Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán thai và bệnh lý viêm tử cung trên chó cái tại bệnh viện thú y Danangpet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Chăn nuôi – Thú y

KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán thai và bệnh lý viêm tử cung trên chó cái tại
bệnh viện thú y Danangpet

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Trương Nghi Dung
Lớp: Thú y 48A
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Lê Quỳnh Châu
Bộ môn: Dinh dưỡng - Hóa sinh động vật

Năm 2019

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Chăn nuôi – Thú y

KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán thai và bệnh lý viêm tử cung trên chó cái tại
bệnh viện thú y Danangpet

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Trương Nghi Dung
Lớp: Thú y 48A
Thời gian thực hiện: 04/9/2018 đến 04/01/2019


Địa điểm thực hiện: Bệnh viện thú y Danangpet
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Lê Quỳnh Châu
Bộ môn: Dinh dưỡng – Hóa sinh động vật

Năm 2019

2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin cảm ơn ba mẹ cùng công ơn dưỡng dục của người.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế
đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian em học tập tại
trường.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo Hồ Lê Quỳnh
Châu đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin được cảm ơn anh Vũ Thành An – giám đốc bệnh viện thú y Danangpet, Đà
Nẵng đã cho em cơ hội được thực tập, học hỏi tại bệnh viện. Và em cũng đặc biệt cảm
ơn chị Đỗ Thị Loan, chị Võ Thị Ánh Tuyết, chị Nguyễn Thị Mỹ Duyên là các bác sĩ tại
bệnh viện đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, luôn giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hòa
nhập với công việc của một bác sĩ thú y thực thụ.
Và cuối cùng em xin cảm ơn đến gia đình và bạn bè, người đã luôn kề vai sát cánh,
động viên và chia sẻ cùng em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Trong thời gian học tập và thực hiện khóa lực, em đã nỗ lực và cố gắng rất nhiều để
hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Tuy nhiên do kinh nghiệm và kiến thức của
bản thân còn hạn chế nên khi thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót.
Em mong quý thầy cô thông cảm và mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô cùng
các bạn để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

Huế, ngày 13 tháng 4 năm 2019

Sinh viên

Huỳnh Trương Nghi Dung

1


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................vii
PHẦN 1: PHỤC VỤ SẢN XUẤT.........................................................................1
1.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP...............................................................1
1.1.1. Sự hình thành và phát triển..........................................................................1
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động.......................................................................1
1.2. QUY TRÌNH KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ.............................................................3
1.2.1. Quy trình tiếp nhận bệnh súc.......................................................................3
1.2.2. Quy trình thăm khám...................................................................................3
1.3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN...............................................11
1.3.1. Vệ sinh chuồng lưu trú..............................................................................11
1.3.2. Vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật........................................................11
1.3.3. Tiêm vaccine: 2 lần....................................................................................11
1.3.4. Phụ đỡ đẻ trong các ca đẻ mổ: 1 lần..........................................................11
1.3.5. Chăm sóc, hộ lý các ca bệnh tại bệnh viện................................................11
1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ SỞ................................................................12
1.4.1. Ưu điểm.....................................................................................................12
1.4.2. Nhược điểm...............................................................................................13
1.4.3. Bài học cho bản thân.................................................................................13
PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC..............................................................14
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................14
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................14

2.1.2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................14
2.1.3. Ý nghĩa thực tiễn.......................................................................................14
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................14
2.2.1. Siêu âm......................................................................................................14
2.2.2. Cấu tạo và chức năng các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản ở chó cái......19
2.2.3. Quá trình mang thai ở chó cái...................................................................20
2.2.4. Chẩn đoán phân biệt mang thai và một số bệnh lý khác...........................24
2.2.4. Các ưu – khuyết điểm của phương pháp siêu âm......................................25
2


2.2.5. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................25
2.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................26
2.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................26
2.3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu..............................................................26
2.3.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................26
2.3.4. Vật liệu nghiên cứu....................................................................................27
2.3.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................27
2.4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................28
2.4.1. Siêu âm thai...............................................................................................28
2.4.2. Bệnh lý viêm tử cung ở chó cái.................................................................33
2.5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................................35
2.5.1. Kết luận.....................................................................................................35
2.5.2. Đề nghị......................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................37

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

λ

-

Bước sóng

2D

Two-dimensional

Hai chiều

C

-

Vận tốc truyền của sóng siêu âm

BPD

Biparietal diameter

Đường kính lưỡng đỉnh


bpm

Beats per minute

Nhịp (tim) trên một phút

ƒ

Frequency

Tần số

EDD

Estimated date of delivery

Ngày sinh dự kiến

GA

Gestational age

Tuổi thai

GSD

Gestational sac diameter

Đường kính túi ối


HR

Heart rate

Nhịp tim

ng/ml

Nanogram/millilter

-

T

Time period

Chu kỳ

z

-

Trở kháng âm của môi trường

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tốc độ truyền âm thanh qua các vật liệu và mô sinh học............................16

Bảng 2.2. Các sự kiện và tương quan lâm sàng của thai chó trong suốt thời gian thụ
thai và mang thai..........................................................................................................21
Bảng 2.3. Phiếu khám bệnh được sử dụng tại bệnh viện.............................................28
Bảng 2.4. Siêu âm chẩn đoán mang thai......................................................................29
Bảng 2.5. Kiểm tra sau khi sinh...................................................................................30
Bảng 2.6. Thời điểm siêu âm thai................................................................................31
Bảng 2.7. Thời điểm sinh thực tế so với ngày sinh chẩn đoán.....................................34
Bảng 2.8. Tỷ lệ viêm tử cung theo giống.....................................................................35
Bảng 2.9. Hiệu quả điều trị viêm tử cung....................................................................36

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Máy siêu âm QBit 5 Vet................................................................................5
Hình 1.2. Đầu dò D6C15L............................................................................................5
Hình 1.3. Đầu dò D7L40L.............................................................................................5
Hình 2.1. Doppler cho thấy mạch máu đến tim thai là vùng màu đỏ...........................24
Hình 2.2. Hình ảnh siêu âm thai 33 ngày tuổi.............................................................32
Hình 2.3. Hình ảnh siêu âm 43 ngày tuổi....................................................................32
Hình 2.4. Hình ảnh siêu âm 54 ngày tuổi....................................................................33
Hình 2.5. Hình ảnh siêu âm thai 61 ngày tuổi.............................................................33
Hình 2.6. Hình ảnh bệnh lý viêm tử cung ở chó..........................................................35

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tình trạng sau khi sinh............................................................................30
Biểu đồ 2.2. Thời điểm sinh........................................................................................34

6



MỞ ĐẦU
Trong quá trình đào tạo tại trường đại học, số lượng sinh viên ngày càng đông đã
tạo sức ép cho việc giảng dạy. Số lượng các học phần thực hành, tiếp cận thực tế
nghề… hiện tại chưa đáp ứng được việc rèn luyện kỹ năng và tay nghề cho sinh viên
để phục vụ công việc sau này. Chính vì thế, học phần thực tập tốt nghiệp là hết sức
quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Qua quá trình thực tập, sinh viên nhận
biết được điểm mạnh, điểm yếu trong kiến thức, kỹ năng của mình và cần trau dồi
những gì để phục vụ cho bản thân. Thực tập tốt nghiệp còn mang lại cho sinh viên các
trải nghiệm quý báu, có nhìn nhận thực tế về môi trường lao động, mang lại sự tự tin
khi tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Nếu trong quá trình thực tập, sinh viên thể
hiện bản thân mình thật tốt thì có cơ hội rất cao được cơ sở thực tập tuyển dụng ngay
sau khi hoàn thành chương trình học tại đại học.
Những năm gần đây, phong trào nuôi thú cưng ngày càng phát triển mạnh mẽ,
các phòng khám thú cưng cũng xuất hiện nhiều hơn để phục vụ nhu cầu cho mọi
người. Trong quá trình tìm hiểu các địa điểm thực tập, tôi nhận thấy bệnh viện thú y
Danangpet là một phòng khám thú cưng có uy tín trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phòng khám với đội ngũ bác sĩ tuy trẻ nhưng nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao; được
trang bị các thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại như máy chụp X-quang kỹ thuật số, máy xét
nghiệm máu, máy siêu âm màu đa năng… giúp tôi thực hiện đề tài của mình tốt nhất.
Tôi quyết định lựa chọn, xin phép thực tập tại bệnh viện thú y Danangpet với
mong muốn không gì hơn là được hoàn thành học phần thực tập tốt nghiệp theo quy
định của nhà trường; quan trọng hơn cả là có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học
tại trường đại học vào thực tiễn, tự rèn luyện và học thêm nhiều kỹ năng chuyên ngành
lẫn xã hội; hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc, có thêm nhiều kinh
nghiệm quý báu.
Khóa luận tốt nghiệp khảo sát tình hình bệnh súc được áp dụng phương pháp siêu
âm trong chẩn đoán phi lâm sàng tại bệnh viện thú y Danangpet. Từ đó rút ra kết luận
về hiệu quả chẩn đoán thai và bệnh viêm tử cung ở chó cái.


7


PHẦN 1: PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.1. Sự hình thành và phát triển
Bệnh viện thú y Danangpet thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm
2014 do bác sĩ thú y Vũ Thành An và vợ là bác sĩ thú y Đỗ Thị Loan đồng sáng lập tại
khu vực quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Bệnh viện tiếp nhận các thú cưng để thăm khám,
điều trị và chăm sóc với không gian khám, điều trị và lưu trú riêng biệt. Tháng 6 năm
2017, bệnh viện mở rộng quy mô, xây dựng thêm cơ sở mới tại quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng,
chuyên nhận các ca phẫu thuật và lưu trú. Tháng 3 năm 2018, bệnh viện tiếp tục mở thêm
cơ sở thứ ba tại quận Thanh Khê, với mong muốn phục vụ và chăm sóc thú cưng tốt hơn
nữa.
Bệnh viện thú y Danangpet ngày càng lớn mạnh và có uy tín trong lĩnh vực chăm
sóc thú cưng không chỉ trong địa bàn thành phố mà còn ở các tỉnh thành khác. Việc ứng
dụng các xét nghiệm nhanh vào chẩn đoán đã giúp các bác sĩ phát hiện ra các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm trên chó, mèo. Với sự hỗ trợ của các trang thiết bị y tế hiện đại như máy
X-quang, máy siêu âm, máy xét nghiệm máu tại chỗ chuyên dùng cho thú nhỏ, các bác sĩ
nhanh chóng chẩn đoán được các bệnh như viêm tử cung, viêm bàng quang, ký sinh trùng
đường máu… Thời gian gần đây các thiết bị và dụng cụ soi da cũng đã được sử dụng tại
phòng khám nhằm phát hiện nhanh, chính xác các loại ngoại ký sinh trùng trên thú cưng.
Với những chẩn đoán trên bác sĩ có thể đưa ra được phác đồ điều trị chính xác, rút ngắn
được thời gian chữa trị, ít tốn kém cho khách hàng. Sự thành công không chỉ nhờ vào sự
hiện đại trong việc chẩn đoán bệnh mà còn nhờ vào quá trình điều trị với trang thiết bị hỗ
trợ đầy đủ, các loại thuốc đặc trị bệnh tốt nhất cho thú cưng. Thêm vào đó sự đa dạng dịch
vụ: mổ lấy thai, triệt sản, mổ nối xương, mổ loại sạn bàng quang, các dịch vụ làm đẹp và
chăm sóc như lấy cao răng, tắm sấy cắt tỉa lông, nâng mí mắt… Điều quan trọng nhất
chính là tay nghề, kinh nghiệm và sự nhiệt tình của đội ngũ các y bác sĩ tại đây. Được đào

tạo chính quy, bài bản tại các trường đại học và kinh nghiệm làm việc nhiều năm, việc
chữa bệnh cho thú cưng ở bệnh viện được thực hiện một cách khoa học từ khâu tiếp nhận,
kiểm tra, chẩn đoán, kết luận và điều trị.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
1.1.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện Thú y Danangpet là bệnh viện đa khoa, là cơ sở khám chữa bệnh, chăm
sóc, lưu trú thú cưng, có chức năng, nhiệm vụ sau đây:
a. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh

1


Tiếp nhận tất cả các trường hợp thú cưng từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác
chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú. Tổ chức khám sức
khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định.
b. Đào tạo bác sĩ thú y:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo bác sĩ thú y ở bậc trung học, cao đẳng, đại
học và sau đại học. Tổ chức đào tạo liên tục cho các nhân viên trong bệnh viện để nâng
cao trình độ chuyên môn, quản lý.
c. Nghiên cứu khoa học
Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài thú y như “Hiệu quả điều trị bệnh
xuất huyết đường ruột trên chó do Parvovirus”, “Ứng dụng biện pháp đóng đinh nội tủy
trong điều trị gãy xương trên chó” … Bệnh viện kết hợp với các bệnh viện khác để phát
triển kỹ thuật của bệnh viện.
1.1.2.2. Tổ chức
a. Đội ngũ nhân viên
Giám đốc: BSTY Vũ Thành An.
Nhân viên phòng hành chính – tổ chức: Cao Xuân Thịnh.
Bác sĩ chính: Vũ Thành An, Đỗ Thị Loan, Vũ Hoàng Duy, Nguyễn Thị Mỹ Duyên,
Nguyễn Thị Nguyên, Võ Thị Ánh Tuyết.

Y tá: Trần Thế Công, Nguyễn Văn Đức, Triệu Mỹ Khánh, Ngô Thị Trà My.
b. Các phòng chức năng
Phòng hành chính: Thực hiện các chức năng trong lĩnh vực tổ chức lao động, quản
lý và bố trí nhân sự, bảo hộ lao động, chế độ chính sách, chăm sóc sức khỏe người lao
động, bảo vệ nhân sự theo luật và quy chế của bệnh viện.
Phòng phát triển và hợp tác: Thực hiện các chương trình quảng bá cho bệnh viện, tổ
chức “Ngày hội yêu thương” cho thú cưng…
Phòng điều trị bệnh truyền nhiễm: Tiếp nhận các ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
trên chó, mèo và đưa vào cách li để chăm sóc, điều trị.
Phòng lưu trú và điều trị bệnh không truyền nhiễm: Tiếp nhận các ca bệnh nội, ngoại
khoa không truyền nhiễm để chăm sóc, điều trị.
Phòng phẫu thuật: Tiếp nhận các ca bệnh có nhu cầu phẫu thuật.

2


1.2. QUY TRÌNH KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ
1.2.1. Quy trình tiếp nhận bệnh súc
Thú cưng đến khám tại bệnh viện sẽ được bộ phận lễ tân tiếp đón và thăm hỏi ngắn
gọn về nhu cầu của bệnh súc thông qua chủ bệnh súc, đồng thời thu thập tên, tuổi, giới
tính, giống loài của bệnh súc, đến để phòng bệnh hay chữa bệnh. Tùy vào gia chủ mà có
cách xưng hô phù hợp, luôn nhẹ nhàng và lịch sự trong mọi tình huống. Sau đó bệnh súc
sẽ đươc chuyển vào từng bàn khám riêng và có bác sĩ đến thăm hỏi cặn kẽ tình trạng bệnh
súc. Không bạo lực với thú cưng được đưa đến khám. Nếu bệnh súc quá hung hăng,
không chịu phối hợp thì yêu cầu chủ bệnh súc phối hợp để cố định con vật.
Việc giao tiếp với chủ bệnh súc là rất quan trọng, nhất là khi muốn thu thập thông tin
về các dấu hiệu bệnh lý cần thiết cho việc chẩn đoán bệnh. Khi đặt câu hỏi để hỏi thăm
tình trạng bệnh súc nên đặt các câu hỏi mở. Nếu chủ bệnh súc cung cấp nhiều thông tin
thì phải lắng nghe thật cặn kẽ, chi tiết. Trước khi đưa đến kết luận bệnh phải xử lý thông
tin một cách khách quan, tư vấn cho chủ bệnh súc các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết. Các

thông tin về chi phí kiểm tra, điều trị và tiên lượng, các khả năng có thể xảy ra trong quá
trình điều trị cần phải được thông báo thật rõ ràng cho chủ bệnh súc. Nếu chủ bệnh súc
đồng ý mới tiến hành điều trị cho con vật.
1.2.2. Quy trình thăm khám
1.2.2.1. Quy trình tiêm phòng
Khi tiếp nhận bệnh súc, bác sĩ cần hỏi về tình trạng sức khỏe của bệnh súc. Nếu
bệnh súc có sức khỏe ổn đinh, không có dấu hiệu của bất kỳ bệnh nào thì sẽ tiến hành đo
nhiệt độ. Nhiệt độ bình thường của chó là 37,5 đến 38,5 oC; của mèo là 38 đến 39oC. Như
vậy có thể tiến hành tiêm phòng.
Vaccine 7 bệnh trên chó phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sau: bệnh sài sốt
chó, bệnh xuất huyết đường ruột do Parvovirus, bệnh viêm gan siêu vi do Adenovirus
type 1, bệnh phó cúm, bệnh vàng da do Leptospira, bệnh ho cũi chó, bệnh do
Coronavirus.
Vaccine 4 bệnh trên mèo phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sau: bệnh giảm
bạch cầu, bệnh viêm mắt, kết mạc truyền nhiễm, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh
viêm mũi, khí quản truyền nhiễm.
a. Lịch tiêm phòng cho chó:
Tiêm mũi 1: lúc 6 tuần tuổi (từ 36 đến 42 ngày tuổi)
Tiêm mũi 2: 21 ngày sau khi tiêm mũi 1

3


Tiêm mũi 3: 21-30 ngày sau khi tiêm mũi 2
Tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
b. Lịch tiêm phòng cho mèo:
Tiêm mũi 1: lúc 6 tuần tuổi (42 ngày tuổi)
Tiêm mũi 2: 28 ngày sau khi tiêm mũi 1
Tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
c. Lịch tiêm phòng bệnh dại:

Tiêm mũi 1 khi chó/ mèo trên 3 tháng tuổi. Tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
d. Lịch tẩy nội ký sinh trùng (giun, sán…)
Cho chó/ mèo con uống thuốc tẩy giun – sán lần đầu lúc 25 ngày tuổi.
Dưới 6 tháng tuổi: 1 tháng tẩy 1 lần
Trên 6 tháng tuổi: 3 tháng tẩy 1 lần.
e. Lịch tẩy ngoại ký sinh trùng (ve, rận, bọ chét)
Tẩy ngoại ký sinh trùng cho chó/ mèo lần đầu lúc 3 tháng tuổi. Nhắc lại mỗi 3 tháng
1 lần.
Vaccine được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, không để đông. Vaccine bệnh (kể cả
cho chó và mèo) được đóng gói theo quy cách bao gồm hai lọ, một lọ chứa vaccine đông
khô, một lọ chứa dung dịch pha tiêm 1ml. Vaccine dại được bảo quản trong lọ 1 liều, 10
liều, mỗi liều 1ml vaccine cố định, vô hoạt.
Khi tiêm vaccine phải đảm bảo sức khỏe con vật ổn định, không đau ốm, không sốt.
Áp dụng kỹ thuật tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, sau khi tiêm phải xoa kỹ để vaccine tan đi,
tránh hiện tượng áp-xe làm vaccine mất tác dụng.
1.2.2.2. Quy trình thăm khám, chẩn đoán bệnh
Các thông tin cần được thu thập trong quá trình thăm khám bao gồm: triệu chứng
bệnh, nhịp tim, hô hấp, nhiệt độ, các biểu hiện bất thường trên cơ thể… Đối với các bệnh
súc nghi nhiễm bệnh truyền nhiễm thì phải đưa vào phòng khám cách ly. Sau khi chẩn
đoán bệnh thì lập tức sát trùng các dụng cụ khám và bàn khám bằng cồn 70o.
1.2.2.3. Quy trình siêu âm
Siêu âm được thực hiện trên thiết bị máy siêu âm QBit 5 Vet. Thiết bị này bao gồm
phần nhập (đầu dò), phần lưu trữ, xử lý thông tin và phần xuất (màn hình).

4


Hình 1.1. Máy siêu âm QBit 5 Vet
- Phần nhập: đầu dò
Máy có hai loại đầu dò cơ bản là đầu dò tuyến tính và đầu dò phẳng. Đầu dò dạng

tuyến tính (đầu dò Convex) mẫu D6C15L có độ cong nhỏ với tần số thay đổi từ 412MHz, thường dùng ở tần số 6,4MHz, phù hợp với nhiều loài động vật. Đầu dò thẳng
(đầu dò Linear) mẫu D7L40L, tần số 4-15MHz, thường dùng ở tần số 10,4MHz, phù hợp
để kiểm tra các cấu trúc có bề mặt tương đối rộng và phẳng.
Trong thực tế khảo sát tại bệnh viện hầu hết thực hiện kiểm tra bằng đầu dò tuyến
tính.

Hình 1.2. Đầu dò D6C15L

Hình 1.3. Đầu dò D7L40L

5


- Phần lưu trữ, xử lý thông tin: thân máy. Máy siêu âm đa năng QBit 5 Vet cho phép
người dùng thực hiện phương pháp siêu âm trên nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm
chó, mèo, ngựa, thỏ và các loài gặm nhấm khác, lợn, bò. Máy có các chế độ và chức năng
siêu âm khác nhau: B, 2B, 4B, B/M, M, Doppler liên tục, Doppler mô cơ tim, siêu âm
màu thời gian thực (Color M), điện tâm đồ…
- Phần xuất: màn hình hiển thị. Màn hình kích thước 15inch với độ phân giải cao
giúp dễ dàng quan sát được hình ảnh siêu âm.
Bệnh súc đến có nhu cầu siêu âm sẽ được chuyển vào phòng khám có đặt máy siêu
âm. Trước khi siêu âm bác sĩ thăm hỏi về các dấu hiệu, triệu chứng mà chủ bệnh súc quan
sát được để việc chẩn đoán được chính xác hơn. Ví dụ như nếu nghi ngờ bị viêm tử cung,
xem xét âm đạo có chảy dịch hay không…
Đặt bệnh súc lên bàn siêu âm, cố định để bệnh súc nằm ngửa, dùng tông đơ cạo lông
vùng bụng (nếu có) và dùng bông. Việc gây mê trong quá trình siêu âm là không yêu cầu
bởi vì siêu âm hoàn toàn không đau và không bắt buộc con vật phải nằm yên thì mới thu
được hình ảnh sắc nét.
Mở máy siêu âm, chọn và nhập thông số sau để hiệu quả chẩn đoán được cao hơn:
- Loài động vật. Dòng máy này có thể siêu âm các loài chó, mèo, gặm nhấm, ngựa.

- Tính biệt.
- Kích thước con vật. Đối với chó dưới 5kg chọn kích thước S, từ 5-15kg chọn kích
thước M, chó trên 15kg chọn kích thước L. Việc chọn thông số này sẽ thiết lập cho máy
phát ra tần số siêu âm thích hợp với bệnh súc, thu được hình ảnh tốt hơn.
- Ngoài ra các thông số như giống, số tuổi, ngày phối v.v… cũng cần thiết cho quá
trình chẩn đoán.
Khi siêu âm thai, nên đặt đầu dò đầu tiên ở chính giữa bụng, ngay dưới rốn khoảng
2-3cm. Lúc này ta có thể thực hiện động tác quét đầu dò bằng cách lắc cổ tay, việc này
giúp nhận được thông tin từ nhiều mặt cắt. Động tác lia đầu dò được thực hiện bằng cách
lia đầu dò chầm chậm sang trái và phải để mở rộng diện tích khảo sát. Khi nhìn thấy các
túi thai thì bấm nút “freeze” để thu lại hình ảnh thai.
Với máy siêu âm QBit 5 Vet, sau khi đã phát hiện bào thai và xác định vị trí của tim,
chọn nút (C) (Color Doppler) trên bàn phím, trên màn hình sẽ hiện ra thang đo tứ giác.
Lúc này tay phải cầm đầu dò giữ nguyên, tay trái dùng con trỏ di đến vùng màu đỏ (có
mạch máu) hiện trên màn hình. Đến vị trí ta xác định là tim thai thì chọn thông số HR
(Single Wave). Lúc này màn hình sẽ hiển thị điện tâm đồ trung bình của bào thai. Dùng

6


con trỏ chọn một đoạn ngắn trong điện tâm đồ để biết số nhịp tim đập trong một phút của
bào thai. Trong trường hợp không tìm thấy mạch máu của thai mà đã quá số ngày mang
thai bình thường thì chẩn đoán có thể thai chết lưu và chỉ định mổ khẩn cấp.
Sau khi siêu âm, gel được lau sạch khỏi cơ thể bằng khăn giấy, vật nuôi quay trở lại
sinh hoạt bình thường.
1.2.2.4. Quy trình triệt sản cho chó, mèo
a. Mục đích
Triệt sản giúp làm tăng tuổi thọ, hạn chế số lượng con non được sinh ra, tránh những
hiện tượng bỏ ăn, kêu gào, chạy rông… khi thú cưng đến kì động dục. Với những mục
đích trên, việc triệt sản là vô cùng cần thiết. Thời gian thích hợp để trước sản là trước khi

chó, mèo đến kì động dục đầu tiên. Đối với chó thường khoảng 8 – 10 tháng tuổi, mèo
khoảng 5 – 6 tháng tuổi tùy vào giống và từng cá thể.
b. Quy trình phẫu thuật
Trước khi phẫu thuật, bệnh súc cần có sức khỏe tốt, ổn định, không mắc các bệnh
truyền nhiễm, bệnh cấp tính, chấn thương; bệnh súc nên được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ để
hạn chế nhiễm trùng. Chủ nuôi cần giữ chó, mèo trong nhà để tránh trường hợp bỏ đi.
Nếu có lịch tiêm phòng các bệnh thì phải đảm bảo tiêm ít nhất một tuần trước khi phẫu
thuật.
Bệnh súc cần phải được nhịn ăn, uống tối thiểu từ 6 – 12 tiếng trước khi phẫu thuật
để tránh trường hợp nôn khi gây mê.
Không nên triệt sản bệnh súc trong quá trình động dục vì lúc này mạch máu nở to
hơn, khi phẫu thuật nếu không cầm máu tốt dễ dẫn đến mất máu.
Đối với các bệnh súc cái nên tiêm thuốc chống nôn và thuốc cầm máu trước khi
phẫu thuật 30 phút.
c. Phương pháp phẫu thuật:


Đối với bệnh súc đực:

- Chuẩn bị: dao mổ, panh kẹp mạch máu, gạc, cồn iod, kim, chỉ tiêu.
- Quy trình: Đầu tiên ta tiêm thuốc tiền mê, thuốc mê cho bệnh súc. Sau khi con vật
đã mê thì cố định con vật trên bàn mổ. Cạo sạch lông và sát trùng vùng phẫu thuật bằng
cồn iod.

7


Tay trái cầm thật chắc phía trên và phía dưới của bao dịch hoàn, dồn toàn bộ da bao
dịch hoàn vào lòng bàn tay, làm cho hai dịch hoàn căng ra. Tay phải dùng dao cắt đứt lớp
da và mô liên kết đến màng bọc chung.

Hai dịch hoàn được bộc lộ. Tay phải dùng dao rạch một đường dứt khoát vào rãnh
giữa hai dịch hoàn, vết mổ bắt đầu từ 1/3 phía dưới bao dịch hoàn xuống hết đáy, cắt đứt
lớp da, màng cơ và cơ. Sau đó cầm chắc một bên dịch hoàn, mổ đứt lớp giác mạc chung.
Lúc này dịch hoàn đã bộc lộ, dùng tay bóp mạnh cho dịch hoàn lòi ra. Bóc tách lớp
giác mạc chung ra khỏi dịch hoàn, vuốt ngược lên phía trên dịch hoàn để bộc lộ hoàn toàn
dịch hoàn và một phần thừng dịch hoàn. Dùng panh kẹp và thắt dịch hoàn lại thật chặt rồi
cắt phần dịch hoàn đi. Làm tương tự đối với bên còn lại.
Trong quá trình thực hiện luôn sát trùng bầng cồn iod 5%. Sau khi đã cắt bỏ hai bên
dịch hoàn, đẩy phần thừng dịch hoàn lại trong bao dịch hoàn rồi khâu vết mổ lại bằng mối
chỉ đơn.


Đối với bệnh súc cái:

Chuẩn bị: gạc, dao mổ, nhíp, que móc tử cung, săng mổ, panh kẹp mạch máu, panh
kẹp săng mổ, kim, chỉ tiêu, chỉ không tiêu.
Quy trình: Đầu tiên tiêm thuốc tiền mê, thuốc mê cho bệnh súc. Cố định con vật
nằm ngửa trên bàn mổ. Dùng tông đơ cạo sạch lông vùng bụng và sát trùng bằng cồn iod.
Dùng dao rạch một đường dọc theo đường trắng, ngang mức đôi hàng vú cuối cùng
rồi tiếp đến rạch phúc mạc. Khi rạch phúc mạc dùng nhíp nhấc phúc mạc lên, rạch đứt,
chú ý tránh cắt vào ruột. Dùng que móc tử cung để lần tìm tử cung. Sau khi đã tìm thấy tử
cung thì lấy panh kẹp máu kẹp ngang ống dẫn trứng. Dùng kim, chỉ tiêu thắt mạch máu
bằng nút số 8 rồi cắt bỏ buồng trứng. Sát trùng bằng cồn iod. Kiểm tra xem có chảy máu
không. Nếu chảy máu thì phải thắt lại. Thực hiện tương tự đối với bên buồng trứng kia.
Sau khi cắt hai buồng trứng thì đưa lại tử cung vào trong xoang bụng. Khâu lớp phúc mạc
và cơ bằng chỉ tiêu, mối chỉ đơn. Khâu da bằng chỉ không tiêu, mối chỉ đơn.
c. Sau khi phẫu thuật
Bệnh súc có thể xuất viện ngay sau khi phẫu thuật nhưng cần tuần theo tất cả những
chỉ định của bác sĩ. Không cho ăn cho đến khi bệnh súc tỉnh mê hoàn toàn. Thường xuyên
theo dõi vết thương của bệnh súc, phải đeo loa cổ để tránh hiện tượng bệnh súc liếm vào

vết mổ làm bung chỉ. Mang đến bệnh viện hằng ngày để chăm sóc hậu phẫu: vệ sinh vết
thương và tiêm kháng sinh, kháng viêm. Vết thương của bệnh súc sẽ lành trong khoảng từ
5 – 7 ngày tùy theo cơ địa.

8


1.2.2.5. Quy trình tiếp nhận, điều trị chó mắc bệnh xuất huyết đường ruột do
Parvovirus
Khi tiếp nhận một bệnh súc có dấu hiệu của bệnh xuất huyết đường ruột thì cần sử
dụng que chẩn đoán nhanh để xác định chính xác bệnh súc có nhiễm bệnh hay không.
Nếu bệnh súc đã xác định là chắc chắn nhiễm bệnh thì nhanh chóng đưa vào phòng bệnh
cách ly. Bác sĩ sau khi tiếp xúc với bệnh súc mắc bệnh thì cần phải sát trùng tay cũng như
y phục để hạn chế đến mức tối thiểu sự nhiễm chéo.
a. Chăm sóc, hộ lý bệnh súc mắc bệnh xuất huyết đường ruột do Parvovirus:
Luôn luôn giữ khô ráo cho con vật: chuồng nhốt cao hơn mặt đất khoảng 10 - 15cm,
nền chuồng được làm bằng những khay nhựa có lỗ thoát nước, đặt khăn hoặc tã lót cho
bệnh súc.
Lau hoặc sấy khô trong trường hợp con vật bị ẩm ướt thân thể. Luôn giữ sạch sẽ
ngay khi bệnh súc vừa nôn hoặc tiêu chảy xong, tránh để dịch tiết dây vào bệnh súc.
Vào mùa đông trời lạnh phải có đèn sưởi, khăn che đậy, chắn gió, tránh thân nhiệt
bệnh súc giảm. Vào mùa hè oi bức cần phải làm cho phòng điều trị thông thoáng, có quạt,
điều hòa, cửa che tránh ánh nắng trực tiếp vào bệnh súc.
b. Cách điều trị bệnh do Parvovirus
Là bệnh do virus gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách duy nhất là tiến hành
nâng cao sức đề kháng cho con vật, kéo dài thời gian sống cho đến một lúc con vật tự tạo
ra được kháng thể chống lại mầm bệnh.
Truyền dịch đủ lượng nước mà con vật đã mất. Dịch truyền dùng trong điều trị bệnh
này thường là dung dịch ringer lactate và ringer lactate thêm glucose 5%. Dung dịch có
thêm đường glucose chỉ sử dụng khi con vật không bị sốt. Sử dụng thuốc kháng sinh để

chống vi khuẩn bội nhiễm trong đường ruột. Khi con vật nôn thì tiêm thuốc cầm nôn, nếu
đi phân hay nôn ra máu thì tiêm thuốc cầm máu, tiêm thuốc trợ sức trợ lực, thuốc giải
độc. Truyền đủ lượng nước con vật đã mất do nôn và tiêu chảy.
1.2.2.6. Đỡ đẻ trong các ca đẻ mổ
Một số trường hợp chỉ định đẻ mổ như: bệnh súc cái vỡ ối đã lâu nhưng không có
biểu hiện rặn, hoặc đã rặn đẻ được một con sau đó ngưng rặn rất lâu và nghi còn con non,
thai chết lưu, thai bị ngược…
Bác sĩ chính sẽ là người thực hiện việc phẫu thuật. Chuẩn bị khăn lót có chiếu đèn
hồng ngoại sưởi ấm, sẵn sàng đón con non. Trước khi phẫu thuật cần gây mê cho con mẹ
sau đó cố định nằm ngửa trên bàn mổ. Dùng dao mổ rạch phần da bụng dọc theo đường

9


trắng, sau đó rạch đến lớp cơ và phúc mạc. Nhẹ nhàng nhấc tử cung của con mẹ ra, bên
trong tử cung là những con non. Bóc tách con non ra khỏi tử cung. Lúc này hộ tá sẽ nhanh
chóng đón lấy con, lấy giấy mềm lau sạch cơ thể và hút dịch mũi, dịch mắt của con non,
đồng thời vỗ nhẹ vào lưng để đảm bảo con non có hô hấp, sưởi dưới đèn hồng ngoại, lấy
chỉ để buộc thắt dây rốn. Nếu chẩn đoán có bao nhiêu con non thì cần bấy nhiêu hộ tá để
quá trình đẻ mổ diễn ra thuận lợi nhất, không có con non bị chết ngạt. Sau khi đã mổ lấy
hết số thai thì khâu đóng ổ bụng con mẹ, sát trùng vết thương thật kỹ.
1.2.2.7. Quy trình chụp X-quang bằng máy chụp X-quang kỹ thuật số:
Trong quá trình chụp X-quang, việc gây mê là cần thiết để con vật không cử động để
hình ảnh X-quang chính xác hơn. Khi gây mê chỉ cần gây mê nông.
Máy chụp X-quang phải được đặt trong phòng có tường được xây dày, tránh các tia
bức xạ thoát ra gây hại cho người và bệnh súc trong bệnh viện.
Thao tác đầu tiên là mở máy tính và máy chụp X-quang. Lấy thẻ đọc X-quang đặt
vào máy chụp X-quang. Sau đó tiến hành gây mê cho con vật. Sau khi con vật đã mê thì
cột cố định con vật trên bàn chụp X-quang. Cho con vật nằm sấp, nằm ngửa hay nằm
nghiêng tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Đóng cửa phòng X-quang và nhấn nút chụp. Sau

đó lấy thẻ đọc X-quang và cho vào máy đọc X-quang chuyên dụng. Máy X-quang sử
dụng tại bệnh viện là máy X-quang kỹ thuật số, kết nối với máy tính để bàn hoặc máy tính
xách tay, cho phép người dùng không cần phải rửa phim mà chỉ cần quan sát hình ảnh thu
được trên máy tính. Nhập các thông số cần thiết như tên bệnh súc, độ tuổi, vị trí tổn
thương…
1.2.2.8. Quy trình vệ sinh chuồng lưu trú
Việc vệ sinh và sát trùng chuồng lưu trú đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
hạn chế đến mức tối thiểu các mầm bệnh còn tồn tại trong khu vực lưu trú bệnh súc, ảnh
hưởng lớn đến tất cả các quá trình điều trị bệnh. Hiện nay có rất nhiều loại bệnh truyền
nhiễm có khả năng lây lan rất nhanh như bệnh sài sốt chó, bệnh viêm ruột xuất huyết ở
chó, bệnh giảm bạch cầu ở mèo… Một số bệnh còn có khả năng lây lan cho người như
nấm đồng xu, giun đũa chó mèo… Khi bệnh súc đến khám ở bệnh viện mang theo một
lượng lớn mầm bệnh nên việc vệ sinh sát trùng ngoài mục đích tiêu diệt mầm bệnh còn để
bảo vệ sức khỏe của các thú cưng khác cũng như bác sĩ và chủ bệnh súc. Vệ sinh sát trùng
thường xuyên sẽ hạn chế phần nào các vi khuẩn từ môi trường xâm nhập vào các vết
thương hở gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Tổng số ô chuồng lưu trú của bệnh viện đã lên đến hơn hai mươi ô chuồng. Mỗi ô
chuồng đều được xây dựng có vách liền tường, nền chuồng được làm bằng tấm inox

10


chống gỉ có các rãnh thoát nước. Mỗi phòng lưu trú có từ 3 đến 4 ô chuồng và có đường
ống dấn nước, thoát nước riêng biệt. Hằng ngày chuồng lưu trú được vệ sinh ít nhất hai
lần. Mỗi lần vệ sinh theo quy trình như sau:
Nếu trên nền chuồng có bám phân, chất thải của bệnh súc thì dùng vòi xịt để vệ
sinh, dùng bàn chải cọ sạch phần bám bẩn. Dùng vòi nước xịt hết các phần chất thải rơi
trên nền đất xuống cống. Lau lại sàn nhà bằng nước lau nhà có chất sát trùng.
Bệnh sài sốt chó là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trên chó.
Bệnh này khó chữa bởi tính lây lan nhanh và mạnh, nếu chữa khỏi cũng để lại di chứng

thần kinh nên chỉ nhận điều trị ngoại trú nếu phát hiện bệnh. Tuy nhiên cũng không thể
tránh khỏi khi bệnh súc đến bệnh viện điều trị đã mang sẵn trong người mầm bệnh, dù
dùng que chẩn đoán nhanh cũng chưa thể phát hiện ngay lập tức do lượng virus chưa đủ
để que chẩn đoán thể hiện dương tính. Khi phát hiện ra bệnh súc đã mắc bệnh thì trả về lại
cho chủ bệnh súc, đồng thời tiêu độc khử trùng nơi bệnh súc đã lưu trú bằng cloramin B,
sau đó hằng tuần lặp lại khử trùng một lần và không sử dụng phòng trong ít nhất một
tháng.
1.3. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN
1.3.1. Vệ sinh chuồng lưu trú
Thực hiện mỗi ngày hai lần trong suốt thời gian thực tập. Trong quá trình vệ sinh
đồng thời lưu ý tình trạng phân, chất thải của con vật, ghi chép lại nếu có các dấu hiệu bất
thường.
1.3.2. Vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật
Số lần thực hiện: 14 lần.
Các ca phẫu thuật thông thường thường có các dụng cụ sau: panh, nhíp (có mấu và
không có mấu), kìm kẹp kim, panh kẹp máu, panh kẹp săng mổ, panh mở vết mổ, săng
mổ, chỉ khâu, bông, băng gạc, găng tay phẫu thuật, áo phẫu thuật.
1.3.3. Tiêm vaccine: 2 lần.
1.3.4. Phụ đỡ đẻ trong các ca đẻ mổ: 1 lần.
1.3.5. Chăm sóc, hộ lý các ca bệnh tại bệnh viện
1.3.5.1. Chăm sóc, hộ lý các ca chấn thương xương, khớp
Bệnh súc sau khi được phẫu thuật chỉnh hình xương, khớp sẽ được sử dụng kháng
sinh, kháng viêm tránh vi khuẩn bội nhiễm tại vị trí phẫu thuật; sử dụng thuốc bổ để can
xương nhanh hơn. Lưu ý hạn chế các vận động mạnh tránh việc xô lệch các đinh, vít được

11


đóng nội, ngoại tủy. Vết thương cần được vệ sinh mỗi ngày hai lần, khi ép dịch mủ cần
thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh làm xô lệch vị trí xương.

Thời gian thực tập: từ 4/9/2018 đến 10/11/2018.
Số ca tham gia điều trị trên chó: 10 ca.
1.3.5.2. Chăm sóc, hộ lý bệnh súc bị xuất huyết đường ruột do Parvovirus
Quy trình chăm sóc hộ lý, điều trị bệnh súc bị xuất huyết đường ruột do virus như đã
nêu ở phần 1.2.2.5. Do là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên khi đã tiếp xúc với bệnh súc
thì hạn chế đến mức tối thiểu tiếp xúc với các bệnh súc khác.
Trực ở phòng cách ly thường xuyên, liên tục, để ý lượng dịch truyền, điều chỉnh dây
dịch truyền nếu con vật làm dịch không truyền được nữa như quấn dây, cắn đứt dây
truyền… Khi đã truyền lâu từ 3 đến 4 giờ thì ngắt dịch truyền để con vật được nghỉ ngơi.
Chú ý truyền chậm với tốc độ 5 giây/1 giọt, chậm hơn nữa đối với các bệnh súc yếu, tránh
để bệnh súc bị sốc dịch truyền. Đo nhiệt độ cho con vật thường xuyên. Nếu con vật bị hạ
nhiệt độ thì nhanh chóng can thiệp bằng cách sưởi đèn, đổi sang truyền đường glucose
5%. Nếu con vật tăng nhiệt độ thì phải mở quạt, ngưng truyền dung dịch có chứa đường,
tiêm thuốc hạ sốt…
Thời gian thực tập: tháng 11 và tháng 12/2018.
Số ca tham gia điều trị: 30 ca.
1.3.6. Tiêu độc khử trùng toàn phòng khám: 4 lần.
1.3.7. Hỗ trợ cố định động vật trong các ca siêu âm: 60 ca.
1.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.4.1. Ưu điểm
- Phòng khám mới, có thiết kế và xây dựng đảm bảo việc vệ sinh các ô chuồng lưu
trú được sạch sẽ nhất có thể; có phân khu cho bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền
nhiễm tách biệt.
- Việc tiêu độc, khử trùng được thực hiện thường xuyên.
- Các thiết bị y tế hiện đại, thường xuyên được bảo hành, kiểm tra.
- Đội ngũ y, bác sĩ luôn chủ động nghiên cứu, học hỏi các phương pháp điều trị mới
nhằm tìm ra phương pháp hiệu quả nhất cho bệnh súc.

12



1.4.2. Nhược điểm
- Chưa thực sự đáp ứng về mặt nhân lực khi quy mô phòng khám ngày càng được
mở rộng.
- Chưa có sự đồng đều về cơ sở hạ tầng giữa các cơ sở. Cơ sở 3 vừa mới mở do
lượng khách hàng vẫn còn ít nên chưa được đầu tư đầy đủ các thiết bị chẩn đoán phi lâm
sàng như hai cơ sở còn lại, còn thiếu các thiết bị y tế hiện đại như máy chụp X-quang,
máy siêu âm, máy xét nghiệm máu.
1.4.3. Bài học cho bản thân
Thăm khám và điều trị cho thú cưng đòi hỏi nhiều kỹ năng, đặc biệt là sự chu đáo,
nhẹ nhàng, tỉ mỉ. Qua thời gian thực tập, tôi đã trang bị cho bản thân nhiều bài học bổ ích,
trau dồi các kỹ năng cần thiết để làm việc tại phòng khám thú cưng. Tôi nhận thấy rằng
không gì quan trọng hơn việc tự mình nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thành công
việc một cách tốt nhất.
Trong quá trình thực tập, nhìn chung các quy trình trong thực tế tại bệnh viện
Danangpet và lý thuyết học tại trường không có sự khác biệt. Tuy nhiên, tôi đã được học
một số quy trình và kỹ thuật chưa được đào tạo kĩ càng về mặt lý thuyết ở trường như kỹ
thuật chụp và xem hình X-quang, kỹ thuật siêu âm và xem hình siêu âm. Đối với quy
trình chuẩn bị phẫu thuật, ở trường chỉ nói về các dụng cụ cơ bản, khi được trải nghiệm
thực tế, tôi nhận thấy mỗi ca phẫu thuật có các dụng cụ phẫu thuật đặc thù riêng.

13


PHẦN 2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới hiện nay, áp dụng kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm trong thú
y đã rất phổ biến đem lại ý nghĩa thực tiễn lớn. Theo Nyland và Matton (1995), đối với
chó và mèo, đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng siêu âm phát hiện những rối

loạn trên đường sinh dục như viêm nội mạc tử cung, viêm tử cung có mủ, số lượng và
kích thước của thai, phát hiện thai còn sống hay đã chết trước khi sinh qua hình ảnh tim
thai, ước định tuổi thai, phát hiện các trường hợp thai giả… [22] Ở Việt Nam những năm
trước đây, việc chăm sóc sức khỏe thú cưng dù ở nông thôn hay thành thị vẫn chưa nhận
được sự chú trọng, phương tiện và công cụ chẩn đoán bệnh trên vật nuôi còn thô sơ, chủ
yếu là dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ nên đôi lúc vẫn chưa thật sự chẩn đoán chính xác
bệnh của thú cưng. Hiện nay, nhu cầu nuôi thú cưng ngày nay càng phổ biến, đặc biệt là ở
các thành phố, giá trị của vật nuôi cao hoặc các giống thú cưng quý hiếm nhập khẩu,
người ta càng quan tâm đến sức khỏe của vật nuôi hơn. Việc ứng dụng các kỹ thuật chẩn
đoán tiên tiến bằng các máy móc thiết bị y tế hiện đại nhằm phục vụ cho việc chẩn đoán
bệnh được chính xác hơn.
Kỹ thuật siêu âm là một biện pháp chẩn đoán nhanh, rẻ tiền nhưng không kém phần
chính xác. Xuất phát từ thực tế trên và được sự chấp thuận của khoa Chăn nuôi – Thú y
trường Đại học Nông Lâm Huế, tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng siêu âm trong chẩn
đoán thai và bệnh lý viêm tử cung trên chó tại bệnh viện thú y Danangpet”.
2.1.2. Mục tiêu của đề tài
Sử dụng phương pháp siêu âm để chẩn đoán thời gian mang thai tương đối ở chó, dự
kiến ngày sinh và phát hiện những bệnh lý có thể nhầm lẫn với mang thai.
2.1.3. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả chẩn đoán góp phần đưa ra cái nhìn tổng quát về quá trình mang thai trên
chó, chẩn đoán phân biệt giữa mang thai và các bệnh lý khác, phát hiện các dị tật của thai.
2.2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.2.1. Siêu âm
2.2.1.1. Sơ lược về lịch sử và sự phát triển của ngành siêu âm chẩn đoán
Vào cuối thế kỉ thứ XVIII, nhà sinh lý học Lazzaro Spallanzani đã đặt tiền đề cho
vật lý học của siêu âm bằng nghiên cứu sự định vị bằng tiếng vang của loài dơi. Năm

14



1877, anh em Pierre và Jacques Currie đã khám phá ra tính lý áp điện, từ đó phát minh ra
đầu dò siêu âm có thể phát và nhận sóng siêu âm bằng hiệu ứng áp điện.
Đến năm 1942, bác sĩ chuyên khoa thần kinh Karl Dussik được ghi nhận là người
đầu tiên sử dụng sóng siêu âm như một công cụ chẩn đoán bằng cách truyền một chùm
siêu âm qua hộp sọ người trong nỗ lực để tìm kiếm khối u não.
Trong năm 1947 – 1949, tiến sĩ G.D. Ludwig tại Viện Nghiên cứu Y học Hải quân
Bethesda, Maryland đã chứng mình rằng sỏi túi mật đã được phát hiện bằng siêu âm [27].
Năm 1951, John Reid và John Wild đã phát minh ra thiết bị B-mode (Brightness mode)
cầm tay để phát hiện khối u vú. Năm 1966, Don Baker, Dennis Watkins và John Reid đã
thiết kế công nghệ siêu âm Doppler. Nhờ phát minh này họ đã cho ra hình ảnh lưu lượng
máu trong các lớp khác nhau của tim [16].
Những thập kỷ tiếp theo, sự phát triển không ngừng của ngành siêu âm đã tạo ra
Doppler sóng liên tục, Doppler sóng quang phổ, dụng cụ siêu âm Doppler màu, công nghệ
siêu âm đa chiều 3D, 4D.
Theo bác sĩ Nguyễn Quý Khoáng (2016), ngành siêu âm chẩn đoán được giới thiệu
tại Việt Nam vào năm 1978. Nhưng phải kể từ năm 1986, ngành siêu âm Việt Nam mới
được đào tạo bài bản. Từ đó đến nay, siêu âm chẩn đoán đã phát triển không ngừng và đã
được áp dụng trên thú để chẩn đoán các bệnh lý [3].
2.2.1.2. Vật lý học của siêu âm
a. Âm thanh và các đặc điểm của âm thanh
Âm thanh là một tập hợp một loạt các rung động truyền qua các vật liệu rắn, lỏng
hay khí. Sóng âm có bước sóng và biên độ thay đổi, với tần số được xác định bằng số chu
kỳ trong khoảng thời gian nhất định. Trong các loại môi trường khác nhau thì tốc độ âm
thanh cũng khác nhau. Âm thanh truyền đi tốt nhất trong môi trường chất rắn, sau đó là
môi trường chất lỏng và kém nhất trong môi trường chất khí.
b. Các đại lượng đặc trưng của sóng âm [30]
- Biên độ (A): chỉ mức độ thay đổi của sóng âm, để đo cường độ của sóng, đơn vị
tính là decibel (dB)
- Tần số (ƒ): số lượng dao động trên một đơn vị thời gian, đơn vị tính là hertz (Hz)
- Chu kỳ (T): thời gian để thực hiện một nén và một giãn của sóng, tỷ lệ nghịch với

tần số, đơn vị tính là giây (s)
- Vận tốc (C): vận tốc của âm thanh là một đại lượng không đổi (tại một nhiệt độ xác
định) có giá trị phụ thuộc vào các môi trường mà nó truyền qua.

15


Bảng 2.1. Tốc độ truyền âm thanh qua các vật liệu và mô sinh học
Môi trường

Tốc độ (m/s)

Xương sọ

4080

Thận

1565

Gan

1555

Mô mềm

1540

Nước


1480

Mô mỡ

1450

Phổi

600

Không khí

330

Nguồn: Bushberg và cs. (2011) [9]
- Bước sóng (λ): là quãng đường mà sóng truyền được sau khoảng thời gian bằng
một chu kỳ, phụ thuộc vào vận tốc sóng âm và tần số thông qua công thức
λ = c.T =
Đơn vị tính của bước sóng là µm.
c. Phân loại sóng âm [6]
- Phân loại theo phương dao động: dựa vào cách truyền sóng chia thành sóng ngang
và sóng dọc. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử môi trường vuông
góc với tia sóng. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử môi trường trùng
với tia sóng. Sóng siêu âm ứng dụng trong siêu âm chẩn đoán thuộc loại sóng dọc.
- Phân loại theo tần số: sóng âm được chia thành 3 vùng chính: vùng hạ âm, vùng
âm có thể nghe thấy được và vùng siêu âm.
Vùng hạ âm có tần số ƒ < 16Hz.
Vùng âm có thể nghe thấy 16Hz < ƒ < 20 kHz.
Vùng siêu âm ƒ > 20 kHz.
2.2.1.3. Cơ sở vật lý của phương pháp ghi hình siêu âm và các yếu tố quyết định


16


×