Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN liên hê thực tế vào giảng dạy môn tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 16 trang )

SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
1. Lý do về mặt lý luận
2. Lý do về mặt thực tiễn
3. Tính cấp thiết của sáng kiến kinh nghiệm
4. Năng lực nghiên cứu của tác giả
II. Đối tượng nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
2. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
III.Phương pháp nghiên cứu
IV.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
II. Giải pháp thực hiện
1. Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp
2. Hình thức tổ chức các hoạt động thực tiễn
3. Tiến trình thực hiện các giải pháp
3.1Hoạt động sắm vai ( Role- play)
3.2Hoạt động phỏng vấn ( Interview)
3.3Hoạt động kết hợp
4. Kết quả thực hiện.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận
1. Nội dung
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
4. Bài học kinh nghiệm
II. Đề xuất và kiến nghị


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Ngô Thị Phương Trang

Trang
2
2
2
3
4
4
4
4
4
4
4
7
8
9
9
10
11
11
12
14
14
14
14
14
15


Page 1


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu:
1. Lý do về mặt lý luận
Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, ngành giáo dục Việt Nam đang ngày
càng hội nhập cùng thế giới. Ngoại ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công
cụ đắc lực cho quá trình hội nhập. Thực tế chứng minh trình độ của học sinh
Việt Nam không thua kém học sinh trên toàn thế giới. Điển hình như các cuộc
thi Olympic Toán, Lý, Hóa quốc tế, đoàn học sinh Việt Nam đạt rất nhiều huy
chương vàng. Tuy nhiên, học sinh Việt Nam bị hạn chế do năng lực ngoại ngữ,
phổ biến là tiếng Anh. Nghiên cứu của trường đại học Khoa học xã hội – nhân
văn TP Hồ Chí Minh chỉ ra rằng trình độ tiếng anh của sinh viên Việt Nam rất
thấp so với thế giới (Khoảng 3% có chứng chỉ quốc tế như Toelf, Ielts hay
Toeic). Nhiều nghiên cứu về độ tuổi thích hợp nhất để học một ngôn ngữ thứ hai
và thực tế nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới như Vương quốc Anh đã chỉ
ra giai đoạn 6-7 tuổi là thời điểm thích hợp nhất. Một câu hỏi lớn đặt ra“Làm thế
nào để chuẩn bị tốt hành trang ngoại ngữ vào đời” thì có lẽ đa số học sinh phải
chuẩn bị Tiếng Anh ngay từ khi ở bậc tiểu học.
Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho
việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học
cũng như những môn học khác, cung cấp những tri thức ban đầu, những nhận
thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.
2.Lý do về mặt thực tiễn.
Việc cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính chủ
động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh là giải pháp cơ bản để nâng cao

giáo dục. Chính vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tập trung đổi mới chương
trình dạy và học Tiếng Anh. Bên cạnh đó, chương trình giảng dạy cũng phải phù
hợp với từng đối tượng học sinh. Nhiều phương pháp dạy – học được đưa ra
trong ngành Giáo dục nhằm khắc phục những hạn chế mà ngành đang đối mặt.
Tuy nhiên, các vấn đề đã đưa ra còn mang nặng lý thuyết và tập trung phần lớn
ở các cấp học cao. Quan tâm tới phương pháp dạy – học của cấp Tiểu học đang
là vấn đề cấp thiết, tạo nền tảng lâu dài cho việc lên các cấp học sau này. Hệ
thống sách dạy- học ngoại ngữ cũng được trú trọng trong các năm gần đây. Một
số trường cũng đã sử dụng nhiều bộ sách Tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Nhà xuất bản Macmillan, Trường đại học Oxford và Cambrige để vừa phù
hợp với trình độ tiếp thu của trẻ và xu hướng của thế giới.
Thực tế, việc phản xạ Tiếng Anh tự nhiên, giao tiếp của trẻ với người bản
ngữ, giao tiếp các tình huống trong cuộc sống hằng ngày còn hạn chế. Bên cạnh
đó, các bộ sách Tiếng Anh trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo, quốc tế hiện nay
Ngô Thị Phương Trang

Page 2


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

rất chú trọng đến vấn đề giao tiếp- tương tác của học sinh, đặc biệt qua các tình
huống đời thường, ở trường, cuộc sống xung quanh. Một số tình huống trong
một số bộ sách quốc tế không phù hợp với học sinh Việt Nam. Ví dụ học sinh
Việt Nam thường chơi nhảy dây, bóng đá hơn là trò bóng bàn hay là nhào lộn.
Học sinh Việt Nam chủ yếu đi xe đạp, xe bus đến trường hơn là tàu hỏa và tàu
điện ngầm. Hơn nữa, giao tiếp tiếng Anh đang được cho là yêu cầu vô cùng cấp
bách do thực tế học sinh Việt Nam rất giỏi ngữ pháp nhưng phản xạ tự nhiên lại
hạn chế.
Những lý do trên đã cho tôi thấy được tầm quan trọng của liên hệ thực tế

trong mỗi bài dạy và câu hỏi đặt ra là phải tìm ra phương pháp để lồng ghép
các tình huống thực tế vào bài dạy. Đó là lý do tôi chọn sáng kiến kinh nghiệm
“Liên hệ thực tế trong giảng dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học: vai trò và
phương pháp” nhằm mục đích nghiên cứu tầm quan trọng của liên hệ thực tế
trong giảng dạy tiếng Anh và các phương pháp lồng ghép liên hệ thực tế trong
giảng dạy giúp học phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
3.Tính cấp thiết của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học là một môn độc lập. Bởi đặc thù của môn
học nó không giống như các môn học khác là ngoài giờ học trên lớp ra các em
không thể nhận được sự kèm cặp hay giúp đỡ nào từ phía gia đình. Nhất là khu
vực miền núi, vùng sâu vùng xa của chúng tôi, hầu hết các bậc phụ huynh không
có một chút kiến thức nào về môn Tiếng Anh.
Môn Tiếng Anh có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay
của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, cả thế giới là một ngôi nhà
chung. Cho nên Tiếng Anh nó là bộ môn học ngôn ngữ giao tiếp chung và được
xem là ngôn ngữ quốc tế. Ở Việt Nam những năm gần đây cũng được bắt đầu ở
bậc Tiểu học, nên cần phải có từ ngữ đơn giản, gần gũi, phù hợp với hoạt động
nhận thức của trẻ.
Môn Tiếng Anh cũng có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện
tính kiên trì và ghi nhớ, từ các thao tác tư duy cần thiết cho việc tiếp cận và hình
thành ngôn ngữ mới.
Có một thực tế là, phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho
môn ngoại ngữ, chuẩn bị bài một cách sơ sài, đối phó trong khi các em học rất
yếu môn này. Từ đó, một số em có tâm lý chán học bộ môn tiếng Anh. Trong
các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt, ngại việc đọc nói tiếng Anh và ít tham gia phát biểu để tìm hiểu bài học.
Học sinh tiểu học là những trẻ em, mức độ nhận thức của các em còn
thấp, chất lượng học tập bộ môn không đồng bộ. Thêm nữa, học sinh ở vùng
nông thôn chỉ quen cách học cũ ít đọc thêm sách báo phù hợp lứa tuổi để mở
Ngô Thị Phương Trang


Page 3


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

rộng bổ sung, nâng cao kiến thức. Đồng thời đây là những năm đầu làm quen
với một ngoại ngữ, trong khi vẫn có một số lượng không nhỏ học sinh còn
chưa học tốt tiếng mẹ đẻ của mình.
Chính vì vậy, cần phải nhanh chóng tìm ra phương pháp để các em có
thể học Tiếng Anh một cách dễ dàng hơn.
4.Năng lực nghiên cứu của tác giả:
Với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở bậc
Tiểu học, cũng đã thay đổi nhiều phương pháp để giảng dạy. Tôi dành nhiều thời
gian và tâm huyết để nghiên cứu về chuyên môn cũng như tính hiệu quả của giờ lên
lớp, đặc biệt là đối với một giờ dạy Tiếng Anh. Bản thân tôi chịu khó tìm tòi, nghiên
cứu, tham khảo nhiều tài liệu, về phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh, Các hình
thức dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, từng nội dung bài học…Sau đó, tôi ghi
chép và tích lũy thường xuyên. Trong và ngoài giờ dạy, tôi thường xuyên trao đổi với
đổng nghiệp để học hỏi và đúc rút kinh nghiệm cần thiết để áp dụng trong quá trình
dạy học.

II. Đối tượng nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học
sinh Tiểu học.
2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: lớp 3C, 4A, 4B, 4C, 4E, 5A, 5C trường
TH Nguyễn Du
III. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
2. Phương pháp quan sát
3. Phương pháp điều tra, thống kê

4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh
IV. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
1. Phạm vi nghiên cứu: áp dụng trong phạm vi trường TH Nguyễn Du
2. Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian thực hiện: Từ tháng 8/ 2017 đến tháng 1/ 2018
- Tháng 8/ 2017: Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài và khảo sát thực
trạng
- Tháng 9/ 2017- 11/ 2017: Ứng dụng đề tài
- Tháng 12: Nghiệm thu
- Tháng 1: Tiến hành viết đề tài
B. NỘI DUNG:
I. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

Ngô Thị Phương Trang

Page 4


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Thứ nhất, để phát huy tốt tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học
tập thì chúng ta cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động
của người học, trong đó quá trình dạy học giáo viên chỉ là người truyền tải kiến
thức đến học sinh. Học sinh muốn lĩnh hội những kiến thức đó thì phải tự học
bằng chính bản thân mình.
Thứ hai, một số phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại trên thế giới cũng rất
chú trọng việc liên hệ thực tiễn vào bài dạy.
Mô hình giảng dạy dựa trên các tình huống; nhiệm vụ(Task- based language
teaching, TBLT)(Willis, 2007) khuyến khích học sinh sử dụng ngôn ngữ thông
qua các tình huống, hoạt động gắn với thực tế của học sinh ví dụ như đi thăm

bạn, đi mua sắm và nghe điện thoại. Từ đó giúp tăng khả năng giao tiếp của học
sinh và khuyến khích lấy học sinh làm trung tâm. Dưới đây là một ví dụ về các
hoạt động giảng dạy tiếng anh của chương trình tiếng anh TALL English có ứng
dụng mô hình TBLT. Các hoạt động được sắp xếp theo trình độ từ cơ bản đến
trung cấp như tình huống giao tiếp gặp người bạn mới, nói về gia đình, thói quen
hằng hằng, miêu tả người, chỉ đường, xin lỗi, lời mời, …

(Nguồn: />Mô hình giảng dạy theo đường hướng giao tiếp (Communicative Language
Teaching, CLT) chú trọng đến cách tổ chức các hoạt động trên lớp. Tại đây,
nhiệm vụ của người dạy là cần tạo ra nhiều tình huống giao tiếp phù hợp với học
sinh và bài dạy: Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, giám sát, quản lý
các hoạt động; học sinh là người trực tiếp giao tiếp trong từng tình huống cụ thể.
Một số hoạt động giảng dạy của mô hình này là phỏng vấn (Interviews), sắm vai
(Role-play), giải quyết vấn đề (problem-solving) ,tranh luận ( debate) và điền
thông tin (Information Gap).
Phương pháp giảng dạy tiếng Anh tiên tiến ESA của nhà giáo dục học Jemery
Harmer nhấn mạnh vào A(Activate- vận dụng) nhằm khuyến khích học sinh sử
Ngô Thị Phương Trang

Page 5


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

dụng ngôn ngữ thông qua các tình huống thực tế được giả dụ. Một số hoạt động
cụ thể như sắm vai (Role-play) ,thảo luận nhóm (Discussons) ,hay thuyết trình
(Presentations)
Các tài liệu tham khảo của Hội đồng Anh về cách tạo hứng thú cho học sinh
trong giờ tiếng Anh cũng tập trung vào các tình huống thực tế. Các nhà giáo dục
học khuyến khích giáo viên sử dụng hoạt động cá nhân hóa (personalize) hay

các hoạt động bên ngoài lớp học ( look outside the classroom) để giúp học sinh
hứng thú hơn với môn học.
Tóm lại, việc liên hệ thực tiễn vào bài dạy không những được chú trọng ở trên
thế giới và nền giáo dục Việt Nam hiện tại cũng rất quan tâm.
*Thuận lợi:
Trường TH Nguyễ Du là một trong những trường chuẩn quốc gia nên việc
dạy học tiếng Anh luôn được đề cao. Mỗi tuần học sinh học 04 tiết tiếng Anh, có
02 giáo viên chịu trách nhiệm giảng dạy môn Tiếng Anh. Mỗi tiết học kéo dài
35- 40 phút. Hệ thống sách học sinh đang sử dụng là Sách Tiếng Anh của Bộ
Giáo Dục. Ngoài chương trình học trên lớp, học sinh còn được tham gia học câu
lạc bộ tiếng Anh, tham gia các cuộc thi trên Internet như giải toán trên mạng
bằng Tiếng Anh và các chương trình văn nghệ tiếng Anh.
*Khó khăn:
Về cơ sở vật chất: trang thiết bị dạy học còn hạn chế, số tiết học học sinh
được học với máy chiếu còn hạn chế nên các em ít cơ hội được quan sát, thực
hành theo các video của người nước ngoài.
Bên cạnh đó, các em không có cơ hội được đi tham quan ;tham gia các buổi
giã ngoại hay tổ chức các buổi nói chuyện bằng Tiếng Anh. Không có cơ hội gặp
gỡ giao lưu ; nói chuyện với người nước ngoài. Nên khả năng giao tiếp ;kỹ năng
nghe ;nói còn hạn chế.
Đa số học sinh là con em người địa phương, thiếu thốn về sách vở ; ít được
tiếp cận với thông tin đại chúng. Khả năng giao tiếp cũng hạn chế hơn so với
con em người Kinh. Có nhiều em còn chưa nói lưu loát tiếng mẹ đẻ nên việc
nghe, nói Tiếng Anh là một điều rất khó khăn.
Ý thức học tập chưa cao, các em ở lứa tuổi này còn hạn chế về ý thức học
tập. Các em ham chơi nên ý thức chưa được cao. Một số em rất ngại giao tiếp
không phải do các em tiếp thu chậm và do các em bị hạn chế về tâm lý, ngại
thực hành trước đông người.
*Khảo sát ban đầu:
Do vấn đề nghiên cứu ở đây là liên hệ thực tế trong bài học nhằm tăng khả năng

giao tiếp tiếng Anh nên người nghiên cứu sử dụng chủ yếu kết quả kỹ năng
Ngô Thị Phương Trang

Page 6


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Nghe – Nói của học sinh trong nghiên cứu kèm so sánh với kết quả kỹ năng Đọc
– Viết
Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng tháng 9 năm 2017-2018 kỹ năng Đọc –
Viết:
Lớp

Sỹ số

3C
4A
4B
4C
4E
5B
5C

25
28
27
28
17
27

27

Hoàn thành Tốt
SL
%
12
48%
16
57,2%
18
66,7%
12
42,9%
8
47,1%
20
74,1%
18
66,7%

Hoàn Thành
SL
%
10
40%
9
32,1%
7
25,9%
14

50%
5
29,4%
7
25,9%
8
29,6%

Chưa hoàn thành
SL
%
3
12%
3
10,7%
2
7,4%
2
7,1%
4
23,5%
0
0
1
3,7%

Bảng 2: Kết quả khảo sát chất lượng tháng 9 năm 2017- 2018 kỹ năng NgheNói.
Lớp

Sỹ số


3C
4A
4B
4C
4E
5B
5C

25
28
27
28
17
27
27

Hoàn thành Tốt
SL
%
5
20%
7
25%
6
22,2%
8
28,6%
3
17,6%

15
55,6%
10
37%

Hoàn Thành
SL
%
15
60%
15
53,6%
15
55,6%
12
42,8%
8
47,1%
7
25,9%
10
37%

Chưa hoàn thành
SL
%
5
20%
6
21,4%

6
22,2%
8
28,6%
6
35,3%
5
18,5%
7
26%

Từ hai bảng trên có thể thấy sự chênh lệch khá lớn về kỹ năng Đọc- Viết và kỹ
năng Nghe- Nói. Kỹ năng Nghe – Nói thấp hơn kỹ năng Đọc – Viết.
II. Giải pháp thực hiện:
Từ thực tế giảng dạy tiếng Anh nói trên, người nghiên cứu nhận thấy vai trò
quan trọng của việc đưa các tình huống thực tế vào giảng dạy tiếng Anh để giúp
tăng khả năng Nghe- Nói của học sinh, giảm sự chênh lệnh các kỹ năng tiếng
Anh: Nghe – Nói – Đọc – Viết, học sinh có nhiều cơ hội thực hành giao tiếp và
phản xạ tự nhiên hơn. Để làm được điều này, cá nhân người nghiên cứu đưa ra
một số phương pháp giúp học sinh tăng cơ hội được trải nghiệm với các tình
huống thực tế trong giờ học. Các phương pháp trong đề tài này cũng đã đươc đề
Ngô Thị Phương Trang

Page 7


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

cập nhiều trong các tài liệu hướng dẫn giảng dạy tiếng Anh trong nước và nước
ngoài. Một số phương pháp đã được người nghiên cứu trích dẫn trong phần nội

dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. (B.I) Để áp dụng các
phương pháp này một cách có hiệu quả thì đòi hỏi giáo viên phải biết cách chọn
lọc và tổ chức các phương pháp một cách linh hoạt và tủy thuộc vào đối tượng
học sinh. Giáo cụ, phương tiện giảng dạy, phương pháp tổ chức cũng đóng vai
trò quan trọng trong sự thành công của tiết dạy. Do vậy, giáo viên cần phải tổ
chức các hoạt động một cách linh hoạt để tránh sự nhàm chán, tăng sự hứng thú,
tạo động lực cho học sinh học tập.
1. Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp
Để chuẩn bị các hoạt động liên hệ thực tế trong giờ học, giáo viên cần chuẩn
bị những việc sau đây:Lập kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động xen kẽ phù
hợp từng tiết học. Giáo viên cần chuẩn bị các phương áp hỗ trợ trong trường hợp
tiết dạy không theo kế hoạch ban đầu. Chuẩn bị đồ dùng dạy học (posters, thẻ từ,
bảng phụ, bút, tranh,…). Tùy vào nội dung bài học và điều kiện mà giáo viên có
sự chuẩn bị phù hợp. Ví dụ dạy bài 13- Đồ ăn, đồ uống trong ( Would you like
some milk?) sách Tiếng Anh 4, giáo viên có thể chuẩn bị một số menu thật từ
các nhà hàng để cho học sinh thực hành cách gọi đồ ăn, đồ uống.
(Ảnh sưu tầm)

Giáo viên cũng có thể sử dụng ngay các đồ dùng của học sinh trên lớp học.
Chuẩn bị máy tính, máy chiếu nếu tiết dạy có sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin.
Chuẩn bị, sắp xếp lớp học để tổ chức học sinh một số hoạt động hiệu quả. Ví
dụ kê bàn ghế hình chứ U, phân công nhóm trưởng.
Ngô Thị Phương Trang

Page 8


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học


(Ảnh sưu tầm)
2. Hình thức tổ chức các hoạt động thực tiễn
- Theo cá nhân: Giáo viên hoặc 1 thành viên trong lớp hỏi trực tiếp một bạn
trong lớp.
- Theo đôi: Giáo viên chia cặp hoặc cho học sinh tự chọn hoặc ngẫu nhiên theo
danh sách lớp.
- Theo nhóm 4- 6 người: Giáo viên chia theo vị trí ngồi hằng ngày hoặc cho học
sinh tự chọn.
- Theo nhóm lớn(tổ): Giáo viên chia theo tổ hoặc nhóm lớn (8-10 người) tùy vào
sỹ số học sinh.
- Theo tập thể
3. Tiến trình thực hiện các giải pháp:
Có nhiều cách giúp học sinh tăng cường giao tiếp các tình huống thực tế và
áp dụng với mỗi bài dạy, trình độ học sinh lại khác nhau nên giáo viên cần chọn
lựa cách phù hợp. Mỗi hoạt động lại có thể thực hiện trong phẩn Warm up,
Before, While hoặc phần Post.
Sau đây là một vài phương pháp mà người nghiên cứu đúc kết trong qua trình
giảng dạy và nghiên cứu tài liệu nhằm giúp các em cọ xát với các tình huống
thực tế trong các bài học:
3.1 Hoạt động sắm vai ( Role- play)
Hình thức tổ chức: Theo cặp, theo nhóm nhỏ hoặc theo nhóm lớn
Chuẩn bị: Tranh ảnh, tờ quảng cáo, giáo cụ trực quan, đồ dùng của học sinh, đồ
dùng xung quanh lớp học.
Thời điểm áp dụng: trong quá trình luyện tập (While) và sau khi luyện tập (Post)
Ngô Thị Phương Trang

Page 9


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học


Nội dung: Giáo viên đưa tình huống thực tế, chia vai cho học sinh hoặc cho học
sinh lựa chọn vai để tăng sự hứng thú. Học sinh nhận vai và vận dụng các mẫu
câu trong bài hoặc do giáo viên gợi ý để luyện tập.
Ví dụ: trong bài 17- chủ đề quần áo, sách Tiếng Anh lớp 4, học sinh được luyện
mẫu câu:
A: How much is the blouse?
B: It is 70.000 dong.
A: How much are the jeans?
B: They are 75.000 dong..
Sau khi luyện tập các tranh trong sách, giáo viên cho học sinh sắm vai
thành Người bán hàng- người mua hàng tại cửa hàng quần áo để thực hành. Giáo
viên tận dụng tủ quẩn áo, giá treo quần áo trong lớp để tiến hành hoạt động(Ảnh
minh hoạt)
Thời gian thực hiện: 10 phút
Hình thức: Nhóm đôi
Giáo viên có thể cung cấp thêm một số từ về chủ đề quần áo như “jacket, Tshirt”

(Ảnh minh họa, tại lớp 4B trường TH Kim Đồng)
A salesclerk: How much are the shoes?
B customer: They are 100.000 dong.
Phương pháp này giúp học sinh được đóng vai, tạo ra một môi trường
kích thích, mô phỏng thực tế cho phép học sinh tăng cường sự hiểu biết về tình
huống hoặc sự kiện đã được tái hiện của học sinh. Giúp học sinh có một cái nhìn
sâu hơn vào khái niệm then chôt bằng việc diễn xuất các vấn đề thảo luận ở lớp
học. Học sinh cũng phát triển các kỹ năng thực hành.
Ngô Thị Phương Trang

Page 10



SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

3.2 Hoạt động phỏng vấn ( Interviews)
Hình thức tổ chức: Theo cặp, theo nhóm
Thời điểm áp dụng: Sau khi học sinh luyện tập mẫu câu
Chuẩn bị: Bảng hỏi cho học sinh(tùy chọn)
Nội dung: Giáo viên đưa ra tình huống, câu hỏi phỏng vấn tùy vào bài học, sau
đó cho học sinh đi phỏng vấn các bạn xung quanh lớp.
Ví dụ :trong bài 3- Bạn đã đi đâu vào mùa hè trước?, sách Tiếng Anh 5, học sinh
học về các phương tiện giao thông “ train, plane, bus, taxi,….” và mẫu câu
A: Where did you go on holiday?
B: I went to Ha Long Bay.
Và mẫu câu:
A: How did you get there?
B: I went by train.
Sau khi luyện tập xong mẫu câu, giáo viên cho học sinh đi phỏng vấn các
bạn của mình xem mùa hè trước các bạn đã đi đâu? và đi bằng phương tiện gì?,
có thể hỏi thêm các mẫu câu đi cùng với ai và đã làm gì ở đó, vì các mẫu câu
này các em đã được học.
Phương pháp này tạo cơ hội cho học sinh được thảo luận về vấn đề mà
học sinh muốn biết về bạn mình, về những người mình cần phỏng vấn. Tạo cho
học sinh kỹ năng giao tiếp một cách tự tin, sáng tạo các tình huống mà các em
gặp trong cuộc sống hàng ngày.
3.3 Hoạt động kết hợp thảo luận (Discussion) & Giải quyết tình huống
( Problem- solving) & Thuyết trình ( Discussions)
Hình thức tổ chức: Theo nhóm nhỏ (4-6 người) hoặc theo nhóm lớn (8-10
người)
Thời điểm áp dụng: Sau khi học sinh học từ vựng và mẫu câu
Chuẩn bị: Tình huống thực tế, bảng phụ, bút,…

Nội dung: Giáo viên đưa ra các tình huống thực tế khuyến khích học sinh cần
làm việc theo nhóm để giải quyết vấn đề
Ví dụ: trong bài 2- Đồ dùng học tập, sách Tiếng Anh lớp 3, học sinh học một số
đồ dùng học tập và mẫu câu giới thiệu về các đồ dùng học tập mà mình có cho
các bạn biết :

Ngô Thị Phương Trang

Page 11


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

(Ảnh minh họa, tại lớp 3C )
A: This/ That is my ruler.
Hoặc: A: These are/ Those are my rubbers.
Giáo viên yêu cầu học sinh bỏ tất cả đồ dùng học tập mà mình có lên bàn.
Sau đó giơ các đồ dùng học tập mình có lên và giới thiệu cho các bạn trong lớp
biết nhưng đồ dùng học tập mà mình có là gì? Có thể làm việc theo nhóm, mỗi
thành viên trong nhóm giới thiệu cho nhóm của mình biết mình có những đồ
dùng học tập nào? (bằng mẫu câu)
S: This/ That is my pen.
Hoặc S: These/Those are my books.
Ưu điểm của phương pháp này là tăng cường cơ hội tham gia đóng góp
xây dựng bài của học sinh, tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian,
tăng thêm cơ hội cho nhiều học sinh được làm việc trong cùng một lúc, tăng
cường sự giao tiếp, trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của học sinh và tạo điều
kiện cho giáo viên làm việc với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
4. Kết quả thực hiện
Sau thời gian áp dụng các hoạt động trên với các nhóm đối tượng học sinh

trong nghiên cứu, kết quả kỹ năng Nghe- Nói của học sinh sau học kỳ I như sau:
Ngô Thị Phương Trang

Page 12


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Bảng 2: Kết quả khảo sát chất lượng tháng 9 năm 2017- 2018 kỹ năng NgheNói.
Lớp

Sỹ số

3C
4A
4B
4C
4E
5B
5C

25
28
27
28
17
27
27

Hoàn thành Tốt

SL
%
5
20%
7
25%
6
22,2%
8
28,6%
3
17,6%
15
55,6%
10
37%

Hoàn Thành
SL
%
15
60%
15
53,6%
15
55,6%
12
42,8%
8
47,1%

7
25,9%
10
37%

Chưa hoàn thành
SL
%
5
20%
6
21,4%
6
22,2%
8
28,6%
6
35,3%
5
18,5%
7
26%

Bảng 3: Kết quả học tập kỹ năng Nghe- Nói sau học kỳ I năm học 2017- 2018
Lớp

Sỹ số

3C
4A

4B
4C
4E
5B
5C

25
28
27
28
17
27
27

Hoàn thành Tốt
SL
%
12
48%
18
64,3%
17
63%
14
50%
8
17,6%
20
74,1%
17

63%

Hoàn Thành
SL
%
12
48%
9
32,1%
9
33,3%
12
42,9%
8
47,1%
7
25,9%
8
29,6%

Chưa hoàn thành
SL
%
1
4%
1
3,6%
1
3,7%
2

28,6%
1
35,3%
0
18,5%
2
7,4%

Nhìn vào kết quả khảo sát cuối học kì 1 của các lớp và so sánh giữa bảng 2 với
bảng 3 ;đã phản ánh tỷ lệ học sinh đạt điểm nghe ,nói đã tăng lên ,tỷ lệ học sinh không
đạt điểm kỹ năng nghe ,nói giảm dần, góp phần nâng cao chất lượng môn tiếng Anh
của trường.

*Kết luận rút ra sau tiến hành:
Từ kết quả trên và thực tế giảng dạy, người nghiên cứu nhận thấy việc liên
hệ thực tế trong các bài học giúp phát triển kỹ năng nghe, nói ở học sinh. Đồng
thời giúp học sinh tự tin hơn khi giao tiếp, phản xạ nhanh hơn ;phát huy được
tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Bên cạnh đó còn giúp
học sinh có thể liên hệ từ trong cuộc sống thực tế hàng ngày vào việc học Tiếng
Anh một cách dễ dàng.
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
Ngô Thị Phương Trang

Page 13


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

1. Nội dung:

Liên hệ thực tế là phương pháp giúp học sinh có thể dễ dàng tiếp cận với bộ
môn Tiếng Anh nhất. Bởi phương pháp này chủ yếu là các em được làm cặp,
nhóm với các bạn khác trong lớp. Từ đó các em được tham gia một cách chủ
động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, có thê giao lưu học hỏi lẫn nhau cùng nhau hợp tác để giải quyết các
vấn đề liên quan đến bài học.
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
SKKN “ Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học”
thực sự đóng vai trò quan trọng trong nhận thức của giáo viên về liên hệ thực tế
trong giảng dạy ngoại ngữ. Giáo viên có thêm công cụ để giảng dạy và chuẩn bị
bài tốt hơn, đầu tư và tâm huyết với công việc nhiều hơn. Với học sinh, SKKN
này cũng đã giúp tăng cường khả năng giao tiếp của học sinh trong các tình
huống cụ thể, phản xạ tiếng anh nhanh và tự nhiên. Hơn nữa, học sinh hứng thú
hơn với môn học và chất lượng học tập được nâng cao.
2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi lựa chọn để vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi nhận thấy: không
những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu kiến thức của bài
học đó. Các em rèn được khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em
mạnh dạn, tự tin hơn. Điều đáng mừng là các em học rất hào hứng, chờ đợi tiết
học cho các em lòng yêu thích, ham mê môn Tiếng Anh. Điều này chứng tỏ việc
áp dụng sáng kiến “Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu
học ” đã phát huy tác dụng tích cực. Nếu giáo viên chịu khó đầu tư tranh ảnh, thời
gian và tâm huyết, tôi khẳng định chắc chắn rằng trình độ của học sinh tiểu học của
huyện nhà sẽ được nâng cao rõ rệt góp phần giúp các em tự tin khi sử dụng tiếng Anh
trong giao tiếp thực tế.

Bên cạnh đó, các cuộc thi ngoài nhà trường tổ chức, các học sinh cũng được
các giải thưởng cao: có 4 em học sinh đạt giải trong cuộc thi OTE cấp huyện: 1
giải nhất, 1 giải nhì, 2 giải ba.
Hơn nữa, các giáo viên cũng có thể sử dụng nhiều hoạt động với đa dạng lứa

tuổi học sinh khác nhau. Người nghiên cứu chỉ nghiên cứu các lớp 3B, 4A, 4B,
4C, 4E, 5A, 5C các giáo viên có thể áp dụng với khối 3,4,5 tuỳ vào bài dạy.
Ngoài kĩ năng nghe, nói các giáo viên có thể áp dụng vào kỹ năng đọc, viết hay
các môn học khác.
3. Bài học kinh nghiệm
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Liên hệ thực tế trong giảng dạy tiếng
Anh cho học sinh Tiểu học” vào trong giảng dạy tôi rút ra những bài học kinh
nghiệm như sau:
Ngô Thị Phương Trang

Page 14


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

Giáo viên cần quan tâm nhiều hơn nữa các học sinh yếu kém, giúp đỡ các
em, người giáo viên phải trực tiếp chỉ dẫn để các em có thể hiểu được bài học,
hoặc đối với các lớp đông giáo viên có thể cử các em học sinh giỏi đi kèm các
em học sinh yếu, kém.
Giáo viên đi dạy cần làm nhiều đồ dùng học tập hơn, chuẩn bị kĩ các đồ
dùng cần thiết cho bài dạy ngày hôm đó là vật thật thì càng tốt, hoặc có thể sử
dụng các flash card, tranh ảnh để thay thế.
Cần cho các em chơi trò chơi whisper ( thì thầm) để các em có thể giữ yên
lặng, bởi vì các hoạt động này dễ gây mất trật tự ảnh hưởng đến các lớp bên
cạnh.
II.Đề xuất và kiến nghị
Với Sở GD& ĐT, người nghiên cứu đề xuất Sở tạo điều kiện thêm cho các
giáo viên về hệ thống sách, chương trình học, hệ thống đánh giá học sinh và các
khóa huấn luyện ngắn hạn dành cho giáo viên.
Với Phòng GD & ĐT, Tạo điều kiện thuận lợi để các GV dạy tiếng Anh tiểu học

được tham gia bồi dưỡng về công nghệ thông tin, cách thức khai thác các phần mềm
và trang website phục vụ dạy và học tiếng anh trên mạng.

Với lãnh đạo nhà trường, người nghiên cứu đề xuất đầu tư thêm cơ sở vật
chất, trang thiết bị hiện đại trong các lớp học để tạo môi trường tốt nhất cho việc
giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh.
Đăk pek, ngày 10 tháng 01 năm 2018
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

Ngô Thị Phương Trang

Ngô Thị Phương Trang

Page 15


SKKN: Liên hệ thực tế trong giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />3. />%20bilash/taskbasedlanguageteaching.html
4. />5. />6. />7. />8. />9. />10. />11.www.cambridgeuniversity/gamesinenglish
12.www.macmilan
13.www.englishforkids
14.www.easyenglish/games
15.www.supersimpleenglishsongs
16.Giáo trinh TKT – Đại học Sư Phạm Ngoại Ngữ, ĐHQG Hà Nội

Ngô Thị Phương Trang

Page 16




×