Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN, TOÁN, GIÁO DỤC CÔNG DÂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, SINH HỌC, HOÁ HỌC, MĨ THUẬT VÀO DẠY MỘT SỐ VĂN BẢN NHẬT DỤNG.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.85 KB, 26 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HÀ CHÂU
Địa chỉ: Xã Hà Long - Huyện Hà Trung -Tỉnh Thanh Hoá
SĐT: 037362022
Email:

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỂ TÍCH HỢP
(DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN NGỮ VĂN, TOÁN, LỊCH SỬ,
GIÁO DỤC CÔNG DÂN, CÔNG NGHỆ, HÓA HỌC, ÂM NHẠC
TRONG
DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 8 - TIẾT 25: BÀI 23: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN,
HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM

Nhóm giáo viên: 1. Trần Thị Hường
2. Trần Thị Phương

HÀ LONG, THÁNG 12 NĂM 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TRUNG

TRƯỜNG THCS HÀ CHÂU
- Địa chỉ: Xóm 10 Hà Châu -Hà Trung -Thanh Hóa
Điện thoại: 0373741528; Email:
- Thông tin về giáo viên:
Họ và tên: Hoàng Thị Vân


Ngày sinh: 20/11/1979 Môn : Văn-sử
Điện thoại: 0944360238 ; Email:

2


1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:

TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN, TOÁN, GIÁO DỤC
CÔNG DÂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, SINH HỌC, HOÁ HỌC, MĨ THUẬT
VÀO DẠY MỘT SỐ VĂN BẢN NHẬT DỤNG.
2. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Dạy học tích hợp các môn: Ngữ văn, toán, giáo dục công dân, lịch sử, địa
lí, sinh học, hoá học, mĩ thuật.
2.1. Kiến thức: Biết dùng kiến thức các môn Ngữ văn, toán, giáo dục công dân,
lịch sử, địa lí, sinh học, âm nhạc, hoá học, mĩ thuật, hiểu biết xã hội vào ôn tập
Ngữ văn.
Đối với môn Ngữ văn:
- Học sinh nắm được thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp đối với các
vấn đề có tính thời sự ở địa phương. (Ngữ văn địa phương).
Đối với môn Toán:
- Học sinh nắm được tác dụng, ý nghĩa của việc lập bảng thống kê cũng như cấp
số nhân.
Đối với môn Giáo dục công dân:
- Biết được luật dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của bản thân trước các tệ nạn xã hội
đang diễn ra trong cuộc sống.
Đối với môn Lịch sử, Địa lí:
- Biết được tài dùng binh của Trần Quốc Tuấn. Từ đó, liên hệ, so sánh việc đánh
giặc với ôn dịch thuốc lá.

- Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cũng như các giải pháp.
- Học sinh nắm được tình hình gia tăng dân số hiện nay.
Đối với môn sinh học:
- Biết tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông không hợp lí.
- Việc hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ con người.
Đối với môn hoá học:
- Biết được nguyện liệu, các chất làm bao bì ni lông.
Đối với môn mĩ thuật:
- Học sinh tập vẽ tranh với đề tài tự do: điều em muốn.

3


- Học sinh thi sưu tầm, sáng tác các bài thơ, bài hát liên quan đến môi trường, hút
thuốc lá, dân số và kế hoạch hoá gia đình.
2.2. Kỹ năng:
Đối với môn Ngữ văn:
- Học sinh biết cách viết cũng như trình bày bài văn nghị luận về sự việc, hiện
tượng đang diễn ra ở địa phương.
Đối với môn Toán:
- Biết vận dụng kiến thức về thống kê, cấp số nhân trong toán học để làm nổi bật
nội dung của văn bản.
Đối với môn GDCD:
- Có kỹ năng thông qua các phương tiện truyền thông để tuyên truyền các thành
viên trong gia đình, mọi người, thực hiện đúng luật dân số và kế hoạch hóa gia
đình, cũng như tránh được các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt việc bảo vệ môi
trường.
Đối với môn Lịch sử, Địa lí:
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí để
giải quyết vấn đề thực tế.

Đối với môn Sinh học:
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Rèn kỹ năng bảo vệ sức khoẻ cho bản thân cũng như cộng đồng.
Đối với môn hoá học:
- Sử dụng bao bì ni lông hợp lí.
Đối với môn mĩ thuật:
- Biết thể hiện thái độ, ước mong của mình qua tranh vẽ.
2.3. Thái độ:
- Thông qua bài học giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học, ý
thức hợp tác giữa các cá nhân trong nhóm và giữa các nhóm với nhau.
- Hiểu được giá trị của việc vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình học tập,
từ đó tránh thái độ học lệch do nhận thức chưa đúng về vai trò của từng môn học.
Đối với môn Ngữ văn:
- Học sinh có thái độ, nhận thức đúng đối với các vấn đề đang diễn ra trong cuộc
sống.
Đối với môn Toán:
4


Cẩn thận trong thực hiện phép tính, có thái độ yêu thích môn Toán
Đối với môn GDCD: Có thái độ yêu thích môn học. Giúp các em tự tin tham gia
vào các hoạt động tuyên truyền các thành viên trong gia đình, mọi người thực
hiện đúng luật dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Đối với môn Lịch sử, Địa lí:
- Có thái độ yêu thích môn Lịch sử, Địa lí. Giúp các em thấy được ý thức trách
nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
Đối với môn Sinh học:
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho người thân, cộng đồng. Bảo vệ môi trường sống
của chúng ta.
Đối với môn hoá học:

- Biết được sự độc hại của bao bì ni lông. Từ đó có cách sử dụng hợp lí.
Đối với môn mĩ thuật:
- Biết trân trọng ước mơ, khát vọng của mỗi người.
4. Năng lực:
- Có năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực so sánh, đối chiếu.
- Có năng lực tìm hiểu và thu thập số liệu thống kê. Từ đó lập bảng số liệu phù
hợp để trình bày bài văn một cách hợp lí.
- Có năng lực hoạt động nhóm, phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân trong nhóm
và giữa các nhóm với nhau.
3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
- Đối tượng học sinh: Là các em học sinh lớp 8B trường THCS Hà Châu -Hà
Trung.
- Những đặc điểm cần thiết của học sinh đã học theo bài học: Có kiến thức Ngữ
văn. Có những hiểu biết nhất định về xã hội, về lịch sử địa phương. Biết vận
dụng kiến thức các môn học Ngữ văn, Toán - Giáo dục công dân - Lịch sử- Địa lí
hiểu biết xã hội vào giải toán.
4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC:
- Dạy học theo chủ đề tích hợp được coi là một hình thức dạy học hiện đại phù
hợp với xu thế hiện nay của xã hội. Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học,
đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả
học tập, tăng cường sử dụng thiết bị dạy học. Góp phần giáo dục học sinh một
cách toàn diện. Thông qua bài học, các em thấy được môn Ngữ văn là xuất phát
từ thực tế cuộc sống và học Ngữ văn là để phục vụ cuộc sống và các bộ môn
khoa học khác.
5


- Hiểu rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn học để có sự phát triển một
cách toàn diện. Góp phần xây dựng xã hội ngày càng tiến bộ và đáp ứng được
yêu cầu hiện nay.

- Tăng cường việc gắn liền dạy học trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống và
góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trung học cơ sở.
- Tạo cơ hội cho các em thể hiện mình, rèn luyện tốt kĩ năng giao tiếp.
5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu đa năng (đồ dùng được cấp), máy tính, bảng phấn.
- Học liệu sử dụng trong bài dạy: Giáo án soạn giảng bằng phần mềm
PowerPoint, các tài liệu hỗ trợ thêm về thông tin trong bài học.
- Giấy A0 chia 4 để học sinh kẻ bảng nhóm, gấy A4 để học sinh trình bày vấn đề
thảo luận theo nhóm, nam châm gắn bảng, bút dạ, bút chỉ…
Ứng dụng CNTT trong dạy học: dạy bằng máy chiếu kết hợp máy chiếu đa vật
thể, ghi bảng, bài giảng điện tử đã soạn thảo.
6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hình thức tổ chức dạy học: Tổ chức dạy học ngoại khóa, học trong lớp.
GIÁO ÁN DẠY HỌC:
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết dùng kiến thức các môn Ngữ văn, Toán- Giáo dục công dân –
Sinh học-Lịch sử- Địa lí-Mĩ thuật hiểu biết xã hội vào ôn tập văn.
Đối với môn Ngữ văn:
- Học sinh nắm được cách trình bày về sự việc, hiện tượng ở địa phương. (Ngữ
văn địa phương).
- Học tập và biết cách viết bài văn nghị luận có lập luận chặt chẽ.
Đối với môn Toán:
- Học sinh nắm được tác dụng, ý nghĩa của việc lập bảng thống kê cũng như cấp
số nhân.
Đối với môn Giáo dục công dân:
- Biết được luật dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của bản thân trước các tệ nạn xã hội
đang diễn ra trong cuộc sống.
Đối với môn Lịch sử, Địa lí:


6


- Biết được tài dùng binh của Trần Quốc Tuấn. Từ đó, liên hệ, so sánh với ôn dịch
thuốc lá.
- Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường cũng như các giải pháp.
- Học sinh nắm được tình hình gia tăng dân số hiện nay.
Đối với môn Sinh học:
- Biết tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông không hợp lí.
- Biết được việc hút thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào tới sức khoẻ con người.
Đối với môn Hoá học:
- Biết được nguyện liệu, các chất làm bao bì ni lông.
Đối với môn Mĩ thuật:
- Học sinh tập vẽ tranh với đề tài tự do: điều em muốn.
- Học sinh thi sưu tầm, sáng tác bài thơ, bài hát liên quan đến môi trường, thuốc
lá, dân số và kế hoạch hoá gia đình.
2. Kỹ năng:
Đối với môn Ngữ văn:
- Học sinh biết cách viết cũng như trình bày bài văn nghị luận về sự việc, hiện
tượng đang diễn ra ở địa phương.
Đối với môn Toán:
- Biết vận dụng kiến thức về thống kê, cấp số nhân trong toán học để làm nổi bật
nội dung của văn bản.
Đối với môn GDCD:
- Có kỹ năng thông qua các phương tiện truyền thông để tuyên truyền các thành
viên trong gia đình thực hiện đúng luật dân số và kế hoạch hóa gia đình, cũng
như tránh được các tệ nạn xã hội, thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường.
Đối với môn Lịch sử, Địa lí:
- Có kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, vận dụng kiến thức lịch sử, địa lí để
giải quyết vấn đề thực tế có liên quan đến bài học.

Đối với môn Sinh học:
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Rèn kỹ năng bảo vệ sức khoẻ cho bản thân cũng như cộng đồng.
Đối với môn Hoá học:
- Sử dụng bao bì ni lông hợp lí.
7


Đối với môn Mĩ thuật:
- Biết thể hiện thái độ, ước mong của mình qua tranh vẽ.
3.Thái độ:
- Thông qua bài học giáo dục ý thức tự giác học tập và lòng say mê môn học, ý
thức hợp tác giữa các cá nhân trong nhóm và giữa các nhóm với nhau.
- Hiểu được giá trị của việc vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình học tập,
từ đó tránh thái độ học lệch do nhận thức chưa đúng về vai trò của từng môn học.
Đối với môn Ngữ văn:
- Học sinh có thái độ, nhận thức đúng đối với các vấn đề đang diễn ra trong cuộc
sống.
Đối với môn Toán:
- Cẩn thận trong thực hiện phép tính, có thái độ yêu thích môn Toán
Đối với môn GDCD:
- Có thái độ yêu thích môn học. Giúp các em tự tin tham gia vào các hoạt động
tuyên truyền các thành viên trong gia đình, mọi người thực hiện đúng luật dân số
và kế hoạch hóa gia đình.
Đối với môn Lịch sử, Địa lí:
- Có thái độ yêu thích môn Lịch sử, Địa lí. Giúp các em thấy được ý thức trách
nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
Đối với môn Sinh học:
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho người thân, cộng đồng. Bảo vệ môi trường sống
của chúng ta.

Đối với môn Hoá học:
- Biết được sự độc hại của bao bì ni lông. Từ đó có cách sử dụng hợp lí.
Đối với môn Mĩ thuật:
- Biết trân trọng ước mơ, khát vọng của mỗi người.
II .Phương pháp dạy học:
- Áp dụng các phương pháp dạy học : Vấn đáp, nêu vấn đề
- Áp dụng các kĩ thuật dạy học như: chia nhóm, sơ đồ K-W-L, sơ đồ tư duy, hoạt
động học phối hợp cá thể với hoạt động theo nhóm, hoạt động tập thể.
III. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Kết hợp đánh giá của thầy và đánh giá của trò trong việc đánh giá kết quả học
tập.
8


Giáo viên tổ chức cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm có sự tư vấn
của thầy.
- Đánh giá bằng sự nhận xét của giáo viên và sự tự đánh giá của học sinh trong
các câu trả lời của bài học dưới hình thức: Nhận xét trực tiếp; thi đua giữa các
nhóm trong hoạt động nhóm.
- Cho học sinh tự nhận xét, đánh giá sự phối kết hợp của các thành viên trong
nhóm mình nhằm giúp các bạn trong nhóm hoạt động tích cực hơn.
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Thiết bị dạy học, học liệu
- Học sinh: Vở ghi, bút dạ, thước kẻ, SGK, sách Ngữ văn 8,9 (chương trình địa
phương tỉnh Thanh Hoá).
V.Các hoạt động dạy học
*Hoạt động 1: Khởi động
*Bài tập tình huống:
Tiết sinh hoạt của lớp 8B trường THCS Hà Châu diễn ra sôi nổi. Lớp
trưởng Lực đưa ra vấn đề: “ Theo bạn, vấn đề đáng quan tâm hiện nay là gì? Vì

sao?”. Có nhiều ý kiến đưa ra. Bạn thì cho rằng đó là vấn đề môi trường? Bạn
lại khẳng định dân số mới là vấn đề đáng quan tâm. Ý kiến khác lại cho là tệ nạn
xã hội mới là cấp thiết…Mỗi ý kiến đưa ra đều có phần giải thích hết sức thuyết
phục.
- GV: Theo em, ý kiến của bạn nào là đúng? Vì sao?
- Học sinh đều cho rằng ý kiến của mình là đúng.
- Giáo viên liên hệ thực tế: tích hợp kĩ năng sống.
“Cuộc sống hiện tại, tương lai của mỗi chúng ta, đã và đang đứng trước
một số vấn đề như dân số, môi trường, quyền trẻ em, hạnh phúc gia đình,…Các
vấn đề này đều liên quan đến sự sống còn của mỗi chúng ta. Vì vậy, tất cả các
vấn đề trên đều đúng và đáng được quan tâm. Trong cuộc sống, các em phải luôn
nắm được các vấn đề đang diễn ra xung quanh mình để có kiến thức trang bị, rèn
luyện kĩ năng sống để tự tin, làm chủ trong cuộc sống.
Chúng ta cùng ôn lại một số vấn đề này thông qua các văn bản nhật dụng
đã học: “Ôn tập văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8”.
*Hoạt động 2: Bài mới

9


Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt
I. Văn bản “ Thông tin về ngày Trái Đất
năm 2000”.

? Tác giả đã nêu những tác hại nào

- Tác hại:


của việc sử dụng bao bì ni lông.

Sơ đồ tư duy: Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông.
? Khi đốt túi ni lông, ta thấy có mùi Thực tế nhiều loại túi nilon được
khét? Hãy giải thích tại sao?

làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn

Giáo viên tích hợp kiến thức môn hoá lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới
học về thành phần của bao bì ni lông.

môi trường đất và nước còn đốt

Giáo viên tích hợp kiến thức môn sinh chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc
học về tác hại của bao bì ni lông với dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh
sức khoẻ con người.

hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư,
giảm khả năng miễn dịch, rối loạn
chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm
sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong
một số loại túi nilon có lẫn lưu
huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt
10


cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít
Sunfuric dưới dạng các cơn mưa
Giáo viên tích hợp kiến thức môn giáo axit rất có hại cho phổi.
dục công dân, kĩ năng sống:

Khi thu gom rác thải, cần phân loại.
Đổ đúng nơi qui định.
GV: Bao bì ni lông đang bị coi là một - Lời kiến nghị:
trong những “thủ phạm” nguy hiểm gây + Hãy bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà
ô nhiễm môi trường- Sự “ô nhiễm chung của chúng ta trước những
trắng”.

nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
đang gia tăng.
+ Hãy cùng nhau hành động:
“MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG

? Liên hệ với bản thân: đã bao giờ em sử BAO BÌ NI LÔNG”
dụng bao bì ni lông một cách bất hợp lí - Trái đất là ngôi nhà chung của tất
chưa? Hãy rút ra bài học cho mình. (Sử cả chúng ta. Tài nguyên trái đất
dụng hợp lí, tránh lạm dụng)

không phải là vô tận. Sức chịu đựng

? Trước tác hại nguy hiểm của bao bì ni của trái đất cũng có hạn.
lông, tác giả đưa ra lời kiến nghị gì.

- Sự phát triển của khoa học kĩ thuật
và sự vô tâm của con người đã làm
cho trái đất bị tổn thương, trong đó
có vấn đề rác thải công nghiệp và
rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi
trường.
- Giải quyết vấn đề này không phải


Học sinh thảo luận nhóm:

là chuyện của một quốc gia, một tập

? Tại sao vấn đề bảo vệ môi trường lại là thể mà là vấn đề mang tính toàn cầu.
một vấn đề quan trọng đối với toàn cầu.

- Mỗi người phải có trách nhiệm với

- Các nhóm sau khi thảo luận, trình bày, môi trường sống của chính mình.
nhận xét chéo nhóm.

II. Văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”.
11


- Giáo viên nhận xét, đánh giá, rút ra - Để gây ấn tượng mạnh cho người
kiến thức.

đọc: tác giả so sánh việc chống

? Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo thuốc lá với chống giặc ngoại xâm.
bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích Tác giả so sánh việc thuốc lá tấn
tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng công loài người như giặc ngoại xâm
gì trong lập luận?

đánh phá.

-GV tích hợp phần tiếng Việt: tác dụng
của biện pháp so sánh. (Sử dụng biện

pháp nghệ thuật so sánh, khiến câu
văn trở nên sinh động, giàu hình ảnh,
làm nổi bật nội dung văn bản.
GV: Nêu xuất xứ câu nói trên.
-GV tích hợp kiến thức môn lịch sử:
Lồng ghép kể chuyện lịch sử về nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo, có
liên quan đến câu nói trên. ( Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn- con trai
của Khâm minh Đại vương Trần Liễu. Chú ruột của Trần Quốc Tuấn chính là vua
Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Ông là người thông minh, tài giỏi, được vua rất tin
dùng. Năm 1300 Trần Quốc Tuấn ốm nặng, vua Trần tới thăm và hỏi ông về kế
sách giữ nước. Trần Quốc Tuấn đã đúc kết kinh nghiệm trong suốt cuộc đời đánh
giặc giữ nước của mình một cách súc tích:
Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hoà
mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó
cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản chế trường là sự thường của
binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự.
Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng
tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tuỳ thời tạo thế, có được một
đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thư sức dân để
làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.)
? Qua văn bản đã học và thực tế cuộc sống, em hãy cho biết tác hại của hút thuốc
lá.
12


(Giáo viên trình chiếu)

Sơ đồ tư duy: Tác hại của việc hút thuốc lá.
*Tích hợp kiến thức môn Sinh học, Giáo dục công dân: cần bảo vệ sức khoẻ
của chính bản thân, gia đình và xã hội.

- GV: Vẫn biết tác hại của việc hút thuốc lá mà nhiều người vẫn hút. Đặc biệt hơn
số đông hút lại ở độ tuổi trẻ (từ 18 đến 30).

13


50,46%

Biểu đồ: Tỷ lệ người hút thuốc lá
Theo kết quả thống kê cho thấy tuổi bắt đầu hút thuốc: Trước 18 tuổi là 20,81%,
từ 18 đến 30 là 67,08%, từ 30 đến 50 tuổi là 10,09% và trên 50 tuổi là 1,71%...
- Giáo viên tích hợp kiến thức Ngữ văn địa phương: lựa chọn tìm hiểu viết bài
về một hiện tượng hay khía cạnh đời sống ở Thanh Hoá.
+ Cô đã giao nhiệm vụ cho 04 nhóm tìm hiểu, thống kê tình hình hút thuốc lá ở
địa phương (xã Hà Châu) như sau:
Nhóm 01 điều tra thông tin ở xóm 1, 2.
Nhóm 02 điều tra thông tin ở xóm 3, 4, 5.
Nhóm 03 điều tra thông tin ở xóm 6, 7, 8.
Nhóm 04 điều tra thông tin ở xóm 9, 10.
+ Theo kết quả điều tra của nhóm 1 (Tổ 1- lớp 8B):
Lứa tuổi (nam)
Số đối tượng trả lời
-Vui bạn, nể bạn
-Bắt chước
-Thử, tò mò
-Ra vẻ người lớn
-Giải buồn
-Kích thích, giải trí
-Vì lịch sự, xã giao


11-15
23
60 (%)
16
04
04

14

16-20
17
50 (%)
08
06
03
04
03
03


-Không có ý thức
02
..........................
.......................
GV: Qua bảng thống kê, em có suy nghĩ gì?

07
.....................

HS: Đây chính là nguồn gốc sâu xa thúc đẩy tuổi trẻ đến với thuốc lá, là các động

cơ tâm lí đủ loại mang đặc trưng của lứa tuổi. Là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả
mọi người, nhất là chúng ta- thế hệ trẻ của đất nước. Đừng vì vui bạn, nể bạn mà
đi vào con đường sai lầm không đáng có. (Nguyên nhân chủ yếu)
Giáo viên tích hợp kĩ năng sống: trong cuộc sống, các em vui bạn, nể bạn nên
hút thuốc lá. Lâu dần thành quen. Vì vậy, trước những lời rủ rê của bạn bè
cần phân biệt tốt, xấu, đúng, sai, có lập trường tư tưởng vững vàng, nói không
với các tai, tệ nạn xã hội.
GV: Nếu trong gia đình hay trong lớp em có người hút thuốc, em sẽ bày tỏ thái
độ như thế nào?
HS: Thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến nhưng trên tinh thần chung là cương quyết,
nói không với thuốc lá.
? Tác giả đã khẳng định vấn đề dân số đã được đặt III. Văn bản “ Bài toán
ra từ thời cổ đại thông qua câu chuyện từ một bài dân số”.
toán cổ. Hãy tóm tắt lại câu chuyện này? (Học
sinh tóm tắt)
Giáo viên tích hợp kiến thức môn tập làm văn:
dẫn dắt vấn đề bằng cách kể một câu chuyện
ngắn gọn, hấp dẫn. Điều đó có tác dụng lôi cuốn
người đọc. Bài văn sẽ trở nên hay. Văn bản “ Ý
nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh cũng
từng thông qua cách kể chuyện về một thi sĩ Ấn
Độ, thấy một con chim bị thương rơi xuống bên
chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên,
quả tim cùng hoà một nhịp với sự run rẩy của
con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau
thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Đó
cũng là một cách hay trong khi viết văn mà các
15



em nên vận dụng.
? Vận dụng kiến thức toán học để tìm lời giải cho - Bài toán dân số đã được
bài toán cổ trên.

đặt ra từ thời cổ đại.

HS: Nhà thông thái yêu cầu số thóc đặt vào các ô
của bàn cờ theo cấp số nhân. Đặt một hạt thóc vào
ô thứ nhất; ô thứ hai đặt 2 hạt thóc; và các ô tiếp
theo số thóc cứ thế nhân đôi. Theo bài toán ta có:
Dãy số 1, 2, 4, 8, 16,…là một cấp số nhân có công
bội là 2. Số thóc ấy nhiều đến mức có thể phủ khắp
bề mặt trái đất này. Một con số kinh khủng đến
nhường nào!
? Vấn đề mà tác giả muốn đặt ra ở đây là gì.
- Vấn đề gia tăng dân số.
* Giáo viên tích hợp kiến thức môn Toán và môn Ngữ văn: kiến thức môn Ngữ
văn và Toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiến thức toán thông qua
“những con số biết nói” để phân tích rõ, sâu hơn nội dung văn bản.
GV: lần lượt trình chiếu 03 bảng sau:

16


GV: Nêu nhận xét, suy nghĩ của em sau khi quan sát 03 bảng trên?
HS:

17



- Tốc độ gia tăng dân số trên thế giới có sự biến động. Dân số thay đổi cụ thể qua
từng năm. Chẳng hạn, tỉ lệ gia tăng dân số/ năm: năm 1950 là 1.47%; năm 1990
là 1.56%...
- Một trong những nguyên nhân khiến dân số tăng nhanh là do tỉ lệ sinh còn cao.
Trong bảng thống kê “ Tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước”, ta thấy có những
nước có tỉ lệ rất cao như Ru-an-đa tỉ lệ sinh của phụ nữ nước này là 8.1. Có một
nghịch lí cho thấy là những nước kém và chậm phát triển ở Châu Phi và Châu Á
là nước dân số gia tăng rất mạnh mẽ. Cũng có nghĩa là sự gia tăng dân số và sự
phát triển đời sống xã hội có mối quan hệ mật thiết.
- Nước ta cũng trong tình trạng dân số tăng nhanh như vậy. Theo biểu đồ hình cột
về Dân số trung bình Việt Nam qua một số mốc thời gian, ta thấy dân số Việt
Nam tăng dần.
GV: Hậu quả của vấn đề gia tăng dân số?
GV trình chiếu sơ đồ tư duy:

? Theo em, con đường nào là con - Biện pháp:
đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng + Đẩy mạnh giáo dục là con đường
dân số? Vì sao?

tốt nhất. Bởi vì:
Sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không
thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các
biện pháp thô bạo... Chỉ bằng con

Giáo viên: Mỗi gia đình nên dừng ở đường giáo dục mới giúp mọi người
hai con để nuôi dạy cho tốt.

hiểu ra nguy cơ của sự bùng nổ và gia
18



tăng dân số; vấn đề dân số gắn liền với
con đường đói nghèo hay hạnh phúc.
IV. Tổng kết:
GV: Vấn đề mà các văn bản nhật dụng -Nội dung: các vấn đề mang tính toàn
đưa ra đều là những vấn đề mang tính cầu.
toàn cầu. Chúng ta, những chủ nhân
của tương lai cần có thái độ đúng đắn,
làm chủ vận mệnh của mình để Trái
Đất thực sự là ngôi nhà chung của
chúng ta.

-Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, dẫn

? Qua các văn bản trên, em học tập chứng phong phú giàu sức thuyết
được gì về cách lập luận trong một bài phục.
văn nghị luận. (Giáo viên tích hợp
kiến thức môn Tập làm văn)
*Hoạt động 3: Củng cố
- Giáo viên chiếu lên máy bài tập củng cố sau:
? Hãy cho biết ý nghĩa các mốc thời gian sau:
Mốc thời gian
Sự kiện
22/ 04
...........
31/ 05
...........
05/06
...........
11/07

...........
26/12
...........
Đáp án
Mốc thời gian
Sự kiện
22/ 04
Ngày Trái Đất
31/ 05
Ngày Thế Giới không hút thuốc lá.
05/06
Ngày môi trường Thế Giới
11/07
Ngày Dân Số Thế Giới
26/12
Ngày Dân Số Việt Nam
GV chốt: vấn đề dân số, môi trường, tai tệ nạn xã hội có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Vì vậy, chúng ta cần chung tay giữ gìn Trái Đất- ngôi nhà chung của
chúng ta mãi xanh- sạch- đẹp. Đó là trách nhiệm thiêng liêng và cao quý của mỗi
người.
- Cho học sinh tổng hợp, nhận xét hoạt động của các nhóm và sắp xếp theo thứ tự
19


từ 1 đến 4 (số 1 là tốt nhất), bình xét cho 4 cá nhân hoạt động tích cực nhất, xét
xem còn cá nhân nhân nào cần phải nhắc nhở trong quá trình hoạt động nhóm (có
sự tham gia đánh giá của giáo viên)
*Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại nội dung, nghệ thuật của các văn bản nhật dụng, làm các bài tập trong
SBT Ngữ văn 8- Tập 1. (Bài 1, 2 trang 122; bài 1, 2, 3 trang 132)

- Các tổ thi vẽ tranh, sưu tầm, sáng tác thơ về các chủ đề mà văn bản nhật dụng
hướng tới. (Tích hợp kiến thức môn Văn, Mĩ thuật)
VII. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua nhận xét sản
phẩm của từng nhóm (Nhóm 1 là tốt nhất). Mỗi nhóm bình xét một cá nhân xuất
sắc và đề xuất cá nhân cần nhắc nhở (nếu có). Cuối buổi học cho học sinh tổng
hợp kết quả, giáo viên tuyên dương nhóm có kết quả tốt, cá nhân hoạt động tích
cực, khích lệ, động viên nhóm có kết quả chưa tốt, nhắc nhở hoặc nếu cần thiết
thì phê bình cá nhân hoạt động chưa tích cực.
Tiêu chí đánh giá:
Thứ

Yêu cầu cần đạt

tự
1
2

Bài làm đúng, trình bày khoa học, chữ viết đẹp.
Các thành viên trong nhóm hoạt động tích cực, phối hợp nhịp.

3
4

nhàng, hoạt động nhóm đảm bảo trật tự, không ồn ào.
Thời gian đảm bảo theo qui định và song sớm nhất.
Thu gọn học liệu đảm bảo vệ sinh lớp học.

Điểm
tối đa

10
5
3
2

VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH:
Sản phẩm của học sinh là các bảng nhóm, các phiếu học tập, bài trình bày
trên bảng đen, tranh vẽ, thơ ca sáng tác cũng như sưu tầm, sự tham gia tích cực
trong các tình huống giáo viên đưa ra.
Kết quả học tập: Đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm, biết vận dụng
kiến thức liên môn để hoàn thành tốt việc ôn tập môn Ngữ văn. Học sinh hoạt
động sôi nổi, tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, có tinh thần hợp tác trong

20


nhóm và hứng thú trong học tập. Kết quả học tập của học sinh đảm bảo mục tiêu
của bài dạy.
GIÁO VIÊN

Hoàng Thị Vân

PHỤ LỤC: CÁC BÀI THI VẼ TRANH CỦA HỌC SINH

21


Tranh vẽ về đề tài môi trường.

Tranh vẽ về đề tài “Ôn dịch, thuốc lá”.


22


Tranh vẽ đề tài dân số và kế hoạch hoá gia đình.

23


THI SƯU TẦM, SÁNG TÁC THƠ VĂN.
* Sưu tầm:
CHÚC TẾT (Trần Tế Xương)
Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.
Phố phường chật hẹp, người đông đúc,
Bồng bế nhau lên nó ở non.
BÀI CA DAO VUI
Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con con mắt liếc ngang
Ba con cổ ngẳng răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con yếm trụt váy dù vặn ngang.
* Sáng tác:
LỜI TỰ THÚ CỦA BAO BÌ NI LÔNG.
Tôi là bao bì ni lông
Lẫn trong rác thải hằng ngày đấy thôi.
Tính tôi thì rất là “hôi”
Khi cần ảnh hưởng, môi trường xấu ngay.
Rất cần bạn nhỏ ra tay

Phân loại cho tốt, tôi còn “nằm ngoan”.
Đừng ham sử dụng quá tay
Mà bệnh tật lắm, khiến ta phiền lòng.
(Lê Thị Vân Anh-Lớp 8A trường THCS Hà Châu- Hà Trung)
ÔN DỊCH, THUỐC LÁ.
Thuốc lá- một thứ giặc ôn.
Gặm nhấm cơ thể, hao mòn tuổi xanh.
Nhanh tay nào các bạn ơi.
Hãy nói không nhé, lòng đừng đắn đo.
(Lê Phi Yến-Lớp 8A trường THCS Hà Châu- Hà Trung)

24


TRÁI ĐẤT XƯA VÀ NAY.
Trái đất nay lại khác rồi
Có bao trăm tỉ con người ngổn ngang.
Chẳng hàng, chẳng lối, rẽ ngang
Giao thông chẳng rõ, cửa nhà thì không.
Con đàn, cháu đống lông nhông
Xã hội nguyên thuỷ hiện hình lại đây
Ngắm, nhìn mà thấy ngất ngây
Hỡi ôi! Trái đất! Chặt rồi hay sao ???
(Trình Thị Hà Trang -Lớp 8B trường THCS Hà Châu- Hà Trung)

25


×