SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT ………….
CHUYÊN ĐỀ
ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN: LỊCH SỬ
Tên chuyên đề:
CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ HAI CỦA PHÁP
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 02 tiết
Người viết: ……….
Chức vụ: Giáo viên
Tổ:Văn- Sử - Địa – ……………
Đơn vị công tác: ……………
Năm học: ………..
CHUYÊN ĐỀ:
CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN HAI CỦA PHÁP
A. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức
- Học sinh nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản sau:
+ Hoàn cảnh, mục tiêu và chính sách của Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai.
+ Tác động của chương trình khai thác đến tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam.
- Đáp ứng tốt yêu cầu của học sinh lớp 12 dự các kì thi HSG, thi THPT Quốc gia.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng
- Có sự nhận thức đúng đắn về đặc điểm tình hình các giai cấp xã hội Việt Nam trong
cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp.
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, ý thức phản kháng dân tộc do sự xâm lược và thống trị
của đế quốc, thực dân.
3. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng khái quát, tổng hợp các vấn đề trên cơ sở các sự kiện tiêu biểu.
- Khả năng tư duy, phân tích, so sánh các sự kiện, sử dụng lược đồ, liên hệ thực tế…
B. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
* Chuyên đề này được chia làm hai phần:
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
2. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.
* Mỗi phần biên soạn làm 2 nội dung:
Thứ nhất là nội dung kiến thức của chuyên đề.
Thứ hai là câu hỏi và bài tập nhằm củng cố kiến thức của mỗi phần vừa học.
* Kiến thức sử dụng
Là kiến thức cơ bản và nâng cao của sách giáo khoa Lịch sử 12, các tài liệu hướng dẫn
ôn thi THPT Quốc gia của Bộ giáo dục đào tạo và một số tài liệu lịch sử có liên quan đến nội
dung của chuyên đề (Chú ý bám sát chương trình giảm tải của Bộ giáo dục đào tạo).
* Hệ thống phương pháp
Là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện kết hợp trình bày miệng
với sử dụng đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học.
C. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1.Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
Về kiến thức
a.Hoàn cảnh lịch sử của chương trình khai thác.
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận đã họp để phân chia lại thế giới,
một trật tự thế giới mới đã hình thành.
- Cuộc chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho các cường quốc tư bản châu
Âu. Nước Pháp bị thiệt hại nặng nề nhất ( hơn 1,4 triệu người, thiệt hại về vật chất lên gần
200 tỉ phrăng). Bên cạnh đó cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, nước Nga Xô viết ra đời,
Quốc tế Cộng sản được thành lập....đã tác động mạnh đến Việt Nam.
- Thời gian tiến hành chương trình khai thác: từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất
(1919) đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929- 1933).
b. Mục tiêu của chương trình khai thác.
- Bù đắp thiệt hại sau chiến tranh.
- Tìm lại vị trí đã mất của mình trong thế giới Tư bản chủ nghĩa.
c. Chính sách khai thác.
-Tăng cường đầu tư vốn vào Đông Dương với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành
kinh tế ở Việt Nam.
- Đầu tư vào tất cả các ngành kinh tế:
+ Nông nghiệp: được đầu tư nhiều nhất, chủ yếu là đồn điền cao su; diện tích trồng
cây cao su được mở rộng, nhiều công ti cao su được thành lập.
+ Công nghiệp: chú ý đến khai thác mỏ: than, thiếc, kẽm, sắt được bổ sung thêm vốn,
nhân công và đẩy nhanh tiến độ khai thác. Pháp còn mở mang một số ngành công nghiệp như
dệt, muối, xay xát...
+ Thương nghiệp: trước hết là ngoại thương có bước phát triển mới. Quan hệ giao lưu
buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
+ Giao thông vận tải được phát triển. Các đô thị được mở rộng, dân cư đông hơn.
+ Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông
Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.Thi hành các biện pháp tăng thuế, vì vậy ngân sách
Đông Dương năm 1930 tăng gấp 3 lần so với năm 1912.
2.Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp. (Hướng dẫn học sinh đọc
thêm).
3.Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam.
Về kinh tế:
- Nhờ có sự đầu tư vốn, kĩ thuật và nhân lực nền kinh tế Pháp ở Đông Dương có bước
phát triển mới.
- Tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối,lạc hậu nghèo nàn, lệ thuộc vào kinh tế
Pháp, là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.
Về xã hội: Do tác động của chính sách khai thác, các giai cấp xã hội Việt Nam có những
chuyển biến mới.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung
địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống Phá và tay sai.
- Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng. Nông
dân mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.Nong dan là lực lượng cách
mạng hùng hậu.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, chủ yếu là học sinh, sinh viên, trí
thức.... Họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai, hăng hái tham gia đấu tranh
vì độc lập, tự do của dân tộc.
- Giai cấp tư sản: Ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.Họ là những người trung
gian làm thầu khoán, cung cấp nguyên vật liệu hay hàng hóa...cho tư bản Pháp.Khi có số vố
khá họ đứng ra kinh doanh riêng và trở thành những nhà tư sản.
Giai cấp tư sản Việt Nam vừa mới ra đời đã bị tư sản Pháp chèn ép, kìm hãm nên thế
lực kinh tế yếu, dần phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản có quyền lợi gắn bó với đế
quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập
nên ít nhiều có tinh thần dân tộc và dân chủ.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển. Năm 1929 số lượng công nhân có
trên 22 vạn người. Công nhân Việt Nam bị tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề,
có quan hệ gắn bó với nông dân, được kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu
ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực
của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.
Về bài tập vận dụng:
Câu hỏi 1: Trình bày chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và
tác động của chúng đến tình hình kinh tế và giai cấp ở Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
a-Nguyên nhân và mục đích: : Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Pháp tuy là nước
thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ. Để bù đắp những thiệt hại to lớn
trong chiến tranh, trên cơ sở đó khôi phục lại địa vị kinh tế của mình trong hệ thống tư bản
chủ nghĩa. Đế quốc Pháp vừa bóc lột nhân dân trong nước, vừa tiến hành “Chương trình khai
thác lần hai” ở Đông Dương…
b-Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp : Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam,
Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ 1919 - 1929.
- Kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt
Nam, từ 1924 - 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.
+Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, chủ yếu mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều
công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Misơlanh…)
+Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ
(than…)
+Thương nghiệp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
+Giao thông vận tải: Phát triển, đô thị mở rộng.
+Ngân hàng Đông Dương: Nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy
bạc và cho vay lãi.
+Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.
-Chính sách chính trị ,văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp ( đọc thêm):
c- Hậu quả :
- Về kinh tế : Thực dân Pháp đã du nhập vào Việt Nam thông qua quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, xen kẽ với quan hệ sản xuất phong kiến. Kinh tế Việt Nam phát triển thêm một
bước nhưng vẫn bị kìm hảm và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
- Về xã hội : Có sự phân hoá sâu sắc: Địa chủ phong kiến, nông dân, công nhân, tiểu tư
sản, tư sản.
Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
Câu hỏi 1
HS nhận biết được
nguyên nhân,mục đích
của chương trình khai
thác,những chính sách
khai thác của Pháp
Từ những chính
sách của cuộc khai
thác học sinh hiểu
được hậu quả của
chương trình khai
thác.
( chủ yếu trong lĩnh vực
kinh tế)
Câu hỏi 2: Trình bày những biến đổi của xã hội Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất? Hãy giải thích nguyên nhân vì sao có những biến đổi đó và vì sao một bộ phận
của giai cấp địa chủ, phong kiến, tư sản, tiểu tư sản vẫn có tinh thần yêu nước?
Gợi ý trả lời:
a-Trình bày những biến đổi của xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Địa chủ- phong kiến:
Đa số quyền lợi gắn với đế quốc, trong quá trình phát triển phân hoá thành 3 bộ phận :
- Tiểu địa chủ
- Trung địa chủ
- Đại địa chủ
Hình thành và phát triển trong dân tộc có truyền thống yêu nước nên một bộ phận nhỏ
trung tiểu địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ
+ Nông dân:
Bị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng hoá.. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với Đế quốc
Pháp và tay sai hết sức gay gắt. Là lực lượng đông đảo của cách mạng Việt Nam, là cơ sở
bùng nổ các cuộc đấu tranh nông dân
+ Tiểu tư sản
Số lượng tăng nhanh có tinh thần chống Đế quốc, tay sai, nhạy bén với thời cuộc hăng hái
đấu tranh, là lực lượng quan trọng của cách mạng Việt Nam.
+ Tư sản
Ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hoá làm 2 bộ phận
- Tư sản mại bản: có quyền lợi gắn chặt với Thực dân Pháp.
- Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, phát triển kinh tế dân tộc, thế lực kinh tế nhỏ bé
(5%)
Có khuynh hướng dân tộc dân chủ
+ Công nhân: Ngày càng phát triển.Trước chiến tranh thế giới thứ nhất có 10 vạn
ngưới đến 1929 lên tới 22 vạn người
Đặc điểm: - Bị thực dân và tư sản bóc lột
- Quan hệ gần gũi với nông dân
- Kế thừa truyền thống yêu nước
- Sớm chịu ảnh hưởng tư tưởng trào lưu cách mạng thế giới ( CM T10 Nga) vươn
lên trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng theo khuynh hướng tiến bộ
b- Vì sao có sự biến đổi…
- Do có sự biến đổi về kinh tế dẫn đến sự biến đổi về xã hội.
- Từ công cuộc khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp làm cho các ngành kinh tế của tư bản
Pháp ở Đông Dương ( trong đó có Việt Nam) đều có bước phát triển mới ( Khai mỏ, đồn
điền, các ngành chế biến, thương nghiệp, gtvt…) -> làm cho tư sản, tiểu tư sản, công nhân
ngày càng phát triển.
- Nền kinh tế nửa phong kiến với chính sách triệt để lợi dụng bộ máy địa chủ ở nông
thôn để củng cố quyền uy, củng cố sự thống trị của Pháp dẫn đến sự tồn tại của giai cấp địa
chủ và nông dân.
c- Vì sao một bộ phận địa chủ, phong kiến, tư sản, tiểu tư sản có tinh thần yêu nước:
- Địa chủ, phong kiến nhỏ gần gũi với nông dân ( trừ nông dân giàu).
- Tư sản ( đặc biệt là tư sản dân tộc) bị tư sản mại bản và tư sản Pháp chèn ép nên có tinh
thần yêu nước.
- Tiểu tư sản: do bị bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh.Hiểu bản chất của chủ nghĩa đế
quốc vì vậy cũng có tinh thần yêu nước.
Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt.
Nội dung
Câu hỏi 2
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng
cao
Hs nhận biết được
HS lý giải được
Từ sự biến đổi của
những biến đổi của
vì sao lại có sự các giai cấp trong xã
các giai cấp trong xã biến đổi đó trong hội Việt Nam, từ đó
hội Việt Nam trong xã hội Việt Nam
học sinh giải thích
cuộc khai thác thuộc
được vì sao một bộ
địa lần hai của Pháp.
phận địa chủ, phong
kiến, tư sản, tiểu tư
sản lại có tinh thần
yêu nước.
Câu hỏi 3: Sự phân hóa xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần hai của
Pháp. Phân tích thái độ cách mạng của các giai cấp Việt Nam thời kì này?
* Xã hội phân hóa sâu sắc: giai cấp cũ phân hóa, giai cấp mới ra đời và phân hóa.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Tiếp tục phân hóa và chia ra làm hai bộ phận, mỗi bộ
phận có thái độ chính trị khác nhau.
Bộ phận nhỏ đại địa chủ giàu có lên dựa vào thế lực của Pháp, chống lại cách
mạng.
Bộ phận lớn là trung và tiểu địa chủ, bị Đế quốc chèn ép -> ít nhiều có tinh thần
yêu nước.
- Nông dân: Làn nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất, chính sách sưu,
thuế….Họ bị bần cùng hóa, phá sản….Giai cấp nông dân chiếm > 90% dân số, giàu lòng yêu
nước, có tinh thần chống đế quốc, phong kiến, là lực lượng hăng hái đông đảo nhất của cách
mạng.
- Tư sản: Phần đông là lớp người làm trung gian cho tư bản Pháp, khi có số vốn khá họ
tách ra kinh doanh riêng, lập công ty trở thành nhà tư sản.
Tư sản Việt Nam bị tư sản Pháp chèn ép, kìm hãm, thế lực kinh tế yếu. Vốn của
Tư bản Việt Nam chỉ bằng 5% vốn nước ngoài.
Tư sản Việt Nam bị phân hóa thành hai bộ phận:
+ Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn với Đế quốc
+ Tư sản dân tộc: Kinh doanh độc lập, có tinh thần dân tộc dân chủ, nhưng lập
trường không kiên định dễ thỏa hiệp.
- Tiểu tư sản: Học sinh, sinh viên, trí thức….họ bị bạc đãi, khinh rẻ, đời sống bấp bênh
-> có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh-> là lực lượng quan trọng trong Cách mạng
dân tộc dân chủ ở nước ta.
- Công nhân( CN): Ra đời trong cuộc khai thác lần 1, đến cuộc khai thác lần hai tăng
nhanh cả về số lượng, chất lượng.
Tổng số công nhân Việt Nam từ 10 vạn( 1914) lên 20 vạn( 1929).
Giai cấp CN ngoài đặc điểm chung của giai cấp CN quốc tế( Đại diện cho phương
thức sản xuất tiến bộ, điều kiện sống và làm việc tập trung) CN Việt Nam còn có đặc điểm
riêng:
+ Xuất thân từ nông dân
+ Chịu 3 tầng áp bức: Tư sản bản xứ, Đế quốc, Phong kiến.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất.
Từ sớm giai cấp CN Việt Nam tiếp thu ngay chủ nghĩa Mác- Lê nin, ảnh hưởng của
cách mạng tháng Mười Nga -> Giai cấp CN Việt Nam sớm trở thành lực lượng chính trị độc
lập tự giác, trên cơ sở đó vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
*Kết luận: Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp đã tác động đến kinh tế , dẫn
đến sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam( Trong đó giai cấp tư sản và giai cấp CN là
quan trọng: Họ có quan điểm tư tưởng riêng, họ sẽ cứu nước theo con đường riêng của mình> Xu thế tất yếu sẽ là giai cấp CN với con đường cách mạng vô sản).
Sự phân hóa giai cấp sẽ thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc nước ta sau chiến tranh
phát triển với nhiều hình thức phong phú.
Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt.
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
Câu 3
Hs nhận biết được
HS nhận biết được
những biến đổi của
thái độ cách mạng
các giai cấp trong xã
của các giai cấp
hội Việt Nam trong
Việt Nam trong
cuộc khai thác thuộc
thời kì này.
địa lần hai của Pháp
Câu hỏi 4: Những mâu thuẫn cơ bản và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam sau chiến
tranh thế giới thứ nhất?
Trả lời:
* Mâu thuẫn cơ bản:
Từ khi Pháp xâm lược và đặt ách thống trị -> Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong
kiến -> Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản:
+ Mâu thuẫn dân tộc: Toàn thể dân tộc Việt Nam>< thực dân Pháp
+ Mâu thuẫn giai cấp: giai cấp nông dân >< Giai cấp địa chủ, phong kiến
( dân chủ).
Trong đó mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu.
* Nhiệm vụ của cách mạng: Dân tộc và dân chủ.
- Đánh đuổi Đế quốc giành độc lập dân tộc.
- Đánh đổ địa chủ - phong kiến giành ruộng đất ( dân chủ ) cho dân cày.
-> Trong đó nhiệm vụ đánh đuổi Đế quốc giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu
của cách mạng Việt Nam.
Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt.
Nội dung
Câu 4
Nhận biết
Thông hiểu
Từ tình hình xã hội
Việt Nam, HS thấy
được những mâu
thuẫn cơ bản của xã
hội Việt Nam trong
thời kì này.
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
HS thấy được
nhiệm vụ cơ bản
của xã hội Việt
Nam.
Văn Quán, ngày 02 tháng 11 năm 2015
Người viết
Vũ Thị Minh