Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

VAN 9 HAI văn 9 361

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.89 KB, 7 trang )

PHÒNG GD VÀ ĐT TÂN YÊN
TRƯỜNG THCS NGỌC THIỆN

ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 9

Mã đề thi: 361

Tên môn: Văn 9
Thời gian làm bài: 45 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: .............................
Câu 1: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong Truyện Kiều ?
A. Gặp gỡ đính ước, Đoàn tụ, Gia biến lưu lạc.
B. Đoàn tụ, Gia biến lưu lạc, Gặp gỡ đính ước.
C. Gặp gỡ đính ước, Gia biến lưu lạc, Đoàn tụ.
D. Gia biến lưu lạc, Gặp gỡ đính ước, Đoàn tụ.
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất phẩm chất của người anh hùng Nguyễn Huệ ?
A. Một con người trí tuệ sáng suốt nhạy bén luôn có hành động mạnh mẽ, quyết đoán; một

người đứng đầu với ý chí quyết thắng và tầm nhìn chiến lược, có tài dụng binh như thần.
B. Một con người trí tuệ sáng suốt nhạy bén luôn có hành động mạnh mẽ, quyết đoán; một
người đứng đầu với ý chí quyết thắng và tầm nhìn chiến lược.
C. Một con người, quyết đoán; một người đứng đầu với ý chí quyết thắng và tầm nhìn
chiến lược, có tài dụng binh như thần; một vị tướng xung trận oai phong lẫm liệt.
D. Một con người trí tuệ sáng suốt nhạy bén luôn có hành động mạnh mẽ, quyết đoán; một
người đứng đầu với ý chí quyết thắng và tầm nhìn chiến lược, có tài dụng binh như thần;
một vị tướng xung trận oai phong lẫm liệt.
Câu 3: Tâm trạng của Thúy Kiều trong 8 câu thơ cuối bài là gì?
A. Tâm trạng buồn bã, nỗi nhớ, nỗi cô đơn của Kiều như ngàn đợt sóng trùng điệp càng


khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông.
B. Nỗi nhớ tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên.
C. Dự cảm về thân phận bấp bênh, chìm nổi bấp bênh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 4: Ngôn ngữ của Truyện Lục Vân Tiên có đặc điểm gì ?
A. Mộc mạc, giản dị.
B. Biến đổi rất linh hoạt.
C. Ngôn ngữ trau chuot.
D. Đậm màu sắc Nam Bộ.
Câu 5: Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?
A. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.
B. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.
C. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc.
D. Từ trong dân gian.
Câu 6: Kiều Nguyệt Nga có những phẩm chất nào sau đây ?
A. Khuê các, thuỳ mị , nết na và có học thức, và rất nhạy cảm.
B. Khuê các, nhút nhát, thuỳ mị , nết na và có học thức, ân tình thuỷ chung.
C. Khuê các, nết na và có học thức, ân tình thuỷ chung, tài sắc vện toàn.
D. Khuê các, thuỳ mị , nết na và có học thức, ân tình thuỷ chung.
Câu 7: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là :
Trang 1/7 - Mã đề thi 361


A. Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.
B. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp

thống trị, cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi
kịch của người phụ nữ.
C. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp
thống trị.

D. Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận
bi kịch của người phụ nữ.
Câu 8: Dòng nào nói đúng thái độ của tác giả, cựu thần của nhà Lê dành cho vua
Quang Trung ?
A. Tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc sâu sắc, phản ánh trung thực lịch sử một
cách khách quan, không hề bộc lộ cảm xúc.
B. Tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc sâu sắc, phản ánh trung thực lịch sử, viết
về người anh hùng dân tộc bằng cảm hứng ngợi ca.
C. Tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc sâu sắc, phản ánh trung thực lịch sử với
nỗi luyến tiếc xót thương nhà Lê cao độ.
D. Tôn trọng sự thật lịch sử và có ý thức dân tộc sâu sắc, phản ánh trung thực lịch sử.
Câu 9: Dòng nào nói đúng điểm tương đồng giữa Nguyễn Du với nhân vật Thuý Kiều
của ông ?
A. Cùng là người tài hoa, bạc mệnh.
B. Cùng khốn khổ vì bọn buôn người.
C. Cùng có quãng đời lưu lạc, chìm nổi.
D. Cả ba ý trên.
Câu 10: Dòng nào nói đúng vị trí đoạn trích Cảnh ngày xuân trong Truyện Kiều ?
A. Cảnh ngày xuân nằm sau đoạn giới thiệu gia cảnh Viên ngoại họ Vương trong phần ba(
Đoàn tụ ).
B. Cảnh ngày xuân nằm sau đoạn giới thiệu gia cảnh Viên ngoại họ Vương trong phần
một ( Gặp gỡ và đính ước ).
C. Cảnh ngày xuân nằm sau đoạn giới thiệu gia cảnh Viên ngoại họ Vương trong phần hai
( Gặp gỡ và đính ước ).
D. Cảnh ngày xuân nằm sau đoạn giới thiệu gia cảnh Viên ngoại họ Vương trong phần hai
( Gia biến và lưu lạc ).
Câu 11: Từ khóa xuân trong bài có nghĩa là gì?
A. Ý nói khoảng không gian mùa xuân, theo kì.
B. Khóa kín tuổi xuân, ý nói sự cấm cung, Kiều bị giam lỏng.
C. Ý nói thời gian mùa xuân đang dần khép lại.

D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Nội dung trung tâm của hồi 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ?
A. Nhằm tac vào lịch sử sự nhục nhã, số phân bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
B. Tất cả các ý trên.
C. Ca ngợi người anh hùng dân tộc áo vải - Nguyễn Huệ.
D. Tập trung thẻ hiện một sự kiện lịch sự vang dội của dân tộc.
Câu 13: Tướng giặc Tôn Sĩ Nghị hèn nhát, thảm hại như như thế nào ?
A. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…bị đứt cầu phao
chết dưới sông.
B. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…chuồn trước qua
cầu phao.
Trang 2/7 - Mã đề thi 361


C. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…phải nhờ thổ dân

dẫn qua đường tắt chạy tháo thân.
D. Sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…dẫm đạt lên quân
chạy thoát thân.
Câu 14: Những điển cố như Sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục
đích gì?
A. Nói tới việc Thúy Kiều khôn nguôi nhớ về Kim Trọng.
B. Nói tới nỗi nhớ thương của Thúy Kiều đối với các em Thúy Vân, Vương Quan.
C. Nhấn mạnh sự nhớ thương của Thúy Kiều đối với cha mẹ.
D. Nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên
cạnh khi nàng không ở cạnh.
Câu 15: Nhân vật của đoạn trích hiện lên qua
A. Ngoại hình, cử chỉ.
B. Đối thoại và hành động.
C. Diễn biến nội tâm.

D. Cảm xúc.
Câu 16: Dòng nào sau đây có nội dung giới thiệu tác giả Nguyễn Du ?
A. Có khiếu văn chương, có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú và co tấm lòng nhân
đạo sâu sắc.
B. Ông là người ham hiểu lịch sử và tôn trọng lịch sử.
C. Sinh ra trong gia đình quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống thi thư.
D. Sinh ra trong gia đình quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống thi thư. Có khiếu
văn chương, có hiểu biết sâu rộng, vốn sống phong phú và co tấm lòng nhân đạo sâu sắc.
Câu 17: Tính chất lý tưởng của nhân vật Lục Vân Tiên thể hiện ở những điểm nào ?
A. Làm việc nghĩa là bổn phận là một lẽ tự nhiên; có hành động chính trực hào hiệp; trọng
nghĩa khinh tài; từ tâm, nhân hậu.
B. Làm việc nghĩa là bổn phận là một lẽ tự nhiên; có hành động chính trực hào hiệp; trọng
nghĩa khinh tài.
C. Làm việc nghĩa là bổn phận là một lẽ tự nhiên; có hành động chính trực hào hiệp; từ
tâm, nhân hậu.
D. Làm việc nghĩa là bổn phận là một lẽ tự nhiên; có hành động chính trực hào hiệp; tướng
mạo hào hoa; từ tâm, nhân hậu.
Câu 18: Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là
A. Tất cả các ý trên.
B. Đề cao tài năng, nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
C. Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch con người.
D. Là lời tố cáo những thế lực xấu xa, sống vì đồng tiền và trở thành bất nhân.
Câu 19: Truyện Lục Vân Tiên là truyện kể mang nhiều tính chất dân gian ?
A. Đúng.
B. Chỉ là có yếu tố dân gian.
C. Sai.
D. Hình tượng nhân vật cổ tích
Câu 20: Chữ “điểm ” đã đạt được hiệu quả nghệ thuật nào trong việc tả cảnh mùa
xuân ?
A. Làm cho cảnh vật sinh động có hồn chứ không tĩnh tại.

B. Vừa nói về thời gian xuân trôi mau, vừa gợi tả được không gian xuân trong sáng.
C. Gợi tả những cánh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời bầu trời trong sáng.
D. Khung cảnh sáng mùa xuân tuyệt đẹp thêm sinh động.
Câu 21: Nguyễn Du đã gợi tả được những vẻ đẹp gì trong chiều xuân ?
Trang 3/7 - Mã đề thi 361


A. Gợi cảnh nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội đang tàn.
B. Mọi chuyển động của cảnh vật, con người đều nhẹ nhàng tuy nhiên không khí nhộn

nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa.
C. Tả vẻ dịu của nắng nhẹ, cái mềm mại uốn lượn của khe nước uốn quanh.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 22: Quân đội của Nguyễn Huệ khi xung trận hiện lên như thế nào ?
A. Tiến công như vũ bão, áp đảo kẻ thù, khiến kẻ thù bạt vía kinh hồn.
B. Tất cả những ý trên.
C. Không hoàn toàn là quân thiện chiến nhưng chiến đẩú hiệu quả nhờ tài dụng binh của
tướng.
D. Giữ vững kỷ luật, tuân theo sự chỉ huy của tướng tài.
Câu 23: Hai câu đầu của đoạn trích thể hiện xuất sắc điều gì ?
A. Khung cảnh sáng mùa xuân tuyệt đẹp .
B. Gợi tả những cánh én rộn ràng bay liệng như thoi đưa giữa bầu trời bầu trời trong sáng.
C. Vừa nói về thời gian xuân trôi mau, vừa gợi tả được không gian xuân trong sáng.
D. Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, mới đó đã bước sang tháng ba.
Câu 24: Chương trình Ngữ văn 9 đã học những đoạn trích nào của Truyện Kiều ?
A. Cảnh ngày xuân; Chị em Thuý Kiều; Mã Giám Sinh mua Kiều; Kiều báo ân báo oán;
Thức Sinh từ biệt Thuý Kiều.
B. Cảnh ngày xuân; Chị em Thuý Kiều; Mã Giám Sinh mua Kiều; Kiều báo ân báo oán.
C. Cảnh ngày xuân; Chị em Thuý Kiều; Mã Giám Sinh mua Kiều; Kiều báo ân báo oán;
Kiều ở lầu Ngưng Bích.

D. Cảnh ngày xuân; Trao duyên; Chị em Thuý Kiều; Mã Giám Sinh mua Kiều; Kiều báo
ân báo oán.
Câu 25: Nội dung chính của Cảnh ngày xuân là gì ?
A. Tả cảnh chị em Thuý Kiều đi chơi xuân.
B. Tả khung cảnh mùa xuân rực rỡ.
C. Thể hiện vẻ đẹp tươi tắn tràn đầy sức sống của chị em Thuý Kiều.
D. Tả lễ hội du xuân ở chốn đồng quê.
Câu 26: Dòng nào nói đúng về những tủi nhục mà Thuý Kiều đã trải qua ?
A. Thanh lâu ba lượt, thanh y hai lần.
B. Thanh lâu bốn lượt, thanh y hai lần.
C. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.
D. Thanh lâu hai lượt, thanh y ba lần.
Câu 27: Sáu câu thơ đầu trong bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nói về điều gì?
A. Hoàn cảnh Thúy Kiều bị giam lỏng ở bốn bức tường, xung quanh bị bao phủ bởi núi
non.
B. Kiều bị giam lỏng nơi không gian, thời gian khép kín nhấn mạnh tình cảnh cô đơn,
buồn bã của Thúy Kiều.
C. Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, không gian xung quanh quạnh vắng, cô đơn, trơ
trọi.
D. Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du.
Câu 28: Nguyễn Du đã sử dụng những yêú tố nghệ thuật nào để miêu tả lễ hội mùa
xuân ?
A. Danh từ, động từ, tính từ , ẩn dụ xuất hiện liên tiếp để tả, để gợi lên không khí rộn ràng,
nhộn nhịp, tấp nập của lễ hội.
B. Cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi
Trang 4/7 - Mã đề thi 361


xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.
C. Dùng nhiều tính từ, nhịp thơ dồn dập để thể hiện tâm trạng náo nức của người đi hội.

D. Danh từ, động từ, tính từ xuất hiện liên tiếp để tả, để gợi lên không khí rộn ràng, nhộn
nhịp, tấp nập của lễ hội.
Câu 29: Vì đâu mà vua tôi Lê Chiêu Thống lại lâm vào tình trạng của kẻ vong quốc ?
A. Vì tham lam muốn mở rộng biên thuỳ.
B. Vì bỏ chạy theo quân Tôn Sĩ Nghị.
C. Vì vua Lê Chiêu Thống không còn tư cách của bặc quân vương.
D. Vì mưu lợi riêng của dòng họ đã đem vận mệnh của dân tộc đặt vào tay quân xâm lược.
Câu 30: Tác giả đã dùng phép tu từ gì để khắc hoạ hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên
đánh cướp ?
A. So sánh.
B. ẩn dụ.
C. Nhân hoá.
D. Phóng đại.
Câu 31: Kiều ở lầu Ngưng Bích là một đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi, tấm lòng
nhớ các em của Thúy Kiều, đúng hay sai?
A. Sai.
B. Đúng.
Câu 32: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân
vật thành công nhất trong truyện Kiều, Đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 33: Khung cảnh mùa xuân được miêu tả với đặc điểm thế nào trong 4 câu thơ
đầu ?
A. Màu sắc cảnh xuân có sự hài hoà đến tuyệt diệu.
B. Chữ “điểm ” tả màu sắc cảnh xuân có sự hài hoà đến tuyệt diệu, làm cho cảnh vật sinh
động có hồn chứ không tĩnh tại.
C. Là bức tranh xuân với thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời.
D. Thể hiện vẻ đẹp riêng của mùa xuân : mới mẻ tinh khôi, giàu sức sống, khoáng đạt,
trong trẻo, nhẹ nhàng thanh khiết.
Câu 34: Tác giả miêu tả 2 cuộc tháo chạy của kẻ xâm lươc, kẻ bán nước như thế nào ?

A. Đoạn văn miêu tả quân Thanh tháo chạy với nhịp điệu nhanh mạnh, hối hả hàm chứa vẻ
hả hê, sung sướng.
B. Đoạn văn miêu tả quân Thanh tháo chạy với nhịp điệu nhanh mạnh, hối hả hàm chứa vẻ
hả hê, sung sướng. Đoạn văn miêu tả quân vua Lê Chiêu Thống trốn chạy có nhịp điệu
chậm hơn thể hiện sự mủi lòng, đau xót trước sự sụp đổ của một triều đại.
C. Cả hai cuộc tháo chạy đều được miêu tả hết sức hối hả thể hiện rõ sự hoảng hốt của
quân thất bại.
D. Đoạn văn miêu tả quân vua Lê Chiêu Thống trốn chạy có nhịp điệu chậm hơn thể hiện
sự mủi lòng, đau xót trước sự sụp đổ của một triều đại.
Câu 35: Cảnh chiều xuân trong 6 câu thơ cuối có đặc điểm gì ?
A. Cảnh thưa thớt, nhạt nhẽo.
B. Thanh nhẹ, dịu dàng nhưng buồn.
C. Quá buồn, lạnh và hiu hắt.
D. Tất cả như đang tàn lụi, héo úa.
Câu 36: Chi tiết nào thể hiện rõ sự xót thương của tác giả trước sự sụp đổ của một
triều đại mà mình đã từng phụng thờ ?
A. Tất cả những ý trên.
B. Cuộc tiếp đãi thịnh tình của kẻ bề tôi.
C. Lời cậy nhờ của vua Lê với người thổ hào.
D. Giọt nước mắt của người thổ hào; giọt nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Trang 5/7 - Mã đề thi 361


Câu 37: Trong 8 câu thơ cuối, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng đặc trưng nhất?
A. Tả cảnh ngụ tình.
C. Cả A và B.

B. Ước lệ tượng trưng.
D. Điệp ngữ.


Câu 38: Văn bản có bố cục gồm mấy phần?
A. 4 phần.

B. 2 phần.

C. 5 phần.

D. 3 phần.

Câu 39: Nguyễn Du có sáng tạo gì trong Truyện Kiều ?
A. Tát cả các ý trên.
B. Sắp xếp lại cốt truyện.
C. Đặt lại tên nhân vật.
D. Kể chuyện thơ, xây dựng tính cách nhân vật, miêu tả thiên nhiên.
Câu 40: Cụm từ chén nguyệt dưới đồng gợi Thúy Kiều nỗi nhớ về ai?
A. Kim Trọng.

B. Từ Hải.

C. Thúc Sinh.

D. Thúy Vân.

Câu 41: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đưa
A. Truyện thơ đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
B. Thể thơ lục bát và ngôn ngữ văn học đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
C. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đã đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
D. Nghệ thuật dẫn truyện đạt tới đỉnh cao nghệ thuật.
Câu 42: Dòng nào nói đúng cảm xúc của con người trong cảnh chiều xuân ?
A. Cả ý A và B.

B. Tiếc nuối vì lễ hội đã tàn và phải ra về.
C. Gợi cả những linnh cảm sẽ xảy ra sau này.
D. Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày vui.
Câu 43: Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích nằm ở phần nào của truyện Kiều?
A. Chưa xác định được.
C. Gặp gỡ và đính ước.

B. Gia biến và lưu lạc.
D. Đoàn tụ.

Câu 44: Hành động đánh cướp cứ Kiều Nguyệt Nga của Lục Vân Tiên đã thể hiện

phẩm chất nào của con người ?
A. Có tấm lòng vị nghĩa.
B. Có tính cách anh hùng.
C. Tất cả các ý.
D. Có tài năng phi thường.
Câu 45: Dòng nào nói đúng về nghệ thuật trần thuật sự kiện lịch sử của tác giả ?
A. Kể xen tả.
B. Vừa miêu tả không khí chung của toàn bộ chiến dịch, vừa miêu tả cụ thể lời nói, hành
động của nhân vật chính.
C. Các sự kiện được ghi lại trung thực cụ thể; diễn biến được mô tả gấp gáp qua từng mốc
thời gian.
D. Tất cả các ý.
Câu 46: Nét đẹp nhất của nhân vật Kiều Nguyệt Nga khiến dân gian yêu mến nàng là
gì ?
A. Chung thuỷ, hy sinhvới tình yêu tự nguyện của mình, xinh đẹp nết na.
B. Nhu mì , xem trọng ơn nghĩa, chung thuỷ, hy sinh với tình yêu tự nguyện của mình.
C. Xem trọng ơn nghĩa, chung thuỷ, hy sinhvới tình yêu tự nguyện của mình.
D. Giữ đúng khuôn phép, chung thuỷ, hy sinhvới tình yêu tự nguyện của mình.

Câu 47: Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga giống mô típ nào trong truyện
cổ ?
Trang 6/7 - Mã đề thi 361


A. Những người ăn ở hiền lành sẽ được đền đáp xứng đáng.
B. ông vua mang hạnh phúc đến cho một con người đau khổ.
C. Một chàng trai tài giỏi cứu một cô gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, họ trả nghĩa nhau và

thành vợ chồng.
D. Một nông dân nghèo nhờ chăm chỉ đã lấy được vợ đẹp và trở nên giàu có.
Câu 48: Lục Vân Tiên thuộc kiểu nhân vật nào sau đây ?
A. Nhân vật điển hình.
B. Nhân vật sử thi.
C. Nhân vật lý tưởng.
D. Nhân vật tư tưởng.
Câu 49: Dòng nào nói đúng ý nghĩa của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí ?
A. Thể hiện rõ ý định thống nhất đất nước trong tương lai của vua Lê.
B. Thể hiện ý chí trước sau như một của vua tôi nhà Lê.
C. Vua Lê cùng các bề tôi trung thành của mình đã thực hiện thành công công cuộc thống
nhất đất nước.
D. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
Câu 50: Cảnh ngày xuân ở 6 câu thơ cuối đoạn trích được cảm nhận độc đáo như thế
nào ?
A. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng. Từ láy vừa biểu đạt sắc thái cảnh vật vừa bộc lộ
tâm trạng con người.
B. Từ láy vừa biểu đạt sắc thái cảnh vật vừa bộc lộ tâm trạng con người.
C. Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng.
D. Tác giả không tả mà chỉ gợi thần thái cảnh vật.
-----------------------------------------------


----------- HẾT ----------

Trang 7/7 - Mã đề thi 361



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×