Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HEO CON TẠI TRẠI HEO ĐÀI VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.19 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
*************

KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NHỮNG BỆNH
THƯỜNG GẶP TRÊN HEO NÁI SAU KHI SINH CÓ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HEO CON TẠI TRẠI HEO ĐÀI VIỆT

Ngành: Thú Y
GVHD: Huỳnh Phi Vũ
SVTT: Vũ Đức Hiện
Lớp: TYK1
Niên Khóa: 2017 - 2019
i



Tháng 11/2019

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: VŨ ĐỨC HIỆN
Tên luận văn: “khảo sát quy trình chăm sóc và những bệnh thường gặp trên heo
nái sau khi sinh có ảnh hưởng đến heo con tại trại heo Đài Việt”
Đã hoàn thành tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và ý kiến đóng
góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y

Giáo viên hướng dẫn

Th.S: HUỲNH PHI VŨ


iii


LỜI CẢM TẠ
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Ba mẹ đã sinh thành dưỡng dục và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con đạt
được thành quả như ngày hôm nay.
Th.S: HUỲNH PHI VŨ đã hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến thức cũng
như kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Lương Thế Vinh
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Quý thầy cô đã tạo môi trường và điều kiện thuận lợi, truyền đạt cho tôi những
kiến thức vô cùng quý báu trong những năm ngồi trên ghế giảng đường để tôi học tập
và trang bị những kiến thức nghề nghiệp cần thiết cho tương lai của tôi.
Giám đốc nhân sự và tổng vụ: Bùi Ninh Quang, Bác sĩ Trần Thị Bích Thủy
trưởng trại 4 và các anh chị bộ phận kỹ thuật cùng anh chị em công nhân trại 4 của Đài
Việt, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ để tôi có điều kiện thuận
lợi hoàn tất bài luận này.
Thầy chủ nhiệm và tập thể lớp Bác sĩ Thú y k1 đã động viên, chia sẻ cùng tôi
trong quá trình học tập và sinh hoạt tại trường.

Bình Dương, tháng 11 năm 2019
VŨ ĐỨC HIỆN


TÓM TẮT BÁO CÁO
Báo Cáo: “khảo sát quy trình chăm sóc và những bệnh thường gặp trên heo
nái sau khi sinh có ảnh hưởng đến heo con tại trại Đài Việt”. Với nội dung theo dõi
heo nái từ khi sinh đến cai sữa heo con, theo dõi về bệnh trên nái và bệnh trên heo con,

về biểu hiện lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trên nái và trên heo con.
Chúng tôi khảo sát 50 nái sau khi sinh và ghi nhận được kết quả sau:
Tỳ lệ nái viêm tử cung là 28%. Trong đó viêm dạng nhờn (64,29%) cao hơn
viêm dạng mủ (35,72%).
Tỷ lệ nái viêm tử cung theo lứa đẻ cao nhất ở lứa 1 chiếm tỷ lệ 46,15% và thấp
nhất là lứa thứ 4 trở đi chiếm tỷ lệ 7,14%.
Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ờ heo con thuộc các nhóm nái: heo mẹ bình thường là
3,42%, heo mẹ viêm dạng nhờn 7,87% và nhóm heo mẹ viêm dạng mủ là 12,36%.
Kết quả điều trị viêm tử cung trên nái khổi 100% và khỏi tiêu chảy trên heo
con theo mẹ là 92,85%.

.


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA

i

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

iii

LỜI CẢM TẠ

iv

TÓM TẮT TIỂU LUẬN


v

MỤC LỤC

vi

DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

x

DANH SÁCH CÁC HÌNH

xi

Chương 1 MỞ ĐẦU

1

Đặt vấn đề

1

Mục đích

1


Yêu cầu

2

Chương 2 TỔNG QUAN
Một số đặc điểm sinh lý, sinh dục của heo nái

3
3

Tuổi thành thục

3

Tuổi phối giống lần đầu

3

Thời gian mang thai

3

Sự sinh đẻ

3

Một số chứng và bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh sản
Viêm tử cung

4

4

Nguyên nhân viêm tử cung

5

Biện pháp phòng trị viêm tử cung.

7

Viêm vú 7

2.2.2.1 Nguyên nhân viêm vú

7

2.2.2.2 Biểu hiện và tác hại của viêm vú

8

2.2.2.3 Điều tri

9

2.3 Sinh lý bệnh và các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ. 9

2.3.1 Sơ lược về bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

9



Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ

9

Cơ chế gây bệnh

11

Cách phòng trị

11

Giới thiệu sơ lược về công ty chăn nuôi heo SAN MIGUEL PURE FOODS

12

Lịch sử hình thành công ty

12

Điều kiện tự nhiên

12

Vị trí địa lý

12

Điều kiện khí hậu

Nhiệm vụ của công ty
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT

12
13
14

Thời gian và địa điểm khảo sát

14

Đối tượng khảo sát

14

Nội dung khảo sát

14

Vật liệu và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

14

Vật liệu

14

Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng

15


Phương pháp khảo sát
Khảo sát bệnh viêm vú và viêm tử cung của heo nái sau khi sinh
Biện pháp điều trị bệnh viêm vú, viêm từ cung

17
17
18

Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính

18

Khảo sát tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ

18

Bố trí theo dõi khảo sát

18

Phương pháp theo dõi bệnh tiêu chảy trên heo con

19

Biện pháp điều trị

19

Các chỉ tiêu theo dõi và công thức


19

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả khảo sát trên heo nái

21
21

Tỷ lệ viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh

21

Tỷ lệ nái viêm từ cung theo dang viêm

22

Tỷ lệ nái viêm tử cung theo lứa đẻ

23

Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo lứa đẻ

25


Tỷ lệ điều trị khỏi viêm từ cung trên nái sau khi sinh

26


Tỷ lệ nái khỏi viêm tử cung theo thời gian điều trị

27

Kết quả khảo sát tình trạng tiêu chảy trên heo con theo mẹ

27

Tỷ lệ ngày con tiêu chảy trên heo con theo mẹ

29

Tỷ lệ điều trị khỏi tiêu chảy ở heo con

30

Tỷ lệ điêu tri khỏi tiêu chảy heo con theo thời gian

31

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

33

Kết luận

33

Đề nghị


33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ LỤC

35


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Thức ăn cho heo nái và heo con

15

Bảng 3.2 : Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp sử dụng tai công ty16
Bảng 4.1 Tỷ lệ viêm tử cung sau khi sinh

21

Bảng 4.2 Tỷ lệ nái viêm tử cung theo dạng viêm

22

Bảng 4.3 Tỷ lệ nái viêm tử cung theo lứa đẻ

24

Bảng 4.4 Tỷ lệ các dạng viêm tử cung theo lứa đẻ


25

Bảng 4.5 Tỷ lệ điều trị khỏi viêm tử cung trên nái

26

Bảng 4.6 Tỷ lệ nái khỏi viêm theo thời gian điều trị

27

Bảng 4.7 Tỷ lệ tiêu chảy của heo con

28

Bảng 4.8 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo con theo mẹ

29

Bảng 4.9 Tỷ lệ điều trị khỏi tiêu chảy ở heo con

30

Bảng 4.10 Tỷ lệ điều trị khỏi tiêu chảy heo con theo thơi gian

31


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ nái viêm tử cung sau khi sinh


21

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ viêm tử cung theo các dạng viêm

23

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ nái viêm tử cung theo lứa đẻ

24

Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ tiêu chảy của heo con theo mẹ

28

Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo con theo mẹ

29

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ điều trị khỏi tiêu chảy ở heo con

31


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hai dạng viêm tử cung của heo nái sau khi sinh
Hình 2.2: Heo con theo mẹ bi tiêu chảy

5
10



Chương I
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Trong xu hướng hội nhâp cùng thế giới, nền kinh tế đất nước ngày càng phát
triển làm cho đời sống ngày càng được cải thiện, nhu cầu các mặt của đời sống ngày
càng cao. Trong đó nhu cầu thực phẩm thịt, cá, trứng đặc biệt là thịt heo lá nguồn cung
cấp nhiều chất dinh dưỡng và được tiêu dùng phổ biến nhất. Vì vậy ngành chăn nuôi
nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng có một vi trí quan trọng trong việc cung
cấp các sản phẩm thịt cho nhu cầu trong nước và có thể hướng tới xuất khẩu sang các
nước khác, thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước.
Để đáp ứng nhu cầu trên, trại chăn nuôi heo Đài Việt không ngừng cải tiến
như: chuồng trại quy trình quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng, công tác thú y và phòng
bệnh … Bên cạnh những thuận lợi cũng có những khó khăn nhất định cùa ngành cụ
thể là heo nái trong giai đoạn sinh sản dễ xảy ra một số bệnh như viêm vú, viêm tử
cung…là những nguyên nhân làm cho heo con theo mẹ dễ bị tiêu chảy ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng và phát triển của heo con.
Xuất phát từ những lý do trên và được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú Y
Trường Đại Học Lương Thế Vinh, với sự giúp đở của công ty Chăn nuôi heo Đài Việt
và sự hướng dẩn của Th.S: Huỳnh Phi Vũ chúng tôi thực hiện tiểu luận” khảo sát quy
trình chăm sóc và những bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh có ảnh
hưởng đến heo con tại trại heo Đài Việt”
Mục đích
Tìm hiểu bệnh viêm vú, viêm tử cung trên heo nái sau khi sinh và ảnh hưởng
của các bệnh này tới bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ để tìm biện pháp phòng ngừa
và điều trị hữu hiệu tại trại Đại Việt.

1



Yêu cầu
Theo dõi và ghi nhận các biểu hiện lâm sàng, triệu chứng của các heo nái có
bệnh viêm vú, viêm tử cung sau khi sinh.
Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy của heo con theo mẹ.
Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung trên nái sau khi sinh và
bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ của số nái khảo sát.


Chương 2
TỔNG QUAN
Một số đặc điểm sinh lý, sinh dục của heo nái
Tuổi thành thục
Tuổi thành thục là một trong những mốc quan trọng để đánh giá khả năng sinh
sản của heo nái và được các nhà chăn nuôi rất quan tâm, heo hâu bị cái thành thục
sớm, phối giống và đậu thai sớm thì có tuổi đẻ lứa đầu càng sớm và từ đó giúp nhà
chăn nuôi tiết kiệm được các chi phí như thức ăn, chuồng trại, thời gian nuôi, công
chăm sóc. Ở heo hậu bị cái thành thục vào lúc 5 – 8 tháng tuổi (Nguyễn Ngọc Tuân và
Trần Thị Dân, 1997)
Tuổi phối giống lần đầu
Theo Võ Văn Ninh (2003), lần động dục đầu tiên thường có thề không rõ trên
một số con, và có ít trứng rụng, do đó người chăn nuôi chỉ ghi nhận để dễ phát hiện
chu kỳ động dục sấp tới.
Thời gian mang thai
Theo Võ Văn Ninh (1999), 21 ngày sau khi phối giống không thấy động dục
trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang thai kéo dài từ 114- 115 ngày. Nếu
mang thai nhiểu con, heo có khả năng sinh từ ngày 113, nếu mang thai ít con, nái có
thể sinh từ ngày 114-118. Nếu heo nái sinh sớm hơn ngày 108 thường heo con rất khó
nuôi. Trên cùng một giống thời gian mang thai khác nhau theo từng lứa tuổi, chế độ
dinh dưỡng và tình trạng bệnh tật cũng ảnh hưởng đến thời gian mang thai.

Sự sinh đẻ
Theo Trần Thị Dân (2003), sự sinh đẻ thường chia làm 3 giai đoạn:
Tử cung co bớp để đẩy thai và bọc nước đến cổ tử cung giai đoạn này kéo dài
từ 2 - 12 giờ
Giai đoạn trục thai khi cổ tử cung giản ra. Một phần bào thai đi qua cổ tử cung
vào âm đạo, đồng thời một hoặc hai bọc nước vỡ ra khơi mào cho phản xạ làm co bóp


các cơ của thánh bụng. Phản xạ co bóp bụng còn do sự hiện diện của một phần thân thể
thú còn trong âm đạo và trong âm môn thú mẹ. Co bóp của tử cung và của thành bụng
giúp đẩy bào thai đi ra.
Giai đoạn trục nhau thai thường sảy ra sao khi sinh. Thông thường nhau thai
được bài xuất ra ngoài một khoảng thời gian ngắn sau khi sinh có thể đi kèm thú con
hoăc trong vài thường hợp lại đươc tống ra trước bào thai.
Một số chứng và bệnh thường gặp trên heo nái sau khi sinh sản
2.2.1 Viêm tử cung
Theo Nguyễn Văn Thành (2002) viêm là phản ứng của cơ thể khi bị tổ thương.
Viêm có nhiều biểu hiện như sung, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức năng của cơ quan bị
viêm. Đặc điểm của viêm tử cung là dịch viem tiết ra nhiều và được chia thành các
dạng sau:
Dạng viêm nhờn: Theo Nguyễn Văn Thành (2002), dạng viêm nhờn hay viêm
tử cung dạng cata là thể viêm nhẹ thường xuất hiện sau khi sinh 1- 3 ngày, niêm mac tử
cung bị viêm nhẹ, từ cung tiết nhiều dịch nhờn hoặc đục, lợn cợn có mùi tanh. Thường
sau vài ngày dịch tiết giam dần, heo nái không sốt hoặc sốt nhẹ, nhiệt độ cơ thể dao
động 39,5 – 40oC, heo nái vẵn cho con bú bình thường. Thể viêm này ít ảnh hưởng đến
sức khỏe của nái, đàn heo con vẵn phát triển bình thường.
Dạng viêm có mũ là dạng viêm nặng, thường xuất hiện ở thú có sức đề kháng
kém hoăc số lượng vi sinh vật nhiểm tang cao, củng có thề do viêm dạng nhờn kế phát.
Heo nái thường sốt 40 – 41 oC, tăng tần số hô hấp, khát nước kém ăn hoặc bỏ ăn và
thường nằm nhiều. Nái rất mệt, ít cho con bú và hay đè con. Lúc đầu dịch viêm lỏng,

trắng đục sau đó dần dần chuyễn sang nhày đăc, lợn cợn có màu vàng, có khi lẫn máu,
mùi rất hôi tanh và thường kéo dài 3- 4 ngày có thể lên đến 7 – 10 ngày. Thể viêm này
nếu không can thiệp kịp thời nó sẽ chuyển sang thể viêm rất nậng (Nguyển Văn Thành,
2002).


Hình 2.1: Hai dạng viêm tử cung của heo nái sau khi sinh

A. Dạng viêm tử cung dạng nhờn

B. Dạng viêm mủ lẫn máu

Nguyên nhân viêm tử cung
Nguyên nhân do vi
sinh vật
Theo Đặng Đắc Thiệu (1978), sau khi sinh cổ tử cung mở, sản dịch tốn tại
trong tử cung là điều kiện tốt cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển. Đó là các vi sinh
vật cơ hội thường xuyên có mặt trong chuồng nuôi và gây viêm tử cung (VTC) trên heo
nái sau khi sinh.
Theo Nguyễn Văn Thành (2002), vi sinh vật chủ yếu trong dịch VTC là
Streptococcus spp, Staphylococcus spp, E.coll.
Đặng Đào Thùy Dương (2006), Lê Thị Hương (2007) phân lập trong dịch
VTC được E. coll, Streptococcus ssp và Staphylococcus spp.
Các yếu tố ảnh hưởng
Do chăm sóc và quản lý:
Theo Đặng Đắc Thiệu (1978), cho rằng thời gian nái mang thai nếu bị stress do
nhốt quá đông, vệ sinh kém hay sự thay đổi các điều kiện môi trường có thể dẫn đến
hội chứng M, M, A.
Việc thiết kế chuồng trại không hợp lý làm ứ động các chất bẩn trên nền
chuồng, nhiệt độ chuồng nuôi quá nóng hay quá lạnh, ẩm độ không khí cao đều ảnh



hưởng đến sức khỏe của nái trong thời gian sinh sản cũng là những nguyên nhân gây
hội chứng M, M, A (Nguyễn Như Pho, 2000)


Do dinh dưỡng
Theo Đặng Đắc Thiệu (1978), khẩu phần ăn trong giai đoạn nái mang thai quá
cao thì dẫn đến thai lớn gây đẻ khó và làm tăng khả năng viêm tử cung cho nái sau khi
sinh.
Theo MeIntosh (1996), cho rằng sự hạn chế thức ăn trong thời kỳ mang thai ngoài
việc giúp heo nái có thể trạng tốt, tránh mập mỡ, còn giúp quá trình sinh sản diễn ra
bình thường tránh chứng đẻ khó phải can thiệp là nguyên nhân gây nên chứng VTC sau
khi sinh ( dẫn lieu bởi Nguyễn Như Pho, 2001 ).
Do sinh đẻ không bình thường
Đẻ khó
Có nhiều nguyên nhân làm cho nái đẻ khó như thai quá to trong khi cấu tạo
xương chậu hẹp, nái mập, ít vận động trong thời gian mang thai. Từ đó làm cho nái rặn
nhiều hoặc do can thiệp bắt buộc bằng tay dẫn đến tổn thương đường sinh dục từ đó
gây viêm tử cung ( Đặng Đào Thùy Dương, 2006).
Nguyễn Như Pho và Lê Minh Chí ( 1995 ), cho rằng khi heo nái đẻ khó cần áp
dụng các thủ thuật sản khoa nhưng sau đó niêm mạc tử cung có thể bị tổn thương từ đó
dẫn đến viêm tử cung.
Sót nhau, sót thai
Heo nái sau khi sinh bị sót nhau, sót thai rất dễ bị viêm tử cung và mất sữa.
Nhau thai bi sót lại sẽ thối rửa trong tử cung sau 24- 48 giờ và là môi trường tốt cho vi
sinh vật phát triển và gây viêm tử cung (Đặng Đắc Thiệu, 1978)
Tuổi và tình trạng sức khỏe
Nái hậu bị thường có khung xương chậu hẹp từ đó sẽ gây tình trạng đẻ khó và
tổn thương đường sinh dục từ đó làm tăng nguy cơ viêm tử cung.

Nái già thường có sức đề kháng giảm, sức rặn yếu làm ứ động sản dịch trong
đường sinh dục tạo diều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển (Đặng
Đào Thùy Dương, 2006)
Tác hại của viêm tử cung
Theo Nguyễn Văn Thành (2002), heo nái bị viêm tử cung sau khi sinh thường
bị tác hại như sau:


Trên heo mẹ: nái suy yếu, giảm sức đề kháng, giảm sản lượng sữa ít cho con
bú, đẻ con tổ chức tế bào thay đổi làm giảm khả năng sinh sản ở các lứa sau.
Trên heo con: sản lượng sữa ở heo nái giảm nên heo con bị đói, khat. Heo con
liếm phải dịch viêm của heo nái dẫn đến tiêu chảy, còi cọc, tăng trọng kém.
Biện pháp phòng trị viêm tử cung.
Phòng bệnh
Dinh dưỡng
Nên giãm lương thức ăn 3 ngày trước khi nái đẻ. Theo Fostes (1969) đẻ giảm
hội chứng M. M. A nên giam luong thức ăn xuống còn 1/ 2 khẩu phần từ 5 – 7 ngày
trước khi sinh (trích dẫn của Đặng Đào Thùy Dương, 2006).
Theo Đặng Đắc Thiệu (1978), thay thế lượng thức ăn giảm bằng chất xơ đồng
thời tăng cường them chất khoảng và vitamin kết quả làm giảm chứng táo bón, tránh
được chứng giảm ăn sau khi sinh, giảm VTC và hội chứng M. M. A.
Nguyễn Như Pho (1996), bổ sung vitamin A, vitamin E mang lai hiêu quả tốt
trong việc phòng chứng viêm tử cung.
Chăm sóc quản lý
Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng heo nái nhất là quy trình vệ sinh
chuồng trại và trên heo nái trước khi sinh và sau khi sinh. Chuồng nuôi phải được thiết
kế sao cho tránh mưa tạt gió lùa, nắng nóng, phải đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi luôn
ổn định (Đặng Đào Thùy Dương, 2006)
Điều trị
Bệnh được điều trị kip thời sẽ giúp heo mau lành bệnh và ít có ảnh hưởng đến

khả năng sinh sản ở các lứa tiếp theo.
Cách điều trị đơn giãn là thục rửa tử cung và đặt viên thuốc kháng sinh vào âm đạo
nái. 1 viên/ngày /nái liên tục trong 3 ngày kết hợp tiêm thêm gentamycin hoặc
cephalexine và thuốc kháng viêm (theo quy trình của trại).
Viêm vú
Nguyên nhân viêm vú
Nguyên nhân do vi sinh
vật


Theo Nguyễn Như Pho (2000) dang viêm thường gập nhất là viêm có mũ.
Nguyên nhân gây viêm vú thông thừơng nhất là trấy nấm vú tạo diều kiện cho vi trùng


xâm nhập vào tuyến sữa. Hai loại vi trùng gây bệnh chính là Staphylococcus aureus và
Staphylococcus agalactiae.
Các yếu tố ảnh hưởng
Do heo mẹ
Theo Đặng Đào Thùy Dương (2006), nguyên nhân viêm vú là do kế phát viêm
tử cung, sót nhau hoặc cơ thể bị nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng từ ngoài qua núm vú
gây viêm.
Do nái ăn nhiều chất đạm, sau khi đẻ nái có nhiều sữa con bú không hết, sữa
tích lại căng cứng gây viêm hoặc chỉ cho con bú một bên, hàng vú hở bên còn lại sữa
vẫn còn từ đó gây viêm.
Do heo con
Trong khi bú mẹ răng heo con làm trầy hay rách núm vú heo mẹ từ đó điều kiện
thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và gây viem vú heo mẹ. Cũng có thể do số lượng
heo con ít hoặc áp lực mút bú không đủ mạnh làm cho sữa trong bầu vú vẫn còn và dẫn
đến viêm vú.
Do nguyên nhân khác

Theo Nguyễn Như Pho (2000), kỷ thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp
cai sữa sớm, do chấn thương cơ học hoặc kế phát từ bệnh VTC dạng mũ cũng đưa đến
viêm vú trên heo mẹ.
Biểu hiện và tác hại của viêm vú
Biểu hiện
Triệu chứng biểu hiện rỏ tại vú viêm với đặc điểm: vú căng cứng, nóng đỏ, có
biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa, nếu vất mạnh sữa chảy ra có nhiều lợn cơn
lẫn máu. Tùy số lượng vú bị viêm, nái sẽ có biểu hiện khác nhau. Trong trường hợp chỉ
vài vú viêm, nái sốt nhẹ, ăn ít, lượng sữa giảm, nái ít cho con bú. Nếu can thiệp kip thời
bệnh sẽ khồi sau 3- 4 ngày điều trị, việc điều trị không hợp lý sẽ làm xơ hóa và teo bầu
vú, sản lượng sữa ở các kỳ sau sẽ giảm (Bùi Văn Cường, 2007).
Tác hại
Viêm vú trên heo mẹ sau khi sinh dẫn đến mất sữa từ đó làm ảnh hưởng đến
khả năng tăng trưởng của đàn heo con như: còi cọc, chậm lớn, heo con bú sữa vú viêm


sẽ dễ mắc một số bệnh như tiêu chảy từ đó làm giãm sức đề kháng, làm tăng tỷ lệ chết.
Từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận cùa người chăn nuôi.
Điều tri
Nhật thiết phải dung kháng sinh chích bấp cho nái. Các kháng sinh sử dụng có
hiệu quả là: penicillin kết hợp với streptomycine, chlortetrazol, tetramycine, septotryl.
Kết hợp biện pháp vắt nặn sữa viêm, vệ sinh bên ngoài bầu vú thật tốt, xoa bóp
nhẹ vú viêm và chích các loại vitamin cho nái (Nguyễn Như Pho, 2000).
Sinh lý bệnh và các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Sơ lược về bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ
Theo Võ Văn Ninh (2001), tiêu chảy là một hiện tượng rối loạn tiêu hóa,
thay vì nhu động của ruột diễn ra bình thường thì trở nên co thắt quá độ làm cho
những chất chứa trong lòng ruột non, ruột già thải ra bên ngoài quá nhanh, dưỡng chất
không kip tiêu háo và ruột già chưa hấp thu được nước… Tất cả đều bị tống ra ngoài
vớ thể lỏng hoặc sền sệt. Hậu quả nghiêm trọng là cơ thể mất nhiều nước, mất nhiều

các ion điện giải và ngộ độc các loại độc tố do vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy sinh ra,
con vật suy nhược rất nhanh và có thể chết rất nhanh nếu là thú sơ sinh, gầy ốm, kém
sức chịu đựng.
Theo Đỗ Hiếu Liêm và Nguyễn Văn Thành (1998), tiêu chảy còn là tình trạng
bệnh lý xảy ra trên các loài đong vật với các đặc điểm gia tăng lượng phân thải, lượng
nước trong phân và gia tăng số lần thải phân.
Các nguyên nhân gây tiêu chảy trên heo con theo mẹ
Do cảm nhiễm vi sinh vật
Nguyên nhân VSV là yếu tố quan trọng có thể xem đây là tác nhân chủ yếu có
thể gây bệnh cho heo con. Theo Nguyễn Như Pho (2001), một số nấm bệnh gây
nhiễm trùng đường tiêu hóa ở heo gây bệnh tiêu chảy như: viêm da dày ruột truyền
nhiễm do Coronavirus,tiêu chảy do Rotavirus, Clostridium perfringens túp A vá týp
C,E.coli,

Salmonella

Isosporasuis.

spp,

Treponema

hyodysenteriae,

Campylobacter

coli,


Hình 2.2: Heo con theo mẹ bi tiêu chảy


Các yếu tố ảnh hưởng
Do heo con
Do heo con tăng trưởng quá nhanh nên thường thiếu sắt để tạo hồng cầu nên bị
thiếu máu làm giãm sức đề kháng dẫn đến tiêu chảy.
Heo con bị viêm rốn do E.coli.
Do heo con bú sữa viêm hoặc không bú sữa đầy đủ, do thức ăn heo mẹ kém
phẩm chất nên ảnh hưởng đến chất lượng sữa từ đó dễ làm cho heo con bị tiêu chảy
(Nguyễn Như Pho, 2000)
Do đặt tính heo con hay liếm láp nước đọng và thức ăn của heo mẹ.
Do khả năng điều tiết thân nhiệt của heo con chưa hoàn chỉnh vì vậy heo con dễ
nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường và có thể dẫn đến tiêu chảy
cho heo con (Nguyễn Như Pho 2000)
Do heo mẹ
Heo mẹ mắc hội chứng M.M.A, heo con bú sữa có chứa sản vật viêm, heo mẹ
bị giãm hay mất sữa heo con bú được ít hoặc không bú được sữa đầu nên sức đề kháng
kém dễ sinh bệnh (Nguyễn Như Pho, 2000)
Nuôi dương heo không hợp lý, sau khi sinh heo mẹ sản xuất sữa kém, chất
lượng sữa không đảm bảo. Do đó heo con thiếu sữa, coi cọc, yếu ớt, sức đề kháng
giãm… tạo điều kiện cho bệnh phát sinh (Nguyễn Như Pho, 2000).
Do các yếu tố ngoại cảnh và điều kiên chăm sóc nuôi dưỡng
Không úm cho heo con hoặc úm không đúng cách làm cho heo con bị lạnh từ
đó dẫn đến tiêu chảy.


Do vệ sinh chuồng trai kém, do thiết kế chuồng trại không đúng kỷ thuật, ẩm
ướt, mưa tạt gió lùa, thông thoáng kém, do sự biến đổi đột ngột của thời tiết hoặc do
nhiệt độ quá lạnh hay quá nóng đều có thể gây tiêu chảy (Nguyễn Như Pho, 2000)
Do cắt rốn và cột rốn không đúng kỷ thuật, vệ sinh rốn không tốt sẽ làm cho rốn
bị viêm gây tiêu chảy cho heo con. Theo Võ Văn Ninh (2001), 80% trường hợp tiêu

chảy trên heo con do viêm rốn, sức đề kháng giãm. Việt bấm răng không đúng kỷ
thuật làm cho nướu răng heo con bị thương tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và
gây bệnh.
Cơ chế gây bệnh
Theo Nguyễn Như Pho (2000), trong giai đoạn từ 1- 21 ngày tuổi heo con thiếu
HCL từ đó làm giãm khả năng tiệt trùng ở dạ dày, ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho vi
khuẩn đường ruột phát triển gây thối rữa và giãm khả năng tiêu hóa protein của
enzyme pepsin. Protein không được tiêu hóa hết sẽ lên men sinh ra những sản phẩm
độc như: Indol, Seatol, Crezol và một số chất khi gây độc như CH4, H2S,…Các vi
khuẩn và độc tố của chúng, chất độc do phân giải thức ăn, tác động lên niêm mạc ruột,
làm nhu động ruột tăng gây tiêu chảy. Sự tiêu chảy làm mất nước và chất điện giải,
máu bị cô đặc, cơ thể trúng độc. Thú bị suy nhược nặng do 2 yếu tố.
Cơ thể mất nước gầy nhanh, mắt hõm, bụng lõm, da nhăn.
Heo con lười bú nên thiếu dinh dưỡng. Nếu bú được ít sẽ bị đẩy nhanh qua
đường tiêu hóa nhu động ruột tăng. Chất dự trữ của cơ thể giam, heo suy nhược nhanh
và thường chết ban đêm do lạnh.
Cách phòng trị
Phòng bệnh
Theo Võ Văn Ninh (2001), biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là ổn định môi
trường nuôi dưỡng, chăm sóc đàn heo, hạn chế tối đa sự biến đổi không thuận lợi cho
sinh lý cơ thể heo. Vệ sinh tiêu độc chuồng trại, máng ăn, máng uống thường xuyên sẽ
có tác dụng hạ đến mức thấp một số vi sinh vật gây bệnh đường ruột từ đó làm giam
nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy trên heo con theo mẹ.
Giữ chuồng trại khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, thức ăn, nước uống phải vệ sinh. Cho
heo tập ăn sớm ngay từ 6 – 7 ngày tuổi bằng thức ăn dễ tiêu, mỗi lần cho ăn ít. Đảm
bảo khẩu phần ăn cho heo mẹ trong giai đoạn mang thai và nuôi con.


Sát trùng chuồng trại hẳng ngày hoặc định kỳ bằng thuốc sát trùng an toàn
không gây độc hại cho thú nuôi.

Điều trị
Cách ly những heo tiêu chày nặng
Cung cấp năng lượng, cấp nước và chất điện giải cho heo con.
Sử dụng kháng sinh amoxicillin, colistin để ngăn chặn vi sinh vật có hại phát
triển.

Tiêu chảy do virus không có thuốc đặc trị, chỉ sử dụng vắc xin tiêm phòng.
Tăng sức đề kháng bằng thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin A,

vitamin C.
Sau khi bệnh thuyên giảm và ngưng liệu trình kháng sinh được 24 giờ nên dùng
các chế phẩm như Biolactin, Neolactin cho heo con uống để phục hồi hệ vi khuẩn
đường ruột.
Trong quá trình điều trị nen giử ấm cho heo con và vệ sinh ổ úm, chuồng trại
sạch sẽ (Nguyễn Như Pho, 2000).
Giới thiệu sơ lược về công ty chăn nuôi heo Đại Việt
Lịch sử hình thành công ty
Công ty được thành lập theo giấy phép đầu tư số 964/CP ngày 26/08/1994
của bộ kế hoạch và đầu tư với tên gọi là Cong ty Chiasin (Việt Nam), là công ty
được đầu tư với 100% vốn nước ngoài
Tháng 08/1998 Công ty Chiasin được đổi tên thành Công ty TNHH Nông
Lâm Đài Loan (Việt Nam)
Tháng 12/2003 Công ty Nông Lâm Đài Loan đã được tập đoàn Philippin
mua lại và đổi tên thành Đại Việt (Việt Nam).
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Đại Việt (Việt Nam) có trụ sở đặt tại ấp Cầu Sắt, xã Lai Hưng, huyện Bến
Cát, tỉnh Bình Dương. Cách quốc lộ 13 khoảng 2 km về phía tây với tổng diện tích
234176 km². Phía bắc giáp với xã lai Khê, phía tây giáp xã Long Nguyên, phía
nam giáp xã Long Tân, phía đông giáp quốc lộ 13 đường đi Bình Phước.

Điều kiện khí hậu


×