Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em dưới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 159 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








LUẬN VĂN THẠC SĨ




Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng
ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em dưới 6
tuổi ở Hà Nội hiện nay



CHUYÊN NGÀNH : XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ : 60. 31. 30



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA
NGƯỜI THỰC HIỆN : NGUYỄN THỊ QUỲNH HOA













HÀ NỘI - 2006


HÀ NỘI, 2006


LỜI CẢM ƠN

Luận văn tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành bởi sự quan tâm,
giúp đỡ của nhiều ngƣời.
Lời đầu tiên tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS.Nguyễn Thị Kim Hoa, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và đóng
góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn tất Luận văn này.
Tôi cũng xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
TS.Nguyễn Đức Mạnh, ngƣời đã giúp đỡ và đóng góp những ý
kiến có giá trị trong quá trình tôi thu thập thông tin và hoàn thành
báo cáo.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới tất cả những cá nhân, cơ quan, tổ
chức tại các địa phƣơng đã cung cấp thông tin và các tài liệu cần
thiết cho nghiên cứu; đồng thời cũng xin đƣợc cảm ơn các thầy, cô

và các cán bộ trong khoa Xã hội học; các đồng chí lãnh đạo và các
cán bộ của Viện nghiên cứu Thanh niên đã khuyến khích, động
viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện Luận văn.

Hà Nội, 6-2006
Tác giả
Nguyễn Thị Quỳnh Hoa








MỤC LỤC


Trang
PHẦN I.
MỞ ĐẦU
1

1. Lý do lựa chọn đề tài
3

2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3

3. Mục đích nghiên cứu

3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4

5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi, mẫu, địa bàn nghiên cứu
4

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
8
PHẦN II.
NHẬN THỨC VỀ VIỆC PHÕNG NGỪA TNTT CHO TRẺ
EM DƢỚI 6 TUỔI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ QUA KHẢO
SÁT THỰC TẾ TẠI HÀ NỘI
10
Chƣơng I.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
10

1. Vài nét về tình hình nghiên cứu phòng ngừa TNTT trẻ
em ở VN
10

2. Cơ sở lý luận
15

2.1. Lý thuyết về sự biến đổi xã hội

15

2.2. Lý luận xã hội học về định hƣớng giá trị
16

2.3. Lý thuyết lựa chọn hợp lý
18

2.4. Lý thuyết xã hội hoá
20

3. Một số khái niệm công cụ
23

3.1. Khái niệm Nhận thức
23

3.2. Khái niệm Tai nạn thƣơng tích
24

3.3. Khái niệm Phòng ngừa tai nạn thƣơng tích
27

3.4. Khái niệm Trẻ em
29

3.5. Khái niệm Trẻ em lứa tuổi mầm non
30

4. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em

31

5. Quan điểm, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ta về
vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em
32
Chƣơng II.
Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ
em dƣới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay
35

1. Một số nét về đặc điểm kinh tế- xã hội của địa bàn khảo sát
35

2. Một số đặc điểm của hộ gia đình có con dƣới 6 tuổi trong mẫu
khảo sát
44

3. Nhận thức của cha mẹ về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em
48

4. Nhận thức của cha mẹ về đặc điểm phát triển của trẻ em dƣới 6
tuổi
59

5. Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em
dƣới 6 tuổi
65

5.1. Thực trạng nhận thức của cha mẹ về TNTT và việc phòng
ngừa TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay

66

5.1.1. Hiểu biết của cha mẹ về đặc điểm giới tính và lứa
tuổi dễ gặp TNTT ở trẻ em dƣới 6 tuổi
66

5.1.2. Hiểu biết của cha mẹ về các loại TNTT dễ xảy ra
đối với trẻ em dƣới 6 tuổi
71

5.1.3. Hiểu biết của cha mẹ về nơi dễ xảy ra TNTT cho
trẻ em dƣới 6 tuổi
81

5.1.4. Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân dễ dẫn đến
TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi
83

5.1.5. Hiểu biết của cha mẹ về hậu quả do TNTT gây ra
cho trẻ em dƣới 6 tuổi
89

5.1.6. Hiểu biết của cha mẹ về các biện pháp phòng
ngừa TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi hiện nay
92

5.2. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của cha mẹ về
TNTT và việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi ở Hà
Nội hiện nay
104


5.2.1. Yếu tố chủ quan
104

5.2.2. Yếu tố khách quan
110
PHẦN III.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
123

1. Kết luận
123

2. Khuyến nghị
127
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC

























NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN


TNTT Tai nạn thƣơng tích
TNTT TE Tai nạn thƣơng tích trẻ em
TE Trẻ em
GĐ Gia đình
UB DS- GĐ- TE Uỷ ban Dân số Gia đình và Trẻ em
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp Quốc
WHO Tổ chức Y tế thế giới
TTĐC Truyền thông đại chúng
BV, CS & GD TE Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
ĐH Đại học
TC, CĐ Trung cấp, Cao đẳng
PTTH Phổ thông trung học
THCS Trung học cơ sở
TT Thị trấn















DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN


Trang
Bảng 1.
Tỷ lệ cha mẹ có con dƣới 6 tuổi chia theo địa bàn khảo sát
44
Bảng 2.
Nhận thức của cha mẹ về trách nhiệm đạo lý trong việc bảo vệ,
chăm sóc trẻ em
50
Bảng 3.
Hiểu biết của cha mẹ về những nội dung cơ bản trong Luật BV,
CS & GD TE
56
Bảng 4.
Hiểu biết của cha mẹ về những nội dung cơ bản trong Luật BV,

CS & GD TE chia theo địa bàn khảo sát
58
Bảng 5.
Hiểu biết của cha mẹ về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em dƣới 6
tuổi
60
Bảng 6.
Hiểu biết của cha mẹ về nhu cầu của trẻ em dƣới 6 tuổi
64
Bảng 7.
Hiểu biết của cha mẹ về đặc điểm giới tính dễ xảy ra TNTT ở
trẻ em chia theo địa bàn khảo sát, trình độ học vấn và giới tính
69
Bảng 8.
Hiểu biết của cha mẹ về các loại TNTT dễ xảy ra đối với trẻ em
dƣới 6 tuổi
72
Bảng 9.
Hiểu biết của cha mẹ về các loại TNTT dễ xảy ra đối với trẻ em
dƣới 6 tuổi chia theo địa bàn
78
Bảng 10.
Hiểu biết của cha mẹ về nơi dễ xảy ra TNTT cho TE dƣới 6 tuổi
81
Bảng 11.
Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân dễ dẫn đến TNTT cho TE
dƣới 6 tuổi
84
Bảng 12.
Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân dễ dẫn đến TNTT cho trẻ

em dƣới 6 tuổi chia theo địa bàn khảo sát
88
Bảng 13.
Hiểu biết của cha mẹ về nguyên nhân dễ dẫn đến TNTT cho trẻ
em dƣới 6 tuổi chia theo trình độ học vấn
89
Bảng 14.
Hiểu biết của cha mẹ về các biện pháp phòng ngừa TNTT cho
trẻ em dƣới 6 tuổi
92
Bảng 15.
Hiểu biết của cha mẹ về phƣơng pháp giáo dục, hƣớng dẫn
95
phòng tránh TNTT phù hợp với trẻ em dƣới 6 tuổi
Bảng 16.

Hiểu biết của cha mẹ về các biện pháp phòng ngừa TNTT cho
trẻ em dƣới 6 tuổi chia theo địa bàn khảo sát
101
Bảng 17.
Hiểu biết của cha mẹ về các biện pháp phòng ngừa TNTT cho
trẻ em dƣới 6 tuổi chia theo trình độ học vấn
102
Bảng 18.
Hiểu biết của cha mẹ về các biện pháp phòng ngừa TNTT cho
trẻ em dƣới 6 tuổi chia theo giới tính
103
Bảng 19.
Nhận thức của cha mẹ về trách nhiệm đạo lý trong việc phòng
ngừa TNTT cho trẻ em chia theo lứa tuổi

107
Bảng 20.
Nhận thức của cha mẹ về trách nhiệm pháp lý trong việc phòng
ngừa TNTT cho trẻ em chia theo lứa tuổi
107
Bảng 21.
Các hình thức truyền tải thông tin về phòng ngừa TNTT trẻ em
cho các bậc cha mẹ
120

















DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN




Trang
Hình 1.
Số con trong gia đình
45
Hình 2.
Trình độ học vấn của cha mẹ có con dƣới 6 tuổi chia theo địa
bàn khảo sát
46
Hình 3.
Nghề nghiệp của cha mẹ chia theo địa bàn khảo sát
47
Hình 4.
Mức độ tiếp cận Luật BV, CS &GD TE của cha mẹ chia theo
địa bàn khảo sát
54
Hình 5.
Nguồn cung cấp thông tin về Luật BV, CS & GD TE cho các
bậc cha mẹ
54
Hình 6.
Hiểu biết của cha mẹ về lứa tuổi trẻ em dễ gặp TNTT
70
Hình 7.
Nguồn cung cấp thông tin về việc phòng ngừa TNTT trẻ em
cho các bậc cha mẹ
115













PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI:
Trẻ em là những chủ nhân tƣơng lai, là nguồn nhân lực của mỗi quốc
gia. Bởi vậy, quan tâm, chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề đƣợc đặt lên hàng
đầu trong chiến lƣợc phát triển con ngƣời của mỗi nƣớc. Để có những công
dân tốt, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của đất nƣớc, ngay từ nhỏ trẻ em
phải đƣợc nuôi dƣỡng, chăm sóc thật tốt để đảm bảo phát triển về sức khoẻ,
trí tuệ, tình cảm và hành vi. Tuy nhiên thực tế cho thấy, vấn đề bảo vệ và
chăm sóc trẻ em hiện nay còn nhiều bất cập, đặc biệt là tình trạng tai nạn
thƣơng tích (TNTT) trẻ em ngày càng gia tăng và trở thành một trong những
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.
Báo cáo của UNICEF tháng 2/2001 cho biết, ở những nƣớc giàu trên
thế giới, hàng năm có hơn 20.000 trẻ em bị chết do TNTT. Con số này ở các
nƣớc đang phát triển lớn hơn gấp 10 lần, lên tới 240.000 trẻ em/năm. Nếu so
sánh con số đó tƣơng đƣơng với việc mỗi ngày có hai máy bay hành khách
loại lớn (Jumbo Jet) chở đầy trẻ em bị nổ tung mới thấy hết mức độ nghiêm
trọng của vấn đề đặt ra [27, 5].
Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển. Trong
những năm qua, nhờ sự tác động của chính sách đổi mới và sự vận hành của
nền kinh tế thị trƣờng nên đất nƣớc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trên
các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội. Song bên cạnh đó, do ảnh hƣởng của

cơn lốc kinh tế thị trƣờng và những biến đổi xã hội sâu sắc, không ít gia đình
Việt Nam đã sao nhãng chức năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em và hậu quả là
nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em đã nảy sinh, trong đó trẻ em bị rủi ro,
TNTT là một mối quan tâm lớn. Ƣớc tính, hàng năm Việt Nam có khoảng
50.000 trẻ em dƣới 16 tuổi bị chết và khoảng 250.000 em bị thƣơng tật
nghiêm trọng, chiếm tỷ lệ khoảng 60% số ngƣời bị TNTT nói chung [24, 1].
Điều đáng quan tâm là trẻ em dƣới 6 tuổi là nhóm đối tƣợng dễ gặp TNTT
do trẻ lứa tuổi này thƣờng thể hiện bản tính hiếu động trong khi các em vẫn
còn non nớt cả về thể chất lẫn tinh thần, chƣa có sự hiểu biết về kĩ năng
sống, chƣa có kinh nghiệm trong phòng ngừa các tai nạn, rủi ro. Chính vì thế
khả năng tự bảo vệ mình ở lứa tuổi này còn bị hạn chế hơn so với các nhóm
lứa tuổi khác. Theo số liệu thống kê của Viện Bỏng Quốc gia, năm 2005, có
tới 1.885 (chiếm 60%) bệnh nhân bỏng nhập viện là trẻ em dƣới 15 tuổi, đặc
biệt có 1.200 bệnh nhân là trẻ em dƣới 6 tuổi, chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân
1
.
Đó là những con số thật đáng cảnh tỉnh đối với tất cả các gia đình có trẻ em
trong độ tuổi mầm non.
Thực trạng trên cho thấy các gia đình hiện nay chƣa có ý thức tốt
trong việc bảo vệ, phòng ngừa tai nạn rủi ro cho trẻ em, đặc biệt nhiều bậc
cha, mẹ còn thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về các biện pháp giáo dục, ngăn
ngừa cũng nhƣ chƣa nhận thức đƣợc các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ. Sự hạn
chế trong nhận thức của các bậc cha, mẹ nhƣ vậy là một trong những nguyên
nhân chủ yếu khiến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em dƣới 6 tuổi dễ gặp phải
TNTT trong sinh hoạt hàng ngày. Hậu quả là TNTT không chỉ làm tổn
thƣơng về thể chất, suy kém về tinh thần mà còn làm cho các em bị thiệt thòi
trong việc thực hiện các quyền và bổn phận của mình. Không những thế,
TNTT trẻ em còn làm cho gia đình và xã hội phải gánh thêm những khó
khăn về vật chất cũng nhƣ thƣơng tổn về tinh thần. Bởi vậy, việc tìm hiểu
nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em hiện

nay là vấn đề cần đƣợc đặc biệt quan tâm.
Với ý nghĩa đó, đề tài “Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng
ngừa tai nạn thƣơng tích cho trẻ em dƣới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay” đã
đƣợc lựa chọn làm đề tài nghiên cứu. Đây là đề tài mang tính chất thời sự, có
ý nghĩa thiết thực trong việc tham gia tích cực vào các hoạt động chăm lo,

1
Nguồn:
bảo vệ cho trẻ em- những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Hy vọng kết quả
nghiên cứu sẽ góp phần tìm ra giải pháp thích hợp cho việc nâng cao nhận
thức của các bậc cha mẹ về phòng ngừa TNTT cho trẻ em, tiến tới hạn chế
tình trạng TNTT trẻ em ở nƣớc ta hiện nay.
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
2.1. Ý nghĩa khoa học:
Thông qua phân tích nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng
ngừa TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi, đề tài bổ sung những cơ sở khoa học,
làm sáng tỏ vai trò của gia đình mà trƣớc hết là các bậc cha, mẹ trong việc
bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa TNTT cho trẻ em cũng nhƣ tìm hiểu quá trình
xã hội vấn đề bảo vệ, chăm sóc và phòng ngừa TNTT trẻ em của các bậc cha
mẹ. Từ đó, đề tài hi vọng sẽ góp phần làm rõ một số khái niệm về TNTT,
phòng ngừa TNTT cũng nhƣ một số lý thuyết xã hội học nhƣ lý thuyết biến
đổi xã hội, lý thuyết về định hƣớng giá trị, lý thuyết lựa chọn hợp lý, lý
thuyết xã hội hoá.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Những nội dung đƣợc đề cập, phân tích trong đề tài góp phần làm
sáng tỏ những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến nhận thức của
các bậc cha, mẹ về TNTT trẻ em và việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em hiện
nay.
Đồng thời, những kết luận cũng nhƣ những kiến nghị đƣa ra có thể
giúp cho gia đình, cộng đồng cũng nhƣ các cơ quan chức năng có các biện

pháp can thiệp kịp thời nhằm nâng cao nhận thức của các bậc cha, mẹ trong
việc phòng ngừa TNTT trẻ em.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu
tham khảo, phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chăm lo giải
quyết, bảo vệ quyền lợi của trẻ em ở nƣớc ta hiện nay.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa
TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của cha mẹ trong
việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi.
- Đƣa ra những kết luận, kiến nghị góp phần nâng cao nhận thức của
các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa rủi ro, tai nạn cho trẻ.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
 Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ về trách nhiệm bảo vệ,
chăm sóc trẻ em.
 Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ về đặc điểm phát triển của
trẻ em dƣới 6 tuổi.
 Tìm hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa
TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi.
 Tìm hiểu một số yếu tố tác động đến nhận thức của các bậc cha, mẹ
trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi (bao gồm yếu tố chủ
quan và yếu tố khách quan).
 Đƣa ra các kết luận và đề xuất những kiến nghị đối với bản thân các
bậc cha mẹ có con dƣới 6 tuổi, các gia đình có trẻ em dƣới 6 tuổi, các tổ
chức, cơ quan có liên quan nhằm nâng cao nhận thức phòng ngừa TNTT cho
trẻ em ở các bậc cha mẹ.
5. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI, MẪU, ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU:
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ

em dƣới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
Cha, mẹ của trẻ em dƣới 6 tuổi ở Hà Nội.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu nhận thức của các bậc cha, mẹ có con ở
lứa tuổi từ 3 đến dƣới 6 tuổi (lứa tuổi mẫu giáo).
5.4. Địa bàn nghiên cứu:
Đề tài đƣợc tiến hành tại 2 quận nội thành là quận Đống Đa, Ba Đình
và 2 địa bàn thuộc huyện Từ Liêm- ngoại thành thành phố Hà Nội là xã
Xuân Phƣơng và thị trấn Cầu Diễn. Đây là hai khu vực chịu sự tác động khác
nhau của quá trình đô thị hoá. Nội thành là khu vực mà quá trình đô thị hoá
đã diễn ra mạnh mẽ và trong một thời gian dài, trong khi đó, ngoại thành là
khu vực đang bắt đầu quá trình đô thị hoá, đang có sự chuyển biến từ xã hội
nông nghiệp sang xã hội công nghiệp. Chính vì thế, việc nghiên cứu nhận
thức của các bậc cha, mẹ ở hai khu vực này là rất có ý nghĩa.
Đề tài tiến hành thu thập thông tin trong khoảng thời gian 2 tháng:
tháng 10 và tháng 11 năm 2005.
5.5. Mẫu nghiên cứu:
Số phiếu phát ra ban đầu của đề tài là 280 phiếu dành cho đối tƣợng là
cha hoặc mẹ của trẻ em từ 3 đến dƣới 6 tuổi ở Hà Nội. Số phiếu thu lại hợp
lệ là 251 phiếu.
Nhƣ vậy, dung lƣợng mẫu của đề tài là 251 phiếu, trong đó cơ cấu
mẫu đƣợc phân bố nhƣ sau:
- Theo địa bàn:
+ 2 quận nội thành: 126 ngƣời (50,2%)
+ 2 địa bàn thuộc huyện ngoại thành: 125 ngƣời (49,8%)
- Theo giới tính:
+ Nam : 124 ngƣời (49,4%)
+ Nữ: 127 ngƣời (50,6%)
- Theo độ tuổi:

+ < 25 tuổi: 7 ngƣời (2,8%)
+ 25- 35 tuổi: 210 ngƣời (83,7%)
+ 36- 45 tuổi: 34 ngƣời (13,5%)


- Theo trình độ học vấn:
+ Tiểu học: 5 ngƣời (2,0%)
+ THCS: 37 ngƣời (14,7%)
+ PTTH: 82 ngƣời (32,7%)
+ Trung cấp, Cao đẳng: 33 ngƣời (13,1%)
+ Đại học, trên Đại học: 94 ngƣời (37,5%)
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1. Phƣơng pháp luận:
Những lý luận và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở của đề tài nghiên cứu.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là xem xét và giải thích
các quá trình, các hiện tƣợng của đời sống xã hội trong mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau, có tính chất quy luật giữa chúng. Điều đó có nghĩa nghiên
cứu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ phải
đƣợc xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác nhƣ hoàn cảnh gia đình,
văn hoá xã hội, phong tục tập quán của địa phƣơng nơi gia đình trẻ em sinh
sống,…
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: cần phải nhận thức,
giải quyết các hiện tƣợng xã hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Vì thế tìm
hiểu nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em
cần phải đƣợc nghiên cứu trong khoảng thời gian và không gian nhất định, từ
đó đƣa ra đƣợc hƣớng giải quyết kịp thời, phù hợp.
Việc nhận thức và giải quyết các hiện tƣợng xã hội phải khách quan,
phải xuất phát từ chính thực tế. Ở đây, khi tìm hiểu về nhận thức của các bậc
cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em chúng ta không thể áp đặt

những suy nghĩ của riêng mình để kết luận một cách vội vã, mà phải tìm hiểu
các nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến nhận thức của họ
trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em, từ đó mới có thể nhìn nhận chính
xác vấn đề này.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
6.2.1. Phương pháp định lượng:
6.2.1.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi:
Đề tài đƣợc thực hiện dựa trên kết quả khảo sát bằng phƣơng pháp
bảng hỏi đối với 251 ngƣời là cha hoặc mẹ của trẻ em dƣới 6 tuổi nhằm thu
thập thông tin định lƣợng theo yêu cầu và mục đích của đề tài.
6.2.1.2. Phƣơng pháp thống kê xã hội học:
Với 251 bảng hỏi thu thập đƣợc, tác giả tiến hành xử lý kết quả điều
tra bằng phƣơng pháp thống kê xã hội học. Chƣơng trình thống kê SPSS 13.0
đƣợc sử dụng để xử lý thông tin thu đƣợc từ các bảng hỏi đó.
6.2.1. Phương pháp định tính:
6.2.1.1. Phƣơng pháp thu thập và phân tích thông tin, tƣ liệu:
Đề tài cũng đƣợc thực hiện dựa trên những số liệu, tƣ liệu sẵn có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu. Các số liệu, tƣ liệu này đƣợc thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau nhƣ: các đề tài nghiên cứu đã đƣợc công bố; các bài viết
tham luận, hội thảo khoa học; các loại sách, báo, tạp chí có liên quan; thông
tin từ mạng internet: trong đó có nguồn website: ;
; www.moh.gov.vn/tainanthuongtich.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng một số tƣ liệu báo cáo về điều kiện
kinh tế- xã hội, về công tác dân số, gia đình, trẻ em của thành phố Hà Nội,
quận Ba Đình, quận Đống Đa, huyện Từ Liêm, thị trấn Cầu Diễn, xã Xuân
Phƣơng là những địa bàn khảo sát của đề tài nghiên cứu.
6.2.1. 2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu:
Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 20 trƣờng hợp là cha hoặc mẹ của
trẻ em dƣới 6 tuổi, trong đó: 11 trƣờng hợp cha mẹ ở nội thành và 9 trƣờng
hợp cha mẹ ở ngoại thành.

Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát với tƣ cách là một
phƣơng pháp bổ trợ.

7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT:
7.1. Giả thuyết nghiên cứu:
- Các bậc cha mẹ có con dƣới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay đã nhận thức
đƣợc trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tuy nhiên
nhận thức của họ về vấn đề này chƣa đƣợc toàn diện. Nhìn chung, họ nhận
thức về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em theo hƣớng đảm bảo điều kiện
tốt nhất về vật chất và tinh thần cho sự phát triển của trẻ hơn là trách nhiệm
bảo vệ thân thể khỏi rủi ro, bảo đảm môi trƣờng sống an toàn cho trẻ.
- Nhận thức của các bậc cha, mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ
em dƣới 6 tuổi phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan (lứa tuổi, giới tính, trình
độ học vấn, sự tự chủ động tìm kiếm thông tin về phòng ngừa TNTT) và các
yếu tố khách quan (điều kiện kinh tế- xã hội của địa phƣơng; các chính sách,
văn bản, luật có liên quan đến việc BV, CS & GD TE; công tác giáo dục, xã
hội hoá vấn đề phòng ngừa TNTT trẻ em).








7.2. Khung lý thuyết:
























Luật pháp,
chính sách
kinh tế- xã
hội.


Luật pháp,
chính sách Bảo
vệ, chăm sóc
trẻ em


- Cá nhân
- Gia đình
- Nhà trường
mầm non
- Cộng đồng địa
phương
- Cơ quan TTĐC


NHẬN THỨC CỦA CHA MẸ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA TNTT
CHO TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI Ở HÀ NỘI HIỆN NAY
Hiểu biết
của cha mẹ
về đặc
điểm giới
tính và lứa
tuổi dễ gặp
TNTT ở trẻ
em dưới 6
tuổi



Hiểu biết
của cha mẹ
về nguyên
nhân dễ
gây ra
TNTT cho
TE dưới 6

tuổi

Hiểu biết
của cha
mẹ về các
loại TNTT
dễ xảy ra
đối với
TE dưới 6
tuổi

Hiểu biết
của cha mẹ
về hậu quả
của TNTT
đối với trẻ
em dưới 6
tuổi

Hiểu biết
của cha mẹ
về các biện
pháp phòng
ngừa TNTT
cho trẻ em
dưới 6 tuổi

ĐIỀU KIỆN KINH TẾ- XÃ HỘI
PHẦN II
NHẬN THỨC VỀ VIỆC PHÕNG NGỪA TNTT CHO TRẺ

EM DƢỚI 6 TUỔI CỦA CÁC BẬC CHA MẸ QUA KHẢO
SÁT THỰC TẾ TẠI HÀ NỘI

CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU
1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÕNG NGỪA
TNTT TRẺ EM Ở VIỆT NAM:
TNTT trẻ em là một mảng đề tài rất nóng bỏng, cập nhật và thu hút
đƣợc sự quan tâm của các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
bởi lẽ TNTT trẻ em phản ánh thực trạng tình hình chăm sóc, bảo vệ trẻ em
của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trong thời gian qua, ở nƣớc ta đã có
một số cơ quan quan tâm đến việc thống kê và tìm hiểu về tình hình TNTT ở
trẻ em nhƣ “Tổng quan về Phòng chống TNTT cho trẻ em ở Việt Nam”
(2002) của ThS. Nguyễn Văn Hồi – Bộ Lao động- Thƣơng binh & Xã hội.
Tổng quan đã đƣa ra một số khái niệm về tai nạn, tai nạn thƣơng tích đƣợc
hiểu theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO); phân loại các hình
thức TNTT mà trẻ em thƣờng gặp, nêu lên hậu quả về mặt kinh tế và xã hội
do TNTT gây ra đối với trẻ em. Đồng thời tác giả đã nêu một số nét về tình
hình tai nạn và các biện pháp phòng chống TNTT trẻ em trên một số lĩnh vực
nhƣ TNTT do giao thông, TNTT do cháy, nổ, TNTT do điện giật, TNTT do
sự cố về môi trƣờng, TNTT do ngộ độc thực phẩm, hoá chất, dƣợc phẩm,
TNTT do bất cẩn trong chăm sóc y tế, TNTT do lao động, TNTT do đồ chơi
nguy hiểm, TNTT do hành vi cẩu thả, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp. Trên
cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm góp phần ngăn chặn tình
trạng TNTT ở trẻ em.
“Báo cáo tư liệu khảo sát tình hình TNTT trẻ em 2000-2002” do TS.
Nguyễn Đức Mạnh –Viện khoa học DS- GĐ-TE thực hiện. Báo cáo đã tiến
hành thu thập thông tin, số liệu về các loại TNTT từ nhiều nguồn khác nhau
nhƣ các phƣơng tiện thông tin đại chúng (chủ yếu là báo chí); tƣ liệu, số liệu
báo cáo từ các bệnh viện trung ƣơng và địa phƣơng ở 2 thành phố Hà Nội và

thành phố Hồ Chí Minh; và từ khảo sát thực tế tại hai tỉnh Quảng Trị và Bắc
Giang. Báo cáo đã đƣa ra đƣợc bức tranh chung về tình hình TNTT trẻ em ở
nƣớc ta thời gian qua thông qua việc thống kê, phân loại các loại TNTT theo
các nguồn tƣ liệu, số liệu từ báo chí, bản tin nội bộ, từ các bệnh viện và từ
thực tế địa phƣơng. Đồng thời báo cáo cũng phân tích, nhận xét về tình hình
phòng ngừa TNTT trẻ em ở các địa phƣơng từ góc độ gia đình, nhà trƣờng
và cộng đồng. Trên cơ sở đó, tìm hiểu nguyên nhân và đƣa ra các khuyến
nghị nhằm làm giảm bớt tình trạng TNTT trẻ em ở nƣớc ta.
“Đánh giá kiến thức, nhận thức và thực hành của cộng đồng về phòng
tránh TNTT trẻ em và mô hình truyền thông ở 8 tỉnh, thành trong cả nước”
của Uỷ ban Dân số, Gia đình, Trẻ em phối hợp với Trung tâm huy động cộng
đồng Việt Nam phòng chống HIV/AIDS thực hiện từ tháng 6/2003 đến tháng
2/2004. Mục tiêu của cuộc đánh giá là: mô tả và đánh giá kiến thức, thái độ
và thực hành phòng tránh TNTT trẻ em của cộng đồng ở các địa bàn nghiên
cứu tại 8 tỉnh và thành phố: Hải Dƣơng, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Quảng
Trị, Cần Thơ, Đồng Tháp, Yên Bái và Đắc Lắc; mô tả và đánh giá các mô
hình truyền thông (nguồn cung cấp thông tin, nội dung thông tin, kênh
chuyển tải thông tin, nguồn nhận thông tin và thông tin phản hồi) thích hợp ở
các địa bàn nghiên cứu; trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến về các mô hình
truyền thông thích hợp cho từng vùng nhằm nâng cao kiến thức, thái độ và
thực hành của cộng đồng về phòng tránh TNTT trẻ em trong những năm tới.
Trong giai đoạn 2002- 2005, Bộ Y tế và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc
(UNICEF) tiến hành thực hiện dự án “Phòng chống TNTT ở trẻ em” tại 6
tỉnh Hải Dƣơng, Hải Phòng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ và Đồng
Tháp với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống
TNTT ở trẻ em, đồng thời xây dựng các mô hình phòng chống TNTT và phát
triển các thiết bị an toàn cho trẻ em tại các tỉnh này. Trong giai đoạn triển
khai, dự án đã tiến hành một số điều tra, nghiên cứu liên quan đến TNTT ở
trẻ em nhƣ:
* Điều tra tình hình chấn thương (thương tích) và các yếu tố ảnh

hưởng trong thời gian từ 7/2003- 7/2004 đối với 17.893 trẻ dƣới 18 tuổi
thuộc 8.369 hộ gia đình tại 6 tỉnh có dự án. Mục đích của cuộc điều tra là xác
định tỷ suất thƣơng tích ở trẻ em; mô tả một số yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng
tích và tử vong; đánh giá hậu quả do thƣơng tích gây ra cho trẻ em.
Kết quả điều tra cho thấy tỷ suất thƣơng tích không gây tử vong cho
trẻ em của 6 tỉnh là 4360/100.000; 5 nguyên nhân gây thƣơng tích không tử
vong thƣờng gặp là ngã, thƣơng tích do giao thông, thƣơng tích do động/súc
vật tấn công, thƣơng tích do vật sắc nhọn, và thƣơng tích do bỏng. Tỷ suất
thƣơng tích gây tử vong cho trẻ em là 31,2/ 100.000; 3 nguyên nhân thƣơng
tích gây tử vong hay gặp là đuối nƣớc, thƣơng tích do giao thông và ngã.
Hậu quả thƣờng gặp do thƣơng tích là các vết cắt/trầy xƣớc (63%), gãy
xƣơng (12%), và bỏng (9%). Phần lớn các thƣơng tích ở trẻ em là nhẹ và
không để lại di chứng. Điều tra cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm lập
kế hoạch làm giảm tỷ lệ thƣơng tích ở trẻ nhƣ xây dựng ngôi nhà an toàn,
trƣờng học an toàn và cộng đồng an toàn, đồng thời nâng cao năng lực, cung
cấp các trang thiết bị và nâng cao khả năng điều trị cho các cơ sở y tế.
* Điều tra xác định các thiết bị an toàn phù hợp cho mô hình trình
diễn của dự án. Với tiêu chí “Sử dụng các thiết bị an toàn, phù hợp với từng
cá nhân, gia đình, trƣờng học trong cộng đồng sẽ phòng chống đƣợc các
TNTT cho trẻ em”, trong năm 2003, Dự án đã tiến hành điều tra xác định các
thiết bị an toàn phù hợp cho mô hình trình diễn của dự án tại 3 xã thuộc 3
tỉnh Hải Phòng, Quảng Trị và Đồng Tháp. Mục tiêu của cuộc điều tra là
nhằm khảo sát hiện trạng sử dụng các loại thiết bị an toàn hiện có; tìm hiểu
các lý do làm ngƣời dân chƣa sử dụng các thiết bị an toàn; và đề xuất các
khuyến nghị về thiết bị an toàn phù hợp.
Kết quả điều tra đã nêu các lý do làm ngƣời dân chƣa sử dụng các
thiết bị an toàn cho trẻ đó là: chƣa nhận thức đƣợc hiệu quả của việc sử dụng
các trang thiết bị an toàn; quan niệm lạc hậu, hoặc ngại sử dụng; công tác
tuyên truyền về hiệu quả sử dụng các trang thiết bị đối với ngƣời dân còn
kém; giá thành các trang thiết bị còn cao so với thu nhập; một số thiết bị phù

hợp không có bán trên thị trƣờng. Dựa vào kết quả thu đƣợc, điều tra đã đề
xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển các trang thiết bị an toàn cho các
tỉnh thuộc dự án.
* Điều tra tìm hiểu nguy cơ và nguyên nhân TNTT trẻ em ở nông thôn
Việt Nam
Trong năm 2003, Dự án cũng đã tiến hành điều tra tìm hiểu nguy cơ
và nguyên nhân TNTT trẻ em ở nông thôn Việt Nam tại 3 xã An Hƣng (Hải
Phòng), Gio Châu (Quảng Trị) và Mỹ Hoà (Đồng Tháp). Mục tiêu của điều
tra này là xác định các TNTT trẻ em nổi bật tại 3 xã; tìm hiểu và phân tích
các nguyên nhân và nguy cơ gây TNTT trẻ em.
Kết quả của điều tra đã thống kê các loại hình TNTT trẻ em nổi bật tại
3 xã là: ngã, bị súc vật và côn trùng cắn, bỏng, tai nạn giao thông, đuối
nƣớc… Điều tra đã nêu lên mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế- xã hội của
địa phƣơng với nguyên nhân gây TNTT trẻ em nhƣ biến đổi về cấu trúc gia
đình, tác động của kinh tế thị trƣờng và trình độ văn hoá của bậc cha mẹ trẻ.
Điểm nổi bật là trẻ em, con cái của các hộ gia đình nghèo sống ở nông thôn
có nguy cơ cao với các loại TNTT hơn là trẻ em, con cái của các hộ gia đình
khá giả và sống tại vùng gần thành phố. Thêm vào đó, thái độ và cách ứng
xử của các hộ gia đình nghèo và khá giả cũng khác nhau đối với vấn đề
TNTT trẻ em.
Gần đây nhất là báo cáo “Khảo sát thực trạng và nhận thức của trẻ
em, cộng đồng về TNTT trẻ em tại vùng dự án Plan” đƣợc thực hiện từ tháng
2/2005 đến tháng 6/2006 với sự phối hợp giữa tổ chức Plan Việt Nam và
Viện Khoa học DS, GĐ, TE. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 6 tỉnh đã đƣợc
Plan hỗ trợ là Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Bình,
Quảng Ngãi với 3 nhóm đối tƣợng là: trẻ em, hộ gia đình có trẻ em dƣới 18
tuổi và các cán bộ địa phƣơng. Tổng số mẫu của nghiên cứu là 2205, trong
đó mẫu trẻ em là 1452, mẫu hộ gia đình là 562 và mẫu cán bộ địa phƣơng là
191. Mục đích của nghiên cứu là: 1) Tìm hiểu thực trạng tình hình TNTT trẻ
em tại các địa bàn khảo sát trong 1 năm qua (từ 2005- nay); 2) Tìm hiểu

nhận thức và kỹ năng của trẻ em, của các bậc cha mẹ, của cán bộ địa phƣơng
(cán bộ chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội) về vấn đề TNTT trẻ em và
việc phòng ngừa TNTT cho trẻ em. 3) Chỉ ra các yếu tố/ các nguyên nhân
dẫn tới TNTT cho trẻ em. 4) Chỉ ra những điều kiện thuận lợi và khó khăn
trong việc xây dựng môi trƣờng an toàn cho trẻ em tại gia đình, nhà trƣờng
và cộng đồng. 5) Đƣa ra các khuyến nghị can thiệp phù hợp đối với các hoàn
cảnh cụ thể để ngăn ngừa TNTT cho trẻ em.
Đặc biệt đây là nghiên cứu có tính đến sự tham gia của trẻ em vào các
công việc khảo sát, cụ thể là một số trẻ em tại các địa bàn khảo sát đã tham
gia lựa chọn mẫu nghiên cứu, thu thập thông tin vào phiếu hỏi, và đặc biệt là
tham gia hƣớng dẫn thảo luận nhóm; do vậy kết quả nghiên cứu lại càng có ý
nghĩa thiết thực trong việc phòng ngừa TNTT và đảm bảo môi trƣờng an
toàn cho đối tƣợng trẻ em.
Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, ở nƣớc ta đã có nhiều đề tài, dự
án nghiên cứu về phòng chống TNTT trẻ em theo nhiều khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một nghiên cứu nào tìm hiểu về nhận
thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa TNTT cho trẻ. Chính vì vậy, thật là
cần thiết và hết sức có ý nghĩa khi đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu nhận thức
về phòng ngừa TNTT cho trẻ em của các bậc cha, mẹ. Những kết luận,
khuyến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu hi vọng sẽ giúp cho các cơ quan
chức năng có cơ sở để xác định các biện pháp phòng ngừa TNTT cho trẻ em,
thực hiện tốt công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về vấn đề phòng
ngừa TNTT trẻ em, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo
đảm cho trẻ em phát triển trong một môi trƣờng sống an toàn, lành mạnh,
đúng nhƣ yêu cầu của chỉ thị số 55/CT/TW ngày 28/6/2000 của Bộ chính trị
Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng cộng sản Việt Nam: “Đề cao vai trò, trách
nhiệm của gia đình và tạo điều kiện cần thiết để gia đình thực hiện trách
nhiệm đối với thế hệ trẻ, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của trẻ
em. Tôn trọng và bảo đảm cho trẻ em được thực hiện các quyền và bổn phận
trước gia đình và xã hội”.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Nghiên cứu đề tài “Nhận thức của cha mẹ trong việc phòng ngừa
TNTT cho trẻ em dƣới 6 tuổi ở Hà Nội hiện nay” đƣợc dựa trên một số lý
thuyết xã hội học, trong đó có:
2.1. Lý thuyết về sự biến đổi xã hội:
Lý thuyết biến đổi xã hội chỉ ra rằng, mọi xã hội đều không ngừng vận
động và biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định tƣơng đối, còn thực
tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Và sự biến đổi trong xã
hội hiện đại lại càng thể hiện rõ nét hơn.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu
rộng nhất, biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã
hội có trƣớc. Theo nghĩa hẹp hơn, biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc
của xã hội (hay tổ chức xã hội) mà sự biến đổi này sẽ dẫn đến sự biến đổi
chức năng của các bộ phận, các thành phần trong xã hội [16, 279].
Trong những năm qua, dƣới sự tác động mạnh mẽ của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế, giao lƣu văn hoá với các nƣớc
trong khu vực và trên thế giới, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển sâu
sắc, trong đó xu hƣớng xã hội hoá công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nếu nhƣ trƣớc đây, việc chăm sóc, giáo dục
trẻ em là chức năng của gia đình và chỉ duy nhất có gia đình phải thực hiện
chức năng này thì ngày nay, trƣớc sự tác động của quá trình toàn cầu hoá,
vấn đề trẻ em đã trở thành vấn đề chung của xã hội. Chính điều này đã khiến
cho nhận thức của các bậc cha mẹ có sự thay đổi. Họ coi việc chăm sóc trẻ
em không còn là vấn đề riêng của gia đình mà nó phải đƣợc cộng đồng xã
hội quan tâm. Vì thế, họ đã chuyển một phần trách nhiệm chăm sóc con cái
sang cho nhà trƣờng, cho xã hội nhiều hơn. Điều này có ảnh hƣởng rất lớn
đến việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em, trong đó có việc quan tâm phòng ngừa
TNTT cho trẻ em.
Nhƣ vậy, những thay đổi về kinh tế, về lối sống, phong tục tập quán,
về luật pháp, chính sách xã hội là những nhân tố tác động tới nhận thức của

các bậc cha mẹ trong việc bảo vệ, chăm sóc, phòng ngừa tai nạn thƣơng tích
trẻ em.
2.2. Lý luận xã hội học về định hƣớng giá trị:
Giá trị là khái niệm hàm chứa những ý nghĩa khác nhau. Trong đời
sống xã hội, giá trị nằm trong ý thức cá nhân và cộng đồng, có tác động tới
hành vi ứng xử của con ngƣời. Theo Cl. Kluckhohn thì “Giá trị là quan niệm
về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và
ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của
hành động” [19,156].
Xã hội nào cũng tồn tại nhiều giá trị khác nhau. Nhìn tổng thể, có thể
xếp giá trị vào hai khu vực lớn, tƣơng ứng với hai lĩnh vực cơ bản trong đời
sống con ngƣời, đó là giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Nếu xem xét từ góc
độ đáp ứng nhu cầu xã hội, có 6 loại giá trị: 1. Giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên
(sức khoẻ, tuổi thọ, môi trƣờng,…); 2. Giá trị kinh tế (giàu có, sang

×