Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BLT tài chính đề 14

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.82 KB, 14 trang )

A. MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, cùng với quá trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hệ thống pháp
luật thuế được hình thành và ngày càng phát triển. Pháp luật thuế có hệ thống quy phạm phức
tạp, chi tiết, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của nhà nước và phù
hợp với đời sống kinh tế xã hội. Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi
ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy. Hệ
thống thuế một quốc gia thường do nhiều loại thuế hợp thành. Mỗi loại thuế lại có đặc điểm
và chức năng riêng, nhưng nếu phân tích cân nhắc theo những tiêu chí nhất định thì một số
loại thuế lại có chức năng, đặc điểm tương tự, có thể gộp thành một loại. Việc tìm ra những
loại thuế với những đặc tính chung sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành
pháp; với chính những đối tượng có liên quan đến hoạt động về thuế. Một trong những loại
thuế đóng vai trò quan trọng trong đó là thuế tiêu thụ đặc biệt, có vai trò cân bằng hàng hóa,
dịch vụ đặc biệt. Và việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam là một vấn đề
nhận được nhiều sự quan tâm. Do đó em xin lựa chọn đề số 14: “Phân tích những đặc trưng
của thuế tiêu thụ đặc biệt (trong đó có so sánh với thuế giá trị gia tăng). Cho biết về sự
thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
năm 1990 cho đến nay” làm đề tài cho bài tập lớn của mình.

1


B. NỘI DUNG
I. Khái quát về thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Khái niệm thuế
Thuế là một khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho
nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm riêng
phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế. Tuy vậy, thuế bao giờ cũng mang những
đặc tính nhất định:
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc của ngân sách. Đặc tính bắt buộc của thuế là
một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự


nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho
thuế tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới
đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhà nước.
Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Nói cách khác, người nộp
thuế được hoàn trả một cách gián tiếp những khoản tiền nộp cho nhà nước.
2. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của luật thuế tiêu thụ đặc biệt. Nhằm hướng dẫn sản
xuất và tiêu dùng, đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Như vậy, không phải tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đều là đối tượng chịu thuế của thuế
tiêu thụ đặc biệt. Các hàng hóa dịch vụ có quy định để thu thuế tiêu thụ đặc biệt có các tính
chất sau:
Một là, mang tính xa xỉ, đánh vào những hàng hóa thường chỉ được sử dụng bởi những
người có thu nhập cao và rất cao trong xã hội: ô tô, tàu bay, du thuyền, kinh doanh gôn (golf),
kinh doanh ca-si-nô,…
Hai là, tạo ra ngoại ứng tiêu cực, có hại cho sức khỏe, có khả năng gây bất lợi tới sức
khỏe của người thứ ba không phải là người mua bán: thuốc lá điếu, xì gà, bia, rượu, kinh
doanh vũ trường, kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke),…
Ba là, hạn chế tiêu dùng: xăng các loại,…

2


Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt giúp cho nhà nước có thể định hướng được các tiêu dùng
trong xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành xu hướng tiêu dùng lành mạnh, phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của đất nước. Bên cạnh đó, nhà nước cũng có thể huy động
một bộ phận thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và có khả năng sử dụng các hàng
hóa, dịch vụ không thiết yếu, không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước để
sử dụng chúng vào những mục đích công cộng, có lợi cho cộng đồng, nhằm góp phần bảo

đảm công bằng xã hội.
3. Chủ thể quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt
Thứ nhất là cơ quan nhà nước chủ thể quyền lực tham gia vào quan hệ
pháp luật thuế TTĐB, có thẩm quyền lĩnh vực thu thuế, xem xét định miễn, giảm thuế TTĐB
gồm Bộ tài chính, Tổng cục thuế quan thu Bộ tài Tổng cục thuế tham gia vào quan hệ pháp
luật thuế TTĐB với tư cách chủ thể quyền lực, xem xét định trường hợp miễn
giảm thuế TTĐB cho đốitượng nộp thuế nhận hồ sơ xin miễn, giảm thuế TTĐB đối tượng
quan thu gửi tới Cơ quan thu gồm quan thuế, hải quan, quan tài tham gia vào quan
hệ với tư cách chủ thể quyền lực, có thâm quyền hướng dẫn, kiểm tra, tra
việc thu nộp thuế TTĐB áp dụng chế tài cần thiết
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập
hồng hóakinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB Trường hợp tổ chức, cá nhân có
hoạt động kinh doanh xuất mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB sở sản xuất để xuất
không xuất mà tiêu dùng nước tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất người
nộp thuế TTĐB Phạm vi chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB, vậy, phụ thuộc hồn tồn vào
phạm vi đối tượng chịu thuế TTĐB Bất kể chủ thể sản xuất nhập mặt hàng kinh doanh dịch
vụ theo điều luật thuế TTĐB 2008 phải có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB
II. Phân tích những đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt. So sánh thuế tiêu thụ đặc
biệt với thuế giá trị gia tăng
1. Những đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt
Về bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, do người tiêu dùng chịu.
Nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt có những đặc trưng riêng giúp chúng ta phân biệt được loại thuế
này với các loại thuế gián thu khác:
Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt có tính chất gián thu thể hiện ở việc thuế tiêu thụ đặc biệt
đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một
cách gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà người đó tiêu dùng và người sản
xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là người nộp thuế cho nhà
nước thay cho người tiêu dùng.

3



Như vậy, người sản xuất, nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ sẽ nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt và khoản thuế này được chuyển vào giá bán sản phẩm và chuyển sang cho người tiêu
dùng gánh chịu.
Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hóa, dịch
vụ mà nhà nước cần điều tiết. Khác với các loại thuế gián thu khác như thuế bán hàng (sale
tax), thuế doanh thu (gross receipt tax) và thuế giá trị gia tăng là những loại thuế có đối tượng
chịu thuế rộng rãi, bao quát hầu hết các mặt hàng và dịch vụ được tiêu thụ trong nền kinh tế.
Còn thuế tiêu thụ đặc biệt thì chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng và dịch vụ nhất định,
không được nhà nước khuyến khích tiêu dùng.
Tùy theo quan điểm của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia mà danh mục hàng hóa chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt cũng có thể rất khác nhau. Điều này được lí giải bởi chủ trương, chính
sách của nhà nước trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng cũng như trong lĩnh vực điều tiết
thu nhập của các tầng lớp dân cư ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập
quán của mỗi nước. Nhưng nhìn chung thì các quốc gia thường đánh thuế tiêu thụ đặc biệt
vào một số mặt hàng được coi là cao cấp và không thiết yếu, nhà nước không khuyến khích
tiêu dùng như: thuốc hút, rượu bia, xăng dầu,…
Thứ ba, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ và
thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác.
Đối với các loại thuế gián thu khác như thuế giá trị gia tăng, thuế doanh thu và thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu, luật pháp các nước thường quy định hệ thống thuế suất tỉ lệ làm căn cứ
để tính thuế. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ,
tùy theo quan điểm của các nhà làm luật ở mỗi nước.
Biểu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cũng có thể bao gồm hệ thống thuế suất tỉ lệ, theo đó
mức thu quy định bằng một tỉ lệ phần trăm tính trên giá tính thuế hàng hóa, dịch vụ. Việt Nam
cũng áp dụng biểu thuế suất tỉ lệ cho thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối với thuế suất tỉ lệ, việc điều
chỉnh mức thu thường được đặt ra khi nhà nước chủ trương thay đổi chính sách hướng dẫn
phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng xã hội hoặc khi cần thay đổi tỉ lệ động viên vào
ngân sách nhà nước. Đối với thuế suất cố định, ngoài việc chịu ảnh hưởng của những yếu tố

dẫn đến việc sửa đổi mức thu như trường hợp thuế suất tỉ lệ nói trên, mức độ lạm phát cũng là
một tác nhân quan trọng khiến các nhà làm luật phải thường xuyên chỉnh sửa mức thu theo
kịp sự biến động của giá trị của đồng tiền.
Dù áp dụng thuế suất tỉ lệ hay thuế suất cố định, thông thường các quốc gia thường quy
định mức thuế suất cao, thậm chí rất cao so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác nhằm
hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, điều tiết thu nhập của những đối tượng có sử dụng hoàng hóa
hoặc dịch vụ đặc biệt, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

4


Đặc trưng này chính là đặc trưng thể hiện quan điểm diều tiết của nhà nước thông qua
thuế tiêu thụ đặc biệt. Xét ở khía cạnh quản lý, việc sản xuất và cung cấp các loại hàng hóa,
dịch vụ được coi là đặc biệt không chỉ liên quan đến các vấn đề kinh tế, phân bổ nguồn lực
mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội. Vì vậy, để sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
này theo định hướng của nhà nước thì cần thiết phải sử dụng mức thuế cao thông qua thuế tiêu
thụ đặc biệt để hướng sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Còn xét ở khía cạnh phân phối thu nhập,
đối tượng tiêu dùng phần lớn các lọai hàng hóa, dịch vụ đặc biệt này thường là những người
có mức thu nhập cao trong xã hội. Do vậy mà việc tính thuế tiêu thụ đặc biệt cần xây dựng
mức động viên cao nhằm điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo cho
công bằng xã hội.
Thứ tư, thuế tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập
khẩu. Cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ
không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm này cho thấy thuế tiêu thụ đặc biệt khác với
thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng ở chỗ các loại thuế này đánh trên toàn bộ doanh thu bán
hàng hoặc trên giá trị tăng thêm của hàng hóa ở mỗi khâu trong lưu thông.
Đây là loại thuế một giai đoạn nên không gây sự trùng lặp qua các khâu của quá trình
luân chuyển hàng hóa. Vì vậy, có tác dụng giảm thiểu chi phí hành thu song đòi hỏi lại phải có
một chế độ kiểm tra, giám sát thật chặt chẽ nhằm đảm bảo hạn chế tới mức tối đa sự thất thu
thuế tiêu thụ đặc biệt thông qua việc gian lận về số lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ.

2. So sánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế giá trị gia tăng
Bên cạnh thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước ta cũng có quy định thêm nhiều loại thuế khác
nhau nữa. Trong đó có thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng vừa có những điểm giống
nhưng cũng có những điểm khác biệt so với thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể là:
2.1. Điểm giống
Thứ nhất, cả hai loại thuế này đều có sự tương đồng về đối tượng chịu thuế là người tiêu
dùng cuối cùng sản phẩm đó
Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng đều là thuế gián thu. Thuế gián thu
(Indirect tax) là loại thuế được cộng vào giá, là một bộ phận cấu thành của giá cả hàng hoá.
Thuế gián thu là hình thức thuế gián tiếp qua một đơn vị trung gian (thường là các doanh
nghiệp) để đánh vào người tiêu dùng. Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp
thuế không cùng là một. Chẳng hạn, chính phủ đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và
công ty lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng
chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy điểm giống nhau thứ hai nữa giữa thuế tiêu
thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng là:

5


Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế giá trị gia tăng đều tồn tại và phát triển là do ý chí
của nhà nước. mặc dù mỗi loại thuế khác nhau thì được biểu hiện ở những khía cạnh khác
nhau nhưng luôn xuất phát từ hai mục đích lớn nhất và cơ bản nhất là nhằm phục vụ lợi ích
nhà nước và tạo ra trật tự chung cho xã hội
Đối với hệ thống thuế Việt Nam: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng được ban
hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số thuế khác nhau như: thuế thu nhập, thuế xuất
nhập khẩu,… nhằm giúp cho hệ thống thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế của đất nước, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên
thế giới.
Đối với ngân sách nhà nước: nhằm đảm bảo và ổn định cho ngân sách nhà nước bởi
chúng là loại thuế đánh vào người tiêu dùng, được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá

nhân có tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, hay dịch vụ nên có thể tạo ra được nguồn thu lớn cho
ngân sách của nhà nước.
Đối với nền kinh tế: tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu cạnh tranh thuận lợi trên thị trường
quốc tế và thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt kết hợp với thuế nhập khẩu làm tăng giá
vốn hàng nhập khẩu có tác dụng tích cực bảo vệ sản xuất kinh doanh hàng nội địa, từ đó tạo
môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước phát triển.
Đối với doanh nghiệp: Nhằm thực hiện chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa dịch vụ. Đồng thời, nhằm tăng cường công tác hạch toán
kế toán trong các doanh nghiệp thúc đẩy việc mua bán hàng hóa có hóa đơn chứng từ
2.2. Điểm khác
Tiêu chí

Khái niệm

Mục đích

Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là loại thuế gián thu, đánh vào
một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc
biệt,cần điều tiết mạnh nhằm
hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng.
Đồng thời tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước
Nhằm điều tiết thu nhập của
người tiêu dùng, góp phần tăng
thu cho ngân sách nhà nước, tăng
cường quản lý sản xuất kinh
doanh đối với nhiều hàng hóa,
dịch vụ chịu thuế


6

Thuế giá trị gia tăng
Là thuế tính trên giá trị tăng thêm
của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng
(Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng)

Góp phần thúc đẩy phát triển sản
xuất, mở rộng lưu thông phân phối
hàng hóa


Phạm vi áp
dụng

Đối tượng
nộp thuế

Căn cứ tính
thuế

Đối tượng
chịu thuế
Đối tượng
không chịu
thuế

Đánh thuế đối với một số loại

hàng hóa, dịch vụ mang tính chất
xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe
hay không khuyến khích sử dụng.
Ví dụ như rượu, bia, thuốc lá,…

Là các tổ chức, cá nhân có sản
xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh
doanh dịch vụ thuộc đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Dựa trên 2 căn cứ:
+ Giá tính thuế là giá bán ra, giá
cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu
thụ đặc biệt và chưa có thuếgiá trị
gia tăng, bao gồm các khoản thu
thêm, được thu (nếu có) mà cơ sở
kinh doanh được hưởng.
+ Thuế suất: dựa trên những loại
hàng hóa và loại hình kinh doanh
nhất định.

Phạm vi rộng, phát sinh trong
quá trình sản xuất, lưu thông,tiêu
thụ.

Là các tổ chức, cá nhân sản xuất
hàng háo, hoặc các tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ.

Căn cứ vào giá tính thuế và thuế
suất trong đó:

+ Giá tính thuế là giá bán hàng
hóa, dịch vụ chưa có thuế giá trị gia
tăng.
+ Thuế suất: phụ thuộc vào từng
danh mục hàng hóa nhất định.

Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt

Điều 3 Luật Thuế giá trị gia
tăng

Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc
biệt

Điều 5 Luật Thuế giá trị gia
tăng

2.3 Mối liên hệ giữa thuế TTĐB với thuế GTGT
Thứ nhất, thuế nhập có mục đích bảo hộ, thuế TTĐB có mục đích điều tiết đặc biệt, thuế
GTGT có mục đích điều tiết phổ cập. Mỗi mục đích được một sắc thuế đảm nhiệm, vì vậy
chúng độc lập với nhau. Chúng có quan hệ với nhau thông qua việc chuyển thuế vào giá trị
hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB phải nộp thuế TTĐB cùng với thuế
nhập khẩu và thuế GTGT theo từng lần nhập khẩu.
Thứ ba, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải chịu thuế giá trị gia tăng số
lượng hàng hóa, dịch vụ kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt Chẳng hạn, sở trực tiếp sản xuất

7



bán mặt hàng thuộc diện chiụ thuế tiêu thụ đặc biệt sở kê khai nộp thuế tiêu thụ đặcbiệt đồng
thời phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng để đảm bảo tính liên hồn thuế GTGT
III. Sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt năm 1990 cho đến nay
1. Nhận xét chung
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế được áp dụng rộng rãi và phổ biến ở ác nước trên
thế giới với những tên gọi khác nhau. Ở Thụy Điển gọi là thuế đặc biệt, ở Pháp gọi là thuế
tiêu dùng đặc biệt, hay ở các nước Đông Nam Á gọi là thuế hàng hóa,… Ngoài ý nghĩa là một
sắc thuế thu vào các hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, thì thuế tiêu thụ đặc biệt còn là một công cụ
quan trọng trong việc tạo ra nguồn thu mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế, là công cụ
để bảo vệ môi trường và điều tiết thu nhập.
Ở nước ta, tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là Thuế hàng hóa được ban hành
năm 1951. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam được Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 30/06/1990, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/1990 thay thế Luật Thuế
hàng hóa. Quá trình thực hiện, thuế tiêu thụ đặc biệt đã được sửa đổi và hoàn thiện nhiều lần
để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong từng giai đoạn và các yêu cầu
đặc ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng thống nhất đối
với các cơ sở sản xuất thuộc kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh (kể cả đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
Tổng kết qua các năm thực hiện luật thuế tiêu thụ đặc biệt cho đến nay, đã cho thấy về cơ
bản thuế tiêu thụ đặc biệt đã đạt được mục tiêu đặt ra là hướng sản xuất, tiêu dùng một cách
hợp lý, và tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số mặt hàng hóa, dịch vụ.
Thuế suất cao áp dụng đối với các mặt hàng như thuốc lá, rượu bia, ô tô du lịch, kinh doanh
karaoke,… không chỉ nhằm mục tiêu tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn là
nhằm vai trò định hướng tiêu dùng trong xã hội. Mặc dù đạt được những kết quả thiết thực
nhưng trước đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay và trong thời gian tới, luật thuế
tiêu thụ đặc biệt của nước ta vẫn cần được tiếp tục hoàn thiện.
2. Sự thay đổi của danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ Luật Thuế tiêu
thụ đặc biệt năm 1990 cho đến nay

Ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa vào áp dụng từ năm 1990. Các mặt hàng
thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của Luật Thuế năm 1990 bao gồm 6 mặt hàng là:
“Thuốc hút (Thuốc lá lá, thuốc lá sợi; Thuốc lá điếu: có đầu lọc, không có đầu lọc, xì gà);
Rượu các loại (Trên 40ᵒ; Từ 30ᵒ đến 40ᵒ; Dưới 30ᵒ); Bia các loại; Pháo; Bài lá; Vàng mã”.
Đến năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã thu hẹp diện các mặt hàng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuống còn 4 loại hàng hóa chịu thuế là: “Thuốc hút; Rượu; Bia các

8


loại; Pháo”. Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời kỳ 1990-1995 không đánh vào những hàng hóa
thuộc diện chịu thuế nhập khẩu vì chúng được thiết kế ngầm định trong thuế nhập khẩu. Chỉ
sau lần sửa đổi năm 1995, thuế tiêu thụ đặc biệt mới đánh cả vào hàng hóa nhập khẩu nhằm
thực hiện công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu.
Để phát huy vai trò của luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều tiết sản xuất, tiêu dùng xã
hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lý, tăng
cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ thì ngày 20/05/1998,
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/1999 thay thế Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 và hai đạo luật sửa đổi, bổ sung
ban hành năm 1993 và năm 1995. Ở Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998, một điểm mới nổi
bật so với Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cũ là đã đưa các dịch vụ không thiết yếu vào danh mục
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, cụ thể đã mở rộng các diện chịu thuế gồm 8 nhóm hàng
hóa và 4 loại dịch vụ. Các hàng hóa chịu thuế gồm: “Thuốc lá điếu, xì gà; Rượu; Bia; Ô tô
dưới 24 chỗ ngồi; Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component)
và các chế phẩm khác để pha chế xăng; Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở
xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã”, và 4 dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: “Kinh doanh
vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê; Kinh doanh ca-si-nô (casino), trờ chơi bằng máy giắc-pót
(jackpot); Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe; Kinh doanh gôn (golf), bán thẻ hội viên,
vé chơi gôn”.
Năm 2003, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung. Hướng sửa

đổi là mở rộng đối tượng chịu thuế. Ngày 29/11/2005, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1998
và sửa đổi năm 2003 lại tiếp tục được sửa đổi. Mục đích sửa đổi lần này là đảm bảo các quy
định trong pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt thống nhất với các cam kết của Việt Nam khi gia
nhập WTO, đặc biệt tránh phân biệt đối xử giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa
nhập khẩu. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã sửa đổi giá tính thuế và thuế suất đối với một số
mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước sự phát triển của kinh tế, xã hội, trước
yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm nhập siêu, kiềm chế lạm phát, tránh gây đột biến trong
sản xuất, tiêu dùng và bảo đảm cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Đồng thời nhằm thực hiện
các cam kết của Chính phủ Việt Nam khi gia nhập WTO cũng như bảo đảm tính phù hợp với
thông lệ quốc tế, Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
năm 2008.
Trong lần sửa đổi này, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt có phạm vi điều chỉnh rộng, ngoài các
mặt hàng truyền thống như đồ uống có cồn rượu, bia, thuốc lá, xăng và các chế phẩm dùng để
pha chế xăng, điều hòa nhiệt độ, ô tô du lịch dưới 24 chỗ ngồi,.. thì một số mặt hàng mới
được bổ sung vào danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đó là:
+) Xe mô tô có dung tích xi lanh trên 125 phân khối (cm3), với đặc thù là đại bộ phận
thuộc loại xe tay ga, xe đua, thường có giá trị lớn, chủ yếu được sử dụng và lưu thông ở các
thành phố lớn, người sử dụng phần đông là bộ phận dân cư có thu nhập cao. Việc đưa loại xe

9


môtô có dung tích xi - lanh trên 125 cm3 vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không ảnh
hưởng đến các đối tượng sử dụng xe máy phổ thông là bà con nông dân, người lao động có
thu nhập trung bình trở xuống mà vẫn bảo đảm được yêu cầu định hướng tiêu dùng, khuyến
khích sử dụng năng lượng có hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu và góp phần giảm ô nhiễm môi
trường.
+) Tàu bay và du thuyền (trừ loại được sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển
hàng hoá, hành khách, khách du lịch) là những mặt hàng cao cấp phục vụ cho các đối tượng
có thu nhập rất cao. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thiên hướng tiêu dùng xã hội,

một bộ phận dân cư có thu nhập cao có khả năng sở hữu tàu bay, du thuyền để phục vụ nhu
cầu tiêu dùng riêng. Vì vậy, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đã bổ sung vào diện chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt các đối tượng này nhằm thực hiện chính sách điều tiết thu nhập.
+) Bổ sung mặt hàng ôtô dưới 24 chỗ ngồi vừa chở người vừa chở hàng vào đối tượng
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Các Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành trước đây đều quy định
áp thuế đối với ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi. Trên thực tế, có loại xe dưới 24 chỗ ngồi có
tính chất lưỡng dụng: vừa chở người, vừa chở hàng nhưng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu
dùng cá nhân (như xe VAN, xe pick-up có từ hai hàng ghế ngồi trở lên). Để phù hợp mục tiêu
của thuế tiêu thụ đặc biệt và bảo đảm tính bao quát của Luật nên loại xe này được bổ sung vào
đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, có tính đến tính chất lưỡng dụng của loại xe
này nên áp dụng thuế suất thấp hơn loại xe chỉ chở người.
+) Bổ sung vào diện áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những mặt hàng là “các chế phẩm
khác từ cây thuốc lá” để bao quát hết các sản phẩm thuốc lá. Nội dung này nhằm đáp ứng đòi
hỏi của thực tiễn cuộc sống là trên thị trường hiện nay, ngoài thuốc lá điếu, xì gà còn có các
chế phẩm khác từ cây thuốc lá nhưng không hút mà dùng để nhai, ngửi.
+) Đổi mới quy định về kinh doanh đặt cược: Trên góc độ quản lý xã hội thì hoạt động cá
cược, một số loại hình “vui chơi có thưởng” mang nặng tính “ăn thua” không cần khuyến
khích. Do đó, trong khuôn khổ Luật Thuế, các văn bản hướng dẫn đã quy định hoạt động kinh
doanh đặt cược, bao gồm: “đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy
định của pháp luật” để có thể mở rộng diện điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Ngày 06/4/2016, Quốc hội Khoá XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế (Luật số
106/2016/QH13). Trong đó, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được sửa đổi trên một số phương
diện trong đó có danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Luật số 106/2016/QH13 kế thừa các quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số
27/2008/OH12 về một số danh mục đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mang tính chuẩn
mực mà nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng. Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ
đặc biệt bao gồm 10 loại hàng hóa và 6 loại dịch vụ thể hiện quan điểm điều tiết, định hướng
điều chỉnh hành vi tiêu dùng của một xã hội có trật tự, cụ thể:


10


Thứ nhất, hàng hóa, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng, những loại mà cần được kiểm soát
bởi việc sử dụng nó có thể gây ảnh hưởng tác động tiêu cực tới sức khỏe cá nhân và cộng
đồng, làm tổn thương người tiêu dùng, gây ra gánh nặng cho gia đình, hay có thể có hại cho
môi trường như: thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, xăng, điều hòa nhiệt độ (loại dưới 90000
BTU),…
Thứ hai, hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng chi trả cao, sãn sàng đóng
góp thuế ở mức cao như: ô tô du lịch dưới 24 chỗ ngồi, tàu bay, du thuyền, kinh doanh gôn,…
Thứ ba, hàng hóa, dịch vụ cần định hướng hạn chế tiêu dùng, đồng thời phải có sự giám
sát của nhà nước, của xã hội thông qua công cụ thuế như: kinh doanh vũ trường, mát-xa,
karaoke, ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, đặt cược, xổ số, bài lá, hàng mã, vàng mã.
Điều đáng chú ý trong lần sửa đổi này là Luật Thuế giá trị gia tăng đã đưa ra khỏi dnah
mục đối tượng chịu thuế những sản phẩm trung gian hoặc làm nguyên liệu để sản xuất ra loại
sản phẩm hàng hóa cuối cùng được áp thuế. Đó là các sản phẩm như: nap-ta (naphtha), chế
phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác bao gồm cả condensate để pha
chế xăng. Sự thay đổi này nhằm đơn giản trong quản lý thuế, loại bỏ khâu quản lý không cần
thiết. Bởi nếu áp thuế như trước đây, doanh nghiệp và cơ quan thuế sẽ phải thực hiện và giám
sát việc kê khai, tính thuế, khấu trừ thuế đầu vào đã trả, đã nộp tại khâu nguyên liệu, sản
phẩm trung gian.
IV. Đánh giá vai trò của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và một số kiến nghị hoàn thiện
pháp luật về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Đánh giá vai trò của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp cho nhà nước thực hiện chính
sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; góp phần
thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ. Việc thu thuế tiêu thụ đặc
biệt ở khâu sản xuất giúp cho nhà nước có thể nắm bắt được một cách tương đối chính xác số
lượng thực tế các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong nền kinh tế, cũng
như năng lực sản xuất của từng cơ sở sản xuất từng loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Khả năng này giúp nhà nước sắp xếp có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt
hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và có chính sách điều chỉnh thích hợp đối với các hoạt động
này.
Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nhập khẩu cũng giúp nhà nước quản lý được hoạt
động nhập khẩu mặt hàng dịch vụ được coi là đặc biệt, không khuyến khích tiêu dùng. Bên
cạnh đó còn nhằm hạn chế việc tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài, qua đó
khuyến khích sử dụng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại sản xuất trong nước. Đây là việc

11


làm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện chủ trương bảo hộ sản xuất trong nước mà hầu
hết các quốc gia theo đuổi.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để nhà nước điều tiết thu nhập
của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý.Mặt khác, cũng thông
qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của
những đối tượng có thu nhập cao, có khả năng tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ không thiết
yếu, không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước, để sử dụng cho mục tiêu
công cộng, đảm bảo công bằng xã hội.
Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt mặc dù có diện thu hẹp nhưng có
thuế suất cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác, vì vậy số tiền thu được từ thuế
tiêu thụ đặc biệt chiếm tỉ trọng đáng kể trong tỏng thu ngân sách nhà nước.
2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có thể thấy việc ban hành và áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta là vô cùng hợp lý
và đúng đắn. Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy, vấn đề về đối tượng chịu thuế thuế tiêu thụ
đặc biệt ở nước ta vẫn còn một số bất cập. Đơi tượng chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước
ta còn khá hẹp, đi sâu nghiên cứu cho thấy có nhiều loại hàng hóa, dịch vụ lẽ ra phải được
điều chỉnh bởi thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa được đưa vào diện các danh mục hàng hóa
chịu thuế như các loại thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp,…; ngược lại, có trường hợp loại

hàng hóa đáng lẽ ra phải được khuyến khích tiêu dùng do yêu cầu sức khỏe, văn minh đô thị
thì lại chưa được xem xét đưa ra khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như xe ô tô từ 16-24 chỗ
ngồi. Bên cạnh đó, một số dịch vụ cũng nên được tính thuế tiêu thụ đặc biệt, ví dụ như hoạt
động kinh doanh thẩm mỹ viện, chăm sóc sắc đẹp,… Đó là những hạn chế cơ bản về đối
tượng chịu thuế của loại thuế này nên được đưa vào xem xét.

12


C. KẾT LUẬN
Tóm lại, nguồn thuế nói chung luôn là nguồn thu quan trọng nhất đối với ngân sách nhà
nước, trong đó, nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm một tỉ trọng không nhỏ và trong
tương lai sẽ còn tăng thêm nữa trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước ta, nhất là trong
bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ kinh tế giúp nhà nước
điều tiết thu nhập của các tầng lớp nhân dân có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý. Do
vậy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt là một yêu cầu cấp
thiết. Hiện nay việc thực thi pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta đã đạt được những
thành tựu nhất định, góp phân thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và hoàn thiện hệ thống
pháp luật thuế nói chung và hệ thống pháp luật thuế nói riêng. Nhưng bên canh đó vẫn còn
một số hạn chế nhất định cần phải được xem xét để hoàn thiện hơn. Thực trạng áp dụng thuế
tiêu thụ đặc biệt cần được nghiên cứu kĩ lưỡng, các quy định của pháp luật về loại hình thuế
này cần được hoàn thiện, góp phần tăng cường sự phát triển và ổn định của nền kinh tế, mức
sống của người dân được tăng cao

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Thuế Việt Nam - Trường ĐH Luật Hà Nội. NXB CAND 2014
2. Luật thuế Giá trị gia tăng 2008 ( sửa đổi bổ sung năm 2016)

3. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2016)
4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu
thụ đặc biệt và luật quản lý thuế năm 2016
5. Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị
gia tăng 2015
6. Một số link tham khảo:
- />- />
14



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×