Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Sử dụng ứng dụng kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 108 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

PHẠM THỊ HỒNG ÁNH

SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC
THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỚP 11 CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Lí luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử

Hà Nội -2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ

PHẠM THỊ HỒNG ÁNH

SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC
THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
LỚP 11 CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG THPT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Lí luận và phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

THS. CHU NGỌC QUỲNH

Hà Nội -2019




LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS.Chu Ngọc
Quỳnh - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình em triển khai đề tài khóa
luận tốt nghiệp.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy/Cô giáo khoa Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã truyền cho em những bài học, kinh
nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thiện đề tài. Cùng
các bạn sinh viên trong lớp K41B Sư phạm Lịch sử đã có những ý kiến đóng
góp để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Yên Lạc - Vĩnh
Phúc, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổ chuyên môn lịch sử và các em học
sinh đã giúp đỡ em trong quá trình điều tra, nghiên cứu thực tiễn cho đề tài
khóa luận.
Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
quan tâm, giúp đỡ em trong suốt quá hoàn thành khóa luận.
Xuân Hòa, ngày … tháng … năm …
Sinh viên

Phạm Thị Hồng Ánh


LỜI CAM ĐOAN
Kính thưa quý Thầy, Cô giáo!
Em xin cam đoan đề tài khóa luận: “Sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ
việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường
THPT” là công trình nghiên cứu của cá nhân em dưới sự hướng dẫn của Ths.
Chu Ngọc Quỳnh. Các nội dung, kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực và

không trùng lặp dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn.
Ngoài ra, khóa luận của em có sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các
tác giả đều có trích dẫn nguồn gốc và chú thích rõ ràng.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTLS

Bài tập Lịch sử

CNTT

Công nghệ thông tin

DHLS

Dạy học Lịch sử

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH

Phương pháp dạy học


SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

UDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Trang giao diện đăng kí ứng dụng Kahoot ....................................... 9
Hình 2: Trang giao diện chọn vai trò người dùng cần đăng kí................... 10
Hình 3: Trang giao diện lựa chọn đăng kí bằng các tài khoản .................. 10
Hình 4: Trang giao diện điền cac thông tin cá nhân cần thiết của người
dùng................................................................................................................. 11
Hướng dẫn cách thiết kế một bài tập Lịch sử trên Kahoot .......................... 11
Hình 5: Màn hình giao diện khi đăng nhập ................................................. 11
Hình 6: Màn hình giao diện các dạng bài tập .............................................. 12
Hình 7: Màn hình giao diện khi soạn bộ câu hỏi dạng Quiz ...................... 14
Hình 8: Màn hình giao diện sau khi HS truy cập địa chỉ Kahoot.it ........... 14
Hình 1.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến giáo viên về mức độ cần thiết của việc ứng
dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) ....................... 30
Hình 1.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng
CNTT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) ............................. 31
Hình 1.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức độ thích học Lịch sử bằng cách
sử dụng phương tiện công nghệ (đơn vị %) .................................................. 32
Hình 1.4: Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về mức hứng thú của HS khi GV ứng
dụng CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) ....................... 32

Hình 1.5: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về mức hứng thú khi GV ứng dụng
CNTT vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) ................................ 33
Hình 1.6: Biểu đồ tổng hợp ý kiên HS về phương tiện dạy học thường được
GV sử dụng trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)..................... 34
Hình 1.7: Biểu đồ tổng hợp ý kiên GV về cách thức sử dụng phương tiện công
nghệ của GV trong dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) ................... 35
Hình 1.8: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về cách thức tìm hiểu và sử dụng
phương tiện công nghệ trong học tập môn Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %)
..................................................................................................................... 36


Hình 1.9: Biểu đồ tổng hợp ý kiến GV về việc sử dụng ứng dụng Kahoot
vào dạy học Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) ......................................... 37
Hình 1.10: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về việc sử dụng ứng dụng Kahoot
vào học tập môn Lịch sử ở trường THPT (đơn vị %) ................................. 38
Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về mức độ hứng thú với bài
giảng có sử dụng ứng dụng Kahoot (đơn vị %) .......................................... 63
Hình 2.2: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về mức độ hiểu bài khi GV sử dụng
ứng dụng Kahoot vào dạy học (đơn vị %) ................................................... 64
Hình 2.3: Biểu đồ tổng hợp ý kiến của HS về sự phù hợp của hoạt động có
sử dụng Kahoot vơi nội dung bài dạy (đơn vị %) ........................................ 64
Hình 2.4: Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về tác dụng của bài giảng có sử dụng
Kahoot về việc giúp HS độc lập về suy nghĩ và tham gia tích cực vào bài
học (đơn vị%) .............................................................................................. 65


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra của lớp 11a1.1 và 11a1.2 ......... 66



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 6
6. Những đóng góp mới của đề tài ............................................................. 6
7. Cấu trúc khóa luận................................................................................. 7
CHƢƠNG 1: ................................................................................................. 8
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG
KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC
SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................... 8
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................... 8
1.1.1. Giới thiệu về ứng dụng Kahoot .......................................................... 8
1.1.2. Vai trò, ý nghĩ của việc ứng dụng Kahoot trong việc thiết kế bài tập
lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông........................................................ 17
1.1.3. Quan niệm về bài tập lịch sử ............................................................ 18
1.1.4. Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trƣờng phổ thông ....................... 20
1.1.5. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi và nhận thức của HS THPT .................... 22
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 26
1.2.1. Thực trạng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn lịch sử
ở trƣờng trung học phổ thông ................................................................... 26
1.2.2. Thực trạng sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc hỗ trợ thiết kế bài
tập môn lịch sử ở trƣờng trung học phổ thông ......................................... 28


CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ỨNG DỤNG KAHOOT
HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI LỚP

11 CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. THỰC
NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................................. 43
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới lớp 11.... 43
2.1.1. Vị trí phần lịch sử thế giới lớp 11 .................................................... 43
2.1.2. Mục tiêu phần lịch sử thế giới lớp 11............................................... 44
2.1.3. Nội dung phần lịch sử thế giới lớp 11 .............................................. 46
2.2. Một số yêu cầu cơ bản khi sử dụng ứng dụng Kahoot ...................... 47
2.3. Một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài
tập phần Lịch sử thế giới lớp 11, chƣơng trình chuẩn ............................. 49
2.3.1. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập khởi động .................................. 49
2.3.2. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập tìm hiểu kiến thức mới ............. 53
2.3.3. Ứng dụng Kahoot thiết kế bài tập sơ kết, tổng kết bài học ............ 56
2.4. Thực nghiệm sƣ phạm ......................................................................... 59
2.4.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................... 59
2.4.2. Đối tƣợng và thời gian thực nghiệm ................................................ 60
2.4.3. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm .......................................... 60
2.4.4. Kết quả thực nghiệm ........................................................................ 61
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2............................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Yêu cầu đổi mới giáo dục phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước,
để đất nước ta phát triển đạt mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp và hội
nhập quốc tế vào năm 2020, Đại hội Đảng lần thứ XI đã xác định: “Phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện nền
giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân
chủ hóa và hội nhập quốc tế” [7; tr.237]. Như vậy, giáo dục là quốc sách

hàng đầu, vấn đề năng cao chất lượng giáo dục là vấn đề sống còn.
Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI cũng đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
pháp dạy và học theo hướng hiện đại: phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, khắc phục lối
truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học
cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học” [21; tr.15]. Cùng với các môn học khác,
môn Lịch sử bên cạnh việc giáo dục kiến thức Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế
giới còn giáo dục kĩ năng, thái độ và hình thành các năng lực cho. Để đạt
được các mục tiêu trên đòi hỏi chúng ta phải đề ra được biện pháp sư phạm,
UDCNTT vào dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử.
“Xuất phát từ những hạn chế trong quá trình dạy và học môn lịch sử ở
trường THPT đặt ra yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện, để nâng cao chất
lượng môn học”. Cần chuyển từ học chỉ để ghi nhớ kiến thức sang giáo dục
cho HS phương pháp học chủ động, phát triển kĩ năng vận dụng, kĩ năng

1


thực hành và năng lực tư duy sáng tạo cho HS”, dần chuyển từ “giáo viên
làm trung tâm” sang lấy “học sinh làm trung tâm”.
“Cùng với việc đổi mới PPDH thì việc UDCNTT vào dạy học lịch sử
cũng rất quan trọng và đang diễn ra phổ biến. UDCNTT là một cách hiệu
quả để tạo hứng thú học tập cho HS thông qua việc sử dụng phương tiện
trực quan, sinh động. Đồng thời việc sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ
học tập cũng chính là tạo điều kiện để HS chủ động tìm hiểu và lĩnh hội

kiến thức, giúp việc”ghi nhớ và lưu trữ kiến thức được lâu hơn.
“Trong thời kỳ bùng nổ của CNTT, vai trò của CNTT trong dạy học
nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, bên cạnh các phần mềm tiện ích,
công cụ hỗ trợ ưu việt cho dạy học Lịch sử như powerpoint, prezi, sway,
canva... Công cụ Kahoot cũng được biết đến với nhiều tính năng nổi trội
đem lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ thiết kế bài tập Lịch sử.”
Từ thực tiễn cho thấy, vai trò vị trí của môn Lịch sử đang ngày một
giảm sút, HS coi Lịch sử chỉ là môn học phụ, vì vậy ngày càng có nhiều HS
dần mất đi hứng thú học tập môn Lịch sử, nhiều HS còn không nhớ được
kiến thức Lịch sử căn bản nhất. Nhiều GV vẫn coi trọng PPDH truyền
thống và SGK là công cụ tuyệt đối trong giảng dạy. Việc sử dụng các
phương tiện công nghệ, đặc biệt và những công cụ mới, hiện đại vào giờ
học còn nhiều hạn chế nên chưa tạo được sự hấp dẫn và khơi dậy được
niềm yêu thích Lịch sử cho HS.
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Sử dụng
ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11
cho học sinh ở trường THPT” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình,
với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường
THPT.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2


Trên thế giới, việc UDCNTT vào trong dạy học đã được triển khai từ rất
sớm, ví dụ Pháp (1970), Newzeland (1975), Anh (1980)… Máy vi tính
được sử dụng từ cấp cơ sở đến bậc Đại học, hay những tài liệu nghiên cứu
về việc ứng dụng CNTT vào dạy học của nhiều tác giả.
Trong cuốn “Essentail Teaching Skills” (Các kĩ năng dạy dọc cần thiết)
(2007) của tác giả Chris Kyriacou, OUP Oxford. Tác giả đã đưa ra định

nghĩa cơ bản về: “kĩ năng dạy học, ba yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát
triển các kĩ năng và hệ thống các kĩ năng dạy học cần thiết của người GV.
Trong đó kĩ năng sử dụng CNTT được đánh giá là một kĩ năng quan trọng
trong quá trình lên kế hoạch và chuẩn bị bài giảng của GV với mục đích
khuyến khích HS học tập có kết quả cao hơn.
Ở Việt Nam, việc UDCNTT trong dạy học Lịch sử đã đặc biệt nhận
được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, vừa đáp ứng nhu cầu của người học
vừa bắt kịp định hướng giáo dục mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” của
GSTS Nguyễn Thị Côi (chủ biên), NXB Đại học Sư phạm, các tác giả đã
đề xuất cho chúng ta một số ví dụ về cách ứng dụng các phần mềm hỗ trợ
thiết kế bài giảng cho GV áp dụng vào từng bài trong môn Lịch sử.
Nhiều nhà sử học, nhà giáo dục, các tác giả bày tỏ sự quan tâm của
mình đến vấn đề phát triển tư duy và phát triển các năng lực cho HS trong
DHLS, thông qua các công trình nghiên cứu, bài viết, tác phẩm sau”:
Trong cuốn “Các con đường nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở
trường Phổ thông” (2006), NXB Đại học Sư phạm, của GS Nguyễn Thị
Côi có viết việc ứng dụng phương tiện công nghệ vào dạy học là một trong
những con đường, biện pháp để nâng cao hiệu quả của bài học Lịch sử.
“Trong cuốn “Giáo trình Giáo dục học” tập 1, (2009), NXB Đại học Sư
phạm của tác giả Trần Thị Tuyết Oanh đã đi sâu vào nghiên cứu về tư duy
phát triển tư duy cho HS, trong đó UDCNTT vào dạy học là một trong

3


những phương pháp hữu hiệu để kích thích tư duy tích cực, chủ động, độc
lập”sáng tạo của HS.
Đã có rất nhiều bài viết trên báo, tạp chí đề cập đến việc UDCNTT
trong DHLS như: Bài báo “Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học

Lịch sử ở trường phổ thông” được in trong Tạp chí Đại học Sài Gòn
(quyển 2 - 12/2009) của ThS. Lê Tùng Lâm đã khẳng định vai trò quan
trọng của CNTT trong dạy học; ThS. Ninh Thị Hạnh và ThS. Hoàng Thị
Nga - Trường Đại học Sư phạm Hà nội 2 có bài viết “Xây dựng quy trình
sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ việc triển khai bài dạy môn Lịch sử
ở trường THPT” in trong Kỷ yếu hội thảo: “Phát triển thiết bị dạy học,
thiết bị dạy học tự làm ở trường mầm non và phổ thông”, Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam, tháng 10/2013, đã đề cập đến khái niệm và phân loại
các phương tiện công nghệ, đồng thời giới thiệu một số phần mền đơn giản,
dễ sử dụng phục vụ đắc lực cho quá trình dạy học. Trên Tạp chí Giáo dục
số 133 kì 1 - 3/2006, có bài in “Sử dụng công nghê thông tin và truyền
thông vào dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Mạnh
Hưởng đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong dạy học Lịch sử.
“Bên cạnh các kỉ yếu, tạp chí cũng có một số luận văn đề cập đến đổi
mới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học
hay xây dựng bài dạy có sự hỗ trợ của công nghệ như:“Luận văn thạc sĩ của
tác giả Ninh Thị Hạnh (2012), Một số biện pháp phát triển kĩ năng sử dụng
phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử”
tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả đã
đề xuất các biện pháp sử dụng phần mềm trong dạy học Lịch sử.”
“Như vậy có rất nhiều công trình nghiên cứu về UDCNTT trong dạy
học, nhưng hiện tại chưa có công trình nào nghiên cứu về sử dụng ứng
dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho
học sinh ở trường THPT.”

4


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc thiết

kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Đề tài tập trung vào phần Lịch sử thế giới lớp 11 ở
trường THPT.
-“Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm sư phạm”Đề
tài được tiến hành khảo sát tại các trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc,
THPT Dương Quảng Hàm - Hưng Yên, THPT Đông Anh - Hà Nội và thực
nghiệm tại trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
-“Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc ứng dụng Kahoot
trong dạy học lịch sử, đề tài xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung kiến thức
và đề xuất biện pháp sử dụng công cụ Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập
học phần Lịch sử thế giới lớp 11”, góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học môn lịch sử ở trường THPT.
4.2. Nhiệm vụ
“Để đạt được mục tiêu trên, đề tài các thực hiện các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng ứng dụng
Kahoot trong dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.
- Tiến hành khảo sát cơ bản đối với GV và HS ở trường THPT để đánh
giá thực trạng việc sử dụng CNTT nói chung và sử dụng ứng dụng Kahoot
nói riêng trong dạy học môn Lịch sử.
- Đề xuất biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài
tập Lịch sử học phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT.”

5


- Thực nghiệm sư phạm và tiến hành khảo sát để đánh giá được tính
hiệu quả, tính khả thi của việc sử dụng ứng dụng Kahoot vào dạy học Lịch

sử ở trường THPT.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
“Nghiên cứu lí luận : đọc, tổng hợp, phân tích hệ thống, khái quát hóa
tài liệu sách báo, tạp chí, internet”… về tâm lý học, giáo dục học, PPDH
Lịch sử, đặc biệt là sử dụng ứng dụng kahoot hỗ trợ việc thiết kế bài tập
trong dạy học Lịch sử ở trường THPT. Phân tích nội dung phần chương
trình Lịch sử thế giới - SGK Lịch sử lớp 11 hiện hành.
Điều tra thực tiễn:“Điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp thực
nghiệm”
6. Những đóng góp mới của đề tài
“Thực hiện tốt những nhiệm vụ đề ra, khóa luận góp phần:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc”UDCNTT nói chung
và sử dụng ứng dụng Kahoot nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực cho HS.
- Đánh giá được thực trạng UDCNTT nói chung, sử dụng ứng dụng
Kahoot nói riêng vào dạy học Lịch sử ở trường THPT.
- Đề xuất một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết
kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho HS ở trường THPT.

6


7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
khóa luận gồm có 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng ứng dụng Kahoot
hỗ trợ việc thiết kế bài tập Lịch sử cho học sinh ở trường trung học phổ
thông
Chương 2: Một số biện pháp sử dụng ứng dụng Kahoot hỗ trợ việc thiết
kế bài tập phần Lịch sử thế giới lớp 11 cho học sinh ở trường trung học

phổ thông. Thực nghiệm sư phạm

7


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG
KAHOOT HỖ TRỢ VIỆC THIẾT KẾ BÀI TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC
SINH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Giới thiệu về ứng dụng Kahoot
1.1.1.1. Kahoot là gì?
“Kahoot là ứng dụng hỗ trợ giảng dạy và học tập miễn phí, được thiết kế
ra dựa trên nền tảng trò chơi và tạo nên sự tương tác cao trong lớp học,
Kahoot được sử dụng trên 160 nước trên thế giới với khoảng hơn 300.000
người sử”dụng.
Kahoot đã có từ năm 2006, ban đầu là một ứng dụng giáo dục trò chơi
được gọi là bài giảng đố, sự phổ biến và tính năng sử dụng của nó được thay
đổi dần vào hoàn thiện như ngày nay, do Asmund Furuseth là giám đốc điều
hành và đồng sáng lập.
“Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy cho phép sử dụng trên mọi
thiết bị như: laptop, table, smartphone, máy tính… miễn là thiết bị đó có kết
nối mạng”internet.
“Kahoot hỗ trợ giáo viên tạo trò chơi (bài tập trắc nghiệm) với nhiều
lựa chọn, Kahoot với nhiều tính năng giúp người thiết kế có thể tích hợp hình
ảnh và video một cách dễ dàng và nhanh”chóng.
Với bộ môn Lịch sử, Kahoot là ứng dụng hỗ trợ việc dạy và học rất
hiệu quả cho HS và GV thông qua việc hỗ trợ thiết kế các bài tập Lịch sử.
1.1.1.2. Hƣớng dẫn sử dụng Kahoot
Hiện nay chúng ta có thể sử dụng công cụ Kahoot trên ba phiên bản:

- Sử dụng trực tuyến trên website: .
- Sử dụng bản offline bằng cách tải trực tiếp về máy tính.

8


- Sử dụng phiên bản trên hệ điều hành iOS, android có trên
iPad/Smatphone.
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước thiết kế một bài tập
Lịch sử bằng cách sử dụng Kahoot trực tuyến.
Truy cập trang web:
* Đăng kí, đăng nhập
Trước hết, thiết lập tài khoản Kahoot (đối với GV): GV cần đăng ký tài
khoản Kahoot tại địa chỉ : . Click Sign in để đăng nhập
(với người đã có tài khoản), Click Sign up for free để đăng kí miễn phí (với
người chưa có tài khoản).

Hình 1: Trang giao diện đăng kí ứng dụng Kahoot

Sau đó chọn vai trò người cần đăng kí I’m a teacher.

9


Hình 2: Trang giao diện chọn vai trò người dùng cần đăng kí
Sau đó chọn đăng kí bằng tài khoản Google hoặc Microsoft hoặc Email.

Hình 3: Trang giao diện lựa chọn đăng kí bằng các tài khoản

10



Điền các thông
tin cần thiết

Hình 4: Trang giao diện điền cac thông tin cá nhân cần thiết của người dùng

Hướng dẫn cách thiết kế một bài tập Lịch sử trên Kahoot
Trước hết GV cần đăng nhập. Màn hình giao diện khi đăng nhập:

Hình 5: Màn hình giao diện khi đăng nhập
Sau đó click Create để xây dựng bộ câu hỏi.

11


Hình 6: Màn hình giao diện các dạng bài tập
Tùy theo các dạng câu hỏi định soạn mà chọn Quiz (Câu
đố), Discussion (Thảo luận), Jumble (Sắp xếp) hay Survey (Khảo sát) cho phù
hợp. Trong đó:
“Quiz (Câu đố):“Đây là dạng câu hỏi trắc nghiệm, trong một câu hỏi có
nhiều đáp án để lựa chọn và yêu cầu HS lựa chọn đáp án đúng. GV thường
tạo một bài Quiz với nhiều câu hỏi để HS cả lớp cùng làm. GV có thể đặt thời
gian cho từng câu hỏi. Cách này phù hợp để cho HS ôn lại những kiến thức đã
học” và để tạo hứng thú cho HS tập trung vào bài học hơn.”
Jumble (sắp xếp): Dạng bài này là sắp xếp đáp án đúng, hay chính là
kéo câu trả lời theo đúng thứ tự. GV có thể đưa ra một nội dung, cho HS sắp
xếp théo thứ tự, hoặc điền vào chỗ trống.
Survey (Khảo sát): GV có thể tạo một bảng khảo sát để thăm dò ý kiến
HS. Dạng bài này thích hợp khi đang trong giờ học, để HS cả lớp có thể đóng

góp ý kiến của mình và không bị nhàm chán khi chỉ nghe GV giảng bài mà
không được đóng góp ý kiến. GV có thiết kế một bảng khảo sát liên quan đến
bài học, sau đó cho HS cả lớp vote rồi xem kết quả khảo sát.

12


Ví dụ: GV soạn bộ câu hỏi Quiz: Nhấn Create new Kahoot! Sau click
Ok, Go!
Điền tên của hoạt động
(lưu ý phần bắt buộc)

Để bắt đầu tạo
câu hỏi

→ GV cần điền các thông tin: Tên và nội dung câu hỏi, các câu trả lời
đáp án, chọn mức điểm, cài đặt thời gian, có thể chọn hình ảnh đính kèm. Sau
khi đã soạn xong câu hỏi, click vào Save để lưu bài và chọn Done để hoàn tất
việc soạn bài.

13


Chọn hình ảnh
có đề câu hỏi tải
lên
Cài đặt thời gian
trả lời câu hỏi

Điền câu hỏi


Tích vào đáp
án đúng

Điền các đáp
án

Hình 7: Màn hình giao diện khi soạn bộ câu hỏi dạng Quiz
* Đối với học sinh
HS sử dụng điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối Internet
truy cập vào địa chỉ Kahoot.it, sau đó nhập mã PIN mà GV chia sẻ.

HS nhập mã PIN

Hình 8: Màn hình giao diện sau khi HS truy cập địa chỉ Kahoot.it
HS có thể chọn chế độ chơi cá nhân, hoặc theo team, sau khi điền đủ
thông tin cá nhân, và thành viên của nhóm. HS ấn sẵn sàng để chơi.

14


1.1.1.3. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của Kahoot
* Ưu điểm:
- “Có thể tích hợp các hình ảnh minh họa, sơ đồ, video… “được tải từ
máy tính hoặc từ Internet giúp gây sự chú ý, tạo được hứng thú cho người
học”giúp người học chủ động tương tác hơn “học mà chơi - chơi mà học”.”
- Giúp GV ôn tập những điểm mà HS cần ghi nhớ.
- “GV có thể loại bỏ những người chơi có tên đăng nhập không hợp lệ
ra khỏi trò chơi”
-“ Có thể cài đặt thời gian cho từng câu hỏi, và tăng độ khó của trò chơi

sau 30s hoặc khi các bạn khác đã trả lời câu hỏi, điều này làm cho Kahoot
hiệu quả hơn so với các ứng dụng có chức năng tương tự như”Socrative và
Nearpod.
- “Linh động trong chờ đợi: Trong khi chờ đợi các người học đăng
nhập vào hệ thống, GV có thể mở một video trên Youtube chạy trong nền của
ứng dụng, video này có thể là một đoạn phim vui nhộn hay đoạn phim mang
nội dung liên quan đến chủ đề”chuẩn bị kiểm tra.
-“Có thể dùng bất kỳ trình duyệt web nào, không cần phải cài đặt ứng
dụng nào khác trên các thiết”bị.
- Hoàn toàn miễn phí.
- Có sẵn kho câu hỏi, câu đố hay đã được chia sẻ từ cộng đồng Kahoot,
tạo điều kiện cho chúng ta dễ dàng tìm hiểu và sử dụng thêm các câu
đố”khác.
-“Vào cuối bài, người học có thể cung cấp các thông tin phản hồi về bài
kiểm tra giúp GV hoàn thiện hơn kho câu hỏi của”mình.
* Nhược điểm
- Yêu cầu thiết bị phải có kết nối internet.
- Chỉ làm việc với các câu hỏi trắc nghiệm.

15


×