Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.3 KB, 2 trang )
Những bệnh thường gặp trên tôm càng xanh
Ở Vĩnh Long diện tích nuôi tôm càng xanh không lớn, quy mô nhỏ tuy nhiên người
nuôi cũng cần phải lưu ý một số bệnh thường gặp trên tôm càng để có thể sử lý khi con
tôm nuôi gặp sự cố:
Bệnh đóng rong (bẫy lột xác):
Nguyên nhân của bệnh là do vi khuẩn dạng sợi hoặc đơn thuần chỉ là do rong tảo bám
bên ngoài vỏ tôm gây ra, ở những ao nuôi nhiều dinh dưỡng thường mắc bệnh này, khi
tôm bị bệnh đặc biệt là ở giai ấu trùng và tôm bột tỉ lệ chếy rất cao. Dấu hiệu khi tôm
nhiễm bệnh vi khuẩn dạng sợi bám ở các lông tơ của chân đuôi, chân bụng, chân ngực,
vẩu râu, phụ bộ miệng và mang khi tôm bị bệnh nặng mang tôm sẽ có màu vàng đến
xanh tùy theo lợi rong tảo mắc vào đám vi khuẩn. Khi bị bệnh sẽ cản trở hô hấp, lột vỏ,
hoạt động của tôm gây chậm lớn hay gây chết tôm
Phòng trị bệnh: phòng bệnh bằng cách quản lý tốt nước trong ao nuôi định kỳ bón vôi
cải thiện môi trường nước, định kỳ thay nước trong ao nuôi, đảm bảo đầy đủ chất dinh
dưỡng trong khẩu phần ăn để tôm lột xác dễ dàng……trị bệnh có thể sử dụng BKC,
thuốc tím (2.5 – 5 ppm) trong 4 giờ, formaline 10 – 25 ppm, Chloramine T (5 ppm) để
trị bệnh đối với trường hợp tôm mới chớm bệnh hợp, sử dụng vôi kết hợp với thay
nước trong ao nuôi nếu chỉ đơn thuần là rong tảo bám trên vỏ tôm tạo điều kiện cho
tôm lột xác bỏ lớp vỏ củ. trường hợp tôm bị bệnh nặng bất khả kháng có thể sử dụng
Neomycine 10 ppm, Streptomycine 1 – 4 ppm trộn vào thức ăn cho tôm ăn
Bệnh đen mang
Nguyên nhân do môi trường nước ao dơ có nhiều chất hữu cơ, hoặc nước lấy từ bên
ngoài vào có nhiều vật chất lơ lững sẽ bám vào mang tôm khi tôm hô hấp, bệnh không
gây thiệt hại nhiều tuy nhiên cũng làm cản trở hô hấp làm chậm quá trình phát triển của
tôm
Phòng bệnh: quản lý môi trường nước ao nuôi tốt, khi thay nước cần phải chú ý chất
lượng nước bên ngoài. Trị bệnh bằng cách bón vôi xử lý nước, thay nước mới để tôm
lột xác
Bệnh ăn mòn phụ bộ