PHÒNG GD-ĐT TP SÓC TRĂNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHƯỜNG 3 ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
– = oOo = – – – = oOo = – –
Phòng GD-ĐT Sóc Trăng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Phường 3 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– – = oOo = – –
BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH
Năm: 2007 - 2009
– – = * * * = – –
I- SƠ YẾU LÍ LỊCH BẢN THÂN VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO:
1/ Sơ yếu lí lịch:
- Họ và tên: Lê Hoàng Liêm
- Năm sinh: 1977 Dân tộc: Kinh
- Quê quán: Châu Thới – Vĩnh Lợi – Bạc Liêu
- Chức vụ: Giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lí
Tổ trưởng chuyên môn tổ Lí – Tin – Công nghệ
2/ Nêu chức năng, nhiệm vụ được giao:
- Giáo viên giảng dạy môn Vật lí khối 7, 8, 9
- Tổ trưởng chuyên môn tổ Lí – Công nghệ năm học 2006-2007
- Tổ trưởng chuyên môn tổ Lí – Công nghệ năm học 2007-2008
- Tổ trưởng chuyên môn tổ Lí – Tin – Công nghệ năm học 2008-2009
- Dạy lớp bồi dưỡng học sinh giỏi khối 8 từ năm 2007
- Dạy phổ cập trung học cơ sở lớp 8, 9 năm học 2007-2008
II- THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC:
1/ Sơ lược thành tích bản thân:
- Lao động giỏi cấp trường nhiều năm liền kể từ năm học 1999 - 2000 đến nay
- Đạt giáo viên giỏi cấp trường năm học 2005-2006
- Đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua” cấp thành phố năm học 2006-2007
- Đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua” cấp thành phố năm học 2007-2008
- Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp thành phố năm học 2008-2009, đang viết báo
cáo đề nghị công nhận danh hiệu “chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh
2/ Thành tích bản thân:
2.1/ Quy chế chuyên môn:
a) Quy chế:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định của Ngành, của trường và của các đoàn thể
phân công như:
+ Thực hiện tốt cuộc vân động “Hai không” do Bộ Giáo Dục phát động như: “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; “Nói không với
vi phạm tác phong nhà giáo và tránh việc học sinh ngồi nhầm lớp”
+ Tích cực hưởng ứng tốt cuộc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo Dục và Đào tạo phát động năm học: 2008-
2009. Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo
+ Tham gia thi đua “Hai tốt”; thực hiện cuộc vận động: “Giữ vững kỷ cương, tình
thương và trách nhiệm”
+ Tham gia đóng góp một ngày lương để nuôi dưỡng “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”
+ Tham gia đóng góp “Mái ấm công đoàn” do công đoàn Ngành Giáo Dục phát
động
+ Tham gia phong trào “Uống nước, nhớ nguồn”
+ Thực hiện đúng, đầy đủ chương trình, và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đượïc
phân công, đặc biệt là nhiệm vụ giảng dạy
+ Đảm bảo ngày giờ công, lên lớp đúng giờ
+ Đảm bảo cung cấp kiến thức cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác, khách quan
và khoa học
b/ Chuyên môn:
- Thực hiện đúng, đủ chương trình, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy
- Lên kế hoạch giảng dạy đầu năm, xác định mục đích yêu cầu, trọng tâm của từng
chương và từng bài dạy
- Luôn tham khảo tài liệu chuyên môn trước mỗi tiết dạy nhằm cung cấp kiến thức
cho học sinh một cách đầy đủ, chính xác và có hệ thống
- Có đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định, soạn chất lượng theo tinh thần đổi
mới, luôn có ý thức đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo nội dung kiến thức sâu
rộng để cung cấp cho học sinh
- Thường xuyên đọc thêm sách báo, tìm tòi những mẩu chuyện vui về vật lí, những
hiện tượng vật lí gần gũi trong cuộc sống. Đưa những mẩu chuyện, những hiện
tượng vật lí vào tiết dạy nhằm tạo không khí lớp học trở nên vui vẽ, không bị nhàm
chán, căng thẳng, học sinh hứng thú học tập. Đồng thời , qua đó học sinh thấy được
vật lí là bộ môn khoa học ứng dụng, có thể áp dụng và giải quyết được những vấn đề
thiết thực trong cuộc sống
- Để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, tôi thường
phối hợp nhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy nhằm lấy ưu điểm của
phương pháp này khắc phục nhược điểm của phương pháp khác sao cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh
- Trong các bài kiểm tra, tôi thường xuyên nghiên cứu soạn đề đảm bảo hệ thống
được các kiến thức đã học, học sinh khá giỏi phải tư duy để đạt điểm tối đa, nhưng
cũng không quá khó đối với học sinh trung bình yếu. Chấm trả bài kịp thời để nắm
bắt những kiến thức chưa vững chắc, cũng như phát hiện các học sinh yếu kém, để từ
đó có phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh
- Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh theo đúng phân phối chương trình, cho điểm
đúng quy chế chuyên môn, chấm trả bài đúng quy định
- Luôn bao quát lớp trong tiết dạy, nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp học
sinh vi phạm như: không tập trung, không ghi bài,... Từ đó có biện pháp xử lý tốt.
Bên cạnh đó, tôi còn thường xuyên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp
nâng cao chất lượng học sinh yếu kém
- Thao giảng, dự giờ đầy đủ theo yêu cầu và có ghi ý kiến nhận xét đầy đủ, chính
xác, thái độ chân thành khi rút kinh nghiệm nhằm nâng cao tay nghề cho bản thân và
đồng nghiệp
- Sử dụng tốt và hiệu quả các loại đồ dùng trong quá trình dạy học một cách phù hợp
với đặc trưng bộ môn
KẾT QUẢ HỌC HỌC TẬP
+ Năm học 2006-2007: KHỐI 7: Tổng số học sinh: 141 (3 lớp)
Giỏi: 63 -Tỉ lệ: 44,68%; Khá: 64 -Tỉ lệ: 45,39%; TB: 30 -Tỉ lệ: 21,27%
KHỐI 8: Tổng số học sinh: 138 (5 lớp)
Giỏi: 55 -Tỉ lệ: 39,85%; Khá: 48 -Tỉ lệ: 34,78%; TB: 35 -Tỉ lệ: 25,36%
KHỐI 9: Tổng số học sinh: 138 (3 lớp)
Giỏi: 34 -Tỉ lệ: 24,63%; Khá: 41 -Tỉ lệ: 29,71%; TB: 63 -Tỉ lệ: 45,65%
+ Năm học 2007-2008: KHỐI 8: Tổng số học sinh: 330 (7 lớp)
Giỏi: 150 -Tỉ lệ: 45,45%; Khá: 111 -Tỉ lệ: 33,63%; TB: 69 -Tỉ lệ: 20,9%
KHỐI 9: Tổng số học sinh: 97 (2 lớp)
Giỏi: 24 -Tỉ lệ: 24,74%; Khá: 29 -Tỉ lệ: 29,89%; TB: 44 -Tỉ lệ: 45,36%
+ Năm học 2008-2009: KHỐI 8: Tổng số học sinh: 186 (4 lớp)
Giỏi: 92 -Tỉ lệ: 49,46%; Khá: 64 -Tỉ lệ: 34,4%; TB: 30 -Tỉ lệ: 16,12%
KHỐI 9: Tổng số học sinh: 206 (5 lớp)
Giỏi: 52 -Tỉ lệ: 25,24%; Khá: 90 -Tỉ lệ: 43,68%; TB: 64 -Tỉ lệ: 31,06%
c) Sáng kiến kinh nghiệm:
- Bản thân tôi luôn có ý thức nêu cao tinh thần tự học, tự trau dồi, tự nghiên cứu; óc
sáng tạo, luôn tạo ra những tình huống hứng thú, hấp dẫn trong tiết dạy để lôi cuốn
học sinh tập trung vào môn học đồng thời giúp các em biết cách giải thích được các
hiện tượng vật lí xảy ra trong tự nhiên,… Thấy được cái hay của phương pháp dạy
học tích cực, tôi đã viết sáng kiến “Biện pháp làm tăng sự sinh động cho một tiết học
vật lí” nhằm tạo sự hứng thú học tập bộ môn và giúp học sinh có khả năng tư duy
tốt. Sáng kiến này đươc áp dụng nhiều năm và mang lại hiệu quả đáng ghi nhận.
Đồng thời cũng thông qua tổ chuyên môn, được các thành viên trong tổ đồng tình và
từng bước thực hiện
- Kết quả: Thực tế qua khảo sát bằng hình thức trắc nghiệm khách quan từ khi bắt
đầu áp dụng biện pháp mới về sự hứng thú của 45 học sinh lớp 7, tôi thu được kết
quả như sau:
+ Năm học 2006-2007, có 30/45 học sinh hứng thú học, chiếm tỉ lệ 66,67%
+ Năm học 2007-2008, có 38/45 học sinh hứng thú học, chiếm tỉ lệ 84,44%
+ Năm học 2008-2009, có 42/45 học sinh hứng thú học, chiếm tỉ lệ 93,33%
d) Công tác kiêm nhiệm:
Là tổ trưởng tổ Lí - Tin - Công nghệ và giảng dạy bộ môn Vật lí, tôi đã đề ra kế
hoạch và biện pháp để giáo dục học sinh theo mục tiêu giáo dục toàn diện
- Đầu năm học, tôi thay mặt tổ kí kết hợp đồng trách nhiệm thực hiện kế hoạch “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- Lên kế hoạch thao giảng, chuyên đề theo khối lớp. Mỗi tháng ít nhất một tiết thao
giảng và một chuyên đề / năm. Mỗi giáo viên dự giờ ít nhất ba tiết / tháng, giáo viên
trẻ bốn tiết / tháng
Tổ chức thao giảng, chuyên đề để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi trao đổi kinh
nghiệm lẫn nhau
- Động viên giáo viên đạt điểm tốt, khích lệ động viên giáo viên tham gia dự thi giáo
viên giỏi, đã vận động được một giáo viên làm nguồn cho năm học 2009 - 2010
- Hỗ trợ tốt giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học và khuyến khích giáo viên vận
dụng đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực trên lớp kết hợp với các phương tiện
hiện đại và rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy, từng phân môn, từng khối lớp
- Ngoài việc theo dõi thống kê của từng bài kiểm tra từng khối lớp với những lưu ý
cụ thể, sau những tiết dự giờ tôi luôn yêu cầu giáo viên phải nắm rõ các mặt còn hạn
chế của học sinh, nhằm từng bước khắc phục và nâng cao chất lượng bộ môn
- Đối với việc theo dõi chất lượng bộ môn và phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng
học sinh giỏi. Sau mỗi bài kiểm tra một tiết, bài kiểm tra cuối học kỳ. Giáo viên bộ
môn cùng khối lớp ngồi lại xem xét đánh giá kết quả và tìm biết những lý do còn hạn
chế nhằm có hướng khắc phục. Một trong những việc thường xuyên phải làm là giáo
viên cập nhật danh sách học sinh yếu kém bộ môn để động viên khích lệ kịp thời
những em có tiến bộ đồng thời nhắc nhở những em học sinh còn thiếu nỗ lực bản
thân trong học tập để có hướng giúp đỡ những em này thiết thực hơn. Bên cạnh đó,
giáo viên luôn tìm những học sinh học giỏi, yêu thích bộ môn để có kế hoạch tiếp
tục bồi dưỡng
Trong sinh hoạt khối lớp, tôi yêu cầu giáo viên phải thống nhất các đồ dùng dạy
học cần thực hiện và sử dụng có hiệu quả cho tiết dạy, soạn đồ dùng cần sử dụng
trong tháng. Thống nhất nội dung bài kiểm tra một tiết, bài thi học kì, số cột điểm
phải thực hiện trong tháng…Đóng góp ý kiến sau tiết dự giờ, dự thao giảng của đồng
nghiệp, chia xẻ kiến thức kinh nghiệm để học tập lẫn nhau, nâng cao tay nghề
- Phân công giáo viên có kinh nghiệm dự giờ thăm lớp giáo viên trẻ, giáo viên tập
sự, luôn theo dõi giúp đỡ không chỉ trong kiến thức chuyên môn mà ngay cả trong
công tác chủ nhiệnm lớp, công tác đoàn thể,…
Kết quả:
- 100% giáo viên thực hiện tốt mọi hoạt động chuyên môn của tổ
- 100% giáo viên hỗ trợ tốt mọi hoạt động của nhà trường
- Giáo viên dự thi giáo viên giỏi đạt tỉ lệ cao. Trong đó có một giáo viên là chiến sĩ
thi đua cấp cơ sở, một giáo viên đang làm hồ sơ đề nghị chiến sĩ thi đua cấp tỉnh
- Thực hiện được nhiều chuyên đề về nội dung khoa học chất lượng và phục vụ tốt
cho nhu cầu giảng dạy
- Tổ chức thao giảng giao lưu chuyên môn về giáo án điện tử, được các trường bạn
đánh giá cao
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả năm em đạt học sinh giỏi cấp thành phố
- Số lượng học sinh yếu kém giảm sau mỗi bài kiểm tra cũng như thi học kỳ điểm
được cải thiện
- Tay nghề giáo viên được nâng lên, giáo viên trẻ tự tin hơn khi đứng lớp và xử lý tốt
những tình huống sư phạm
- Tổ luôn đảm bảo tốt các hoạt động chuyên môn đồng bộ và đều tay như: kiểm tra
hồ sơ, thao giảng, thực hiện chuyên đề, …
- Các danh hiệu tổ đạt được: lao động tiên tiến năm học 2006-2007, tổ tiên tiến xuất
sắc năm học 2007-2008, năm học 2008-2009 tổ tiếp tục được đề nghị danh hiệu tiên
tiến xuất sắc
e) Công tác phổ cập:
Năm học 2008-2009, tôi tham gia dạy lớp phổ cập môn Vật lí 8, 9 tại điểm Trường
THCS Phường 3, Trần Hưng Đạo, khóm 7, Phường 3, Thành phố Sóc Trăng
2.2/ Tham gia các hoạt động đoàn thể:
- Tham gia viết các bài dự thi do các tổ chức đoàn thể phát động như: