Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động và xử lý vi phạm theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.55 KB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ KIM ANH

Vi ph¹m ph¸p luËt vÒ kû luËt lao ®éng vµ xö lý vi
ph¹m theo ph¸p luËt ViÖt Nam

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ KIM ANH

Vi ph¹m ph¸p luËt vÒ kû luËt lao ®éng vµ xö lý vi
ph¹m theo ph¸p luËt ViÖt Nam
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380101.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐÀO THỊ HẰNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Kim Anh


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ:

Bộ luật lao động

KLLĐ:

Kỷ luật lao động


NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
KLLĐ ngày càng có ý nghĩa quan trọng nhất là khi đất nước Việt Nam
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản.
Hơn nữa, hiện nay đất nước Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo tinh thần tại đại
hội XII đó là: “Trong 5 năm tới tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn, phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[18]. Để xây dựng nhà nước xã
hội chủ nghĩa, đồng thời xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước thì KLLĐ có vai trò hết sức quan trọng. Có thể nói, KLLĐ là chìa
khoá tạo nên thành công không chỉ đối với mỗi cá nhân mà còn tạo nên thành
công đối với tập thể, nhóm người, tổ chức,... KLLĐ giúp cho quá trình lao
động diễn ra một cách trật tự, ổn định, năng suất lao động cao đặc biệt trong
nền kinh tế thị trường như hiện nay, trong đó sự phát triển của kinh tế, sự
phân công lao động, tính chuyên môn hoá ngày càng cao và cả sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt.
Trên thực tế, NSDLĐ chưa thực sự quan tâm nhiều tới quy định pháp
luật lao động nói chung và quy định pháp luật về KLLĐ nói riêng. Hiện nay,

hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ ngày càng gia tăng với tính chất, mức độ
khác nhau. Có thể kể tới một số hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ tiêu biểu
như sa thải NLĐ khi đang mang thai, nuôi con nhỏ; phạt tiền, trừ lương NLĐ;
không có nội quy lao động bằng văn bản, không đăng ký nội quy lao động với
cơ quan có thẩm quyền, xử lý kỷ luật lao động vô căn cứ, không tuân thủ trình
tự, thủ tục luật định, người xử lý kỷ luật lao động vi phạm điều cấm của pháp

1


luật,… Những hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ đều gây ra ảnh hưởng tới
NLĐ và toàn xã hội.
KLLĐ là vấn đề quan trọng dù ở góc độ thực tiễn, quản lý hay pháp lý.
Pháp luật Việt Nam khá chú trọng tới chế định KLLĐ trong BLLĐ. Nhà nước
xây dựng khung pháp lý cho vấn đề pháp luật về KLLĐ, trong đó có vấn đề
xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ. Nhưng pháp luật hiện hành còn khá nhiều
điểm bất cập dẫn tới hạn chế trong việc xác định hành vi vi phạm pháp luật về
KLLĐ và xử lý vi phạm. Việc xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ chưa mang
lại hiệu quả cao, chưa đủ sức răn đe, giáo dục đối với chủ thể vi phạm và
những chủ thể khác.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nói trên, tôi lựa chọn vấn đề “Vi phạm
pháp luật về kỷ luật lao động và xử lý vi phạm theo pháp luật Việt Nam” làm
đề tài luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể nói việc nghiên cứu về vi phạm pháp luật về KLLĐ và xử lý
vi phạm của các nhà nghiên cứu, quản lý chưa nhiều, tập trung vào một số
hướng như: sự khác nhau cơ bản KLLĐ với kỷ luật khác, các hình thức xử
lý KLLĐ, một số vấn đề cơ bản về KLLĐ và hướng hoàn thiện. Trên tạp
chí, có một số bài viết phân tích về KLLĐ như “Kỷ luật lao động – Một số
bất cập và hướng hoàn thiện” của tác giả Đỗ Ngân Bình, Tạp chí Luật học

số 11/2015; “Thực trạng pháp luật về quyền xử lý kỷ luật lao động của
người sử dụng lao động và một số kiến nghị” của tác giả Đỗ Thị Dung, Tạp
chí nghiên cứu lập pháp số 2 + 3/2014; “Một số vấn đề về kỷ luật lao động
sa thải trái pháp luật theo quy định của bộ luật lao động” của tác giả
Nguyễn Hùng Cường, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và
Pháp luật số 3/2012;
Về luận văn, luận án: Một số luận văn, luận án có nghiên cứu về vấn

2


đề KLLĐ như: “Kỷ luật lao động và trách nhiệm kỷ luật lao động trong
pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ - Khoa Luật Đại học quốc gia Hà
Nội của tác giả Hoàng Thị Huyền (2017); “Các hình thức xử lý kỷ luật lao
động trong pháp luật lao động Việt Nam hiện hành”, Luận văn Thạc sỹ Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội của tác giả Phùng Văn Trường (2016);
“Xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay”, Luận
văn thạc sĩ của Vũ Thị Hương (2013);“Pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt
Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện”, Luận án tiến sĩ Luật học
của tác giả Trần Thị Thuý Lâm (2007); “Pháp luật về quyền quản lý lao
động của người sử dụng lao động ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Luật học của
tác giả Đỗ Thị Dung (2014).
Các công trình khoa học ở trên, ở những khía cạnh và cấp độ khác nhau
đã đề cập đến pháp luật về KLLĐ. Tuy nhiên, các công trình nói trên còn để
lại khoảng trống, chưa đề cập một cách có hệ thống, toàn diện về vi phạm và
xử lý vi phạm trong lĩnh vực về KLLĐ. Đặc biệt, đến nay chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách toàn diện về những vi phạm và xử lý vi phạm pháp
luật về KLLĐ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn

khách quan về vi phạm pháp luật về KLLĐ và xử lý vi phạm. Từ đó đề xuất
các quan điểm, giải pháp chủ yếu hạn chế vi phạm pháp luật về KLLĐ và xử
lý vi phạm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật về
KLLĐ và xử lý vi phạm.

3


- Thứ hai, phân tích, đánh giá một cách có khoa học về những kết quả
đạt được, mặt tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật đối với vi phạm
pháp luật về KLLĐ và xử lý vi phạm cũng như thực tiễn phát hiện hành vi vi
phạm và công tác xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ ở Việt Nam trong những
năm vừa qua.
- Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và ngăn
ngừa hạn chế vi phạm pháp luật về KLLĐ và nâng cao hiệu quả công tác xử
lý vi phạm pháp luật về KLLĐ ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài gồm:
- Các quan điểm khoa học về vấn đề vi phạm pháp luật về KLLĐ và xử
lý vi phạm.
- Các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm pháp luật về KLLĐ
và xử lý vi phạm.
- Các quy định của pháp luật nước ngoài về vi phạm pháp luật về
KLLĐ và xử lý vi phạm ở mức độ phù hợp.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam về vi phạm pháp luật về
KLLĐ và xử lý vi phạm.

4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vi phạm pháp luật về KLLĐ và xử lý vi phạm theo pháp luật Việt Nam
là một đề tài có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
khác nhau. Tuy nhiên vì giới hạn về thời gian, năng lực nghiên cứu và để phù
hợp với yêu cầu của một luận văn thạc sỹ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vi
phạm pháp luật về KLLĐ và xử lý vi phạm theo pháp luật Việt Nam trong
quan hệ lao động “làm công ăn lương” là đối tượng điều chỉnh của BLLĐ
Việt Nam, thể hiện qua một số vấn đề cụ thể sau: một số vấn đề lý luận về vi

4


phạm pháp luật về KLLĐ và xử lý vi phạm; thực trạng vi phạm pháp luật về
KLLĐ và xử lý vi phạm theo pháp luật Việt Nam trong thời gian gần đây
cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các quy định pháp
luật nước ngoài có liên quan; đề ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và hạn chế
vi phạm pháp luật về KLLĐ và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và các quan điểm đường lối của
Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về vi phạm pháp luật về KLLĐ và
xử lý vi phạm.
Phương pháp nghiên cứu: việc nghiên cứu luận văn tác giả đã sử dụng
một số phương pháp khoa học trên dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương
pháp thu thập thông tin dựa trên nguồn kết luận của cơ quan thanh tra, báo
chí, internet,… nhằm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu trong đề tài.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật về kỷ luật lao
động và xử lý vi phạm
- Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về vi phạm pháp
luật về kỷ luật lao động, xử lý vi phạm và thực tiễn thực hiện.
- Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, hạn chế vi
phạm pháp luật về kỷ luật lao động và nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1.1. Vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
1.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Khái niệm kỷ luật lao động
Nếu coi một đất nước là một xã hội lớn thì các tổ chức, đoàn thể, cơ
quan, đơn vị, gia đình, trường học, bệnh viện, … trong đó là các xã hội thu
nhỏ. Trong xã hội lớn đó, nhà nước với vai trò của mình ban hành pháp luật
giúp duy trì trật tự, sự ổn định và phát triển của xã hội nói chung thì ở trong
các xã hội thu nhỏ, các thành viên ngoài việc chấp hành pháp luật thì còn phải
tuân thủ trật tự, nề nếp đã được đề ra, đó là kỷ luật. Kỷ luật là một khái niệm
nghe khô khan nhưng lại rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Kỷ luật có vai
trò hết sức to lớn, đảm bảo cho sự phát triển của cá nhân, cộng đồng, đảm bảo
cho sự thành công của cá nhân, tổ chức. Theo từ điển Tiếng Việt - Viện Ngôn
ngữ học [22, tr. 519] thì kỷ luật được hiểu theo nghĩa đó là:
Nghĩa thứ nhất: “Kỷ luật là tổng thể những điều quy định có tính bắt
buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức, để đảm bảo
tính chặt chẽ của tổ chức”. Trong mỗi tổ chức, đều có những trật tự, nền
nếp được đề ra dưới sự nhất trí của phần lớn thành viên. Các thành viên

đều có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh trật tự, nề nếp này để tạo ra sự
thống nhất trong tổ chức, đảm bảo cho tổ chức hoạt động chặt chẽ, cùng
hướng tới một mục đích đã đề ra.
Nghĩa thứ hai:“KLLĐ là hình phạt đối với người vi phạm kỷ luật” Kỷ
luật được đặt ra khi có thành viên trong tổ chức vi phạm, kỷ luật chính là hình
phạt mà thành viên vi phạm bắt buộc phải gánh chịu. Tuỳ thuộc vào mức độ

6


hành vi vi phạm của người vi phạm tổ chức sẽ đưa ra hình phạt tương ứng.
Việc xử phạt giúp cho đảm bảo công bằng đối với thành viên khác, đồng thời
giúp cho tổ chức duy trì trật tự, sự ổn định và phát triển hơn.
Có thể hiểu một cách đơn giản, kỷ luật là trật tự, quy định mà những
thành viên trong đơn vị đó bằng hành vi của mình phải tuân thủ một cách
bắt buộc, nếu như vi phạm thì sẽ bị xử phạt bằng hình thức tương ứng với
hành vi vi phạm. Kỷ luật trong phạm vi xã hội được coi là nền tảng xây
dựng xã hội, không có kỷ luật thì không điều chỉnh được mối quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất và các hoạt động của họ trong các
tổ chức xã hội. Kỷ luật ngày càng có vai trò quan trọng ở tất cả mọi nơi,
mọi lĩnh vực, có kỷ luật thì mới có sự phát triển. Hiện nay, ý thức được vai
trò của kỷ luật, kỷ luật được thiết lập dưới dạng như: kỷ luật trong quân
đội, kỷ luật trong nhà trường, kỷ luật trong bệnh viện, kỷ luật trong cơ
quan, đoàn thể,… và một loại kỷ luật quan trọng không thể không nhắc tới
đó là KLLĐ. Vậy KLLĐ là gì?
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì:
Kỷ luật lao động là chế độ làm việc đã được quy định và sự
chấp hành nghiêm túc và đúng đắn của mỗi cấp, mỗi nhóm người,
mỗi người trong quá trình lao động. Tạo ra sự hài hoà trong hoạt
động của tất cả các yếu tố sản xuất, liên kết mọi người vào một quá

trình thống nhất [20, tr. 549].
Trong phạm vi quan hệ lao động, KLLĐ được hiểu là tổng thể những
điều quy định có tính chất bắt buộc đối với mỗi thành viên trong quá trình lao
động. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì KLLĐ trong các đơn vị sử
dụng lao động đóng vai trò ngày càng quan trọng khi mà sức lao động được coi
là hàng hoá, được tự do mua bán, trao đổi, mọi công dân có quyền thuê mướn
sử dụng sức lao động và mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng đầu.

7


KLLĐ là yêu cầu khách quan, yếu tố không thể thiếu đối với NSDLĐ.
Dưới góc độ pháp lý, trong khoa học luật lao động thì KLLĐ là một nội
dung của quan hệ pháp luật lao động, là một chế định quan trọng của Luật
lao động. KLLĐ là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ,
trách nhiệm của NLĐ đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như biện pháp
xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những
nghĩa vụ, trách nhiệm đó [21].
Trong phạm vi một doanh nghiệp, KLLĐ là những quy định về việc
tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện
trong nội quy lao động. KLLĐ được thiết lập dựa trên cơ sở chủ yếu là những
quy định của nội quy lao động. Tuỳ thuộc vào đặc điểm, yêu cầu trong mỗi
doanh nghiệp mà NSDLĐ sẽ xây dựng nội quy lao động phù hợp với doanh
nghiệp của mình.
Như vậy, có thể hiểu một cách chung nhất về KLLĐ, đó là nghĩa vụ,
trách nhiệm của NLĐ phải tuân thủ một cách bắt buộc trật tự, nề nếp khi
tham gia vào quan hệ lao động, nếu như NLĐ không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đã được quy định thì sẽ bị
NSDLĐ xử lý vi phạm bằng các hình thức nhất định đã được quy định trước
đó.

Ý nghĩa của kỷ luật lao động
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, KLLĐ đóng vai trò
quan trọng đối với tất cả các quốc gia, không riêng gì ở Việt Nam. Việc tuân
thủ KLLĐ có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, đối với NSDLĐ
và NLĐ. Đối với cá nhân NLĐ, chấp hành nghiêm quy định KLLĐ tạo ra tác
phong công nghiệp, trước hết mang lại thành công cho chính bản thân cá nhân
đó. Hay nói cách khác, trong quan hệ lao động, khi NLĐ chấp hành tốt KLLĐ
thì trước hết giúp cho NLĐ có thể rèn luyện bản thân, phát triển bản thân
mình. KLLĐ giúp cá nhân rèn luyện tác phong công nghiệp, đơn vị sử dụng

8


lao động làm việc chuyên nghiệp, liên kết giữa các cá nhân với nhau.
Đối với NSDLĐ thì KLLĐ là công cụ để NSDLĐ quản lý đơn vị mình.
KLLĐ quy định nghĩa vụ lao động mà NLĐ sẽ bắt buộc phải thực hiện. Việc
duy trì KLLĐ giúp ổn định sản xuất, ổn định đời sống NLĐ và trật tự xã hội
nói chung. KLLĐ còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. Trong một đơn vị sử
dụng lao động, những NLĐ đều chấp hành KLLĐ thì giúp cho đơn vị sử dụng
lao động đó hoạt động theo trật tự, nền nếp, ổn định, và phát triển hơn. Đó
cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp
cho NLĐ không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong các điều kiện khác biệt.
Khái niệm vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm tồn tại và phát triển
xã hội. Trên thực tế, không phải công dân nào cũng tuân thủ pháp luật, bên
cạnh những chủ thể có ý thức chấp hành pháp luật thì đồng thời cũng có
những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật nói chung
xâm phạm tới quan hệ được pháp luật bảo vệ, gây ra những ảnh hưởng tới trật
tự xã hội. Vi phạm pháp luật về KLLĐ cũng vậy. Hiện nay, vi phạm pháp luật

về KLLĐ không phải hiếm gặp. Vậy vi phạm pháp luật về KLLĐ là gì?
Vi phạm pháp luật về KLLĐ là một trong các dạng của vi phạm pháp
luật. “Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật (hành động hoặc không
hành động), có lỗi của chủ thể có năng lực hành vi (năng lực trách nhiệm
pháp lý) thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ”[23, tr. 392]. Vì vậy, vi phạm pháp luật về KLLĐ mang những dấu hiệu:
Vi phạm pháp luật về KLLĐ phải là hành vi xác định của con người
(NSDLĐ), tức là xử sự thực tế, cụ thể của NSDLĐ là cá nhân hoặc cơ quan,tổ
chức, doanh nghiệp. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành
động hoặc không hành động.

9


Vi phạm pháp luật về KLLĐ phải là hành vi trái pháp luật về KLLĐ,
tức là NSDLĐ xử sự trái với các quy định của pháp luật về KLLĐ, thể hiện
dưới dạng vi phạm điều cấm, không tuân thủ pháp luật về KLLĐ.
Vi phạm pháp luật về KLLĐ phải là hành vi của NSDLĐ có năng lực
trách nhiệm pháp lý, hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của NSDLĐ
không có năng lực trách nhiệm pháp lý, thì không bị coi là vi phạm pháp
luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của NSDLĐ là khả năng mà pháp luật quy
định NSDLĐ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Vi phạm pháp luật về KLLĐ phải là hành vi có lỗi của NSDLĐ, tức là
khi thực hiện hành vi trái pháp luật về KLLĐ, NSDLĐ có thể nhận thức được
hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành
vi của mình. Trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp
luật nhưng không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó
gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của
mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có
lỗi và không phải là vi phạm pháp luật về KLLĐ.

Vi phạm pháp luật về KLLĐ là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội
được pháp luật về KLLĐ bảo vệ, tức là xâm phạm nội dung của quan hệ pháp
luật về KLLĐ.
Dựa trên những phân tích trên thì, vi phạm pháp luật về KLLĐ là hành
vi không thực hiện hoặc thực hiện trái các quy định của pháp luật về KLLĐ,
có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm tới
quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, nhà nước và xã hội.
Sự khác nhau giữa vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động với vi
phạm kỷ luật lao động
Vi phạm pháp luật về KLLĐ và vi phạm KLLĐ thường bị nhầm lẫn là
cùng một. Tuy nhiên, vi phạm pháp luật về KLLĐ và vi phạm KLLĐ có sự

10


khác nhau trên các phương diện như sau:
i) Vi phạm pháp luật về KLLĐ là hành vi không thực hiện hoặc thực
hiện trái các quy định của pháp luật về KLLĐ (thiết lập nội quy lao động,
xử lý KLLĐ, nguyên tắc, trình tự thủ tục,...). Còn vi phạm KLLĐ là hành
vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ, trách nhiệm
đã được NSDLĐ quy định khi tham gia vào quan hệ lao động (nghĩa vụ về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trật tự nơi làm việc, an toàn vệ sinh
lao động,...)
ii) Chủ thể vi phạm pháp luật về KLLĐ: thường là NSDLĐ. Chủ thể vi
phạm KLLĐ là NLĐ.
iii) Xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ và xử lý vi phạm KLLĐ:
Chủ thể có thẩm quyền xử lý: đối với vi phạm pháp luật về KLLĐ thì
chủ thể là cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra lao động, chủ tịch ủy
ban nhân dân, tòa án). Đối với vi phạm KLLĐ thì NSDLĐ có thẩm quyền xử
lý vi phạm.

Căn cứ xử lý: Vi phạm pháp luật về KLLĐ căn cứ vào nghị định xử
phạt vi phạm hành chính; Bộ luật hình sự. Vi phạm KLLĐ căn cứ vào hành vi
vi phạm được quy định trong nội quy lao động của đơn vị sử dụng lao động
và lỗi của NLĐ.
Hình thức xử lý: Chủ thể vi phạm pháp luật về KLLĐ có thể bị xử lý
bằng các biện pháp hành chính như phạt tiền, phạt cảnh cáo hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự. Chủ thể vi phạm KLLĐ bị xử lý bằng cách hình thức
theo quy định tại nội quy lao động (như khiển trách, cách chức, sa thải,..)
Trình tự thủ tục xử lý: Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về
KLLĐ tuân theo trình tự thủ tục xử lý vi phạm hành chính, trình tự thủ tục
tố tụng hình sự. Trình tự, thủ tục xử lý đối với vi phạm KLLĐ tuân theo
trình tự thủ tục được quy định trong Bộ luật lao động, văn bản hướng dẫn

11


khác có liên quan.
1.1.2. Phân loại vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Vi phạm pháp luật về KLLĐ là việc NSDLĐ không thực hiện hoặc
thực hiện một cách không đúng, không đầy đủ về các nghĩa vụ, trách nhiệm
đã được pháp luật về KLLĐ xác định. Một số hành vi vi phạm pháp luật về
KLLĐ có thể kể đến như sa thải trái pháp luật, xử lý KLLĐ không đúng trình
tự thủ tục, không thiết lập nội quy lao động,…
Các hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ thường đa dạng với mức độ
khác nhau, có thể là hành vi vi phạm hành chính hay khi đủ yếu tố cấu thành
tội phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, căn cứ vào tính chất và
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, có thể chia vi phạm pháp
luật về KLLĐ thành các nhóm sau:
Nhóm hành vi vi phạm hành chính: Các hành vi vi phạm pháp luật về
KLLĐ bị xử phạt vi phạm hành chính thường liên quan tới quản lý nhà nước

về lao động. Những hành vi này trái quy định pháp luật tuy nhiên chưa tới
mức phải chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi này được quy định trong
văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hình chính với những chế tài phạt vi
phạm hành chính nhất định. Chẳng hạn, Luật tiêu chuẩn lao động của Đài
Loan quy định:
NSDLĐ sa thải NLĐ khi họ nghỉ thai sản trước và sau sinh
con trong khoảng thời gian 8 tuần; NLĐ nghỉ thai sản trong thời
gian bốn tuần trường hợp sảy thai sau ba tháng đầu của thai kỳ;
NLĐ đang được điều trị y tế vì tai nạn lao động thì bị xử phạt hành
chính [17, Điều 78].
Nhóm hành vi vi phạm cấu thành tội phạm, đây là những hành vi vi
phạm thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Việc quy định hành vi nào trong số các hành vi vi phạm pháp

12


luật về KLLĐ có thể cấu thành tội phạm do nhà làm luật ở mỗi quốc gia quyết
định dựa trên sự nghiên cứu, xem xét một cách kỹ lưỡng. Nhìn chung rất ít
quốc gia thế giới trên quy định hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ là hành vi
cấu thành tội phạm. Ở Việt Nam, pháp luật hình sự chỉ quy định một hành vi
vi phạm pháp luật về KLLĐ là hành vi vi phạm cấu thành tội phạm. Đó là
hành vi sa thải NLĐ trái pháp luật. Quan điểm tương tự Việt Nam đó là Hàn
Quốc. Theo quy định tại Đạo luật tiêu chuẩn lao động Hàn Quốc thì NSDLĐ
có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện những hành vi sau:
NSDLĐ sa thải NLĐ trong thời gian ốm đau, bệnh tật, tai nạn
lao động, hoặc đang bị bệnh nghề nghiệp và điều trị trong các cơ sở
y tế và 30 ngày tiếp theo đó; lao động nữ trong thời gian có thai
hoặc mới sinh con 30 ngày, trừ khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng
bất khả kháng theo luật định [19, Điều 107].

- Ngoài ra, có thể căn cứ vào nội dung của các hành vi vi phạm, có
nhiều loại hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ, ví dụ: hành vi vi phạm nội
dung nội quy lao động, hành vi vi phạm thủ tục ban hành nội quy lao động,
hành vi vi phạm quy định về hình thức xử lý KLLĐ, hành vi vi phạm trình tự,
thủ tục xử lý vi phạm KLLĐ,…
1.1.3. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Thông thường cấu thành của vi phạm pháp luật nói chung gồm 4 yếu
tố: mặt khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể. Vi phạm pháp luật
về KLLĐ là một loại vi phạm pháp luật cho nên cấu thành của nó bao gồm
các yếu tố:
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Mặt khách quan của của vi phạm pháp luật về KLLĐ là những dấu
hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của vi phạm pháp luật về
KLLĐ. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về KLLĐ bao gồm các dấu

13


hiệu như những đặc điểm cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ:
hành vi biểu hiện ra bên ngoài thông qua hành động hay không hành động và
trái với các quy định của pháp luật về KLLĐ, gây ra các thiệt hại cho các
thành viên cụ thể trong xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
và hậu quả mà nó gây ra.
i) Hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ được biểu hiện ra bên ngoài
thông qua hành động hay không hành động của NSDLĐ khi tham gia vào
quan hệ lao động. Như vậy, các hành vi vi phạm được nhận diện, xác định
trên thực tế được xác định dựa trên NSDLĐ có thực hiện hay không thực hiện
một hành động cụ thể nào đó. Thông qua sự thể hiện ra bên ngoài để đánh giá
hành vi đó là hành vi hợp pháp hay không hợp pháp. Hành vi vi phạm pháp
luật về KLLĐ thông qua tên gọi của nó có thể thấy được tính trái với các yêu

cầu của pháp luật về KLLĐ hay nói cách khác là tính trái pháp luật. Tính trái
pháp luật được thể hiện ở việc không thực hiện hoặc thực hiện nhưng không
đúng hoặc không đầy đủ quyền và nghĩa vụ được quy định trong pháp luật về
KLLĐ, vi phạm các điều cấm của pháp luật về KLLĐ.
ii) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ nhìn chung đều gây ra thiệt
hại nhất định cho xã hội. Thiệt hại ở đây cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi tham
gia vào quan hệ lao động, các chủ thể đều mong muốn có lợi ích cho mình,
đồng thời tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Do đó, NSDLĐ có những hành
vi vi phạm pháp luật về KLLĐ thì có những tác động, ảnh hưởng nhất định tới
toàn thể xã hội. Tuỳ theo mức độ vi phạm mà mức độ thiệt hại cho xã hội là
khác nhau.
iii) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của nó. Mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả của nó là một trong những
dấu hiệu quan trọng của mặt khách quan. Mối quan hệ nhân quả ở đây được
hiểu là hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ sẽ dẫn tới một hậu quả trực tiếp

14


và ngược lại. Nếu như hậu quả xảy ra từ hành vi gián tiếp thì không coi là mối
quan hệ nhân quả. Việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm
và hậu quả của nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định hành vi vi phạm
và xác định NSDLĐ có trách nhiệm khi đã thực hiện hành vi đó.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về KLLĐ là mặt bên trong của sự
xâm hại nguy hiểm tới các khách thể và xã hội được bảo vệ bằng pháp luật về
KLLĐ. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về KLLĐ được thể hiện qua lỗi,
động cơ và mục đích của hành vi.
Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
và hậu quả của nó. Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật về KLLĐ.

Lỗi được thể hiện dưới 02 hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý. Lỗi cố ý thể hiện ở
việc NSDLĐ biết được hành vi mà mình thực hiện là trái pháp luật nhưng
vẫn thực hiện vì lý do nào đó. Lỗi vô ý thể hiện ở việc NSDLĐ không nhận
thức được hành vi của mình làm là trái pháp luật hoặc nhận thức được nhưng
lại cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy
ra. Thông thường, trước khi tiến hành việc xử lý vi phạm pháp luật lao động,
yếu tố lỗi của NSDLĐ được xem xét để quyết định việc tăng nặng hay giảm
nhẹ chế tài.
Ngoài việc xét yếu tố lỗi thì động cơ và mục đích của NSDLĐ khi thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
toàn bộ hành vi của NSDLĐ. Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện
hành vi. Mục đích là điều mà NSDLĐ mong muốn có được. Trong quan hệ
lao động thì NSDLĐ mong giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Chính vì thế,
NSDLĐ không thực hiện hoặc thực hiện một cách không đầy đủ quyền và
nghĩa vụ của mình đối với quy định về KLLĐ trong đơn vị sử dụng lao động

15


mà mình tham gia.
Chủ thể của thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ thường là
NSDLĐ. Tuy nhiên, khi tham gia vào quan hệ lao động nói chung hay liên
quan tới KLLĐ nói riêng thì điều kiện cần và đủ của NSDLĐ đó là cần có
năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Chủ thể thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ cũng có đầy đủ năng lực trách
nhiệm pháp lý khi họ có đầy đủ năng lực pháp luật lao động và năng lực
hành vi lao động. Vậy khi nào NSDLĐ có các năng lực này để có năng lực
trách nhiệm pháp lý?
NSDLĐ là cá nhân thì: Năng lực pháp luật lao động là khả năng được

pháp luật quy định cho các quyền nhất định để có thể tham gia vào quan hệ
pháp luật lao động. NSDLĐ có năng lực pháp luật lao động khi đạt đến một
độ tuổi nhất định. Về hình thức, độ tuổi này thể hiện mặt pháp lý khả năng
hành động và tự chịu trách nhiệm một cách độc lập trước đối tác và trước xã
hội. Theo quy định pháp luật Việt Nam thì cá nhân NSDLĐ phải đạt từ 18
tuổi trở lên. Còn năng lực hành vi lao động là khả năng bằng chính hành vi
của mình, NSDLĐ có thể tuyển chọn và trực tiếp sử dụng lao động đó.
Đối với NSDLĐ là tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thì năng lực pháp
luật của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan này không dựa trên độ tuổi mà căn cứ
vào một số yếu tố sau:
i) Đối với NSDLĐ là doanh nghiệp thuộc các loại hình doanh nghiệp
theo quy định của Luật doanh nghiệp thì cần có giấy phép đăng ký kinh
doanh, giấy phép đầu tư; có khả năng bảo đảm việc làm và trả công cho NLĐ.
ii) Đối với trường hợp NSDLĐ là tổ chức, cơ quan thì cần được thành
lập một cách hợp pháp (sự cho phép của nhà nước, sự thành lập của nhà nước
hoặc sự công nhận của nhà nước), có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc
lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản và nhân danh mình tham gia vào các

16


quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Năng lực pháp luật của NSDLĐ là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
chính là cơ sở pháp lý quan trọng để tiến hành các hoạt động tuyển chọn và sử
dụng lao động. Năng lực hành vi lao động của cơ quan, tổ chức bao giờ cũng
thông qua người đại diện theo pháp luật hay người được uỷ quyền trong việc
tuyển chọn và sử dụng lao động.
Khách thể của vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều xâm hại đến một quan hệ xã hội
nhất định. Vì vậy, khách thể vi phạm pháp luật là cái được pháp luật bảo vệ và

điều chỉnh, tránh khỏi sự xâm hại của những vi phạm pháp luật, đó là các
quan hệ xã hội. Hay nói một cách khác, khách thể của vi phạm pháp luật là
quan hệ xã hội bị hành vi vi phạm đó xâm hại đến.
Khách thể của hành vi vi phạm về KLLĐ là những quan hệ xã hội được
pháp luật lao động về KLLĐ bảo vệ. Các loại quan hệ là khách thể của hành
vi vi phạm pháp luật về KLLĐ có nhiều loại khác nhau như: nội quy lao
động, xử lý kỷ luật lao động, thời hiệu, trình tự, thủ tục,....
1.1.4. Ảnh hưởng của (hành vi) vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Mọi vi phạm pháp luật dù với tính chất, mức độ khác nhau nhưng
đều gây ảnh hưởng nhất định về vật chất và tinh thần đối với chủ thể chịu
tác động. Vi phạm pháp luật về KLLĐ gây ảnh hưởng về vật chất, tinh thần
không chỉ đối với NLĐ mà còn toàn xã hội. Thiệt hại vật chất có thể là
thiệt hại về tài sản như: tiền bạc, nhà cửa, đất đai, xe cộ,… Thiệt hại tinh
thần như là danh dự, nhân phẩm, uy tín,….. Hành vi vi phạm pháp luật về
KLLĐ gây mất ổn định trong sản xuất, kinh doanh của NSDLĐ, đời sống
của NLĐ không được đảm bảo, trật tự xã hội không được ổn định; để lại
nhiều hậu quả mà xã hội phải gánh chịu như tỷ lệ thất nghiệp tăng, tệ nạn

17


xã hội xảy ra ngày một nhiều,…
1.2. Xử lý vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
1.2.1. Khái niệm xử lý vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật là hai khái niệm luôn
đồng hành cùng nhau, bởi khi có vi phạm pháp luật thì sẽ có xử lý vi phạm.
Xử lý vi phạm pháp luật là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền căn cứ vào
các quy định pháp luật hiện hành áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
hoặc hình sự đối với chủ thể vi phạm pháp luật. Việc xử lý vi phạm pháp luật
nhằm trừng phạt chủ thể có hành vi vi phạm, qua đó giáo dục, răn đe chủ thể

khác không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, còn có mục
đích giữ vững trật tự, tạo ra môi trường lành mạnh, phát triển xã hội.
Trong quan hệ lao động, xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ là hoạt
động mang tính cưỡng chế, buộc chủ thể vi phạm phải chịu hình thức xử lý
tương ứng với hành vi vi phạm. Việc xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ cũng
giống như xử lý vi phạm pháp luật. Pháp luật mỗi quốc gia có thể khác nhau
nhưng khi xử lý vi phạm đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định.
Về chủ thể có thẩm quyền xử lý, trình tự, thủ tục, các biện pháp và các chế tài
đều được quy định chặt chẽ, rõ ràng. Việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm
cần xem xét, cân nhắc, sao cho cho áp dụng biện pháp trừng phạt đúng người,
đúng hành vi vi phạm nhằm đảm bảo cho việc xử lý vi phạm được diễn ra một
cách khách quan, đúng pháp luật và đúng với bản chất của nó. Việc áp dụng
biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ đối với chủ thể thực hiện hành vi
vi phạm luôn đem lại những hậu quả bất lợi cho chủ thể vi phạm.
Trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật nói chung, hay xử lý vi
phạm pháp luật về KLLĐ nói riêng, cần đảm bảo sự công bằng, bình đẳng
đối với chủ thể vi phạm khi xử lý vi phạm. Dù họ có là ai, có địa vị, quốc
tịch,… như thế nào thì khi họ vi phạm pháp luật thì sẽ bị chủ thể có thẩm

18


quyền xử lý vi phạm. Trong Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế (1948), tại
điều 7 có nêu “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật
bảo vệ bình đẳng không kỳ thị”[16, Điều 7]. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn
được đảm bảo sự an toàn về thân thể, tính mạng “không ai có thể bị tra tấn
hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ
thấp nhân phẩm” [16, Điều 5].
Như vậy, từ những phân tích trên, có thể hiểu, xử lý vi phạm pháp luật
về KLLĐ là tổng thể các hoạt động của chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối

với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật về KLLĐ và có lỗi, có năng lực
trách nhiệm pháp lý, xâm hại tới quan hệ được pháp luật về KLLĐ bảo vệ.
1.2.2. Sự cần thiết phải xử lý vi phạm pháp luật về kỷ luật lao động
Có thể thấy ý thức chấp hành pháp luật về KLLĐ của các chủ thể trong
quan hệ lao động còn kém. Số lượng hành vi vi phạm pháp luật về KLLĐ
ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn tính chất, mức độ, để lại những hậu quả
nghiêm trọng, tác động tới sự ổn định, phát triển của toàn xã hội.
Nếu vi phạm pháp luật về KLLĐ không được xử lý thì làm mất sự ổn
định, phát triển của quan hệ lao động. Pháp luật khi đó không còn thể hiện
tính nghiêm minh, cá nhân không còn sự tôn trọng đối với pháp luật. Hậu
quả là ngày càng có nhiều hành vi vi phạm xảy ra. Còn ngược lại vi phạm
pháp luật về KLLĐ được xử lý kịp thời sẽ tạo điều kiện cho môi trường lao
động phát triển lành mạnh. Bằng việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm phù
hợp thì ngoài tác dụng trừng phạt, việc xử lý vi phạm còn có tác dụng giáo
dục răn đe chủ thể thực hiện hành vi vi phạm, duy trì sự ổn định và phát
triển trong quan hệ lao động nói riêng và quan hệ xã hội khác nói chung, xã
hội ngày một phát triển hơn. Chủ thể nâng cao ý thức chấp hành, thực hiện
pháp luật một cách tự giác, đấu tranh phòng chống biểu hiện của vi phạm
pháp luật. Qua đó, giúp hạn chế hành vi vi phạm pháp luật và dần dần loại

19


bỏ được vi phạm ra khỏi xã hội.
Hơn nữa, đất nước Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Báo cáo chính trị Đại hội XII
của Đảng nêu ra vấn đề tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước pháp quyền luôn đề cao tính thượng tôn Hiến
pháp và pháp luật. Việc xử lý vi phạm pháp luật là rất cần thiết để tăng cường
pháp chế xã hội chủ nghĩa thì ngăn ngừa vi phạm pháp luật là một trong

những hoạt động chính của nhà nước và xã hội.
Từ những phân tích trên, việc xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ là điều
cần thiết và vô cùng cấp bách.
1.2.3. Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về kỷ luật lao
động
Xử lý đối với NSDLĐ vi phạm pháp luật về KLLĐ là hoạt động của cơ
quan quyền lực nhà nước áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc NSDLĐ
chịu hình thức xử lý đã được quy định trước đó. Xử lý đối với NSDLĐ vi
phạm pháp luật về KLLĐ với mục đích trừng phạt NSDLĐ vi phạm, thể hiện
tính uy nghiêm của pháp luật, góp phần đóng góp vào ngân sách của quốc gia;
đồng thời lấy đó làm tấm gương cho việc giáo dục, răn đe chủ thể khác không
thực hiện hành vi vi phạm.
Việc xử lý đối với NSDLĐ vi phạm pháp luật về KLLĐ phải tuân theo
quy định của pháp luật ở mỗi quốc gia về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, và áp
dụng các biện pháp xử lý vi phạm.
Về nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ
Nguyên tắc xử lý KLLĐ là những điều cơ bản nhất, tư tưởng, sợi chỉ
xuyên suốt trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật về KLLĐ mà pháp luật đã
ấn định.Theo đó, khi tiến hành xử lý vi phạm chủ thể có thẩm quyền bắt buộc

20


×