BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
VŨ XUÂN NAM
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRI THỨC
DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC NÂNG CAO LỢI
THẾ CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ
NHỎ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Hệ thống thông tin quản lý
Mã số
: 62340405
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH
TẾ
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
TS. TRƯƠNG VĂN
TÚ TS. TÔN QUỐC
BÌNH
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày
Xác nhận của người hướng dẫn khoa học
tháng
Nghiên cứu sinh
năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể Lãnh đạo và các thầy cô giáo, cán bộ
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô Khoa Tin học Kinh tế và Viện
Đào tạo Sau Đại học, đặc biệt tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.
Trương Văn Tú và TS. Tôn Quốc Bình đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ
để tác giả hoàn thành luận án này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tập thể lãnh đạo, cán bộ nhân viên,
các chuyên gia của các doanh nghiệp được khảo sát dữ liệu đã tham gia trả lời phỏng
vấn, trả lời phiếu điều tra, cung cấp thông tin bổ ích cũng như tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình thử nghiệm hệ thống để tác giả hoàn thành bản luận án này.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và người thân, các cộng
sự, đồng nghiệp, bạn bè, đã hết sức ủng hộ, tạo điều kiện và thường xuyên động viên,
khích lệ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận án
Tiến sĩ này.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 QUẢN LÝ TRI THỨC VỚI VẤN ĐỀ TẠO DỰNG LỢI THẾ
CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM...........14
1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.............................................................................14
1.2. Lợi thế cạnh tranh..........................................................................................................16
1.2.1. Khái quát về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp............................................17
1.2.2. Các năng lực trong doanh nghiệp ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh................20
1.3. Quản lý tri thức trong doanh nghiệp............................................................................23
1.3.1. Khái niệm tri thức............................................................................................ 23
1.3.2. Phân loại tri thức..............................................................................................25
1.3.3. Tri thức doanh nghiệp...................................................................................... 28
1.3.4. Quản lý tri thức trong doanh nghiệp.................................................................29
1.4. Vai trò của quản lý tri thức trong tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ........................................................................................................................33
CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRI THỨC TRONG DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM....................................................................................36
2.1. Các trường phái nghiên cứu và thực trạng hệ thống quản lý tri thức trong
DNVVN tại Việt Nam.....................................................................................................36
2.1.1. Các trường phái nghiên cứu về Hệ thống quản lý tri thức................................ 36
2.1.2. Hệ thống quản lý tri thức trong doanh nghiệp vừa và nhỏ............................... 47
2.1.3. Cấp độ phát triển của hệ thống quản lý tri thức trong DNVVN Việt Nam.......52
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống quản lýtri thức trong DNVVN tại Việt
Nam...................................................................................................................................55
2.2.1. Mô hình nghiên cứu về hệ thống quản lý tri thức doanh nghiệp......................55
2.2.2. Kiểm định các thang đo cho các biến bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha.....59
2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA......................................................................63
2.2.4. Phân tích nhân tố khẳng định........................................................................... 70
2.2.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu........................................................................ 73
CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ KIẾN TRÚC TỔNG THỂ CHO HỆ THỐNG QUẢN
LÝ TRI THỨC TẠO LỢI THẾ CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP VỪA
VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM....................................................................................................80
3.1. Phương pháp thiết kế kiến trúc tổng thể...............................................................80
3.2. Xây dựng kiến trúc tổng thể cho Hệ thống quản lý tri thức...............................83
3.2.1. Các thành phần chủ yếu của kiến trúc hệ thống............................................... 84
3.2.2. Quy trình nghiệp vụ của hệ thống quản lý tri thức doanhnghiệp...................... 84
3.2.3. Kiến trúc nghiệp vụ..........................................................................................86
3.2.4. Kiến trúc dữ liệu.............................................................................................. 87
3.2.5. Kiến trúc ứng dụng...........................................................................................88
3.2.6. Kiến trúc công nghệ thông tin tổng thể.............................................................90
3.2.7. Kiến trúc công nghệ thông tin chi tiết...............................................................91
3.3. Thực nghiệm xây dựng hệ thống quản lý tri thức dựa trên nền ERP..............92
CHƯƠNG 4 MÔ HÌNH HỆ THỐNG QUẢN LÝ TRI THỨC TẠO LỢI THẾ
CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM..............96
4.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................96
4.2. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................................97
4.3. Mô hình nghiên cứu.................................................................................................98
4.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................101
4.5. Kết quả kiểm định mô hình..................................................................................103
4.4.1. Đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha..............104
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá............................................................................107
4.4.3. Phân tích nhân tố khẳng định..........................................................................110
4.4.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình và giá trị phân biệt.................................112
KẾT LUẬN.......................................................................................................................115
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ118
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................119
PHỤ LỤC.......................................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT
KÝ HIỆU
DIỄN GIẢI
1.
BA
Môi trường chuyển đổi tri thức
2.
CA
Competive Advantage
3.
CNTT
Công nghệ thông tin
4.
DNVVN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
5.
EA
Enterprise Architect
6.
HTQLTT
Hệ thống quản lý tri thức
7.
HTTT
Hệ thống thông tin
8.
HTTTQL
Hệ thống thông tin quản lý
9.
IS
Information system
10.
KC
Culture Company
11.
KM
Knowledge management
12.
KMP
Knowledge management process
13.
KMS
Knowledge management system
14.
LTCT
Lợi thế cạnh tranh
15.
NLCT
Năng lực cạnh tranh
16.
OI
Organization Intrustment
17.
OL
Organization Learning
18.
QLTT
Quản lý tri thức
19.
SECI
Quy trình chuyển đổi tri thức
20.
SL
Strategy leader
21.
TAM
Mô hình chấp nhận công nghệ
22.
TI
Technology
23.
TPB
Lý thuyết hành vi hoạchđịnh
24.
TRA
Thuyết hành động hợp lý
25.
TTF
Mô hình phù hợp nhiệm vụ - công nghệ
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Bảng:
Bảng 1.1. Tiêu chí doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam..................................
Bảng 1.2. Phân loại tri thức ẩn và tri thức hiện.................................................
Bảng 2.1. Cấp độ phát triển của Hệ thống quản lý tri thức
trong doanh nghiệp.............................................................................................
Bảng 2.2. Mô tả mẫu khảo sát............................................................................
Bảng 2.3. Cronbach’sAlpha các thang đo của biến Hệ thống
quản lý tri thức...................................................................................................
Bảng 2.4. Cronbach’sAlpha thang đo của biến Quy trình
quản lý tri thức...................................................................................................
Bảng 2.5. Cronbach’sAlpha của các biến thang đo Chiến
lược lãnh đạo......................................................................................................
Bảng 2.6. Cronbach’sAlpha của các biến thang đo Cơ cấu tổ
chức....................................................................................................................
Bảng 2.7. Cronbach’sAlpha của các biến thang đo Cơ sở hạ
tầng công nghệ...................................................................................................
Bảng 2.8. Cronbach’sAlpha của các biến thang đo Tổ chức
học tập................................................................................................................
Bảng 2.9. Cronbach’sAlpha của các biến thang đo Văn hóa tổ
chức....................................................................................................................
Bảng 2.10. Các thang đo độc lập được dùng trong phân tích
nhân tố (EFA).....................................................................................................
Bảng 2.11. Kiểm định KMO và Bartlett’s đối với biến độc
lập.......................................................................................................................
Bảng 2.12. Bảng tổng phương sai được giải thích.............................................
Bảng 2.13. Ma trận xoay các biến độc lập (EFA)..............................................
Bảng 2.14. Các thang đo phụ thuộc được sử dụng trong phân
tích nhân tố EFA.................................................................................................
Bảng 2.15. Kiểm định KMO và Bartlett’s đối với biến phụ
thuộc...................................................................................................................
Bảng 2.16. Bảng tổng phương sai được giải thích.............................................
Bảng 2.17. Ma trận xoay các thang đo phụ thuộc (EFA)...................................
Bảng 2.18. Ma trận xoay các thang đo độc lập (CFA).......................................
Bảng 2.19. Hiệp phương sai của mô hình nghiên cứu chưa
chuẩn hóa...........................................................................................................
Bảng 2.20. Hiệp phương sai của mô hình nghiên cứu chuẩn
hóa......................................................................................................................
Bảng 2.21. Kết quả ước lượng tham số và kiểm định giả
thuyết mô hình nghiên cứu. 77 Bảng 3.1. So sánh các
phươ
thang đo của biến Hệ thống quản lý tri thức 104 Bảng 4.3.
ng
Hệ số Cronbach’sAlpha với thang đo của biến Quá trình ra
pháp
quyết định...........................................................................................................
xây
Bảng 4.4. Hệ số Cronbach’sAlpha các thang đo của biến
Năng lực đổi mới...............................................................................................
dựng
khun
g
Bảng 4.5. Hệ số Cronbach’sAlpha các thang đo của biến Khả
năng học tập.......................................................................................................
kiến
trúc
tổng
thể
..........................................................................................................................................
Bảng
3.2.
So
sánh
vòng
đời
phát
triển
hệ
thống
..........................................................................................................................................
Bảng
4.1.
Mô tả
đối
tượng
khảo
sát dữ
liệu
........................................................................................................................................
Bảng
4.2.
Hệ
số
Cron
bach’
sAlp
ha
với
Bảng 4.6. Hệ số Cronbach’sAlpha các thang đo của biến Lợi thế cạnh tranh..............106
Bảng 4.7. Hệ số Cronbach Alpha của các biến.............................................................107
Bảng 4.8. Hệ số KMO....................................................................................................107
Bảng 4.9. Tổng hợp phương sai trích............................................................................108
Bảng 4.10: Ma trận thành phần......................................................................................109
Bảng 4.11: Ma trận xoay các thang đo độc lập (CFA)..................................................110
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng tham số và kiểm định giả thuyết mô hình nghiên cứu....113
Hình:
Hình 1. Mô hình nghiên cứu..............................................................................................9
Hình 1.1. Cơ cấu các doanh nghiệp phân theo quy mô vốn...........................................16
Hình 1.2. Cơ cấu các doanh nghiệp phân theo số lượng lao động..................................16
Hình 1.3. Mô hình năm lực lượng cạnh tranh..................................................................20
Hình 1.4. Các vấn đề liên quan tới quản lý tri thức.........................................................30
Hình 1.5. Mô hình quy trình chuyển đổi tri thức của Nonaka.........................................32
Hình 2.1: Mô hình năm giai đoạn của quá trình khuếch tán...........................................38
Hình 2.2. Mô hình TRA...................................................................................................40
Hình 2.3. Mô hình TAM..................................................................................................41
Hình 2.4. Mô hình TPB....................................................................................................42
Hình 2.6. Mô hình thành công.........................................................................................46
Hình 2.7. Sơ đồ tỷ trọng cấp độ phát triển hệ thống quản lý tri thức trong các DNVVN
ở Việt Nam.......................................................................................................................54
Hình 2.8. Mô hình KMS..................................................................................................57
Hình 2.10. Mô hình nghiên cứu khi chưa chuẩn hóa.......................................................73
Hình 2.11. Mô hình nghiên cứu đã chuẩn hóa.................................................................75
Hình 3.1. Lịch sử ra đời các Khung kiến trúc..................................................................81
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình nghiệp vụ của hệ thống quản lý trithức doanh nghiệp..........84
Hình 3.3. Đặc tả chi tiết quy trình nghiệp vụ của hệ thống quảnlý tri thức doanhnghiệp. 85
Hình 3.4. Khung kiến trúc nghiệp vụ của hệ thống quản lý tri thức doanh nghiệp........86
Hình 3.5. Kiến trúc dữ liệu..............................................................................................87
Hình 3.6. Kiến trúc lớp ứng dụng....................................................................................88
Hình 3.7. Phân hệ kiến trúc ứng dụng.............................................................................89
Hình 3.8. Kiến trúc công nghệ thông tin tổng thể...........................................................90
Hình 3.9. Kiến trúc công nghệ thông tin chi tiết.............................................................92
Hình 3.10. Giao diện chính của hệ thống........................................................................93
Hình 3.11. Các Mô đun hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.......................................94
Hình 3.12. Mô đun Chia sẻ tri thức trong doanh nghiệp.................................................94
Hình 4.1. Mô hình KMS tới CA....................................................................................101
Hình 4.2. Kết quả CFA của các biến Lợi thế cạnh tranh...............................................111
Hình 4.3. Mô hình ảnh hưởng KMS tới CA..................................................................112
1
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về luận án
Luận án tập trung nghiên cứu về hệ
thống quản lý tri thức với vai trò kiến tạo lợi
thế cạnh tranh cho DNVVN ở Việt Nam. Để
giải quyết vấn đề này, tác giả đã tiến hành
nghiên cứu từng bước, từng nội dung chi tiết về
các vấn đề liên quan. Đầu tiên, tác giả nghiên
cứu về quản lý tri thức trong DNVVN, xác định
vai trò của quản lý tri thức với vấn đề tạo dựng
lợi thế cạnh tranh. Tiếp theo, luận án trình bày
về tổng quan hệ thống quản lý tri thức, xác định
các cấp độ phát triển và mô hình hệ thống quản
lý tri thức trong DNVVNtại Việt Nam. Về
khía cạnh công nghệ thông tin, tác giả xây
dựng kiến trúc tổng thể cho hệ thống quản lý tri
thức để giúp các nhà quản lý cũng như lập trình
viên có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về
chức năng, hoạt động của hệ thống. Phần cuối
cùng của luận án, tác giả đề xuất và kiểm định
mô hình ảnh hưởng của hệ thống quản lý tri
thức tới lợi thế cạnh tranh trong DNVVN tại Việt
Nam.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, cùng với tầm
quan trọng và sự phát triển của doanh nghiệp,
tri thức ngày càng trở nên quan trọng cho sự
phát triển bền vững của một doanh nghiệp
cũng như của một quốc gia. Tri thức được xem
là những thông tin có ý nghĩa và hữu ích trong
mỗi nhân viên, trong các dữ liệu tác nghiệp,
hoạt động đã và đang diễn ra, trong các chính
sách hoặc quy trình tác nghiệp… của mỗi doanh
nghiệp.
Trong một doanh nghiệp thì mục tiêu
chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên
cơ sở cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động
cạnh tranh như là cuộc đua giữa những nhà
sản xuất hàng hoá, dịch vụ,
các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường, chi phối
quan hệ cung cầuhướng tới mục
tiêu dành các điều kiện sản
xuất, tiêu thụ có lợi nhất cho thị
trường.
“Lợi thế cạnh tranh là giá
trị mà doanh nghiệp mang đến
cho khách hàng, giá trị đó vượt
quá chi phí dùng để tạo ra nó”
(Micheal Porter, 1985). Khi
doanh nghiệp có những thứ mà
các đối thủ khác không có,
nghĩa là doanh nghiệp hoạt
động tốt hơn đối thủ, hoặc làm
được những việc mà các đối
thủ khác không thể hoặc khó
có thể làm được thì doanh
nghiệp có được lợi thế cạnh
tranh. Lợi thế cạnh tranh là một
nhân tố quan trọng, thiết yếu để
doanh nghiệp tồn tại lâu dài và
hướng tới thành công. Chính vì
thế, các doanh nghiệp luôn phát
huy mọi khả năng nhằm nâng
cao lợi thế cạnh tranh, mặc dù
việc này thường bị các đối thủ
cạnh tranh gây trở ngại hay bắt
chước (Micheal Porter, 1985).
1
2
Các ưu thế mà doanh nghiệp xây dựng, vận dụng cho cạnh tranh được gọi là lợi
thế canh tranh. Nhờ có LTCT được thể hiện bởi các đặc điểm hay các biến số của sản
phẩm, nhãn hiệu mà doanh nghiệp tạo ra một số ưu điểm vượt trội hơn so với những
đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nếu tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp cao hơn tỷ lệ bình
quân trong ngành thì doanh nghiệp đó có thể coi là có lợi thế cạnh tranh. Doanh
nghiệp có LTCT bền vững nếu doanh nghiệp có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong
khoảng thời gian dài. Hai nhân tố cơ bản biểu thị lợi thế cạnh tranh là lượng giá trị mà
khách hàng cảm nhận về hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp và chi phí sản xuất
của nó. Như vậy, các nhân tố tạo nên LTCT là hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng.
Tri thức được xem là một trong những yếu tố góp phần tạo nên thành công cho
doanh nghiệp và quản lý tri thức trở thành một trong những chiến lược cạnh tranh hiệu
quả nhất (Nonaka et.al, 2011).
Sự ra đời của Quản lý tri thức được áp dụng trước hết là cho các doanh
nghiệp sản xuất và ngày nay mới bắt đầu phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ, chủ yếu
là trong các dịch vụ chuyên nghiệp như dịch vụ tư vấn (Hansen, Nohria, & Tierney,
1999; Sarvary, 1999).
Hệ thống quản lý tri thức gồm nhiều thành phần: hệ điều hành, HTTT, hệ thống
quyết định,... Khác với quản lý dữ liệu hay quản lý thông tin, quản lý tri thức được
hiểu là một quá trình kiến tạo, chia sẻ, khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài sản tri
thức trong một doanh nghiệp nhằm nâng cao tính hiệu quả, sự sáng tạo, đổi mới và khả
năng phản hồi nhanh chóng của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh
với các doanh nghiệp khác dựa trên tri thức của mình và khả năng biến các tri thức đó
thành giá trị thông qua sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy, quản lý tri thức mang tầm
quan trọng, trở thành nhân tố quyết định thành bại của mỗi doanh nghiệp (A.Taylor,
H.Wright, 2006).
Mặc dù nhiều công trình trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã luận giải và
chứng minh được vai trò, mức độ ảnh hưởng của quản lý tri thức trong doanh nghiệp
nhưng các công trình nghiên cứu vẫn chưa thực sự trả lời được các vấn đề:
Thứ nhất, trong mô hình SECI, Nonaka 2011 đề cập tới quá trình chuyển đổi tri
thức từ tri thức ngầm sang tri thức hiện. Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh là các
doanh nghiệp cụ thể, quá trình chuyển đổi này chịu ảnh hưởng ra sao bởi tác động của
các hệ thống quản lý tri thức. Hệ thống quản lý tri thức sẽ ảnh hưởng như thế nào tới
hành vi chia sẻ tri thức, khả năng học tập của các cán bộ, nhân viên trong doanh
nghiệp vẫn là vấn đề chưa được giải đáp thỏa đáng.
Thứ hai, trong khi các nhà nghiên cứu quan tâm tới việc xây dựng mô hình
quản lý tri thức trong các doanh nghiệp cụ thể (Duska Rosenberg và Keith Devlin,
2007) thì vẫn chưa đề cập, minh chứng đầy đủ tới các giải pháp để tạo động lực, khơi
nguồn ý tưởng, chia sẻ kinh nghiệm làm việc giữa các cán bộ, nhân viên trong doanh
nghiệp. Các nghiên cứu chưa xét một cách tổng thể các tác động từ hệ thống quản lý
tri thức tới khả năng học tập của tổ chức, tới quá trình ra quyết định cũng như năng lực
cải tiến của tổ chức dẫn đến việc chưa đề cập và đánh giá hết các nhân tố tác động tới
LTCT.
Thứ ba, hầu hết các nghiên cứu về quản lý tri thức đã được tiến hành trong các
tổ chức lớn trong nước phát triển, nơi mà các doanh nghiệp thường là do các nhà quản
lý giáo dục tốt, hoạt động với các chiến lược dài hạn. Mặt khác, một số nghiên cứu
trong nước mới đề cập tới mô hình duy trì tri thức chứ chưa là quản lý tri thức; phạm
vi các nghiên cứu này cũng dừng ở DNVVN tại Việt Nam, nơi mà hầu hết không có hệ
thống tổ chức minh bạch, khả năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý kinh doanh, hoạt động
trong nền kinh tế chuyển đổi, và chủ yếu tập trung vào các mục đích ngắn hạn. Tuy
nhiên, nếu đặt trong bối cảnh các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển sẽ cần có
giải pháp quản lý tri thức như thế nào. Các doanh nghiệp có hoạt động quản lý tốt với
các chiến lược dài hạn sẽ cần quản lý tri thức ra sao trong bối cảnh văn hóa, xã hội ở
các nước đang phát triển, nơi mà người lao động chưa được trang bị đầy đủ các kỹ
năng mềm, tư duy, cách làm việc theo quy trình hiện đại.
Xuất phát từ hình hình thực tế trên, tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu hệ thống
quản lý tri thức doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam” nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại kể trên.
3.Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính: Xây dựng mô hình đánh giá tác động của hệ thống quản lý tri
thức trong DNVVN tới LTCT.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được mô hình và cấp độ phát triển của hệ thống quản lý tri thức trong
DNVVN tại Việt Nam.
- Xây dựng kiến trúc tổng thể cho hệ thống quản lý tri thức trong doanh nghiệp
- Xây dựng mô hình ảnh hưởng của hệ thống quản lý tri thức tới LTCT trong
DNVVN.
Để phát triển được hệ thống này, đề tài cần giải quyết các vấn đề sau:
Câu hỏi quản lý
- Giải pháp nâng cao sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp?
- Cách thức tổ chức hệ thống quản lý tri thức doanh nghiệp để tạo dựng LTCT trong
việc rút ngắn thời gian ra đời sản phẩm mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
giá thành,..?
Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ thống quản lý tri thức doanh nghiệp?
- Tác động của hệ thống quản lý tri thức doanh nghiệp tới LTCT?
- Những tác động cụ thể nào của nhà quản lý để cài đặt và quản lý tri thức. Các nhân tố
con người, xã hội, khoa học kỹ thuật… ảnh hưởng như thế nào tới quá trình quản lý
tri thức trong doanh nghiệp?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quản lý tri thức để tạo ra LTCT cho DNVVN ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Luận án nghiên cứu về các DNVVN ở
Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: các dữ liệu được thu thập tập trung vào các
năm 2015, 2016.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng, yếu tố cấu
thành cũng như ảnh hưởng của hệ thống quản lý tri thức tới LTCT trong doanh nghiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Thiết kế nghiên cứu
Để thiết kế, đánh giá mô hình phát triển hệ thống quản lý tri thức nhằm tạo
LTCT trong doanh nghiệp, nghiên cứu sinh xây dựng Thiết kế nghiên cứu như sau:
- Thiết kế tổng thể (định tính-phỏng vấn, định lượng, hay kết hợp)
Nghiên cứu sinh lựa chọn ngẫu nhiên các doanh nghiệp trong cả nước, gồm các
loại hình: nhà nước, tư nhân, liên doanh, vốn đầu tư nước ngoài… và tiến hành khảo
sát trên 02 phương pháp: phỏng vấn trực tiếp và sử dụng phiếu điều tra.
Thiết kế nghiên cứu bao gồm:
• Các cuộc phỏng vấn trực tiếp với nội dung phỏng vấn là bảng hỏi đã được thiết kế
trước. Kết quả được điền chi tiết vào phiếu điều tra và là chìa khóa cung cấp thông
tin quan trọng cho công trình nghiên cứu.
• Người được phỏng vấn: lãnh đạo, nhân viên và đối tác của các doanh nghiệp Kết quả
từ phiếu điều tra sẽ được sử dụng để bổ sung cho nghiên cứu tài liệu
của nghiên cứu sinh trong việc quản lý tri thức.
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp điều tra để kiểm định việc xác định các
nguyên nhân đích thực của vấn đề quản lý tri thức trong doanh nghiệp, đánh giá hiệu
quả của mô hình giải pháp được đưa ra. Qua đó, tiếp tục áp dụng phương pháp tiếp cận
hệ thống (System Appoach) để xem xét vai trò, vị trí của quản lý tri thức như là một
nhân tố cấu thành của quản trị doanh nghiệp hiện đại. Tìm ra sự bất cập của quản lý tri
thức trong doanh nghiệp hiện nay, phân tích để tìm ra nguyên nhân và giải pháp qua
đó lựa chọn giải pháp tối ưu và tiến hành cài đặt xây dựng hệ thống quản lý tri thức và
đánh giá hiệu quả của hệ thống này.
- Mẫu nghiên cứu
Mẫu doanh nghiệp được chú ý là các DNVVN, có thương hiệu được nhiều
người biết đến. Cụ thể nội dung điều tra, khảo sát là một bảng câu hỏi bao gồm các ý
kiến, báo cáo liên quan đến khởi tạo và chia sẻ tri thức giữa các nhân viên trong doanh
nghiệp và việc quản lý, điều hành doanh nghiệp kết hợp các kinh nghiệm làm việc với
cải thiện hiệu suất, cung cấp thông tin và quản lý sự thay đổi.
5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp: nghiên cứu sinh đã trực tiếp
phỏng vấn các nhân viên, lãnh đạo và đối tác của các doanh nghiệp trong phạm vi địa
lý cho phép.
+ Sử dụng phiếu điều tra: xây dựng bảng các câu hỏi để khảo sát về mô hình
nghiên cứu đã đề xuất. Trong trường hợp phạm vi địa lý quá xa không cho phép tiếp
cận trực tiếp, nghiên cứu sinh dự định đã sử dụng công cụ điều tra trực tuyến để thu
thập dữ liệu.
Dữ liệu thu thập sẽ được phân tích để đi đến kết luận về các nhân tố ảnh hưởng
tới quá trình quản lý tri thức cũng như xác định các thành phần trong hệ thống quản lý
tri thức cần phải có.
- Các biến và thước đo (nếu dùng mô hình định lượng). Nếu chỉ là nghiên cứu
định tính thì có thể mô tả các thông tin là biểu hiện của các nhân tố.
5.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM- Structural Equation
Modelling) để kiểm định các ước lượng, phân tích nhân tố khám phá và sự phù hợp
của mô hình nghiên cứu:
+ Giai đoạn đầu tiên liên quan đến việc đánh giá, lựa chọn các câu hỏi phỏng
vấn, điều tra để thu được dữ liệu cuối cùng dùng cho phân tích này. Sử dụng định
lượng sơ bộ trên tập mẫu thử, bước đầu kiểm tra tương quan giữa các biến, tương quan
biến tổng, kiểm định Cronbach’s Alpha, kiểm định nhân tố khám phá(EFA),… qua đó
xác định được mô hình với các thang đo chính thức.
+ Sử dụng phương pháp SEM để kiểm tra độ thích hợp mô hình, trọng số CFA,
độ tin cậy tổng hợp, đơn hướng, giá trị hội tụ và phân biệt,…đánh giá mức độ ảnh
hưởng, độ tương quan của các nhân tố độc lập với nhau cũng như đối với nhân tố phụ
thuộc từ đó rút ra được mô hình nghiên cứu phù hợp nhất.
5.4 Phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống
Luận án sử dụng mô hình kiến trúc tổng thể Enterprise Architect- EA là cách tiếp
cận giúp cả nhà quản lý và lập trình viên cùng hiểu được sự vận hành của hệ thống để
dựng lên bức tranh toàn cảnh về hệ thống quản lý tri thức trong doanh nghiệp.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các nghiên cứu về hệ thống quản lý tri thức được tiếp cận trên cơ sở bốn hoạt
động chính để chuyển từ tri thức ẩn thành tri thức hiện trong doanh nghiệp: tiếp thu
(Internalization), xã hội hóa (Socialization), ngoại hóa (Externalization), kết hợp
(Combination) (Nonaka et all, 1991, 2011). Nhiều mô hình hệ thống quản lý tri thức
được xây dựng trên cơ sở chín trường phái lý thuyết sau:
- Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (Rogers, 1995);
- Lý thuyết về hành động hợp lý (Ajzen & Fishbein, 1980);
- Các mô hình chấp nhận công nghệ(Davis, 1989);
- Lý thuyết hành vi hoạch định (Taylor và Todd, 1995);
- Lý thuyết nhiệm vụ-công nghệ phù hợp (Goodhue, Minnesota & Thompson, 1995);
- Lý thuyết về vốn xã hội (Putnam, 1993);
- Các lý thuyết nhận thức xã hội (Bandura, 1986);
- Mô hình HTTT thành công (DeLone và McLean, 1992, 2003)
- Các mô hình HTTT (Bhattacherjee, 2001; Premkumar, 2004).
Những mô hình này chủ yếu tiếp cận trên cơ sở là xem xét mối quan hệ của các
biến giả định, dẫn đến kết quả nghiên cứu.
Nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực HTTT đề cao hiệu quả của các hệ thống
quản lý tri thức (KMS) như là sự đổi mới tiên tiến nhất trong tương lai. Ví dụ các cuốn
sách và bài báo của các tác giả như Davenport và Prusak (1998), Johnson (1998), Zack
(1999) và Alavi (2001) nhấn mạnh vào tầm quan trọng liên quan đến phát triển KMS
trong tổ chức nhằm tạo ra và duy trì LTCT trong một môi trường kinh doanh liên tục
thay đổi và năng động.
LTCT là kết quả của những quyết định tối ưu được tạo ra thông qua việc ứng
dụng tri thức và kỹ năng. Trong nghiên cứu của mình vào năm 2007, De Robillard đã
đề xuất mô hình giải thích cách thức mà thông tin, tri thức, kỹ năng được sử dụng để
tạo ra LTCT. Những quyết định tối ưu được sử dụng hàng ngày dựa trên việc áp dụng
tri thức ngầm và hiện có sẵn trong doanh nghiệp. Tri thức ngầm được hiểu như sự hiểu
biết của mỗi cá nhân, tập thể, khi áp dụng vào LTCT sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng
được những lợi thế mà đối thủ khó có thể sao chép được. Tri thức ngầm là một nhân tố
thành công quan trọng để đảm bảo LTCT (Van Beek, 2008).
Một nghiên cứu khác của Johannessen & Olsen (2003), cho rằng: có một sự
tương quan giữa mức độ quản lý tri thức, khả năng học tập của tổ chức với mức độ
LTCT. Quản lý tri thức đã dẫn đến việc cải thiện hoạt động trong dịch vụ khách hàng,
phát triển sản phẩm, giáo dục, đào tạo và quản lý sáng chế.
Trong các nghiên cứu của Porter (1985), Barney (1991), and Teece et al (1997)
cũng đã chỉ ra rằng các HTTT, hệ thống quản lý tri thức đặc biệt, phục vụ cho sự phát
triển của các LTCT. Trong khi hệ thống quản trị thông tin và tri thức đơn độc không
thể có các chất lượng cần thiết để cung cấp cho các doanh nghiệp LTCT bền vững. Sự
kết hợp của hệ thống quản lý tri thức với các nguồn lực doanh nghiệp và năng lực cốt
lõi là chìa khóa cho sự phát triển và duy trì LTCT bền vững thông qua cải tiến sản
phẩm và quá trình. Trong vị trí đó, hệ thống quản lý tri thức nắm một vai trò quan
trọng trong việc chuyển từ khả năng học hỏi và năng lực cốt lõi sang LTCT và LTCT
bền vững, bằng cách cho phép và khôi phục lại quá trình học hỏi và phát triển nguồn lực.
Tại Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu về quản lý tri thức của
các tác giả: Đoàn Quang Minh (2012) với Luận án tiến sĩ “Duy trì tri thức tại doanh
nghiêp vừa và nhỏ ở Việt Nam: mô hình và quy trình”; Nguyễn Thị Nguyệt Quế
(2010) nghiên cứu về đề tài“Năng lực quản lý tri thức và LTCT: Một nghiên cứu tại
các doanh nghiệp Việt Nam”, Phạm Thị Bích Ngọc (2008) nghiên cứu quá trình
chuyển đổi tri thức trong tổ chức tại các doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt
Nam; Một vài tác giả khác nghiên cứu về quản lý tri thức trong doanh nghiệp Việt
Nam như: Nguyễn Hữu Lam (2003), Hoàng Việt Hà (2001), Nguyễn Ngọc Thắng
(2011). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam mới chỉ tập trung các khía
cạnh quản lý, chia sẻ, duy trì tri thức trong môi trường doanh nghiệp chứ chưa đề cập
tới hệ thống quản lý tri thức. Các nghiên cứu cũng chưa chỉ rõ vai trò của hệ thống
quản lý tri thức trong việc nâng cao LTCT cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về Hệ thống quản lý tri thức và LTCT trong
doanh nghiệp, luận án đi sâu tìm hiểu về các mô hình và nghiên cứu chính dưới đây:
- Mô hình SECI do Nonaka đề xuất quy trình chuyển từ tri thức ẩn sang tri thức
hiện thông qua các bước: Xã hội hóa (Socialization), Ngoại hóa (Externalization), Kết
hợp (Combination) và Nội nhập (Internalization).
- Mô hình chia sẻ tri thức do A.Taylor, H.Wright đề xuất năm 2006 chỉ ra các nhân tố
ảnh hưởng tới hiệu quả tri thức gồm: Xu hướng quản lý, Chiến lược phát triển và Hạ
tầng công nghệ thông tin và truyền thông của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Lamont Bruce và cộng sự vào năm 2003 nhấn mạnh vào vai trò và
hiệu quả của hệ thống quản lý tri thức. Nghiên cứu chỉ rõ, các doanh nghiệp cần
thường xuyên xây dựng lại các năng lực nội bộ, các nguồn lực để duy trì LTCT theo
thời gian. Hệ thống quản lý tri thức tác động mạnh tới hai nhân tố này, qua đó tác động
tới LTCT của doanh nghiệp.
- Belbaly Nassim vào năm 2010 chỉ ra hệ thống quản lý tri thức ảnh hưởng đến LTCT
thông qua việc ra quyết định và khả năng học tập của tổ chức.
Còn một số tồn tại, các nghiên cứu kể trên mới chỉ xét tới từng khía cạnh riêng
của tác động từ hệ thống quản lý tri thức tới LTCT. Trong trường hợp kết hợp các
nhân tố phụ thuộc thì mức độ ảnh hưởng đó sẽ như thế nào? Nếu doanh nghiệp thiếu đi
các nhân tố đó thì sẽ ảnh hưởng ra sao? Làm cách nào để phát huy kiến thức, năng lực
của mỗi nhân viên; khuyến khích, đưa việc chia sẻ tri thức trở thành trách nhiệm,
nghĩa vụ và kèm theo là quyền lợi của mỗi nhân viên trong doanh nghiêp? Nhằm trả
lời các câu hỏi này, nghiên cứu sinh kết hợp tất cả các nhân tố Khả năng học tập của tổ
chức, Quá trình ra quyết định, Năng lực cải tiến của doanh nghiệp và đề xuất mô hình
xác định mức độ ảnh hưởng của hệ thống quản lý tri thức tới LTCT trong doanh
nghiệp như sau:
Quá trình ra quyết định
-Khai thác tri thức ẩn
-Khai thác tri thức hiện
-Khai thác tri thức văn hóa
Hệ thống quản lý tri thức
-Độ tin cậy
-Tính linh hoạt
-Hội nhập
-Tiếp cận
-Kịp thời
Sáng tạo
Thu nhận
Tổ chức
Phổ biến
Lợi thế cạnh tranh
Chấtlượngsản phẩm
Vị thế thị trường
Đa dạng hóa sản phẩm
Khó bắt chước
Thủ tục hành chính
Đổi mới quy trình
Đổi mới sản phẩm
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Theo mô hình nghiên cứu đã đề xuất, tác giả tập trung vào các biến:
- Hệ thống quản lý tri thức
- Khả năng học tập của tổ chức
- Quá trình ra quyết định
- Năng lực cải tiến
Trong đó các nhân tố sẽ được khảo sát thông qua một số biểu hiện:
- Đối với biến số Hệ thống quản lý tri thức:
Hệ thống quản lý tri thức trong doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở một hệ
thống tổng quan nhưng được đánh giá qua các tiêu chí: Độ tin cậy, Tính linh hoạt, Hội
nhập, Tiếp cận, Kịp thời
21
- Khả năng học tập của tổ chức:
Tổ chức học tập là việc sử dụng lại các kiến thức của các cá nhân và các nhóm
người sẵn sàng để áp dụng nó trong công việc của họ bằng cách ra quyết định và ảnh
hưởng đến những người khác để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng đối với các tổ chức.
Khả năng tổ chức học tập bao gồm bốn quá trình: Thu thập tri thức, sáng tạo tri thức,
tổ chức tri thức và phổ biến tri thức.
- Quá trình ra quyết định:
Trong quá trình ra quyết định, người ra quyết định kết hợp các loại kiến thức
khác nhau (cả kiến thức ngầm và kiến thức rõ ràng) có sẵn trong các hình thức khác
nhau trong tổ chức. Ra quyết định là quá trình tạo kết quả trong việc cải thiện kiến
thức về các vấn đề và tạo ra tri thức mới. Vì vậy, quá trình ra quyết định bắt đầu với
việc công nhận và chẩn đoán các vấn đề, tiếp theo là sự phát triển của các phương án
thông qua tìm kiếm giải pháp làm sẵn hoặc thiết kế những tùy chỉnh được thực hiện,
và kết thúc với việc đánh giá và lựa chọn một sự thay thế mà đã được ủy quyền hoặc
đã được phê duyệt. Trong nhiều tổ chức, các quyết định tốt nhất (phù hợp nhất) là các
quyết định được thực hiện từ việc lựa chọn, đánh giá và phát triển các lợi ích từ việc
trao đổi một lượng thông tin lớn.Vì vậy, việc quản lý hiệu quả tri thức tương ứng với
việc loại bỏ tình trạng quá tải thông tin bằng cách tổng hợp, phân loại, và tham chiếu
dữ liệu quan trọng. Trong thực tế, sự sụt giảm trong nỗ lực nhận thức cần thiết để xử lý
một lượng lớn thông tin cho phép người ra quyết định tập trung vào các yếu tố trung
tâm hơn và các vấn đề trong quá trình ra quyết định.
- Năng lực đổi mới:
Năng lực đổi mới được đo qua các thang đo về năng lực cải tiến sản phẩm, năng
lực cải tiến quy trình sản xuất, tác nghiệp trong tổ chức
- Lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế cạnh tranh được thể hiện thông qua các thang đo về Giá, Chất lượng,
Tốc độ đổi mới, Đa dạng hóa sản phẩm, Thủ tục hành chính, Liên minh, liên kết giữa
doanh nghiệp liên quan, thắt chặt quan hệ với các đối tác, đổi mới liên tục quá trình
kinh doanh.
7. Kết cấu của Luận án
Luận án được bố cục thành 04 chương:
- Chương 1: Quản lý tri thức với vấn đề tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho DNVVN
Trong chương 1, luận án trình bày tổng quan về quản lý tri thức với vấn đề tạo
dựng LTCT cho DNVVN tại Việt Nam. Phần đầu của chương trình bày thực trạng của
DNVVN Việt Nam. Tiếp theo, giới thiệu về LTCT và các năng lực trong doanh nghiệp
ảnh hưởng đến LTCT. Phần tiếp theo, giới thiệu tổng quan về tri thức, phân loại tri
thức và quản lý tri thức trong doanh nghiệp. Phần cuối cùng của chương trình bày các
phân tích, đánh giá để thấy được vai trò của quản lý tri thức trong việc tạo dựng LTCT
cho DNVVN.
- Chương 2: Hệ thống quản lý tri thức trong DNVVN ở Việt Nam
Chương 2 trình bày nghiên cứu từ tổng quan tới chi tiết về Hệ thống quản lý tri
thức trong DNVVN tại Việt Nam. Phần đầu của chương trình bày tổng quan các
trường phái nghiên cứu về hệ thống quản lý tri thức.Bên cạnh đó, tác giả đã khảo sát
hiện trạng và xác định được cấp độ phát triển của hệ thống quản lý tri thức trong
DNVVN ở Việt Nam. Cuối cùng, tác giả đề xuất và kiểm định mô hình các nhân tố
ảnh hưởng tới hệ thống quản lý tri thức trong DNVVN tại Việt Nam.
- Chương 3: Thiết kế kiến trúc tổng thể cho hệ thống quản lý tri thức cho
DNVVN ở Việt Nam.
Nội dung chương 3 trình bày về việc thiết kế kiến trúc tổng thể cho hệ thống
quản lý tri thức. Bắt đầu từ việc nghiên cứu về các phương pháp thiết kế kiến trúc tổng
thể cho HTTT nói chung, qua đó đánh giá, phân tích và lựa chọn phương pháp Togaf
để xây dựng kiến trúc tổng thể cho hệ thống quản lý tri thức cho DNVVN ở Việt Nam.
Phần tiếp theo của chương trình bày các kết quả của việc xây dựng kiến trúc từ tổng
thể tới chi tiết cho hệ thống quản lý tri thức. Cuối cùng là giới thiệu kết quả thực
nghiệm khi áp dụng kiến trúc tổng thể để xây dựng và triển khai hệ thống quản lý tri
thức tại doanh nghiệp cụ thể.
- Chương 4: Mô hình hệ thống quản lý tri thức tạo lợi thế cạnh tranh cho
DNVVN ở Việt Nam.
Trong chương 4, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu và kiểm định mức độ
ảnh hưởng từ hệ thống quản lý tri thức tới LTCT cho DNVVN ở Việt Nam. Các phần
nội dung được trình bày chi tiết từ thiết kế nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu tới kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu. Qua đó, tìm ra sự bất cập
của quản lý tri thức trong doanh nghiệp hiện nay, phân tích để tìm ra nguyên nhân và
giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu và tiến hành xây dựng, triển khai hệ thống quản lý
tri thức trong doanh nghiệp.
8.Những đóng góp mới của luận án
Về mặt học thuật, lý luận:
- Luận án đã làm rõ các khái niệm, tính chất và cấp độ phát triển hệ thống quản lý tri
thức doanh nghiệp. Qua điều tra thực tế, luận án đã xác định được các DNVVN ở Việt
Nam có hệ thống quản lý tri thức đạt cấp độ 2 là nhiều nhất (trên 6 mức từ 0 đến 5).
- Luận án kiểm định được các yếu tố tác động tích cực đến hệ thống quản lý tri thức
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án áp dụng khung kiến trúc TOGAF để đề xuất
được kiến trúc tổng thể hợp lý cho Hệ thống quản lý tri thức trong DNVVN ở Việt
Nam.
- Kiểm định được tác động từ hệ thống quản lý tri thức đến LTCT trong DNVVN ở Việt
nam.
Về mặt thực tiễn:
- Luận án đã đánh giá hiện trạng triển khai, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý tri
thức trong DNVVN tại Việt Nam.
- Xây dựng và thực nghiệm triển khai hệ thống quản lý tri thức tại DNVVN, cụ thể đã
triển khai thành công cho một số doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên. Sau một thời
gian sử dụng, doanh nghiệp đã nâng cao khả năng học tập, thuận tiện hơn trong quá
trình ra quyết định, đổi mới sản phẩm góp phần nâng cao LTCT.
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu:
- Từ nghiên cứu lý thuyết, kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án thành
công trong việc nghiên cứu hệ thống quản lý tri thức trong DNVVN tại Việt Nam:
- Luận án đã xác định và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, quản lý
và ứng dụng thành công thành công hệ thống quản lý tri thức. Các yếu tố này được
dùng làm tiền đề bảo đảm phát triển thành công hệ thống quản lý tri thức cho các
DNVVN.
- Kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng cho các nhà quản lý để hỗ trợ doanh
nghiệp xây dựng chiến lược nhằm tăng cường LTCT.
- Kết quả nghiên cứu của Luận án cũng mở ra một cách nhìn mới, một hướng mới
trong nghiên cứu về hệ thống quản lý tri thức tại môi trường doanh nghiệp. Đồng
thời, Luận án cũng gợi mở một số hướng nghiên cứu tiếp theo đối với chủ đề quản lý
tri thức trong doanh nghiệp.
CHƯƠNG 1
QUẢN LÝ TRI THỨC VỚI VẤN ĐỀ TẠO DỰNG LỢI THẾ CẠNH
TRANH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM
Trong chương 1, luận án trình bày tổng quan về quản lý tri thức với vấn đề tạo
dựng LTCT cho DNVVN tại Việt Nam. Phần đầu của chương trình bày thực trạng của
DNVVN Việt Nam. Tiếp theo, giới thiệu về LTCT và các năng lực trong doanh nghiệp
ảnh hưởng đến LTCT. Phần tiếp theo, giới thiệu tổng quan về tri thức, phân loại tri
thức và quản lý tri thức trong doanh nghiệp. Phần cuối cùng của chương trình bày các
phân tích, đánh giá để thấy được vai trò của quản lý tri thức trong việc tạo dựng LTCT
cho DNVVN.
1.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) được phân loại dựa trên quy mô về lao
động hoặc vốn của các doanh nghiệp. Ở mỗi quốc gia trên thế giới đều có sự khác biệt
trong khái niệm DNVVN là tiêu chí phân loại quy mô doanh nghiệp với các mức
lượng hóa chi tiết cụ thể theo từng tiêu chí khác nhau.
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn được gọi thông dụng là DNVVN là
những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Tại Việt
Nam, ngày 08/02/2013 Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số 16/2013/TT-BTC về
việc “Hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu ngân sách nhà nước
theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ” thì doanh nghiệp vừa
và nhỏ (DNVVN) được định nghĩa: “Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bao gồm cả
chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200
lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng)
gọi chung là doanh nghiệp vừa và nhỏ”.
Bên cạnh đó, ngày 30/06/2009 theo Điều 3 nghị định 56/2009/NĐCP của Chính
phủ định nghĩa “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh
theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng
nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân
đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu
chí ưu tiên)”, cụ thể như sau: