Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại sông thu bồn (đoạn từ cầu lâu đến cửa đại), tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.37 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

TRẦN THANH LÂM

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở NƢỚC TẠI SÔNG
THU BỒN, (ĐOẠN TỪ CẦU CÂU LÂU ĐẾN CỬA ĐẠI),
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------***------------

TRẦN THANH LÂM

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC
ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở NƢỚC TẠI SÔNG
THU BỒN, (ĐOẠN TỪ CẦU CÂU LÂU ĐẾN CỬA ĐẠI),
TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Thủy sinh vật học
Mã số: 60420108
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. NGÔ XUÂN NAM
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN QUÝNH



Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn này đƣợc thực hiện tại Phòng Thí nghiệm Thủy sinh học,
Bộ môn Động vật Không xƣơng sống, khoa Sinh học, trƣờng Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, học viên đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Nguyễn Xuân Quýnh, cán bộ
giảng dạy Bộ môn Động vật Không xƣơng sống, khoa Sinh học, trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và TS. Ngô Xuân Nam, Viện
Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam . Học viên vô
cùng biết ơn và cảm tạ sự giúp đỡ quý báu của các thầy.
Đồng thời, học viên cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ quý báu của các thầy
giáo, cô giáo trong Bộ môn Động vật Không xƣơng sống, lãnh đạo khoa Sinh
học, các phòng chức năng và lãnh đạo trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Học viên xin cảm ơn lãnh đạo Trung tâm Sinh thái Bảo vệ hồ chứa nƣớc,
Viện Sinh thái và Bảo vệ Công trình và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện Luận văn.
Học viên xin cảm ơn Ban chủ nhiệm và tập thể cán bộ thực hiện đề tài
“Nghiên cứu tổng thể sông Trƣờng Giang và vùng phụ cận phục vụ phát triển
bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam”, mã số ĐTĐL.CN-15/16 đã tạo điều
kiện thuận lợi cho học viên tham gia nghiên cứu và sử dụng số liệu để hoàn
thành luận văn
Nhân dịp này học viên xin bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những sự
giúp đỡ quý báu đó.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố, mẹ, vợ và gia đình đã
luôn ủng hộ, động viên học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Học viên

Trần Thanh Lâm


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... 7
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................ 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. Những nghiên cứu về động vật không xƣơng sống vùng cửa sông, ven biển trên
thế giới ......................................................................................................................... 3
1.2. Những nghiên cứu về động vật không xƣơng sống vùng cửa sông, ven biển Việt
Nam ............................................................................................................................. 6
1.2.1. Tình hình nghiên cứu động vật không xƣơng sống ở vùng cửa sông, ven
biển Việt Nam .......................................................................................................... 6
1.2.2. Tình hình nghiên cứu động vật không xƣơng sống ở nƣớc tại khu vực
nghiên cứu .............................................................................................................. 12
CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 22
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 22
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................... 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 23
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập vật mẫu ngoài tự nhiên ............................................ 23
2.2.1.1. Phƣơng pháp thu mẫu động vật nổi (Zooplankton) .............................. 23
2.2.1.2. Phƣơng pháp thu mẫu động vật đáy (Zoobenthos) ............................... 23
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích vật mẫu trong phòng thí nghiệm ............................ 24

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ........................................................................... 24
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ .............................................................................................. 25
3.1. ĐẶC ĐIỂM SINH CẢNH VÀ THỦY LÝ, HÓA HỌC Ở THỦY VỰC
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 25
3.1.1. Đặc điểm sinh cảnh ở thủy vực nghiên cứu................................................. 25
3.1.2. Đặc điểm thủy lý, hóa học thủy vực nghiên cứu ......................................... 31


3.2. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở THỦY
VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 33
3.2.1. Thành phần loài và cấu trúc quần xã động vật không xƣơng sống ............... 33
3.2.1.1. Động vật nổi .......................................................................................... 39
3.2.1.2. Động vật đáy ......................................................................................... 41
3.2.2. Thành phần loài và số lƣợng cá thể động vật không xƣơng sống ở thủy vực
theo mùa ................................................................................................................. 43
3.2.3. Thành phần loài động vật không xƣơng sống ở thủy vực theo các điểm thu
mẫu……................................................................................................................. 47
3.2.4. Xác định những loài có nguồn gốc biển, giá trị kinh tế............................... 59
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ĐA DẠNG
SINH HỌC ĐỘNG VẬT KHÔNG XƢƠNG SỐNG Ở THỦY VỰC NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................... 61
3.3.1. Một số tác động tiêu cực ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học động vật không
xƣơng sống ở thủy vực nghiên cứu........................................................................ 61
3.3.2. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học động vật
không xƣơng sống ở thủy vực nghiên cứu ............................................................ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 68
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 77


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐDSH

Đa dạng sinh học

ĐVĐ

Động vật đáy

ĐVKXS

Động vật không xƣơng sống

ĐVN

Động vật nổi

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

KT-XH


Kinh tế - xã hội

MAB

Ủy ban quốc gia Con ngƣời và Sinh quyển

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NXB

Nhà xuất bản

RNM

Rừng ngập mặn

SEAFDEC

Tổ chức nghề cá châu Á

TP

Thành phố

TVBC

Thực vật bậc cao


TVN

Thực vật nổi

UBND

Ủy ban nhân dân

UNEP

Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

WB

Ngân hàng Thế giới

WWF

Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm sinh cảnh các điểm thu mẫu......................................................... 26
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả đo một số chỉ tiêu thủy lý, hóa học theo mùa ở thủy vực
nghiên cứu .................................................................................................................... 31

Bảng 3.3. Thành phần loài ĐVKXS ở thủy vực nghiên cứu ........................................ 33
Bảng 3.4. Tổng hợp thành phần ĐVKXS ở thủy vực nghiên cứu................................ 37
Bảng 3.5. Tổng hợp về thành phần ĐVN ở thủy vực nghiên cứu ................................ 40
Bảng 3.6. Tổng hợp về thành phần ĐVĐ ở thủy vực nghiên cứu ................................ 41
Bảng 3.7. Số lƣợng các taxon thuộc các lớp ĐVKXS ở thủy vực nghiên cứu vào mùa
khô ................................................................................................................................ 44
Bảng 3.8. Số lƣợng các taxon thuộc các lớp ĐVKXS ở thủy vực nghiên cứu vào mùa
mƣa ............................................................................................................................... 46
Bảng 3.9. Thành phần loài ĐVKXS tại các điểm nghiên cứu vào mùa khô ................ 47
Bảng 3.10. Thành phần loài ĐVKXS tại các điểm nghiên cứu vào mùa mƣa ............. 53

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm thu mẫu ở thủy vực nghiên cứu .......................................... 22
Hình 3.1. Tỷ lệ thành phần loài ĐVKXS ở thủy vực nghiên cứu ................................ 38
Hình 3.2. Số lƣợng các taxon ĐVN ở thủy vực nghiên cứu ........................................ 40
Hình 3.3. Tỷ lệ % các taxon theo các bậc phân loại của các lớp ĐVĐ ở thủy vực
nghiên cứu .................................................................................................................... 43
Hình 3.4. Tỉ lệ % số loài thuộc các lớp ĐVKXS ở thủy vực nghiên cứu vào mùa khô
...................................................................................................................................... 45
Hình 3.5. Tỉ lệ % số loài thuộc các lớp ĐVKXS ở thủy vực nghiên cứu vào mùa mƣa
...................................................................................................................................... 46


MỞ ĐẦU
Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn
nhất miền Trung, với diện tích lƣu vực là 10.350 km2. Hệ thống sông này đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của miền Trung nói chung
và tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng nói riêng. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
đƣợc hợp lƣu từ 2 con sông lớn là sông Vu Gia và sông Thu Bồn. Sông Vu Gia có
chiều dài 204 km, bắt nguồn từ dãy Trƣờng Sơn, chảy qua địa phận của các huyện

Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Đại Lộc, Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) và
huyện Hoà Vang (TP. Đà Nẵng). Sông đƣợc tạo thành bởi nhiều nhánh sông nhƣ:
Sông Đăk Mi (sông Cái), sông Bung, sông A Vƣơng và sông Côn [41].
Sông Thu Bồn có chiều dài 198 km, bắt nguồn từ sƣờn đông nam dãy
Ngọc Linh với độ cao trên 2.000m, đoạn đầu gọi là sông Tranh hay sông Tỉnh
Gia. Sông chảy theo hƣớng Bắc Nam qua các huyện Trà My, Tiên Phƣớc, Hiệp
Đức, Quế Sơn và Đại Lộc, sau đó chảy qua vùng đồng bằng của các huyện Duy
Xuyên, Điện Bàn và TP. Hội An [41].
Hạ lƣu sông Thu Bồn là vùng đất ngập nƣớc rộng lớn, nhất là khu vực xã
Cẩm Thanh, Cẩm Kim và vùng phụ cận với hơn 500ha diện tích mặt nƣớc. Các
nhánh sông là: sông Ba Chƣơm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò nối với sông
Thu Bồn tạo thành nhiều cồn, gò nhƣ cồn Thuận Tình, cồn Tiến, gò Hí, gò
Già…, với các HST điển hình vùng nhiệt đới nhƣ RNM và cỏ biển [41]. Trong
đó, đáng chú ý là rừng dừa nƣớc dọc bờ các kênh rạch tạo cho vùng đất ngập
nƣớc hạ lƣu sông Thu Bồn một HST vùng cửa sông đa dạng và phong phú.
Hàng năm, phần hạ lƣu sông này đã và đang cung cấp một lƣợng nƣớc lớn phục
vụ các hoạt động KT-XH của tỉnh Quảng Nam nói chung và vùng phụ cận nói
riêng, trong đó quan trọng là khu phố cổ Hội An đƣợc UNESCO công nhận là
Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
ĐVKXS ở nƣớc là nhóm sinh vật rất phong phú và đóng vai trò rất quan
trọng trong các HST và trong đời sống của con ngƣời. Tại các thủy vực,
ĐVKXS tham gia vào các quá trình chuyển hóa vật chất và năng lƣợng, là mắt
1


xích quan trọng trong mạng lƣới thức ăn của thủy vực và tạo sự cân bằng cho
các thủy vực. Ngoài ra, nhiều loài còn là sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lƣợng
nƣớc ở các thủy vực. Trong đời sống sinh hoạt, từ xa xƣa, con ngƣời đã biết sử
dụng ĐVKXS để làm thực phẩm, làm đồ trang trí... Ngày nay, nhờ có các
nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm của mình, con ngƣời đã thuần hoá và nuôi

trồng đƣợc rất nhiều loài ĐVKXS ở nƣớc có giá trị kinh tế cao.
Do điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng hiện hữu, nƣớc biển dâng và thời
tiết cực đoan dẫn đến các chế độ thủy triều và cùng với nó là tính chất thủy lý
hóa học nƣớc biến đổi do đó thành phần loài ĐVKXS ở nƣớc cũng sẽ có những
thay đổi nhất là vị trí nhạy cảm nhƣ cửa sông, ven biển. Chính vì vậy, để cập
nhật về ĐDSH ở vùng hạ lƣu sông Thu Bồn chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đa dạng sinh học động vật không xương sống ở nước tại sông Thu Bồn
(đoạn từ cầu Câu Lâu đến cửa Đại), tỉnh Quảng Nam” nhằm mục đích:
-

Bƣớc đầu đánh giá hiện trạng ĐDSH ĐVKXS tại sông Thu Bồn (Đoạn

từ cầu Câu Lâu đến cửa Đại).
-

Cung cấp các dẫn liệu về thành phần loài và số lƣợng ĐVKXS ở thủy

vực theo điểm nghiên cứu.
-

Xác định các loài có nguồn gốc biển, loài có giá trị kinh tế.

-

Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển ĐDSH tại khu vực nghiên

cứu.

2



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Những nghiên cứu về động vật không xƣơng sống vùng cửa sông, ven
biển trên thế giới
Các nghiên cứu đầu tiên về khu hệ thuỷ sinh vật biển phát triển mạnh với
việc sử dụng lƣới vớt sinh vật nổi và lƣới kéo sinh vật đáy (1750). Các tác giả
đầu tiên của giai đoạn này là Audonin và Edwards (1832), Sars (1835), Forbes
(1844) đã công bố những dẫn liệu đầu tiên. Tiếp đến là thời kỳ nghiên cứu sinh
thái học, tiêu biểu là Loren (1863), Walther (1893 - 1984), Zernov (1912),…
Giai đoạn nghiên cứu định lƣợng nhƣ nghiên cứu định lƣợng sinh vật nổi của
Hensen (1877) và gầu định lƣợng sinh vật đáy của Petersen (1908) (Theo Đặng
Ngọc Thanh, 1974) [32].
Ở các hệ sinh thái trên cạn, số lƣợng các loài nhiều hơn ở biển, do đó tính
ĐDSH cũng cao hơn nhƣng các loài sinh vật biển lại có khuynh hƣớng tăng khả
năng biến dị hơn nên tính đa dạng về di truyền cũng lớn hơn. Trong các HST
cửa sông, số lƣợng các loài lại không nhiều so với các vùng biển lân cận nhƣng
do tính không đồng nhất về các điều kiện sống, những biến dị của các cá thể của
loài càng trở nên phong phú nhờ đó chúng có thể tồn tại và thích ứng đƣợc với
những thay đổi của các điều kiện môi trƣờng. Ngay trong một HST cửa sông,
nơi sống của các loài và các quần thể của loài, cũng phân hoá mạnh, tạo nên các
ổ sinh thái khác nhau nhất là khu vực RNM. Ví dụ nhƣ trong các HST RNM có
thể bắt gặp 2-4 loài còng thuộc giống Uca, tuy nhiên mỗi loài này xuất hiện
thƣờng phụ thuộc vào cấu tạo của nền đáy. Ngoài ra, các cửa sông phân bố ở các
vị trí địa lý khác nhau cũng có sự cách ly tƣơng đối, vì vậy ngoài những loài
chung, mỗi nơi còn có các loài sinh vật đáy đại diện cho mỗi sinh cảnh của mình
nhƣ Polychaeta, Mollusca,... (Theo Nguyễn Huy Chiến, 2007) [4].
Về ĐVN, Thompson (1830) và Muler (1845) là những ngƣời đầu tiên
nghiên cứu về ĐVN trong khi dùng lƣới mắt nhỏ để vớt ấu trùng sao biển đã
tình cờ phát hiện ra sự đa dạng phong phú của các loài sinh vật bé nhỏ trong
nƣớc biển (Theo Nguyễn Huy Chiến, 2007) [4].

3


Trong giai đoạn tiếp theo đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm
hình thái, thành phần loài và ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng đến số lƣợng
và sự phân bố ĐVN, ngoài ra một số vấn đề mới đƣợc các nhà khoa học biển lƣu
tâm là tính ĐDSH, bảo vệ môi trƣờng và sử dụng bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên [56].
Các công trình đã nghiên cứu về biến động theo mùa và sự di nhập của
các loài ĐVN, qua đó cho thấy đƣợc những loài cửa sông có nguồn gốc biển ven
bờ rộng muối đã di nhập và thích nghi với sự dao động của độ muối điển hình
nhƣ các loài Giáp xác bơi nghiêng (Gammarus, Hydrobia, Sphaeroma,
Corophium) và thân tơ (Balanus),… [54, 55, 64, 71].
Nghiên cứu về sinh thái học và ĐDSH ĐVN là lĩnh vực đƣợc nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu trong việc sử dụng là sinh vật chỉ thị đánh giá
chất lƣợng môi trƣờng nƣớc,... [56, 65]. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu sinh vật
lƣợng ĐVN và vai trò của chúng trong chuỗi thức ăn, đảm bảo cân bằng sinh
thái, làm thức ăn cho các động vật thuỷ sản, đặc biệt là vai trò duy trì sản lƣợng
cá.... [51, 66, 74]
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định tính đa dạng của ĐVĐ liên
quan chặt chẽ với tính đa dạng của sinh cảnh. Vùng triều có điều kiện môi
trƣờng biến động hơn vùng đất ngập nƣớc, song nhờ có hệ thực vật RNM và cấu
trúc đa dạng của nền đáy đã tạo nên nhiều sinh cảnh rất đặc trƣng cho những
nhóm sinh vật khác nhau [76]. Nghiên cứu về sự di nhập của các loài sinh vật
nƣớc ngọt, nƣớc mặn ít hay nhiều vào vùng cửa sông hoặc qua vùng cửa sông
vào vùng nƣớc ngọt còn liên quan chặt chẽ đến lƣu lƣợng dòng chảy và sự lên
xuống của thủy triều. Những loài cửa sông thực chất là những loài có nguồn gốc
từ biển ven bờ, rộng muối, đã di nhập vào đây từ buổi đầu ra đời của vùng và
thích nghi với điều kiện bất ổn định của nó, đặc biệt là sự dao động của độ muối.
Những mối quan hệ về nguồn gốc đƣợc phản ánh trong nhiều “cặp sinh đôi” gặp

trong vùng cửa sông và biển. Chẳng hạn, loài Giáp xác bơi nghiêng (Gammarus
zaddachi oceanicus) liên quan chặt chẽ với Gammarus zaddachi zaddachi cửa
sông. Trong các giống Hydrobia, Sphaeroma, Corophilum, Balanus... có những
4


loài rất gần nhau, song loài thì sống ở cửa sông, loài thì sống ở nƣớc mặn [61,
71, 72].
Chỉ tính đến thập kỷ 80 thì theo Phạm Đình Trọng (1996) trên thế giới, số
tài liệu đề cập về HST RNM đã vƣợt quá 7000 đầu sách, trong đó có hàng trăm
công trình đề cập đến các quần xã động vật. Xét riêng về ĐVKXS đáy cỡ lớn
(Macrobenthos) đã có 110 công trình công bố [39]. Theo Vũ Trung Tạng (1994)
cho thấy trong RNM ở Đông Nam Á, đã thống kê đƣợc gần 230 loài Giáp xác,
211 loài Thân mềm, 11 loài Giun nhiều tơ và 13 loài giun ít tơ (IUCN, 1983)
[29].
Nghiên cứu về khu hệ, phân bố, sinh thái đã có nhiều công trình công bố
về Macrobenthos ở vùng nƣớc lợ, nhƣ Aksornkoae (1995) nghiên cứu về tôm
[48]; Li Ya-Fang và cs (2012) nghiên cứu về nhuyễn thể [68]; Edward (2014)
nghiên cứu về thân mềm [58],…
Nghiên cứu về ĐDSH ĐVĐ trên thế giới tiêu biểu nhƣ nhƣ Evink (1973)
[59], Hutching và Saenger (1987) [63], Mathes và Kapetsky (1988) [69],
Macintosh và Aksomkoae (1991) [70], Othman và Arshad. (1992) [73],
Aksomkoae (1983) [47], Chaudhuri và Choudhury (1984) [53]. Các tác giả đã
tập trung hƣớng nghiên cứu đi sâu vào xác định thành phần loài, biến động số
lƣợng, sự phân bố của ĐVĐ và đã áp dụng các chỉ số H’, chỉ số D, chỉ số
Simpson... để đánh giá tính ĐDSH, đồng thời nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu
tố sinh thái đối với các nhóm ĐVĐ vùng triều và RNM.
Mathes và Kapetsky (1988) [69] đã thống kê đƣợc khoảng 630 loài Thân
mềm và 240 loài Giáp xác có giá trị kinh tế trên toàn thế giới phân bố ở RNM và
vùng cửa sông ven biển. Ngoài ra, Snedaker (1984) cũng đã đánh giá đƣợc vai

trò, giá trị của HST RNM đối với vùng cửa sông [81].
Các công trình nghiên cứu của Othman và Arshad. (1992) [73],
Chanratchakool và cs. (1994) [52], Robertson và Alongi (1990) [75], Sasekuma
A. (1992) [79] đã chỉ ra đƣợc mối quan hệ sinh dƣỡng giữa ĐVĐ với nghề nuôi
trồng thuỷ sản, qua đó các tác giả đã phân tích biến động các nguồn hữu cơ
5


trong vùng cửa sông ven biển và RNM đối với sự phát triển của nguồn lợi thủy
sản trong vùng.
Hutching và Recher (1974) [62]; Tenore (1977) [83] đã nghiên cứu sự
biến động theo mùa của ĐVĐ cửa sông và mối liên quan giữa chúng với xác
hữu cơ phân huỷ nhƣng chƣa tìm thấy sự thay đổi theo mùa của các ĐVĐ sống
trong vùng thảm cỏ biển Posidonia, nhƣng đƣợc ghi nhận ở các nhóm cỏ biển
khác. Các quần xã động vật chủ yếu ở đây là các loài động vật ăn mùn bã trầm
tích, đầu tiên là Giun nhiều tơ.
Một số các tác giả tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học các đối tƣợng
có ý nghĩa kinh tế và mối quan hệ giữa các yếu tố thủy lý hóa của môi trƣờng
đối với ĐVKXS trong các đầm nuôi thủy sản. Trong đó có nhiều công trình
nghiên cứu ảnh hƣởng của độ muối, nhiệt độ, ôxy hòa tan... đối với tôm Sú
(Penaeus monodon) nuôi trong đầm nƣớc lợ điển hình nhƣ các nghiên cứu của
Delmendo và Rabanal (1956) [57], Hall (1962) [60], Aquacop (1984) [49],
Licop (1998) [67].
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về ĐVN, ĐVĐ ở các thuỷ vực
nƣớc lợ rất nhiều, nhƣng chƣa đủ để hiểu biết khu hệ, phân bố đặc điểm sinh
thái học và nguồn lợi của ĐVN, ĐVĐ ở từng khu vực.
1.2. Những nghiên cứu về động vật không xƣơng sống vùng cửa sông, ven
biển Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu động vật không xương sống ở vùng cửa sông, ven
biển Việt Nam

Vùng cửa sông ven biển Việt Nam bao gồm vùng cửa sông, bãi lầy ven
biển, RNM, đầm phá, bãi cát biển, bãi triều đá, rạn đá ngầm, thảm cỏ biển, vùng
biển ven bờ (có độ sâu 0-6m)... Ngoài ra, các cửa sông nói chung, đƣợc hình
thành do sự sụt lún của các thung lũng sông hay một bộ phận ngập nƣớc của
vùng bờ biển, hoặc do sự nâng lên của mực nƣớc đại dƣơng mà độ cao tƣơng
đối của mặt đất so với mực nƣớc biển thay đổi liên tục với tốc độ có thể đo đƣợc
bằng centimet trong một thế kỷ. Một số khác đƣợc tạo thành do sự hình thành
6


các bờ cát chắn, ôm lấy một vùng biển nông với cửa riêng, qua đó các dòng sông
đổ nƣớc ra biển một cách an toàn [30].
Theo Vũ Trung Tạng (1994), vùng cửa sông là đơn vị cấu thành của biển
nằm trong dải ven bờ (coastal zone) với khu hệ sinh vật có nguồn gốc biển đồng
thời là bãi đẻ, nơi dinh dƣỡng của các loài sinh vật biển… nên trở thành vùng có
vai trò quan trọng trong việc duy trì tính ĐDSH của các loài sinh vật biển và làm
giàu cho biển bằng tiềm năng nguồn lợi của mình [29].
Về ĐVĐ, có thể kể đến nghiên cứu của Trần Hữu Doanh và Nguyễn Nhƣ
Tùng (1964 - 1968) ở khu vực vùng triều ven biển phía Bắc Việt Nam, đã xác
định đƣợc 133 loài Thân mềm (Theo Gurjanova, 1976) [6].
Đáng chú ý là kết quả điều tra hợp tác giữa Tổng cục Thủy sản và Sở
nghiên cứu nghề cá biển Thái Bình Dƣơng của Liên Xô (cũ) đƣợc Gurjanova
báo cáo năm 1972 nhận xét là: Sinh vật vùng triều vịnh Bắc Bộ đặc trƣng cho hệ
nhiệt đới Ấn Độ - Tây Thái Bình Dƣơng, nhƣng rất nghèo nàn không những chỉ
so với vùng Mã - Lai mà còn nghèo nàn so với vùng triều Hải Nam. Điều đó phù
hợp với tình hình chung của khu hệ động vật toàn Vịnh Bắc Bộ. Nơi có sự sai
lệch rất lớn của chế độ thủy văn vùng nhiệt đới và chịu ảnh hƣởng rất lớn của
dòng nƣớc lục địa chảy ra, đặc biệt là bờ biển miền Bắc Việt Nam so với các
khu vực khác của vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dƣơng [6].
Vào những năm 1970 - 1971, Viện Nghiên cứu Biển tiến hành điều tra

nguồn lợi động vật vùng triều Hà Nam Ninh và nguồn giống tôm, cua, cá ở các
sông Ba Lạt, Ninh Cơ, Đáy. Kết quả cho thấy, hầu hết các đối tƣợng có giá trị
kinh tế thuộc Giáp xác cỡ lớn đƣợc phát hiện ở RNM (Nguyễn Xuân Dục, 1995)
[5].
Từ những năm 90 đến nay, việc điều tra nghiên cứu vùng triều càng đƣợc
trú trọng hơn vì đó là nơi cƣ trú của nhiều loài sinh vật nói chung cũng nhƣ các
loài ĐVKXS nói riêng có giá trị về mặt kinh tế cao. Tại một số RNM cửa sông
ven biển Nam Bộ còn ghi nhận đƣợc các kết quả nghiên cứu về ĐVĐ của các
tác giả nhƣ: Đoàn Cảnh và cộng sự (1993) nghiên cứu về ĐDSH ở RNM từ Cần
7


Giờ đến Minh Hải [3]. Đỗ Văn Nhƣợng (1996) xác định đƣợc 40 loài Giáp xác,
29 loài Thân mềm ở khu vực RNM Cần Giờ [17].
Năm 1996, Phạm Đình Trọng đã tổng hợp và xác định đƣợc 389 loài
ĐVĐ thuộc 212 giống, 104 họ, 15 bộ, 7 lớp, 4 ngành trong HST RNM ven bờ
Tây Vịnh Bắc Bộ). Trong số loài kể trên tác giả đã bổ sung 138 loài, trong đó 28
loài đƣợc phát hiện thêm từ RNM vịnh Hạ Long (26 loài) và từ RNM Đình Vũ
và Côn Ngạn (2 loài) gồm 1 loài giun nhiều tơ, 11 loài giáp xác, 16 loài thân
mềm bổ sung cho danh sách loài vùng triều bờ tây Vịnh Bắc Bộ. Đây là danh
sách loài đầy đủ nhất từ trƣớc đến nay góp phần phản ánh sự đa dạng và phong
phú của khu hệ ĐVĐ trong HST RNM [39].
Đỗ Văn Nhƣợng đã có những nghiên cứu về nguồn lợi động vật thân
mềm, giáp xác, chân bụng và hai mảnh vỏ trong HST RNM, qua đó tác giả đã
thống kê đầy đủ và chi tiết về thành phần loài và đặc điểm phân bố của chúng.
Năm 1996, với nghiên cứu về thành phần loài ĐVĐ RNM Cần Giờ, tác giả đã
công bố có 107 loài ĐVĐ phân bố trong các sinh cảnh vùng triều [17]. Đến năm
1998 khi nghiên cứu về nguồn lợi ĐVĐ ở vùng RNM Quảng Ninh, Hà Tĩnh và
Cần Giờ, tác giả đã xác định đƣợc 75 loài của 25 họ thuộc lớp chân bụng
(Gastropoda) và 77 loài của 20 họ thuộc lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) [18]. Năm

2000, tác giả và cộng sự cũng đã xác định đƣợc 102 loài ĐVĐ, trong đó có 14
loài phổ biến và có giá trị kinh tế cao ở vùng cửa sông và RNM huyện Thái
Thụy tỉnh Thái Bình [19]. Tại khu vực HST RNM GiaoThủy, Nam Định tác giả
và cộng sự đã có những công trình nghiên cứu về các nhóm ĐVĐ, qua đó tác giả
đã thống kê và xác định đƣợc gần 200 loài thân mềm, chân bụng, giáp xác và hai
mảnh vỏ ở khu vực này [20, 21, 22, 23, 24].
Vũ Trung Tạng (2000) đã thống kê ở vùng biển Việt Nam nhóm giáp xác
trong vùng cửa sông là Decapoda khá đa dạng, có 101 loài thuộc 11 họ, trong đó
Penaeidae có 75 loài thuộc 16 giống; 7 loài tôm hùm thuộc họ Panuliridae, nhiều
loài cua, ghẹ (Portunidae), còng (Ocypodidae), rạm (Grapsidae),… sống trên các
bãi triều và RNM cửa sông [31].
Nguyễn Văn Thƣờng (2002) đã thu mẫu và phân tích thành phần loài tôm,
8


mẫu chủ yếu thu ở cửa sông và vùng sông Tiền, sông Hậu. Kết quả tác giả đã
xác định đƣợc 18 loài thuộc 6 giống, 3 họ trong nhóm tôm Caridea và 32 loài, 8
giống, 4 họ thuộc nhóm tôm Pennaeidea. Ngoài ra còn xác định đƣợc phân bố
địa lý của các loài tôm cũng nhƣ các loài tôm có giá trị kinh tế quan trọng [38].
Hoàng Ngọc Khắc (2005) nghiên cứu về khu hệ ĐVĐ ở RNM cửa sông
Lạch Vạn (Diễn Châu, Nghệ An). Kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định đƣợc
39 loài Giáp xác cỡ lớn [8]. Cũng tại Nghệ An (vùng cửa sông Cả và một số
đầm nuôi tôm phụ cận), Nguyễn Huy Chiến (2007) đã phát hiện 328 loài thuộc
211 giống, 126 họ, 46 bộ. Trong đó, ĐVĐ có 199 loài và ĐVN là 129 loài. Ở
vùng cửa sông Cả đã phát hiện 262 loài thuộc 177 giống, 110 họ, 43 bộ gồm
ĐVĐ là 154 loài và ĐVN là 108 loài. Tác giả đã nhận định, nhìn chung, vào
mùa khô, số loài ít hơn mùa mƣa [4].
Trong dự án Imola Huế GCP/VIE/029/ITA, nghiên cứu về “Tài nguyên
môi trƣờng phá Tam Giang - Cầu Hai” đã xác định đƣợc trên 100 loài có giá trị
và trữ lƣợng các nhóm ĐVĐ do Viện Tài nguyên và Môi trƣờng Biển nghiên

cứu năm 2006 [45]. Cũng trong năm này, Sangpradub và cộng sự đã tổng hợp
các kết quả nghiên cứu của các tác giả thực hiện ở sông Mê Công đã xuất bản
cuốn sách “Identification of Freshwater Invertebrates of the Mekong River and
its Tributaries” trong đó trình bày về thành phần loài, khóa định loại các nhóm
giáp xác, thân mềm [78].
Tại hạ lƣu sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị, Hoàng Đình Trung (2012) qua kết
quả nghiên cứu đã xác định đƣợc 43 loài thuộc 29 giống của 16 họ và 5 lớp
ĐVĐ. Tác giả đã nhận định rằng ĐVĐ ở hạ lƣu sông Hiếu khá phong phú, có hệ
số gần gũi cao nhất với thành phần loài ĐVĐ ở khu vực động Phong Nha, tỉnh
Quảng Bình và tính tƣơng đồng giảm dần so với thành phần loài ĐVĐ ở sông
Hƣơng, sông Vu Gia - Thu Bồn và hạ lƣu sông Thu Bồn [40].
Về ĐVN, theo Vũ Trung Tạng (1994), sự phân bố ĐVN liên quan chặt
chẽ với sự dao động độ muối trong vùng, đồng thời kiểm soát sự xâm nhập của
các loài vào vùng cửa sông và sự phát triển về số lƣợng, sinh vật lƣợng của
chúng: Nhóm loài nƣớc ngọt có thể gặp ở độ muối 6‰ và nhiều hơn ở độ muối
9


3‰ nhờ các loài Mongolodiaptomus formosanus, Tropodiaptomus oryzanus,
Vietodiaptomus hatinhensis...; Nhóm loài nƣớc mặn có thể vào sâu với độ muối
4-0,5‰ nhờ các loài Oithona nana, Microsetella rosea...; Nhóm loài cửa sông
chính thức là những loài nƣớc lợ không chỉ thích nghi với biên độ rộng (0,530‰) mà còn cả với tốc độ biến đổi nhanh của độ muối nhờ các loài
Schmarkeria gordioides, Schmarkeria speciosa, Sinocalanus laevidactilus... Dù
đa dạng về thành phần loài và các nhóm sinh thái, khu hệ ĐVN cửa sông không
có những loài ƣu thế tuyệt đối về mặt số lƣợng [29].
Tổng hợp các công trình nghiên cứu Copepoda của Nguyễn Văn Khôi và
cộng sự (1980, 2001), các tác giả đã công bố đặc điểm hình thái, sinh thái của
207 loài Giáp xác chân chèo (Copepoda) biển Việt Nam [10, 11].
Một số công trình nghiên cứu ĐVN trên vùng biển nhƣng có ảnh hƣởng
đến cửa sông nhờ việc xác định Copepoda là thức ăn chủ yếu của nhiều loài cá,

tỷ lệ Giáp xác chân chèo trong thành phần thức ăn lên tới 72,7% ở cá thu vạch
và 58% ở cá ngừ chấm; trong thức ăn của cá trích, cá nục sò ở vịnh Bắc Bộ có tỷ
lệ Chân chèo chiếm 65 - 91%. Vì vậy, sự biến động số lƣợng của chân chèo sẽ
có ảnh hƣởng đến việc hình thành môi trƣờng và bãi cá đẻ trong đó vùng cửa
sông đƣợc xem nhờ bãi đẻ của nhiều loài cá [2].
Nghiên cứu nguồn lợi sinh vật vùng triều cửa sông ven biển Hoằng Hoá Thanh Hoá, Hồ Thanh Hải (1999) đã xác định đƣợc 56 loài ĐVN (ĐVN), trong
đó nhóm Giáp xác chân chèo phong phú nhất về thành phần loài (chiếm 53,3%)
[7]. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huấn, Nguyễn Xuân Quýnh (1999) về ĐVN
ở vùng cửa sông Ba Lạt đã xác định đƣợc 112 loài, trong đó Giáp xác chân chèo
(Copepoda) chiếm ƣu thế và sử dụng ĐVN để đánh giá tính ĐDSH vùng cửa
sông [28].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu (2000) về biến động theo mùa của thành
phần loài và số lƣợng ĐVN ở đầm Cầu Hai cho thấy trong mùa mƣa số lƣợng cá
thể cao hơn mùa khô 2 - 5 lần và tăng dần từ Tam Giang đến Cầu Hai [37]. Theo
Nguyễn Trọng Nho và cộng sự (1982), ĐVN vùng vịnh Quy Nhơn bao gồm 58
loài và 6 dạng ấu trùng ĐVKXS khác, trong đó chủ yếu là Giáp xác chân chèo
10


(Copepoda 71,9% số lƣợng loài) và mang tính chất của khu hệ động vật biển
vùng bờ nhiệt đới với những đại diện điển hình của các giống Paracalanus,
Acrocalanus, Acartia, Oithona, Lucifer, Sagitta, Oikopleura. Số lƣợng ĐVN ở
đây đƣợc quyết định bởi sự phát triển của nhóm chân chèo (Copepoda), với giá
trị trung bình 76.356 cá thể/m3; cao nhất vào cuối mùa mƣa (tháng 12) và thấp
nhất vào đầu mùa mƣa (tháng 9) với sự chênh lệch của hai cực trị này đến 14 lần
[16].
Khi nghiên cứu đặc điểm tài nguyên môi trƣờng ĐVN cửa sông Quảng
Trị, Nguyễn Trƣờng Khoa (2002) đã công bố tại vùng cửa sông Thạch Hãn có
35 loài ĐVN, trong đó Trùng bánh xe (Rotatoria) có tỷ lệ cao nhất (10 loài).
Đồng thời tác giả cũng xác định số lƣợng ĐVN ở các thuỷ vực nƣớc ngọt cửa

sông Thạch Hãn có số lƣợng trung bình là 7000 - 7500 cá thể/m3, trong đó trùng
bánh xe với số lƣợng trên 4000 cá thể/m3 [9].
Mai Viết Văn và cs (2012) đã xác định đƣợc 246 loài động vật phù du
phân bố ở vùng ven biển từ Sóc Trăng đến Bạc Liêu, các tác giả đã xác định
đƣợc nhóm Copepoda luôn quyết định mức biến động số lƣợng ĐVN trong vùng
nghiên cứu ở cả mùa khô và mùa mƣa [46].
Võ Văn Phú, Hoàng Đình Trung (2012), trong nghiên cứu về sự biến
động thành phần loài ĐVN ở đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên
Huế đã xác định đƣợc 43 loài ĐVN thuộc 24 giống của 18 họ và 3 bộ trong đó
các tác giả đã phát hiện thêm 9 loài, 01 họ mới bổ sung cho khu hệ ĐVN ở vùng
nghiên cứu [25].
Lê Hùng Anh và cs (2013) qua kết quả nghiên cứu vùng biển ven bờ đảo
Hòn Mê đã xác định 74 loài động vật phù du thuộc các nhóm Copepoda,
Cladocera, ấu trùng giáp xác, ấu trùng da gai, sứa, thủy mẫu, tôm cám, bơi
nghiêng,... Nhóm Giáp xác chân chèo chiếm ƣu thế hoàn toàn với 54 loài chiếm
72,9% tổng số loài, các nhóm khác chiếm tỷ lệ thấp trong cấu trúc thành phần
loài. Nhóm giáp xác chân khác sống đáy xác định đƣợc 36 loài, trong đó đáng
11


lƣu ý là có 3 loài mới cho khoa học đƣợc mô tả năm 2011 cũng có mặt ở kết quả
nghiên cứu này [1].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu động vật không xương sống ở nước tại khu vực
nghiên cứu
Trƣớc khi thực hiện nghiên cứu này, những thông tin điều tra về ĐVKXS
ở hạ lƣu sông Thu Bồn cũng nhƣ hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn còn ít. Tuy
nhiên đã có một số nghiên cứu tại các sông lân cận.
Trong báo cáo về đời sống thủy sinh vật ở sông A Vƣơng, Hồ Thanh Hải
và cộng sự (2002) xác định đƣợc 12 loài thực vật nổi, 14 loài ĐVN, 10 loài
ĐVĐ và 21 loài cá, trong đó xác định đƣợc 3 loài mới cho khu hệ Việt Nam

[15].
Lê Trình và cộng sự (2005) đã xác định đƣợc 54 loài TVN, 21 loài ĐVN,
24 loài ĐVĐ trong báo cáo về đời sống thủy sinh vật ở sông Bung. Kết quả khảo
sát về HST thủy sinh trong “Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng thủy điện
sông Bung 4, năm 2007” Hồ Thanh Hải và cộng sự đã xác định đƣợc 78 loài
thực vật nổi thuộc 26 họ, 40 loài ĐVN thuộc 15 họ và 48 nhóm ĐVĐ [15].
Năm 2015, trong nghiên cứu về biến động thành phần loài và mật độ của
lớp Giáp xác (Crustacea) ở sông Tiên, huyện Tiên Phƣớc, tỉnh Quảng Nam, tác
giả Hoàng Văn Mỹ đã xác định đƣợc 29 loài thuộc 9 giống của 4 họ Giáp xác cỡ
lớn. Các điểm thu mẫu có số lƣợng loài cao tập trung chủ yếu ở những nơi ít bị
tác động của con ngƣời. Các điểm thu mẫu có số lƣợng loài thấp thuộc khu vực
bị tác động mạnh do hoạt động của con ngƣời. Số lƣợng loài thu đƣợc mùa khô
cao hơn mùa mƣa. Sự biến động về thành phần loài giữa các điểm thu mẫu với
nhau mùa nắng cao hơn mùa mƣa. Tại các điểm thu mẫu số lƣợng loài của họ
Palaemonidae luôn chiếm ƣu thế [12]. Cùng năm này, Phan Thị Mỹ Thanh đã
xác định đƣợc 8 loài thuộc lớp Bivalvia gồm 4 họ: Corbiculidae (5 loài),
Amblemidae (1 loài), Unionidae (1 loài), Mytilidae (1 loài) trong luận văn thạc
sĩ “Nghiên cứu ảnh hƣởng các điều kiện môi trƣờng đến thành phần loài lớp Hai
mảnh vỏ (Bivalvia) tại sông Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam [36].
12


Gần đây, khi nghiên cứu về sông Trƣờng Giang, Ngô Xuân Nam và cộng
sự (2017) đã xác định đƣợc 73 loài ĐVĐ thuộc 40 giống, 25 họ, 14 bộ, 4 lớp
(Insecta, Crustacea, Gastropoda, Bivalvia), 2 ngành (Arthropoda, Mollusca). Tại
khu vực nghiên cứu, các loài có mật độ cao, xuất hiện tại nhiều điểm phân bố
chủ yếu là các loài thuộc lớp Chân bụng (Gastropoda),và Hai mảnh vỏ
(Bivalvia), nhƣ Melanoides tuberculata, Tarebia granifera, Paracrostoma
solemiana, Clithon sp., Corbicula sp., Marcia hiantina [14]. Ngoài ra, qua kết
quả khảo sát, điều tra ĐDSH tại khu vực cửa An Hòa, huyện Núi Thành, tỉnh

Quảng Nam tác giả ghi nhận 185 loài động, thực vật. Trong đó, ghi nhận 22 loài
thực vật nổi, 27 loài thực vật bậc cao có mạch, 19 loài ĐVN, 29 loài ĐVĐ, 56
loài cá, 8 loài lƣỡng cƣ, bò sát, 24 loài chim, thú [13].
1.2.3. Khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực
nghiên cứu
Khu vực nghiên cứu là sông Thu Bồn đoạn từ cầu Câu Lâu, huyện Điện
Bàn đến cửa Đại dài khoảng 16 km, thuộc địa giới hành chính của huyện Điện
Bàn, huyện Duy Xuyên và TP. Hội An.
1.2.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Điện Bàn
a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam có tọa độ địa lý từ 15040’ đến 15057’
vĩ độ Bắc và từ 1080 00’ đến 1080 20’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp huyện Hoà
Vang, TP. Đà Nẵng; Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên và TP. Hội An; Phía
Đông giáp biển Đông; Phía Tây giáp huyện Đại Lộc.
Diện tích tự nhiên là 214.709 km2, toàn huyện đƣợc chia thành 20 đơn vị
hành chính trực thuộc bao gồm phƣờng Vĩnh Điện và 19 xã, phƣờng.
Địa hình
Đất đai huyện Điện Bàn khá tốt, có độ phì nhiêu cao, nhóm đất phù sa
chiếm đến 69,67% tổng diện tích đất, cho phép thâm canh nông nghiệp theo
chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lƣợng cây trồng. Bên cạnh đó, Điện Bàn là
một huyện đồng bằng ven biển nên địa hình tƣơng đối bằng phẳng, độ chênh cao
13


thấp, thuận lợi cho phát triển đô thị - công nghiệp. Bờ biển cát trắng, nƣớc trong
thuận lợi cho khai thác du lịch.
Khí hậu, thủy văn
Là một huyện thuộc tỉnh Quảng Nam nên Điện Bàn mang những tính chất
về khí hậu đặc trƣng của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Khu vực này có

chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trƣởng và
phát triển các cây trồng nông nghiệp nhƣ lúa màu, cây thực phẩm và cây công
nghiệp ngắn ngày. Khí hậu có 02 mùa rõ rệt trong năm:
- Mùa khô: Từ tháng 01 đến tháng 8, có lƣợng mƣa chiếm 20% ÷ 25%
lƣợng mƣa trung bình năm, thƣờng xảy ra hạn hán, nắng nóng, giông tố, lốc
xoáy và xâm nhập mặn;
- Mùa mƣa: Bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, lƣợng mƣa chiếm khoảng
75% ÷ 70% lƣợng mƣa trung bình cả năm và thƣờng gây ra lũ, lụt.
Tuy nhiên do chế độ mƣa phân hoá theo mùa trong năm không đồng đều
gây khô hạn, nhiễm mặn trong mùa khô và bão thƣờng xảy ra vào các tháng 9,
10, 11 kết hợp với các trận mƣa lớn gây lũ lụt, xói lở khu vực ven sông làm ảnh
hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân [44].
b. Kinh tế - xã hội
Về kinh tế
Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất toàn nền kinh tế của huyện tăng bình
quân giai đoạn 2010 - 2012 là 18,89%/năm (tỉnh Quảng Nam là 15,16%). Năm
2013 do ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cả nƣớc nên tốc độ tăng
chậm lại đạt 13,63%. Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 26,58
triệu, tăng 12,39% và bằng 0,82 lần so với mức bình quân chung cả nƣớc. Cơ
cấu kinh tế huyện đã có những chuyển dịch đáng kể, từ cơ cấu Nông nghiệp:
17,2%; Công nghiệp - Xây dựng: 61,5% và Dịch vụ: 21,3% vào năm 2005 đã
dịch chuyển mạnh sang cơ cấu Công nghiệp - Xây dựng, Dịch vụ, Nông nghiệp
tƣơng ứng là 75,24% ; 19,37% và 5,39% năm 2012. Điều này cho thấy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hƣớng tích cực, tăng dần tỷ trọng của
14


ngành dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và giảm dần tỷ trọng giá trị
ngành nông nghiệp [44].
Về xã hội

Năm 2012, huyện Điện Bàn có 122.846 ngƣời trong độ tuổi lao động
chiếm 60,43% trên tổng dân số toàn huyện. Cơ cấu dân số phi nông nghiệp nông nghiệp từ 35,5% - 64,5% năm 2005 chuyển sang 68% - 32% năm 2012.
Mức tăng dân số trong giai đoạn 2010 - 2012 là 0,91%/năm. Năm 2013, huyện
Điện Bàn có 230.000 ngƣời với 139.852 ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm
60,8% tổng dân số. Lao động nông nghiệp tiếp tục giảm còn 29,24%, cho thấy
xu hƣớng tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp
sang khu vực công nghiệp - dịch vụ. Mật độ dân số 1.071 ngƣời/km2 [44].
1.2.3.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Duy Xuyên
a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Duy Xuyên nằm bên bờ Nam hạ lƣu sông Thu Bồn, đƣợc giới hạn bởi tọa
độ từ 150 43’ đến 150 49’ vĩ độ Bắc và từ 1080 02’ đến 1080 22’ kinh độ Đông;
nằm trên quốc lộ 1A và trải dài từ vùng biển lên miền núi, cách TP. Đà Nẵng
khoảng 30 km về phía Đông Nam, cách thành phố Tam Kỳ khoảng 50 km về
phía Đông Bắc. Phần đất liền của huyện có hình thể gần giống nhƣ một hình
thang cân, đáy là phía Đông giáp TP. Hội An với ranh giới chung là sông Thu
Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Nông Sơn, phía Nam giáp huyện Quế
Sơn. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 299ha.
Duy Xuyên là vùng cửa sông - ven biển và là nơi hội tụ của các con sông
lớn của Quảng Nam: sông Thu Bồn - Vu Gia theo trục Đông - Tây (đoạn sông
Thu Bồn chảy qua Duy Xuyên đƣợc gọi là sông Cái, với chiều dài qua địa phận
huyện là 36,5 km), sông Trƣờng Giang theo trục Nam - Bắc, sông Cổ Cò (tên
chữ là Lộ Cảnh Giang) theo trục ngang Bắc - Nam (đoạn sông Cổ Cò chảy qua
Duy Xuyên và Hội An gọi là sông Đế Võng, chiều dài 7km) [42].
Địa hình
Địa hình Duy Xuyên nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam,
độ dốc thoải trung bình 0,015o. Địa hình các vùng đồng bằng của Duy Xuyên
15



chia thành ba vùng:
- Vùng cồn cát tập trung ở phía Tây Bắc, trải dài từ địa bàn xã Duy
Phƣớc, sang xã Duy Vinh, qua Duy Nghĩa, chạy dọc biển xuống xã Duy Hải, kết
nối với vùng cát phía Đông TP. Hội An (giáp xã Cẩm Kim).
- Vùng núi cao gồm các xã Duy Sơn, Duy Phú.
- Vùng đồng bằng gồm phần lớn diện tích 3 xã Duy Trung, Duy Trinh và
thị trấn Nam Phƣớc.
Khí hậu, thủy văn
Do phía Bắc đƣợc ngăn bởi dải Hoành Sơn, phía Tây đƣợc che bởi khối
núi Bắc tỉnh Kon Tum nên cũng nhƣ các địa phƣơng khác của Quảng Nam và
các tỉnh, thành phố lân cận. Nhiệt độ không khí ở Duy Xuyên lệ thuộc nhiều vào
khí hậu nhiệt đới gió mùa: gió mùa đông bắc, gió mùa tây nam, gió mùa đông đông nam và chế độ mƣa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,6oC, cao nhất là
39,8oC, thấp nhất là 22,8oC. Bão ở Duy Xuyên thƣờng xuất hiện vào các tháng
9,10,11 hàng năm; các cơn bão thƣờng kéo theo những trận mƣa lớn gây lũ lụt
toàn khu vực.
Chế độ sóng và dòng chảy cũng biến đổi theo chế độ gió mùa. Chế độ
mực nƣớc sông Thu Bồn, Trƣờng Giang phụ thuộc vào chế độ thủy triều lên
xuống ngày hai lần (bán nhật triều); giữa kỳ nƣớc cƣờng và nƣớc kém biên độ
triều chênh lệch không đáng kể (triều max= 1,4m, triều min= 0,00m). Về mùa
khô, do nƣớc sông xuống thấp, nƣớc biển thâm nhập sâu vào lục địa gây nên độ
nhiễm mặn (trung bình 12%) [42].
b. Kinh tế - xã hội
Về kinh tế
- Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có bƣớc phát triển khá, với
những chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc đã thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp đến
đầu tƣ tại các cụm công nghiệp. Các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất,
nâng khối lƣợng giá trị sản xuất tăng nhanh, giải quyết nhiều lao động tại địa
phƣơng và tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế của huyện.
- Tổng giá trị sản xuất thƣơng mại, dịch vụ, du lịch tăng bình quân hàng
năm 17%. Hạ tầng thƣơng mại, dịch vụ có những chuyển biến tích cực, hạ tầng

làng nghề tiếp tục đƣợc đầu tƣ hoàn thiện, các làng nghề truyền thống gắn liền
16


với phát triển du lịch cộng đồng đƣợc quan tâm nhƣ: một số hạng mục công
trình tại làng Du lịch sinh thái cộng đồng Trà Nhiêu, mô hình du lịch Homestay
tại Mỹ Sơn, các hạng mục thuộc khu Di tích và Du lịch Mỹ Sơn...
- Trong lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, mùa vụ, con vật nuôi, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất theo hƣớng
sản xuất hàng hoá, an toàn dịch bệnh. Ngành chăn nuôi đƣợc khuyến khích đầu
tƣ phát triển theo mô hình chăn nuôi trang trại, cải tạo con giống, chuyển giao
kỹ thuật chăm sóc, kiểm soát và hình thành các khu giết mổ tập trung. Ngành
nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản tăng trƣởng mạnh nhờ vào việc tích cực mở
rộng diện tích nuôi trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện cải hoán tàu
thuyền để đánh bắt xa bờ.... [42].
Về xã hội
Các chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, vay vốn giải quyết việc làm, phát
triển nông nghiệp nông thôn đƣợc chú trọng; công tác xã hội hoá về giáo dục, y
tế bƣớc đầu đạt kết quả tốt. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 19,81% năm 2011 xuống còn
dƣới 5% (theo chuẩn hiện nay) vào cuối năm 2015, tạo việc làm mới cho 10.730
lao động. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống dịch bệnh, vệ
sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các chƣơng trình y tế quốc gia có chuyển
biến tích cực. Hoạt động lễ hội văn hoá - du lịch đƣợc chú trọng, đã tổ chức
nhiều lễ hội thành công và để lại ấn tƣợng tốt đẹp trong cộng đồng và du khách
[42].
1.2.3.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội TP. Hội An
a. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
TP. Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2,
nằm bên bờ Bắc hạ lƣu sông Thu Bồn, ở vị trí địa lý từ 15 o15’ đến 15o55’ vĩ độ

Bắc và từ 108o17’ đến 108o23’ kinh độ Đông; cách quốc lộ 1A khoảng 9 km về
phía Đông, cách TP. Đà Nẵng 25 km về phía Đông Nam, cách TP. Tam Kỳ
khoảng 50 km về phía Đông Bắc.
Phần đất liền của thành phố có diện tích 46,22 km2 (chiếm 74,9% tổng
diện tích tự nhiên toàn thành phố), có hình thể gần giống nhƣ một hình thang
cân, đáy là phía Nam giáp huyện Duy Xuyên với ranh giới chung là sông Thu
17


Bồn, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Điện Bàn, phía Đông giáp biển với bờ
biển dài 7 km. Hạt nhân trung tâm đô thị Hội An là các phƣờng Minh An, Sơn
Phong, Cẩm Phô; trong đó có Khu phố cổ rộng chừng 5km2 đã đƣợc UNESCO
công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (ngày 04/12/1999).
Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm với diện tích 15,49 km 2
(chiếm 25,1% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố). Cù Lao Chàm bao gồm
nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn
Lá, Hòn Khô (Khô Mẹ, Khô Con), Hòn Nồm. Các hòn đảo này quần tụ thành
hình cánh cung hƣớng mặt ra Biển Đông, nhƣ bức bình phong che chắn cho đất
liền. Cù Lao Chàm - Hội An đã đƣợc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới (ngày 26/5/2009).
Vị trí tiếp giáp biển Đông và cụm đảo Cù Lao Chàm - Khu dự trữ sinh
quyển thế giới đã tạo cho Hội An có thêm lợi thế về khai thác du lịch biển đảo.
Các bãi biển An Bàng, Cửa Đại cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về
phía Đông đƣợc bình chọn xếp hạng trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất trên
thế giới.
Ngoài ra, Hội An còn nằm trong chuỗi đô thị ven biển dài hơn 500 km
vùng duyên hải miền Trung, là cơ sở quan trọng để thiết lập và mở rộng các liên
kết kinh tế giữa các địa phƣơng trong vùng. Với vị trí địa lý và quan hệ liên
vùng, TP. Hội An là trọng tâm của cụm động lực phía Bắc vùng Đông của tỉnh
Quảng Nam [43].

Địa hình
Nhìn chung Hội An có địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam; độ
dốc thoải, trung bình 0,015o. Địa hình vùng đồng bằng của Hội An chia thành 3
vùng: vùng cồn cát, vùng thấp trũng và vùng mặt nƣớc. Nằm trong vùng thấp
trũng nên thƣờng ngập nƣớc trong mùa mƣa, lũ [43].
Khí hậu, thủy văn
Khí hậu ở đây là nơi chuyển tiếp, đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền
Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không rét đậm và không kéo dài.
18


×