Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

chuyên đề : Phương pháp giải bài tập este

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.62 KB, 59 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT …………..

HỘI THẢO
CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA

Chủ đề: “ Phương pháp giải bài tập este ”

Nhóm giáo viên: ………..
………….
Tổ: Lí – Hóa – Công Nghệ
Đơn vị: …………
Năm học: …………..
1


PHẦN A- GIỚI THIỆU VỀ CHUYÊN ĐỀ
1. Mục đích của chuyên đề
- Chương “Este - Lipit” là một chương có nhiều kiến thức khó, có liên quan
chặt chẽ với các phần kiến thức khác của hóa hữu cơ. Đặc biệt, về vị trí của phần
kiến thức này trong chương trình, chương bắt đầu cho phần Hóa học hữu cơ lớp 12,
ngay sau thời gian nghỉ hè. Vì thế, khi giảng dạy chương này giáo viên không
những phải truyền đạt cho học sinh kiến thức mới, mà còn cần giúp học sinh ôn tập
lại các kiến thức cũ, các phương pháp giải bài tập thông dụng trong Hóa học Hữu
cơ. Bài tập của chương chiếm tỉ lệ khá cao trong các đề thi Đại học, Cao đẳng, đặc
biệt một số câu khó trong đề thường nằm trong nội dung chương này. Nhằm mục
đích sưu tầm, hệ thống và phân loại các dạng bài tập về este và đưa ra phương pháp
giải với mỗi dạng, tôi chọn viết chuyên đề “Phương pháp giải bài tập este”.
2. Nội dung chuyên đề:
+ Hệ thống hóa cơ sở lí thuyết trọng tâm về este
+ Sưu tầm, tự soạn các bài tập toán về este.


+ Phân loại các bài tập trắc nghiệm khách quan về este, đưa ra cách giải.
Tuy nhiên, trong giới hạn của chuyên đề, đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu
chỉ giới hạn trong chương trình thi THPT quốc gia và phương pháp giải toán Hóa
học thường được sử dụng các định luật bảo toàn: bảo toàn khối lượng, bảo toàn
nguyên tố...
Với chuyên đề này, chúng tôi mong muốn có thể cung cấp một tài liệu tham
khảo hữu ích cho các học sinh cuối bậc trung học phổ thông về phương pháp làm
bài tập môn Hóa học, đặc biệt là bài tập trắc nghiệm khách quan về este để chuẩn bị
tốt cho kỳ thi THPT quốc gia.
3. Thời lượng thực hiện chuyên đề:
Tùy thuộc vào đối tượng HS để bố trí thời gian triển khai chuyên đề cho phù
hợp. Dự kiến của chúng tôi là dạy chuyên đề trong 12 tiết

2


PHẦN B - NỘI DUNG
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I.1. ESTE
I.1.1. Khái niệm và công thức của một số este
I.1.1.a. Khái nệm: Khi thay nhóm –OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng
nhóm OR’ thì được este (R’ là gốc hiđrocacbon)
I.1.1.b. Công thức của một số este:
- Công thức phân tử tổng quát của este là: CnH2n+2-2k-2aO2a
Trong đó : n là số nguyên tử cacbon (n ≥ 2)
k là tổng số liên kết Π trong gốc hiđrocacbon và số vòng (k ≥ 0)
a là số nhóm chức –COO- của este (a ≥ 1)
- Công thức phân tử, công thức cấu tạo một số loại este:
Loại este


CTPT

CTCT

Đơn No,
chức hở

mạch CnH2nO2 (n ≥ 2) hoặc
CnH2n+1COOCmH2m+ 1
RCOOR’
(n ≥ 0, m ≥ 1)
(R có thể là H
hoặc
gốc
hiđrocacbon,
Este không CnH2n-2O2 (n ≥ 3)
R’ là
gốc
no (có 1
hiđrocacbon).
liên kết đôi
C=C),
mạch hở

Ví dụ
HCOOCH3,
CH3COOCH3,
CH3COOC2H5…
HCOOCH=CH2,
CH2=CHCOOCH3

CH2=C(CH3)COOCH3…

Đa
Este tạo bởi
chức ancol/
phenol đa
chức
R’(OH)m
với axit
đơn chức
RCOOH:

(RCOO)mR’

Este
tạo
bởi
glixerol: C3H5(OH)3
với axit axetic
CH3COOH có công
thức
là: (CH3COO)3C3H5

Este tạo bởi
ancol/
phenol đơn
chức R’OH
với axit đa

R(COOR’)n


Este tạo bởi ancol
etylic C2H5OH với
axit ađipic HOOC(CH2)4-COOH

(CH2)4(COOC2H5)2
3


chức
R(COOH)n
- Este tạo
bởi ancol/
phenol đa
chức
R’(OH)m và
axit
đa
chức
R(COOH)n

Rm(COO)m.nR’n Este
tạo
bởi
glixerol với axit
ađipic
là:
[(CH2)4]3(COO)6(C3
H5)2


I.1.2. Đồng phân và danh pháp
I.1.2.a. Đồng phân: Este đơn có thể có các loại đồng phân sau:
- đồng phân về mạch cacbon
- đồng phân nhóm chức như: axit cacboxylic, ancol, anđehit, xeton…
- đồng phân hình học
Ví dụ: ứng với công thức C4H8O2
+ Đồng phân este:
HCOOCH2-CH2-CH3 (1), HCOOCH(CH3)CH3 (2) ,
CH3COOC2H5 (3), C2H5COOCH3 (4)
+ Đồng phân axit: CH3-CH2-CH2-COOH (5), CH3-CH(CH3)-COOH (6)
+ Đồng phân mạch hở khác:
CH2=CH-CH(OH)-CH2OH (7) , HO-CH2-CH2-CH2 -CHO (8),
CH3-CH(OH)-CH2-CHO (9), CH3-CH2-CH(OH)-CHO (10)…
- Nhận xét: + Như vậy este C4H8O2 có 4 đồng phân cấu tạo: 1, 2, 3, 4
+ Hợp chất hữu cơ đơn chức C4H8O2 có 6 đồng phân: 1, 2, 3, 4, 5, 6
+ Hợp chất hữu cơ C4H8O2 có rất nhiều đồng phân (16 đồng phân)
I.1.2.b. Danh pháp :
Tên của este = Tên gốc hiđrocacbon R’ + Tên anion gốc axit (đuôi “at”)
I.1.3. Tính chất vật lí của este
- Este thường là chất lỏng hoặc chất rắn, hầu như không tan trong nước, thường nhẹ
hơn nước, có mùi thơm đặc trưng, dễ chịu.
4


- Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử
cacbon hoặc cùng phân tử khối vì giữa các phân tử este không có liên kết hiđro.
I.1.4. Tính chất hóa học
I.1.4.a. Phản ứng ở nhóm chức
* PƯ thủy phân este trong môi trường axit và kiềm
- Thủy phân este trong môi trường axit: PƯ thuận nghịch

Ví dụ:

0

xt ,t
CH3COOC2H5 + H2O ¬

→ CH3COOH + C2H5OH



- Thủy phân este trong môi trường kiềm (PƯ xà phòng hóa) : PƯ một chiều
Ví dụ:

CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH

Chú ý: Một số PƯ thủy phân đặc biệt:
RCOOCH=CH-R’+ NaOH → RCOONa + R’CH2CHO
RCOOCR’=CHR’’ + NaOH → RCOONa + R’COCH2R’’
RCOOC6H5 + 2NaOH → RCOONa + C6H5ONa + H2O
LiAlH
→ RCH2OH + R1OH
* PƯ khử: RCOOR1 
4

I.1.4.b. Phản ứng cháy:
Ví dụ:

CnH2nO2 + (3n-2)/2O2


nCO2 + nH2O

Số mol H2O = Số mol CO2 ⇔ este no, đơn chức, mạch hở.
I.1.4.c. Phản ứng ở gốc R, R’
- Este có thể tham gia phản ứng thế, cộng, tách, trùng hợp, ...tùy thuộc vào đặc
điểm của gốc R, R’
Chẳng hạn:
+ Các este có gốc không no có tính chất tương tự như hiđrocacbon không no:
PƯ cộng (H2, halogen, HX…), PƯ trùng hợp, PƯ oxi hóa…
Ví dụ: CH2=CH-COOCH3 + H2

CH3-CH2-COOCH3

+ Este có gốc thơm có tính chất tương tự hidrocacbon thơm: phản ứng thế.
- Các este của axit fomic có tính chất như anđehit: PƯ tráng gương với dd
AgNO3/NH3, khử Cu(OH)2 thành Cu2O…

5


I.1.5. Điều chế
I.1.5.a. Điều chế este của ancol: Dùng PƯ este hóa
H SO

→ CH3COOC2H5 + H2O
Ví dụ: CH3COOH + C2H5OH ¬

2

4


I.1.5.b. Điều chế các este khác:
- Các este có dạng RCOOCH=CH2: thực hiện PƯ cộng axit cacboxylic với C2H2.
Ví dụ: CH3COOH + CH≡CH

CH3COOCH=CH2

- Các este của phenol: thực hiện PƯ giữa phenol với anhiđrit axit hoặc halogenua
axit.
Ví dụ:

(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH

I.1.6. Ứng dụng
- Làm dung môi, làm chất dẻo, dược phẩm
- Este có mùi thơm hoa quả được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm
I.2. LIPIT
I.2.1. Khái niệm
- Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống của động thực vật, không tan
trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như ete, clorofom, xăng…
- Lipit gồm: Chất béo, sáp, steroit, photpholipit…
I.2.2. Chất béo
I.2.2.a. Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo, gọi chung là
triglixerit hay triaxylglixerol.
- Axit béo là những axit đơn chức, mạch không phân nhánh, có số C chẵn (từ 1224 nguyên tử C)
- Một số axit béo thường gặp:
CH3[CH2]16COOH hay C17H35COOH : Axit stearic
CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH hay C17H33COOH : Axit oleic
CH3[CH2]14COOH hay C15H31COOH : Axit panmitic
C17H31COOH


Axit linoleic

- Công thức chung của chất béo là: (

3

C3H5
6


Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5

Tristearoylglixerol

(Tristearin)

I.2.2.b. Tính chất vật lý
- Là chất lỏng hoặc rắn, không tan trong nước, nhẹ hơn nước. Chất béo lỏng chứa
chủ yếu các gốc axit béo chưa no (gồm dầu thực vật: dầu lạc, vừng,…), chất béo
rắn chứa chủ yếu các gốc axit béo no (gồm mỡ động vật: mỡ lợn, bò, cừu…)
- Dầu mỡ để lâu thường có mùi hôi, khét khó chịu gọi là hiện tượng bị ôi. Nguyên
nhân là do liên kết đôi C=C trong gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm
trong không khí tạo thành peoxit, chất này phân hủy cho các anđehit có mùi khó
chịu. Dầu mỡ sau khi rán cũng bị oxi hóa thành anđehit, sử dụng các loại dầu mỡ
này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
I.2.2.c. Tính chất hóa học: tương tự như este
- Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được các axit béo và glixerol:

→ 3C17H35COOH + C3H5(OH)3

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5 + 3H2O ¬

H 2 SO4

- Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm (PƯ xà phòng hóa) thu được muối của
axit béo (xà phòng) và glixerol
(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH
tripanmitin

3C15H31COONa + C3H5(OH)3
Natri panmitat

glixerol

(Dùng làm xà phòng)
- PƯ cộng H2 của chất béo lỏng:
(C17H33COO)3C3H5 + 3H2

(C17H35COO)3C3H5

I.2.2.d. Vai trò của chất béo
- Vai trò của chất béo trong cơ thể
+ Là thức ăn quan trọng cho con người
+ Là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng cho cơ thể
- Trong công nghiệp: Điều chế xà phòng, glixerol, chế biến và sản xuất thực phẩm

7


II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

II.1. DẠNG 1: GỌI TÊN, VIẾT ĐỒNG PHÂN
II.1.1. Lưu ý:
a) Tên của este = Tên gốc hiđrocacbon R’ + Tên anion gốc axit (đuôi “at”)
b) Cách viết đồng phân este:
- Khi biết CTPT
+ Tính độ bất bão hòa ( ∆ = (2C+2 –H)/2)
+ kết hợp với yêu cầu của đề ⇒ số C, H còn lại ở gốc R, R’
⇒ Các cấu tạo có thể có của R, R’
- Một số trường hợp cần chú ý:
+ este có phản ứng tráng bạc: este của axit fomic
+ este dạng RCOOCH=CH-R’...
+ Chất hữu cơ CxHyOz tác dụng được với dung dịch kiềm:
• có thể là phenol(C ≥ 6; ∆ ≥ 4)
• axit (số nguyên tử O ≥ 2; ∆ ≥ 1, làm quỳ tím đổi màu)
• este (số nguyên tử O ≥ 2; ∆ ≥ 1, không làm quỳ tím đổi màu)
+ Chất hữu cơ CxHyOz tác dụng được với dung dịch kiềm, không tác dụng với
kim loại kiềm: este
II.1.2. Bài tập minh họa:
Câu 1:Có bao nhiêu este ứng với công thức C4H8O2
A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Hướng dẫn:
Este có dạng: RCOOR’ (R’ # H), ∆ = 1⇒ este no mạch hở đơn chức:
R + R’ = C3H8 = H - + C3H7 - (2 cấu tạo) = CH3 - + C2H5- = C2H5- + CH3⇒ có 4 đồng phân

Cụ thể: HCOOCH2-CH2-CH3 (1), HCOOCH(CH3)CH3 (2) , CH3COOC2H5 (3),
C2H5COOCH3 (4)
⇒ Chọn A
Câu 2: Số đồng phân este tham gia phản ứng tráng gương có công thức C5H10O2 ?
A. 4

B. 5

C. 6

D. 7.
8


Hướng dẫn:
∆ = 1⇒ este no mạch hở đơn chức
Vì este có phản ứng tráng gương → Este có dạng: HCOOC4H9 .
Gốc C4H9 có 4 cấu tạo ( n, iso, sec, tert) ⇒ 4 đồng phân ⇒ chọn A
Câu 3: Số đồng phân tác dụng với dung dịch NaOH có công thức C4H8O2 ?
A. 4

B. 5

C. 6

D. 2.
Hướng dẫn:

∆ = 1⇒ este hoặc axit no mạch hở đơn chức:
Este: 4 đồng phân (ở ví dụ)

Axit: C3H7COOH ⇒ 2 đồng phân
⇒ Chọn C
Câu 4: C6H5COOCH3 có tên là
A. Phenyl axetat

B. Benzyl axetat

C. Metyl benzoat

D. metyl benzylat

Giải:
Chọn C
Câu 5: Etyl acrylat có công thức cấu tạo như sau:
A. CH2=CHCOOCH2CH3

B. C6H5COOCH(CH3)2

C. CH2=CH(CH3)COOC2H5

D. CH2=CHCOOC≡ CH
Giải:

Chọn A
Câu 6 (ĐHKB - 2012): Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C 4H6O2,
sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số CTCT của X thỏa mãn tính chất trên

A. 4.

B. 3.


C. 6.

D. 5.

Hướng dẫn giải
+ ∆ =2
+ Sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc ⇒ X có dạng HCOOR (R có 1 pi)
hoặc R’COOCH=C…⇒ Các CTCT của X thỏa mãn là:
HCOOCH2CH=CH2; HCOOCH=CHCH3; HCOOC(CH3)=CH2; CH3COOCH=CH2
⇒ Chọn A.
Câu 7. Số đồng phân este chứa vòng benzen có CTPT C8H8O2 là
9


A. 4

B. 5

C. 2

D. 3

Hướng dẫn giải
1 đồng phân: CH3COOC6H5
3 đồng phân: HCOOC6H4CH3 (o, m, p)
=> chọn A
Câu 8. Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C 17H35COOH và
C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là
A. 4.


B. 3.

C. 6.

D. 5.

Hướng dẫn giải
Kí hiệu 2 gốc axit lần lượt là R, R’ → bộ 3 gốc axit trong trieste
+ RRR
+ R’R’R’
+ RRR’, RR’R
+ R’R’R, R’RR’ → có 6 đồng phân cấu tạo ( không có đồng phân hình học vì các
axit béo này no)
=> chọn C.
II.1.3. Bài tập vận dụng
Mức độ nhận biết
Câu 1: Este metyl acrylat có công thức là
A. CH3COOCH3.

B. CH3COOCH=CH2.

C. CH2=CHCOOCH3.

D. HCOOCH3.

Câu 2: Este vinyl axetat có công thức là
A. CH3COOCH3.

B. CH3COOCH=CH2.


C. CH2=CHCOOCH3.

D. HCOOCH3.

Câu 3: Cho este có công thức cấu tạo: CH2 = C(CH3) – COOCH3.Tên gọi của
este đó là:
A. Metyl acrylat. B. Metyl metacrylat

C. Metyl metacrylic.

D. Metyl acrylic

Mức độ thông hiểu
Câu 4: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COO-CH3. Tên gọi của X là:
10


A. etyl axetat.

B. metyl propionat.

C. metyl axetat.

D. propyl axetat.

Mức độ vận dụng
Câu 5 (ĐHKB - 2007): Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm
C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:
A. 6.


B. 3.

C. 5.

D. 4.

Câu 6 (ĐHKB - 2012): Số trieste khi thủy phân đều thu được sản phẩm gồm
glixerol, axit CH3COOH và axit C2H5COOH là:
A. 9.

B. 4.

C. 6.

D. 2.

Câu 7 (ĐHKB - 2010): Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng
công thức phân tử C5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có
phản ứng tráng bạc là:
A. 4.

B. 5.

C. 8.

D. 9.

Câu 8 (ĐHKA - 2010): Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng công thức phân tử
C2H4O2 là:

A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 9 (CĐ - 2009): Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử
C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là:
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 10: Số đồng phân este ứng với công thức C4H6O2 là:
A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 6

Câu 11. Hợp chất X đơn chức, chứa vòng benzen có công thức phân tử C9H8O2. Số
đồng phân cấu tạo của X là
A. 5


B. 7

C. 8

D. 6

Câu 12. Số lượng đồng phân chứa vòng benzen có công thức phân tử C7H6O2, vừa
tác dụng với NaOH, vừa tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3

B. 6

C. 1

D. 2

II.1.4. Đáp án bài tập vận dụng
1.c

2. B

11. C

12. B

3. B

4. B


5. A

6. B

7. D

8. D

9.C

10. D

11


II.2. DẠNG 2: TÍNH CHẤT HÓA HỌC, NHẬN BIẾT.
II.2.1. Lưu ý:
- PƯ đặc trưng của este là PƯ thủy phân
+ môi trường axit: PƯ thuận nghịch
+ môi trường kiềm: PƯ 1 chiều
- este không no có PƯ của gốc hidrocacbon: cộng H2/Ni, t0, …..
- Chú ý 1 số PƯ ở mục I.1.4.a
- Chức –COO- không có PƯ đặc trưng để nhận biết ⇒ thường dùng tính chất của
loại chất khác để nhận biết: PƯ ở gốc R, R’….
II.2.2.Bài tập minh họa
Câu 1 (ĐHKB - 2011): Cho dãy các chất: phenyl axetat, anlyl axetat, metyl axetat,
etyl fomat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư),
đun nóng sinh ra ancol là
A. 2.


B. 3.

C. 4.

D. 5.

Hướng dẫn giải :
C6H5OOCCH3 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
CH3COOCH2CH = CH2 + NaOH → CH3COONa + CH2 = CH – CH2 – OH
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3 – OH
HCOOCH2CH3 + NaOH → HCOONa + CH3 – CH2 – OH
(C15H31COO)3 C3H5 + 3NaOH → 3C15H31COONa + C3H5(OH)3
⇒ chọn C.
Câu 2 (ĐHKA - 2012): Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
(a) C3H4O2 + NaOH  X + Y
(b) X + H2SO4 (loãng)  Z + T
(c) Z + dung dịch AgNO3/NH3 (dư)  E + Ag + NH4NO3
(d) Y + dung dịch AgNO3/NH3 (dư)  F + Ag +NH4NO3
Chất E và chất F theo thứ tự là
A. (NH4)2CO3 và CH3COOH.

B. HCOONH4 và CH3COONH4.

C. (NH4)2CO3 và CH3COONH4.

D. HCOONH4 và CH3CHO.
12


Hướng dẫn giải:

C3H4O2 tác dụng với NaOH thì phải là este hoặc axit
Từ (b), (d) ta có C3H4O2 có CTCT: HCOOCH = CH2
(a) HCOOCH = CH2 + NaOH → HCOONa + CH3CHO
(X)

(Y)

(b) 2HCOONa + H2SO4(loãng) → 2HCOOH + Na2SO4
(Z)

(T)

(c) HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
(E)
CH3CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
(F)
⇒ Chọn C.
Câu 3 (ĐHKB - 2010): Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C 6H10O4.
Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi
nhau. Công thức của X là
A. CH3OCO-CH2-COOC2H5.

B. C2H5OCO-COOCH3.

C. CH3OCO-COOC3H7.

D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.
Hướng dẫn giải

Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp

đôi nhau ⇒ 2 ancol phải là CH3OH, C2H5OH ⇒ axit tạo X 2 chức , có 3C
⇒ Chọn A. PƯ:
0

xt ,t
CH3OCO-CH2-COOC2H5 +2 H2O ¬

→ CH3OH + C2H5OH + HOOCCH2COOH



Câu 4 (ĐHKB - 2010): Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất
hữu cơ X và Y (MX < MY). Bằng một phản ứng có thể chuyển hoá X thành Y. Chất Z
không thể là
A. metyl propionat.

B. metyl axetat.

C. etyl axetat.

D. vinyl axetat.

Hướng dẫn giải:
Thấy:


→ CH3COOH + CH3OH
CH3COOCH3 + H2O ¬

H 2 SO4


CH3OH + CO

CH3COOH
13



→ CH3COOH + C2H5OH
CH3COOC2H5 + H2O ¬

H 2 SO4

C2H5OH + O2

CH3COOH + H2O

H SO

→ CH3COOH + CH3CHO
CH3COOCH=CH2 + H2O ¬

2

CH3CHO + O2

4

CH3COOH


⇒ Chọn A.
Câu 5 ĐA08: Cho glixerol trioleat (hay triolein) lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa
riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung dịch NaOH. Trong điều kiện
thích hợp, số phản ứng xảy ra là
A. 2.

B. 3.

C. 5.

D. 4.

Hướng dẫn giải
Triolein có công thức cấu tạo: C3H5(OOCC17H33)3, là este không no ( có 1Π ở
gốc C17H33) → Triolein có phản ứng cộng Br2 và thủy phân trong dung dịch NaOH
⇒ Chọn A.
Câu 6: Dùng hóa chất để phân biệt các hợp chất hữu cơ sau: etyl axetat; dung dịch
fomanđehit, axit axetic, phenol, vinyl axetat?
A. NaOH, dung dịch Br2, quì tím.
B. Quì tím, dung dịch Br2, dung dịch AgNO3/NH3.
C. CaCO3, dung dịch Br2, quì tím .
D. CaCO3, dung dịch AgNO3/NH3, quì tím .
Hướng dẫn giải:
CH3COOC2H5
Quì tím

HCHO

CH3COOH


C6H5OH

CH3COOC2H3



Mất màu

Đỏ

Dung dịch
AgNO3/NH3
Dung dịch
Br2



⇒ chọn B
II.2.3. Bài tập vận dụng
Mức độ nhận biết
14


Câu 1 (ĐHKB - 2010): Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat,
vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 5.

B. 4.

C. 6.


D. 3.

Câu 2 (ĐHKA - 2007): Một este có công thức phân tử là C4H6O2,tkhi thuỷ phân
trong môi trường axit thu được axetanđehit. CTCT của este đó là
A. CH2=CH-COO-CH3.

B. HCOO-C(CH3)=CH2.

C. HCOO-CH=CH-CH3

D. CH3COO-CH=CH2.

Câu 3 (ĐHKA - 2007): Mệnh đề không đúng là:
A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3.
B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối.
C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2.
D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime.
Câu 4 Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit
béo và
A. Phenol
C. Ancol đơn chức

B. Glixerol
D. Este đơn chức

Mức độ thông hiểu
Câu 5 (CĐ - 2007): Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH,
sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với
AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác

dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là:
A. HCOOCH=CH2.

B. CH3COOCH=CH2 .

C. HCOOCH3.

D. CH3COOCH=CH-CH3.

Câu 6 (CĐ - 2012): Cho các phát biểu:
(1) Tất cả các anđehit đều có cả tính oxi hóa và tính khử;
(2) Tất cả các axit cacboxylic đều không tham gia phản ứng tráng bạc;
(3) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch;
(4) Tất cả các ancol no, đa chức đều hòa tan được Cu(OH)2.
Phát biểu đúng là
A. (2) và (4).

B. (3) và (4).

C. (1) và (3).

D. (1) và (2).
15


Câu 7 (CĐ - 2012): Cho các este : etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3),
metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dung
dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:
A. (1), (2), (3).


B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (5).

D. (3), (4), (5).

Câu 8 (ĐHKA - 2013): Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu
được sản phẩm có anđehit?
A. CH3-COO-CH2-CH=CH2.

B. CH3-COO-C(CH3)=CH2.

C. CH2=CH-COO-CH2-CH3.

D. CH3-COO-CH=CH-CH3.

Câu 9(CĐ – 2014): Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
X + NaOH → Y + Z ;

0

CaO ,t
Y( r ) + NaOH ( r ) 
→ Na2CO3 + CH 4

Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 +2NH4NO3 + 2Ag
Chất X là :
A. etyl format.

B. metyl acrylat.


C. vinyl axetat.

D. etyl axetat.

Câu 10 (CĐ - 2008): Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60
đvC.X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na 2CO3. X2 phản ứng với NaOH
(đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3. B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3.
C. H-COO-CH3, CH3-COOH.

D. CH3-COOH, H-COO-CH3.

Câu 11 (CĐ - 2011): Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C 4H8O3. X có khả
năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản
phẩm thủy phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH) 2 tạo
thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. CH3COOCH2CH2OH.

B. HCOOCH2CH(OH)CH3.

C. CH3CH(OH)CH(OH)CHO.

D. HCOOCH2CH2CH2OH.

Câu 12 (CĐ - 2010): Thuỷ phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH (dư), đun
nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. Chất X là
A. CH3COOCH2CH2Cl.

B. CH3COOCH2CH3.


C. CH3COOCH(Cl)CH3.

D. ClCH2COOC2H5.

Câu 13 (ĐHKA - 2010): Cho sơ đồ chuyển hoá:
C3H6 + ddB2 → X;

X + dd NaOH/t0 → Y;

Y + CuO/t0 → Z;

Z + O2/xt → T;

T + CH3OH/ xt → E ( este đa chức).

Tên gọi của Y là:
16


A. propan-1,2-điol.

B. propan-1,3-điol. C. glixerol.

D. propan-2-ol.

Câu 14 (ĐHKA - 2009): Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6
trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có
đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là:
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.
C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa.
D. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
Câu 15 ĐB11 Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).
B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).
C. Dung dịch NaOH (đun nóng).
D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).
Mức độ vận dụng
Câu 16 (ĐHKB – 2014): Chất X có công thức phân tử C 6H8O4. Cho 1 mol X phản
ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung
dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng
(dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng
phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất T không có đồng phân hình học.
B. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1: 3.
C. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
D. Chất Z làm mất màu nước brom.
Câu 17 (ĐHKB - 2007): Thủy phân este có công thứcvphân tử C4H8O2 (với xúc tác
axit), thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy
chất X là:
A. rượu metylic.

B. etyl axetat.

C. axit fomic.

D. rượu etylic.

Câu 18 (ĐHKA - 2013): Cho sơ đồ các phản ứng:

X + dd NaOH/t0  Y + Z;
T/15000C  Q + H2 ;

Y + NaOH(rắn)/ CaO, t0  T + P;
Q + H2O/t0, xt  Z
17


Trong sơ đồ trên, X, Z lần lượt là:
A. CH3COOCH=CH2 và CH3CHO.

B. HCOOCH=CH2 và HCHO.

C. CH3COOCH=CH2 và HCHO.

D. CH3COOC2H5 và CH3CHO.

Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hoá:
Triolein+ H2(Ni, t) →X;

X + NaOH →Y,

Y+ HCl →Z.

Tên của Z là
A. axit oleic.

B. axit linoleic.

C. axit stearic.


D. axit panmitic.

II.2.4. Đáp án bài tập vận dụng
1.B

2.D

3.A

4.B

5.B

6.C

7.B

8.D

9.B

11.B

12.D

13.A

14.A


15.B

16.A

17.B

18.A

19.C

10.D

II.3. DẠNG 3: TÍNH CHẤT VẬT LÍ, ĐIỀU CHẾ, ỨNG DỤNG.
II.3.1. Lưu ý:
- este ít tan trong nước, có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol, axit có cùng số nguyên tử C
- ứng dụng của este có mùi hoa quả, các este không no….
- cách điều chế este (mục I.1.5)
II.3.2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế Butyl axetat?
A. Đun hồi lưu hỗn hợp butan-1-ol, giấm và axit sunfuric đặc.
B. Đun hồi lưu hỗn hợp axit axetic băng, dung dịch butan-1-ol và axit sunfuric đặc.
C. Đun sôi hỗn hợp butan-1-ol, axit axetic và axit sunfuric đặc trong cốc thuỷ tinh
chịu nhiệt.
D. Đun hồi lưu hỗn hợp butan-1-ol, axit axetic băng và axit sunfuric đặc.
Hướng dẫn giải:
0

xt ,t
PƯ: CH3COOH + C4H9OH ¬


→ CH3COOC4H9 + H2O



18


Trong PƯ este hóa ta phải thực hiện với axit và ancol nguyên chất hoặc nồng độ
đậm đặc có xúc tác. Mặt khác, tốc độ PƯ xảy ra chậm cần thời gian lâu, axit và
ancol tương đối dễ bay hơi nên cần đun hồi lưu hiệu suất PƯ sẽ cao hơn ⇒ chọn D.
Câu 2: Sau khi điều chế được butyl axetat bằng cách đun hồi lưu hỗn hợp butan-1ol, axit axetic băng và axit sunfuric đặc. Để tách butyl axetat người ta làm như sau:
A. Chiết lấy lớp chất hữu cơ phía trên, rửa bằng nước lạnh, rửa bằng dung dịch
Na2CO3, sau đó chưng cất phân đoạn.
B. Chiết lấy lớp chất hữu cơ phía trên, rửa bằng nước lạnh, rửa bằng dung dịch
NaOH, sau đó chưng cất phân đoạn.
C. Chiết lấy lớp chất hữu cơ phía trên, sau đó chưng cất phân đoạn.
D. Chiết lấy lớp chất hữu cơ phía trên, rửa bằng dung dịch NaOH, sau đó chưng
cất phân đoạn.
Hướng dẫn giải:
- Butyl axetat là chất lỏng, nhẹ hơn nước, ít tan trong nước, tan nhiều trong butan1-ol,.... Mặt khác, PƯ este hóa là thuận nghịch nên phải rửa bằng nước lạnh để loại
bỏ ancol, axit còn lại, đặc biệt là axit H2SO4 ⇒ loại C
- Este thủy phân trong kiềm ⇒ loại B, D
⇒ Chọn A.
Câu 3: Sau khi chưng cất được butyl axetat có lẫn hơi nước thì làm khô bằng
A. H2SO4 đặc.

B. NaOH rắn.

C. CaO.


D. CaCl2 khan.

Hướng dẫn giải:
Butyl axetat thủy phân trong axit, kiềm ⇒ chọn D
Câu 4: Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt đô sôi trong các chất: C2H4 (1);
HCOOCH3 (2); C2H5OH (3) và CH3COOH (4)?
A. (1)<(2)<(3)<(4).

B. (1)<(3)<(2)<(4).

C. (4)<(3)<(2)<(1).

D. (4)<(2)<(3)<(1)
Hướng dẫn giải:

(1), (2) không có liên kết hidro, M(1) < M(2) ⇒ t0s (1) < (2)
(3), (4) có liên kết hidro, M(3) < M(4) và liên kết H của (3) kém bền hơn của (4) nên
t0s của (3), (4) lớn hơn (1), (2) và t0s của (3) < (4) ⇒Chọn A
Câu 5: Điều kiện phản ứng este hoá đạt hiệu suất cao nhất là gì?
A. Dùng dư ancol hoặc axit (1).
19


B. Chưng cất để tách este ra khỏi hỗn hợp (2).
C. Dùng H2SO4 đặc hút nước và làm xúc tác cho phản ứng (3).
D. Cả (1), (2), (3).
Hướng dẫn giải:
Chọn D
0


xt ,t
Giải thích: PƯ: RCOOH + R’OH ¬

→ RCOOR’ + H2O



PƯ este hóa là PƯ thuận nghịch nên để hiệu suất PƯ cao thì phải vận dụng các biện
pháp làm chuyển dịch cân bằng theo chiều thuận.
Câu 6: ĐA12: Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung
môi hữu cơ.
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(d) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5,
(C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Hướng dẫn giải:
Chọn A: các phát biểu đúng là a, b, c.
Phát biểu d sai vì Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C 17H35COO)3C3H5,
(C17H33COO)3C3H5


Câu 7: (TNTHPT-2014) Trong công nghiệp một lượng lớn chất béo được dùng để
sản xuất
A. Glixerol và glucozơ

B. Xà phòng và ancol etylic

C. Xà phòng và glixerol

C. Glucozo và ancol etylic
Hướng dẫn giải:

Dựa vào phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm MOH (NaOH, KOH),
ví dụ
(C15H31COO)3C3H5 + 3MOH
tripanmitin

3C15H31COOM + C3H5(OH)3
Natri panmitat

glixerol
20


(Dùng làm xà phòng)
⇒ Chọn C.
II.3.3. Bài tập vận dụng
Mức độ nhận biết
Câu 1 (CĐ - 2007): Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều
chế bằng phản ứng trùng hợp
A. CH2=C(CH3)COOCH3.

C. C6H5CH=CH2.

B. CH2 =CHCOOCH3.
D. CH3COOCH=CH2.

Câu 2 (ĐHKB - 2011): Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phản ứng este hoá giữa CH3COOH với CH3OH, H2O tạo nên từ −OH
trong nhóm –COOH của axit và H trong nhóm –OH của ancol.
B. Phản ứng giữa axit axetic với ancol benzylic (ở điều kiện thích hợp), tạo thành
benzyl axetat có mùi thơm của chuối chín.
C. Để phân biệt benzen, toluen và stiren (ở điều kiện thường) bằng phương pháp
hoá học, chỉ cần dùng thuốc thử là nước brom.
D. Tất cả các este đều tan tốt trong nước, không độc, được dùng làm chất tạo
hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
Câu 3 : Cho các nhận xét:
(1) Este có thể là chất khí, lỏng, rắn ở điều kiện thường
(2) So với các ancol và axit tương ứng có cùng khối lượng phân tử hoặc cùng số C
thì este có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
(3) So với các ancol và axit tương ứng có cùng khối lượng phân tử hoặc cùng số C
thì este có độ tan trong H2O cao hơn
(4) Este thường có mùi thơm đặc trưng
(5) HCOOCH3 có nhiệt độ sôi thấp hơn CH3COOCH3.
(6) etyl butirat có mùi chuối chín
Số nhận xét đúng là:
A. 1

B. 2

C.4


D.3

Mức độ thông hiểu
Câu 4: Propyl fomat được điều chế từ
A. axit fomic và ancol metylic.

B. axit fomic và ancol propylic.
21


C. axit axetic và ancol propylic.

D. axit propionic và ancol metylic.

Câu 5 : axit X +hidrocacbon Y 
→ vinyl fomat. Vậy X và lần lượt là:
A. HCOOH và CH≡CH

B. HCOOH và CH2=CH2

C. CH3COOH và CH≡CH

D. CH3COOH và CH2=CH2

Câu 6: X + phenol 
→ phenyl propionat. Vậy X là:
A. CH3CH2COOH B. CH3COOH C. (CH3CH2CO)2O D. (CH3CO)2O
Câu 7: Cho axit axetic tác dụng với etilen glicol trong môi trường axit, đun nóng
thu được sản phẩm là:
A. (CH3COO)2C2H5


B. (CH3COO)2C2H4

C. (CH3OCO)2C2H4

D. C2H4(COOCH3)2

Câu 8 : Dãy sắp xếp các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là:
A. C2H6 < HCOOCH3B. CH3COOHC. C2H6D. HCOOCH3Câu 9:Cho các este sau:
1. Isoamyl axetat có mùi chuối chin;

2. etyl butirat có mùi dứa

3. etyl isovalerat có mùi táo

4. benzyl axetat có mùi hoa nhài

5. Etyl fomiat có mùi đào chín

6. Metyl salixylat có mùi dầu gió

7. Geranyl axetat có mùi hoa hồng

8. Metyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam

Có bao nhiêu este có thể được điều chế bằng phản ứng este hóa?

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

II.3.4. Đáp án bài tập áp dụng
1.A

2.A

3.C

4.B

5.A

6.C

7.B

8.A

9.D

II.4. DẠNG 4: GIẢI TOÁN PHẢN ỨNG XÀ PHÒNG HÓA ESTE CỦA
ANCOL
II.4.1. Lưu ý

II.4.1.a. Phản ứng xà phòng hóa của este đơn chức
* Tổng quát: RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
22


(Nếu R’OH không bền thì tự chuyển hóa thành anđehit hoặc xeton )
Chất hữu cơ X (có oxi) tác dụng với NaOH, trong sản phẩm có tạo thành ancol
⇒ X có chức este
* Một số trường hợp cụ thể - cách đặt CTCT
Sản phẩm

Loại este –
CTCT

Ví dụ

1 este đơn chức + NaOH→
1 muối + anđehit

RCOOC=CR1R2
(R, R1, R2 có thể là H,
gốc hidrocacbon)

CH3 – COOC = CH2 +
NaOH → CH3COONa +
CH3 – CHO

1 este đơn chức + NaOH→
1 muối + xeton


RCOOCR1=CR2R3
(R1 ≠ H)

CH3 – COO C(CH3 )=
CH2 + NaOH →
CH3COONa + CH3 – CO
- CH3

1 este đơn chức + NaOH→
2 muối + H2O

Este của phenol
(sẽ xét ở dạng sau)

CH3COOC6H5 + 2NaOH
→ CH3COONa +
C6H5ONa + H2O

1 este đơn chức + NaOH→
1 sản phẩm duy nhất

Este vòng (chỉ gặp
trong đề thi Học sinh
giỏi, chưa gặp trong đề
thi đại học)

hỗn hợp este đơn chức +
NaOH → Hỗn hợp muối + 1
ancol


Các este có chung gốc
ancol. Đặt công thức
chung: COOR’

hỗn hợp este đơn chức +
NaOH →1 muối + hỗn hợp
ancol

Các este có chung gốc
axit. Đặt công thức
chung:
RCOO

hỗn hợp este đơn chức +

Đặt công thức chung:
23


NaOH →Hỗn hợp muối +
hỗn hợp ancol

COO

II.4.1.b. Phản ứng xà phòng hóa của este đa chức
- Este của axit đa chức và ancol đơn chức
R(COOR’)n + n NaOH → R(COONa)n + n R’OH
- Este của axit đơn chức và ancol đa chức
(RCOO)mR’ + m NaOH → m RCOONa + R’(OH)m
- Este của axit đa chức và ancol đa chức (thi đại học và thi tốt nghiệp THPT chưa

gặp trường hợp này)
II.4.1.c. Lưu ý về phương pháp giải
* Xác định cấu tạo của este ( coi như giải bài toán có 3 ẩn: R, R’, số chức)
- Xác định số chức este
+ Dựa vào số nguyên tử oxi ( mỗi chức este chứa 2 nguyên tử oxi)
+ Dựa vào độ bất bão hòa…
+ Este có M < 100 hoặc este có số nguyên tử C ≤ 3 ⇒ Este đơn chức
+ Dựa vào phản ứng với kiềm
số nhóm chức của este=

- Xác định gốc R, R’ : ví dụ phản ứng RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
+ Xác định R dựa vào xác định khối lượng mol của muối RCOONa
( xác định n, m →M)
+ Xác định R’ dựa vào xác định khối lượng mol của R’OH
( xác định n, m →M)
24


* Một số công thức cần lưu ý
+ nOH-

= nCOO=nCOO- =nCOOH=nOH

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng đối với (*) :

meste + mNaOH = mmuối + mancol
mchất rắn sau cô cạn= meste đã phản ứng + mkiềm – mR’(OH)n
* Cô cạn dung dịch sau PƯ thì chất rắn là muối và NaOH (nếu dư)
* Este có dạng HCOOR’ có PƯ tráng bạc
+ HCOOCH = C….


sản phẩm

+ HCOOCR = C….….

4Ag

sản phẩm

2Ag (R là gốc hiđrocacbon)

- Hỗn hợp este thì đặt công thức trung bình để tính
II.4.2. Bài tập minh họa
Câu 1 (THPT Quỳnh Lưu 1 – Nghệ An): Hợp chất X có công thức phân tử là
C5H8O2. Cho 10 gam X tác dụng hoàn toàn, vừa đủ với dung dịch NaOH thu được
dung dịch Y. Lấy toàn bộ dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO 3
trong NH3 đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn
các điều kiện trên là
A. 2.

B. 1.

C. 3

D. 4.

Hướng dẫn giải:
nX =

Thấy:


= 0,1 mol ; nAg =

=

= 0,4 mol

= 4 ⇒ X có dạng HCOOCH=C…

⇒ CTPT của X: HCOOCH=C-CH2-CH3 hoặc HCOOCH=C(CH3)-CH3 ⇒ Chọn A.
Câu2 (THPT Chu Văn An – Hà Nội – 2014): Thủy phân hoàn toàn 9,46 gam một
este X trong NaOH dư, thu được 10,34 gam muối. Mặt khác, cũng 9,46 gam X có
25


×