Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Chức năng biểu cảm của ngôn ngữ văn xuôi của tự lực văn đoàn (trường hợp nhất linh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 112 trang )

thuộc loại 1 và loại 7 thuộc nhóm 2, nhóm 3 để thể hiện
chức năng biểu cảm của ngôn ngữ là một đặc trưng rất quan trọng của văn xuôi
Nhất Linh. Các phương tiện đó góp phần thể hiện cái tôi đa thanh, phong phú và
phức tạp về nội tâm của Nhất Linh được chuyển hóa trong từng nhân vật ở các
ngữ cảnh khác nhau.
5. Ở Chương 3, luận văn đạt được những kết quả, đóng góp như sau:
- Trong 4 tiểu thuyết của Nhất Linh, 12 loại phương tiện tình thái đã được
vận dụng rất linh hoạt, phong phú, thể hiện nhiều tầng bậc về sắc thái tình cảm,
cảm xúc. Điều đó thể hiện tính tầng bậc trong tư duy xúc cảm của Nhất Linh:
nhiều tâm trạng đan xen, phức tạp. Đặc biệt, hệ thống các từ biểu thị tình thái
dày đặc trong các tác phẩm đã giúp nhà văn hóa thân vào các nhân vật thuộc các
99


tầng lớp, lứa tuổi, giới tính khác nhau trong từng hoàn cảnh cụ thể, khiến cho
người đọc được “sống” trong những giây phút rất thực của cuộc sống. Vì thế,
các phương tiện biểu thị tình thái đã có tác dụng thể hiện chức năng biểu cảm
trong văn xuôi Nhất Linh một cách sâu sắc, góp phần tạo nên đặc trưng văn
xuôi của ông: động chứ không tĩnh, nhẹ nhàng, sâu lắng, thâm thúy chứ không
ồn ào. Kết quả phân tích các ví dụ ở chương 3 cung cấp cho chúng ta các sắc
thái tình cảm đa dạng, gắn liền với những suy nghĩ, hành động của các nhân vật
trong những ngữ cảnh cụ thể, thể hiện sự phức hợp trong bút pháp của Nhất
Linh khi thể hiện các nội dung, các cảm xúc, hành động, trạng thái, tính chất.
- Nhất Linh không chỉ sử dụng các phương tiện biểu thị tình thái dày đặc
để thể hiện chức năng biểu cảm mà còn sử dụng các cấu trúc ngữ, câu thể hiện
thái độ của người nói. Cụ thể là:
+ Chúng tôi đã sử dụng thao tác cải biến để phân tích về khả năng chọn
lựa cấu trúc ngữ, câu của Nhất Linh và thấy rằng giá trị biểu cảm ở các phương
án cải biến bị giảm đi so với câu gốc. Kết quả phân tích cũng cho thấy, nếu lược
bỏ phần đảo ngữ, câu/ phát ngôn trong văn xuôi của Nhất Linh sẽ không còn tác
dụng nhấn mạnh nữa. Đồng thời, biện pháp lặp từ được sử dụng đồng thời với


vần bằng trắc kết hợp đối xứng với nhau trong một nhịp của câu văn xuôi khiến
cho phát ngôn trở nên nặng nề, trúc trắc, góp phần thể hiện sự đấu tranh tư
tưởng phức tạp trong nội tâm của nhân vật.
+ Bên cạnh đó, Nhất Linh cũng đã sử dụng các biện pháp nói vòng, dùng
lời có ý hàm ẩn một cách linh hoạt, có hiệu quả để diễn tả chức năng biểu cảm
của ngôn ngữ, thể hiện thái độ cay nghiệt, phê phán, chê bai của nhân vật, từ đó
khắc họa rõ nét tính cách của nhân vật ở mức tận cùng và làm bật lên những
mâu thuẫn sâu sắc của các nhân vật trong các mối quan hệ trong gia đình, tạo
nên sự căng thẳng đỉnh điểm và phản ánh chân thực hiện thực xã hội và sự đồng
cảm đối với thân phận của những người phụ nữ trong xã hội trước năm 1945.
+ Nhất Linh sử dụng cả ngôn từ trực tiếp và các ngữ, câu có ý hàm ẩn để
thể hiện thái độ khen ngợi, đồng tình, hưởng ứng. Thái độ đồng tình trong văn
100


xuôi của Nhất Linh có lúc được thể hiện bằng phép tỉnh lược (thể hiện qua sự im
lặng của nhân vật), có lúc được thể hiện một cách ẩn ý, tế nhị (được đặt trong
hoàn cảnh, tình huống đặc biệt, thể hiện qua lời từ chối, từ chối để đồng tìnhmột biện pháp nghệ thuật tương phản, thể hiện qua sự khẳng định hoặc ám
chỉ…).
+ Nhất Linh đã sử dụng động từ, tính từ một cách liên hoàn nhằm đặc tả
nhân vật. Hệ thống các động từ, tính từ ấy góp phần tạo nên giá trị biểu cảm cho
văn xuôi của Nhất Linh: vô cùng giàu hình ảnh, gợi cảm, gợi tình, luôn luôn
động, có hồn, luôn có sự dịch chuyển (dịch chuyển từ cảm giác này sang cảm
giác khác (dịch chuyển về cảm xúc), dịch chuyển từ hành động này sang hành
động khác, dịch chuyển từ không gian này sang không gian khác). Vì thế, việc
sử dụng động từ, tính từ một cách liên hoàn tạo nên giá trị biểu cảm đa sắc thái
cho văn xuôi của Nhất Linh: sáng, rõ, nhiều tầng bậc. Điều này cũng phản ánh
tư duy linh hoạt, nhiều chiều, tư duy luôn động, dịch chuyển cảm xúc không
ngừng không nghỉ của Nhất Linh.
+ Nhất Linh đã sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương pháp miêu tả (từ

cảnh đến tình) để thể hiện chức năng biểu cảm của ngôn ngữ. Ngoài việc sử
dụng các phương tiện biểu thị tình thái, dùng hệ thống từ loại, Nhất Linh còn có
cách miêu tả tâm trạng rất sống động, chân thực thông qua cảnh vật. Thủ pháp tả
cảnh ngụ tình cũng là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ giúp tăng
tính biểu cảm trong các tác phẩm của ông. Nhất Linh không quá đi sâu vào việc
tả cảnh, thời lượng dành cho tả cảnh không nhiều, mà tất cả những cảnh vật xuất
hiện trong các tác phẩm của ông đều có ẩn ý, khi thì ngầm “tố cáo” nội tâm nhân
vật, khi thì ngầm báo trước số phận của nhân vật…những đoạn tả cảnh của tác
giả không chỉ để cho có, mà nó mang một màu sắc và ý nghĩa riêng, không thể
lược bỏ.
Chúng tôi có một số hạn chế nhất định về thời gian cũng như khả năng để
tìm hiểu, nghiên cứu các tác phẩm của Nhất Linh. Tuy thế, luận văn này đã cung
cấp cho người đọc những nội dung khái quát về phong cách văn chương Nhất
Linh nói chung và chức năng biểu cảm trong ngôn ngữ của ông nói riêng.
101


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tài Cẩn (chủ biên) (1981), Một số vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam,
Nxb. Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội
2. Chafe, Wallace L.: Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nguyễn Văn Lai
dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1999.
3. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học- tập 2: Ngữ dụng học, Nxb
Giáo dục.
4. Trương Chính (tái bản 2016), Dưới mắt tôi, Nxb Hội nhà văn
5. Mai Ngọc Chừ (chủ biên) (2001), Các ngôn ngữ phương Đông, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, Nxb. Đại học và trung
học chuyên nghiệp, Hà Nội.
7. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic ngữ nghĩa cú pháp, Nxb. Đại học và trung

học chuyên nghiệp, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
9. Nguyễn Hữu Đạt (1997), Nhà văn, sự sáng tạo nghê thuật, Nxb. Hội nhà
văn, Hà Nội.
10. Nguyễn Hữu Đạt (2000), Phong cách học và phong cách chức năng tiếng
Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
11. Nguyễn Hữu Đạt (2000), Văn hóa và ngôn ngữ giao tiếp người Việt, Nxb.
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb. Giáo
dục Việt Nam.
13. Phan Cự Đệ (1990), Tự lực văn đoàn, con người và văn chương, Nxb.
Văn học Hà Nội.
14. Phan Cự Đệ (1997), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930- 1945), Nxb.
Giáo dục.
15. Phan Cự Đệ (2001), Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, Nxb. Đại học và
Trung học chuyên nghiệp
102


16. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb. Đại học và
Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
17. Hồ Văn Hải (2004), Khảo sát một số đặc trưng ngôn ngữ thơ lục bát hiện
đại (trên tác phẩm của một số nhà thơ), luận án Tiến sĩ ngữ văn Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Halliday, Mak (Hoàng Văn Vân dịch) (2001) Dẫn luận ngữ pháp chức
năng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb. Giáo
dục Việt Nam.
20. Lê Cẩm Hoa (2000), Nhất Linh con người và tác phẩm, Nxb. Văn học,
Hà Nội

21. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội (2001), Hà Nội - Những vấn đề ngôn ngữ văn
hóa, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
22. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Phân tích phong cách ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học (ngôn từ - tác giả - hình tượng), Nxb. Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
23. Mai Hương (tuyển chọn) (2000), Nhất Linh – cây bút trụ cột của Tự lực
văn đoàn, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
24. Mai Hương (tuyển chọn) (2000), Tự lực văn đoàn trong tiến trình văn
học dân tộc, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
25. Trịnh Hồ Khoa (1996), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng
cho một nền văn xuôi hiện đại, luận án Tiến sĩ Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
26. Mã Giang Lân (chủ biên) (2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt
Nam 1900 – 1945, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
27. Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb. Văn
học Việt Nam.
28. Lê Hữu Mục (1960), Khảo luận về Đoạn Tuyệt (tức luận đề về Nhất
Linh), tập 1, Nxb. Khai trí - Sài Gòn
103


29. Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Nunan, David: Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (1988), Hồ Mỹ Huyền và
Trúc Thanh dịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
31. Hoàng Trọng Phiến (2008), Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, Nxb. Đại học
Quốc gia.
32. Nguyễn Anh Quế (1998), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
33. Đặng Thị Hảo Tâm (2010), Hành động ngôn từ giao tiếp và sự tri nhận,

Nxb. Đại học Sư phạm.
34. Nguyễn Thị Phương Thùy (2014) Xu hương tự do hóa ngôn ngữ thơ Việt
Nam thế kỷ XX, Nxb. Chính trị Quốc gia.
35. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Điểm nhìn và ngôn ngữ trong truyện kể,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn, Nxb. Khoa học – Xã hội Hà Nội.
37. Lê Đình Tư (2011), Tính từ tiếng Việt, chuyên trang ngôn ngữ học.
38. Nguyễn Văn Xung (1985), Bình giảng về Tự lực văn đoàn, Nxb Tân Việt
– Sài Gòn.
40. Yule, George (Hồng Nhâm, Trúc Thanh, Ái Nguyên dịch, Diệp Quang
Ban hiệu đính) (2003), Dụng học – một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ,
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.
TẠP CHÍ
41. Tạp chí Ngôn ngữ học số 14 (2001), Ngôn ngữ học và thi học (Roman
Jakobson).
TỪ ĐIỂN
Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học
42. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển Thuật ngữ Ngôn ngữ học, Nxb. Giáo
dục Việt Nam.
104


Từ điển tiếng Việt
43. Hoàng Phê (Chủ Biên): Từ điển tiếng Việt (2012), Nxb. Từ điển Bách
Khoa.
WEBSITE THAM KHẢO
1. “Quan điểm về các kiểu chức năng của ngôn ngữ” trích dẫn tại:
/>2.
3. www.tratu.soha.vn

4. Nhất Linh -Viết và đọc tiểu thuyết, trích dẫn tại:
/>5. “22 định nghĩa về diễn ngôn” trích dẫn tại:
/>6. Phạm Văn Tình: “Im lặng- Một nguyên lý hồi chỉ của tỉnh lược ngữ
dụng” trích dẫn tại:
/>
105



×