Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Tặng anh " Chân dung các tác giả Ngữ văn THCS"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 57 trang )



Phòng giáo dục và đào tạo Văn giang
Trường THCS Long Hưng
Tổ khoa học Xã hội

Mục lục
1 Tô Hoài Nhà văn
2 Đoàn Giỏi Nhà văn
3 Tạ Duy Anh Nhà thơ
4 Võ Quảng Nhà thơ
5 Minh Huệ Nhà thơ
6 Tố Hữu Nhà thơ
7 Trần Đăng Khoa Nhà thơ
8 Nguyễn Tuân Nhà văn
9 Thép mới Nhà văn
10 Duy Khán Nhà thơ

Tô hoài, Nhà văn
* Tên khai sinh: Nguyễn Sen, sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920 tại thị trấn Nghĩa Đô, Từ Liêm,
Hà Nội.
*Quê: thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, hiện ở thị trấn Nghĩa Đô, Hà Nội.
* Tô Hoài tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám. Từ 1945-1958: Làm phóng
viên rồi chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc. Từ 1957-1958: Tổng thư ký hội nhà văn Việt
Nam. Từ 1958-1980: Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. Từ 1986-1996: Chủ tịch hội văn
nghệ Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam
(1981).
* Tác phẩm chính: 150 tác phẩm, trong đó nổi bật là Dế mèn phiêu lưu ký (truyện dài,
1942); Tự truyện (hồi ký, 1965); Quê nhà (tiểu thuyết, 1970); Cát bụi chân ai (hồi ký, 1991);
Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (2 tập, 1994).
- Nhà văn đã nhận: Giải nhất Tiểu thuyết của Hội văn nghệ Việt Nam 1956, Giải thưởng


của Hội Nhà văn á Phi năm 1970 ;Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- Nghệ thuật (đợt1-
1996).

đoàn giỏi - Nhà văn
(Các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư).
Tên khai sinh : Đoàn Giỏi , sinh ngày 17 tháng 05 năm 1925
Quê: Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông làm việc ở Mỹ Tho, sau đó về công
tác tại ty văn hoá- Thông tin Rạch Giá với cương vị Phó trưởng ty. Năm 1954, ông tập kết ra
Bắc. Từ năm 1955 ông chuyển về sáng tác, là uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt
Nam các khoá I, II, III.
* Những tác phẩm chính: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ,1947); Khí hùng đất
nước( ký 1948); Những dòng chữ máu Nam Kỳ1940( ký 1948); Chién sĩ Tháp Mười( kịch thơ
1949); Đất rừng phương Nam( truyện 1957)...

Tạ duy anh - Nhà văn
(Các bút danh khác: Lão Tạ , Bình Tâm )
* Tên khai sinh: Tạ Viết Dũng, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959.
* Quê: xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Tốt nghiệp khoá IV trường viết văn
Nguyễn Du. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1993).
* Tạ Duy Anh sau khi giải ngũ lên làm việc tại công trường thuỷ điện Hoà Bình, từ đó, Anh
viết văn. Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, anh ở lại trường làm cán bộ giảng dạy
cho đến nay.
* Tác phẩm chính: Bước qua lời nguyền (tập truyện, 1990), Khúc dạo đầu (tiểu thuyết,
1991); Lão Khổ (tiểu thuyết, 1992); Hiệp sĩ áo cỏ (truyện vừa thiếu nhi, 1993); Luân hồi (tập
truyện, 1994).
* Nhà văn đã được nhận giải thưởng: Giải truyện ngắn nông thôn (báo Văn nghệ, Nông
nghiệp và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức); Giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân
đội).


võ quảng - Nhà thơ
* Tên khai sinh: Võ Quảng, sinh ngày 1 tháng 3 năm 1920.
*Quê: Đại Hoà, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hiện nghỉ hưu ở Hà Nội. Đảng viên Đảng
cộng sản Việt Nam. Hội viên hội nhà văn Việt Nam (1965).
* Võ Quảng tham gia cách mạng từ năm 1935. Năm 1939 làm tổ trưởng tổ thanh niên
phản đế ở Huế. Tháng 9 năm 1941 bị Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ. Năm 1945 làm uỷ
viên tư pháp thành phố Đà Nẵng. Sau đó làm phó chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chính
Đà Nẵng. Năm 1947 làm hội thẩm chính trị (tức là phó chánh án) toà án quân sự miền
Nam Việt Nam. Từ 1948 đến 1955 làm uỷ viên ban thiếu niên nhi đồng trung ương, đồng
thời phụ trách nhà xuất bản Kim Đồng và xưởng phim hoạt hình. Năm 1971 về hội Nhà văn
Việt Nam, phụ trách văn học thiếu nhi.
* Tác phẩm đã xuất bản: Cái thăng (truyện, 1961); Quê nội, tảng sáng (truyện, 1973); Bài
học tốt (truyện, 1975); Vượn hú (truyện, 1993); Kim tuyến, vĩ tuyến (truyện, 1995); Gà mái
hoa (thơ, 1957); Thấy cái hoa nở (thơ, 1962); Nắng sớm (thơ, 1965); Anh đom đóm (thơ,
1970); Măng tre (thơ, 1972);

Minh Huệ - Nhà thơ
(Các bút danh: Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái)
* Tên khai sinh: Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927.
* Quê : Bến thuỷ- Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ an
* Minh Huệ tham gia Việt Minh(5-1945) và cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An(8-
1945). Hội trưởng hội sáng tác văn nghệ liên khu IV. Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình, văn
học dịch nhà xuất bản văn học. Uỷ viên uỷ ban hành chính kiêm trưởng ty văn hoá Nghệ
An. Chủ tịch hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, uỷ viên uỷ ban Trung Ương hội liên hiệp văn học nghệ
thuật Việt Nam(1984-1991).Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốt nghiệp đại học văn,
hội viên hội nhà văn Việt Nam(1957).
*Tác phẩm chính: Tiếng hát quê hương (thơ 1959); Đất chiến hào (thơ 1970); Mùa xanh đến
(thơ 1972); Đêm nay Bác không ngủ (thơ 1985); rừng xưa rừng nay (bút ký, 1962); Thưởng
thức thơ viết về Bác Hồ (tiểu luận,1992)
*Giải thưởng văn học: Giải nhất chi hội văn nghệ kháng chiến khu Bốn Sở thông tin tuyên

truyền khu Bốn 1954. Giải thưởng Nguyễn Du của Nghệ Tĩnh 1986( tập thơ Đêm nay Bác
không ngủ).

tố hữu - nhà thơ
* Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920. *
Quê: Làng Phù Lai nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thùa Thiên.
* Sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Giác
ngộ cách mạng và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Những bài
thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm1937-1938. Tháng 4-1939 bị thực dân Pháp bắt,
giam giữ ở các nhà lao miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3- 1942, vượt ngục Đac Lay, tiếp
tục hoạt động cách mạng. Hoạt động bí mật đến 1945, làm Chủ tịch uỷ ban khởi nghĩa
Thừa Thiên- Huế. Hiện nay là đặc phái viên trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,.Hội viên
sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam(1957).
*Tác phẩm chính: Từ ấy(thơ,1946); Việt Bắc(thơ, 1954); gió lộng(thơ 1961); Ra trận(thơ,
1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992)
- Giải thưởng văn học:- Giải nhất giải thưởng văn học hội văn nghệ việt nam 1954-1955;
Giải thưởng văn học ASEAN(1996)- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật(đợt
1,1996).

Trần đăng khoa - Nhà thơ
Bút danh đồng thời là tên khai sinh, sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958
* Quê: thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.
* Nhà thơ Trần Đăng Khoa tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, tốt nghiệp Học viện văn
học thế giới mang tên M.Gooky (CHLB Nga), từng là lính hải quân học viên trường sĩ quan
lục quân. Hiện là biên tập viên tạp chí văn nghệ quân đội. Nổi tiếng là thần đồng thơ từ
khi 7,8 tuổi. Tập thơ từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản Kim Đồng lúc vừa tròn 10 tuổi.
Khoa là em ruột nhà thơ Trần Nhuận Minh. Nhà thơ còn viết phê bình văn học.Đảng viên
Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên hội nhà văn Việt Nam (1977).
* Tác phẩm chính: Từ góc sân nhà em (thơ 1968); Góc sân và khoảng trời (thơ 1968); thơ
Trần Đăng Khoa (tập 1, 1970), Khúc hát người anh hùng (trường ca 1974); Trường ca trừng

phạt (thơ 1973); Trường ca dông bão (thơ 1983); Bên cửa sổ máy bay (thơ 1986); Thơ Trần
Đăng Khoa (phần 2,1983)
-Nhà thơ đã được nhận giải thưởng thơ, báo thiếu niên tiền phong (1968, 1969, 1971 3
lần), giải A cuộc thi thơ báo văn nghệ (1981 -1982).

Nguyễn tuân - Nhà văn (1910 1987)
(Các bút danh: Thanh Hà, Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc)
* Tên khai sinh: Nguyễn Tuân, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội.
*Quê: làng Mọc, thôn Thượng Đình, xã Nhân Mục (nay là Nhân Chính), quận Thanh Xuân,
Hà Nội. Mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội
* Thời niên thiếu, Nguyễn Tuân theo gia đình làm ăn sinh sống ở nhiều nơi. Năm 1929, tham
gia phong trào bãi khoá, bị đuổi học, sau đó, ông đã hai lần bị bắt, bị tù .Từ những năm 30,
Nguyễn Tuân bắt đầu viết văn và làm báo. Từ 1937, ông chuyên sống bằng nghề viết và
nổi tiếng từ 1938.Sau cách mạng, Nguyễn Tuân cùng với đoàn văn nghệ sĩ vào công tác
tại khu V . Từ năm 1948 đến 1996, ông giữ trách nhiệm Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.
Từ 1958, ông là uỷ viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam và Uỷ
viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam
* Những tác phẩm chính: Vang bóng một thời (truyện ngắn, 1940); Chiếc lư đồng mắt cua
(tuỳ bút, 1941); Một chuyến đi (du ký, 1941); Tóc chị Hoài (tuỳ bút, 1943);
*Ngoài ra, Nguyễn Tuân còn viết tiểu lụân phê bình văn học. Ông được tặng giải thưởng
Hồ Chí Minh về văn học- nghệ thuật(đợt I- 1996).

Thép Mới - Nhà văn ( 1925- 1991)
(Bút danh khác: ánh Hồng )
*Tên khai sinh: Hà Văn Lộc, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1925 tại Nam Định, ông mất ngày28
tháng 8 năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh.
*Quê: Quảng An- Tây Hồ- Hà Nội.
*Thép Mới tham gia phong trào cách mạng từ rất sớm, từng làm nhiều công tácvà chức vụ:
phó tổng biên tập báo Nhân dân; Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam; Uỷ viên
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Sau năm 1975, ông sống và làm việc tại thành phố

Hồ Chí Minh.
* Tác phẩm chính: Thời gian ủng hộ chúng ta (dịch tuỳ bút, 1954); Cây tre Việt Nam (thuyết
minh phim, 1958); Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam (bút kí, 1964)

Duy khán, Nhà thơ (1934 1993)
* Tên khai sinh: Nguyễn Duy Khán. Sinh ngày 6 tháng 8 năm 1934, mất ngày29 tháng 1
năm 1993 tại Hải Phòng.
*Quê: Xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc.
* Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo. Đang trong vùng tạm chiếm, trốn ra
vùng tự do nhập ngũ.Từng làm giáo viên văn hoá trong quân đội, sau chuyển làm phóng
viên phát thanh quân đội. Về tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên, phóng viên,
tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh 1975. Về hưu, quân hàm Đại tá. .Đảng viên Đảng cộng
sản Việt Nam. Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1979).
* Tác phẩm chính: Trận mới (tập thơ 1972); Tâm sự người đi (tập thơ 1987); Tuổi thơ im
lặng (truyện 1986).
- Duy Khán đã được nhận giải thưởng văn học hội nhà văn Việt Nam 1987 với tác phẩm:
Tuổi thơ im lặng.

Mục Lục
1 Khánh Hoài Nhà văn
2 Xuân Quỳnh Nhà thơ
3 Thạch Lam Nhà văn
4 Vũ Bằng Nhà văn
5 Hồ Chí Minh Nhà văn hoá lớn Danh nhân TG
6 Đặng Thai Mai Nhà văn,nghiên cứu văn học
7 Phạm Văn Đồng Nhà lý luận văn hoá, vn
8 Hoài Thanh Nhà lý luận , phê bình văn học
9 Phạm Duy Tốn Nhà văn

khánh hoài - Nhà văn

(Bút danh khác: Bảo Châu)
* Tên khai sinh: Đỗ Văn Xuyền, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937.
*Quê: xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình,hiện ở thành phố Việt Trì.
* Khánh Hoài thời kỳ học trung học đã tham gia hoạt động bí mật trong phong trào học
sinh, sinh viên. Năm 1956-1959 học Đại học Sư phạm Hà Nội. Từ 1959-1987: Dạy học, làm
hiệu trưởng nhiều trường phổ thông ở Vĩnh Phú. Hội viên hội nhà văn Việt Nam (1981).Từ
1988 đến nay: Chi hội trưởng chi hội Văn nghệ Việt Trì; Trưởng ban văn hoá- Xã hội và Phó
chủ nhiệm thường trực Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em thành phố Việt Trì.
* Tác phẩm chính: Trận chung kết (truyện dài, 1975); Những chuyện bất ngờ (truyện vừa,
1978); Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện, 1992); Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà
(hay Băng ngũ hổ, truyện vừa, 1993-1994).
- Nhà văn đã được nhận: Giải A, giải văn nghệ Vĩnh Phú 10 năm (1975-1985). Giải chính
thức giải thưởng Hùng Vương (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú).

Xuân quỳnh - Nhà thơ (1942 1988)
* Tên khai sinh: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942. Mất ngày 29
tháng 8 năm 1988.
*Quê: La Khê, Hoài Đức, Hà Tây.
* Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức. Mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội.
Tháng 2-1955 được tuyển vào Đoàn văn công nhân dân trung ương. Được đào tạo thành
diễn viên múa. Đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên
thế giới năm 1959 tại Viên (áo). Năm 1962-1964 học ở trường bồi dưỡng những người viết
văn trẻ (khoá I) của Hội nhà văn . Từ 1964 trở đi là biên tập báo Văn nghệ.Hội viên hội nhà
văn Việt Nam (1967).Từ 1978 đến lúc mất là biên tập Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Uỷ viên
ban chấp hành hội Nhà văn Việt Nam (khoá III).
* Tác phẩm chính:Tơ tằm Chồi biếc ; Hoa dọc chiến hào ; Gió lào, cát trắng (1947); Lời ru
trên mặt đất (1978); Thơ Xuân Quỳnh (1992-1994); Thơ tình Xuân Quỳnh Lưu Quang Vũ
(1994); Cây trong phố Chờ trăng; Bầu trời trong quả trứng (1982);

Thạch Lam (1910- 1942)

Nhà văn.
* Bút danh khác: Việt Sinh
* Tên thật: Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
* Quê: xã Cẩm Phổ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sinh ngày 7 tháng 7 năm 1910 tại Thị
trấn Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.
* Ông sinh trưởng trong một gia đình công chức quan lại thuộc dòng họ Nguyễn Tường,
gia đình có 6 anh em trai đều thành đạt. Thạch Lam là em ruột nhà văn Nhất Linh( Nguyễn
Tường Tam) và nhà văn Hoàng Đạo( Nguyễn Tường Long).Họ cùng lập ra Tự lực văn đoàn.
Từ năm 1931 đến năm 1934 chủ yếu là thời kì làm báo của ông. Từ 1935 đến khi mất, ông
viết báo đều đặn cho Phong Hoá và Ngày nay của Tự lực văn đoàn, đây là thời kì ông nổi
tiếng với các truyện ngắn, ký và tiểu luận văn chương.
* Tác phẩm chính: Gió đầu mùa( tập truyện ngắn, 1937); Nắng trong vườn( tập truyện
ngắn, 1938); Hà Nội ba mươi sáu phố phường( tuỳ bút, một năm sau ông mất mới in).

Vũ Bằng( 1913- 1984)Nhà văn, nhà báo.
(Bút danh khác: Tiêu Liêu, Thiên Thư, Lê Tâm, Đồ Nam, ...)
*Tên khai sinh: Vũ Đăng Bằng, Sinh ngày 3 tháng 6 năm 1913 tại Hà Nội.
* Quê: làng Ngọc Cục, xã Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
* Xuất thân từ một dòng họ nổi tiếng khoa bảng nhiều đời. Từ rất sớm ông đã có bài đăng
báo, sau đó ông trở thành một nhà văn chuyên nghiệp. Tháng 12 năm 1946, ông tản cư ra
vùng tự do, rồi trở về Hà Nội làm tình báo bí mật ở nội thành Hà Nội. Sau 1954 ông vào Nam
làm tình báo tiếp.
* Những tác phẩm chính:
- Trước 1945: Hội Lim; Cái búa con; Lọ Văn; Một mình trong đêm tối; Truyện hai người; Tội ác
và hối hận; Bèo nước...
- Từ 1945- 1954: Chớp bể mưa nguồn; Thư cho người mất tích...
- Sau 1954: Bát cơm; Miếng ngon Hà Nội; Miếng lạ miền Nam; Thương nhớ mười hai.
Ngoài ra ông còn có một số sách khảo luận, biên khảo.

Hồ Chí Minh (1890- 1969)

Nhà báo, nhà văn, nhà thơ, danh nhân văn hoá thế giới.
*Tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung; tên chữ là Nguyễn Tất Thành
* Quê: làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
* Thuở thiếu thời, người đã sớm có lòng yêu nước, căm thù giặc. Năm 1911, Người bỏ học,
rời tổ quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người đã đi khắp mọi nơi, làm đủ mọi nghề
để kiếm sống. Người cũng đã tham gia nhiều tổ chức của Quốc tế Cộng sản. Sau đó Người
về Trung Quốc lập Đảng Cộng sản Việt Nam( ngày 3 tháng 2 năm 1930). Người tiếp tục ra
nước ngoài hoạt động cách mạng: đi Liên Xô.Năm 1941, Người trực tiếp về nước lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đọc bản Tuyên ngôn
Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Năm 1946,Người chính thức trở
thành Chủ tịch nước cho tới lúc Người mất.
* Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1924); Đường kách mệnh (1926); Nhật kí
trong tù (1941); Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Hồ Chí
Minh toàn tập, Hồ Chí Minh tuyển tập, thơ (1970)

Đặng Thai Mai ( 1902- 1984)
Nhà văn, nhà nghiên cứu văn học.
* Bút danh khác: Thanh Tuyền, Thanh Bình. Sinh ngày 25- 12- 1920; mất ngày 25-9-1984.
* Quê: làng Lương Điền ( nay là Thanh Xuân), huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
* Đặng Thai Mai sinh ra trong một gia đình khoa bảng nhiều đời, giàu lòng yêu nước. Ông
cũng là một học giả đi theo cách mạng, ông có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục
nước nhà. Từng là đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà các khoá I, II, III,
IV, V; Uỷ viên ban dự thảo Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Là một nhà lý
luận phê bình văn học, ông có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị cao. Ông được tặng
nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Năm 1982, được thưởng Huân chương Hồ Chí
Minh.
* Tác phẩm chính: Văn học khái luận( nghiên cứu, 1944) Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu
thế kỉ XX ( nghiên cứu, 1961). Về dịch thuật: Lịch sử triết học phương tây (1949, 1954), AQ
chính truyện ( 1957)...


Phạm Văn Đồng( 1906-2000)
Nhà cách mạng, nhà lí luận văn hoá văn nghệ.
*Sinh ngày: 1.3.190 6, mất tháng 5 năm 2000.
* Quê: Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
* Ông tham gia cách mạng từ năm 1925.Năm 1926, sang Quảng Châu dự lớp tập huấn do
Nguyễn ái Quốc tổ chức, sau đó ông về nước hoạt động cách mạng và bị bắt đầy đi Côn
Đảo. Sau khi ra tù, trở về Hà Nội hoạt động công khai. Năm 1942, ông được cử về xây dựng
căn cứ địa cách mạng tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn. Năm 1949, làm Phó thủ tướng
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...Những năm sau đó ông tiếp tục giữ nhiều
trọng trách trong bộ máy chính quyền của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ông
được tặng nhiều Huân, Huy chương cao quý của Đảng và nhà nước ta, cũng như các nư
ớc: Xô Viết, Lào, Campuchia, Cu Ba, Ba Lan, Mông Cổ...
* Tác phẩm chính: Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ(1963); Văn hoá và
đổi mới(1996), và nhiều bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Hoài thanh - Nhà lý luận phê bình (1909 1982)
(Bút danh: Văn Thiên)
* Tên khai sinh: Nguyễn Đức Nguyên, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1909, mất ngày 14 tháng 4
năm 1982 tại Hà Nội.
* Quê : Nghi Trung, Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. . Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam(1957).
* Hoài thanh sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm 1927 gia nhập Tân Việt cách
mạng Đảng. Tham gia tổng khởi nghĩa Tháng 8 năm 1945. Công tác ở đại học Hà Nội, Đài
tiếng nói Việt Nam. Từ 1958 1968 là Tổng thư ký Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam.
Sau là viện phó Viện văn học và chủ nhiệm báo Văn nghệ (1969 1975).
*Tác phẩm chính: Văn chương và hành động (lý luận, 1936); Thi nhân Việt Nam (1941); Quyền
sống của con người trong truyện Kiều (tiểu luận, 1950); Nói chuyện thơ kháng chiến (phê
bình, 1951); Nam bộ mến yêu (bút ký, 1955); Chuyện miền Nam (bút ký, 1956); Phê bình tiểu
luận (tập I 1960, tập II 1965, tập III 1971); Tuyển tập Hoài Thanh (hai tập, 1982 1983).


Phạm Duy Tốn (1881- 1924)
( Các bút danh: Ưu Thời Mẫn; Đông Phương Sóc; Thọ An)
Ông sinh 1881 - m t 25 tháng 2 năm 1924
*Quê: làng Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
*Ông tốt nghiệp trường thông ngôn,. vào làm việc tại Toà Thống sứ Bắc Kỳ. Sau đó đổi
sang làm ở ngân hàng Đông Dương, được thời gian ngắn thì chuyển sang viết báo.
* Tác phẩm chính: Bực mình( truyện ngắn, 1914); Sống chết mặc bay (truyện ngắn, 1918);
Con người sở khanh (truyện ngắn, 1919); Nước đời lắm lỗi (truyện ngắn, 1919)

thanh tịnh - Nhà thơ (1911 1988)
* Tên khai sinh: Trần Văn Ninh, sau đổi tên Trần Thanh Tịnh, sinh ngày 12 tháng 12 năm 1991
tại Huế. Mất ngày 17 tháng 7 năm 1988 tại Hà Nội. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội
viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
* Nhà thơ Thanh Thịnh từng làm nghề hướng dẫn viên du lịch, dạy học, đo đạc ruộng đất.
Sau tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945), ông làm Tổng thư ký Hội văn hoá cứu quốc Trung Bộ.
Khi tạp chí Văn nghệ quân đội ra đời, ông là phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm. Về sau, chuyên
sáng tác. Ông đã là Uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khoá I, II). Uỷ viên Liên
hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Cấp bậc Đại tá QĐND Việt Nam trước khi nghỉ hưu. ông
đi đầu trong lối viết những đoạn văn ngắn và là nhà văn có nhiều giai đoạn văn học.
*Tác phẩm chính: Ngậm ngải tìm trầm (truyện ngắn, 1943), Quê mạ (truyện ngắn, 1941); Chị
và em (truyện ngắn, 1942); Xuân và Sinh (truyện ngắn, 1944); Hận chiến trường (thơ, 1937);
Sức mồ hôi (ca dao, 1954);
- Ông đã nhận giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam (1951 1952) cho những bài độc tấu xuất
sắc.

Nguyên hồng - Nhà văn (1918 - 1982)
* Tên khai sinh: Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918. Mất ngày 2 tháng 5 năm
1982 tại Yên Thế (Bắc Giang).
*Quê: thành phố Nam Định. Mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 tại Yên Thế (Bắc Giang).
* Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha, ngay từ nhỏ, Nguyên Hồng đã phải

cùng mẹ ra Hải Phòng lần hồi kiếm sống trong các xóm chợ nghèo. Những năm 1937-1939, ông
tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ ở Hải Phòng. Tháng 9-1939, ông bị Pháp bắt, năm 1940,
ra tù ông lại bị thực dân Pháp đưa đi trại tập trung ở Bắc Mê (Hà Giang) và sau đó bị quản thúc
ở Nam Định (từ 11-1941). Ông tham gia tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội. Trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp , ông hoạt động ở Hội văn nghệ Việt Nam (từ 1947 1957). Ông
là uỷ viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (khoá I và II). Những năm cuối đời Nguyên Hồng
về sống, sáng tác tại Tân Yên (Hà Bắc) và mất tại đó. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
về Văn học Nghệ thuật (đợt 1, 1996).
* Những tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938); Bảy Hựu (truyện ngắn, 1941); Những ngày thơ
ấu (truyện ngắn, 1941); Qua những màn tối (truyện, 1942); Cuộc sống (tiểu thuyết, 1942); Miếng
bánh (truyện ngắn, 1945); Ngọn lửa (truyện vừa, 1945); Đất nước yêu dấu (ký, 1949)

×