Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Báo cáo của WB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.82 KB, 3 trang )

Báo cáo của WB: "Người gây ô nhiễm phải trả tiền"

Dạng tài liệu : Bài trích bản tin
Ngôn ngữ tài liệu : Tiếng Việt
Tên nguồn trích : Môi trường và phát triển bền vững
Dữ liệu nguồn trích : 2004/Số 23/Bảo vệ môi trường
Đề mục : 87.53 Chất thải. Quản lý và sử dụng chất thải, công nghệ ít chất thải và
không chất thải
87 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Từ khoá : Báo cáo ; Ô nhiễm ; Chất thải ; Môi trường
Nội dung:
Mỗi năm Việt Nam thải ra trên 15 triệu tấn chất thải, phần lớn không được tiêu huỷ an toàn
đang là một nguy cơ lớn đe dọa sức khoẻ cộng đồng và môi trường.
Tại buổi lễ công bố báo cáo mới nhất về diễn biến môi trường Việt Nam của Ngân hàng Thế
giới (WB), ngày 25/11, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực dự báo: ''Việt
Nam sẽ là một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Đi kèm với
tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ nảy sinh những thách thức không lường trước
được với môi trường. Đặc biệt, ở những khu đô thị mới và khu công nghiệp, chất thải rắn đã
trở thành vấn đề nổi cộm gây ra những tác động nghiêm trọng về sức khoẻ người dân''.
Năm 2010, chất thải độc hại sẽ tăng gấp 3 lần
Theo Báo cáo Diễn biến Môi trường Việt Nam của WB, tại các vùng đô thị của Việt Nam,
nơi chiếm khoảng 24% dân số cả nước, mỗi năm phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải, bằng
50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước. Theo ước tính, đến năm 2010, tổng lượng
chất thải sinh hoạt phát sinh sẽ tăng trên 60%, trong khi chất thải công nghiệp sẽ tăng 50%
và chất thải độc hại tăng gấp hơn 3 lần.
Ông Dean Frank, Giám đốc Chương trình Viện trợ cho Việt Nam của Cơ quan Hợp tác Phát
triển Quốc tế Canada (CIDA), cho biết: ''Báo cáo chỉ rõ rằng để quản lý tốt chất thải rắn cần
phải kết hợp các biện pháp khuyến khích người dân và doanh nghiệp, các qui định thể chế và
cưỡng chế cùng với sự tham gia của cộng đồng''.
WB cho rằng, Việt Nam rất cần cải thiện việc quản lý chất thải rắn, xét về năng lực hiện có
và tốc độ phát triển không ngừng của các khu đô thị và khu công nghiệp. Nếu không có


những biện pháp cần thiết để thiết lập một hệ thống quản lý, xử lý và tiêu huỷ có hiệu quả,
khối lượng chất thải ngày càng tăng sẽ còn gây ra nhiều tác động khác, từ những rủi ro
nghiêm trọng hơn đối với sức khoẻ đến sự suy thoái môi trường.
Diễn biến Môi trường Việt Nam 2004 là báo cáo thứ ba trong chuỗi các báo cáo đánh giá xu
hướng môi trường ở Việt Nam. Báo cáo tập trung vào vấn đề chất thải rắn và xác định những
khó khăn trong việc cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam. Đây là kết quả hợp
tác giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, WB và CIDA thông qua Dự án Waste-Econ của
CIDA.
Lỗ thủng ôdôn ở Nam cực nghiêm trọng hơn ở Bắc cực
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khí quyển và Đại dương (NOAA) công bố kết quả
cảnh báo lỗ thủng tầng ôdôn vẫn đang mở rộng ở 2 cực của Trái Đất nhưng ở Nam cực
nghiêm trọng hơn ở Bắc cực.
Kết quả nghiên cứu này, được đưa trên Công báo của Viện Hàn lâm khoa học Mỹ, cho biết
sự khác biệt trên tại hai cực xuất hiện từ cuối thập kỷ 70 và trở nên rõ ràng hơn vào các thập
kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20.
Các nhà khoa học NOAA thậm chí còn không tìm thấy ôdôn trong các mẫu khí lấy ở lỗ hổng
tầng ôdôn ở Nam cực sau năm 1980. Trong khi đó, hiện tượng mất ôdôn ở Bắc cực xảy ra
không thường xuyên và ngay cả khi thời điểm mất ôdôn cao nhất cũng chưa đạt mức độ báo
động ở Bắc bán cầu.
Tháng 10/2006, Các nhà khoa học Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã cũng cảnh
báo mức độ suy giảm tầng ôdôn ở Nam cực ở một số độ cao nhất định thường xuyên vượt
quá 90% kể từ sau năm 1980 so với những thập kỷ trước đó và diện tích lỗ hổng tầng ôdôn ở
Nam Cực đã mở rộng tới 17,6 triệu km2, mức lớn nhất được ghi nhận từ trước tới nay.
Trong khi đó, tình trạng suy giảm tầng ôdôn tại Bắc cực khi đạt đỉnh điểm cũng chỉ vượt
70% khi nhiệt độ giảm xuống rất thấp./.
Trái đất trước thảm hoạ băng tan
(Lao động, 8/8/2004)
Khí hậu ấm lên dường như đang làm tan băng trên toàn cầu. Và những thảm họa khôn
lường do các núi băng tan chảy đã bắt đầu xảy đến với con người.
Tháng 3.2002, khối băng 500 tỉ tấn Larsen B ở Châu Nam Cực tự rã rời thành hàng nghìn

mảnh nhỏ ngay trước mắt các nhà khoa học. Hè 2002, một khối băng 3 triệu tấn tách ra từ
núi băng Maili trên dãy núi vùng Cápcadơ thuộc Nga đã lao xuống, chôn vùi làng Karmadon
dưới 150 mét băng vụn. Đầu 2004, nhà băng tuyết học Konrad Steffen, ĐH Colorado Mỹ,
cùng đồng sự đã phát hiện băng trôi ra biển từ sông băng Petermann ở Greenland mỏng hơn
45m so với 2003. Nghiên cứu của ĐH bang Montana cho thấy hơn 110 sông băng và những
cánh đồng băng tuyết vĩnh cửu đã biến mất khỏi Khu sông băng quốc gia (Glacier National
Park) ở bang này trong vòng 100 năm qua, 40 cái còn lại đang co hẹp dần. Cũng giống như
một số sông băng tại Alaska, hiện các núi băng ở dãy Alps, nóc nhà của Châu Âu, có thể
dịch chuyển 50m/ngày, đe dọa vô số làng mạc và những đường ống dẫn dầu.
Trước thảm họa băng tan đang ngày một rõ rệt, các chuyên gia đang tìm cách tìm hiểu tác
động qua lại giữa những sông băng và khí hậu, và trong chừng mực có thể, đưa được ra dự
báo tốc độ tan chảy của các sông băng. Mối quan tâm của họ hiện nay là liệu khí hậu nóng
lên ảnh hưởng đến lớp vỏ băng trên địa cầu thế nào; và nỗi lo lớn nhất nằm ở Nam Cực bởi
nơi đây chứa tới 90% lượng nước ngọt của Trái Đất. Sông băng càng tan chảy thì càng đổ
thêm nước ngọt ra biển, và những dòng nước lạnh giá đầy băng càng tăng tốc hoà vào đại
dương.
Nhà băng tuyết học Richard Alley, ĐH Pennsylvania nói : "Dòng băng chảy nhanh hơn tức
là mực nước biển tăng". Băng tan làm ngập những vùng bờ biển thấp, băng tan sẽ điều hoà
khí hậu thay cho những dòng hải lưu của Đại Tây Dương hiện thời, vì lượng nước ngọt đổ
vào đại dương nhiều hay ít sẽ quyết định bao nhiêu ánh sáng mặt trời được hắt trở lại làm
nóng bầu khí quyển. Ông Alley thêm: "Nếu tất cả băng trên trái đất tan thì nước biển sẽ dâng
lên 60m nữa so với hiện nay".
Tính từ thời cách mạng công nghiệp, khí nhà kính đã tăng vọt trong bầu khí quyển trái đất.
CO2 tăng 30%, CH4 (mêtan) tăng gấp đôi, ôxit nitơ tăng 15%. Nước Mỹ chỉ chiếm có 5%
dân số thê giới nhưng đã thải ra 1/4 lượng khí gây hiệu ứng nhà kính của cả thế giới.
Theo nhà băng tuyết học Theodore Scambos (Trung tâm Dữ liệu Băng & Tuyết Quốc gia của
ĐH Colorado) thì so sánh các mẫu băng cổ ở địa cực với băng mới hình thành cho thấy mật
độ CO2 trong khí quyển hiện nay đã đạt mức cực điểm trong suốt 400.000 năm trở lại đây.
Khí quyển thay đổi đang tác động tới các sông băng. "Với một bầu khí quyển đang nóng lên,
các dòng sông băng rút cục sẽ biến mất sau một thời gian dài - có thể khoảng một thế kỷ -

nhưng chúng ta cần phải biết chúng hoạt động ra sao trong từng năm và mỗi thập kỷ",
Hooyer nói.
"Điều làm chúng tôi lo là độ bền của những lớp băng ở cả hai cực địa cầu - ông Richard
Alley nói. - Chúng tôi chưa ấn nút báo động, nhưng cũng muốn cảnh báo để mọi người có
quyết định sáng suốt hơn". Những quyết định "sáng suốt" bao gồm cả việc xây những tường
đê biển hoặc những bờ biển có thể thích ứng với nước biển dâng lên. Tuy nhiên các nhà khoa
học lại chưa có đủ thông tin về những lớp băng để đưa ra dự báo chính xác. "Chúng tôi tin
rằng trong tương lai chúng tôi có thể dự báo tốt hơn", ông Allay nói.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×