Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN SD nguyên vật liệu gỗ mầu làm ra bộ chữ cái tiếng việt giúp trẻ được thực hành trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục theo hướng “giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 14 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến thành phố Ninh Bình.
Chúng tôi:
T
T

Họ và tên

Năm sinh

1

Trần Thị Hà

20/10/1974

2

Đinh Thị Thu Hằng

10/11/1981

3

Nguyễn Thị Chung

26/11/1982



4

Ngô Thị Hằng

26/01/1984

5

Đinh Thị Thu

29/11/1990

Nơi công tác

Trường
Mầm non
Nam Thành
Trường
Mầm non
Nam Thành
Trường
Mầm non
Nam Thành
Trường
Mầm non
Nam Thành
Trường
Mầm non
Nam Thành


Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Tỷ lệ %
đóng
góp tạo
ra sáng
kiến

Hiệu
trưởng

Đại học

40%

Phó HT

Đại học

20%

Phó HT

Đại học


20%

Giáo
viên

Đại học

10%

Kế toán

Cao
Đằng

10%

Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:
“Sử dụng nguyên vật liệu gỗ mầu làm ra bộ chữ cái tiếng việt giúp trẻ
được thực hành trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục theo hướng
“giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" tại Trường Mầm non Nam Thành
LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: Quản lí giáo dục.
THỜI GIAN ÁP DỤNG: Từ tháng 10/2018.
MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

1. Nội dung của giải pháp
Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục có vai trò rất quan trọng với
sự thành công trong học tập của trẻ. Môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm
là môi trường hoạt động mà trẻ được tham gia xây dựng cùng giáo viên, là
môi trường giáo dục dựa vào nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.

1


Trong thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm”, Trường Mầm non Nam Thành thành phố Ninh Bình được sở GD&ĐT,
phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tin tưởng lựa chọn để xây dựng mô
hình điểm. Dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, năm
học 2017-2018 trường đã bước đầu thành công trong công tác cải tạo môi
trường giáo dục trong và ngoài lớp học cho trẻ, cụ thể Môi trường giáo dục
ngoài trời trên sân chơi vườn trường có các khu vui chơi trải nghiệm cho trẻ
như khu vực trẻ được chơi trải nghiệm với cát, nước, trải nghiệm việc trồng
chăm sóc rau trong vườn rau của bé, trải nghiệm với việc khám phá tìm hiểu
về các loại hoa cây cảnh tại khu thiên nhiên của bé, thỏa sức trải nghiệm với
bóng và các trò chơi vận động trong sân thể chất, sân bóng rổ và sân bóng đá
mi ni ...kết quả dự thi cấp Bộ về cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm” đạt xuất sắc được Bộ giáo dục tặng bằng khen.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là
thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong
công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt
động trải nghiệm của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và
phát triển toàn diện. Một môi trường phong phú, sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí
khu vực chơi và học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to
lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu
nhận thức, khám phá, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích
cực, sáng tạo, tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được chia sẻ, được hoạt
động phối hợp cùng nhau, do đó hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu
trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Phát huy kết quả đã đạt được năm học 2018-2019 việc xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội dung được nhà
trường ưu tiên chú trọng với mục tiêu “đổi mới phương pháp, hình thức tổ

chức các hoạt động giáo dục, sáng tạo trong sưu tầm, sử dụng đồ dùng dạy
học theo hướng GDLTLTT” để trẻ được thỏa sức trải nghiệm phát huy tính
chủ động, tích cực, sáng tạo của trẻ trong tường tiết học
Có thể nói đồ dùng trực quan và cách thức tổ chức cho trẻ trải nghiệm
hiệu quả trong sử dụng đồ dùng nó chính là phương tiện là điều kiện cần thiết,
trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường
mầm non, góp phần thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục trẻ. Đề tài này,
chúng tôi xin đề cập đến vấn đề “Sử dụng nguyên vật liệu gỗ mầu làm ra bộ
chữ cái tiếng việt giúp trẻ được thực hành trải nghiệm trong các hoạt động
2


giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" tại Trường Mầm non
Nam Thành.
1. 1. Giải pháp cũ
Việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo quan điểm “lấy trẻ làm trung
tâm” là yêu cầu của Bộ GD&ĐT trong triển khai thực hiện chuyên đề trong
năm học 2018-2019. Để thực hiện có chất lượng, đạt hiệu quả nội dung này,
năm học 2018-2019 Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các trường mầm non trong toàn
tỉnh đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ theo quan điểm “lấy
trẻ làm trung tâm” phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và khả năng
của trẻ
Nội dung của chuyên đề chủ yếu tập trung vào việc đổi mới phương pháp
giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ của mỗi giáo viên nhằm
tăng cường các hoạt động trải nghiệm của trẻ, kích thích hoạt động của cá
nhân trẻ, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, tăng tính độc
lập, tự chủ cho trẻ.
Việc triển khai chuyên đề sẽ góp phần định hướng giúp giáo viên trong
đổi mới phương pháp, sáng tạo trong lựa chọn đồ dùng trực quan, tăng cường
điều kiện CSVC phục vụ các hoạt động giáo dục trẻ tại lớp, đồng thời nâng

cao nhận thức và huy động sự tham gia của cha mẹ, cộng đồng.
Trên thực tế hiện nay các trường mầm non đang sử dụng bộ thẻ chức cái
rời, chất liệu làm bằng bìa rooky cứng được in hình 29 chữ cái và 5 dấu thanh.

(Hình ảnh minh họa bộ chữ cái bằng bìa)
Giáo viên đã và đang thực hiện chủ yếu được sử dụng trong giờ hoạt
động cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết, hiệu quả sử dụng không cao,
cách thức sử dụng không phong phú khó phát huy được những sáng tạo của
3


trẻ và đặc biệt pham vị sử dụng hẹp chưa sử dụng được kết hợp trong các hoạt
động khác của trẻ, chưa đáp ứng được hoạt động trải nghiệm của trẻ, thẻ chữ
đơn điệu không có màu sắc đẹp đẫn đến trẻ không hứng thú khi sử dụng thẻ
chữ cái bằng bìa.

(Ảnh minh họa tiết học trẻ sử dụng bộ thẻ chữ bằng bìa)
Việc mua bô chữ cái rời chất liệu bằng gỗ hoặc bằng nhựa đóng trong
hộp có bán trên thị trường giá thành cao (2.500,000đ/bộ của thiết bị
montessori), với điều kiện kinh tế mặt bằng chung của phụ huynh, kinh phí
chưa đáp ứng được nhu cầu mua sắm, đầu tư mua được cho mỗi trẻ 01 bộ.

(Ảnh minh họa bộ chữ cái montessori)
Từ thực tế trên chúng tôi đã suy nghĩ, tìm tòi và viết đề tài: “Sử dụng
nguyên vật liệu gỗ mầu làm ra bộ chữ cái tiếng việt giúp trẻ được thực
4


hành trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục theo hướng giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm"

1. 2. Giải pháp mới
1.2.1. Giải pháp 1: Tìm nguyên liệu để tạo bộ chữ mới thay thế bộ thẻ
chữ làm bằng bìa
Nhóm tác giả xác định lựa chọn nguyên liệu gỗ để làm bộ chữ thay thế
chất liệu bìa, Vì chất liệu gỗ đảm bảo độ bền, sắc nét, được sơn mầu tính thẩm
mỹ cao hấp dẫn trẻ. Bộ chữ tạo ra phải đảm bảo cho việc sử dụng phong phú
trong nhiều hoạt động và giá thành phải phù hợp, đó là mục tiêu được thống
nhất trong nhóm tác giá và chúng đã quyết định lựa chọn các tấm gỗ màu để
sản xuất ra hàng loạt chữ cái rời
Từ tấm gỗ nếu in mẫu cắt thủ công sẽ vô cùng khó và rất khó đạt được
mẫu chuẩn, độ sắc nét không cao, thời gian công sức sẽ mất nhiều ...từ nhận
định trên nhóm tác giá chúng tôi đã tìm ra phương pháp phù hợp đó là: Tải
phần mềm thiết kế đồ họa 29 chữ cái và các dấu thanh trên máy vi tính, tiến
hành tính toán các thông số kỹ thuật về độ cao, độ rộng của các nét chữ sao
cho phù hợp cân đối nhất, không quá to, không quá nhỏ, tránh nét quá mảnh
sẽ dễ gẫy không đảm bảo độ bền trong sử dụng.

(Ảnh minh họa bộ chữ cái mới thiết kế)
1.2.2. Giải pháp 2: Tiến hành sản xuất các bộ chữ từ các tấm gỗ
Sau khi đã thiết kế bộ chữ chuẩn trên máy tính chúng tôi đã tiển hành tìm
đặt hàng sản xuất, vì chỉ ở các cơ sở sản xuất đồ gỗ mới có các điều kiện máy
móc có thể cắt các chi tiết nhỏ của bộ chữ và sản xuất ra hàng loạt chữ đảm
bảo tính chính xác cao trong từng chi tiết chữ và giảm bớt chi phí nhân công,
giảm giá thành so với bộ chữ nhập khẩu của bộ đồ dùng dạy học montecsori.
5


Mục tiêu của nhóm tác giả được xác định đúng hướng, ban đầu chúng tôi
đã đặt cắt thử 10 bộ mẫu, kết quả đạt rất tốt đáp ững được các yêu cầu mà
nhóm tác giả của chúng tôi đưa ra, chúng tôi tiến hành đàm phán về giá thành

và đặt sản xuất. Chủ cơ sở chế biến gỗ đã tính toán chi phí trên tổng giá thành
sản xuất là 50.000đ/1 bộ 29 chữ cái và đủ các dấu chữ, dấu thanh (mỗi trẻ sử
dụng 2 bộ chỉ với 100.000đ, giá thành giảm 10 lần so bộ chữ cái trong thiết bị
đồ dùng montessori (01 hộp gồm 5 bộ 29 chữ cái, đủ dấu thanh giá
2.500.000đ).
Ngoài bộ chữ cái rời, các phần dư thừa được cắt ra từ tấm gỗ là các chấm
tròn mầu được cắt từ chữ ái o, ô, ơ, a, ă, â, b, d, đ, p, q... . Các bảng khuôn
hình các chữ cái rời đã được chúng tôi tận dụng cho trẻ trải nghiệm trong giờ
làm quen với toán, chơi ghép chữ trong giờ chơi tự chọn, ghép hình các bông
hoa trong giờ tạo hình....

(Các chấm tròn và mảnh ghép thừa)

(Trẻ sử dụng chấm tròn trong HĐ tạo hình, HĐ làm quen với toán)
6


(Trẻ sử dụng các chấm tròn trong HĐ góc và HĐ ngoài trời)
1.2.3. Giải pháp 3: Sử dụng bộ chữ cái bằng gỗ trong các hoạt động
trải nghiệm của trẻ
1.2.3.1.Các bé sử dụng đồ dùng trải nghiệm trong tiết học.

(Trẻ tìm chữ cái e trong hoạt động làm quen chữ cái)

7


(Trẻ sao chép các từ theo yêu cầu của cô trong hoạt động LQCC)
1.2.3.2. Các bé sử dụng trong hoạt động góc: Bộ chữ cái rời được sử
dụng như là một phương tiện bộ đồ chơi hàng ngày cho trẻ, được giáo viên sử

dụng làm đồ dùng trực quan cho trẻ thực hành trải nghiệm trong hoạt động
góc.

(Trẻ ghép tên các câu truyện trong góc sách truyện)

( Trẻ in các chữ cái và tô màu trong góc học tập)
8


1.2.3.3. Sử dụng trong buổi chơi tự chọn trong giờ đón trả trẻ

(Trẻ chơi theo nhóm chờ bố mẹ đón về)
1.2.3.4. Sử dụng trong giờ chơi tự do hoạt động ngoài trời

(Trẻ in chữ cái trên cát, in chữ cái trên nền gạch)

9


(Trẻ tìm chữ cái tương ứng ghép vào mảnh ghép)
1.2.4. Kết quả đạt được
Như vậy từ một bộ thẻ chữ cái in bằng bìa ban đầu, chưa tạo được cơ
hội cho trẻ trải nghiệm sử dụng trong nhiều các hoạt động phong phú theo
hướng giáo dục “ lấy trẻ làm trung tâm” sau khi được nhóm tác giả chúng tôi
nghiên cứu thử nghiệm đã cải tiến bộ chữ cái thành một phương tiện giáo dục
theo hướng mở, với phương trâm giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm". Việc sử
dụng bộ chữ rất thuận tiện, trẻ được sử dụng trong nhiều hoạt động, tính phù
hợp cao, chính vì trẻ sử dụng nhiều, thao tác được lặp đi lặp lại trên nhiều
hoạt động song hình thức lại khác nhau với mỗi trẻ đã tạo ra được sự hứng thú
cho trẻ và trẻ nhớ lâu, nhớ sâu, nhớ bền, trẻ đã nhận biết và ghép được các

chữ cái lại với nhau thành các vần là tên của trẻ, tên người thân trong gia
đình, tên ban thân của trẻ...từ lúc nào không biết. Việc ứng dụng này chúng
tôi nhận thấy vừa đảm bảo các mục tiêu giáo dục theo đúng chương trình giáo
dục mầm non, vừa nâng cao được hiệu quả và chất lượng thực hiện chương
trình, vừa phát huy được hoạt động cá nhân tích cực, sáng tạo cho trẻ, đồng
thời khắc sâu được tư duy cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học
sinh
2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Sáng kiến “Sử dụng nguyên vật liệu gỗ mầu làm ra bộ chữ cái tiếng
việt giúp trẻ được thực hành trải nghiệm trong các hoạt động giáo dục theo
hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" có thể triển khai và áp dụng được
trong các trường mầm non trên toàn quốc. Vì nguyên liệu sản xuất không
hiếm rất sẵn bán trên thị trường, giá thành đặt sản xuất giảm phù hợp với điều
kiện của phụ huynh có thể mua cho con sử dụng được cả ở lớp, ở trường.
Hiệu quả sử dụng cao vừa nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, vừa đáp ứng
được nhu cầu trải nghiệm của chính trẻ, phù hợp điều kiện của nhà trường,
của địa phương, vừa đáp ứng được mục tiêu thực hiện chuyên đề “đổi mới
phương pháp giáo dục trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Từ lý
do trên tôi thiết nghĩ trường mầm non nào cũng có thể áp dụng thành công và
hiệu quả

10


ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Mỗi trẻ ít nhất phải có được 02 bộ chữ cái rời bằng gỗ gồm 29 chữ và
có đủ các dấu, các thanh tiếng việt. Kinh phí mua bộ chữ phải do phụ huynh
đóng góp (hoặc mua)
Khi sử dụng bộ chữ cái rời bằng gỗ giáo viên phải là người linh hoạt
sáng tạo trong việc cho trẻ sử dụng trên nhiều các hoạt động học khác nhau

như hoạt động làm quen tác phẩm văn học và chữ viết, hoạt động ngoài trời,
hoạt động góc, trong buổi chơi tự chọn....
Giáo viên có thể cho trẻ chơi với bộ chữ cái này từ 3 tuổi trở lên như in
chữ trên cát, in chữ trên bột, in tô vẽ chữ trên giấy, trên sân chơi, trên bìa,
ghép chữ theo từ trong tranh mẫu...
ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Hiệu quả kinh tế
Việc sử dụng bộ thẻ chữ bằng giấy bìa giá thành thấp nhanh hỏng và
hiệu quả sử dụng không cao, trẻ không sử dụng trải nghiệm trên nhiều các
hoạt động theo hường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Bộ chữ bằng gỗ montessori bán trên thị trường giá thành 2.500.000đ/1
hộp chữ gồm có 5 bộ đủ 29 chữ cái, có đủ dấu và các thanh, như vậy mỗi bộ
29 chữ cái trị giá 500.000đ. Bộ chữ nhóm tác giả chúng tôi thiết kế sản xuất
giá thành 50.000đ/ 1 bộ gồm có đủ 29 chữ cái, có đủ dấu và các thanh như
vậy giá thành giảm 10 lần so với bộ chữ cùng loại cùng chất liệu có bán trên
thị trường.
Trong dạy học mỗi trẻ ít nhất cần có 2 bộ để chơi ghép từ 50.000 x 2 =
100.000đ/ trẻ. Bộ chữ mua 500.000đ x 2 bộ = 1.000.000đ, giảm 900.000đ/ 1
học sinh.
Năm học 2018-2019 trường chúng tôi có 208 trẻ 5 tuổi x 900.000đ =
187.200.000đ, nếu sử dụng bộ chữ cái rời này cho toàn bộ học sinh mẫu giáo
trong toàn tình thì đây là nguồn kinh phí làm lợi không hề nhỏ.
Đặc biệt khi cắt các chữ cái o, ô, ơ, a, ă, â, b, d, đ, p, q tận dụng các
phần dư thừa của tấm gỗ đã tạo ra được 11 chấm tròn màu/ 1 bộ chữ cái. Mỗi
trẻ cắt 2 bộ chữ x 11 = 22 chấm tròn/ 1 trẻ x 40 trẻ/ lớp = 880 chấm tròn màu.
11


Số chấm tròn trên đủ số lượng trở thành một bộ đồ dùng dạy trẻ làm quen với
toán, đủ số lượng cho trẻ chơi xếp hình trong hoạt động góc và giờ chơi tự

chọn giúp phụ huynh tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ là không phải
mua bộ học toán và tiết kiệm được thời gian công sức làm đồ dùng dạy học
của giáo viên.
2. Hiệu quả xã hội
Bộ chữ cái rời bằng gỗ vừa giúp làm tăng hiệu quả giáo dục nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường, vừa giúp giáo viên tiết kiệm được thời
gian, công sức chuẩn bị đồ dùng dạy học đây là ý nghĩa nhân văn to lớn giáo
viên vô cùng phấn khởi tích cực trong các hoạt động nhà trường phát động.
Sử dụng Bộ chữ cái rời bằng gỗ đã áp dụng thành công phương pháp
dạy học trẻ được thực hành trải nghiệm là con đường ngắn nhất cung cấp kiến
thức sâu cho trẻ.
Bộ chữ cái rời và bộ chấm tròn học toán cũng như các phần dư thừa của
tấm gỗ mầu cắt ra đã được nhà trường sử dụng triệt để trong các hoạt động
dạy và học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường tạo
được uy tín và sự tin tưởng của phụ huynh.
* Đối với trẻ:
Trẻ được thực hành trải nghiệm với các chữ cái thông qua các hoạt
động, tạo cho tâm lý trẻ yêu thích trường lớp có cảm giác “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”
Hiểu biết của trẻ được mở rộng, khả năng nhận thức của trẻ tiến bộ rõ
rệt (nhớ lâu, sâu, bền).
Trẻ thỏa mãn nhu cầu “học mà chơi, chơi mà học", "học những gì và
học như thế nào" ở trẻ tuổi mầm non. Thỏa mãn nhu cầu được thực hành trải
nghiệm, được thao tác trực tiếp với đối tượng học của trẻ.
Phát huy được tiềm năng tri thức trong hoạt động tư duy của trẻ.
* Đối với giáo viên:
Phát huy được sức mạnh tổng hợp tiềm năng tri thức trong giáo viên,
phát huy được tính chủ động sự linh hoạt sáng tạo và những kinh nghiệm sư
phạm trong đội ngũ giáo viên.
* Đối với phụ huynh:

Giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục trẻ “Học đi đối với
hành”, hiểu được sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng trong việc cho trẻ làm
quen với chữ cái trong trường mầm non, nắm được nhiệm vụ giáo dục toàn
diện của trường mầm non.
12


* Đối với nhà trường:
Thực hiện tốt chương trình giáo dục, thực hiện có hiệu quả chuyên đề
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong năm học 2018-2019, góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục, giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần,
kỹ năng sống cho trẻ ngay từ tuổi mầm non hướng tới “đổi mới căn bản toàn
diện Giáo dục và Đào tạo”.
Đề tài được áp dụng tại trường đã giúp bồi dưỡng kinh nghiệm sư phạm
cho đội ngũ giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ theo hướng
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm theo đúng định hướng của Bộ GD&ĐT vừa
nâng cao được chất lượng thực hiện chương trình giáo dục trẻ trong nhà
trường tạo niềm tin đối với phụ huynh và cộng đồng xã hội.
Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu:
STT

Họ và tên

Nơi công tác

1

Lê Thị Hường


Trường MN

2

Phan Thị Liên

Nam Thành

3

Đinh Thị Kim Thoa

Trường MN

4

Nguyễn Việt Oanh

Nam Thành

5

Nguyễn Thị Hậu

Trường MN

6

Lã Thị Thanh


Nam Thành

7

Nguyễn Thị Lương

Trường MN

8

Phan Thị Thu

Nam Thành

9

Nguyễn Thị Hạnh

Trường MN

10

Nguyễn Thị Nga

Nam Thành

11

Ngô Thị Hằng


Trường MN

12

Lâm Thị Loan

Nam Thành

Chức
danh

Trình
độ
chuyên
môn

Giáo viên
lớp 5T A

Đại học
SPMN

Giáo viên
lớp 5T B

Đại học
SPMN

Giáo viên
lớp 5T C


Đại học
SPMN

Giáo viên
lớp 5T D

Đại học
SPMN

Giáo viên
lớp 5T E

Đại học
SPMN

Giáo viên
lớp 4T A

Đại học
SPMN

Nội dung
công việc hỗ
trợ

- Thực hành
sử dụng bộ
chữ trong tổ
chức các hoạt

động giáo
dục trải
nghiệm của
trẻ

13


Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trên là đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung theo đơn đề nghị./.
TP. Ninh Bình, ngày 12 tháng 3 năm 2019
NHỮNG NGƯỜI NỘP ĐƠN

Trần Thị Hà

Đinh Thị Thu Hằng

Đinh Thị Thu

Nguyễn Thị Chung

Ngô Thị Hằng

TRƯỜNG MẦM NON NAM THÀNH
XÁC NHẬN

14




×