Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật rừng Thông ba lá ở Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.2 KB, 101 trang )


1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT



BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ



NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT RỪNG
THÔNG BA LÁ (PINUS KESIYA) MỌC TỰ NHIÊN Ở LÂM
ĐỒNG VÀ VÙNG LÂN CẬN


MÃ ĐỀ TÀI B 2009 – 14 – 30
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: ThS. NGUYỄN DUY CHÍNH





NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN:


-TRẦN VĂN TIẾN, Trung tâm Nghiên cứu Lâm Sinh Lâm Đồng
-HUỲNH THỊ NGỌC ÁNH, Trường Đại học Phú Yên
-VƯƠNG THÚC LAN, Trường Đại học Đà Lạt
-NGUYỄN VĂN NGỌC, Trường Đại học Đà Lạt
-HUỲNH THỊ BÌNH, Trường Đại học Đà Lạt








2
TÓM TẮT
Sử dụng phương pháp ô xếp chồng để xác định diện tích thích hợp của ô tiêu
chuẩn đủ để nghiên cứu đa dạng sinh học ở kiểu rừng thông ba lá mọc tự nhiên ở Lâm
Đồng và vùng lân cận.Các ô xếp chồng có kích thước: 10m x 10m, 15m x 15m, 20m x
20m, 25m x 25m, 30m x 30m, 35mx 35m, 40m x 40m.
Ô tiêu chuẩn được xác định với kính thước 35m x 35m lá thích hợp và thực tế
nhất cho các nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật, đặc biệt là ứng với r
ừng thông ba
lá (Pinus kesiya) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng và các vùng lân cận trên các đai cao độ từ
800m đến 2000m.
Trong các nghiên cứu của chúng tôi, tổng số ô tiêu chuẩn được thực hiện là 20
ô, mỗi ô tiêu chuẩn đều được ghi nhận tọa độ địa lý (vĩ độ, kinh độ), độ cao, độ dốc,
hướng dốc, thành phần loài, dạng sống, số lượng cá thể và chỉ số đa dạng Margalef. Từ
các kết quả đ
ó chúng ta có được chỉ số đặc trưng chung về đa dạng sinh học (chỉ số
trung bình), thành phần loài và đa dạng dạng sống của kiểu rừng này. Chỉ số Margalef
trung bình (D
Marg
) được chỉ ra là 3,76.
Thành phần loài khá giàu và đa dạng, bao gồm 244 loài thuộc 179 chi, 68 họ
của 4 ngành thực vật mạch (Lycopodiphyta, Poplypodiophyta, Pinophyta.
Magnoliophya). Có 8 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Có 8 dạng sống trong đó:
Megaphanerophytes (0,82) Microphanerophytes (9,01) Nanophanerophytes (18,44),

Chamaephytes (27,46), Therophytes (27,05), Lianophanerophytes (6,15),
Cryptophytes (6,65), Epiphytes (4,51).
Từ khóa: Ô xếp chồng, ô tiêu chuẩn, đa dạng sinh học, thông ba lá, chỉ số
Margalef, thành phần loài, dạng sống, Lâm Đồng.










3
SUMMANY
The paper present a method of using superposed plots to identify the most
suitable area of perquadrates for the research into the biodiversity of the natural three –
leaved Pine forests distributed among Lam Dong and its subareas. The sizes of the
superposed plots are: 10m x 10m, 15m x 15m, 20m x 20m, 25m x 25m, 30m x 30m,
35m x 35m, 40m x 40m. The 35m x 35m sized perquadrates are suggeted to be the
most appropriate and most pratical for researchs of plant biodiversity, especially thoes
of the three – leaved pine forests (Pinus kesiya) naturally grown in Lam Dong and the
its subareas with the altitude from 800m to 2000m. In our researches, the total number
of perquadrates is 20. Each perquadrate has a record of its own indices including:
geological co-ordinate (latitude and longitude), alttitude, gradient, klinogeotropicsm,
species composition, life form, number of individuals, Margalef index. From the
results we have specific index of biodiversity for natural three-leaved pine forests,
species composition and diversity of the life form in the forests. The everage Margalef
index (D

Marg
) is 3,76.The species composition is rather rich and diverse, including 244
species, 179 genera,68 families of 4 vascular plant phyta (Lycopodiophyta,
Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta). There are 8 species which have been
recorded in Red Data Book of Viet Nam. There are 8 life forms, including:
Megaphanerophytes (0,82%), Microphanerophytes (9,01%), Nanophanerophytes
(18,44%), Chamaephytes (27,46%), Therophytes (27,05%), Lianophanerophytes
(6,15%). Cryptophytes (6,56), Epiphytes (4,51%).
KEY WORDS: Superposed plot, Perquadrate, Biodiversity, Margalef Index, Three –
leaved pine forest, Species composition, Life form, Lam Dong.

4
MỞ ĐẤU
Ngày nay đa dạng sinh học đã trở thành mối quan tâm lớn của con người trên khắp
hành tinh.Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về đa dạng sinh học ở các cấp độ
khác nhau. Những nghiên cứu về đa dạng di truyền của Nguyễn Hoàng Nghĩa…, Những
nghiên cứu về đa dạng loài của Nguyễn Tiến Bân, Nguyễn Nghĩa Thìn…, Những nghiên cứu
về đa dạng hệ sinh thái của Thái Văn Trừng và cả những công trình đồ sộ của Phạm Hoàng
Hộ. Tất cả đã chứng tỏ Việt Nam là nước đa dạng về sinh vật. Sự giàu có về sinh vật đó được
tàng chứa trong các kiểu thảm thực vật khác nhau. Lâm Đồng là tỉnh miền núi với nhiều kiểu
địa hình ở các đai cao độ khác nhau, có các kiểu thảm thực vật khác nhau trong đó kiểu rừng
thưa cây lá kim của loài thông ba lá (Pinus kesiya) là điển hình nhất cho thảm thực vật nơi
đây. Rừng thông ba lá ở Lâm Đồng có khoảng 192,320 ha, trong đó khoảng 148.000 ha là
rừng thông mọc tự nhiên ở các đai cao độ từ 800 m đến 2.000m. Số công trình nghiên cứu có
liên quan đến đa dạnh sinh học rừng thông ở đây còn ít và nhìn chung chưa đủ để phản ánh đa
dạng thực vật của kiểu rừng này.
Để có được kết quả về đa dạng thực vật của rừng thông, cần thiết lập các ô tiêu chuẩn.
Song kích thước lớn vừa đủ của ô là bao nhiêu thì thích hợp, thì đủ phản ánh tính đa dạng sinh
học của kiểu rừng này. Đó là vấn đề cần đặt ra khi ta phải nghiên cứu ở các địa hình chia cắt
mạnh, có độ dốc lớn. Đồng thời cần thiết lập nhiều ô trên nhiều cao độ để kết quả nghiên cứu

phản ánh khái quát nhất đa dạng sinh học thực vật của kiểu rừng thông ba lá ở Lâm Đồng.

5
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. SƠ LƯỢC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA LÂM ĐỒNG
1. Vị trí địa lý.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi nằm ở phía Nam Tây Nguyên, là đầu nguồn của 4 hệ thống
sông lớn:
Sông Đồng Nai (Đồng Nai)
Sê – rê – pok (Đắc Lắk)
Sông Lũy (Bình Thuận)
Sông Cái (Ninh Thuận)
Lâm Đồng có vị trí địa lý như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông
Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước
Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận
Phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa
Lâm Đồng nằm giữa các tọa độ địa lý:
Từ 11
0
12
/
47
//
đến 12
0
19
/
01

//
vĩ độ Bắc
Từ 107
0
16
/
23
//
đến 108
0
42
/
11
//
kinh độ Đông
Theo niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Lâm Đồng thì diện tích toàn tỉnh là
977.219 ha, chiếm khoảng 2,9% diện tích cả nước.
2. Địa hình địa thế.
Địa hình là một hình thể phản ánh yếu tố địa chất và quá trình địa mạo, do đó gắn liền
với nguồn gốc địa chất và tuổi khu vực, địa hình tỉnh Lâm Đồng nhìn chung thuộc dạng vùng
núi, từ núi thấp, núi trung bình đến núi cao. Độ cao núi thay đổi từ 200m đến 2.200m.
Địa hình Lâm Đồng nghiêng dần từ hướng Đông Bắc xuống hướng Tây Nam. Như
vậy đặc điểm nổi bật của địa hình Lâm Đồng là nghiêng, tạo nên sự phân bậc rõ ràng, tạo nên
các đai đội cao khác nhau với rất nhiều đỉnh núi cao như Bidoup (2.287m), Langbiang
(2.167m), Chư You Kao (2.006m), M’Neun Ro (1996m), Be Nom Dan Seng (1.931m),
Braion (1.874m), Quan Du (1.805m), Chư Yên Du (1.784m), M’ Neun Pautar (1.664m),
M’Neun Lamleo (1.623m).
Trong mối quan hệ với địa chất địa mạo, có thể phân chia địa hình của tỉnh Lâm Đồng
ra các dạng sau:


6
+ Địa hình thung lũng:
Gồm các bề mặt tương đối bằng phẳng, ít dốc, có nguồn gốc tích tụ thung lũng giữa
núi hoặc các bồi tích sông suối hiện đại. Đất ở đây tùy thuộc vào nguồn gốc mẫu thổ và mức
độ bảo hòa nước mà được xếp vào các loại đất phù sa, dốc tụ hoặc đất gley và hầu hết có khả
năng thích hợp cao cho sự phát triển của nhiều loại cây dạng hòa thảo, cây một năm hay cây
tái sinh chồi lâu năm.
+ Địa hình đồi núi thấp đến trung bình:
Đây là kiểu địa hình có các dãi đồi núi ít dốc, thường thì dốc có độ dốc nhỏ dưới 20
0

và có độ cao nhỏ dưới 800m đến 1.000m. Ở dạng địa hình này phần nhiều là các đồi núi có
nguồn gốc phun trào bazan với nền đất nâu đỏ hoặc nâu vàng trên đá mẹ bazan.
+ Địa hình núi cao:
Đây là kiểu địa hình ở các khu vực núi có độ cao trên 800m, thường có độ dốc mạnh
trên 20
0
, là kiểu địa hình chia cắt mạnh. Chủ yếu là các khu vực có nguồn gốc xâm nhập Jura-
Creta (Granit, Dacit hoặc Andezit), hay các trầm tích Mesozoi (phiến sa, phiến sét). Ở dạng
địa hình này phổ biến là các loại đất vàng đỏ, đỏ vàng hay đất xám trên các đá magma acit
trung tính hoặc đá phiến. Đất ở đây phần lớn là có tầng mỏng. Chính do có độ dốc lớn, có
nhiều vùng độ dốc trên 30
0
, lại có tầng đất mỏng, cho nên ở địa hình núi cao chỉ thích hợp cho
cây trồng lâm nghiệp, cây gỗ và phần lớn diện tích ở đây có rừng che phủ.
3. Khí hậu thủy văn.
Tỉnh Lâm Đồng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên như phần trên đã đề
cập, tỉnh Lâm Đồng có diện tích lớn, được chia thành nhiều kiểu địa hình với các đai độ cao
rất chênh lệch nhau từ 100 đế
n 2.200m. Ở đây có 2 Cao Nguyên lớn là Cao nguyên

Langbiang và Cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc. Cao nguyên Langbiang hay còn gọi là Bình
Sơn Langbiang được bao bọc bởi các dãy núi hình cánh cung về phía Tây, Bắc và Đông có độ
cao khoảng 2.000m. Cao nguyên này có dạng thung lũng và thấp dần về phía Nam. Còn Cao
nguyên Di Linh – Bảo Lộc có dạng thung lũng cổ trải trên diện tích rộng lớn với độ cao trung
bình từ 800 đến 1.000m, xen lẫn là một số dãy núi cao như Braian. Chính do địa hình ở từng
đai cao độ vốn đã bị chia cắt rất mạ
nh bởi các khối núi lớn, nhỏ, Lâm Đồng lại có nhiều đai
độ cao, với độ chênh lệch độ cao lớn, cho nên tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
nhưng chế độ khí hậu bao gồm chế độ bức xạ, chế độ nhiệt độ, chế độ ẩm độ và lượng mưa,
số ngày mưa, lượng bốc hơi, số giờ nắng… là không đồng nhất.
a) Chế độ bức xạ
Bức xạ tổng cộng ở Bảo Lộc là 128,0 kcal/cm
2
/năm. Trong khi đó bức xạ tổng cộng ở
Liên Khương là 139,9 kcal/cm
2
/năm.

7
b) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Đà Lạt là 17,9
0
C. Trong khi đó nhiệt độ trung
bình năm ở Bảo Lộc là 21,9
0
C, ở Liên Khương là 21,2
0
C.
Nhiệt độ tối cao ở Bảo Lộc là 33,5
0

C, còn ở Đà Lạt là 29,4
0
C.
Nhiệt độ tối thấp ở Đà Lạt là 4,9
0
C, còn ở Bảo Lộc là 5,5
0
C.
Nhìn chung nhiệt độ chênh lệch nhau giữa các tháng ở từng vùng là không nhiều,
nhưng chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lại cao, đặc biệt là ở Cao nguyên Langbiang, chế độ
nhiệt cũng thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại thực vật, đặc biệt chế độ nhiệt ở 2 Cao
nguyên: Cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và Cao nguyên Langbiang rất phù hợp cho sự phát
triển các loài cây lá kim, trong đó có loài thông ba lá (Pinus Kesiya).
c) Chế độ mưa
Lượng mưa trung bình năm ở Đa Tẻh là 3.790mm, ở Bảo Lộc là 2.722mm, ở Di Linh
là 1.721mm, ở Đà Lạt là 1 1.821mm, ở Lạc Dương là 1.811mm.
Số ngày mưa trung bình ở Bảo Lộc là 191 ngày, ở Liên Khương là 160 ngày, còn ở Đà
Lạt là 167 ngày.
Nhìn chung chế độ mưa cho phép ở Lâm Đồng phát triển nhiều kiểu thảm thực vật của
vùng mưa nhiệt đới.
Số ngày mưa các tháng 7, 8, 9, dao động từ 25 - 28 ngày. Các tháng 1, 2 số ngày mưa
vượt không quá 4 ngày, các tháng còn lại số ngày mưa trung bình vào khoảng 4 đến 20 ngày.
Mùa mưa tập trung nhiều từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Trong mùa khô, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên Lâm Đồng mưa rất ít, lượng mưa
chỉ chiếm 10 – 15% lượng mưa cả năm. Chính đặc điểm này đã tạo điều kiện cho sự phát triển
kiểu rừng thưa cây lá kim có loài thông ba lá (Pinus Kesiya) là ưu thế.
d) Độ ẩm không khí
Do đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình mà độ ẩm ở các vùng khác nhau trong tỉnh
Lâm Đồng khác nhau.
Độ ẩm tương đối của không khí vào mùa mưa khá cao (80 – 90%), vào các tháng 6,

tháng 7, tháng 8 và tháng 9 độ ẩm không khí là lớn nhất (90%). Các tháng mùa khô độ ẩm
không khí khoảng 65 – 75% ở Đà Lạt, 70 – 78% ở Liên Khương.
e) Ánh sáng
Ánh sáng là một trong các yếu tố sinh thái ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sống,
quy định phân bố của các loài thực vật. Chế độ chiếu sáng cũng khác nhau ở các vùng khác
nhau ở Lâm Đồng.

8
Số giờ nắng trong năm tính trung bình cho vùng Bảo Lộc là 1.988 giờ. Trong khi đó ở
Đà Lạt là 1.868 giờ, còn ở Liên Khương là 2.268 giờ.
Số ngày có sương mù ở Bảo Lộc là 85 ngày, ở Liên Khương là 30 ngày.
Lâm đồng là nơi có ngày ngắn, vào các tháng khác nhau cũng có thời gian chiếu sáng
là khác nhau. Từ tháng 4 đến tháng 9 thời gian chiếu sáng trung bình trong ngày là 9 – 10 giờ,
các tháng khác thời gian chiếu sáng là 10 – 12 giờ.
Nhìn chung chế độ chiếu sáng phù hợp cho việc phát triển thảm rừng thông ba lá là
loài cây ưa sáng.
f) Sông suối và thủy văn
Nằm trong khu vực địa hình núi cao chia cắt mạnh và có lượng mưa lớn, nên mạng
lưới sông suối ở Lâm Đồng khá phong phú. Số lượng sông suối có chiều dài vượt trên 10km
trong phạm vi toàn tỉnh lên tới gần 60km. Trong đó có một số sông, suối lớn như sông Đồng
Nai, sông Đa Nhim, sông Đạ Dâng, sông Đạ Tam, sông Đại Nga, sông Đạ Tẻh, sông Tamat,
suối Katch, suối Đanian, suối Đa Nhau, suối Đa Plaite…
Mật độ lưới sông suối thay đổi khoảng 0,28 – 1,1km chiều dài/km
2
với diện tích theo
thống kê khoảng 15.500ha.
Sông suối Lâm Đồng nhìn chung có bậc thềm sông hẹp, sườn dốc, nhiều thác ghềnh,
dòng chảy mạnh và phân bố không đều trong năm.
Modul dòng chảy toàn năm dao động từ 18 – 20/s/km
2

, vào mùa mưa lũ thường từ
tháng 7 đến tháng 11, lưu lượng ở một số sông suối chính ứng với tần suất 1% lên đến 1.000 –
5.000m
3
/s, gây lũ lụt nghiêm trọng.
Trong khi đó vào mùa kiệt, từ tháng 1 đến tháng 3, modul dòng chảy kiệt chỉ đạt 0,25
đến 9,1/s/km
2
, hạn chế đến khả năng cung cấp nước cho thực vật.
Lượng dòng chảy trung bình mỗi năm ở mỗi khu vực tùy thuộc vào lưu vực, lượng
mưa, địa hình và địa chất, có sự khác biệt rõ rệt.
Vùng Bảo Lộc – Đạ Hoai 39 – 40/s/ km
2

Vùng Đà Lạt – Đức Trọng 23 – 28/s/ km
2
Vùng Đơn Dương 23 – 24/s/ km
2

Lượng dòng chảy kiệt do còn phù thuộc vào mức độ độ che phủ của thảm thực vật.
Lượng dòng chảy sẽ ảnh hưởng đến tình hình xói mòn. Lâm Đồng là một tỉnh miền núi, có
địa hình khá phức tạp, địa hình nhiều nơi chia cắt mạnh, độ dốc lớn, vì vậy đất dễ bị xói mòn,
rửa trôi, nhất là các vùng không có rừng che phủ. Hiện tượng xói mòn phổ biến là xói mòn
khe, rãnh trên diện tích hẹp.

9
Lũ lụt thường xảy ra vùng hạ lưu sông Đồng Nai gây úng lâu dài cho các vùng Cát
Tiên, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, nơi có địa hình rất thấp trũng.
4. Thổ nhưỡng
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích 977.219 ha với 8 nhóm đất như sau:

+ Nhóm đất phù sa (Flavisols)
Đây là nhóm đất được tạo nên do sự bồi lắng của sông suối. Tính chất đất thay đổi phụ
thuộc vào sản phẩm phong hóa của mẫu chất tạo thành đất ở vùng thượng nguồn của từng lưu
vực, thời gian và điều kiện bồi lắng.
Nhóm đất này gồm: Đất phù sa chua, đất phù sa giàu mùn, đất phù sa glây.
+ Nhóm đất glây (Gleysols)
Nhóm đất này được hình thành ở vùng địa hình trũng, mực nước ngầm nông, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình khử đất. Đất co màu xanh, có nguồn gốc thủy thành.
Nhóm này gồm đất glây đọng nước nhân tác, đất glây có tầng sỏi sạn nông, đất glây
giàu mùn, đất glây có tầng mặt giàu mùn.
+ Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols)
Nhóm đất này được hình thành trong điều kiện rửa trôi, feralit hóa, gley hóa đang ở
mức độ thấp của các quá trình đó.
Nhóm đất này gồm: Đất mới biến đổi đọng nước tự nhiên, đất mới biến đổi chung đất
mới biến đổi giàu mùn, đất mới biến đỏi tầng mỏng đọng nước.
+ Nhóm đất đen (Lavisols)
Nhóm đất này được hình thành do quá trình rửa trôi tích lũy sét.
Nhóm đất này gồm: Đất đen giàu mùn, đất đen chua, đất đen glây có tầng đỏ vàng
loan lổ.
+ Nhóm đất đỏ Bazalt (Ferralsols)
Đây là nhóm đất chiếm diện tích lớn ở Lâm Đồng. Nhóm đất này được hình thành do
phong hóa khoáng sét, hình thành các khoáng hoạt tính thấp, không có khả năng phong hóa
tiếp như Kaolinit, tích lũy các oxit Fe, Al…
Nhóm đất này gồm: Đất đỏ chua giàu mùn, đất đỏ chua nghèo bazơ, đất đỏ chua tầng
mặt giàu mùn, đất đỏ sỏi sạn sâu, đất đỏ sỏi sạn nông.




10

+ Nhóm đất xám (Acrsols)
Đây là nhóm đất lớn nhất, chiếm đến 2/3 diện tích đất toàn tỉnh Lâm Đồng, phân bố ở
hầu hết các huyện trong tỉnh, từ địa hình núi cao đến địa hình gò đồi thấp trũng và thung lũng,
trên các loại đá mẹ.
Nhóm đất này gồm nhiều loại đất như: Đất xám đỏ vàng, đất xám có tầng thảm mục,
đất xám giàu mùn tích Al, đất xám glây, đất xám nghèo bazơ, đất xám rất chua đỏ vàng, đất
xám tầng mặt giàu mùn, đất xám tầng mỏng.
+ Nhóm đất mùn trên núi cao (Alisols)
Nhóm đất này gặp trên núi cao trên 2.000m vì vậy diện tích nhỏ. Với đặc trưng được
hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao quanh năm.
+ Nhóm đất bị xói mòn mạnh (Leptosols)
Nhóm đất này đặc trưng là độ dày tầng đất rất mỏng, đất mịn, chủ yếu ở vùng gò đồi,
diện tích rất nhỏ.
5. Đất rừng và rừng
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Lâm Đồng từ 1.017.260 ha vào năm 1992, nay điều chỉnh
còn 977.219 ha (Theo niên giám thống kê năm 2005 của tỉnh Lâm Đồng). Như vậy diện tích
giảm 40.041 ha, nguyên nhân là do thực hiện chỉ thị 364/CP ngày 06/01/1991 của Chính phủ
và Công văn số 341/TCCP – ĐP ngày 03/10/1996 của Ban tổ chức chính phủ về việc công
nhận hồ sơ bản đồ địa giới hành chính các cấp tỉnh Lâm Đồng, theo đó đã điều chỉnh một số
diện tích đất sang cho tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.
Diện tích đất có rừng của tỉnh Lâm Đồng là 607.280 ha, trong đó diện tích rừng tự
nhiên là 557.857ha và diện tích rừng trồng là 49.423 ha.
Như trên đã đề cập, do điều kiện tự nhiên, đặc điểm về địa hình phong phú, chế độ khí
hậu, thủy văn đa hình thể đã cho phép ở Lâm Đồng phát triển nhiều kiểu thảm thực vật khác
nhau với nhiều kiểu rừng khác nhau:
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới.
Theo Richard thì những vùng lãnh thổ nằm ở vành đai nhiệt đới thường có lượng mưa
cao, và khi lượng mưa vượt quá giới hạn 1.500mm trong năm, sẽ cho phép các thực vật phát
triển mạnh và tạo ra kiểu rừng mưa nhiệt đới. Ở phần trên đã đề cập, tất cả các vùng ở Lâm
Đồng đều có lượng mưa lớn, vượt xa giới hạn này, thường thì từ 1.800mm đến 2.400mm

năm. Vả lại đều thuộc đai vĩ độ 11
0
vĩ Bắc. Vì vậy kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt
đới gặp phổ biến ở Lâm Đồng, ở tất các đai độ cao, ở tất cả các địa phương (các huyện) đều
có sự che phủ của kiểu rừng này.

11
Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới với các đặc trưng rất đa dạng về thành phần
loài, rất đa dạng về dạng sống, cấu trúc phân tầng gồm nhiều tầng.
Về thành phần loài trong một quần xã có đến vài trăm loài thực vật, thuộc về vài chục
họ của nhiều ngành thực vật như: Bryophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta,
Polypodiophyta, Gymnospermae, Angiospermae.
Các loài cây có thể chỉ gặp ở các vùng thấp hay núi vừa như các loài thuộc họ dầu
(Dipterocarpaceae), họ Bằng Lăng (Lythraceae). Hay nhiều loài chỉ gặp phân bố ở các đai
cao, như các loài họ Đỗ Quyên (Ericaceae), họ Chè (Theaceae) hay các loài họ Dẻ
(Fagaceae), các loài họ Long Não (Lauraceae).
Về cấu trúc quần xã thực vật của kiểu rừng này thường có cấu trúc 5 tầng:
- Tầng gỗ lớn (A
1
): Như Trăm (Syzigium), Bời lời (Litsea), Dẻ (Lithocarpus, Quercus,
Castanopsis), Côm (Elaeocarpus)…
- Tầng gỗ nhỏ (A
2
): Gỗ Tăm (Ostoides), Mã nạng (Marcaranga), Thị rừng
(Diospyros), Ficus, Fagaceae,…
- Tầng gỗ nhỏ (A
3
): Một số loài thuộc Rubiaceae, một số loài thuộc Myrtaceae,
Melastomataceae, Ericaceae, Theaceae,…
- Tầng cây bụi (B): Gồm nhiều loài thực vật của cả lớp Magnoliopsida lớp Liliopsida

như: Cau chuột (Pinanga), Mây (Calamus), một số loài cây họ cây Cà phê (Rubiaceae), họ
Quả nổ (Acanthaceae), họ Nhân sâm (Araliaceae), loài đu đủ rừng (Thevesia Palmata)…
- Tầng cỏ (C): Với đặc trưng là thưa thớt, tầng này không phủ kín bề mặt, độ che phủ
khoảng 10%. Tuy nhiên các loài cây cũng khá đa dạng như: Quyến bá Selaginella thuộc
ngành Lycopodiophyta, Rêu tóc trắng Leucobrium thuộc ngành Bryophyta, các Dương xỉ chi
Pteris, Adiantum, Antrophyum, Crypsinus thuộc ngành Polypodiophyta, nhiều loại thuộc
magnoliophyta.
Bên cạnh đó, đan xen với các loài cây và các tầng, có tầng dây leo thuộc một số họ
thực vật như Cucurbitaceae, Vitaceae…
Ở kiếu rừng thường xanh mưa mùa nhiệt đới này còn được đặc trưng bởi các hiện
tượng : hiện tượng cây có bạnh vè như cây Sôloan (slonea) , cây Côm (Elaeocarpur) thuộc họ
Elaeocarpaceae, một số loài họ Đào lộn hột Anacardiaceae… hiện tượng bóp cổ cũng rất phổ
biến ở kiển rừng này.
Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim.
Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa mùa nhiệt đới phát triển
trên núi cao thường gặp trong các rừng trên núi cao, có đai độ cao cao trên 1000m, càng lên

12
các đai núi cao kiểu này càng thường gặp. Đặc biệt là các vùng núi cao trên 1.600m, mà điển
hình là ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đầu tiên phải kể
đến kiểu rừng hỗn giao giữa các loại cây hạt trần là thông hai lá giẹp (Đucampopinur
krempfii) thuộc họ Pinaceae, loài thông năm lá (Pinus dalatensis) rồi kế đến loài Pơmu
(Fokienia hodginsii), loài Hồng Tùng (Đacridium Pierei) và một số loài cây lá kim khác hỗn
giao với cây lá rộng. Đây là những kiểu rừng nguyên sinh rất đặc biệt, rất có ý nghĩa về môi
trường, được trải trên địa hình núi và núi cao rộng lớn, là đầu nguồn của nhiều dòng chảy,
nhiều con sông quan trọng.
Rừng kín thường xanh với rừng hỗn giao cây gỗ và rừng tre nứa.
Đây là kiểu rừng thứ sinh do các loài tren nứa xâm lấn rừng gỗ, thường thì kiển rừng
này phân bố nhiều ở vùng thấp, nơi ẩm, ven suối. Ở kiểu rừng này cây gỗ có thể mọc rải rác
tạo thành tầng riêng, tầng kia là tre nứa. Kiểu rừng này gặp nhiều ở Đạ Hoai, Đạ Tẻh, Cát

Tiên, Lâm Hà, Di Linh…
Rừng tre nứa thuần loại
Rừng tre nứa thần loại phân bố nơi ẩm, ven suối, chủ yếu gặp ở các vùng có đai độ cao
dưới 1000m, tập trung ở Bảo Lộc, Di Linh, Đạ Haoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.
Rừng thưa cây lá kim ưa sáng chịa hạn
Điển hình của kiểu rừng cây lá kim ưa sang chịu hạn ở Lâm Đồng là kiểu rưng thông
ba lá (Pinus kesiya). Rừng thông ba lá phân bố rộng trên các kiểu địa hình khác nhau, ở các
đai cao độ khác nhau từ 800m đến 2.000m. Kiểu rừng thông ba lá đã tạo nên nét đặc trưng
cho kiểu thảm thực vật ở Lâm Đồng, có thể nói Lâm Đồng là thủ đô của loài thông ba lá ở
Việt Nam. So với kiểu rừng kín thường xanh thì kiểu rừng thông ba lá có thành phần loài
không phong phú bằng, ở kiểu rừng thông ba lá chỉ có trên 200 loài, thuộc vài chục họ thực
vật.
Về cấu trúc phân tầng ở kiểu rừng này cũng đơn giản hơn kiểu rừng kín thường xanh
cây lá rộng, rừng thông ba lá chỉ có 3 tầng.
Tầng gỗ lớn chỉ có loài thông 3 lá là ưu thế.
Tầng gỗ nhỏ có vài chục loài thuộc một số họ thực vật như: Cáp mộc hình sao
(Craibiodendrom stellatum), Nem lá liễu (Vaccinium iteophyllum), Đỗ Quyên hoa trắng
(Pierris ovalifolia) thuộc họ Ericaceae. Loài thân tán (Aporusa serrata), Sóc Dalton
(Glochidion daltonii), Me rừng (Phyllanthus embrica) thuộc họ Euphorbiacea. Loài Quercus
serrata, Quercus lanata, Quercus setulosa, Lithocarpus dealbathus thuộc họ Fagaceae. Loài
quản hoa (Helicia) họ Proteaceae. Loài dâu rượu (Myrica esculenta) họ Myricaceae…

13
Tầng cỏ bụi có trên 200 loài của hàng loạt họ thực của cả lớp Liliopsida,
Magnoliopsida của ngành Magnoliophyta, và của các ngành Lycopodiophyta, Polypodiophyta
Pinophyta. Như các loài Mua lông (Melastoma saigonensis), các loài của họ Asteraceae,
Fabaceae, Poaceae…
Bên cạnh kiểu rừng thưa cây lá kim của loài thông ba lá (Pinus kesiya) chiếm diện tích
lớn, phân bố rộng rãi ở Lâm Đồng, còn gặp kiểu rừng thông hai lá (Pinus merkusii) với diện
tích không lớn. Thông hai lá còn có thể hỗn giao với loài dầu Trà ben (Dipterocarpus

obtusifolius) thuộc họ Dipterocarpaceae tạo nên kiểu rừng thưa hỗn hợp giao cây lá rộ
ng lá
kim.
Rừng trồng
Kiểu rừng ở Lâm Đồng có thể trồng nhiều một số loài cây gỗ như: Bạch Đàn, Trâm
bông vàng, keo tai tượng, dầu. tuy nhiên phần lớn diện tích rừng trồng ở Lâm Đồng là rừng
trồng loài thông ba lá.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT
RỪNG THÔNG BA LÁ Ở VIỆT NAM VÀ LÂM ĐỒNG.
1. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam
Việt Nam
được coi là là nước có đa dạng sinh học cao, là một trong 10 trung tâm đa
dạng sinh học quan trọng của thế giới và được thể hiện qua sự phong phú của nguồn gen, số
lượng loài, các kiểu cảnh quan, hệ sinh thái và vùng địa lý sinh học.
Từ ngàn xưa cho đến nay, đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang góp phần quan
trọng không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật mà cả với sự phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của con người như: Cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc
chữa bệnh, nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. Bên cạnh giá trị kinh tế, đa dạng
sinh học còn có giá trị sinh thái, môi trường lớn như: điều hòa nguồn nước, điều hòa khí hậu,
chống ô nhiễm môi trường… Một giá trị quan trọng khác của đa dạng sinh học là giúp cho
con người tạo nên những nét đẹp về đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, nghỉ ngơi, dưỡng sức và tín
ngưỡng của mình.
Trải qua năm tháng, cùng với những biến cố của lịch sử về chính trị, kinh tế và xã hội,
đa dạng sinh học của Việt Nam đã và đang bị suy thoái và sự suy thoái này đang diễn ra với
tốc độ rất nhanh trong những năm gầ
n đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái đa
dạng sinh học của Việt Nam, song nguyên nhân cơ bản nhất là mất rừng tự nhiên. Khai thác
quá mức và nhận thức về vai trò, giá trị của đa dạng sinh học còn hạn chế. Cuối cùng, cội
nguồn của mọi nguyên nhân suy thoái đa dạng sinh học là do mâu thuẫn giữa khả năng cung
cấp tài nguyên sinh vật và nhu cầu sử dụng của con người.


14
Như vậy đa dạng sinh học là một trong những tài nguyên quý giá mà không thể lấy các
giá trị khác thay thế được, đa dạng sinh học đã trở thành cơ sở cho sự tồn tại và phàt triển của
con người và loài người. Nhận thức được giá trị tài nguyên thiên nhiên, thiên nhiên của đa
dạng sinh học, loài người cũng nhận thức đến sự cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học, tăng
cường và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia
tăng của con người trong thời hiện đại. Để làm được chuyện đó khoa học về đa dạng sinh học
càng ngày càng phát triển.
Vậy thì cụm từ đa dạng sinh học, hay nói cách khác hơn là thuật ngữ “đa dạng sinh
học” có khởi nguyên từ đâu. Nếu như trong phân loại học, loài là đơn vị cơ sở (cơ bản) của
phân loại, thì trong nghiên cứu đa dạng sinh học, loài cũng được hiểu như đơn vị cơ sở là gốc
gác cho mọi hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học. Các nhà phân loại học từ các thế kỷ
trước, khắp các nơi trên thế giới đã tiến hành các hoạt động phân loại, tạo nên các hệ thống
phân loại, phân chia và công bố các loài trong các hệ thực vật
ở khắp các nước trên thế giới.
Đến nay loài người đã có một hệ thống tri thức khổng lồ về các hệ sinh vật ở mọi nơi trên thế
giới và riêng ở Việt Nam cũng vậy. Và chính các hệ thống tri thức về các hệ thực vật, hệ động
vật, hệ sinh thái đã là tri thức về đa dạng sinh học. Nói như vậy khoa học về đa dạng sinh họ
c
đã có mầm móng và đã lấy khoa học phân loại làm nền móng.
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1879 – 1899, Pierre đã viết cuốn “Thực vật chí rừng
Nam Bộ với dung lượng 400 trang được xuất bản ở Pari”. Kế đó hàng loạt các tác giả người
Pháp như Petelot, Poilane, Chevalier, Gagnepain… đã dày công nghiên cứu hệ thực vật Việt
Nam từ những năm 1907 đến 1937 và cho ra đời bộ “Thực vật chí đại cương Đông Dương”
gồm 7 tập, được xuất bản ở Pari do H.Lecomte chủ biên. Trong bộ “Thực vật chí đại cương
Đông Dương” có rất nhiều loài thực vật bậc cao thuộc hàng loạt các họ thực vật được mô tả
kỹ lưỡng.
Bộ sách ra đời cùng các bảo tàng thực vật lưu trữ các mẫu vật thu thập ở Lâm Đồng đã
trở thành nền tảng cho những công cuộc nghiên cứu thực vật ở Việt Nam cho các tác giả về

sau đó, chủ yếu là các tác giả người Việt Nam. Các bảo tàng hiện vẫn lưu trữ các mẫu vật đó,
đã trở thành kho tư liệu quý giá như: Bảo tàng thực vật thành phố Hồ Chí Minh – 85 Trần
Quốc Toản, Phòng Bách thảo thực vật thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học
Bách khoa tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội).
Sau này, từ năm 1960 đến 2001, hàng loạt các tác giả khác đã tiếp tục nghiên cứu và
bổ sung các họ chưa được “Thực vật chí đại cương Đông Dương” đề cập. Các tác giả đó đã
cho ra các tập khác nhau trong bộ “Hệ thực vật Cambốt, Lào và Việt Nam” do A.Aubreville

15
và J.Leroy, Ph.Morat là chủ biên, trong đó đề cập, bổ sung hàng loạt các loài, các họ thực vật
cho hệ thực vật Việt Nam.
Những năm từ 1969 đến 1976 dưới sự chủ biên của Lê Khả Kế, nhiều nhà nghiên cứu
thực vật như Võ Văn Chi, Phan Nguyên Hồng, Lê Khả Kế… đã công bố 7 tập bộ “Cây cỏ
thường thấy ở Việt Nam”. Trong khi đó từ năm 1970 đến 1972 Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã
công bố bộ “Cây cỏ miền Nam Việt Nam” gồm 2 tập. Sau này Giáo sư Phạm Hoàng Hộ lại
công bố tiếp 3 tập của bộ “Cây cỏ Việt Nam” vào năm 1991 – 1993 tại Montreal. Đến năm
1999 – 2000 nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh đã tái bản bộ “Cây cỏ Việt Nam” của
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ. Đây là bộ sách đồ sộ, được nhiều người nghiên cứu thực vật cả các
lĩnh vực liên quan đến thực vật tra cứu một cách rộng rãi và thường xuyên trong bộ “Cây cỏ
Việt Nam”; hầu hết các họ thực vật bậc cao của các ngành: Psilophyta, Lycopodiophyta,
Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta được tác giả đề cập. Trong đó
từng loài được mô tả có kèm theo hình vẽ và nhiều thông tin liên quan đến loài mà tác giả đã
dày công tập hợp qua quá trình lâu dài trong các nghiên cứu của ông, trong các thu thập tri
thức bản địa, trong các thu thập tri thức của nhân loại. Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ, Việt
Nam là nước có hệ thực vật phong phú vào bậc hàng đầu của thế giới với khoảng 12.000 loài
thực vật. Trong số các loài thực vật đó, rất nhiều loài được chỉ ra có phân bố ở Lâm Đồng,
hay phân bố ở địa danh nào đó thuộc Lâm Đồng, như phân bố ở Đà Lạt, phân bố ở Bảo Lộc, ở
Di linh, Đơn Dương hay phân bố ở Langbiang… Cũng tromg số đó có loài tác giả chỉ ra phân
bố trong kiểu rừng thông.
Ví dụ:

Craibiodendron henryi w.w.sm.var.bidoupensis Smitin.&Pham Hoang
Phân bố: Lâm Đồng 2.000m
Craibiodendron stellatum (Pierre) w.w.sm. là loài cáp mộc hình sao
Phân bố: Vùng núi cao, Đà Lạt, Langbiang.
Hay loài chân voi mềm (Elephantopus mollis H.B.K.)
Phân bố: Rừng thưa, rừng thông, dựa lộ, thông thường I – XII. Lá non được ăn chứa
chất đè nén ung thu, bạch huyết, ức chế vi khuẩn, trị bệnh phổi. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra
tên đồng nghĩa của loài, ví dụ:
Elephantopus mollis H.B.K. (E.bodinieri gagn. E.tomentosus Kosternon L )
Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu hệ thực vật rừng thông ba lá (Pinus kesiya)
tuy là một hệ thống thật vật phức tạp, không thật quá giàu loài và với cấu trúc rừng khá đơn
giản, song cũng cần rất nhiều tra cứu tư liệu, kể cả những tư liệu không viết khái quát cho hệ
thực vật Việt Nam mà mang tính chuyên đề như: Bộ “Cây gỗ rừng Việt Nam” của Viện điều

16
tra quy hoạch rừng gồm 7 tập, hay cuốn sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất
Lợi, hay cuốn “Dược điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi, là những tài liệu cũng rất
hữu ích cho tra cứu, cho so sánh khi gặp những Taxon khó định loại.
Lại có những nguồn tài liệu rất gần với những nghiên cứu của chúng tôi như “Danh
lục thực vật Tây Nguyên” do Nguyễn Tiến Bàn chủ biên, với sự tham gia của nhiều tác giả
cho các ngành, các họ như Phan Kế Lộc, Trần Đình Lý, Nguyễn Tiến Hiệp, Nguyễn Thị Đỏ,
Lê Kim Biên… Các loài thuộc các họ thực vật khác nhau được dẫn ra dưới tên gọi khoa học,
tên địa phương và nơi phân bố được chỉ rõ ở nhiều địa phương ở Tây Nguyên và Lâm Đồng,
chỉ rõ đến các địa danh cụ thể các xã hay ở một ngọn núi nào đó mà các tác giả đã dày công
nghiên cứu, thu thập mẫu vật trong một số năm.
Để hoàn thiện chính xác về danh pháp của các loài thực vật không thể không nhắc đến
tài liệu tra cứu dưới nhan đề “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” gồm 3 tập. Tập 1 do
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội biên tập, nhà xuất
bản nông nghiệp Hà Nội năm 2001. Các tập tiếp theo (tập 2, tập 3) do Giáo sư Nguyễn Tiến
Bân là chủ biên soạn. Bộ sách đã đưa ra tên gọi thực vật có uy tín ở Việt Nam tham gia biên

soạn. Bộ sách đã đưa ra tên gọi các loài thực vật thật chính xác, bao gồm tên gọi của cả thực
vật bậc thập, thực vật bậc cao bao gồm tất cả các ngành ở Việt Nam.
Trên đây đã đề cập đến ý nghĩa loài cũng được hiểu như đơn vị cơ bản trong nghiên
cứu đa dạng sinh học. Bởi vậy trong nghiên cứu đa dạng sinh học các nguồn tài liệu khác
nhau về hệ thực vật, về phân loại thực vật, nói rộng ra là về sinh vật là không thể thiếu khi đề
cập, khi thực hiện những nghiên cứu về đa dạng sinh học. Khi mà khoa học kỹ thuật cùng mọi
đời sống khác nhau của nhân loại phát triển đến nhựng đỉnh cao như ngày nay chúng ta đang
hàng ngày, hàng giờ chứng kiến, thì cũng là lúc hàng loạt các hệ sinh thái trên hành tinh bị
phá hủy, bị suy thoái. Hàng loạt các loài sinh vật bị tuyệt chủng, và số đông trong số rất nhiều
loài đó đang đứng trên bở bị đe dọa tuyệt chủng. Khi đó thuật ngữ “Đa dạng sinh học” và
khoa học về đa dạng sinh học cũng đồng thời ra đời và ngày càng nở hoa kết trái. Từ đó có cả
hệ thống các công trình, các nguồn tài liệu về đa dạng sinh học ra đời, đáp ứng các nhu cầu
nghiên cứu, nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học ở quy mô thế giới, ở quy mô quốc gia, vùng
miền đều có khá đầy đủ.
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tài liệu, sách tra cứu và cả
những cuốn cẩm nang về đa dạng sinh học. Có thể khái quát rằng ở cả ba cấp độ trong nghiên
cứu đa dạng sinh học đuề được thể hiện.
Ở cấp độ phân tử đã có những tài liệu đề cập đến từ khái niệm, đến các nội dung cần
nghiên cứu các phương pháp nghiên cứu.Điều này được thể hiện trong cuốn “Cẩm nang

17
nghiên cứu đa dạng sinh vật” do nhà xuất bản Nông nghiệp phát hành năm 1997. Hay trong
cuốn “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” cũng do tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn được nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành. Cũng ở cấp độ phân tử, tức là những nghiên
cứu đa dạng về di truyền, càng những năm gần đây càng có thêm những công trình nghiên
cứu công bố trên tạp chí của một số tác giả, mà điển hình nhất cho hoạt động này là tác giả
Nguyễn Hoàng Nghĩa. Chẳng hạn như: Phân tích đa dạng di truyền loài Giổi xương (Michelia
velutina Candolle, Magnoliaceae – Họ Mộc Lan) cho hệ thực vật Việt Nam của Nguyễn
Hoàng Nghĩa trong tạp chí khoa học Lâm nghiệp số 3 năm 2009. Hay, phân tích đa dạng di
truyền hệ gen nhân của loài Mỡ Hải Nam, trong tạp chí khoa học Lâm nghiệp số 2 năm 2009

của các tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Thanh Trăng, Đỗ Tiến Phát, Nguyễn Văn Phượng,
Lê Văn Sơn, Chu Hoàng Hà. Hay, trong cuốn “Bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật rừng”
tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa đã đề cập đến các khái niệm về bảo tồn tài nguyên di truyền, lý
do, mục tiêu cần bảo tồn, nguyên nhân mất mát đa dạng di truyền, các hình thức bảo tồn, định
hướng nghiên cứu, các số liệu cơ bản ở 10 vườn quốc gia và các loài cấp bảo tồn về tài
nguyên di truyền.
Ở cấp độ cơ thể tức những nghiên cứu về đa dạng loài, đã có hàng loạt các công trình
nghiên cứu, các tài liệu hướng dẫn nghiên cứu. Có thể nói các hoạt động trong nghiên cứu đa
dạng sinh học về đa dạng loài là nở rộ nhất Việt Nam?
Từ những tài liệu mang tính chất học thuật, các hệ thống lý thuyết, lý luận về đa dạng
sinh học, đến những công trình, những bài báo cáo công bố của nhiều tác giả, dưới nhiều góc
độ, nhiều mức độ, nhiều cách thể hiện khác nhau về nghiên cứu đa dạng loài.
Đã có nhiều tài liệu mang đầy đủ tính học thuật, lý luận về đa dạng sinh học của một
số tác giả như Phạm Bình Quyền trong cuốn “Đa dạng sinh học”. Trong đó Phạm Bình Quyền
đã đề cập đến hàng loạt những vấn đề, những khái niệm, những thuật ngữ được dùng trong
nghiên cứu đa dạng sinh học như: đa dạng sinh học là gì, định lượng đa dạng sinh học, sự
phân bố của đa dạng sinh học, sự tuyệt chủng của các loài, nguyên nhân suy thoái đa dạng
sinh học và bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam… Hay trong cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa
dạng sinh vật” Nguyễn Nghĩa Thìn còn nêu nên những phuông pháp nghiên cứu đa dạng loài
sau khi đã tập hợp các nguồn tư liệu từ các nước và cả những tổ chức bảo tồn thiên nhiên,
hoạt động xung quanh lĩnh vực đa dạng sinh học (IVCN), và cả những thành quả của các tác
giả Việt Nam.
Bên cạnh các tài liệu dưới hình thức công bố là các tập sách, còn rất nhiều những công
bố dưới dạng các bài viết đăng tải trong các tạp chí khác nhau như: Tạp chí sinh học, tạp chí
khoa học lâm nghiệp, các tác giả đã đề cập đến đa dạng loài ở các khu vực khác nhau ở Việt

18
Nam. Chẳng hạn như những nghiên cứu về hệ thực vật vườn quốc gia Xuân Sơn của Vũ Xuân
Phương trong tạp chí sinh học. hay những nghiên cứu về thành phần loài cây thân gỗ trên hệ
sinh thái gò đồi thuộc thuộc huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh Của Đặng Văn Sơn đăng

trên tạp chí khoa gọc Lâm nghiệp. Hay các tác giả Nguyễn Duy Chính, Nông Văn Tiếp, Trần
Vân Tiến với nghiên cứu thành phần loài cây gỗ phân bố ở Nam Cam Ly, thuộc Cao nguyên
Lâm Viên, Lâm Đồng đăng trên tạp chí sinh học. hay những công bố về đa dạng loài cho hệ
thực vật Việt Nam của tác giả người Việt và tác giả nước ngoài công bố trên tạp chí nước
ngoài như những nghiên cứu và bài bóa cáo của Nguyễn Nghĩa Thìn và D. Harder về đa dạng
sinh học của hệ thực vật vùng núi cao Fansipan ở Việt Nam.
Ở cấp độ quần thể trong nghiên cứu đa dạng sinh học là đa dạng hệ sinh thái, phải kể
đến công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” cùa Thái Văn Tường với việc phân loại thành
các kiểu thảm thực vật và các ưu hợp thực vật trên đất rừng Việt Nam. Trong đó tác giả đã
phân chia một cách kỹ lưỡng các kiểu thảm thực vật, dựa trên cơ sở kiến thức sinh thái chắc
chắn, kết hợp với quá trình khảo cứu thực đại rất công phu, cộng với sự tổng hợp từ rất nhiều
nghiên cứu về sinh thái học thảm thực vật của nhiều tác giả cả trong nước và nước ngoài như:
Maurand, Schmid, Schenell, Lương Quy, Vũ Đức Minh, Lý Văn hội… Ở mỗi kiểu thảm thực
vật tác giả cũng đề cập đến cấu trúc phân tầng, đến thành phần loài, đến dạng sống…
Về dạng sống (hay kiểu sinh hoạt) theo cách phân loại của Raunkiaer, tác giả Thái
Văn Trừng đã tạm dùng hệ thống dạng sống của Raunkiaer, một hệ thống hiện nay thông
dụng trên thế giới để tiện cho việc so sánh với phổ dạng sống tiêu chuẩn. Vả lại cách chia theo
kích thước chiều cao đã là phù hợp với kích thước dạng sống của. Ngoài ra Raunkiaer cũng
dùng cả trạng mùa và hiện tượng chồ
i có bao hay không có bao để chia thêm các dạng phụ
trong dạng sống của các cây có chồi trên đất cùng với các dạng đặc biệt. Dạng sống của cây
có chồi trên đất tức dạng sống mà trong mùa không thuận lợi cho sự sinh trưởng (mùa tuyết ở
vùng ôn đới, vùng hàn đới hay mùa khô hạn ở vùng nhiệt đới), cây không có đủ nước sinh lý
để dinh dưỡng bình thường, chồi ngọn của cây ở cao trên mặt đất.
Raunkiaer căn cứ vào chiều cao của cây để chia thành b
ốn dạng chủ yếu.
- Megaphanerophytes (Mega), cây to có chồi trên mặt đất, trên 30m.
- Mesophanerophytes (Meso), cây vừa có chồi trên mặt đất, từ 8 đến 30m.
- Microphanerophytes (Micro), cây nhỏ có chồi trên mặt đất, từ 2 đến 8m.
- Nanophanerophytes (Nano), cây thấp có chồi trên mặt đất, dưới 2m.

Raunkiaer gộp những cây gỗ có chiều cao trên 8m vào hai dạng trên, tức
Megaphanerophytes và Mesophanerophytes vào làm một dạng (có khi là như vậy).

19
Ngoài bốn dạng của cây có chồi trên mặt đất gặp được phổ biến tại khắp các vùng trên
trái đất, sau này Raunkiaer còn tìm thấy các dạng sống ở các vùng nhiệt đới ẩm và khô hạn
như sau:
- Lianes phanerophytes (Liano): Cây có chồi trên mặt đất leo quấn. Đây là một dạng
sống rất phổ biến trong rừng cẩm nhiệt đới. Dạng cây leo có thể là thân cỏ hay thân gỗ, song
dù là thân gỗ cũng không đủ chất gỗ, nên phải dựa vào những cây khác để vượt lên tầng lớp
thích hợp với điều kiện sinh thái của chúng.
- Epiphytes phanerophytes (Epi): là dạng sống của những cây có chồi trên đất sống
nhờ và sống bám vào cây khác, rất phổ biến trong rừng ẩm nhiệt đới. Dạng này có thề là thân
cỏ hay thân gỗ. Những loài cây này không mọc từ đất lên, mà mọc ngay trên thân những cây
gỗ to, cây gỗ nhỏ. Trong dạng này, có loài phụ sinh than gỗ, dần dần phát triển lên rất to, ôm
lấy thân cây chủ và như sợi dây thòng lọng thắt ghét lại, có thể làm cho cây chủ chết dần.
những “cây bóp cổ” trong rừng ẩm nhiệt đới là những loài cây điển hình cho dạng này.
- Phanerophytes herbaces (Her): Là dạng sống của các loài cây có chồi trên đất thân
cỏ, tức dạng sống mà thân không có chất gỗ. Trong mùa không thuận lợi, chồi ngọn vẫn ở cao
trên mặt đất chứ không chết ngang mặt đất như dạng sống có chồi ngang mặt đất. Ví dụ các
loài cây tre, cây sẹ, cây chuối, cây cọ không thân và cả những loài cây quyết không thân,
không héo chết trong màu không thuận lợi đều thuộc về dạng sống này.
- Phanerophytes suculents (Suc.): Là dạng sống của các loài cây có chồi trên mặt đất
thân mọng. Dạng sống này thường thấy ở các vùng khô hạn tại Nam Mỹ, Châu Phi. Ví dụ như
các loài cây xương rồng, lưỡng long…
Sau này Raunkiaer còn dùng thêm yếu tố trạng mùa để phân ra mười hai dạng sống
phụ cho bốn dạng lớn của các loài cây có chồi trên mặt đất (Phanerophytes):
- SMgo: Cây to có chồi trên đất, thường xanh, không bao.
- SMeo: Cây vừa có chồi trên đất, thường xanh, không bao.
- SMio: Cây nhỏ có chồi trên đất, thường xanh, không bao.

- SNao: Cây thấp có chồi trên đất, thường xanh, không bao.
- SMgC: Cây to có chồi trên đất, thường xanh, có bao.
- SMeC: Cây vừa có chồi trên đất, thường xanh, có bao.
- SMiC: Cây nhỏ có chồi trên đất, thường xanh, có bao.
- SNaC: Cây thấp có chồi trên đất, thường xanh, có bao.
- DMgC: Cây to có chồi trên đất, rụng lá, có bao.
- DMeC: Cây vừa có chồi trên đất, rụng lá, có bao.

20
- DMiC: Cây nhỏ có chồi trên đất, rụng lá, có bao.
- DNaC: Cây thấp có chồi trên đất, rụng lá, có bao.
Trong khi đó, khi tổng kết các dạng có chồi trên đất vùng nhiệt đới Nam Mỹ thì Cain
cho rằng chỉ có sáu kiểu sau đây:
MM – (Mega và Mesophanerophytes)
MI – (Microphanerophytes)
Ns – (Nanophanerophytes)
Ep – (Epiphytes phanerophytes)
Hp – (Phanerophytes herbaces)
Dạng thứ hai là dạng có chồi ngang đất (Chamephytes), dạng sống này trong mùa
không thuận lợi, bộ phận trên đất sẽ héo chết, đến chỗ mặt đất một chút, hay ở ngang mặt đất.
Dạng sống thứ ba là dạng có chồi mặt đất (hemicryptophytes), tức là dạng sống mà
trong mùa không thuận lợi, bộ phận trên đất chết cả. Dạng này thường được tuyết bao phủ
trong mùa không thuận lợi.
Dạng sống thứ tư là dạng có chồi dưới đất (Crytophytes), tức là dạng sống mà trong
mùa không thuận lợi các bộ phận trên đất đều chết. Chồi bén vào những bộ phận nằm dưới đất
như củ hay giò.
Sau đó Raunkiaer tính phần trăm tỷ lệ các dạng sống. Đó là cơ sở để so sánh các phổ
dạng sống ở các vùng khác nhau trên trái đất.
Các tác giả nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam cũng dùng thang đánh giá dạng
sống dựa trên thang của Raunkiaer. Như Nguyễn Nghĩa Thìn đã nêu ra trong cuốn “Các

phương pháp nghiên cứu thực vật” gồm các thang phân chia dạng sống như sau:
- Cây chời trên to (Megaphanerophytes): Là các cây gỗ cao từ 25m trở lên như: Sâng,
Chò chỉ, Chò xanh, Lim.
- Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) gồm nhũng cây gỗ từ 8 – 25m như các loài
Gội, Sung, Máu chó, Trường.
- Cây chồi nhỏ (Microphanerophytes) gồm những cây gỗ nhỏ cao từ 2 – 8m như các
cây Chòi mòi, Dâu da, Ngái, Mận, Đào.
- Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) gồm những cây bụi lùn và lửa bụi, cây hóa
gỗ, như các loài thuộc họ Cà phê, Thầu dầu, Ô Rô, Gai dưới tán rừng hay các loài như Bồng
bồng, Hoa hồng, Nhài.

21
- Cây bì sinh (Epiphytes): gồm các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây
gỗ, trên vách đá… như các loài cây trong ngành dương xỉ, các loài cây họ Phong lan thường
sống bám vào các loài cây gỗ lớn trong rừng.
- Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasit – Hemiparanit phanerophytes) các loài cây như
Tầm gửi, Tơ xanh, Tơ hồng.
- Cây mọng nước (Succulentes) như các loài cây xương rồng, thuốc bỏng.
- Dây leo (Lianophanerophytes) gồm các loài cây leo thân cỏ hay thân gỗ các loài cây
như Kim Ngân, Bàm bàm, Vắng.
- Cây chồi sát đất (Chameaphytes) gồm những cây có chồi cách mặt đất dưới 25cm
như Cao cẳng.
- Cây chồi nửa ẩn (Hemicryptophytes) gồm những cây có chồi nằm sát mặt đất, hay
nửa trên dưới đất.
- Cây chồi ẩn (Cryptophytes) gồm những cây có chồi nằm dưới đất, bao gồm các loài
có củ, hay căn hành như cỏ tranh, gừng, củ gấu, khoai tây…
- Cây một năm (Therophytes) gồm những cây vào thời kỳ khó khăn, toàn bộ cây chết
đi chỉ còn duy trì nòi giống dưới dạng hạt.
Trên cơ sở phân chia các dạng sống đó, các dạng sống sẽ được thể hiện trong các kết
quả nghiên cứu trong bảng danh lục thực vật, sau đó thống kê các loài theo kiểu dạng sống ta

được phổ dạng sống dưới dạng các biểu đồ.
Trong nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái các tác giả còn có thể đánh giá độ nhiều. Độ
nhiều là số lượng cá thể của một loài nào đấy ở ô tiêu chuẩn hay một kiểu thảm thực vật nào
đấy trong một khu v
ực nào đấy trong một khu vực nhất định tùy thuộc vào mục đích của việc
nghiên cứu đặt ra. Người ta có thể độ nhiều bổ sung vào các bảng nghiên cứu, ví dụ như đánh
giá theo chủ quan nhờ một thang thống kê nào đấy. Người ta đưa ra nhiều loại thang thống kê
độ nhiều khác nhau ví dụ:
Thang năm bậc:
- Bậc 1: Rất ít
- Bậc 2: Ít
- Bậc 3: Không nhiều
- Bậc 4: Nhiều
- Bậc 5: Rấ
t nhiều
Thang sáu cấp: Thang này còn được gọi là thang Drude, được thể hiện không phải
bằng số mà thể hiện bằng chữ:

22
Soc: Số lượng cá thể cây kết lại thành tầng kín
Cop
3
: Số lượng cây rất nhiều
Cop
2
: Số lượng cây nhiều
Cop
1
: Số lượng cây tương đối nhiều
Sp: Thực vật gặp với số lượng không lớn lắm, thưa

Sol: Gặp rất ít
Để tiến hành các nghiên cứu đa dạng hệ sinh thái, đa dạng sinh học các nhà nghiên
cứu thừong sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn. Để mô tả quần xã thực vật riêng biệt nào đấy,
cần phải phân chia chúng ra các ô tiêu chuẩn. Các o tiêu chuẩn này cần phải đặc trưng cho
toàn bộ quần xã thực vật nhiên cứu. Đối với các quần xã thực vật cỏ, có thể diện tích dùng
cho ô là từ 1m
2
đến 1.000m
2
, tùy thuộc vào độ lớn tự nhiên của quần xã cỏ đó. Đối với quần
xã thảm thực vật rừng có thể sử dụng diện tích ô là từ 1.00m
2
đến 1.000m
2
hay 5.000m
2
. Ở
đồng bằng có thể đặt ô tiêu chuẩn lớn hơn, ở các quần xã thực vật rừng trên núi thì diện tích
của ô tiêu chuẩn có thể nhỏ hơn vì ở đây điều kiện sinh thái phong phú hơn và quần xã thực
vật thay thế nhanh. Đồng thời các tác giả cũng chỉ ra: Trong các diện tích này chỉ mô tà thảm
cây gỗ và cây bụi, còn thảm cỏ dưới rừng thì nên chia thành những ô nhỏ hơn, thừong thì
những ô nhỏ hơn này đựoc gọi là ô phụ thuộc ô tiêu chuẩn, và kích thước có thể là 1m x 1m,
2m x 2m.
Các ô hình vuông hay chữ nhật thì ở góc đựoc làm dấu bằng một cái cọc hay một dấu
hiệu gì đây. Nếu như diện tích mô tả không lớn lắm (thừong cho các quần xã thực vật trên
núi) có thể giới hạn ô tiêu chuẩn bằng ranh giới tự nhiên của quần xã đó. Không nên đưa tất
cả đai chuyển tiếp của qu
ần xã khác vào. Nếu như độ lớn tự nhiên cảu quần xã thực vật đó lớn
thì có thể chia ra thành các ô tiêu chuẩn bé hơn.
Ô tiêu chuẩn cần đựoc đặt ở những nơi đặc trưng, đặc biệt là ở những nơi không có

điều kiện đặt nhiều. Ở mỗi quần xã không nên đặt quá dứoi ba ô tiêu chuẩn.
Có thể nói rằng trong các nguồn tài liệu nói về đa dạng hệ sinh thái, đa d
ạng sinh học
hay các tài liệu về phương pháp nghiên cứu thực vật, các tác giả đã tổng kết các kinh nghiệm
nghiên cứu thực vật, nghiên cứu sinh thái học của các nhà sinh thái học, phân loại học, đa
dạng sinh học ở nhiều nơi trên thế giới vào bậc hàng đầu để chỉ ra các chỉ dẫn, các quy tắc,
các lời khuyên cho việc nghiên cứu đa dạng sinh học ở các kiểu thảm thực vật khác nhau, trên
những vùng lãnh thổ có các điều kiện tự nhiên đặc trưng riêng rẽ, khác nhau. Điều này đã trở
nên kho tư liệu quý giá giúp ích chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.


23
2. Tình hình nghiên cứu đa dạng thực vật rừng thông ba lá ( Pinuskesiya) mọc tự nhiên
ở Việt Nam và Lâm Đồng.
a) Ở Việt Nam
Như ta biết loài thông ba lá (Pinuskesiya) là loài cây gỗ lớn, là loài ưa sáng và chịu
đựoc hạn vào mùa khô. Ở Việt Nam loài thông ba lá phân bố ở một số khu vực và tạo nên
kiểu rừng thưa cây lá kim ưa sáng chịu hạn. Thường thì kiểu rừng này là kiểu rừng thuần loại
và thông ba lá là loài cây ưu thế sinh thái, chúng tạo nên kiểu quần xã thực vật rất đặc trưng
cho vùng núi cao, đặc biệt là ở Lâm Đồng.
Trong các nguồn tài liệu khác nhau, loài thông ba lá (Pinuskesiya) còn mang những
tên gọi khác là thông nhựa ngo với các tên đồng nghĩa như:
Pinus khasya Royle
Pinus langbiangensis Chevalier
Thuộc họ Pinaceae, ngành Pinophyta.
Cũng trong các nguồn tài liệu khác nhau, loài thông ba lá được dẫn ra các khu phân bố
khác nhau ở Việt Nam. Như trong tập 1 bộ cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam do nhà xuất bản
Nông thôn phát hành, có chỉ ra thông ba lá phân bố ở: Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng
Ninh và thường mọc thành rừng thuần loại. Còn tác giả Võ Văn Chi trong cuốn “Danh lục
thực vật Tây Nguyên” lại nhắc tới thông ba lá phân bố ở Gia Lai – Kom Tum, Đắk Lắk, Lâm

Đồng. Thực ra loài thông ba lá còn phân bố ở một số khu vực khác ở Việt Nam như Bạch Mã,
Thừa Thiên Huế… ở quy mô quần thể rất nhỏ. Nhìn chung thông ba lá phân bố khá rộng ở
Việt Nam với quy mô kích thứoc quần thể không lớn. Chỉ riêng ở Lâm Đồng quần thể thông
r
ất lớn, rất đặc trưng cho kiểu thảm thực vật ở đây, và rất đáng được nghiên cứu về đa dạng
sinh học của kiểu rừng này.
Trong những nghiên cứu của mình, Thái Văn Trừng đã chỉ ra kiểu rừng thưa cây lá
kim hơi khô nhiệt đới là một trong ba kiểu rừng thưa. Kiểu rừng thưa hơi khô cây lá kim nhiệt
đới phân bố ở Việt Nam cả
ở miền Bắc và miền Nam. Ở miền Bắc phân bố ở Bồ Trạch (Bình
Trị Thiên), Hoàng Mai (Nghệ Tĩnh), Quảng Yên (Quảng Ninh). Ở miền Nam phân bố ở Đắk
Lắk, Djining, Đà Lạt. theo Maurand, quần hệ thông ba lá ở xung quanh Đà Lạt chiếm một
diện tích rộng đến 70.000 ha.
Cũng trong cuốn “Thảm thực vật rừng Việt Nam” Thái Văn Trừng cho rằng ưu hợp
thông ba lá hay còn gọi là ưu hợp ngo. Trong kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ di
cư Himalya – Vân Nam – Quý Châu. Ưu hợp này chiếm gần hết với các đồi núi quanh Đà Lạt
và xuống tận phía dưới trên các rìa núi phía nam ở độ cao khoảng 1.100m, phía đông ở độ cao
800m và phía tây trong vùng diệp thạch ở độ cao 1.000m. Nó lên tới độ cao 1.800m ở trên

24
sườn Bono đến Lêna, và mọc khá liên tục ở ven thung lũng sông Đa Nhim giữa dãy núi
Langbiang và Bidup, sau cùng nó chiếm một phần thượng lưu sông Krông Pô, phía tây bắc
Hou Cris (Schmid, 1962). Rừng thông này bao phủ một diện tích rất lớn. Chỉ tính nguyên khu
rừng quanh các đồi núi xung quanh thành phố Đà Lạt ở miền Nam Việt Nam đã chiếm tới
70.000ha. Tầng trên chỉ gồm loài ngo hay thông ba lá (Pinus kesiya). Mặc dù loài thông này
là một loài thông vùng cao, cũng có người cho nó từ các triền núi ở Indonesia tràn lên. Có
người khác lại cho rằng loài thông ba lá là loài thông Vân Nam phân hóa ra.
Như
vậy thông ba lá (Pinus kesiya) với kiểu rừng thông ba lá ở Việt Nam đã được các
nhà thực vật, sinh thái học rất quan tâm nghiên cứu. Đồng thời đây là loài cây gỗ lớn, có thể

cung cấp một lượng gỗ đáng kể, nên đã được các nhà nghiên cứu lâm học quan tâm như một
đối tượng kinh doanh gỗ có giá trị. Chẳng thế mà ngay trong tập 1 của bộ cây gỗ rừng Việt
Nam, Viện quy hoạch lâm nghiệp đã có công bố về
loài này. Đó là chưa kể đến các hoạt động
khác nhau của ngành lâm nghiệp, cùng các nghiên cứu ý nghĩa tài nguyên làm thuốc của loài
này, lấy nhựa, lấy tinh dầu và các sản phẩm khác lấy ra từ thông ba lá.
Tuy chưa có nghiên cứu chuyên khảo về đa dạng sinh học cho rừng thông ba lá mọc tự
nhiên ở Lâm Đồng, nhưng đã có một số nghiên cứu đề cập sơ bộ đến thành phần một số loài ở
kiểu rừng này. Chẳng hạn, cũng trong “Thảm thực vật rừng ở Việt Nam” Thái Văn Trừng có
mô tả: Tầng tán của rừng thông ba lá (Pinus khasya) này gồm nhiều loại dẻ vùng cao
(Quercus.lanata, Quercus helferiana, Lithocarpus dealbathus, Lithocarpus pynostachya) và cả
những loài đặc hữu thấy ở vùng Djiring và Đà Lạt tức gồm nhiều loài trong họ Đỗ Quyên
(Ericaceae) như: cáp mộc hình sao (Craibiodendron stellatum), Đỗ Quyên hoa trắng (Pieris
ovalifolia). Họ chua nem (Vacciniaceae) như: chua nem (Vaccinium exaristatum),
Agapetes.sp. Những cây họ lúa tạo thành tầng cỏ như các chi: Polytocca, Arundinella,
Callipedium, Exotheca, Eulalia, Pogonatherum, Dimeria, Kerriochloa. Các cây thuộc họ
dương xỉ thường gặp nhiều hơn cả là loài Dicranopteris linearis, Brainia insignis,
Woodwardia cochinchinensis, Pteridium aquilinum và Dipteris conjugata. Có thể nói những
nghiên cứu này đã là nguồn tài liệu tham khảo đáng quý cho những nghiên cứu của chúng tôi,
khi chính thức sẽ trở thành chuyên khảo về đa dạng sinh học thực vật rừng thông ba lá ở Lâm
Đồng.
b) Ở Lâm Đồng
Đã có một số công trình nghiên cứu về loài thông ba lá (Pinus kesiya), về hệ sinh thái
rừng thông hay một số loài cây thuốc phân bớ dứoi tán rừng thông ở địa điểm này hay địa
điểm kia ở Lâm Đồng của một số tác giả.

25
Có những nghiên cứu về loài thông ba lá theo hướng phân loại học, chẳng hạn như
nghiên cứu về các loài cây học Pinaceae phân bố ở Lâm Đồng của Nguyễn Duy Chính và Phó
Đức Đỉnh có đề cập đến loài thông ba lá (Pinus khasya), loài thông nhựa (Pinus merkusii),

loài du sam (Keteluria) mọc tự nhiên ở Lâm Đồng, đề cập đến danh pháp, các kết quả giải
phẫu, được đăng trên tóm tắt báo cáo tại hội nghị quốc tế về thực vật tổ chức tại Nhật Bản
năm 1993.
Trong báo cáo đề tài khoa học cấp bộ của Bộ giáo dục và đào tào năm 2004, tác giả
Lâm Ngọc Tuấn với đề tài “Nghiên cứu thành phần cấu trúc của hệ sinh thái rừng thông, vai
trò của rừng thông đối với môi trường cảnh quan Lâm Đồng” đã đề cập đến một số vấn đề
như: thành phần các loài nấm ở rừng thông, thành phần các loài thực vật bậc cao ở rừng
thông, thành phần các loài chim ở rừng thông, động vật không xương sống ở rừng thông, vi
sinh vật đất ở rừng thông. Đó là những nội dung khảo sát rộng rãi của nhiều đối tượng trong
phân loại kể cả thực vật và động vật. Đồng thời các nghiên cứu của tác giả cũng đề cập đến
môi trường nền móng cho sự sống, đó là đất rừng thông và sinh thái kiểu rừng thông ở Lâm
Đồng. Trong nghiên cứu về sinh thái rừng thông ở Lâm Đồng, tác giả nghiên cứu cả sinh thái
rừng thông ba lá (Pinus khasya) và cả sinh thái rừng thông hai lá (Pinus merkusii) là kiểu rừng
thông thưa cây lá kim. Phân bố ở đai độ cao thấp, ít phổ biến như kiểu rừng thông ba lá. Tác
giả cũn đề cập đến vai trò của rừng thông, mối quan hệ của rừng thông và khí hậu vai trò cỉa
thiện chất lượng không khí của rừng thông.
Lại có một số nghiên cứu đề cập đến đa dạng sinh học của rừng thông ba lá, tuy chưa
phải là chuyên khảo về kiểu rừng thưa cây lá kim này phân bố ở Lâm Đồng, nhưng bước đầu
đã có một số kết quả đáng tham khảo, những nghiên cứu này là những nghiên cứu nằm trong
một dự án hay một tiểu đề tài nào đó. Chẳng hạn những nghiên cứu thuộc về tiết dự án BC
trực thuộc dự án hành lang đa dạng sinh học tiểu vùng sông Mê Kông.
Trong báo cáo của tác giả Nguyễn Duy Chính và Trần Văn Tiến đã đề cập đến 3 ô tiêu
chuẩn thực hiện tại xã Đa Nhim và Đa Sa ở độ cao 1.500m. Hay trong báo cáo tổng kết đề tài
cấp bộ của Nguyễn Ngọc Kiểng với đề tài “Tập đoàn côn trùng phá hại rừng thông ba lá ở
Lâm Đồng, đặc điểm và biện pháp phòng chống” năm 2000 tác giả đã tiến hành khảo sát đa
dạng sinh học 2 ô tiêu chuẫn ở Lang Hanh và ở Núi Bà.
Nhìn chung các nghiên cứu đó đã có một số kết quả, ở khía cạnh này hay khía cạnh
kia, ở mức độ này hay mức độ kia đã phản ánh phần nào những đặc trưng cho kiểu rừng thông
ba lá, cho đa dạng sinh học ở kiểu rừng này. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chỉ thực hiện ở
một vài điểm ở Lâm Đồng, trên một hay hai độ cao mà loài thông ba lá phân bố. Những

nghiên cứu đó chưa thực hiện ở nhiều địa điểm, chưa thực hiện đồng thời nghiên cứu của

×