Tải bản đầy đủ (.ppt) (35 trang)

chương 1, CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊNH VỊ TRONG XÂY DỰNG CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681 KB, 35 trang )

CHƯƠNG 1:

CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊNH VỊ
TRONG XÂY DỰNG CẦU


1.1 – KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG CẦU
- Hạng mục công trình: là một bộ phận kết cấu có chức
năng làm việc riêng biệt.
- Hạng mục kết cấu: là những bộ phận thành phần nhỏ
hơn hạng mục công trình, có kết cấu độc lập cấu tạo nên.
- Công việc: là bộ phận chia nhỏ nhất của cả quá trình thi
công công trình.
- Công tác xây dựng: là một nhóm các công việc cùng
được thực hiện để hoàn thành một sản phẩm của một
công đoạn thi công.



1.2 – KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC,
ĐỊNH VỊ


1.2.1 – NỘI DUNG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊNH VỊ:

- Đo đạc và kiểm tra trên thực địa các cọc mốc đỉnh và
mốc cao độ.
- Cắm các cọc mốc trên thực địa để định vị tim mố trụ
cầu, đường trục dọc cầu, đường dẫn đầu cầu, đường
trục của các mố, trụ cầu…


- Định vị và đo đạc chi tiết các bộ phận của cầu trong
quá trình thi công nhằm đảm bảo đúng kích thước, vị trí
của chúng.
- Làm công tác bình đồ công trường xây dựng cầu:
+ Đo đạc địa hình bổ xung trong phạm vi công
trường.
+ Định
vị xây
dựng
- Định
vị các
công
trìnhcông
điều trường
chỉnh.
- Kiểm tra hình dạng, kích thước của các cấu kiện từ nơi
khác chuyển đến công trường cầu.


1.2.2 – TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC ĐO ĐẠC ĐỊNH VỊ:

* Đảm bảo cho công trình được thi công theo đúng đồ
án thiết kế.
* Đảm bảo đúng kích thước và vị trí của công trình cũng
như các bộ phận của công trình.
* Nếu đo đạc định vị không chính xác sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình thi công,
ảnh hưởng đến tính bền vững của công trình, phải sửa đổi phương án thi công thậm
chí thay đổi cả phương án thiết kế.



1.2.3 – CÁC TÀI LIỆU LÀM CĂN CỨ CHO CÔNG TÁC ĐO ĐẠC
ĐỊNH VỊ:
a) Đồ án thiết kế thi công cầu:
* Bình đồ khu vực cầu: thể hiện đường tim đoạn tuyến, đường
trục dọc cầu, vị trí các mốc định vị, mốc cao đạc, tim mố trụ cầu.

* Hồ sơ thiết kế cầu, hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
* Các bản vẽ sơ đồ và thuyết minh các mốc trắc đạc.


b) Biên bản bàn giao các mốc trắc đạc tại hiện trường:
Được bên A bàn giao lại cho bên B ở thời điểm bàn
giao mặt bằng công trường.

:


1.3 – ĐỊNH VỊ TIM MỐ TRỤ CẦU
1.3.1 – PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC TRỰC TIẾP


1.3.1.1 - Phạm vi áp dụng:
* Cầu nhỏ, cầu trung, cầu vượt đường có tổng chiều dài
L<100m tại khu vực sông không sâu, nước cạn.
* Sông có nước nhưng khoảng cách giữa các điểm đo là
ngắn.


1.3.1.2 - Dụng cụ đo:
* Thước thép hoặc thước có độ chính xác tương đương.

* Thước góc.
* Máy kinh vĩ.
* Máy thủy bình.


1.3.1.3 - Phương pháp đo:
* Nội dung phương pháp:.

- Tim mố trụ được xác định bằng cách đo chiều dài
của từng đoạn dẫn ra theo trục dọc từ một cọc mốc
gần nhất. Cần phải đo đi đo lại ít nhất 2 lần. Khi kẻ
đường tim mố trụ cầu phải cắm các cọc phụ nằm
ngoài phạm vi thi công.
- Trước khi thi công cần lập thêm các mốc cao độ bổ
sung nằm ngoài phạm vi thi công để thuận tiện và dễ
dàng dẫn cao độ tới mọi điểm của công trường. Mỗi
mố trụ cầu cần có một mốc cao độ phụ.


* Trình tự tiến hành:.

- Bước 1: Dùng máy kinh vĩ đặt trên một mốc bất kỳ
và kẻ đường tim của đoạn tuyến.

- Bước 2: Dùng thước thép đo dài trên đường tim
xuất phát từ mốc cố định xác định vị trí của tim mố
trụ.
- Bước 3: Dùng máy kinh vĩ đặt tại tim mố trụ để kẻ đường
tim và dùng hai cọc ở thượng lưu và hai cọc ở hạ lưu đóng
ngoài phạm vi thi công để cố định đường tim của mố, trụ.



* Đo đạc định vị tim mố trụ tại vị trí cầu chính:.

- Từ cọc mốc gần nhất ta đo xác định vị trí giữa cầu.
Từ giữa cầu đo trở lại xác định tim mố, trụ cầu.

(2)
M2


- Khi đo dài cần dọn sạch các chỗ mấp mô, bụi cây, các chỗ quá dốc phải
đánh cấp, phải dùng dây dọi để đánh dấu các điểm kéo thước gián đoạn.

(2)

M2


* Đo đạc định vị tim mố trụ trên cầu tạm:.

+) Cấu tạo cầu tạm:
- Vị trí: cầu tạm được bố trí ngoài phạm vi thi công,
có đường tim song song hoặc xiên góc với tim của
cầu chính.
- Tim dọc của cầu tạm được thể hiện bằng vạch sơn
hoặc đóng đinh.
- Mặt cầu tạm phải cao hơn mực nước thi công, bề
rộng cầu khoảng 1m.


- Cầu tạm thường làm bằng gỗ hoặc thép.


+) Nội dung công tác đo đạc:
- Khi cầu tạm làm ngay trên vị trí cầu chính: đo đạc
giống đo trực tiếp tại vị trí cầu chính.
- Cầu tạm ở ngoài vị trí cầu chính: trình tự thực hiện
như sau:
• Bước 1: Xác định vị trí cầu tạm


• Bước 2: Xây dựng cầu tạm
• Bước 3: Tịnh tiến tất cả các điểm cơ bản trên tim
của cầu chính lên tim của cầu tạm.
• Bước 4: Đặt máy kinh vĩ trên cầu tạm và xác định
các điểm cần tìm.


- Chú ý:
• Phải đóng các cọc phụ để xác định tim mố trụ cầu.
• Nếu cầu tạm không song song với cầu chính ta phải tính các khoảng cách từ cọc mốc đến giữa cầu,từ giữa cầu
đến hình chiếu tim của mố trụ và từ hình chiếu tim mố tru trên cầu tạm đến tim mố trụ trên cầu chính.


1.3.2 – PHƯƠNG PHÁP ĐO ĐẠC GIÁN TIẾP ĐỊNH VỊ TIM MỐ TRỤ CẦU:

1.3.2.1- Phạm vi áp dụng:

* Sông rộng, nước sâu.
* Cầu cạn có địa hình phức tạp không đo đạc trực tiếp

được.


1.3.2.2 - Dụng cụ đo:
* Thước thép hoặc thước có độ chính xác tương đương.
* Máy kinh vĩ có độ chính xác cao.
* Máy thủy bình
* Xà lan.
* Phao định vị.


1.3.2.3 - Cơ sở của phương pháp đo gián tiếp:
* Dùng mạng lưới tam giác đạc để xác định vị trí tim mố trụ cầu. Dựa
vào các hệ thức lượng trong tam giác ta xác định được các yếu tố
chưa biết trên giấy rồi sử dụng máy kinh vĩ đo đạc ngoài thực địa.


* Tam giác đạc ABC có A và B nằm ở tim cầu. Điểm B là điểm cần
tìm nằm ở giữa sông. Khoảng AB đã biết, góc β do người đo quyết
định. Đoạn AC nằm ở trên bờ và có chiều dài do người đo quyết
định, AC gọi là cơ tuyến.


* Yêu cầu để đảm bảo độ chính xác :
+) Cơ tuyến phải nằm ở vị trí tương đối bằng phẳng, độ
dốc không quá 1%.
+) Chiều dài cơ tuyến ≥ một nửa chiều dài đoạn đo.
+) Các góc phải đảm bảo 300≤ α ≤ 1200, 300≤ β ≤ 1500.
+) Có ít nhất một điểm trong tam giác nằm ở tim cầu
+) Tại mỗi điểm của tam giác phải quan sát được các

điểm kia bằng máy kinh vĩ.
+) Chiều dài đường ngắm
không được vượt quá chiều
dài cho phép của máy kinh
vĩ.


1.3.2.4 - Trình tự thực hiện phương pháp:
* Công tác cao đạc tương tự như phương pháp đo đạc
trực tiếp.
* Công tác định vị tim mố trụ cầu:
+) Các trạm đo có thể đặt ở một bên, hoặc hai bên bờ
sông hay cả trên bãi bồi của sông.
+) Nếu chiều dài cầu ≤ 200m thì có thể đo bằng một cơ tuyến,
nếu chiều dài cầu lớn hơn thì ít nhất phải đo bằng hai cơ tuyến.


×