứa đựng nhiều khó khăn và
thách thức...
Tình hình đăng ký thành lập mới doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong giai đoạn 2014-2018, số lượng DNNVV đăng ký thành lập mới của
tỉnh Phú Thọ có xu hướng tăng nhanh, tuy nhiên vẫn chưa ổn định, bình quân
tăng 18,19%/năm. Trong năm 2018, toàn tỉnh đã cấp đăng ký thành lập mới cho

767 doanh nghiệp (trong đó có 759 DNNVV, tương ứng 98,95%) với số vốn
đăng ký là 3.769,5 tỷ đồng, tăng 17,67% về số doanh nghiệp nhưng giảm 10,9%

2


về số vốn đăng ký so với năm 2017, bình quân vốn đăng ký một doanh nghiệp
đạt 4,9 tỷ đồng (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2019).
80 0

759

700

27.51

60 0

645

496

50 0
40 0

24.80
619

25
17.67


389

10

2014; 8.00
4.20

10 0
0

20
15

30 0
200

30

2 0 14 Số DNNVV2t0hành
15 lập mới (DN)
2 0 16

0 17
0 18
Tốc 2độ
tăng t rưởng 2(%)

5
0


Hình 1. Số DNNVV đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2014-2018
Năm 2018, tất cả các ngành đều có sự tăng trưởng về số lượng doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới, trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn
chiếm tới 63,1% (tương ứng với 484 doanh nghiệp) và tập trung chủ yếu trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Trong số 13 huyện thành thị thì Thành phố Việt
Trì luôn có sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cao
nhất. Theo phân tích của các chuyên gia, vấn đề này gây lãng phí trong đầu tư và
hạn chế hiệu quả hoạt động của DNNVV, đồng thời, sự phát triển phân tán, thiếu
định hướng và tính chiến lược, dẫn đến sự ra đời của các DNNVV thiếu tính ổn
định, phù hợp và bền vững.
Tình hình giải thể, tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong gia đoạn 2014-2018, số DNNVV đăng ký tạm ngừng hoạt động sản
xuất, kinh doanh có xu hướng tăng nhanh, năm 2014 chỉ có 51 doanh nghiệp,
đến năm 2018 đã tăng lên 206 doanh nghiệp, bình quân tăng 41,77%/năm; số
DNNVV phá sản, giải thể cũng tăng bình quân 20,05%/năm, từ 26 doanh nghiệp
năm 2014 và 54 doanh nghiệp năm 2018.Tính riêng năm 2018, toàn tỉnh có 54
doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng
35% (tương ứng 14 doanh nghiệp) so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 38
công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 70,4%), 10 công ty cổ phần và 5 doanh
nghiệp tư nhân; Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 206 doanh
nghiệp, tăng 34,6% cùng kỳ, trong đó có 135 công ty trách nhiệm hữu hạn
(chiếm 65,5%), 50 công ty cổ phần (chiếm 12,1%), 21 doanh nghiệp tư nhân
3


(Nguồn Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2019). Nguyên nhân chủ yếu là do quy mô
của doanh nghiệp nhỏ, thiếu vốn, kỹ thuật lạc hậu, sản xuất kinh doanh thiếu ổn
định, khấu hao thu hồi vốn cao, không kiểm soát được giá đầu vào và giá đầu ra,

một số khoản chi phí dịch vụ, thuê chuyên gia, thuê tư vấn chưa hợp lý,... Điều
này cho thấy, cần có những giải pháp chiến lược cho các doanh nghiệp trong sản
xuất kinh doanh, đặc biệt là đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn.
Tóm lại, trong giai đoạn 2014-2018, DNNVV tại tỉnh Phú Thọ tuy đã có
sự tăng trưởng nhất định, song tôi cho rằng sự tăng trưởng đó là chưa ổn định và
bền vững. Thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết về cơ chế chính
sách, đặc biệt là chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
2. Thực trạng hỗ trợ tín dụng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh
Phú Thọ
Chính sách tín dụng ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong 5 lĩnh vực Ngành ngân hàng ưu
tiên đầu tư tín dụng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước; trong thời gian qua,
Ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ
khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Việc
cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với DNNVV được thực hiện theo các
quy định chung, ngoài ra, trong thời gian vừa qua Tỉnh Phú Thọ đã có nhiều
triển khai, chỉ đạo hỗ trợ phát triển: Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 03/5/2017 về
phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; Kế hoạch số 2363/KHUBND ngày 08/6/2017 về phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm
2020 và các chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ -CP ngày
17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ…, Ngành ngân hàng tỉnh Phú Thọ
đã triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong
việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Cụ thể:
Ngân hàng nhà nước (NHNN) tỉnh Phú Thọ chỉ đạo thực hiện quy định
trần lãi suất đối với các lĩnh vực ưu tiên phát triển trong đó có DNNVV. Theo đó
lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND thấp hơn 1% - 2%/năm so với lĩnh
vực sản xuất kinh doanh thông thường. Từ tháng 7/2017, NHNN đã điều chỉnh
giảm 0,5% mức lãi suất cho vay ngắn hạn với các lĩnh vực ưu tiên từ 7%/năm
xuống 6,5%/năm nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho đối tượng DNNVV tiếp cận
vốn tín dụng ngân hàng.

Triển khai thực hiện các chính sách tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực
để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn như: Chính sách cho vay không có tài sản

4


bảo đảm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP; Chương trình cho vay
khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao, với lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn so với mức lãi suất cho vay thông
thường cùng kỳ hạn; Các DNNVV sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
được ưu tiên vay vốn; Chính sách ưu đãi về lãi suất cho các DNNVV hoạt động
tại các địa bàn kinh tế khó khăn...
Bên cạnh đó, NHNN tỉnh chỉ đạo các TCTD nâng cao hiệu quả thẩm định
và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay, qua đó tăng cường khả năng
cho vay không có bảo đảm bằng tài sản; Xây dựng các chương trình, gói tín
dụng với lãi suất hợp lý cho DNNVV, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân
hàng; Đơn giản hóa thủ tục hành chính để tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh
nghiệp...
Đặc biệt, ngành Ngân hàng đã, đang và tiếp tục đẩy mạnh triển khai
chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc của doanh nghiệp, nhất là DNNVV trong quan hệ tín dụng ngân hàng; tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm
đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính vay được
vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn 2015-2018, DNNVV đã có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận
được tín dụng chính thức từ NHTM. Tiếp cận tín dụng của các DNNVV từ các
ngân hàng, tổ chức tín dụng chính thức cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Hiện nay, lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với DNNVV có tình hình tài
chính minh bạch, lành mạnh ở mức 5,5 -6,5%/năm, thấp hơn mức 7- 9%/năm áp

dụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường; lãi suất cho vay
trung, dài hạn đối với DNNVV ở mức 9-10%/năm, thấp hơn mức 9,511,5%/năm áp dụng đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường; lãi suất
các khoản vay cũ cũng được các tổ chức tín dụng tích cực giảm.
Đến cuối năm 2018, các NH,TCTD trên địa bàn đang cấp tín dụng cho:
1920 DNNVV, tăng 270 DN so với năm 2014, với tổng số dư nợ tín dụng đến là:
12.945 tỷ đồng, tăng 5.587 tỷ đồng (tăng 75%) so với năm 2014, trong đó: dư nợ
ngắn hạn là: 9.766 tỷ đồng, tăng 3.860 tỷ đồng (tăng 65,4%), dư nợ trung dài
hạn là 3.169 tỷ đồng tăng 1.452 tỷ đồng (tăng 118,3%); dư nợ VND: 11.764 tỷ
đồng, tăng 5.330 tỷ đồng (tăng 82,8%), ngoại tệ quy VND là 1.184 tỷ đồng tăng
260 tỷ đ (tăng 28,1%).

5


Dư nợ xấu cho vay DNNVV năm 2018 là 109 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ doanh nghiệp NVV là 0,88% ( năm 2014 là 2,4%).
Tài sản làm đảm bảo cho nợ vay năm 2018: Tài sản làm đảm bảo cho nợ
vay: hầu hết nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật kiến trúc...), tính bình quân tỷ lệ
tài sản làm bảo đảm cho nợ vay là 134% ( năm 2014 là 144%), tuy nhiên theo
đánh giá khả năng thanh khoản phần lớn TSBĐ của DNNVV là rất thấp.

Dư nợ DNVVN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2014 và 2018
14000
12000
10000

Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ trung, dài hạn
Dư nợ VND
Dư nợ ngoại tệ

Tổng

8000
6000
4000
2000
0

2014

2018

Trong khoảng thời gian từ năm 2014-2018, tổng số dư nợ của các
DNVVN đã tăng đáng kể tăng 75%, từ 7358 tỷ đồng lên 12.944 tỷ đồng. Đây là
bước phát triển vững chắc trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Phú
Thọ trong 5 năm vừa qua.
Tuy có sự tăng trưởng trong dư nợ, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm
từ 2,4% trong năm 2014 xuống còn 0,88% trong năm 2018, cùng với đó tỷ lệ tài
sản đảm bảo vẫn được đảm bảo ở mức cao từ 144% của năm 2014 xuống 134%
của nă m2018. Qua đó chúng ta có thể thấy được chính sách tín dụng ngân hàng
hỗ trợ phát triển DNVVN đã hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ
quan tâm đến số lượng khoản vay mà còn quan tâm đến vấn đề chất lượng.
Tómlại, trong giai đoạn 2014-2018, tỉnh Phú Thọ đã có những cải thiện
đáng kể cả trong thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV,
tuy nhiên, khi thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho DNNVV trên địa bàn
tỉnh lại cho thấy còn nhiều bất cập tín dụng cho DNNVV. Cụ thể:
Doanh nghiệp siêu nhỏ hay các hộ kinh doanh là nhóm dễ bị tổn thương
nhất có tỷ lệ vay được vốn chính thức là thấp nhất.

6



DNNVV bắt buộc phải phụ thuộc vào nguồn vốn tự có và các loại vốn xã
hội thiếu bền vững và nhiều rủi ro để tài trợ cho các kế hoạch đầu tư của mình;
quan trọng hơn, ngân hàng thương mại không dựa được vào các chỉ số năng lực,
uy tín của doanh nghiệp để quyết định cho vay; Điều này có thể phản ánh tình
trạng không đủ thông tin, thiếu vắng các hệ thống xếp hạng tín dụng đáng tin
cậy và làm tăng thêm khoảng trống tín dụng cho các DNNVV.
Nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn trong tiếp cận tín dụng đối
với DNNVV: DNNVV phải đối diện với những giới hạn về năng lực quản lý,
công nghệ và thiếu thông tin cũng như khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay
vốn ngân hàng; Các DNNVV của có quy mô nhỏ, vốn chủ sở hữu và năng lực
tài chính hạn chế, thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn, phương án kinh doanh
khả thi, trong khi đó lại là yếu tố giúp DNNVV có thể đáp ứng điều kiện để
được ngân hàng chấp thuận cho vay. Ngoài ra, các DNNVV chưa coi trọng việc
cập nhật thông tin hoạt động cũng như tổ chức hạch toán kế toán theo quy định,
báo cáo tài chính chưa minh bạch, số liệu thiếu chính xác, ảnh hưởng không nhỏ
đến quá trình xem xét và thẩm định hồ sơ vay vốn của NHTM; các tổ chức tín
dụng gặp khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền của các DNNVV, dẫn tới yêu
cầu cần có tài sản bảo đảm cho khoản vay. Bên cạnh đó, vấn đề tài sản bảo đảm
là một trong những rào cản rất lớn trong tiếp cận vốn của doanh nghiệp nói
chung.
Về mặt khách quan, hệ thống chính sách, pháp luật và các chương trình
hỗ trợ DNNVV tuy đã được thiết kế, xây dựng tốt nhưng chưa phát huy được
hiệu quả do thiếu hướng dẫn thực thi, thiếu năng lực triển khai kết hợp với
những khó khăn, bất cập về nguồn lực của địa phương như chưa Thành lập được
Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV tại địa phương. Một số
các quy định hướng dẫn vẫn chưa được ban hành đầy đủ để tạo hành lang pháp
lý cho hoạt động hỗ trợ từ các quỹ, các tổ chức tín dụng; Bên cạnh đó, các tổ
chức tín dụng cũng chưa đủ thông tin và nhận thức được tiềm năng để đầu tư

vào các sản phẩm dịch vụ chuyên biệt cho nhóm khách hàng DNNVV. Mặc dù
các NHTM tung ra nhiều gói sản phẩm hỗ trợ về vốn cho DNNVV, tuy nhiên có
sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chưa được phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh của các DNNVV. Một số NHTM vẫn chưa coi trọng vấn đề cần phải có
đội ngũ cán bộ chuyên phân tích, đánh giá và tư vấn cho đối tượng khách hàng
DNNVV để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi DNNVV tiếp cận vốn tại
ngân hàng mình; Bản thân TCTD nhiều khi không có đầy đủ thông tin về doanh
nghiệp, không kiểm soát được dòng tiền nên dẫn đến tâm lý e dè khi quyết định
cho vay các DNNVV.

7


Để tháo gỡ cần có sự cải thiện của cả 2 phía: ngân hàng (người cho vay)
và doanh nghiệp (người đi vay: Bản thân các DNNVV cũng phải tự nâng cấp,
cải thiện năng lực quản trị và độ tinh thông trong hoạt động, nâng cao năng lực
cạnh tranh; tuân thủ quy định của pháp luật và chủ động cung cấp thông tin đầy
đủ, trung thực để nâng cao uy tín đối với các tổ chức tín dụng; chủ động, tích
cực tham gia hoạt động sản xuất - kinh doanh theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng
của sản phẩm, tạo điều kiện cho các TCTD kiểm soát dòng tiền và tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn; Yếu tố nội lực của doanh
nghiệp vẫn là yếu tố quyết định có được ngân hàng cho vay hay không.
3. Một số khuyến nghị chính sách hỗ trợ tín dụng cho DNNVV
Địa phương cần Thành lập và tổ chức hoạt động có hiệu quả Quỹ bảo
lãnh tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV, nó là cầu nối giữa NHTM và
DNNVV không có TSBĐ có phương án SXKD hiệu quả. Hỗ trợ tín dụng không
thể tiến hành đại trà mà cần chọn lọc, có các tiêu chí công khai, minh bạch, cấp
tín dụng cho các DNNVV có cập nhật, công khai thông tin chứng minh dược sự
minh bạch. Hỗ trợ tín dụng cho DNNVV cần nằm trong hệ thống hỗ trợ tổng thể
đối với DNNVV để phát huy hiệu quả nhất.

Các NHTM tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình cho vay, thủ tục vay vốn,
nâng cao khả năng thẩm định để rút ngắn thời gian giải quyết cho vay, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn;
Khuyến khích các NHTM phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, sản phẩm
dịch vụ ngân hàng, sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá cho DNNVV;
Tiếp tục triển khai các giải pháp giảm lãi suất cho vay như thực hiện điều chỉnh
giảm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu
tiên;
Tăng cường việc phối hợp, chia sẻ thông tin của các cơ quan từ cấp trung
ương đến địa phương như ngân hàng, các tổ chức thẩm định, các Quỹ hỗ trợ...
trong việc hỗ trợ DNNVV; Hỗ trợ DNNVV tiếp cận các nguồn tài chính, tín
dụng cần tích cực các giải pháp công nghệ mới nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao
hiệu quả và tính minh bạch của chương trình.
Có cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển các sản phẩm
riêng cho các doanh nghiệp DNNVV với các mô hình quản trị rủi ro riêng biệt
phù hợp với các DNNVV, đặc biệt là đối với các DNNVV đã khẳng định được
trên thị trường hay hoạt động từ 3 năm trở lên.
Cung cấp tín dụng cho các DNNVV cần có sự kết hợp của các tổ chức tài
chính phi ngân hàng, đặc biệt là các công ty tài chính và cho thuê tài chính;
8


Khuyến khích các DNNVV niêm yết trên thị trường để có thể huy động được
nguồn vốn dài hạn cho các hoạt động của mình.
Hỗ trợ phát triển hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng và các kênh tín
dụng phi ngân hàng; Cần xây dựng một hệ thống đánh giá về năng lực, khả năng
hoàn vốn và uy tín của các DNNVV từ Ngân hàng và các tổ chức tín dụng chính
thức để làm căn cứ cho vay đối với nhóm doanh nghiệp này; việc có được một
cơ sở dữ liệu và hệ thống đánh giá năng lực và khả năng hoàn vốn sẽ giảm rủi ro
đối với hoạt động cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đối với các

DNNVV.
Để có được hệ thống đánh giá năng lực, khả năng hoàn vốn và uy tín của
doanh nghiệp vay vốn, các ngân hàng cần có một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ
với đủ các thông tin cơ bản về các doanh nghiệp vay vốn; Vì vậy, việc xây dựng
một hệ thống cơ sở dữ liệu gồm các thông tin liên quan đến hoạt động của các
doanh nghiệp là rất cần thiết.
Thúc đẩy việc cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo ra một sân chơi
bình đẳng, ổn định và tạo niềm tin cho các loại hình doanh nghiệp và các tổ
chức tín dụng; Ngoài ra, chính quyền các cấp cũng nên thúc đẩy sự minh bạch
thông tin về các chương trình, chính sách đầu tư để cung cấp thông tin, cơ hội
cho DNNVV.
Tích cực học hỏi kinh nghiệm và áp dụng mô hình của các địa phương
thành công hơn trong việc hỗ trợ tín dung phát triển doanh nghiệp.

9


Tài liệu tham khảo
1. Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2014.
2. Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2015.
3. Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2016.
4. Niên giám thống kê năm 2017.
5. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
6. Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ (2017), Nghị quyết số 25-NQ/TU ngày 03/5/2017 về phát
triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
7. UBND tỉnh Phú Thọ (2017), Kế hoạch số 2363/KH-UBND ngày 08/6/2017 về
phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
8. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018, Quy định chi tiết một số điều của
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

9. Trịnh Đức Chiều (2018), Đổi mới phương thức hỗ trợ tín dụng cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị cho Việt Nam.
10. Báo cáo cho vay DNNVV Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ các năm 2014,
2015, 2016, 2017, 2018.

10



×