Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG TAI nạn THƯƠNG TÍCH của NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TRÊN địa bàn hà nội năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.74 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ CHUNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2018

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ CHUNG

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG CHỐNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI NĂM 2018
Chuyên ngành : Y học dự phòng
Mã số
: 8720163

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Chu Văn Thăng

HÀ NỘI - 2019


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐH YTCC

Đại học Y tế Công cộng

ĐTV

Điều tra viên

GSV

Giám sát viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNTT

Tai nạn thương tích


TTYT

Trung tâm Y tế

TYT

Trạm Y tế

XP, TT

Xã, phường, thị trấn

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế thế giới

MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
CHƯƠNG 1.......................................................................................................3
TỔNG QUAN...................................................................................................3
1.1. Khái niệm Tai nạn thương tích (TNTT)...............................................3
1.2. Những nguyên nhân tai nạn thường tích thường gặp và biện pháp
dự phòng...............................................................................................3
1.2.1. Những tai nạn thương tích thường gặp...........................................3
1.2.2. Các biện pháp và cấp độ dự phòng tai nạn thương tích.................5
1.3. Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới.........................................6
1.4. Tình hình tai nạn thương tích và phòng chống Tai nạn thương tích

tại Việt Nam..........................................................................................7
1.4.1. Hệ thống Y tế quản lý và thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích Việt Nam hiện nay........................................................7
1.4.2. Tình hình tai nạn thương tích tại Việt Nam.....................................9
1.4.3. Tình hình tai nạn thương tích tại Hà Nội......................................10
1.4.4. Một số nghiên cứu về kiến thức phòng chống tai nạn thương tích.
......................................................................................................12
CHƯƠNG 2.....................................................................................................16
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................16
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................16
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................16
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu...................................................16
2.4. Phương pháp và công cụ, kỹ thuật thu thập số liệu..........................18
2.5. Biến số, chỉ số nghiên cứu..................................................................19
2.5.1. Mục tiêu 1: Mô tả thực trạng kiến thức phòng chống tai nạn
thương tích của người trưởng thành trên địa bàn Hà Nội năm
2018..............................................................................................19
2.5.2. Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng
chống tai nạn thương tích của người trưởng thành trên địa bàn
Hà Nội năm 2018..........................................................................21
2.6. Đạo đức nghiên cứu............................................................................23
2.7. Các sai số và biện pháp khắc phục.....................................................24


CHƯƠNG 3.....................................................................................................25
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................25
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu......................................25
3.2. Kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích của đối tượng nghiên
cứu......................................................................................................29
3.2.1. Kiến thức về phòng chống tai nạn thương tích của đối tượng

nghiên cứu.....................................................................................29
3.2.2. Kiến thức về thực hành phòng chống tai nạn thương tích của đối
tượng nghiên cứu..........................................................................40
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tai nạn thương
tích......................................................................................................52
3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tai nạn thương
tích................................................................................................52
3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tai nạn thương
tích................................................................................................54
CHƯƠNG 4.....................................................................................................56
DỰ KIẾN BÀN LUẬN...................................................................................56
4.1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng chống tai nạn thương tích của
người trưởng thành trên địa bàn Hà Nội năm 2018........................56
4.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tai nạn
thương tích của người trưởng thành trên địa bàn Hà Nội năm 2018.
.............................................................................................................56
DỰ KIẾN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................1
Phụ lục 1: KẾ HOẠCH VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU............62


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Phân nhóm tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu........................25
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính....................................25
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc.....................................26
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân (n)...........26
Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn......................26
Bảng 3.6. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.............................27
Bảng 3.7. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thu nhập bình quân hàng tháng

..............................................................................................................................27
Bảng 3.8. Tình trạng mắc tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu trong
năm vừa qua........................................................................................................28
Bảng 3.9. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân gây tai nạn
thương tích..........................................................................................................29
Bảng 3.10. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các đối tượng có thể bị tai
nạn thương tích...................................................................................................30
Bảng 3.11. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân gây ra tai nạn
thương tích (n).....................................................................................................30
Bảng 3.12. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về các loại tai nạn thương tích
thường gặp..........................................................................................................31
Bảng 3.13. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về địa điểm thường xảy ra tai
nạn thương tích...................................................................................................31
Bảng 3.14. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống đuối
nước.....................................................................................................................32


Bảng 3.15. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
thương tích do ngã..............................................................................................32
Bảng 3.16. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do bỏng................................................................................................................34
Bảng 3.17. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do vật sắc nhọn....................................................................................................35
Bảng 3.18. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do súc vật cắn......................................................................................................36
Bảng 3.19. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do hóc, sặc ở trẻ..................................................................................................37
Bảng 3.20. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do ngộ độc thực phẩm........................................................................................37
Bảng 3.21. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn

giao thông............................................................................................................38
Bảng 3.22. Đánh giá kiến thức phòng chống tai nạn thương tích của đối tượng
nghiên cứu...........................................................................................................40
Bảng 3.23. Cách xử trí của đối tượng nghiên cứu khi thấy người bị tai nạn
thương tích..........................................................................................................40
Bảng 3.24. Việc làm đầu tiên của đối tượng nghiên cứu khi sơ cứu người bị
bỏng.....................................................................................................................42
Bảng 3.25. Việc làm đầu tiên của đối tượng nghiên cứu khi sơ cứu nạn nhân bị
đuối nước............................................................................................................43
Bảng 3.26. Việc làm đầu tiên của đối tượng nghiên cứu khi sơ cứu nạn nhân bị
gãy xương............................................................................................................44
Bảng 3.27. Việc làm đầu tiên của đối tượng nghiên cứu khi sơ cứu nạn nhân bị
vết thương hở gây chảy máu..............................................................................45
Bảng 3.28. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống đuối
nước.....................................................................................................................46
Bảng 3.29. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do bỏng................................................................................................................47
Bảng 3.31. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do súc vật cắn......................................................................................................47


Bảng 3.31. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do hóc, sặc ở trẻ..................................................................................................48
Bảng 3.32. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
do ngộ độc thực phẩm........................................................................................49
Bảng 33. Thực hành của đối tượng nghiên cứu về cách phòng chống tai nạn
giao thông............................................................................................................51
Bảng 3.34. Đánh giá kiến thức về thực hành phòng chống tai nạn thương tích
của đối tượng nghiên cứu...................................................................................51
Bảng 3.35. Mối liên quan giữa khu vực sống và kiến thức phòng chống tai nạn

thương tích của đối tượng nghiên cứu..............................................................52
Bảng 3.36. Mối liên quan tuổi và kiến thức phòng chống tai nạn thương tích
của đối tượng nghiên cứu...................................................................................52
Bảng 3.37. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức phòng chống tai nạn
thương tích của đối tượng nghiên cứu..............................................................52
Bảng 3.38. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và kiến thức phòng chống
tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu..................................................53
Bảng 3.39. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức phòng chống tai nạn
thương tích của đối tượng nghiên cứu..............................................................53
Bảng 3.40. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức phòng chống tai
nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu.......................................................53
Bảng 3.41. Mối liên quan thu nhập và kiến thức phòng chống tai nạn thương
tích của đối tượng nghiên cứu............................................................................53
Bảng 3.42. Mối liên quan giữa khu vực sống và kiến thức về thực hành phòng
chống tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu.......................................54
Bảng 3.43. Mối liên quan tuổi và kiến thức về thực hành phòng chống tai nạn
thương tích của đối tượng nghiên cứu..............................................................54
Bảng 3.44. Mối liên quan giữa giới tính và kiến thức về thực hành phòng chống
tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu..................................................54
Bảng 3.45. Mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và kiến thức về thực hành
phòng chống tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu............................54
Bảng 3.46. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và kiến thức về thực hành phòng
chống tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu.......................................55


Bảng 3.47. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và kiến thức về thực hành
phòng chống tai nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu............................55
Bảng 3.48. Mối liên quan thu nhập và kiến thức về thực hành phòng chống tai
nạn thương tích của đối tượng nghiên cứu.......................................................55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế phòng chống tai nạn thương tích tại Việt
Nam............................................................................................................................8
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ chọn mẫu.............................................................................................18
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu phân theo khu vực.....................................25
Biểu đồ 3.2. Những nguồn cung cấp thông tin về tai nạn thương tích mà đối tượng
từng biết......................................................................................................................31
Biểu đồ 3.3. Hình thức bổ sung, nâng cao kiến thức về tai nạn thương tích hiệu quả
nhất..............................................................................................................................40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xem tai nạn thương tích (TNTT) là
“Gánh nặng bệnh tật toàn cầu” vì hàng năm, trên thế giới có khoảng 5 triệu
người chết và hàng chục triệu người bị tàn phế suốt đời do tai nạn thương tích.
WHO ước tính khu vực Tây Thái Bình Dương đang phải chịu gánh nặng về
TNTT gây tử vong từ các nguyên nhân như tai nạn giao thông đường bộ (24%)
đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong độ tuổi 15-29, tự tử
(16%), đuối nước (7%), bỏng (5%), ngoài ra còn từ các nguyên nhân khác như
ngộ độc, ngã…[1][2][3]; TNTT là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu và đứng hàng thứ 3 trong số 19 nhóm bệnh theo phân loại bệnh tật của
WHO, trong đó đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nhóm 01-19
tuổi [4][5]. Vì vậy, đây là vấn đề sức khoẻ cộng đồng, là gánh nặng đối với sức
khỏe xã hội nói chung và cá nhân nói riêng, nhất là đối với lứa tuổi trẻ.
Ở Việt Nam, TNTT là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
và ước tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong năm 2010, gấp đôi số ca tử
vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%). Kết quả Khảo sát quốc gia về TNTT của

Việt Nam cho thấy có hơn 35.000 trường hợp tử vong do TNTT ở Việt Nam
trong năm 2010. Thương tích giao thông đường bộ, ngã và đuối nước là
những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu [6]. Mỗi năm, chi phí khắc phục
hậu quả do TNTT ở Việt Nam khoảng 30.000 tỷ đồng [7].
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật; trung
tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước nên các hoạt động phòng
chống TNTT được đặc biệt quan tâm. Từ năm 2006, Hà Nội đã tập trung vào
các hoạt động truyền thông, nâng cao kiến thức, kỹ năng về phòng, chống
TNTT tại gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội; xây dựng gia đình,
trường học, cộng đồng an toàn... tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao, đến nay
tình hình TNTT tại Hà Nội vẫn luôn diễn biến phức tạp. Cụ thể, theo báo cáo


2

kết quả hoạt động TNTT trên địa bàn Hà Nội giai đoạn năm 2011 - 2016, mỗi
năm Hà Nội có khoảng 92.000 trường hợp mắc TNTT và khoảng 700 trường
hợp tử vong, trong đó phổ biến vẫn là do tai nạn giao thông, ngã, đuối nước;
Tập trung trong nhóm tuổi lao động từ 20 - 60 tuổi [8]. Đến năm 2017 tình
hình TNTT trên địa bàn thành phố vẫn chưa được cải thiện với 90.471 trường
hợp mắc, tử vong 693 trường hợp [9].
Tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, các nghiên cứu vẫn chủ
yếu tập trung vào thực trạng TNTT tại các địa phương nên chỉ đưa ra được các
khuyến cáo về cải thiện môi trường hay tăng cường thực thi pháp luật về an
toàn. Trong khi chưa tìm ra được các đáp án nhằm thay đối kiến thức, thái độ,
thực hành của chính vật chủ. Nếu người dân trong cộng đồng được cung cấp
kiến thức, có thái độ tích cực trước các vấn đề không an toàn và thực hành
hành vi an toàn thì việc phòng ngừa TNTT mới thật sự có hiệu quả. Muốn có
các can thiệp hiệu quả ngoài việc tìm hiểu về thực trạng, cải thiện môi trường
thì chúng ta cũng cần phải hiểu rõ người dân trong cộng đồng đang biết gì về

TNTT? Và việc gì họ cần thực hiện để hạn chế TNTT? [10]
Trước tình hình trên, việc thực hiện nghiên cứu về kiến thức phòng
chống TNTT của người dân thủ đô là vô cùng cần thiết. Nghiên cứu sẽ cung
cấp số liệu nền tảng cho bức tranh toàn diện về thực trạng TNTT, góp phần
tìm ra nguyên nhân để phần nào cải thiện tình hình TNTT tại Hà Nội. Vì vậy,
tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng kiến thức phòng chống tai nạn
thương tích của người trưởng thành trên địa bàn Hà Nội năm 2018” với 2
mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng chống tai nạn thương tích của
người trưởng thành trên địa bàn Hà Nội năm 2018.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống tai nạn
thương tích của người trưởng thành trên địa bàn Hà Nội năm 2018.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm Tai nạn thương tích (TNTT)
- Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do một tác nhân
bên ngoài gây nên các tổn thương hoặc thương tích cho cơ thể về thể chất hay
tâm hồn của nạn nhân [11][12].
- Khái niệm "Thương tích” được hiểu là không phải là tai nạn mà là sự
tổn thương của cơ thể ở các mức độ khác nhau gây nên, bởi tiếp xúc đột ngột
với các nguồn năng lượng (có thể là các tác động cơ học, nhiệt, hóa chất, chất
phóng xạ…) quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các yếu tố
cần thiết cho sự sống như thiếu ôxy, mất nhiệt. Thương tích có thể lý giải
được và có thể phòng tránh được. Tuy nhiên, khó có thể phân định rõ ràng
giữa hai khái niệm tai nạn và thương tích cho nên chúng ta thường gọi chung
là tai nạn thương tích. [11][12]

- Tai nạn thương tích chia ra làm hai loại [13]:
+ Tai nạn thương tích không có chủ định: thường xảy ra do sự vô ý
hay không có sự chủ ý của những người bị TNTT hoặc của những người khác
(Ví dụ: Các trường hợp tai nạn giao thông; do bị ngã, lửa cháy, nghẹt thở,
đuối nước, ngộ độc…)
+ Tai nạn thương tích có chủ định: gây nên do sự chủ ý của người bị
TNTT hay của cá nhân những người khác (Ví dụ: tự tử, giết người, chiến
tranh, đánh nhau, hiếp dâm, hành hạ trẻ em, bạo lực gia đình, trường học...)
1.2. Những nguyên nhân tai nạn thường tích thường gặp và biện pháp dự
phòng
1.2.1. Những tai nạn thương tích thường gặp
- Tai nạn thương tích do giao thông: Là những trường hợp xảy ra do
sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố


4

khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên… [14][15][16]
[17].
- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với
chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa
học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào. [14][15][18]
- Đuối nước: Là những trường hợp tai nạn thương tích xảy ra do bị
chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu oxy hoặc ngừng
tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc y tế hoặc dẫn đến các
biến chứng khác. [14][19]
- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên
hậu quả bị thương hay tử vong. [14][20]
- Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống [14][15][21]
- Động vật cắn: Chấn thương do động vật cắn, húc, đâm phải…[14]

[15][22]
- Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các
loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc,
do hóa chất, nấm …). [14][15]
- Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…[14][15]
- Bạo lực: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của cá
nhân, nhóm người, cộng đồng khác gây TNTT có thể tử vong, tổn thương…
[14][15]
- Hóc sặc: Hóc sặc là tình trạng nghẹt thở do bất kỳ dị vật gì lọt vào
đường thở gây cản trở thông khí dẫn đến ngạt thở. [14]
- Tự tử và có ý định tự tử: Tự tử là trường hợp có thể gây nên TNTT
như ngộ độc hoặc ngạt thở mà có đủ bằng chứng xác định tử vong do chính nạn
nhân tự gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính bản thân họ. Có ý định
tự tử là hành vi do tự làm thương tổn bản thân nhưng chưa gây tử vong mà có


5

đủ bằng chứng nạn nhân định đem lại cái chết cho bản thân. Một dự định tự tử
có thể dẫn đến thương tích hay không dẫn đến thương tích. [14]
1.2.2. Các biện pháp và cấp độ dự phòng tai nạn thương tích
- Phòng chống TNTT có thể thực hiện được qua việc phòng ngừa bằng
phương pháp chủ động hoặc thụ động. [15][23]
+ Phương pháp phòng ngừa chủ động đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác
của cá nhân cần được bảo vệ, có nghĩa là hiệu quả của việc phòng ngừa phụ
thuộc vào bản thân đối tượng cần được bảo vệ có sử dụng đúng các biện pháp
phòng ngừa hay không. Mục đích của các biện pháp phòng ngừa là làm thay
đổi hành vi của cá nhân cần được bảo vệ.
+ Phương pháp phòng ngừa thụ động là biện pháp có hiệu quả nhất
trong kiểm soát TNTT. Biện pháp này không đòi hỏi phải có sự tham gia của

cá nhân cần được bảo vệ, tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị,
phương tiện đã được thiết kế để cá nhân tự động được bảo vệ. Mục đích của
biện pháp phòng ngừa thụ động là thay đổi môi trường hay phương tiện của
người sử dụng như phân tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng và xe
ô tô hoặc xe máy riêng để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị TNTT do xe
máy hoặc ô tô.
- Căn cứ vào toàn bộ quá trình xảy ra TNTT kể từ trước khi tiếp xúc,
trong lúc tiếp xúc cho đến sau khi tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ; có thể
phân chia thành ba cấp độ dự phòng [15][23]:
+ Dự phòng cấp 1 là dự phòng trước khi TNTT xảy ra.
Mục đích của việc dự phòng là không để xảy ra TNTT bằng cách loại
bỏ các yếu tố nguy cơ hoặc không tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ gây nên tại
nạn thương tích (Ví dụ: việc lắp đặt rào chắn, biển báo quanh các ao hồ, để
phích nước nóng ở nơi an toàn mà trẻ em không với tay tới được, sử dụng các
thiết bị an toàn khi chơi thể thao, có tủ lạnh bảo quản thức ăn tránh ôi thiu...).


6

+ Dự phòng cấp 2 là dự phòng trong khi TNTT xảy ra.
Mục đích của việc dự phòng là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các
thương tổn khi xảy ra TNTT. Ví dụ như: như đội mũ bảo hiểm xe máy để
phòng tránh chấn thương sọ não khi tai nạn giao thông xảy ra...
+ Dự phòng cấp 3 là dự phòng sau khi có TNTT xảy ra.
Mục đích của việc dự phòng là làm giảm thiểu hậu quả sau khi TNTT
xảy ra. Thực hiện biện pháp điều trị với hiệu quả tối đa là điều kiện để giảm
thiểu hậu quả của TNTT, sự tàn tật và tử vong. Đồng thời các biện pháp phục
hổi chức năng cũng giúp cho nạn nhân hồi phục một cách tối đa các chức
năng của cơ thể.
1.3. Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới

Tỷ lệ của những TNTT chiếm 9% tỷ lệ tử vong toàn cầu, và là một mối
đe dọa cho sức khỏe cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới. Đối với mỗi ca
tử vong, WHO ước tính rằng có hàng chục ca nhập viện, hàng trăm lượt khám
tại khoa cấp cứu và hàng ngàn cuộc hẹn gặp bác sĩ điều trị. Trong khi đó, mỗi
ngày có 1.000 trẻ em tử vong do một chấn thương.[24]
Tuy nhiên tỉ lệ tử vong do TNTT giữa các quốc gia phát triển và đang
phát triển có khoảng cách rất lớn. Người dân sống ở các nước có thu nhập
thấp và trung bình có tỉ lệ tử vong do TNTT cao gấp 4 lần người dân ở nước
có thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó ở mọi quốc gia trẻ em, người già, người
nghèo đều là nhóm có nguy cơ bị TNTT cao. Đặc biệt tỉ lệ này ở trẻ em nghèo
cao gấp 3-4 lần trẻ sống trong gia đình khá giả.
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến TNTT, trong đó trên thế giới và
Việt Nam đã có một số nghiên cứu về kiến thức của người dân về phòng
chống TNTT. Nghiên cứu của Curcoy Barcenilla AI, Ranh Sainz de la Maza
V, Herrero Fernández J và cộng sự về kiến thức và thái độ của cha mẹ - người


7

chăm sóc trẻ từ 1 – 4 tuổi về an toàn của trẻ em. Nghiên cứu cắt ngang, chọn
ngẫu nhiên giữa hai giai đoạn (10/2015 - 01/2016 và 10/2016 - 01/2017). 499
cha mẹ - người chăm sóc trẻ từ 1 - 4 tuổi đã được khảo sát. Đối với mỗi đứa
trẻ bị thương tích không chủ ý (nhóm 1: 170 người), hai đứa trẻ khác được
đưa vào một lý do tư vấn khác (nhóm 2: 329 người). Kiến thức và thái độ của
cha mẹ được cho là đầy đủ nếu tỷ lệ câu trả lời đúng đạt ≥ 75%. Kết
quả: Trung bình của câu trả lời đúng là 27/39 (69,2%) trong cả hai nhóm. Các
biến có nhiều câu trả lời không chính xác là: thiếu dự phòng trước đám cháy
(409, 82%) và không có thanh cửa sổ (402, 80,6%). 45 cha mẹ (26,5%) người chăm sóc của nhóm 1 và 94 (28,6%) của nhóm 2 đã trả lời đúng ≥75%
câu hỏi (p = 0,620); Theo độ tuổi của trẻ, 34,8% cha mẹ - người chăm sóc trẻ
em một tuổi, 26,9% trẻ em hai tuổi, 26,8% trẻ em ba tuổi và 17,9% trẻ em bốn

tuổi (p = 0,007) trả lời đúng các câu hỏi. Các kiến thức của các gia đình
về ngăn ngừa TNTT không chủ ý là thấp, có hay không nó là nguyên nhân
cho vấn đề TNTT ở trẻ em. [25]
1.4. Tình hình tai nạn thương tích và phòng chống Tai nạn thương tích
tại Việt Nam
1.4.1. Hệ thống Y tế quản lý và thực hiện hoạt động phòng chống tai nạn
thương tích Việt Nam hiện nay
Tính đến nay, cùng với sự phát triển mạng lưới y tế nói chung, hệ thống
Y tế dự phòng đã mở rộng tới tận các thôn bản với cơ cấu tổ chức chặt chẽ và
công tác chỉ đạo, điều hành thống nhất từ trung ương đến địa phương, phân
cấp theo 4 tuyến: Trung ương; tỉnh; quận, huyện và xã, phường.


8

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống y tế phòng chống tai nạn thương tích tại
Việt Nam


Tuyến Trung ương:

Cục quản lý môi trường Y tế, Bộ Y tế: Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y
tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ
đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn về lĩnh vực TNTT trong phạm vi
toàn quốc, bao gồm các Viện nghiên cứu trực thuộc Trung ương (có 11 Viện
nghiên cứu trực thuộc trung ương với các chức năng đặc thù).
 Tuyến tỉnh:
Mạng lưới hệ thống y tế dự phòng bao phủ tất cả các tỉnh, thành trong
cả nước. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức quản lý của từng địa phương mà chức
năng quản lý, tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, hoạt động phòng

chống TNTT sẽ do Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiếm soát bệnh tật
hoặc Trung tâm sức khỏe lao động và môi trường chịu trách nhiệm phụ trách.


9



Tuyến quận huyện:

Mạng lưới YTDP có ở 697 Trung tâm Y tế (TTYT) quận, huyện trong
toàn quốc, trong đó TTYT cấp quận, huyện, thị xã là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Sở Y tế, sự quản lý nhà
nước của Uỷ ban nhân dân huyện và sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật của
các Trung tâm thuộc hệ dự phòng, các Trung tâm chuyên ngành tuyến tỉnh.
 Tuyến xã phường, thị trấn:
Hiện tại có hơn 11.000 Trạm Y tế (TYT) xã phường, thị trấn và hơn
100.000 nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên hoạt động tại cộng đồng, đóng
góp vai trò quan trọng trong hệ thống y tế dự phòng. Trạm Y tế là đơn vị y tế
cuối cùng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe công lập, có nhiệm vụ chính là
chăm sóc sức khỏe ban đầu. Trạm y tế còn có nhiệm vụ quan trọng nữa là hỗ
trợ, giám sát các hoạt động của mạng lưới y tế thôn bản trong các nhiệm vụ
như tuyên truyền, giáo dục sức khỏe; phát hiện và báo cáo dịch bệnh.
1.4.2. Tình hình tai nạn thương tích tại Việt Nam
Tai nạn thương tích ở Việt Nam là 5 trong số 20 nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong, và ước tính gây ra 12,8% trong tổng số ca tử vong, gấp đôi số ca
tử vong do bệnh truyền nhiễm (5,6%). Thương tích giao thông đường bộ là
nguyên nhân gây tử vong cao nhất, sau đó là ngã và đuối nước. Bên cạnh đó
TNTT là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em (lứa tuổi 0-17) chiếm
88% các trường hợp tử vong do TNTT là do vô tình. Kết quả Khảo sát quốc

gia về TNTT của Việt Nam cho thấy có hơn 35.000 trường hợp tử vong do
TNTT ở Việt Nam trong năm 2010. [6]
Cuộc khảo sát TNTT năm 2010 (VNIS) do bộ LĐ, TB&XH phối hợp
với các bộ ngành liên quan, Trường ĐH Y tế Công cộng và Mạng lưới nghiên
cứu y tế công cộng Việt Nam, với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế UNICEF,
WHO thực hiện trên quy mô toàn quốc. Kết quả khảo sát cho thấy, tỉ lệ TNTT


10

do tất cả các nguyên nhân ở Việt Nam là cao so với thế giới và số người tử
vong do TNTT còn cao hơn so với các bệnh lây nhiễm và không lây. Cuộc
khảo sát tiến hành với 50.000 hộ gia đình trên 63 tỉnh thành. Kết quả cho thấy
trong số các tai nạn gây tử vong, tai nạn giao thông là nguyên nhân hàng đầu
với tỷ suất là 16.6/100.000. Với tỷ suất này ước tính năm 2010 ở Việt Nam có
trên 15.000 người tử vong do tai nạn giao thông, con số ngày càng cao hơn số
liệu báo cáo của cảnh sát giao thông và tương đương số liệu theo dõi của ngành
y tế. Vùng Đông Nam Bộ có tổng số tử vong do tai nạn giao thông cao nhất,
thứ hai là Đồng bằng sông Hồng, trong đó, Hà Nội là địa phương có tổng số tử
vong do tai nạn giao thông cao nhất (gần 1.000 trường hợp). [26, 27]
Tại hội nghị khoa học toàn quốc về phòng chống TNTT do Bộ Y tế, Tổ
chức Y tế Thế giới và Quỹ Nhi đồng LHQ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày
25/10/2011 thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết: Mỗi năm, Việt Nam có
khoảng 900.000 người bị TNTT và hơn 34.000 người tử vong. Trong đó,
chiếm số lượng cao nhất là tử vong do tai nạn giao thông là 45% với 15.000
người chết mỗi năm. 10 địa phương có số người tử vong cao nhất là Hà Nội,
Đồng Nai, Thanh Hóa, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hải
Dương, Quảng Bình, Bình Thuận.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế Việt Nam cho thấy: 10% tổng số
trường hợp tử vong được báo cáo tại nước ta là do TNTT. Trung bình mỗi

ngày có gần 100 trường hợp tử vong do TNTT, 40 trường hợp tử vong do tai
nạn giao thông và 15 trường hợp tử vong do đuối nước. Hàng năm có khoảng
847.000 trường hợp TNTT nghiêm trọng. Ngoài ra, TNTT còn để lại gánh
nặng với gia đình và xã hội. [6]
1.4.3. Tình hình tai nạn thương tích tại Hà Nội
Thủ đô Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, là đầu não chính
trị - hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh


11

tế và giao dịch quốc tế với 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã; 584
xã, phường, thị trấn.
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình trên địa bàn Hà Nội năm 2017
là khoảng 7,6 triệu người. Trong đó, dân số khu vực thành thị khoảng 3,7 triệu
người, chiếm 49,2%; dân số nông thôn là 3,8 triệu người, chiếm 50,8%. Mật
độ dân số trung bình là 2.279 người/km 2, dân cư phân bố không đều, tốc độ
đô thị hóa phát triển tương đối nhanh [28]. Dân số tăng tại Thủ đô cũng là một
trong những nguyên nhân tạo ra áp lực về hạ tầng và các vấn đề xã hội cho Hà
Nội, trong đó vấn đề phòng chống TNTT luôn là một trong những vấn đề
nóng và được quan tâm của chính quyền, các ban ngành đoàn thể, cơ quan, xí
nghiệp cũng như người dân toàn thành phố.
Phòng chống tại nạn thương tích - Xây dựng cộng đồng an toàn tại Hà
Nội được triển khai hoạt động từ năm 2006 với đầu mối là ngành Y tế cùng
phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tập trung vào các hoạt động như:
Nâng cao năng lực bảo vệ, chăm sóc các đối tượng có nguy cơ cao tại cộng
đồng; Xây dựng ngôi nhà an toàn phòng, chống TNTT trẻ em; Xây dựng
trường học an toàn phòng chống TNTT trẻ em; Xây dựng cộng đồng an toàn
tiêu chuẩn Việt Nam; Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động
xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống TNTT tại gia đình,

trường học, cộng đồng và xã hội.
Cho tới năm 2017, Hà Nội đã kiện toàn 100% Ban chỉ đạo các cấp, đã
xây dựng được 101 cộng đồng an toàn tiêu chuẩn Việt Nam và 200 xã
phường điểm về công tác sơ cấp cứu trước viện đảm bảo sơ cấp cứu ban đầu
được trên 50% trường hợp bị TNTT tại địa phương. Theo thông báo số
347/TB-MT ngày 17/4/2018 của Cục Quản lý môi trường Y tế về tình hình
TNTT năm 2017 cho thấy: Hà Nội không trong nhóm 10 tỉnh có tỷ lệ TNTT


12

cao nhất nước, là thành phố có số cộng đồng an toàn tiêu chuẩn Việt Nam
cao nhất nước.[29]
Theo kết quả của hệ thống giám sát TNTT trong giai đoạn năm 20112016 mỗi năm thành phố Hà Nội có khoảng 92.000 trường hợp mắc TNTT và
khoảng 700 trường hợp tử vong, trong đó loại TNTT phổ biến vẫn là do tai
nạn giao thông, ngã, đuối nước; Tập trung trong nhóm tuổi lao động từ 20-60
tuổi. Năm 2017 tình hình TNTT trên địa bàn thành phố: có 90.471 trường hợp
mắc, tử vong 693 trường hợp. [8]
+ Nghề nghiệp mắc chủ yếu: Lao động tự do, buôn bán, nông dân.
+ Địa điểm xảy ra tử vong chủ yếu: Trên đường đi, hồ ao.
+ Bộ phận bị thương thường gặp: Chi, đầu mặt cổ.
+ Nguyên nhân mắc TNTT thường gặp: Tai nạn giao thông, ngã.
Qua số liệu báo cáo của cơ quan chức năng, TNTT xảy ra ở nông thôn
nhiều hơn thành thị [32]. Trẻ em sống ở nông thôn, trong gia đình có thu nhập
thấp thường phải làm nhiều việc nhà như nấu ăn, chăm sóc em nhỏ, lau dọn
và tham gia sản xuất nông nghiệp. Đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị
tai nạn thương tích trong cộng đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của phần
lớn tai nạn thương tích ở trẻ em bắt nguồn từ sự bất cẩn, thiếu quan tâm của
người lớn [32].
1.4.4. Một số nghiên cứu về kiến thức phòng chống tai nạn thương tích.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoa trên những học sinh trung học
cơ sở (THCS) tại Đà Nẵng năm 2005 cho thấy có 28,9% học sinh đã từng bị
TNTT trong thời gian một năm trước nghiên cứu. Kiến thức, thực hành đạt
của học sinh về phòng chống TNTT còn thấp (25,4% và 32,3%). Tác giả cũng
chỉ ra những học sinh có kiến thức và thực hành về phòng chống TNTT không
đạt có nguy cơ bị TNTT cao hơn những học sinh có kiến thức và thực hành
đạt là 1,8 lần (OR = 1,842; OR = 1,742)[33]. Cũng trên đối tượng là học sinh


13

THCS, tác giả Nguyễn Hải nghiên cứu tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh năm
2006 cho thấy kiến thức, thực hành đạt về phòng chống TNTT tích của học
sinh đều ở dưới mức trung bình (49,5% và 18,0%). Những học sinh có kiến
thức không đạt về phòng chống TNTT thì thực hành không đạt cao hơn 2,7
lần so với học sinh có kiến thức đạt [34].
Trong một điều tra tại trường trung học phổ thông (THPT) Tây Hồ, Hà
Nội năm 2009 về phòng chống TNGT đường bộ, các tác giả cho thấy vẫn còn
có một tỉ lệ khá cao học sinh có kiến thức không đúng về phòng chống TNGT
đường bộ (36,0%). Cũng trong nghiên cứu này cho thấy có mối liên quan giữa
giới tính, học lực và kiến thức phòng chống TNGT đường bộ, việc tiếp cận
thông tin có ý nghĩa thống kê với thái độ phòng chống TNGT đường bộ của
học sinh. Đặc biệt, có mối liên quan giữa việc học sinh không sống cùng cha
mẹ có xu hướng xem/cổ vũ đua xe trái phép gấp 2,341 lần học sinh sống cùng
cha mẹ (p< 0,05).[35]
Điều tra cắt ngang 1.075 học sinh xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang của tác giả Hoàng Thị Hà và cộng sự (2011) cho thấy tỷ lệ mắc TNTT
là 11,63% trong đó nam mắc cao hơn nữ (7,07% so với 4,56%). Kiến thức,
thái độ, thực hành về TNTT của học sinh chưa tốt chỉ đạt loại khá và trung
bình (từ 52,0% - 70,0%). Có trên 10% số học sinh không hiểu biết về phòng

chống TNTT. Theo tác giả, có thể là do địa phương nghiên cứu là xã vùng
cao, phương tiện thông tin đại chúng rất hiếm ở các hộ gia đình và học sinh
chủ yếu là người H’mông nên việc tiếp thu kiến thức có nhiều hạn chế. Có
mối liên quan chặt chẽ giữa kiến thức, thực hành đến tình hình TNTT của học
sinh (OR = 3,14; CI = 95%; p < 0,01) [36].
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Lan, Phạm Thị Thu Lệ về “Thực
trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống TNTT của học sinh trung học
phổ thông (THPT) huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái năm 2011”. Kết quả điều tra


14

cho thấy tỷ lệ mắc chung là 28,9%, nam chiếm 63,8%, nữ chiếm 36,2%; do
đứt tay cao nhất chiếm 32,8%, thấp nhất là đuối nước 3,6%. Kiến thức chung
về PCTNTT đạt thấp chiếm tỷ lệ là 25,4%; thái độ quan tâm khi chứng kiến
hoặc nghe, thấy về tai nạn thương tích là 87,3%. Chỉ có 32,3% thường xuyên
thực hành PCTNTT. Xác định có mối liên quan về kiến thức và thực hành
phòng chống tai nạn thương tích với thực trạng tai nạn thương tích của học
sinh [37].
Kết quả điều tra cắt ngang được thực hiện trên 10 tỉnh duyên hải miền
Trung Việt Nam của Đặng Anh Thư và cộng sự năm 2010 cũng chỉ ra, đối với
TNTT do ngã từ trên cao, những hộ gia đình được đánh giá kém về thực hành
phòng chống tại nạn do ngã có tỉ lệ mắc TNTT do ngã cao hơn những hộ gia
đình được đánh giá có thực hành tốt về phòng chống TNTT do ngã [38].
Nghiên cứu giải pháp can thiệp phòng chống tai nạn thương tích cho
học sinh tiểu học dựa vào nhà trường tại thành phố Đà Nẵng (2006 – 2009)
của tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh, Đại học Y tế công cộng, cho kết quả ban
đầu là có sự thay đổi về kiến thức, thái độ và kỹ năng về phòng chống TNTT
của học sinh trước và sau can thiệp đặc biệt với loại hình ngã, bỏng, đuối
nước; Các yếu tố nguy cơ TNTT chung và các nguy cơ gây ngã, vật sắc nhọn,

tai nạn giao thông tại các trường đều giảm thiểu so với trước can thiệp. [39]
Tại Vinh, Nghệ An, nghiên cứu cắt ngang về kiến thức phòng chống
TNTT của học sinh trung học phổ thông của tác giả Lê Thị Thanh Xuân
(2016) cho thấy học sinh có kiến thức đúng về phòng chống TNTT là 39,8%.
Kết quả phân tích đa biến cho thấy yếu tố giới tính và khối lớp có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê đến kiến thức phòng chống TNTT của học sinh. Học
sinh nữ có khả năng có kiến thức đúng về phòng chống TNTT cao hơn học
sinh nam (OR = 1,9, CI: 1,3 – 2,9) [40].


15

Nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương về Thực trạng TNTT và kiến thức
thực hành về phòng chống TNTT của học sinh trường THCS Ngũ Hiệp, huyện
Thanh Trì, Hà Nội năm 2017 - 2018 là mô tả cắt ngang có phân tích, được tiến
hành từ tháng 11/2017 đến tháng 5/2018, qua phát vấn 904 học sinh trường
THCS Ngũ Hiệp, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: 15,71% học sinh mắc TNTT trong đó ngã là nguyên nhân hàng đầu
gây TNTT cho học sinh (75,18%) tiếp theo là tai nạn giao thông (35,21%) và
bỏng (35,21%). Về kiến thức: Tỷ lệ học sinh có kiến thức về phòng chống với
từng loại TNTT đạt từ 50% trở tương đối cao: TNGT (86,95%), đuối nước
(80,75%), tai nạn ngã (85,73%), bỏng (87,50%), ngộ độc (84,96%). Về thực
hành: Tỷ lệ học sinh có thực hành chung về phòng chống TNTT đạt từ 50% đạt
tới 92,96% [41].


16

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang kết hợp định tính và định
lượng.
Đối tượng nghiên cứu:
- Là một thành viên hộ gia đình hiện đang sinh sống tại Hà Nội, từ 18
tuổi trở lên, không rối loạn nặng về năng lực hành vi, có tên trong hộ khẩu
thường trú tại hộ gia đình và đồng ý tham gia vào nghiên cứu..
- Tiêu chuẩn loại trừ: không đáp ứng các điều kiện trên và từ chối
không tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện tại 30 quận huyện, thị xã của
Hà Nội.
- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong 8 tháng, từ tháng 4 đến
tháng 12 năm 2018, trong đó thời gian điều tra là tháng 12/2018.
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng 1 tỷ lệ:
n = Z12− α/2

p (1 − p )
( ε p) 2

Trong đó:
- n: cỡ mẫu tối thiểu
- Z21-α/2 = 1,96; với mức ý nghĩa α = 0,05
- p = 0,5: Ước tính tỷ lệ yếu tố nguy cơ = 0,5 để cho cỡ mẫu lớn nhất.
- ε = 0,05: sai số cho phép.
- Hệ số DE = 1,5 (chọn mẫu chùm)



×