Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

NGHIÊN cứu THỰC TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG y học cổ TRUYỀN tại TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.97 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM VIỆT HOÀNG

Chuyên đề:
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Thuộc đề tài NCS:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH
BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI TỈNH HƯNG YÊN


HÀ NỘI - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM VIỆT HOÀNG
Chuyên đề:


TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
KHÁM CHỮA BỆNH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Thuộc đề tài NCS:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CAN THIỆP
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH
BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI TỈNH HƯNG YÊN

Chuyên ngành: Y học cổ truyền
Mã số: 62.72.60.01


Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS Đỗ Thị Phương

HÀ NỘI - 2012


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVYHCT
CCTW
CBYT
CSSKBĐ
CSQG
HNYTTN
KCB
KCB YHCT
KTXH

TP
TTBYT
TW
YDCT
YDCT
YDHHĐ
YHCT
YHCTTN
YHCTTW
YHHĐ
YTTN
NC
KHCN
WHO
HNYHCTTN

Bệnh viện Y học Cổ truyền
Châm cứu Trung ương
Cán bộ Y tế
Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Chính sách Quốc gia
Hành nghề y tế tư nhân
Khám chữa bệnh
Khám chữa bệnh Y học Cổ truyền
Kinh tế xã hội
Thành phố
Trang thiết bị Y tế
Trung ương
Y dược Cổ truyền
Y Dược học Cổ truyền

Y Dược học hiện đại
Y học Cổ truyền
Y học Cổ truyền tư nhân
Y học Cổ truyền Trung ương
Y học hiện đại
Y tế tư nhân
Nghiên cứu
Khoa học công nghệ
Tổ chức y tế thế giới
Hành nghề y học cổ truyền tư nhân
MỤC LỤC

I. ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................1
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................2
III. NỘI DUNG................................................................................................2
3.1. Một số khái niệm cơ bản...............................................................................2
3.2. Những định hướng và chính sách đối với YDCT của Tổ chức Y tế thế giới.........3


3.3 Tình hình khám chữa bệnh bằng YHCT ở một số nước trên thế giới................3
3.3.1. Campuchia........................................................................................4
3.3.2. Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào..................................................6
3.3.3. Indonesia..........................................................................................8
3.3.4. Malaysia...........................................................................................9
3.3.5. Myanmar..........................................................................................9
3.3.6. Phi-lip-pin.......................................................................................10
3.3.7. Singapore........................................................................................11
3.3.8. Thái Lan..........................................................................................12
3.3.9. Nepal..............................................................................................13
3.3.10. Ấn Độ...........................................................................................13

3.3.11. Trung Quốc...................................................................................15
3.3.12. Nhật bản.......................................................................................19
3.3.13. Hàn Quốc......................................................................................20
3.3.14. Australia........................................................................................20
3.3.15. YHCT ở một số nước châu Âu.....................................................21
3.3.16. YHCT ở châu Phi.........................................................................22
3.4 Tình hình khám chữa bệnh bằng YHCT ở Việt Nam......................................27
3.4.1 Các quan điểm chỉ đạo chung về phát triển Y học cổ truyền và chính
sách của Đảng và chính phủ đối với hoạt động khám chữa bệnh
YHCT tại Việt Nam...........................................................................27
3.4.2 Tình hình khám chữa bệnh YHCT tại Việt Nam:............................31
3.4.3 Một số nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nang cao chất lượng
khám chữa bệnh YHCT tại Việt nam đến 2010.................................40
IV. KẾT LUẬN..............................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăm sóc sức khỏe (CSSK) là một trong những nhu cầu thiết yếu của
con người. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của loài người
từ thời xa xưa y dược cổ truyền (YDCT) đã ra đời. Con người đã dùng các
loại cây, cỏ, bộ phận động vật, khoáng chất … để tăng cường và bảo vệ sức
khỏe. Trong xã hội YDCT phát triển do nhu cầu của người dân trong việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự nâng cao về nhận
thức cũng như nhu cầu thiết yếu về CSSK, sự kết hợp giữa y học hiện đại
(YHHĐ) và y học cổ truyền (YHCT) ngày càng chặt chẽ. Tỷ lệ và số lượng
người sử dụng các dịch vụ YHCT ngày càng được nâng lên. Ở Nhật, theo
thống kê thấy có tới 70 - 80% các thầy thuốc của phép chữa đối chứng đã kê

đơn cho người bệnh sử dụng các dịch vụ này. Tại Trung Quốc có tới 40% các
dịch vụ CSSK đã sử dụng YDCT Trung Quốc, điều trị cho hơn 200 triệu
người bệnh hàng năm. Tại Châu Mỹ La-tinh cũng thống kê thấy 71% dân số
Chi-lê và 40% dân số tại Colombia đã sử dụng YDCT. Tại nhiều nước công
nghiệp phát triển thì tỷ lệ dân sử dụng YDCT cũng rất lớn, tại Mỹ là 42%, Úc
là 48%, Pháp là 49% và Canada là 70% [37].
Sự phát triển YDCT ở mỗi nước trên thế giới có sự khác biệt là do đặc
thù riêng về văn hóa, tập quán và tri thức truyền thống, Tổ chức y tế thế giới
(TCYTTG) đã khuyến cáo "mỗi quốc gia nên khuyến khích nghiên cứu và
phát triển YHCT phù hợp với ưu tiên quốc gia và pháp luật, có xem xét các
văn kiện quốc tế liên quan, bao gồm, khi thích hợp, những tri thức truyền
thống liên quan và quyền của người dân bản địa” (Báo cáo của TCYTTG
trong Hội nghị YHCT các nước ASEAN lần thứ 2 -2010) [5].
Do vậy, nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã đặt mối
quan tâm triển khai các nghiên cứu về tình hình sử dụng YDCT tại quốc gia
mình, trên cơ sở đó đúc rút những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải


2
pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng YHCT trong công tác khám chữa
bệnh (KCB) và chăm sóc sức khỏe người dân.
Tiểu luận tổng quan "Tình hình nghiên cứu thực trạng và các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền
trên thế giới và Việt Nam" thuộc đề tài "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất
giải pháp can thiệp nhằm nâng cao chát lượng khám chữa bệnh bằng y
học cổ truyền tại tỉnh Hưng Yên" được xây dựng với 2 mục tiêu:
1.

Mô tả tình hình khám chữa bệnh bằng YHCT của một số


nước trên thế giới
2.

Mô tả thực trạng khám chữa bệnh bằng YHCT đến năm

2010 tại Việt Nam
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Là một chuyên đề mang tính lý thuyết nên phương pháp tổng quan các
tài liệu có liên quan được dùng tại đây. Để minh họa cho một số phần mô tả
thực trạng về YHCT, phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp qua các tài liệu
thống kê liên quan cũng được sử dụng và cuối cùng phương pháp phân tích/
tổng hợp cũng được sử dụng để bàn luận các thông tin số liệu, phục vụ cho
các kiến nghị và nghiên cứu tiếp.
III. NỘI DUNG
3.1. Một số khái niệm cơ bản
- YDCT: Theo Tổ chức Y tế thế giới, YDCT là các dạng khác nhau của
các phương pháp thực hành, sự tiếp cận, thái độ, kiến thức và niềm tin trong
việc kết hợp chặt chẽ việc sử dụng các cây cỏ, bộ phận động vật hay khoáng
chất, dựa trên các kĩ thuật hay bài tập luyện y học, liệu pháp tinh thần hay
bằng tay, có thể ứng dụng độc lập hay phối hợp để tạo ra tình trạng sức khỏe
tốt thông qua việc chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh.
- YDCT -phương pháp trị liệu thay thế/bổ sung (CAM): là một phức
hợp, thường đề cập đến một hệ thống như hệ thống YDCT Trung Quốc, Ấn-


3
hay - rp, gm cỏc dng rt khỏc nhau ca y hc bn a. Cỏc liu phỏp
YDCT bao gm cỏc liu phỏp iu tr bng thuc - nu nh cú s dng cỏc
c, cõy, b phn ca ng vt hay khoỏng cht lm thuc cha bnh; cỏc liu
phỏp iu tr khụng dựng thuc nu nh thc hin cỏc th thut nh chõm

cu, liu phỏp tinh thn/tõm lý hay liờu phỏp qua tỏc ng ca tay. Ti cỏc
quc gia m cú s u th ca phộp cha i chng (tõy y) hoc YDCT cha
c lng ghộp vo h thng CSSK quc gia thỡ YDCT c gi l phng
phỏp tr liu thay th hay tr liu b sung (complementory or alternative
medicine) [37], [25].
3.2. Nhng nh hng v chớnh sỏch i vi YDCT ca T chc Y t th gii
Giỏ tr ca YHCT ó c TCYTTG khng nh rừ "Không cần
chứng minh lợi ích của YHCT, mà cần phải đề cao và khai
thác rộng rãi hơn nữa những khả năng của nó có lợi cho toàn
thể nhân loại, phải đánh giá và công nhận theo đúng giá trị
của nó và làm nó hữu hiệu hơn. Đó là hệ thống mà dân
chúng từ trớc đến nay đã coi nh của mình và chấp nhận
không hạn chế. Hơn thế dù ở đâu nó cũng có lợi nhiều hơn
những hệ thống từ ngoài, vì nó là một bộ phận không thể
tách rời của nền văn hoá nhân dân" [37].
Do vy, trong chin lc YHCT (2002-2005) ca TCYTTG [37] ó nờu
rừ: Kt hp cht ch nn YDCT trong h thng chm súc sc khe quc gia.
Tc l YDCT cn phi c lng ghộp vo mi dch v chm súc sc khe
nh mi bnh vin, mi phũng khỏm, mi bin phỏp iu tr, chm súc hay
phc hi chc nng... Phi tớch cc lm cho cỏc dch v YDCT c ph bin
mi ch, mi ni, cho mi ngi dõn d tip cn vi dch v ny k c
trong lnh vc nh nc hay t nhõn. Cng cn thit lng ghộp cht ch trong
cụng tỏc o to v YDCT.
3.3 Tỡnh hỡnh khỏm cha bnh bng YHCT mt s nc trờn th gii:


4
Sử dụng và đưa YHCT trong hệ thống CSSK quốc gia đó và đang là
vấn đề được nhiều nước quan tâm. Chính sách cho YDCT có sự khác nhau
giữa các nước hay các vùng miền. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lịch sử

dân tộc, văn hóa, tốn giáo, thái độ, triết lý...Nhưng nhìn chung, dựa vào yếu tố
văn hóa, có thể chia ra các vùng miền chính sách cho YDCT như sau: Châu
Á, Châu Phi, Ả-rập, Mỹ bản địa, Trung và Nam Mỹ, Đại tây dương. Hiện nay,
chỉ có rất ít nước phát triển chính sách cụ thể cho YDCT, 25 nước trong số
191 nước thuộc Tổ chức Y tê thế giới xác định có chính sách cho YDCT. Bên
cạnh đó chung cho toàn thế giới, Tổ chức Y tế thế giới phát triển những định
hướng, chính sách và hướng dẫn chung cho sự phát triển của nền YDCT.
Dựa trên hướng dẫn của TCYTTG, một số nước đã lồng ghép khá tốt
các dịch vụ YDCT trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, do tiềm
năng, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi nước khác nhau, nên các hình
thái tổ chức và phương thức hoạt động của YHCT rất đa dạng và không giống
nhau cho các nước.
Sau đây, xin giới thiệu sơ lược về tình hình khám chữa bệnh bằng
YHCT của một số quốc gia trên thế giới.
3.3.1. Campuchia:
YHCT tại Cămpuchia (còn gọi là YHCT Khmer) có từ lâu đời và được
người dân sử dụng chủ yếu theo kinh nghiệm tại các cộng đồng. Trong chế độ
Khmer Đỏ vào những năm 70, các kiến thức, kỹ năng y học hiện đại ít được
sử dụng, dẫn tới việc sử dụng các thuốc YHCT là biện pháp chăm sóc sức
khỏe duy nhất cho người dân đất nước này. Sau khi Nhà nước Cộng Hòa Dân
Chủ Nhân Dân Campuchia được thành lập năm 1979, YHCT chính thức được
chính phủ Campuchia khuyến khích sử dụng.
Năm 1998, Nghị định về Chính sách Thuốc quốc gia được Chính phủ
thông qua. Tháng 7/2004, Thủ tướng chính phủ Campuchia tuyên bố “Chính


5
phủ Hoàng gia sẽ tiếp tục khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm YHCT với
thông tin thích hợp và sẽ kiểm soát việc kết hợp sử dụng với thuốc tây” [5].
Chính phủ Hoàng gia Cămpuchia công nhận việc hành nghề YHCT và

sử dụng thuốc YHCT trong hệ thống cùng YHHĐ. Tuy nhiên hiện nay tại
Cămpuchia, YHCT vẫn không được liên kết hoặc lồng ghép chính thức với hệ
thống y tế quốc gia do các bác sỹ, dược sỹ và các nhân viên y tế chưa có đầy
đủ kiến thức về YHCT và chưa rõ về các lợi thế cũng như hạn chế của YHCT,
chưa có niềm tin vào tính an toàn và hiệu quả của YHCT cũng như tôn trọng
vai trò của các thầy thuốc YHCT. YHCT chủ yếu vẫn chỉ được dùng ở các hộ
gia đình và cộng đồng, và được thực hiện bởi các thày lang hoặc chính người
dân theo kinh nghiệm của bản thân họ. Bên cạnh đó, cũng tồn tại hình thức
dịch vụ YHCT tư nhân của một số cộng đồng người Hoa và của Việt Nam
được nhà nước cho phép. Như vậy, về chính sách thì Chính phủ Hoàng gia
Campuchia có cho phát triển YHCT, nhưng việc lồng ghép và ứng dụng
YHCT trong chăm sóc sức khỏe gần như không có, mà chỉ có ở tuyến cơ sở,
tồn tại như một hình thức chữa bệnh phục vụ cộng đồng [5].

Bộ y tế
Sở y tế các tỉnh thành

Y tế các ngành

Y tế
huyện quận
Dịch vụ y học cổ truyền trong cộng đồng
Sơ đồ 1. Y học cổ truyền trong hệ thống y tế của Campuchia


6
Nhận xét: Như vậy, mặc dù YHCT được pháp luật công nhận nhưng do
nhiều nguyên nhân mà dịch vụ khám chữa bệnh YHCT chỉ tồn tại trong cộng
đồng dân cư.
Các nghiên cứu về thực trạng sử dụng YHCT ở quốc gia này rất ít. Một

số nghiên cứu nhỏ về tác dụng của một số dược liệu thông thường được cộng
đồng sử dụng như gừng, nghệ được thực hiện chủ yếu bởi các nghiên cứu
viên thuộc ngành dược [5].
3.3.2. Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào:
YHCT là một phần của nền văn hóa Lào. Từ xa xưa, người dân Lào đó
có một hệ thống chữa bệnh cổ truyền của riêng mình truyền bá từ thế hệ này
qua thế hệ khác
Từ khi thành lập nước CHDCND Lào, nhận rõ vai trò quan trọng của
YHCT, Chính phủ luôn khuyến khích sử dụng YHCT rộng rãi trong cả khu
vực y tế nhà nước và tư nhân [5]..
Năm 1993, Chính phủ Lào đã phê duyệt chương trình chính sách thuốc
Quốc gia. Năm 1996, Bộ Y tế Lào đã ban hành chính sách phát triển YHCT.
Năm 2000, Luật về thuốc và thiết bị y tế được ban hành. Năm 2003, nghị định
số 155/PM Thủ tướng Chính phủ CHDCND Lào xác định biện pháp liên quan
đến thúc đẩy, quản lý, khai thác, sản xuất, nuôi trồng, sử dụng và ổn định
nguồn thuốc.
Dựa trên các chính sách trên, mạng lưới YHCT của Lào được tổ chức
khá hệ thống:
Bộ phận YHCT được thành lập năm 2004 trong Cục Thuốc và Thực phẩm.
Viện YHCT được thành lập năm 1976 có chức năng kế thừa và nghiên
cứu YHCT, cung cấp dịch vụ khám điều trị và phục hồi chức năng cho bệnh
nhân, đồng thời trợ giúp kỹ thuật YHCT cho tuyến dưới.


7
Đã thành lập được bộ phận YHCT tại một số bệnh viện đa khoa tuyến
tỉnh và tuyến huyện để cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh bằng YHCT cho
người dân; và thiết lập được 12 trạm và tổ YHCT ở 12 tỉnh trên toàn quốc.
Đây là nơi người dân địa phương được điều trị các bệnh thông thường và
được tư vấn về cách điều trị, phòng bệnh [5]..

Bên cạnh đó, còn đội ngũ các thầy thuốc từ các dân tộc thiểu số cũng
tham gia vào sự phát triển của YHCT dưới các hình thức như sản xuất thuốc
cổ truyền tại nhà, các thuốc bổ trợ, sauna và xoa bóp cổ truyền [5]..
Bộ y tế
Cục thuốc và thực phẩm Bộ phận YHCT

Viện Y học
cổ truyền

Các cục chức năng

Sở y tế tỉnh thành

Tổ trạm
y học cổ truyền

Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật

Sơ đồ 2. Y học cổ truyền trong hệ thống y tế của Lào
Nhận xét: Mô hình YHCT của CHDCND Lào được pháp luật công
nhận và được phát triển từ trên xuống. Hiện tại các tuyến cơ sở đang được
duy trì và củng cố.


8
Những nghiên cứu đánh giá tổng thể về thực trạng khám chữa bệnh
bằng YHCT trên toàn quốc gia chưa được tiến hành. Một khảo sát sơ bộ của
Bộ Y tế Lào về cây thuốc trên toàn quốc cho thấy có khoảng 5000 loài trong
đó có khoảng 1500 loài được tìm thấy và chứng minh. Tuy nhiên các nhà thực

hành YHCT mới chỉ sử dụng khoảng 500 loài cho chữa bệnh. Phần lớn các
cây thuốc chủ yếu được người dân sử dụng dưới dạng tự nhiên hoặc dạng
thuốc thực phẩm chứ chưa được nghiên cứu đầy đủ [14]..
Bên cạnh việc đưa ra những chính sách hỗ trợ cho YHCT như chính
thức đưa YHCT vào hệ thống y tế quốc gia, khuyến khích các doanh nghiệp
dược sản xuất chế phẩm YHCT, chính phủ cũng quan tâm đến đào tạo cán bộ
YHCT. Thông qua các hợp tác quốc tế với Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc,
Ấn Độ…việc đào tạo hiện tập trung phát triển số lượng cán bộ YHCT nhưng
phần lớn chỉ có trình độ trung cấp là chủ yếu [5]. .
3.3.3. Indonesia [5], [23]
YHCT được sử dụng tại Indonesia từ thế kỷ 15 và hiện nay vẫn được
người dân thực hành như một phần trong đời sống hàng ngày để duy trì sức
khỏe và chữa bệnh.
Là 1 quốc đảo trong miền khí hậu nhiệt đới, Indonesia có nguồn dược
liệu phong phú trong 30.000 loài cây có 940 loài loài được thừa nhận là cây
thuốc và có 250 loài được sử dụng trong sản xuất thuốc YHCT. Theo 1 khaỏ
sát năm 2000, Indonesia có 281.492 nhà thực hành YHCT bổ sung/thay thế ở
trong và ngoài hệ thống y tế, 25.077 người làm xoa bóp, 14.000 chuyên gia
vè dược thảo, 26.917 nhà kê dơn thuốc cổ truyền gồm cả bác sỹ, y tá và dược
sỹ, 10180 người chữa bệnh theo thiên nhiên (ăn uống, vận động không cần
thuốc), 8781 người bó xương theo phương pháp YHCT. Có 2,7% dân số dùng
YHCT thay thế làm dịch vụ ngoại trú [14]..


9
3.3.4. Malaysia
Luật lệ về thuốc và mỹ phẩm năm 1984 khởi đầu, việc kiểm tra có hệ
thống các dược phẩm bao gồm thuốc cổ truyền. Việc đăng ký hành nghề
thuốc cổ truyền bắt đầu từ tháng 1/1992. Đến tháng 10/1995 có trên 15000
người hành nghề tư nhân YHCT được cấp phép. Trong đó có 67% người hành

nghề đăng ký sử dụng thuốc Trung y, 13% đăng ký sử dụng thuốc cổ truyền
Malaysia [5], [14].
3.3.5. Myanmar
YHCT tại Myanmar có từ 300 năm trước. Hiện tại đang thực hành tại
Myanmar có 4 môn thực hành là hệ thống Desana, hệ thống Bhesiji, hệ thống
Netkhatta và hệ thống Vijadhara. Y học Ayurveda bao gồm hệ thống Bhesiji
được thực hành rộng rãi ở các thành phố trong đất nước [5]..
Myanmar đó có chính sách quốc gia về YHCT. Trong đó ghi rõ “để
củng cố các hoạt động dịch vụ và nghiên cứu y học bản địa ngang cấp quốc tế
và tham gia vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng” [5]..
Viện YHCT được thành lập vào năm 1989, trực thuộc Bộ Y tế.
Dưới vụ YHCT có phòng YHCT của khu vực, của bang và một số
phòng khám y học cổ truyền của quận, huyện, xã.
Việc cung cấp chăm sóc sức khỏe bằng thuốc YHCT được thực hiện
thông qua các bệnh viện và phòng khám YHCT ở một số bang và khu vực. Có
2 bệnh viện 50 giường và 12 bệnh viện 16 giường, 237 phòng khám YHCT
tuyến huyện và thị trấn trong toàn quốc.
Ngoài ra nhà nước cũng cho phép các bác sỹ hành nghề YHCT tư nhân
cũng tham gia trong việc cung cấp chăm sóc sức khỏe. Hiện tại có khoảng
6000 bác sỹ YHCT đăng ký theo Luật của Hội đồng y học Myanmar [14]..


10

Bộ y tế

Viện YHCT

YHHĐ


Bệnh viện YHCT tỉnh

Phòng khám YHCT huyện, thị
Sơ đồ 3. Y học cổ truyền trong hệ thống y tế của Myanmar
Hiện tại, vụ YHCT đang thực hiện hai nghiên cứu quốc gia là 1)nghiên
cứu điều tra thực vật, hóa học, dược lý và lâm sàng của loại thuốc thảo dược
truyền thống trong đó bao gồm phân tích thường xuyên mẫ thuốc YHCT đăng
ký cho điều trị bệnh; 2) nghiên cứu về hệ thống quản lý chất lượng của các
nhà máy sản xuất thuốc thuộc vụ YHCT và điều tra các loại thuốc YHCT trên
toàn quốc. Ước tính cho đến 2010, có hơn 10.000 thuốc YHCT được đăng ký
và cấp phép sản xuất [14].
3.3.6. Phi-lip-pin
YHCT ở quốc gia này cũng chịu ảnh hưởng to lớn của YHCT Trung
Quốc. Tuy nhiên, YHHĐ vẫn là ngành y tế đóng vai trò chính trong hệ thống
y tế quốc gia. Cho đến 1992, nhận thấy thực tế nhiều người dân không có khả
năng chi trả thuốc chữa bệnh YHHĐ, ngành y tế bắt đầu khởi động chính thức
chương trình YHCT.
Năm 1997, Luật thuốc YHCT và thuốc thay thế được phê duyệt. Trên
cơ sở đó, Viện CSSK bằng thuốc YHCT và thuốc thay thế (PIAHC) được


11
thành lập. Viện cung cấp và phân phối các sản phẩm CSSK truyền thống và
thay thế. Viện cũng phối hợp với bảo hiểm y tế địa phương, cho phép các
thành viên tận dụng lợi ích khi điều trị bằng châm cứu và các hình thức điều
trị thay thế khác. Bên cạnh đó, một số trung tâm khu vực về CSSK bằng thuốc
YHCT và thuốc thay thế tại một số trường cao đẳng và đại học của nhà nước,
phục vụ các thành phần trong mạng lưới của PITAHX và trong việc phổ biến
những lợi ích của CSSK bằng thuốc YHCT cũng như thuốc thay thế [5]..
Nhà nước cũng khuyến khích lồng ghép YHCT vào hệ thống CSSK

quốc gia bao gồm:
- Một số bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lồng ghép YHCT vào điều trị
gồm: Bệnh viện cựu chiến binh khu vực, Trung tâm y tế và bệnh viện Marino
Marcos; bệnh viện chỉnh hình của Phi-lip-pin; Trung tâm y tế Amanigue.
Bệnh viện tư nhân lồng ghép thuốc YHCT vào điều trị gồm y tế thành
phố, Trung tâm y tế Delos Santos.
Nghiên cứu YHCT tại quốc gia này tập trung nhiều vào nghiên cứu
thảo dược theo hướng dẫn của TCYTTG cho các nghiên cứu lâm sàng của
thuốc thảo dược như NC thuốc lagundi (Vitex negundo), Sambong (Blummea
balsamifera), Yerba buena (cây bạc ha cordifolia), Tsaang Gubat
(Camonaretusa) [5], [14]...
3.3.7. Singapore
YHHĐ được coi là phương pháp chữa bệnh trong hệ thống CSSK
chung và YHCT với các phương pháp chữa bệnh kinh nghiệm lâu đời của các
dân tộc khác nhau cũng được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng.
Nhà nước cho phép phương pháp khám và chữa bệnh YHCT được sử
dụng tại các phòng khám YHCT tư nhân và phòng khám YHCT từ thiện của
các tổ chức phi lợi nhuận. Trước 2007, YHCT được phép sử dụng tại các bệnh


12
viện, nhà điều dưỡng và chỉ dành cho người bệnh ngoại trú, đây được coi như
dịch vụ riêng biệt, không nằm trong các dịch vụ y tế cung cấp cho bệnh nhân
[5]..
Năm 2007, Bộ y tế đã cho phép các bác sỹ đăng ký hành nghề y tế và
nha sỹ đồng thời có đăng ký hành nghề YHCT đó là được làm châm cứu và
coi đó như một dịch vụ nằm trong nội dung hành nghề y của họ. Ngoài ra các
bệnh viện và phòng khám cũng cho phép tuyển dụng những người thầy thuốc
thực hành YHCT có đăng ký làm châm cứu để phục vụ cho bệnh nhân [5]..
Năm 2004, Bộ y tế đã tiến hành một khảo sát cho thấy có 53% số dân

đã được khám và điều trị bệnh bằng YHCT và trong vòng 1 năm qua số lượng
bệnh nhân đã tăng lên đáng kể so với năm 1994 con số này là 45% [14]..
Các NC về YHCT được các trường đại học và bệnh viện địa phương
tiến hành tập trung chủ yếu để sử dụng YHCT và châm cứu trong giảm đau,
phục hồi chức năng sau tai biến và cai nghiện thuốc lá [14]..
3.3.8. Thái Lan
Là nước có truyền thống rất lâu đời về YHCT. Từ năm 1950 đến năm
1980, sự lấn át mạnh mẽ của YHHĐ và việc coi trọng phát triển YHHĐ đã
đưa đến hậu quả YHCT gần như bị triệt tiêu. Điều này có ảnh hưởng không
nhỏ đến chất lượng và quy mô CSSKBĐ ở Thái Lan. Từ năm 1980, Chính
phủ và ngành Y tế Thái Lan đã khẩn trương thiết lập chính sách phát triển
thuốc thảo mộc trên phạm vi toàn quốc. Những điều tra cơ bản về cây thuốc,
những nghiên cứu dược học, y xã hội học được triển khai nhằm hỗ trợ cho
chiến lược này đã được triển khai[30]..
Song song với các hoạt động kể trên, Thái Lan đã bắt đầu tổ chức và
triển khai kế hoạch thành lập các trung tâm YHCT tại các tỉnh và đưa dần
từng bước YHCT vào mạng lưới cung cấp dịch vụ YHCT trong hệ thống y tế
nhà nước.


13
Tính đến 2003, đã có 83,3% các bệnh viện địa phương và trung ương
và 67,8% bệnh viện cộng đồng ở Thái Lan có cung ứng dịch vụ YHCT của
người Thái. Hệ thống đào tạo YHCT gồm các trường đại học, viện YHCT
Thái Lan đã đào tạo được 14.912 nhà thực hành YHCT Thái, 379 nhà ứng
dụng thực hành YHCT, 18.999 nhà thực hành dược cổ truyền, 2869 nữ hộ
sinh cổ truyền [5]..
Thái Lan cũng đã thành lập mạng lưới nghiên cứu về YHCT giữa Vụ
phát triển YHCT và biện pháp thay thế (DTAM) sở KHCN, các trường đại học,
bệnh viện và viện nghiên cứu YHCT Thái Lan. Từ năm 2000-2003 có 395 tài

liệu dược thảo YHCT được công bố, trong đó có 31 đề tài được thử nghiệm lâm
sàng tại các bệnh viện của các trường đại học và Bệnh viện công [14]..
3.3.9. Nepal
Theo báo cáo của Bộ Y tế Nepal cho đến năm 1992 có 145 trung tâm
YHCT sử dụng Ayurveda và các phương pháp YHCT khác trong hoạt động
phòng và chữa bệnh. Hơn 50% các trung tâm y tế đa khoa có sử dụng
Ayurveda cùng với y học hiện đại để điều trị [14]. .
3.3.10. Ấn Độ
Cộng hòa Ấn độ có di sản giàu có về hệ thống YHCT chăm sóc sức
khỏe từ nhiều thế kỷ. Hệ thống YHCT là Ayurveda, Yoga tồn tại gần 7000
năm. Chính phủ Ấn độ thừa nhận các hệ thống cổ truyền đã được hệ thống
hóa (nhờ Ayurveda), cũng như các cách chữa bệnh không cần thuốc như Yoga,
Siddha, Unani và các hệ thống y tế Tây Tạng đều được nhà nước công nhận
và tạo điều kiện cho phát triển [14]. .
Chính sách của Ấn Độ về YDCT có nhiều điểm tương đồng với các
nước khác, nhất là cũng dựa vào chiến lược của WHO và gần giống chính
sách của Trung Quốc.


14
- Coi trọng công tác đào tạo YDCT, coi đó là một sự lồng ghép vào
chương trình quốc gia.
- Lồng ghép chặt chẽ YDCT vào hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia,
nhưng vẫn chưa lồng ghép YDCT vào YHHĐ. Hai nên y học tồn tại song
song [24].
- Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đầu tư kinh phí cho nghiên cứu
khoa học trong YDCT.
- Thành lập một tổ chức quốc gia (tương đương với cơ quan Bộ) phụ
trách, quản lý YDCT bao gồm các nền y học dân tộc như Ayurveda, Yoga,
Unani, Siddha và Homoeopathy (phép chữa vi lượng đồng cân) để thúc đẩy

sự phát triển của y học bản địa từng vùng.
- Xây dựng chuẩn quốc gia về thuốc YHCT, tăng cường sự tiếp cận của
người dân đối với thuốc YHCT, làm cho thuốc sẵn có mọi lúc, mọi nơi.
- Phát triển hệ thống thông tin, liên lạc về YDCT giúp tăng cường trao
đổi thông tin.
- Huy động sự tham gia của toàn bộ hệ thống quốc gia vào cung cấp
dịch vụ y tế trong đó có YDCT.
- Tăng cường đào tạo và quảng bá YDCT Ấn Độ ở nước ngoài.
- Đưa các sản phẩm của YDCT vào các chương trình y tế quốc gia, ví
dụ như chương trình Phúc lợi gia đình do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dùng
thuốc YHCT điều trị một số bệnh thông thường.
- Xây dựng các phòng thí nghiệm để kiểm định chất lượng thuốc YHCT .
Hiện tại, Ấn độ có đến 500.000 nhà thực hành YHCT có đăng ký (5 nhà
thực hành/1000 dân), trong chương trình y tế quốc gia về nhi khoa có 7 đơn
thuốc Ayurveda và 5 đơn thuốc Unani y được đưa vào. Có khoảng 70% người
Ấn độ sử dụng YHCT cho nhu cầu CSSKBĐ.


15
Ấn độ có 3 hội đồng nghiên cứu trung tâm đang hướng dẫn thăm dò
lâm sàng và điều trị cho 18 loại bệnh. Các NC lâm sàng đi vào thuốc mới như
chữa trĩ, đa kinh, thấp khớp, đái tháo đường [14]..
3.3.11. Trung Quốc
Trung Quốc là một đất nước mà nền YHCT có lịch sử rất lâu đời và phát
triển thành một hệ thống rất hoàn chỉnh.
Ngày nay, vấn đề kết hợp YHCT với YHHĐ trong hệ thống y tế quốc gia
là một trong những chủ trương chính của Trung Quốc. Tính đến năm 1995
Trung Quốc đã có 2 522 bệnh viện YHCT với 353 373 nhân viên y tế và 236
060 giường bệnh. Những bệnh viện này đã điều trị 200 triệu bệnh nhân ngoại
trú và 3 triệu bệnh nhân nội trú một năm. Đồng thời 95% các bệnh viện ở

Trung Quốc có khoa YHCT . Hiện nay, năm 2011 theo số liệu của Cục Quản
lý Trung y dược quốc gia Trung Quốc có 3009 Bệnh viện YHCT, với 28 Học
viện Trung y, 57 cơ sở nghiên cứu [1]..
Mô hình KCB YHCT Trung Quốc theo tuyến
Cục quản lý Trung y dược
quốc gia
Cục quản lý Trung y dược
tỉnh thành

Khoa Trung y huyện thị
Sơ đồ 4. Mô hình YHCT từ Trung ương đến cơ sở
Nhận xét: Sơ đồ trên cho thấy nước CHDCND Trung Hoa đã có chính
sách để phát triển YHCT một cách toàn diện, đều khắp từ tuyến Trung ương
tới tuyến cơ sở.


16
Công tác quản lý kiểm tra khám chữa bệnh toàn quốc do Bộ Vệ sinh chủ
quản. Cấp huyện trở lên do Bộ phận hành chính vệ sinh chính phủ nhân dân
địa phương chịu trách nhiệm quản lý.
- Các bệnh viện YHCT được phân cấp như sau:
Cấp 1: 20 – 79 giường bệnh là tối thiểu, gồm các khoa sau: Khoa lâm
sàng, khoa dược, khoa xét nghiệm, khoa X quang.
Cấp 2: 80 – 299 giường, gồm Nội khoa, Ngoại khoa, và thêm các khoa
như cấp 1.
Cấp 3: 300 giường trở lên, gồm các khoa như sau: Cấp cứu, Nội khoa,
Ngoại khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Châm cứu, Chấn thương, Hậu môn trực
tràng, Da liễu, Mắt, Xoa bóp bấm huyệt, Tai mũi họng.
- Ngoài ra còn có các Bệnh viện Đông Tây y kết hợp.
- Hệ thống Đồng Nhân Đường có nguồn gốc từ năm 1669, năm Khang

Hy thứ 8. Đồng Nhân Đường tương tự các phòng chẩn trị YHCT tuyến tỉnh
của Việt Nam, tuy nhiên quy mô lớn hơn.
Trong việc phát triển YHCT, nước CHND Trung Hoa đã thể chế hóa
bằng văn bản việc sử dụng Trung y dược cổ truyền để CSSKBĐ cho người
dân. Từ khi thành lập nước CHND Trung Hoa (năm 1949) đến nay, đã có tới
200 quy chế và chính sách được công bố để phát triển YHCT [14]..
Nội dung các chính sách khuyến khích và phát triển YHCT bao gồm:
- Ban hành các chính sách, hướng dẫn, quy định, các chuẩn quốc gia
cho phát triển YDCT nói chung. Đặc biệt xây dựng các chính sách cho phát
triển trong tình hình mới.
- Đổi mới cơ chế quản lý thông qua trao đổi kinh nghiệm về quản lý về
YDCT [32].


17
- Phát triển và ứng dụng các bài thuốc lá, cỏ cây phù hợp thông qua
việc sử dụng các hoạt động phối hợp.
- Phát triển Tây y, thực hiện lồng ghép hoạt động Tây y với YDCT cả
về lý thuyết và thực hành.
- Hiện đại hóa YDCT Trung Hoa.
- Đảm bảo điều kiện cho YDCT Trung Hoa phát triển bền vững.
- Ứng dụng YDCT vào dự phòng và điều trị bệnh.
- Tăng cường các công trình nghiên cứu khoa học như phát triển và ứng
dụng kĩ thuật Sinh học phân tử trong nghiên cứu YDCT, nghiên cứu đáp ứng
miễn dịch...
- Quản lý chất lượng YDCT thông qua việc ban hành các chuẩn quốc
gia cho đánh giá.
- Chuẩn hóa quy trình chẩn đoán và điều trị bằng YDCT.
- Bảo vệ và phát triển bền vững các cây, cỏ làm thuốc.
- Phát triển các phương pháp thử nghiệm YDCT.

- Tăng cường đào tạo, hiện đại hóa công tác đào tạo cán bộ YDCT [20].
- Ứng dụng tất cả những chính sách của WHO đã khuyến cáo trong
Chiến lược phát triển YDCT của WHO [20].
- Đào tạo cán bộ YHCT: Đội ngũ cán bộ làm tư vấn có đủ khắp nơi và
dần được chuẩn hóa bằng các lớp, các khoá đào tạo với nội dung chương trình
phù hợp cho từng thời kỳ, phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn. Trong đó
các thầy thuốc YHHĐ được đào tạo thêm về YHCT, các thầy lang cổ truyền
được đào tạo thêm về YHHĐ, họ được tham gia các chương trình y tế của
Nhà nước và được công nhận một cách chính thức. Đội ngũ thầy thuốc cổ
truyền cơ sở này đó thực sự đóng góp nhiều trong sự nghiệp CSSKBĐ tại
cộng đồng.


18
Năm 2000, Trung quốc xuất khẩu thuốc YHCT tăng 8,9%, công nghệ
YHCT đạt 8,64 tỷ USD. Có trên 2000 loại dược thảo và khoảng 3300 đơn
thuốc cổ truyền khác cùng với lượng thuốc sản xuất là 370.000 tấn/năm [31]..
Tính đến 12/2002, Trung quốc có 4.808.640 người làm việc ở 85.705 tổ
chức y tế trong đó có 3801 tổ chức YHCT (4,4%) với 435.082 cán bộ nhân
viên YHCT (9,1%). Có 213.861 gường bệnh, có khoảng 200 triệu bệnh nhân
ngoại trú được điều trị bằng YHCT. 95% bệnh viện cung ứng YHHĐ có khoa
phòng về YHCT. Khoảng 56% bác sỹ nông thôn (1.330.000) sử dụng kết hợp
cả YHHĐ và YHCT [1]..
Hội nghị phát triển YHCT Trung Quốc năm 2005 đã thống kê: YHCT
Trung Quốc đã được hơn 120 quốc gia và khu vực trên thế giới chấp nhận. ở
Anh, hơn 3000 bệnh viện thực hành về YHCT Trung Quốc đã được mở. Có
khoảng 2,5 triệu người Anh đã chi tổng số 90 triệu bảng Anh hàng năm để
được điều trị bằng YHCT Trung Quốc. Ở Pháp có 2 600 bệnh viện thực hành
về YHCT Trung Quốc có tới 7 000 đến 9 000 cán bộ châm cứu. Cho đến nay,
ít nhất 40 nước đã mở trường học về châm cứu. Trên 50 hợp đồng y học được

ký giữa Trung Quốc với các nước khác trong đó có sự hợp tác về YHCT. Y
học cổ truyền của Trung Quốc nói chung đã giành được vị thế hợp pháp ở
nhiều nước bao gồm Sin-ga-po, Ma-lai-si-a, In-do-ne-si-a [1]....
Về nghiên cứu YHCT, Trung quốc có khảng 15.000 cán bộ nghiên cứu
về YHCT làm việc tại các viện NC, trường đại học hay viện đại học. có 2864
bệnh viện về YHCT, 30 viện nghiên cứu chuyên khoa ở tỉnh, thành phố và 30
trường chuyên khoa YHCT [1]..
Đến năm 2007, dịch vụ YHCT đã phục vụ 38,9% bệnh nhân ở nông
thôn và 16% ở thành thị [14]..


19
Những chính sách trên đây của Trung Quốc cho thấy sự hoàn thiện và
sự đầu tư lớn trong lĩnh vực YDCT giúp cho nền YDCT Trung Hoa phát triển
mạnh và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới.
3.3.12. Nhật bản
Nhật Bản với lịch sử nền YHCT trên 1400 năm, được xem là nước có
tỷ lệ người sử dụng YHCT cao nhất thế giới hiện nay.
Hệ thống YHCT Nhật Bản chia 2 nhóm:
- Dược thảo
- Cách điều trị về thể chất (bằng thủ công)
Thuốc dược thảo có y học Kampoo và y học NHật bản địa. Các cách
điều trị về thể chất bao gồm châm cứu, cứu, xoa bóp theo kiểu Nhật trueyenf
thống (gọi là An-ma), ấn ngón tay (Shiasu), judo.
Kampoo là sự kết hợp giữa thuốc cổ truyền Trung Quốc và thuốc dân
gian Nhật Bản.Về mặt truyền thống, đó là công thức gồm từ 5-10 vị thuốc, sử
dụng ở dạng thuốc sắc, có thể làm ở dạng bột, viên hay thuốc mỡ. Năm 1972,
Bộ y tế Nhật bản đã chỉ định 210 công thức Kampoo làm thuốc không cần
đơn. Năm 1976, có Tính từ năm 1974 đến 1989, sử dụng Kampo ở Nhật Bản đó
tăng 15 lần trong khi đó các loại tân dược chỉ tăng 2,6 lần. Lý do giải thích là

Kampo rất ít gây phản ứng và tác dụng phụ, ngoài ra y học Kampo còn đáp ứng
các yếu tố tâm linh và các giá trị tinh thần của người Nhật. Chế phẩm dược
Kampoo dùng trong lâm sàng chiếm tới 84,3% và được ứng dụng chủ yếu với
các chứng bệnh: viêm gan, rối loạn kinh nguyệt, hen, cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa,
viêm khớp mạn tính, rối loạn tâm thần thân thể.
Kampoo khá an toàn và thích hợp với người cao tuổi. Ít nhất 65% bác sĩ ở
Nhật đã khẳng định rằng họ đã sử dụng phối hợp đồng thời thuốc YHCT và
thuốc hiện đại [14]..


×