Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 14 trang )

NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ
…………………………………………………….
1. Khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) Việt Nam hiện nay chiếm khoảng hơn 90%
tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, đóng góp đáng kể vào
tăng trưởng kinh tế của đất nước với việc hàng năm đóng góp hơn 40% GDP
và tạo ra 50% việc làm mới. Xác định tầm quan trọng của SMEs, những năm
gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách và giải pháp nhằm phát huy hiệu
quả hoạt động, tiềm năng của loại hình kinh tế này. Tuy nhiên, các SMEs vẫn
gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, trong đó, khó khăn lớn nhất
vẫn là việc tiếp cận các nguồn vốn. Thực tế này đòi hỏi những giải pháp toàn
diện để nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về
vốn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập
thị trường quốc tế.
1.1. Khái niệm khả năng tiếp cận vốn:
Theo Nguyễn Thị Kim Lý (2012) khả năng tiếp cận vốn của SMEs là khả năng
của doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện do người cung cấp vốn đưa ra
để có được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất có thể
có được trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của nhân tố bên trong và bên ngoài.
Như vậy khả năng tiếp cận vốn xem xét trên cả hai góc độ: người đi vay và
người cung cấp vốn. Các điều kiện này là các nhân tố giảm thiểu rủi ro cho
bên cung cấp vốn và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho bên huy động.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn của doanh
nghiệp vừa và nhỏ
Nghiên cứu về SMEs là chủ đề khá phổ biến, trong đó, các nghiên cứu về chủ
đề tiếp cận vốn được chú trọng trong những năm gần đây.
Hướng tiếp cận thứ nhất là nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn của doanh
nghiệp, tập trung chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng. Quartey và cộng sự (2017)
sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới tại 06
quốc gia châu Phi năm 2000, 2005, 2010 và 2014, và áp dụng mô hình hồi


quy probit. Kết quả cho thấy khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp phụ
thuộc vào quy mô, luật tín dụng, khả năng tiếp cận thông tin tín dụng, định
hướng xuất khẩu và kinh nghiệm của giám đốc. Harvie và cộng sự (2013) sử
dụng mô hình xác suất tuyến tính áp dụng trên số liệu SMEs từ 08 nước Đông
Nam Á là Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Thái
Lan và Việt Nam cho thấy khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp phụ thuộc
vào đặc tính doanh nghiệp như quy mô, số năm hoạt động, ngành nghề kinh
doanh, mức độ phát triển của quốc gia, vòng đời kinh doanh và loại hình
1


doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy đặc điểm của chủ doanh nghiệp như
kinh nghiệm quản lý, khả năng tài chính, số lượng công ty quản lý cũng quyết
định khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Hơn nữa, kết quả hoạt động
của doanh nghiệp trong quá khứ như khả năng sinh lời và tăng trưởng doanh
thu cũng quyết định khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của doanh nghiệp.
Hướng tiếp cận thứ hai nghiên cứu kết quả của tiếp cận vốn, được xem xét ở
góc độ mối liên hệ giữa khả năng tiếp cận vốn và sự phát triển của doanh
nghiệp. Moreira (2016) sử dụng mô hình hồi quy OLS cho số liệu từ 1.327
doanh nghiệp từ Đông Âu cho thấy khả năng tăng trưởng của SMEs phụ thuộc
rất lớn vào khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Rahaman (2011) sử
dụng số liệu Financial Analysis Made Easy từ 1,8 triệu doanh nghiệp (cả tư
nhân và nhà nước) tại Anh và Ireland giai đoạn 1991–2001, và áp dụng
phương pháp GMM (generalized method of moment). Kết quả cho thấy cấu
trúc vốn có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về khả năng tiếp cận tài chính của
doanh nghiệp.Ban Kinh tế Trung ương (2017) sử dụng dữ liệu từ các báo cáo,
khảo sát về kinh tế, doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, sử dụng phương
pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, kết quả cho thấy tiếp cận
tài chính thực sự là một điểm nghẽn đối với sự phát triển của khu vực doanh

nghiệp tư nhân. Nghiên cứu cũng chỉ ra mười nguyên nhân chính khiến cho
tiếp cận tài chính của doanh nghiệp tư nhân khó khăn.
Trong nghiên cứu được thực hiện năm 2017 tại thành phố HCM, nhóm tác giả
kết hợp phân tích định lượng và phương pháp phỏng vấn sâu với những câu
hỏi mở nhằm phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, tìm hiểu những
khó khăn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tiếp cận các nguồn vốn; Bên
cạnh đó, nhóm tác giả cũng tiến hành khảo sát ý kiến của cán bộ tín dụng từ
các ngân hàng khác nhau, đại diện cho phía cung về vốn, nhằm phân tích
khoảng cách giữa cung và cầu. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, các SMEs
thiếu vốn ngắn hạn do nguyên nhân chính là tài sản đảm bảo, trình độ quản lý
và khả năng đáp ứng tiêu chí xếp hạng rủi ro.
Hồng Hà và cộng sự (2013) đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các SMEs thông qua việc thu thập số liệu
120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương mại tại tỉnh Trà Vinh, sử dụng
phương phân tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những nhân tố ảnh
hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của SMEs như: uy tín doanh nghiệp, tài
sản đảm bảo, tính minh bạch báo cáo tài chính, năng lực quản lý, khả năng
lập phương án kinh doanh, chính sách cho vay, lãi suất,…Trong đó, nhân tố uy
tín doanh nghiệp tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại
Trà Vinh.

2


Hình 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng
của SMEs

Nguồn: Hồng Hà và cộng sự (2013)
Trước đó, Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2008) sử dụng số liệu thứ cấp của
Tổng cục Thống kê, và số liệu sơ cấp từ các cuộc điều tra các doanh nghiệp

nhỏ và vừa năm 2005 và 2006 trên 230 doanh nghiệp ngành công nghiệp chế
biến tại ba tỉnh Tiền Giang, Bình Dương và 31 Thành phố Hồ Chí Minh (TP
HCM); và 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thuộc các ngành sản xuất công
nghiệp tại TP HCM. Bằng phương pháp phân tích tần suất, tác giả tính toán
một số chỉ số tài chính và khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng,
nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ các quỹ tài chính nhà nước của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Kết quả cho thấy yếu tố quy
mô vốn là yếu tố cốt lõi dẫn đến những hạn chế của các doanh nghiệp này,
dẫn đến hiệu quả tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa chưa cao, lợi nhuận thấp.
2. Đánh giá khả năng tiếp cận vốn của SMEs:
Hiện nay, nguồn vốn mà các SMEs có thể tiếp cận khá đa dạng. Dưới đây là
những đánh giá cụ thể về khả năng tiếp cận vốn của SMEs đối với một số
nguồn vốn chủ đạo.
(1). Nguồn vốn từ tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chính cho SMES
nhưng khả năng tiếp cận vẫn gặp rất nhiều khăn.
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng nhiều năm qua vẫn là kênh tài trợ vốn chủ yếu
cho nền kinh tế, đặc biệt là với các SMES. Về mặt lý thuyết, khi thiếu vốn
trung và dài hạn, các doanh nghiệp thường huy động qua thị trường vốn, chỉ
một lượng nhỏ vốn ngắn hạn mới huy động từ ngân hàng.Thế nhưng ở Việt
Nam, khi cần vốn cho khởi nghiệp hay khi muốn mở rộng sản xuất - kinh
doanh, đa phần người kinh doanh thường nghĩ ngay tới ngân hàng và coi đây
như là nguồn vốn duy nhất đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động.
Mặc dù vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hiện chỉ có khoảng hơn 30%
SMEs tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, gần 70% SMEs còn lại

3


phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn tự có hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí

rất cao, nhiều rủi ro.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 29.3.2019,
dư nợ tín dụng nền kinh tế tăng 3,19% so với cuối năm 2018, thấp hơn so với
cùng kỳ năm 2018 (3,29%). Trong khi tín dụng chảy vào các ngành, lĩnh vực
tăng khá thì tín dụng riêng cho nhóm SMEs lại tăng chậm. Cụ thể, trong hai
tháng đầu năm 2019, tín dụng cho nhóm SMEs giảm nhẹ so với năm 2018, với
mức giảm 0,04%.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế giai
đoạn 2013-2019

Nguồn:
Thống kê của VCCI cũng tương đồng với số liệu này, cho thấy có khoảng 70%
doanh nghiệp chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng. Vẫn còn
tình trạng các ngân hàng ưu ái doanh nghiệp nhà nước hơn so với các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, trong khi đó, SMEs vay nhiều trong bối cảnh vốn tự có ít,
tài sản đảm bảo không đáng kể, minh bạch tài chính thấp nên khó được ngân
hàng chấp thuận.
Biểu đồ 2 : Nhu cầu vay vốn, mục đích vay và nguồn vốn của
các SMES

4


Nguồn: Theo tính toán từ Vietnam survey và HCM suvey (2015 và
2017)
Trần Quốc Hoàn (2018), thông qua nghiên cứu của mình cho thấy “Khả năng
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SMEs” giữa các nhóm SMEs cho thấy các
SMEs có thời gian hoạt động dưới 3 năm, doanh nghiệp siêu nhỏ có khả năng
tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng thấp hơn rất nhiều so với các SMEs còn lại.
(2). Mặc dù quy mô tăng, các doanh nghiệp chưa khai thác tốt kênh

huy động vốn từ thị trường trái phiếu,
Thị trường chứng khoán tại Việt nam phát triển khá mạnh trong hơn 10 năm
qua. Kể từ đầu năm 2018 tới nay, việc phát hành chứng khoán doanh nghiệp
(bao gồm trái phiếu và cổ phiếu) phát triển mạnh mẽ do tín dụng bị siết chặt,
các ngân hàng phải giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn xuống dẫn tới khả
năng tiếp cận vốn trong một số ngành nghề rủi ro giảm mạnh, phải tìm cách
huy động từ các nguồn vốn khác.
Bên cạnh đó, các điều kiện phát hành được nới lỏng theo Nghị định 163/2018
(có hiệu lực từ 1/2/2019) đã khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn từ
kênh này, ví dụ như bỏ điều kiện doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có
lãi năm liền kề trước năm phát hành; bỏ quy định cụ thể về điều kiện để
doanh nghiệp phát hành trái phiếu thành nhiều đợt để phù hợp với tiến độ
thực hiện dự án đầu tư.

Bảng 1: Các doanh nghiệp bất động sản niêm yết đã và sắp phát
hành trái phiếu
trong năm 2019

5


Mã CK
REE
DXG
CII
TCH
PDR
HQC

Tổng giá

trị
2320
1400
2000
599
200
186

Lãi suất/năm

8,5%
7%
7,2-9,5%
5%
14,45%
8,5% (năm
1)
Nguồn: stock.vn

Kỳ hạn
10
5
3-10
3
1
3

Trước đây, chỉ có các tập đoàn phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất
trái phiếu cũng có xu hướng tăng dần, từ mức 8-9%/năm trong năm 2018 lên
tới 11-12%/năm vào năm 2019, cá biệt có thể cao đến 14,5%/năm (hoặc cao

hơn nếu tính đủ các chi phí phát hành, ví dụ như phí cho công ty chứng
khoán). Tuy nhiên số liệu phát hành trên thực tế cao hơn, do không phải đợt
phát hành nào cũng công bố thông tin rộng rãi, vì theo số liệu của Bộ Tài
chính riêng năm 2018 lượng phát hành đã lên tới gần 5 tỷ USD (2% GDP). Dư
nợ trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2018 tăng lên đến hơn 436.773 tỷ
đồng, tiếp tục cho thấy mức độ mở rộng của thị trường trái phiếu doanh
nghiệp.
Biểu đồ 3. Dư nợ trái phiếu/GDP

Mặc dù vậy, quy mô này vẫn được xem là rất nhỏ và chưa có đột biến đáng
kể. Dù đã có sự cải thiện nhẹ về quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp so
với nền kinh tế, mức cải thiện của Việt Nam vẫn là chưa đáng kể so với các thị
trường trong khu vực. Nguyên nhân chính là do doanh nghiệp chưa có báo cáo
tài chính minh bạch nên chưa thuyết phục được các nhà đầu tư.
(3). Tận dụng tốt nguồn vốn tín dụng thương mại nhưng để lại nhiều
hệ lụy

6


Tín dụng thương mại tồn tại trong báo cáo tài chính của bên bán dưới dạng
khoản phải thu và trong báo cáo tài chính của bên mua dưới dạng khoản phải
trả.
Quan sát báo cáo tài chính các công ty cho thấy, tình hình chiếm dụng vốn tín
dụng thương mại khá phổ biến tại các doanh nghiệp Việt nam. Chẳng hạn,
khoản chiếm dụng của Công ty xây dựng Hòa Bình ((HBC) năm 2013 lên tới
3.011 tỷ đồng, chiếm 63.3% tổng tài sản. Điều này cho thấy, kênh huy động
vốn thông qua tín dụng thương mại là khá dồi dào. Với nguồn vốn này, các
doanh nghiệp được cho là dễ tiếp cận và khá thuận lợi mặc dù chi phí sử dụng
nguồn vốn này đôi khi rất cao.

Ví dụ, một giao dịch tín dụng thương mại quy định điều kiện chiết khấu
“3/10 net 45” trên hoá đơn, có nghĩa là người bán sẽ chiết khấu 3% trên giá
trị của hoá đơn mua hàng nếu người mua trả tiền trong khoảng thời gian 10
ngày kể từ ngày giao hàng. Người mua sẽ phải trả toàn bộ giá bán sau 10
ngày và được trả chậm trong vòng 45 ngày. Tỷ lệ chi phí tương đương
31,8%/năm. Như vậy, chi phí cho khoản tín dụng này khá cao.Hơn nữa, nguồn
vốn huy động từ hoạt động thương mại hạn chế đối tượng, không gian và thời
gian vay mượn.
Có một thực trạng đáng buồn là trong mối quan hệ tín dụng thương mại,
nhiều công ty không thực hiện đúng cam kết. Các công ty dầu khí như Công ty
cổ phần Phát triển đô thị Dầu nợ gốc của Tổng ty dầu khí Việt nam PVC lên tới
50 tỷ, Tổng công ty Tư vấn thiết kế dầu khí nợ 48,6 tỷ, Công ty cổ phần hóa
dầu và xơ sợi nợ gốc gần 66,8 tỷ đồng. Nếu tính cả lãi phạt trả chậm thì con
số lớn hơn nhiều.
Năm 2012, Công ty cổ phần thủy sản Bình An rơi vào tình trạng gần như phá
sản khi đã chiếm dụng vốn của nhiều công ty và hộ nông dân khác.Theo
thống kê chính thức từ các nguồn và người nuôi cá, nợ của Bình An với 44 hộ
nông dân là 261,346 tỷ đồng, ngoài ra công ty còn nợ các khoản tiền bao bì,
vật tư, vận chuyển…Các chủ nợ đã kiện công ty này ra tòa, yêu cầu phá sản.
Mặc dù công ty đã được sự hỗ trợ từ DATC và các bên trong việc thanh toán nợ
và vực dậy trở lại nhưng đây vẫn là bài học lớn trên thị trường về những hệ
lụy từ tín dụng thương mại.
(4).Bắt đầu tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và cho vay ngang
hàng (P2P)
 Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm :
Nguồn vốn này xuất hiện trong một vài năm gần đây nhưng là kênh dẫn vốn
khá tốt cho các trong nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao và sáng tạo.Từ
năm 2012 đến nay, lượng vốn đầu tư mạo hiểm vào khởi nghiệp Việt Nam
đứng thứ 4 trong khu vực, sau Singapore, Indonesia và Malaysia. Năm 2017,
Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo với tổng số vốn

7


hơn 291 triệu USD tăng gần gấp đôi về mặt số lượng thương vụ và gần 50%
về mặt tổng số vốn đầu tư so với năm 2016.
Biểu đồ 4. Số lượng và tổng giá trị thương vụ khởi nghiệp đầu tư
bằng vốn mạo hiểm và vốn thiên thần tại Việt nam

Nguồn: Topica Founder Institute, 2018
Mặc dù có sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, nhưng nguồn vốn đầu tư cho
doanh nghiệp startups tại Việt Nam vẫn tương đối khiêm tốn so với khu vực
và trên thế giới. Theo Techin Asia, năm 2017, khu vực Đông Nam Á đã thu hút
7,86 tỷ USD đầu tư vào khởi nghiệp, như vậy số vốn đầu tư Việt Nam thu hút
được chiếm tỷ phần rất nhỏ, chưa đến 5%.
Biểu đồ 5: Số thương vụ thỏa thuận Vốn mạo hiểm tại Đông Nam Á

Nguồn: Theo CBinsigns
Các nguyên nhân đưa ra khá nhiều. Thứ nhất, nguồn vốn này thường phù
hợp với các startups trong lĩnh vực công nghệ cao và khởi nghiệp sáng tạo
nên khá hạn chế với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Thứ hai, các
doanh nghiệp chưa rõ ràng về các con số, trong khi đó, những quỹ đầu tư mạo
hiểm yêu cầu đưa ra những con số thuyết phục. Start-up phải nêu rất chi tiết
và rõ ràng cần bao nhiều tiền, chi tiêu số tiền đó vào những việc gì, hiệu quả
mang lại ảnh hưởng đến dòng tiền ra sao… Điều này cần người có kiến thức
vững về tài chính, kế toán hỗ trợ. Thứ ba, các quỹ đầu tư thường nhìn thấy sự
8


thiếu tự tin của các start-up đối với sản phẩm của mình khi thuyết trình để gọi
vốn đầu tư. Bên cạnh đó, hầu hết họ chưa biết cách giới thiệu ý tưởng của

mình, chưa có kiến thức về thị trường, về kinh doanh, nên không trả lời được
thắc mắc của nhà đầu tư. Nhiều người có ý tưởng khởi nghiệp nhưng không tự
bắt tay làm từ quy mô nhỏ, mà vội vàng mang đi kêu gọi nhà đầu tư phát
triển lớn, khiến nhà đầu tư cảm thấy dự án khó thành công, nên không chấp
nhận bỏ tiền đầu tư.

 Cho vay ngang hàng (P2P):
P2P là mô hình kết nối trực tiếp giữa bên có vốn và cần vốn thông qua nền
tảng trực tuyến (website, ứng dụng trên các thiết bị di động như điện thoại
thông minh), tương tự như Uber hay Grab trong lĩnh vực vận tải. Tiết kiệm thời
gian được xem là ưu điểm của mô hình cho vay P2P khi tất cả giao dịch và quy
trình thẩm định, xét duyệt, giải ngân được thực hiện trực tuyến thông qua ứng
dụng và các thiết bị di động. Bên cạnh vai trò cầu nối, các công ty cho vay
ngang hàng còn hỗ trợ nhà đầu tư thẩm định, đánh giá mức tín nhiệm của
người vay nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, quản lý giao dịch và tư vấn đầu tư.
Cùng với đó là quá trình theo dõi chặt chẽ giao dịch giữa bên vay và bên cho
vay, từ lúc kết nối giữa hai bên, giải ngân, thu nợ và tất toán.
Hiện nay, chưa có thông tin chính thức về số lượng vốn doanh ngiệp huy động
qua kênh P2P. Tuy nhiên, hiện đã có 40 công ty cho vay ngang hàng tại Việt
Nam cho thấy đây là kênh tiếp cận mới tiềm năng của doanh nghiệp. Các yêu
cầu để được vay vốn không quá khắt khe như nguồn tín dụng ngân hàng là
một trong những ưu điểm giúp các công ty này ghi điểm đối với các SMEs.
Điểm thách thức với các doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn P2P là chi phí
vay vốn rất cao. Nếu như huy động qua kênh ngân hàng, mức chi phí chỉ từ
10-14 %, thì các doanh nghiệp phải mất từ 16 % cho tới 20% để huy động vốn
qua kênh này. Một mức chi phí quá lớn trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh
như hiện nay.
(5). Khó tiếp cận nguồn vốn từ cho thuê tài chính
Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam, nhưng đến nay việc
tiếp cận nguồn vốn này khá khó khăn. Dễ thấy nhất là quy mô của các công

ty cho thuê tài chính còn rất nhỏ bé.Trong số 10 công ty cho thuê tài chính
đang hoạt động, ngoài VietinBank Leasing sở hữu vốn 1.000 tỷ đồng và BIDVSumi Trust 895 tỷ đồng thì các công ty còn lại đều sở hữu số vốn khiêm tốn, ở
mức từ 150-500 tỷ đồng. Nguyên nhân là vì các công ty này được huy động
vốn với kỳ hạn nhỏ hơn 365 ngày trong khi SMEs lại mong muốn tài trợ nguồn
vốn trung và dài hạn. Với quy mô vốn nhỏ, bản thân các công ty cho thuê tài
chính cũng gặp khó khăn về vốn “đầu vào” nên cũng rất khó khăn trong việc
cung ứng vốn ra nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của các công ty cho thuê tài
chính hạn chế khi cạnh tranh với sản phẩm cho vay trung, dài hạn của các
ngân hàng thương mại.
9


Theo khảo sát của VCCI tại 1.000 DN, hơn 70% biết rất ít và chưa bao giờ tìm
hiểu về tín dụng cho thuê tài chính, 20% hoàn toàn không biết gì về dịch vụ
này. Nếu tại Nhật Bản, doanh số cho thuê tài chính hằng năm đạt khoảng 50 tỷ USD thì tại Việt
Nam, cho thuê tài chính vẫn là một thị trường nhỏ bé, với dư nợ toàn thị trường đến hết quý
II/2018 chỉ ở mức 8.600 tỷ đồng.
-Nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước:
Hiện nay, nhà nước đã có rất nhiều hỗ trợ cho SMEs, bao gồm các ưu đãi tín
dụng cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh, ưu đãi về
vốn cho cho doanh nghiệp xã hội, hình thành các quỹ hỗ trợ SMEs.
Trong đó, Quỹ Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, được thành lập từ năm
2014 với số vốn điều lệ là 2.000 tỷ đồng. Đến nay, quỹ mới ký kết cho vay
thông qua ủy thác cho 4 ngân hàng thương mại được 145 tỷ đồng. Đối với các
quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đến cuối năm 2017, cả nước
có 27 quỹ bảo lãnh tín dụng được thành lập và đi vào hoạt động, với tổng vốn
điều lệ thực có của các quỹ ước khoảng trên 1.400 tỷ đồng, trong đó có đến
hơn 1.300 tỷ đồng là vốn ngân sách. Tuy nhiên, trong 16 năm vừa qua (kể từ
năm 2001), tất cả các quỹ trên cả nước mới chỉ bảo lãnh được khoảng trên

4.100 tỷ đồng vốn vay.
Nguyên nhân chính được cho là các quy định, hướng dẫn và tình hình thực thi
trên thực tế còn nhiều cập.Chẳng hạn, Nghị định 13/2019/NÐ-CP khá chung
chung, không có mức hỗ trợ bao nhiêu, thủ tục thực hiện, quy trình, hồ sơ như
thế nào nên địa phương không thể triển khai được và doanh nghiệp khó lòng
tiếp cận nguồn này.
3. Một số rào cản:
Nguyên nhân hạn chế các doanh nghiệp tiếp cận vốn đến từ nhiều phía:
 SMEs:
- SMEs có trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu; trình độ lao động
thấp; thông tin kém minh bạch, khả năng đáp ứng đủ điều kiện hồ sơ vay vốn
ngân hàng còn hạn chế. Nhiều SMEs thiếu chiến lược kinh doanh, phương án
kinh doanh chưa khả thi; sản phẩm thiếu tính cạnh tranh, chưa tạo vị thế,
thương hiệu trên thị trường; chủ yếu thanh toán tiền mặt nên ngân hàng khó
kiểm soát dòng tiền.
- SMEs thường thiếu tài sản đảm bảo, chưa có thói quen mua bảo hiểm rủi ro,
thiếu hiểu biết về cơ chế, chính sách, sản phẩm - dịch vụ và các gói của các
định chế tài chính, các chương trình bảo lãnh, hỗ trợ của Chính phủ.

10


 Các bên cung ứng vốn:
- Ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa thực sự “mặn mà” đối với khách hàng
SMEs, một phần do quy mô và hiệu quả tín dụng không cao, trong khi rủi ro
và chi phí hoạt động cao. Các tổ chức này chưa có các sản phẩm dịch vụ
chuyên biệt cho nhóm khách hàng SMEs, các sản phẩm chưa đa dạng, linh
hoạt.
-Các bên cung ứng vốn thiếu cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về doanh nghiệp, đặc
biệt là các thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của các SMEs. Vì vậy,

thiếu cơ sở cho các bên cung ứng vốn/nhà đầu tư đánh giá, thẩm định hồ sơ
của các SMEs.
-Đặc biệt, thủ tục giải ngân vốn còn rườm rà, phức tạp cũng là một trong
những “rào cản” khiến SMEs chưa thể tiếp cận.
 Cơ quan Nhà nước:
- Việc hướng dẫn các quy định pháp luật của các bộ, ngành và cơ quan liên
quan đến hỗ trợ tiếp cận tín dụng của DNNVV còn triển khai chậm, thiếu tính
khả thi. Đặc biệt là các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ
bảo lãnh tín dụng còn thiếu tính khả thi trong việc hình thành vốn điều lệ. Một
số chính sách mặc dù đã được ban hành từ nhiều năm trước nhưng khi thực
hiện vẫn còn nhiều vướng mắc.
4.Đề xuất, kiến nghị
 Về phía doanh nghiệp:
-

Cần xóa bỏ suy nghĩ trông chờ vào sự giúp đỡ của các cơ quan chức
năng, ưu đãi của các tổ chức cung ứng vốn và tự tìm cách tháo gỡ
những khó khăn nội tại bên trong. Hiện nay, các doanh nghiệp thường
than khó, nhưng rõ ràng vẫn có rất nhiều các doanh nghiệp tiếp cận
được vốn qua các kênh khác nhau, trong khi bối cảnh xã hội và các điều
kiện khác không thay đổi. Bởi vậy các doanh nghiệp cần tự “ nâng cấp “
trước khi trông chờ vào bên ngoài. Tâm lý “ đổ lỗi” không bao giờ giúp
doanh nghiệp tiến xa và nhanh được. SMEs cần tăng cường tìm hiểu quy
trình, thủ tục và điều kiện vay vốn, tự hoàn thiện bản thân để chuẩn bị
và đáp ứng đầy đủ các điều kiện cấp vốn của chủ thể cung ứng vốn.

-

Minh bạch hóa thông tin là yêu cầu rất nghiêm khắc với các SMES. Bởi
vì, dù là vốn vay ưu đãi, P2P hay tín dụng ngân hàng thì cũng đều yêu

cầu các doanh nghiệp phải công khai, minh bạch về tài chính. Nếu đã
11


đáp ứng tốt được yêu cầu này thì dù không đủ điều kiện để tiếp cận vốn
tín dụng ngân hàng thì cũng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn khác. Đối với
P2P, doanh nghiệp chỉ cần minh bạch dòng tiền vào và ra, có sổ sách rõ
ràng thì đã có rất nhiều cơ hội để huy động vốn qua kênh này.
-

Nâng cao năng lực quản trị tài chính. Đôi khi không phải do doanh
nghiệp thiếu vốn, mà là kiểm soát dòng tiền không tốt, không biết tiền
thừa và tiền thiếu ở đâu. Hơn nữa, nếu có kiến thức tài chính, doanh
nghiệp sẽ biết lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp với từng thời điểm,
khi nào phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu, khi nào vay vốn ngân
hàng.....cũng như điểm mạnh, điểm yếu của từng kênh huy động vốn.

-

Giữ chữ tín và trung thực. Các ngân hàng lo sợ khi cho các SMES vay
vốn vì sợ rủi ro. Nếu các doanh nghiệp trung thực đối với các quan hệ
vay vốn thì ngân hàng cũng không cần đòi hỏi khắt khe về sản đảm bảo
như vậy. Trong quan hệ tín dụng thương mại, nếu các doanh nghiệp đều
giữ đúng chữ tín, thanh toán đúng hạn các khoản nợ cho đối tác như
cam kết thì không còn xảy ra tình trạng nợ chồng chéo và kiện tụng ra
tòa.

-

Nâng cao trình độ chuyên môn. Điều quan trọng nhất để xét duyệt

khoản vốn cho khách hàng là hiệu quả cảu dự án. Khi bên cung ứng vốn
nhìn thấy một dự án tốt thì yêu cầu về tài sản đảm bảo sẽ nhẹ nhàng
rất nhiều. Nâng cao trình độ chuyên môn không đồng nghĩa với việc
phải cử cán bộ đi học trình độ cao hơn, mà hãy để họ học học hỏi trong
lĩnh vực của họ theo nhiều cách khác nhau, có thể là các khóa ngắn hạn
hoặc trực tiếp thuê người về đào tạo đúng lĩnh vực mà doanh nghiệp
cần.

 Về phía các bên cung ứng vốn:
-

Tiếp tục nỗ lực nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm phù hợp, tạo điều
kiện cho khu vực SMEs tiếp cận được nguồn vốn vay. Cụ thể, cần có quy
trình cấp vốn riêng với những thủ tục đơn giản; nên phát triển cho vay
theo chuỗi giá trị từ khâu vay thu mua, sản xuất đến khâu chế biến và
xuất khẩu cho các nhóm DNNVV có liên kết với nhau theo cùng một
chuỗi

-

Đẩy mạnh thiết kế các gói sản phẩm riêng phù hợp đối với nhóm đối
tượng là SMEs đồng thời đẩy mạnh quảng bá các chương trình, sản
phẩm tới các doanh nghiệp; nên bổ sung các danh mục tài sản có thể
chấp nhận làm tài sản đảm bảo.

12


-


Tăng cường các hoạt động tư vấn và hỗ trợ trên cả góc độ kiến thức và
hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để tiếp cận
nguồn vốn này, đặc biệt với các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và cho vay
ngang hàng còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp Việt nam.

-

Công khai, minh bạch mọi thông tin có lợi cho doanh nghiệp đối với các
nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước và địa phương, đồng thời đảm bảo
tính nghiêm túc trong thực thi.

 Về phía các cơ quan chức năng:
- Tăng cường vai trò cung cấp thông tin của CIC nhằm đẩm bảo yếu tố thông
tin đầu vào. Nếu không có thông tin từ CIC, các ngân hàng sẽ khó kiểm soát
được rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.
-Tăng cường việc phối hợp, chia sẻ thông tin của các cơ quan hỗ trợ từ cấp trung ương đến địa
phương như ngân hàng, các quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển DN, các tổ chức thẩm
định, các hợp tác xã ...
-Hỗ trợ phát triển hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng và các kênh tín dụng phi ngân hàng .Việc
có được một cơ sở dữ liệu và hệ thống đánh giá năng lực và khả năng hoàn vốn sẽ giảm rủi ro đối
với hoạt động cung ứng vốn của các bên liên quan.
- Các kênh huy động vốn từ cho thuê tài chính hay bao thanh toán cần được chú trọng hơn nữa
thông qua việc khuyến khích, tạo điều kiện và ban hành các văn bản pháp luật đồng bộ để khuyến
khích cả bên cung và bên cần vốn.
- Cần có sự phân định rõ ràng giữa SMEs với các startups. Mặc dù theo tiêu chí hiện nay thì các
startups có thể được xếp vào doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng xem xét dưới góc độ rủi ro thì các
startups rất khó tìm vốn qua kênh ngân hàng.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ;
2. Liang, L.W., Huang, B.Y., Liao, C.F., and Gao, Y.T. (2017), The impact of SMEs’ lending

and credit guarantee on bank efficiency in South Korea. Review of Development Finance
7, 134–141. doi />3. Marchesnay M. et al. (1998), Les PME: Bilan et Perspectives, Edition Economica. Moreira
(2016), The microeconomic impact on growth of SMEs when the access to finance
widens: evidence from internet & high-tech industry, Procedia - Social and Behavioral
Sciences 220 (2016) 278 – 287.

13


4. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2018), Đổi mới phương
thức hỗ trợ tín dụng
5. Nguyễn Thị Cành et al. (2008), Khả năng tiếp cận nguồn tài chính của
doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng.
6. Ths. Nguyễn Hồng Hà và cộng sự, Phân tích các tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận vốn tiến dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh
7. Các website khác

14



×