Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

THỰC TRẠNG vệ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM tại một số cơ sở THỨC ăn ĐƯỜNG PHỐ TRÊN địa bàn xã NINH hải, HUYỆN HOA lư, TỈNH NINH BÌNH năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ CÔNG THẨM

THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI
MỘT SỐ CƠ SỞ THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ NINH HẢI, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG

HÀ NỘI – 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

PHẠM THỊ CÔNG THẨM

THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI
MỘT SỐ CƠ SỞ THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ NINH HẢI, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH NĂM 2019

Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã Số: 8720163
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trịnh Bảo Ngọc

HÀ NỘI – 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình từ thầy cô cùng với sự động viên rất lớn của gia đình, bạn bè.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau
đại học, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y
Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân
thành bày tỏ lòng biết ơn tới Cô giáo - PGS.TS Trịnh Bảo Ngọc, người Thầy
đã giành nhiều thời gian dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và chỉ cho tôi hướng
nghiên cứu, luôn động viên, tận tình hướng dẫn từng bước cụ thể, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của Lãnh đạo Trung tâm Y
tế Hoa Lư, Lãnh đạo khoa ATTP, cán bộ nhân viên khối dự phòng nơi tôi làm
việc và nhân viên Trạm Y tế xã Ninh Hải nơi tôi tiến hành nghiên cứu, đã tạo
điều kiện giúp đỡ và tham gia vào nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố đã hợp
tác, phối hợp, cung cấp thông tin hữu ích cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, những người bạn đã luôn động
viên tôi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến gia đình tôi,
Những người đã luôn ở bên cạnh, chăm sóc, ủng hộ, chia sẻ những khó khăn,
động viên và khích lệ tôi trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học này.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2019

HỌC VIÊN

Phạm Thị Công Thẩm


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội;
- Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng;
- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Tôi là Phạm Thị Công Thẩm, học viên Cao học khóa 27 Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành Y học Dự phòng, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của Cô PGS.TS Trịnh Bảo Ngọc, Bộ môn Dinh dưỡng - ATTP
Trường Đại học Y Hà Nội.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2019


HỌC VIÊN

Phạm Thị Công Thẩm


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP
DVAU
NCB
NCBTP
NĐTP
TĂĐP
VSATTP
WHO

An toàn thực phẩm
Dịch vụ ăn uống
Người chế biến
Người chế biến thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm
Thức ăn đường phố
Vệ sinh an toàn thực phẩm
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
1.1. Một số khái niệm....................................................................................3

1.2. Đặc điểm và phân loại thức ăn đường phố.............................................4
1.2.1. Phân loại thức ăn đường phố...........................................................4
1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của TĂĐP................................................5
1.3. Các yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm TĂĐP.................................................7
1.3.1. Mối nguy từ nguyên liệu tươi sống.................................................7
1.3.2. Mối nguy từ nước và nước đá.........................................................7
1.3.3. Mối nguy từ chế biến và xử lý thực phẩm.......................................7
1.3.4. Mối nguy từ vận chuyển, bảo quản thực phẩm đã qua chế biến.....8
1.3.5. Mối nguy từ trang thiết bị và dụng cụ nấu nướng...........................8
1.3.6. Mối nguy từ người chế biến, bán hàng............................................8
1.4. Điều kiện bảo đảm VSATTP trong chế biến thực phẩm đối với cửa
hàng ăn uống.........................................................................................9
+ Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải mặc trang phục bảo hộ riêng;
không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực kinh doanh thực phẩm ,....12
1.5. Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố trên Thế giới
và ở Việt Nam......................................................................................12
1.5.1. Thực trạng VSATTP thức ăn đường phố trên thế giới..................12
1.5.2. Thực trạng VSATTP thức ăn đường phố ở Việt Nam...................14
1.5.2.1. Thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở
kinh doanh thức ăn đường phố......................................................14
1.6. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu.............................................................20


Chương 2 21
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................21
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................21
2.1.1.Địa điểm nghiên cứu......................................................................21
2.1.2. Thời gian nghiên cứu.....................................................................21
2.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................21
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................22

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................22
2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu.............................................................22
2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu.........................................................22
2.4.1. Thực trạng VSATTP của các cửa hàng ăn.....................................22
2.4.2. Kiến thức, thực hành về VSATTP của người chế biến..................23
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu............................................24
2.5.1. Công cụ thu thập số liệu................................................................24
- Bộ phiếu điều tra đã được thiết kế sẵn:.................................................24
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................25
2.6. Các thước đo và tiêu chuẩn đánh giá....................................................25
2.6.1. Điều kiện cơ sở, dụng cụ, trang thiết bị chế biến thực phẩm tại các
cửa hàng ăn....................................................................................25
2.6.2. Kiến thức, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.....................26
2.7. Sai số và cách khống chế sai số............................................................29
2.8. Xử lý và phân tích số liệu.....................................................................30
2.9. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................30
Chương 3 32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................32
3.1. Thực trạng điều kiện VSATTP của các cửa hàng ăn tại xã Ninh Hải
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình............................................................32


3.2. Thực trạng kiến thức, thực hành về VSATTP của NCBTP trong các cửa
hàng ăn tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình....................36
3.2.1. Thông tin chung của NCBTP........................................................36
3.2.2. Kiến thức về VSATTP của NCB...................................................38
3.2.3. Thực hành về VSATTP của NCB tại các cửa hàng ăn..................46
49
Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy: NCB tại các cửa hàng ăn có thực hành đạt
chiếm tỷ lệ là 22,7% (15/66 người ) còn lại 75,8% (51/66

người) NCB có thực hành không đạt.......................................49
Chương 4 49
BÀN LUẬN....................................................................................................49
4.1. Điều kiện VSATTP của các cửa hàng ăn..............................................49
4.1.1. Điều kiện vệ sinh cơ sở của các cửa hàng ăn....................................49
Điều kiện vệ sinh cơ sở là một yếu tố rất quan trọng có tác động trực tiếp
đến điều kiện đảm bảo ATTP của cơ sở đó. Kết quả nghiên cứu cho
thấy hầu hết các cửa hàng ăn tại xã Ninh Hải đã bố trí, quy hoạch vị trí
bếp ăn theo quy định của Bộ Y tế, đã có tới 31/33 cơ sở (93,9%) có vị
trí bếp cách biệt với nguồn gây ô nhiễm. Kết quả này tương đồng với
kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hằng tại các cửa hàng ăn uống trên hai
phường của quận Đống Đa, thành phố Hà Nội năm 2016 là 92,6% ;
Đào Ngọc Yến tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương năm 2013 là 91,1% ;
cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Hoàng Thị Minh Thu và cộng sự
ở các cơ sở chế biến thức ăn đường phố tại huyện Chi Lăng - Lạng
Sơn năm 2010 là 28,1% . Lý do, những năm gần đây công tác ATTP
nói chung và công tác ATTP tại các cơ kinh doanh DVAU nói riêng đã
được cải thiện đáng kể về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ; đời
sống người dân được cải thiện rõ rệt, nhận thức của người dân về tự


bảo vệ sức khỏe được nâng lên. Vì thế, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe
cũng ngày một nâng cao, đặc biệt là vấn đề cung cấp các bữa ăn an
toàn và đủ dinh dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu và thu hút ngày càng
nhiều khách du lịch thì các cơ sở phải chú ý đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho bếp ăn để đảm bảo vệ sinh, an toàn.........................49
Do mặt bằng chật hẹp, nên việc thiết kế bếp ăn và bố trí các khu vực chế
biến tách biệt nhau rõ ràng rất khó khăn, chỉ có 13/33 cơ sở (39,4%)
có thiết kế bếp theo nguyên tắc một chiều, do các cửa hàng ăn chủ yếu
tận dụng cơ sở vật chất là nhà ở hộ gia đình. Tuy vậy nhưng các cơ sở

vẫn đảm bảo sự phân khu riêng biệt giữa thực phẩm sống và thực
phẩm chín đạt 90,9%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Đào
Phương Anh tại các cửa hàng ăn uống trên địa bàn xã Đa Tốn, Gia
Lâm, Hà Nội năm 2017 là 61,5% các cửa hàng ăn uống được phân
khu riêng biệt các khu vực chế biến, nơi ăn, cách biệt giữa thực phẩm
sống và thực phẩm chín ......................................................................50
Về vật liệu xây dựng bếp có thể thấy nền nhà bếp, trần nhà, cửa ra vào và
cửa sổ tại các cửa hàng ăn làm bằng vật liệu tương đối tốt. Cơ sở xây
dựng bằng vật liệu không thấm nước (gạch men, xi măng đánh bóng),
dễ cọ rửa, sáng màu, nhẵn, nền nhà đều sạch sẽ, không bị ứ đọng nước
đạt 97%, về tường bếp thì chỉ có 20/33 cơ sở (60,9%) có tường bếp
được làm bằng vật liệu không thấm nước, dễ cọ rửa kết quả này thấp
hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Thanh Lương tại các cửa hàng ăn
uống và nhà hàng ăn uống của phường Việt Hưng, quận Long Biên,
Hà Nội năm 2015 là 88,2% ................................................................50
Về môi trường chung của khu vực bếp tại các cửa hàng ăn đã được các cơ
sở thực hiện khá tốt: kết quả nghiên cứu cho thấy 93,9% các cửa hàng
ăn có môi trường khu bếp cao ráo, thoáng, khô, có đầy đủ ánh sáng;


97,0% cơ sở có hệ thống thoát nước thải kín đảm bảo vệ sinh kết quả
này gần tương đương với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thúy
An ở các cửa hàng ăn tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp năm 2016
là 95,2% . Tuy nhiên, qua khảo sát tại các cửa hàng ăn thì thùng rác có
nắp đậy kín chỉ chiếm tỷ lệ 33,3% thấp hơn so với kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Ngọc Thúy An là 88,8% và Kiều Thiết Thụ tại các cơ sở
kinh doanh TĂĐP tại phường Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2015 là
96,5% các cơ sở có thùng rác đạt tiêu chuẩn có nắp đậy kín và không
bị rò rỉ nước ra ngoài . Mặc dù tỷ lệ thùng rác có nắp đậy kín thấp
nhưng tỷ lệ thùng rác không bị rò rỉ nước ra ngoài chiếm tỷ lệ rất cao

là 97,0% bởi vì hều hết các cơ sở đều bọc thêm một lớp túi bóng bên
trong và 81,8% cơ sở thực hiện việc xử lý rác trong ngày..................50
Qua khảo sát cho thấy có 69,7% cơ sở có phương tiện bảo quản chống ruồi
nhặng, côn trùng và bụi là tủ lưới hoặc tủ kính được vệ sinh sạch sẽ
thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Thúy An năm 2016 là
96% . Trong điều kiện vệ sinh môi trường không bảo đảm, tủ bảo quản
không vệ sinh sạch sẽ thì khả năng thực phẩm bị ô nhiễm là rất lớn và
ảnh hưởng tới sức khỏe của người ăn uống........................................51
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 90,9% các cửa hàng ăn ở xã Ninh Hải có
nhà vệ sinhh sạch sẽ, được ngăn cách với khu chế biến và bảo quản
thực phẩm; có 31/33 cơ sở (93,9%) có đầy đủ nước và chất tẩy rửa vệ
sinh. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Đào Ngọc
Yến năm 2013, tỷ lệ các quán ăn có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn là
55,7% ..................................................................................................51
4.1.2. Điều kiện vệ sinh dụng cụ.................................................................51
Bên cạnh những yêu cầu chung về môi trường, vệ sinh cơ sở thì cửa hàng
ăn uống còn cần đáp ứng những yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ chế


biến, bảo quản thức ăn hợp lý. Theo quy định của Bộ Y tế tại Thông tư
15/2012/TT-BYT, trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm phải được thiết kế chế tạo bảo đảm an toàn; được làm bằng vật
liệu không gây ô nhiễm thực phẩm; phù hợp với yêu cầu công nghệ
sản xuất, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng .....................................51
Qua khảo sát các cửa hàng ăn tại xã Ninh Hải có thể thấy rằng các cơ sở
chấp hành khá tốt về điều kiện vệ sinh dụng cụ với 100% các cơ sở có
dụng cụ chế biến, chứa đựng thực phẩm hiện có trong bếp đạt tiêu
chuẩn, 100% cơ sở có dao thớt dùng cho chế biến thực phẩm sống
chín riêng biệt kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Trương Văn Bé Tư tại các quán ăn ở thị xã Cai Lậy Tiền Giang năm

2017 cũng đạt 100% vật liệu làm dụng cụ chế biến ăn uống và dao
thớt riêng biệt , tỷ lệ dao thớt riêng biệt này cao hơn kết quả nghiên
cứu của Đào Duy Khanh tại các cơ sở kinh doanh TĂĐP tại quận
Ninh Kiều thành phố Cần Thơ năm 2018 là 88,8% và cao hơn hẳn so
với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Lương năm 2015 là 55,9% .
Tuy nhiên việc vệ sinh sạch sẽ tủ đông, tủ lạnh tại các cửa hàng ăn
chưa cao chỉ đạt 69,7% thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị
Cẩm Tú của các cửa hàng ăn tại 04 xã, huyện Lò Vấp, tỉnh Đồng Tháp
năm 2018 là 72,33% ; thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Hằng
năm 2016 là 99,1% .............................................................................52
Qua khảo sát cũng cho thấy 100% các cửa hàng ăn có kẹp riêng chia đồ ăn
chín kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Đào Duy Khanh năm
2018 là 92,6% ; Trần Thị Hồng Nhung tại quận Hai Bà Trưng Hà Nội
năm 2016 là 85,7% và cao hơn hẳn so với nghiên cứu của Hoàng
Khánh Chi tại huyện Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp năm 2012 là 18% .
.............................................................................................................52


Nghiên cứu cũng cho kết quả 100% cửa hàng ăn có có bàn cao trên 60cm
để sơ chế và phân loại thực phẩm và 93,9% rổ rá dụng cụ chứa đựng
thực phẩm được để trên giá cao, kết quả này giống với kết quả nghiên
cứu của Lê Thị Thanh Lương năm 2015 là 100% , của Trương Văn Bé
Tư năm 2017 là 98,21% ; cao hơn so với nghiên cứu của Đào Duy
Khanh năm 2018 là 77,7% .................................................................52
Vệ sinh dụng cụ chế biến và ăn uống cũng quan trọng như vệ sinh các loại
thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày. Qua khảo sát có thể thấy
các cơ sở đã sử dụng chất tẩy rửa dụng cụ chế biến là nước rửa bát
chuyên dụng, có nhãn mác đầy đủ với tỷ lệ rất cao là 97,0% gần giống
kết quả nghiên cứu của Đào Phương Anh và Trương Văn Bé Tư năm
2017 là 100% ; cao hơn kết quả nghiên cứu của Kiều Thiết Thụ năm

2015 là 88,5%. Về bát, đĩa, thìa, cốc được rửa sạch giữ khô tại các cửa
hàng ăn cũng đạt tỷ lệ cao là 97,0% tuy nhiên tỷ lệ bát, đĩa sạch 3 tiêu
chí bụi, mỡ, tinh bột thì chỉ đạt 75,8%. Các tiêu chí này trong nghiên
cứu của Lê Thị Thanh Lương lần lượt là 100% và 61,8% . Thấp hơn
kết quả nghiên cứu của Kiều Thiết Thụ năm 2015 về độ sạch 3 tiêu chí
bụi, mỡ, tinh bột là 84% . Việc rửa bát đĩa của các cơ sở chưa sạch sẽ
là do những người rửa bát tại cơ sở thường không ngâm kỹ bát đĩa đã
sử dụng cho ăn uống trước khi rửa nên những cặn cơm thừa còn xót
lại trên bát đĩa sẽ phản ứng và lên màu khi làm xét nghiệm, bát còn
tinh bột cũng là điều kiện tốt cho vi khuẩn, nấm, mốc phát triển gây
nguy cơ ô nhiễm thực phẩm; ngoài ra việc một số cơ sở không có tủ
kính đựng bát đĩa cũng là nguyên nhân khiến bát đĩa bị bụi bẩn bám
vào.......................................................................................................52
4.1.3. Điều kiện vệ sinh trong chế biến và nguồn gốc thực phẩm...............53
Nước sạch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con


người, hằng ngày con người cần nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt như tắm, giặt, rửa, ăn uống. Trong tất cả các công đoạn chế biến
thực phẩm từ sơ chế đến làm chín thực phẩm, làm sạch dụng cụ đều
nhất thiết phải sử dụng nước sạch. Vì vậy cung cấp đầy đủ nước sạch
là là yêu cầu vệ sinh bắt buộc đối với các cửa hàng ăn. Ở xã Ninh Hải,
người dân được sử dụng nước máy từ năm 2010 và khi xã Ninh Hải
trở thành xã nông thôn mới vào năm 2016 thì tất cả các hộ dân trên địa
bàn đều sử dụng nước máy sạch. Do đó mà 100% các cửa hàng ăn tại
đây đều có nguồn nước sạch và nước đá sạch để sơ chế, chế biến thực
phẩm và phục vụ ăn uống với 97,0% các cửa hàng có bể chứa nước có
vòi vặn; kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Anthony C. Iwu
và các cộng sự năm 2017 là chỉ có 63,5% các cơ sở kinh doanh TĂĐP
có đủ nước sạch để dùng cho chế biến và rửa trang thiết bị, dụng cụ ;

cao hơn kết quả nghiên cứu của Kiều Thiết Thụ năm 2015 với các tỷ
lệ lần lượt là 92% và 91% ; cao hơn nhiều so với nghiên cứu của
Hoàng Thị Minh Thu và cộng sự năm 2010 vớ các tỷ lệ lần lượt là
40,6% và 53,1% .................................................................................53
Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm là yếu tố rất cần thiết phải được
kiểm soát trước khi đưa vào sử dụng, thực tế cho thấy rất nhiều vụ
NĐTP do nguyên liệu thực phẩm không bảo đảm an toàn. Cùng với
nguồn nước sạch phục vụ chế biến thực phẩm, các cơ sở đều rất quan
tâm đến việc lựa chọn và mua thực phẩm. Qua nghiên cứu có thể thấy
rằng 100% các cửa hàng ăn tại xã Ninh Hải đã sử dụng nguyên liệu,
phụ gia đưa vào chế biến theo quy định: như không ôi thiu dập nát,
không có nguồn gốc từ động vật bị bệnh, các nguyên liệu trong bao bì
đóng gói còn hạn sử dụng, sử dụng phụ gia, chất bảo quản thực phẩm
trong danh mục cho phép của Bộ Y tế. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của


Lê Thị Hằng năm 2016 là 95,6% và 97,2% ; cao hơn so với nghiên
cứu của Kiều Thiết Thụ năm 2015 với các tỷ lệ lần lượt là 88,0% và
83,5% . Tuy nhiên về sổ theo dõi nguồn gốc thực phẩm, phụ gia thực
phẩm hoặc hợp đồng mua bán thực phẩm thì chỉ có 02/33 cơ sở
(6,1%) có; kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Trương Văn Bé
Tư năm 2017 là 27,68% ; thấp hơn rất nhiều nghiên cứu của Kiều
Thiết Thụ năm 2015 là 75,5% các cơ sở có sổ theo dõi nguồn gốc và
80% các cơ sở có hợp đồng ................................................................54
4.1.4. Hồ sơ pháp lý của cơ sở....................................................................54
Theo Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2104 và Thông tư số
15/2012/TT-BYT ngày 12/9/2012 của Bộ Y tế, Hồ sơ pháp lý của cửa
hàng ăn bao gồm: giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP hoặc bản
cam kết đảm bảo ATTP của cơ sở (đối với cơ sở không có giấy đăng
ký kinh doanh), giấy xác nhận kiến thức ATTP, giấy khám sức khỏe

của chủ cơ sở và NCBTP ...................................................................54
Qua khảo sát tại các cửa hàng ăn trên địa bàn xã Ninh Hải tỷ lệ các cơ sở
có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc Bản cam kết, giấy khám
sức khỏe, giấy xác nhận kiến thức lần lượt là 78,8%; 21,2% và 60,6%.
Trong nghiên cứu tương tự của Trần Huỳnh Mộng Thu năm 2016 tại
các cửa hàng ăn ở thành phố Long Xuyên tỉnh An Giang thì tỷ lệ này
lần lượt là: 74,1%; 75,9% và 58,3% và Đỗ Văn Hùng năm 2016 tại
các cửa hàng ăn ở thị trấn Đông Anh với các tỷ lệ lần lượt là: 58,6%;
70,1% và 37,6% . Kết quả của các nghiên cứu có sự khác nhau: về
giấy chứng nhận ATTP hoặc bản cam kết thì nghiên cứu của chúng tôi
cao hơn so với hai nghiên cứu còn lại, một phần là do xã Ninh Hải là
xã có địa danh du lịch nổi tiếng, hàng ngày có rất nhiều khách du lịch
tới thăm quan, thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương. Do đó


trạm y tế xã cũng thường xuyên đôn đốc các cơ sở thực hiện ký cam
kết. Trung tâm y tế huyện, Chi cục ATVSTP tỉnh, Hội phụ nữ huyện
cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức cho các đối tượng
NCB, kinh doanh và những người phụ nữ trên địa bàn xã. Vì có nhiều
nhà hàng, quán ăn nên kiến thức của NCB cũng thường xuyên được
trao đổi, cập nhật. Tuy nhiên tỷ lệ khám sức khỏe đầy đủ của các cửa
hàng ăn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn các nghiên cứu khác
có thể là do chủ cửa hàng chưa nắm rõ quy định của pháp luật về
ATTP, phần khác là do tâm lý hết hạn nhưng cơ quan quản lý chưa
kiểm tra thì chưa làm lại hoặc không muốn thực hiện vì liên quan đến
việc mất kinh phí và thời gian đi khám nên tỷ lệ đáp ứng tiêu chí này
chưa cao...............................................................................................54
Tỷ lệ khám sức khỏe của NCB tại các cửa hàng ăn tuy thấp nhưng trong
tình hình hiện nay có thể chấp nhận được. Bởi vì khi Nghị định số
115/2018/NĐ-CP ngày 09/4/2018 của Chính phủ, Quy định về xử phạt

vi phạm hành chính về ATTP ra đời đã thay đổi rất nhiều và giảm
thiểu một số quy định trong đó: NCBTP không cần giấy khám sức
khỏe, chỉ cần được chủ cơ sở xác nhận là có đủ sức khỏe để làm việc
là được ................................................................................................55
4.2. Kiến thức, thực hành của NCB tại các cửa hàng ăn.............................55
4.2.1. Thông tin chung của NCBTP tại các cửa hàng ăn.............................55
Qua bảng 3.6, biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2 cho thấy: Tỷ lệ nữ tham gia chế
biến cao hơn so với nam giới là 56,1%. NCB có độ tuổi từ 31- 40 tuổi
chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 33,3%. Trình độ học vấn của NCB chiếm tỷ
lệ cao nhất 43,9% là học hết cấp 2; trong khi đó NCB học hết cấp 3 là
25,8% và học hết cao đẳng đại học là 21,2%. Có 89,4% NCB tại các
cửa hàng ăn là không có bằng cấp chuyên môn về nấu ăn. Thời gian


làm nghề tại bếp ăn của NCB chiếm tỷ lệ nhiều nhất 51,5% là từ 1-5
năm và dưới 1 năm là 30,3%...............................................................55
4.2.2. Kiến thức của NCB tại các cửa hàng ăn............................................56
4.2.3. Thực hành của NCB tại các cửa hàng ăn...........................................62
KẾT LUẬN....................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................1
PHỤ LỤC 1......................................................................................................2
Bảng kiểm điều kiện vệ sinh cơ sở tại các cửa hàng ăn uống......................2
PHỤ LỤC 2......................................................................................................5
Phiếu điều tra kiến thức, thực hành của NCBTP tại các cửa hàng ăn.......5
PHỤ LỤC 3....................................................................................................12
PHIẾU KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM NHANH TẠI CÁC CỬA HÀNG ĂN
.....................................................................................................12
PHỤ LỤC 4....................................................................................................14
BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐỘ SẠCH BÁT ĐĨA....................................................14

PHỤ LỤC 5....................................................................................................15
ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ VỀ XÉT NGHIỆM NHANH ATTP...........15
PHỤ LỤC 6....................................................................................................17
BẢNG CÁC BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU.......................................................17
PHỤ LỤC 8....................................................................................................23
CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ATTP TẠI...........................23
CÁC CỬA HÀNG ĂN SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN..........................23


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số vụ ngộ độc thực phẩm từ tháng 1/2014 - tháng 12/2018....................19
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá điều kiện vệ sinh cửa hàng ăn...............................26
Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá kiến thức về VSATTP của NCBTP.......................28
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá thực hành về VSATTP của NCBTP......................29
Bảng 2.4. Sai số và cách khắc phục.........................................................................29
Bảng 3.1. Điều kiện vệ sinh cơ sở tại các cửa hàng ăn............................................32
Bảng 3.2. Điều kiện vệ sinh dụng cụ của các cửa hàng ăn......................................34
Bảng 3.3. Điều kiện vệ sinh trong chế biến và nguồn gốc thực phẩm.....................34
Bảng 3.4. Hồ sơ pháp lý của các cửa hàng ăn..........................................................36
Bảng 3.5. Đánh giá điều kiện VSATTP của các cửa hàng ăn...................................36
Điều kiện đạt...........................................................................................................36
Số lượng

36

(n=33)

36

Tỷ lệ đạt


36

(%)

36

Điều kiện vệ sinh cơ sở...........................................................................................36
03

36

9,1

36

Điều kiện vệ sinh trong chế biến và nguồn gốc thực phẩm.....................................36
17

36

51,5

36

Điều kiện vệ sinh dụng cụ.......................................................................................36
02

36


6,1

36

Hồ sơ pháp lý..........................................................................................................36
06

36

18,2

36


Điều kiện chung về VSATTP..................................................................................36
0

36

0

36

Bảng 3.6. Thông tin chung của NCBTP..................................................................36
Bảng 3.7. Nguồn thông tin về ATTP mà NCBTP đã được nghe..............................38
Bảng 3.8. Hiểu biết của NCBTP về những nhóm điều kiện.....................................39
cần đáp ứng của cơ sở DVAU.................................................................................39
Bảng 3.9. Hiểu biết của NCBTP về thẩm quyền cấp giấy xác nhận........................39
đủ sức khỏe và thời hạn của giấy xác nhận kiến thức ATTP...................................39
Bảng 3.10. Hiểu biết về điều kiện vệ sinh của khu chế biến thực phẩm..................39

Bảng 3.11. Hiểu biết về điều kiện VSATTP đối với trang thiết bị,..........................40
dụng cụ cho ăn uống, chế biến, bảo quản thực phẩm..............................................40
Bảng 3.12. Kiến thức của NCBTP về những bệnh cần cách ly................................41
khi tham gia chế biến thực phẩm và cách xử lý khi mắc các bệnh đó......................41
Bảng 3.13. Hiểu biết về các nguồn gây ô nhiễm cho thực phẩm,............................43
biểu hiện, nguyên nhân, cách xử lý của NCBTP khi có NĐTP...............................43
Bảng 3.14. Kiến thức về yêu cầu đối vệ sinh cá nhân NCBTP................................44
45
Bảng 3.15. Thực hành chung của NCBTP...............................................................46
Bảng 3.16. Thực hành vệ sinh cá nhân NCBTP.......................................................47
Bảng 3.17. Thực hành về chế biến, vận chuyển và phân phối thực phẩm................47
Bảng 3.18. Thực hành về bảo quản thực phẩm........................................................48

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Thông tin về giới tính của NCBTP...........................................................37
Biểu đồ 3.2. Thông tin về nhóm tuổi của NCBTP........................................................38
Biểu đồ 3.3. Đánh giá kiến thức chung về VSATTP của NCB......................................45


Biểu đồ 3.4. Đánh giá thực hành chung về VSATTP của NCB.....................................49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực phẩm là một trong những nhu yếu phẩm không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của mọi người. Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng duy trì
cuộc sống, bổ sung những tiêu hao năng lượng mất đi trong sinh hoạt và duy
trì cuộc sống khỏe mạnh và phát triển .

An toàn thực phẩm (ATTP) tác động trực tiếp, thường xuyên đến sức
khỏe, thậm chí tính mạng người sử dụng, về lâu dài còn ảnh hưởng đến nòi
giống dân tộc. Ngoài ra, ATTP còn ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế,
thương mại, du lịch và an sinh xã hội .
Ở nước ta, hiện nay công tác quản lý chất lượng VSATTP vẫn đang đứng
trước nguy cơ và thách thức rất lớn, ô nhiễm thực phẩm do vi sinh vật, hóa
chất vẫn đang ở mức cao. Tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh
truyền qua thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, các bệnh như tiêu chảy, tả, lỵ
trực trùng, lỵ amíp, thương hàn… vẫn chiếm tỷ lệ cao .
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 200 bệnh liên quan tới thực
phẩm. Cứ 10 người thì có 1 người bị ốm mỗi năm do ăn phải thực phẩm bị ô
nhiễm và 420.000 người chết mỗi năm vì lí do trên. Trẻ em dưới 5 tuổi có
nguy cơ cao hơn, có tới 125.000 trẻ chết mỗi năm vì NĐTP .
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 6
tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 44 vụ NĐTP với trên 1.200 người mắc, 7
trường hợp tử vong. Riêng trong tháng 6-2018, cả nước xảy ra 16 vụ NĐTP,
làm 284 người mắc, 190 người phải nằm viện và 1 trường hợp tử vong .
Thức ăn đường phố (TĂĐP) là một loại hình dịch vụ phát triển khá
nhanh ở các nước đang phát triển. TĂĐP rất thuận tiện cho người tiêu dùng,
giá cả thức ăn thường rẻ, thích hợp cho quảng đại quần chúng, chủng loại
TĂĐP rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, giá rẻ thì
TĂĐP ở nước ta còn thiếu hạ tầng cơ sở, dịch vụ vệ sinh môi trường (cung
cấp nước sạch, xử lý rác, chất thải, thiết bị bảo quản thực phẩm…) nên đang


2
là một nguy cơ cao gây NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng
đồng, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến vệ sinh, văn minh đô thị .
Xã Ninh Hải nằm ở phía nam của huyện Hoa Lư, là nơi có nhiều điểm
du lịch với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cả nước như quần thể danh

thắng Tam Cốc- Bích động, Vườn chim Thung Nham. Hàng năm xã Ninh Hải
đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch về thăm quan, nghỉ dưỡng và thưởng
thức những món ăn đặc sản địa phương, cho nên các loại hình ăn uống ở trên
địa bàn xã ngày càng phát triển đa dạng. Bên cạnh các khách sạn, nhà hàng
lớn thì cũng xuất hiện nhiều cơ sở TĂĐP nhằm đáp ứng được nhu cầu ăn
uống của mọi người. Do đó, để tìm hiểu điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị
của các cơ sở TĂĐP ở đây ra sao và kiến thức, thực hành về VSATTP của
người chế biến (NCB) tại các cơ sở đó như thế nào là rất cần thiết? Cho đến
thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại đây để nghiên
cứu về vấn đề này.
Chính vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Thực trạng vệ sinh an
toàn thực phẩm tại một số cơ sở thức ăn đường phố trên địa bàn xã Ninh
Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2019” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cửa
hàng ăn tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2019.
2. Mô tả kiến thức, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của người chế
biến trong các cửa hàng ăn tại xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh
Bình năm 2019.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
- Thực phẩm: là sản phẩm con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc
lá và các chất sử dụng như dược phẩm .
- Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP): là các điều kiện và biện pháp
cần thiết để bảo đảm thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng của

con người .
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm: là những quy chuẩn kỹ thuật
và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối
với sức khoẻ, tính mạng con người .
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (DVAU): là cơ sở chế biến thức
ăn bao gồm cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín,
nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin và bếp ăn tập thể .
- Cửa hàng ăn (còn gọi là tiệm ăn): là các cơ sở DVAU cố định tại chỗ
đảm bảo cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng
cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…) .
- Thức ăn đường phố (TĂĐP): TĂ ĐP là thực phẩm được chế biến dùng để
ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán
trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự .
- Ngộ độc thực phẩm (NĐTP): Là tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn, uống
thực phẩm chứa chất độc. Tác nhân gây ngộ độc có thể là các chất hóa học,
chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm, do vi sinh vật và do thức ăn bị biến
chất, ôi thiu .
- Bệnh truyền qua thực phẩm: là bệnh do ăn, uống thực phẩm bị nhiễm
tác nhân gây bệnh .


4
- Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm: là khả năng các tác nhân gây ô nhiễm
xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh .
- Ô nhiễm thực phẩm: là sự xuất hiện tác nhân làm ô nhiễm thực phẩm
gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người .
1.2. Đặc điểm và phân loại thức ăn đường phố
1.2.1. Phân loại thức ăn đường phố

1.2.1.1. Phân loại theo Quyết định 41/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ
Y tế. Theo Quyết định này phân loại TĂĐP thành các loại sau
- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định:
+ Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống: Cửa hàng ăn; Quán ăn;
Nhà hàng ăn uống; Cơ sở ăn uống ở khách sạn; Căng tin; Bếp ăn tập thể;
Quán cà phê, quán trà; Quán rượu, bia, nước giải khát.
+ Cơ sở bán thực phẩm: Cửa hàng bán bánh (bánh bao, bánh mỳ, bánh ga tô,
bánh xu xê...); Cửa hàng bán thức ăn chín; Cửa hàng bán bánh, kẹo; Cửa hàng
dưa, cà, tương, mắm, gia vị, dầu ăn; Cửa hàng bán sữa, đường; Cửa hàng thịt; Cửa
hàng cá, thủy sản; Cửa hàng rau quả; cửa hàng gạo, lương thực ngũ cốc.
- Dịch vụ TĂĐP bán rong.
- TĂĐP bán trong các lễ hội, tại các chợ, trong hội chợ, tại khu du lịch .
1.2.1.2. Phân loại theo bản chất thức ăn
- Bột, ngũ cốc các loại.
- Thịt, tôm, cua, cá…
- Rau, hoa quả các loại.
- Đồ uống.
- Thực phẩm khô, ướp lạnh, đông lạnh…
1.2.1.3. Phân loại theo kiểu chế biến thức ăn
- Thức ăn chế biến sẵn.
- Thức ăn nấu tại chỗ.
- Thức ăn chế biến, nấu từ nơi khác mang đến bán…
- Thức ăn tươi sống.
- Thức ăn không tươi sống.
1.2.1.4. Phân loại theo thời gian bán hàng
- TĂĐP bán cả ngày: bánh, kẹo, nước giải khát…


5
- TĂĐP bán vào thời điểm nhất định trong ngày: bún, phở, cháo, ốc

luộc…
1.2.1.5. Phân loại theo điều kiện bán hàng
- TĂĐP bán trong cửa hàng.
- TĂĐP bán trên bàn giá cố định trên hè phố.
- TĂĐP bán trên xe cơ động, gánh hàng rong.
1.2.1.6. Phân loại theo địa điểm
- TĂĐP bán trên đường phố
- TĂĐP bán tập trung thành một khu riêng biệt (chợ ẩm thực)
- TĂĐP ở khu du lịch
- TĂĐP ở khu lễ hội
- TĂĐP ở hội chợ
- TĂĐP ở siêu thị.
1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm của TĂĐP
1.2.2.1. Lợi ích của thức ăn đường phố
- Thuận tiện cho người tiêu dùng:
+ Đáp ứng 2 bữa sáng - trưa cho những người làm công ăn lương cũng
như người già, trẻ em.
+ Thuận tiện cho khách du lịch.
+ Thuận tiện cho học sinh, sinh viên.
+ Thuận tiện cho khách vãng lai và làm các dịch vụ cơ động.
- Tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm cho nhiều người, nhất là phụ nữ,
những người di cư từ nông thôn ra đô thị, ít vốn, không cần nhiều cơ sở và
trang thiết bị.
- Phục vụ đông đảo người lao động, người lớn và trẻ em đều thích TĂĐP.
TĂĐP luôn có sẵn ở mọi nơi, mọi lúc tại các vùng đô thị, thành phố của các
nước đang phát triển. Các món ăn mang tính cổ truyền dân tộc, có màu sắc và
mùi vị hấp dẫn với giá cả phải chăng, phục vụ thuận tiện đã đáp ứng nhu cầu ăn
uống, dinh dưỡng của nhiều đối tượng người tiêu dùng.
- Kết quả điều tra tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ người tiêu dùng ăn sáng ở
ngoài gia đình năm 2000 là 74,6% và năm 2004 đã tăng lên 90,8%, ăn trưa

năm 2000 là 71,7% và năm 2004 tăng lên là 81,5%, ăn tối năm 2000 là 7,8%
và năm 2004 là 17,7% .


6
- Với hình thức tổ chức lao động đơn giản, vốn đầu tư cơ bản ban đầu
thấp nên dịch vụ TĂĐP đã tạo cơ hội phát triển kỹ năng kinh doanh buôn bán
cho đa số phụ nữ nghèo chưa có công ăn việc làm hoặc muốn làm thêm để
tăng thu nhập hỗ trợ cho gia đình. Người làm dịch vụ TĂĐP thường chỉ chuẩn
bị các món ăn vừa đủ để bán hết trong ngày nên tiền vốn được quay vòng
nhanh, lợi nhuận dễ nhận thấy đã kích thích sự tăng dần vốn đầu tư và thúc
đẩy dịch vụ phát triển.
- Hằng năm, TĂĐP ở Malaysia có doanh thu khoảng 2,2 tỷ USD, tại
thành phố Bogor, Indonesia cũng thu tới 67 triệu USD với tổng số người làm
dịch vụ TĂĐP là 18.000 người. Ở Jakarta có tới 300.000 người bán hàng
rong, còn ở Trung Quốc trong tổng số 20 triệu người kinh doanh chế biến
thực phẩm thì có tới 40 - 60% là người làm dịch vụ thức ăn đường phố .
1.2.2.2. Nhược điểm của TĂĐP
- Thiếu hạ tầng cơ sở và các dịch vụ vệ sinh môi trường (cung cấp nước
sạch, xử lý rác, chất thải, côn trùng trung gian, trang thiết bị chế biến bảo
quản…).
- Người bán TĂĐP: Thường là khó khăn về kinh tế, ít được học, chưa
hiểu rõ về VSATTP.
- Việc quản lý, thanh tra, kiểm tra TĂĐP còn rất khó khăn: Thiếu nhân
lực, trang thiết bị và phân công trách nhiệm, khó kiểm soát được sự đa dạng,
cơ động tạm thời, mùa vụ…
- TĂĐP ảnh hưởng tới cảnh quan, văn minh đô thị và an toàn giao thông:
xe của khách ăn TĂĐP để lấn chiếm hè phố và đường phố, dễ gây tai nạn giao
thông. Do xe cộ, rác thải, nước thải làm trơn bẩn đường phố dễ gây tai nạn và
mất mỹ quan đô thị, cũng như làm ô nhiễm môi trường. Do chế biến, bày bán

trên mặt hè phố, mặt đường phố không những làm cản trở giao thông mà còn
làm mất văn minh đô thị, gây cảm giác mất vệ sinh cho người tiêu dùng cũng
như du khách quốc tế.


×