Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Báo cáo thực tế nghề thú y 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.53 KB, 11 trang )

BÁO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y

CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ NGHỀ
Năm học 2019-2020

Họ và tên sinh viên: VÕ THỊ BÍCH KHUÊ
Lớp: Thú Y 49B
MSSV: 15L3071093
Địa điểm thực hiện: Phòng khám thú y Đà Nẵng
54 Nguyễn Phẩm – phường Hòa Cường Bắc
quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng.
Thời gian có mặt tại cơ sở thực tập: từ 12/08/2019
đến 12/09/219.


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tế này em xin được gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế. Cảm ơn quý
thầy cô đã tâm huyết, nhiệt tình truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời
gian thực tế nghề.
Em xin chân thành cảm ơn Bác sĩ thú y Đặng Văn Hùng – chủ Phòng khám thú
y Đà Nẵng – thành phố Đà Nẵng đã cho em cơ hội được thực tập, học hỏi tại phòng
khám và dạy bảo cho em rất nhiều điều mới mà trong trường em không thể học được
trong suốt khoảng thời gian vừa qua. Và em cũng đặc biệt cảm ơn cô Lê Thị Ninh,
anh Lưu Quang Vũ là các bác sỹ, nhân viên của phòng khám đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn công việc, học hỏi.
Cám ơn các bạn sinh viên cùng nơi thực tập và tới gia đình đã luôn bên cạnh để


giúp đỡ, chia sẻ và động viên em trong suốt quá trình thực tế và hoàn thành bài báo
cáo này.
Trong suốt thời gian thực tế với kinh nghiệm non trẻ và kiến thức còn nhiều
thiếu sót nên việc đúc kết hoàn thành bài báo cáo chưa được hoàn hảo. Mong quý
thầy cô thông cảm. Em xin chân thành cám ơn!
Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2020
Sinh viên

Võ Thị Bích Khuê


KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI CƠ SỞ
1.

Đặc điểm của cơ sở thực tập
1.1.
Các thông tin cơ bản về cơ sở thực tập:
- Họ tên chủ cơ sở: Đặng Văn Hùng
- Nghề nghiệp: Bác sĩ Thú Y
- Địa chỉ cơ sở: Phòng khám thú y Đà Nẵng 54 Nguyễn Phẩm, phường Hòa
Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
- Điện thoại liên lạc:
1.2.
Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở:

Phòng khám thú y Đà Nẵng 54 Nguyễn Phẩm được thành lập từ năm 1990 do
Bác sĩ thú y Đặng Văn Hùng sáng lập. Là một trong những phòng khám đầu tiên về
lĩnh vực thú cưng của thành phố Đà Nẵng. Trong giai đoạn đầu thành lập phòng
khám được đặt tại 44/11 Hải Hồ - phường Thanh Bình – quận Hải Châu, nhưng để
đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng phục vụ và quy mô

phòng khám đã được chỉnh trang, tu bổ và chuyển về địa điểm 54 Nguyễn Phẩm –
phường Hòa Cường Bắc – quận Hải Châu vào năm 2013.
. Mô tả các đặc điểm chính của trại:
1.3.1. Về chức năng, nhiệm vụ:
Phòng khám thú y Đà Nẵng 54 Nguyễn Phẩm là phòng khám đa khoa có chức
năng nhiêm vụ chính:
- Cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp thú cưng
từ ngoài vào hoặc từ các trung tâm chăm sóc thú cưng khác chuyển tới để cấp cứu,
khám bệnh, điều trị nội trú hoặc ngoại trú. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận
sức khỏe theo quy định.
- Đào tạo bác sĩ thú y: Phòng khám là nơi học tập và thực hành chuyên sâu đào
tạo bác sĩ thú y ở bậc trung cấp và đại học. Liên tục đào tạo nâng cao trình độ
chuyên môn cho các thành viên trong phòng khám.
- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc các nhân ở ngoài nước theo
quy định của nhà nước.
1.3

1.3.2 Về cơ cấu tổ chức
Bác sĩ chính: Bác sĩ thú y Đặng Văn Hùng - phụ trách khám, chẩn đoán, đưa
ra phác đồ điều trị, theo dõi quá trình và kết quả điều trị.
Y tá: Cô Lê Thị Ninh - phụ trách tham gia quá trình điều trị, chăm sóc động
vật, tư vấn Petshop, thu ngân.
Nhân viên: Anh Lưu Quang Vũ - phụ trách tham gia hỗ trợ quá trình điều trị,


chăm sóc động vật lưu trú, tư vấn bán hàng Petshop, tư vấn quy trình tiêm phòng.
1.3.3. Về cơ sở vật chất
Phòng khám thú y Đà Nẵng là một phòng khám thú y hiện đại với các phòng,
khu vực được phân theo chức năng. Với diện tích gần 90m 2 phòng khám thú y bao
gồm các phòng và khu vực sau: Khu vực chờ và Petshop, khu vực chẩn đoán và điều

trị bệnh, khu vực xét nghiệm bệnh truyền nhiễm, phòng phẫu thuật, phòng chăm sóc
hậu phẫu, phòng lưu bệnh, phòng Parvovirus.
Ngoài ra, phòng khám còn có các trang thiết bị y tế hiện đại như:
Máy xông khí dung: 2 máy.
Máy chụp X- quang kĩ thuật số: 1 máy.
Máy siêu âm đen trắng: 1 máy.
Máy xét nghiệm huyết học: 1 máy.
Máy ly tâm: 1 máy.
Kính hiển vi: 1 máy.
Đèn sưởi ấm: 1 máy.
Máy lấy cao răng: 1 máy.
1.4

Tình hình hoạt động của cơ sở:

1.4.1. Số ca bệnh trung bình ( theo tuần):
- Tổng số ca : 186 ca
- Số ca trên chó: 111 ca
- Số ca trên mèo: 75 ca
1.4.2. Vaccine (Quy trình tiêm phòng):
a) Vaccine trên chó:
- Vaccine 6 bệnh cho chó của hãng thuốc virbac phòng các bệnh: bệnh carre
( sài sốt chó), bệnh do parvovirus, bệnh ho củi chó, bệnh phó cúm, bệnh viêm


gan truyền nhiễm, bệnh xoắn khuẩn.
- Quy trình tiêm phòng:
+ Tiêm mũi 1: lúc 1,5 – 2 tháng tuổi.
+ Tiêm mũi 2: vào 2 tuần sau khi tiêm mũi 1.
+ Tiêm mũi 3: vào 2 tuần sau khi tiêm mũi 2.

+ Tiêm phòng nhắc lại mỗi năm 1 lần.
b) Vaccine trên mèo:
- Vaccine 4 bệnh trên mèo của hãng merial phòng các bệnh: bệnh giảm bạch
cầu ở mèo, bệnh viêm mũi khí quản truyền nhiễm, bệnh hô hấp do
Calicivirus, bệnh hô hấp do Chlamydia Psittaci.
- Quy trình tiêm phòng:
+ Tiêm mũi 1: vào lúc 2 tháng tuổi.

+ Tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
c) Vaccine dại:
- Cả trên chó và mèo đều sử dụng vaccine dại Rabisin của hãng merial.
- Quy trình tiêm phòng: tiêm mũi đầu trên chó/ mèo được 3 tháng tuổi, sau đó
tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
1.4.3. Điều trị nội ngoại ký sinh trùng:
Cho uống thuốc tẩy giun sán vào lúc 25 ngày tuổi
Sau đó cứ cách 2 tuần tiêm tẩy nội ngoại ký sinh trùng 1 lần, tẩy 5 lần. Sau
này giảm xuống cách 3 tháng tiêm tẩy nội ngoại ký sinh trùng 1 lần.
1.4.4 Tình hình dịch bệnh:
Trong khoảng thời gian thực tế nghề thường thấy các bệnh súc đến khám hay
mắc phải các bệnh như: bệnh xuất huyết đường ruột do parvovirus, bệnh sài sốt chó,


bệnh giảm bạch cầu mèo, bệnh do nội ngoại ký sinh trùng( giun sán, viêm da do ghẻ
Demodex, ve rận, ký sinh trùng đường máu) và nhiều bệnh khác.
Thời điểm thực tế nghề tại cơ sở là lúc khí hậu thành phố Đà Nẵng đang
chuyển mùa mưa nắng thất thường. Tình hình bệnh dịch thêm phức tạp
1.5. Điểm mạnh, điểm yếu của cơ sở thực tập:
1.5.1. Điểm mạnh:
Phòng khám thú y Đà Nẵng là một trong những phòng khám chuyên về thú
cưng tại Đà Nẵng. Với kinh nghiệm lâu dài, tinh thần ham học hỏi, cải tiến, đổi mới

cùng với đó là tinh thần phục vụ nhiệt tình, lòng yêu thương động vật, tận tâm vì
công việc của bác sĩ và đội ngũ nhân viên phòng khám đã điều trị thành công, góp
phần phòng tránh bệnh tật cho nhiều động vật, làm giảm thiệt hại về kinh tế cũng
như tinh thần cho người nuôi, đem lại uy tín cho phòng khám.
Trang thiết bị được đầu tư tân tiến và đầy đủ để thực hiện các biện pháp chẩn
đoán lâm sàng như siêu âm, chụp phim, xét nghiệm máu, xét nghiệm sinh hóa, các
kit test chẩn đoán nhanh các bệnh truyền nhiễm và nguy hiểm như bệnh do
parvovirus, bệnh sài sốt chó, bệnh giảm bạch cầu ở mèo.
1.5.2. Điểm yếu:
Phòng khám có quy mô nhỏ, đội ngũ nhân lực ít khiến việc hoạt động khi
khách đông gặp nhiều khó khăn.Đội ngũ nhân viên còn non trẻ, cần phải rèn luyện
thêm để phục vụ những ca bệnh phức tạp.Khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ
nhân viên còn yếu, làm lỡ nhiều cơ hội giao lưu, điều trị bệnh cho khách quốc tế.Sự
lưu thông không khí trong phòng khám còn chưa hoàn thiện khiến phòng khám
nhiều lúc có mùi gây khó chịu cho khách hàng.Gía cả khám chữa bệnh chưa có bảng
niêm yết nên nhiều lúc gây hiểu lầm cho khách hàng.
2.

Các nội dung học tập tại trang trại và kết quả đạt được
2.1.

Thời gian biểu trong suốt thời gian thực tế nghề:
Buổi sáng:làm việc từ 7h30 – 12h
Buổi chiều: làm việc từ 2h30 – 19h

Tuần thứ I: được giới thiệu và hướng dẫn làm các quy trình dọn vệ sinh, quy
trình kiểm tra lâm sàng và chăm sóc bệnh súc.


Tuần thứ II: được hướng dẫn thực hiện các bước điều trị cơ bản như truyền

dịch, tiêm thuốc.
Tuần thứ III: được hướng dẫn các bước chuẩn bị cho một ca mổ cơ bản và
phức tạp.
Thời gian biểu một ngày học tập tại cơ sở:

2.2.
-

Sáng: + Dọn vệ sinh khu nội trú.
+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe sơ bộ của bệnh súc( tình trạng hô
hấp, phân, nước tiểu, nôn, nhiệt độ,….).
+ Cho gia súc ăn.
+ Làm thuốc cho bệnh súc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
+ Báo các tình trạng sức khỏe bệnh súc cho bác sĩ điều trị.

-

Chiều: + Dọn vệ sinh khu nội trú.
+ Hỗ trợ bác sĩ nhận khám và điều trị bệnh
+ Làm thuốc cho bệnh súc theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
+ Tổng dọn vệ sinh
+ Báo cáo tình trạng bệnh súc cho bác sĩ điều trị.
2.3.

Quy trình vệ sinh phòng khám

Vệ sinh phòng khám là một khâu quan trọng trước và sau quá trình tiếp nhận
điều trị cho động vật. Quá trình này còn góp phần giảm thiểu nguy cơ lây lan giữa
động vật như: Bệnh Carre, bệnh Parvovirus, bệnh viêm gan truyền nhiễm, bệnh ho
cũi chó, bệnh suy giảm miễm dịch truyền nhiễm, suy giảm bạch cầu truyền nhiễm,

bệnh hô hấp,… và kể cả những tác nhân gây bệnh lây chung giữa người và động vật
như: giun đũa chó mèo, sán chó, nấm da,..
Quy trình vệ sinh tại phòng khám được thực hiện như sau:
Trước và sau mỗi buổi làm việc, toàn bộ phòng khám (trừ khu vực lưu trú động
vật (nếu có động vật lưu trú)) sẽ được tẩy trùng bằng dung dịch Vinadin 0,1%. Sau
khi phun dung dịch, để yên từ 5 – 7 phút, dùng khăn sạch lau lại.


Chất thải, chất nôn mửa của động vật sẽ được thu dọn ngay sau khi động vật
thải ra, dùng Vinadin 0,1% sát trùng khu vực đó.
Đối với bàn chụp X- quang, bàn phẫu thuật, khu vực xét nghiệm bệnh truyền
nhiễm sử dụng 2 lần khử trùng bằng Vinadin 0,1%.
Đối với dụng cụ phẫu thuật, sau khi kết thúc phẫu thuật, loại bỏ những dụng cụ
chỉ sử dụng 1 lần: lưỡi dao, xăng mổ, kim tiêm, băng gạc,… và những vật phẩm loại
bỏ từ động vật. Các dụng cụ khác được phân loại rồi ngâm với xà phòng và Javel
khoảng 5-10 phút, rửa lại bằng nước sạch, rửa thêm 1 lần với xà phòng, rửa lại bằng
nước sạch. Để khô. Cất vào chỗ quy định. Trước khi phẫu thuật, hấp khô tại nhiệt độ
130oC trong 20 phút.
Các chuồng lưu động vật sau khi được sử dụng được tẩy rửa bằng xà phòng,
phơi khô, sát trùng bằng dung dịch Vinadin 0,1%.
Sau mỗi ca bệnh nghi, chẩn đoán là bệnh truyền nhiễm, tẩy trùng khu vực động
vật hoạt động bằng Vinadin 0,1%. Sát trùng tay, trang phục người tiếp xúc.
Dép đi trong phòng khám được vệ sinh hàng ngày bằng xà phòng. Để khô. Sát
trùng bằng Vinadin 0,1%. Rác được loại bỏ hàng ngày.
Tay của đội ngũ thực hiện được sát trùng bằng nước rửa tay trước, sau tiếp xúc
động vật, phẫu thuật.
Trang phục đội ngũ trong phòng khám được giặt bằng xà phòng 2 ngày 1 lần.
Phơi nắng.
2.4.


Quy trình tiếp nhận và điều trị bệnh:

Phòng khám tiếp nhận và điều trị bệnh theo mức độ cấp cứu, sự truyền nhiễm
và theo thứ tự.
Phòng khám tiếp nhận khám, điều trị bệnh tại hai khu vực:
Khu vự chờ và Petshop: Là khu vực cho khách ngồi chờ đến lượt khi phòng
khám đông khách. Trong thời gian ngồi chờ, khách hàng chó thể thăm quan
Petshop và mua các vật dụng cần thiết. Tại đây, khách hàng cũng có thể được hỏi
sơ lược về nhu cầu của mình nhằm giúp phòng khám chỉnh công việc phù hợp.
Khu vực chẩn đoán và điều trị bệnh: Tại đây động vật sẽ được chẩn đoán
bệnh, tư vấn tiêm phòng và tư vấn các biện pháp phòng bệnh khác. Sau khi bác sĩ
đưa ra chẩn đoán thì động vật sẽ tiếp nhận điều trị tại khu vực này. Nếu bác sĩ


không thể đưa ra chẩn đoán dựa và triệu chứng lâm sàng, động vật sẽ được
chuyển qua khu vực cần khác để thực hiện các xét nghiệm, phương pháp chẩn
đoán phi lâm sàng khác. Đối với động vật đang tiếp nhận điều trị thì sẽ thông qua
gia chủ để nắm bắt hiệu quả của quá trình điều trị cũng như các phát sinh trong
quá trình điều trị, sau đó những động vật này sẽ được tiếp tục điều trị theo phác đồ
đã đưa ra hoặc thay đổi phác đồ điều trị tùy thuộc vào bệnh, sự diễn biến bệnh của
động vật.
Một số lưu ý trong quá trình tiếp nhận, điều trị bệnh cho động vật:
a) Đối với động vật:

Chỉ chủ động tiếp cận động vật khi có gia chủ ở bên cạnh.
Nhẹ nhàng tiếp cận, tạo cảm giác an toàn cho động vật, không có những
hành động thô lỗ hay tạo áp lực với con vật.
Đối với những động vật hung dữ, không muốn tiếp cận, hay có hành vi
phản xạ quá mức cần nhờ gia chủ đeo rọ mõm cho con vật. Ngoài ra, cần tạo
được không gian yên tĩnh cho động vật, tránh liên tiếp kích thích động vật.

Đối với động vật quá hung dữ, không thể tiếp cận hoặc những con có biểu
hiện đau đớn quá mức do bệnh lý hay vết thương thì có thể sử dụng thuốc an thần
làm động vật yên tĩnh.
Đối với những động vật đang tiếp tục tiếp nhận điều trị mà lại sinh phản
ứng kháng cự, cần tiếp xúc nhẹ nhàng với động vật, tạo tâm lý an tâm cho động
vật.
-

Lịch sự chào hỏi khi chủ đưa thú cưng đến khám

-

Lắng nghe mục đích, yêu cầu của chủ nuôi.

-

Nắm sơ bộ tình trạnh thú cưng thông qua thăm hỏi chủ nuôi và kiểm tra
sổ tiêm phòng( tên, tuổi, tính biệt, lịch vaccine, tẩy ký sinh trùng) cũng
như các triệu chứng bất thường khác.

-

Kiểm tra thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp của thú cưng( các dụng cụ kiểm
tra được vệ sinh và sát trùng trước và ngay sau khi sử dụng).

-

Sử dụng các nghiệp vụ chẩn đoán lâm sàng khác nếu cần>

-


Chỉ định các biện pháp cận lâm sàng khác phù hợp với triệu chứng và
giải thích cho chủ nuôi tình cần thiết của các bước chẩn đoán này.


-

Kết luận và đưa ra hướng giải quyết, điều trị khi đã nắm rõ tình hình
mắc bệnh và kết quả chẩn đoán lâm sàng, cận lâm sàng.

b) Đối với gia chủ:

Tiếp nhận động vật theo mức độ bệnh, theo thứ tự, không theo quan hệ hay
phân biệt.
Đối với những gia chủ không nắm rõ tình hình động vật thì tránh hỏi dồn
liên tục, tránh tạo áp lực hay cảm giác xấu cho gia chủ.
Đối với gia chủ nóng tính, hay hỏi về tình trạng bệnh lý của động vật cần
trả lời khéo léo, tạo sự an tâm cho gia chủ.
Đối với các gia chủ làm việc trong ngành y dược, đôi khi họ sẽ có những
nhầm lẫn về cách điều trị cho động vật khác so với người, cần phải giữ bình tĩnh
giải thích rõ để họ hiểu.
Sau khi động vật được chẩn đoán hay tiếp nhận điều trị, nhắc nhở gia chủ
các lưu ý trong quá trình điều trị , chăm sóc động vật. Đặc biệt, quan tâm đến
diễn biến bệnh của động vật, kịp thời báo lại với bác sĩ.
2.5 Nội dung công việc đã thực hiện:
Trong thời gian thực tế nghề em đã được học hỏi cũng như vận dụng kiến
thức thông qua các trực tiếp thực hiện các công việc như sau:
Vệ sinh phòng khám
Theo dõi tình trạng động vật lưu lại, động vật tiếp tục điều trị, báo lại với
bác sĩ tình trạng bất thường của động vật.

Tiêm thuốc: 10 mũi
Truyền dịch: 12 lượt
Quan sát phẫu thuật: 5 ca
Hỗ trợ chuẩn bị phòng mổ và dụng cụ: 2 ca
Thay băng chăm sóc hậu phẫu: 3 ca
Hỗ trợ hít khí dung: 7 lượt
Cạo lông, tắm rửa cho động vật: 1 con chó, 1 con mèo
Vật lí trị liệu cho động vật: 1 con chó


Phụ mổ: 2 ca
2.6. Kiến nghị theo cá nhân:
Với em thì quãng thời gian thực tế nghề cực kỳ bổ ích, giúp em tiếp xúc với
thực tế hiểu rõ tầm quan trọng của nghề nghiệp mà bản thân theo đuổi. Đồng thời
giúp tư duy vận dụng các bài học đúc kết trong giáo trình sách vở. Tuy nhiên em
nhận thấy ba tuần là ngắn so với lượng kiến thức lớn được học trong các năm và
thời điểm đi thực tế là kết thúc năm thức tư theo em là khá muộn . Em mong các
khóa sau được tham gia thực tế nghề sớm và thời gian dài hơn để được cọ xát
thực tế nhất là khi đang học năm nhất và năm hai để định hình về lựa chọn nghề
nghiệp của bản thân. Từ đó có thêm cơ hội và động lực để mài dũa kiến thức và
tay nghề.



×