Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nhân tố dầu mỏ trong chính sách mỹ latinh của venezuela thời kỳ tổng thống hugo chavez fries (1999 2013)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.58 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN QUỐC ANH

NHÂN TỐ DẦU MỎ TRONG CHÍNH SÁCH MỸ LATINH CỦA VENEZUELA
THỜI KỲ TỔNG THỐNG HUGO CHAVEZ FRIAS

(1999-2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN QUỐC ANH

NHÂN TỐ DẦU MỎ TRONG CHÍNH SÁCH MỸ LATINH CỦA VENEZUELA
THỜI KỲ TỔNG THỐNG HUGO CHAVEZ FRIAS

(1999-2013)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: QUỐC TẾ HỌC
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN XUÂN HIỆP

Hà Nội – 2017


LỜI CẢM ƠN
Hôm nay, bản Luận văn của em đã được hoàn thành, trong giờ phút tràn
đầy cảm xúc này, em xin bầy tỏ và gửi tới thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Xuân
Hiệp lòng biết ơn sâu sắc nhất. Thầy luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ
em trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và xây dựng, từ khởi thảo đầu tiên
cho đến khi hoàn chỉnh bản Luận văn này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sâu sắc những tình cảm và tri
thức đã truyền thụ cho em của tất cả các thầy cô giáo, đặc biệt là PGS.TS thầy
Hoàng Khắc Nam, Khoa Quốc tế học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Nhân đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới ngài đại sứ và
các cán bộ của Đại sứ quán Venezuela tại Việt Nam, tới gia đình, bạn bè thân
thiết đã động viên, cung cấp tài liệu, dành thời gian hỗ trợ để em hoàn thành
được khóa học và Luận văn này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên Luận
văn của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô, Đồng nghiệp và các bạn để Luận văn
được hoàn thiện hơn.

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực

hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Xuân Hiệp. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung của Luận văn này.

Học viên

Trần Quốc Anh

4


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 7
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................................... 8
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .............................................................. 12
4. Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................ 12
5. Cấu trúc của luận văn. ................................................................................. 13
CHƢƠNG I
CÁC YẾU TỐ QUY ĐỊNH NHÂN TỐ DẦU MỎ TRONG CHÍNH SÁCH
MỸ LATINH CỦA VENEZUELA ....................................................................................... 14
1.1 Cấp độ thế giới .......................................................................................... 14
1.2 Cấp độ khu vực ......................................................................................... 15
1.2.1 Tác động của một số nước tới tình hình Mỹ Latinh ........................... 15
1.2.2 Phong trào cánh tả Mỹ Latinh ........................................................... 19
1.3. Cấp độ trong nước .................................................................................... 20
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí chiến lược của Venezuela .......................... 20
1.3.2 Tài nguyên dầu mỏ tại Venezuela ...................................................... 23
1.4 Cấp độ cá nhân (tư tưởng của ông Hugo Chavez) ................................... 26
1.4.1 Nhân tố thủ lĩnh .................................................................................. 26

1.4.2 Những chủ trương, biện pháp của Tổng thống Hugo Chavez ........... 28
1.5. Tiểu kết chương I ..................................................................................... 36
CHƢƠNG II
QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG DẦU MỎ NHƢ MỘT CÔNG CỤ TRONG
CHÍNH SÁCH KHU VỰC CỦA VENEZUELA.......................................................... 37
2.1. Dầu mỏ và chính sách hợp tác về dầu mỏ của Venezuela ....................... 37
2.1.1. Yếu tố dầu mỏ tại Venezuela ............................................................ 37
5


2.1.2. Chính sách đối ngoại về hợp tác dầu mỏ.......................................... 44
2.2 Chính sách dầu mỏ của Venezuela đối với khối ALBA ........................... 46
2.3. Chính sách dầu mỏ của Venezuela đối với PETROCARIBE.................. 60
2.4. Tiểu kết chương II .................................................................................... 73
CHƢƠNG III
ĐÁNH GIÁ .......................................................................................................................................... 74
3.1. Kết quả và thuận lợi trong chính sách dầu mỏ của Venezuela ................ 74
3.1.1. Kết quả đạt được ............................................................................... 74
3.1.2. Thuận lợi ........................................................................................... 76
3.2. Hạn chế và khó khăn trong triển khai chính sách này ............................. 77
3.2.1. Một số hạn chế .................................................................................. 76
3.2.2 Khó khăn ............................................................................................ 80
3.3. Tiểu kết chương III................................................................................... 85
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 88

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. Các từ viết tắt tiếng Việt
CNXH

Chủ nghĩa Xã hội

CNTB

Chủ nghĩa Tư bản

2. Các từ viết tắt Tiếng Anh
IMF
FTAA
EIA
OPEC

International Monetary Fund
(Quỹ Tiền tệ Quốc tế)
Free Trade Agreement in America
(Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ)
US. Energy Information Administration
(Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ)
Organization of Petroleum Exporting Countries
(Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ)

3. Các từ viết tắt tiếng Tây Ban Nha
Alternativa Bolivariana de Las Américas
(Sự lựa chọn Boliva cho Châu Mỹ)
Tratado de Comercio de los Pueblos
TCP
(Hiệp ước Thương mại cho các Dân tộc)

Area de Libre Comercio de las Americas
ALCA
(Khu vực thương mại tư do Châu Mỹ)
Mercado Común del Sur
MERCOSUR
(Khối thị trường chung Nam Mỹ)
PETROAMERICA Acuerdo de Cooperacion energética con America
(Thỏa thuận hợp tác dầu khí Châu Mỹ)
Acuerdo de Cooperacion energética con los paies del Caribe
PETROCARIBE
(Thỏa thuận hợp tác dầu khí với các nước Caribe)
Petroleo de Venezuela S.A
PDVSA
(Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Venezuela)
Partido Socialista Unido de Venezuela
PSUV
(Đảng XHCN Thống nhất Venezuela)
ALBA

7


LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quan hệ của Venezuela với các nước khu vực Mỹ Latinh và Caribe, với
ngọn cờ đầu là Venezuela đã tạo nên một làn sóng “xây dựng Chủ nghĩa Xã hội
thế kỷ XXI”. Đặc biệt, từ khi Tổng thống Hugo Chavez Frias lên cầm quyền,
đầu năm 1999, với tư tưởng xây dựng Venezuela theo con đường Xã hội Chủ
nghĩa, Venezuela đã khởi xướng trong việc thành lập nhiều tổ chức tại khu vực
nhằm trợ giúp các nước Mỹ Latinh như ALBA, PETROCARIBE… cũng như

gây dựng hình ảnh Venezuela là một trong những nước tiên phong mong muốn
đưa đất nước tiến lên xây dựng CNXH tại Mỹ Latinh.
Venezuela nói riêng và các nước khu vực Mỹ Latinh nói chung ngày càng
nhận được nhiều sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới khi vị thế của Mỹ
suy giảm từ sau cuộc khủng bố ngày 11/9/2001. Với nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, gần như còn nguyên sơ, chưa được khai thác đến, trải rộng trên
diện tích hơn 900 nghìn km2 và dân số khoảng 26 triệu người, Venezuela có
nguồn dầu mỏ được xác minh lớn nhất thế giới. Bằng việc sử dụng nguồn lợi lớn
từ dầu khí, Chính phủ đã đầu tư cho các chương trình xã hội, cải thiện mức sống
của các tầng lớp nhân dân lao động và tăng cường hợp tác, liên kết trong khu
vực. Những chính sách đó đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của
nhân dân lao động và các lực lượng dân chủ, tiến bộ ở Mỹ Latinh và thế giới.
Với lợi thế này, trong những năm cầm quyền, Tổng thống Hugo Chavez đã tranh
thủ và tận dụng tối đa nguồn tài nguyên “vàng đen” để nâng cao hình ảnh và vị
thế của Venezuela trong khu vực, cũng như thu hút, kêu gọi các nước Mỹ Latinh
ủng hộ và đi theo con đường xây dựng CNXH 1.
Dưới thời chính quyền Hugo Chavez, Venezuela thực hiện đường lối đối
ngoại đề cao độc lập và chủ quyền dân tộc, chống cường quyền; đề cao tinh thần

1

Đỗ Minh Tuấn (2005), “Lịch sử hình thành và phát triển nhà nước Venezuela độc lập”, Tạp chí Châu Mỹ ngày
nay, (số 05), tr 52.

8


đoàn kết, hợp tác và liên kết Mỹ Latinh – Caribe, đặc biệt tăng cường quan hệ
hợp tác chiến lược với Cuba; sử dụng nguồn lực dầu khí để tập hợp lực lượng
với các nước trong và ngoài khu vực; chủ trương đẩy mạnh quan hệ với Nga

nhằm tạo thế cân bằng trong lúc quan hệ chính trị - ngoại giao với Mỹ căng
thẳng, ưu tiên phát triển quan hệ với các nước Xã hội Chủ nghĩa.
Đường lối đối ngoại này của Tổng thống Chavez đã gây ra những biến động
trong quan hệ quốc tế ở châu Mỹ, tác động không nhỏ đến phòng trào cấp tiến của
các quốc gia trong khu vực. Từ đó đường lối này đã góp phần tác động đến chính
sách đối ngoại của các nước, tạo luồng gió mới cho phong trào cánh tả tại đây.
An ninh năng lượng ngày càng được khẳng định đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển của nhiều quốc gia nên “ngoại giao năng lượng” đang ngày
càng trở thành một thuật ngữ thông dụng và là công cụ đối ngoại mạng tính
chiến lược. Vì vậy Tổng thống Hugo Chavez đã sử dụng nguồn tài nguyên dầu
mỏ để kêu gọi, lôi kéo sự ủng hộ của các nước trong khu vực, cũng như thể hiện
vai trò trở thành ngọn cờ mới trong công cuộc xây dựng XHCN tại Mỹ Latinh.
Luận văn tập trung nghiên cứu về chính sách dầu mỏ được sử dụng dưới
thời cố tổng thống Hugo Chavez, cùng với chính sách của ông nhằm hỗ trợ cũng
như kêu gọi sự ủng hộ của các nước Mỹ Latinh đi theo CNXH kiểu mới, hay
còn gọi là “Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI” tại khu vực. Luận văn mong muốn
cung cấp cho người đọc thêm một cách nhìn khách quan về nhân tố dầu mỏ
trong chính sách đối ngoại của Venezuela trong thời kỳ cầm quyền của Tổng
thống Hugo Chavez và đưa ra những nghiên cứu về tác động của chiến lược này
với khu vực Mỹ Latinh và thế giới cũng như rút ra một số bài học kinh nghiệm
trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xét về khía cạnh các công trình nghiên cứu trong quan hệ Venezuela –
Mỹ Latinh trong những năm qua, hầu như rất ít, đặc biệt là các công trình về quá
9


trình hợp tác Venezuela – Mỹ Latinh trong khuôn khổ hợp tác trong các tổ chức
tại khu vực.

Trên thực tế chưa có một tài liệu nghiên cứu nào thể hiện đầy đủ và sâu
sắc về nhân tố dầu mỏ trong chính sách Mỹ Latinh của Tổng thống Hugo
Chavez mà chỉ có một số bài viết trên tạp chí Châu Mỹ Ngày nay như bài “Nền
ngoại giao dầu mỏ của Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez” của tác
giả Nguyễn Xuân Trung đăng trên số 10 năm 2010, nói về một số nét trong
ngoại giao dầu mỏ của Venezuela với Cuba và Bolivia; hay bài “vấn đề năng
lượng với tiến trình hội nhập Nam Mỹ” của tác giả Nguyễn Khánh Vân trên tạp
chí số 4 năm 2008, nêu lên vai trò ngày một quan trọng trong lĩnh vực năng
lượng, đặc biệt là dầu khí; và cuốn sách “Về mô hình “Chủ nghĩa Xã hội ở thế
kỷ XXI” của tác giả Nguyễn An Ninh do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát
hành năm 2010, các công trình này cũng cung cấp cho độc giả một số góc nhìn
về các mối quan hệ trong khu vực Mỹ Latinh, tuy nhiên các bài viết trên chưa
phân tích được cụ thể mối quan hệ đặc biệt giữa Venezuela và các nước Mỹ
Latinh trong đó có nhân tố dầu khí. Vì vậy, với bài nghiên cứu sau, tác giả hi
vọng sẽ cung cấp cho độc giả một góc nhìn mới, tương đối toàn diện về quá
trình hình thành và cách vận dụng nhân tố dầu mỏ trong chính sách đối ngoại
khu vực của Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez.
Các ấn phẩm và bài viết tham khảo thêm như cuốn “Công cuộc đấu tranh
bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez (19992012)” của tác giả Nguyễn Thị Quế, Đặng Công Thành, Nhà Xuất bản Chính trị
Quốc gia Hà Nội (2014), cũng như một số bài viết trên Tạp chí Châu Mỹ Ngày
nay như: “Liên kết Kinh tế Mỹ Latinh: Quan điểm, tiến trình và Chính sách”, tác
giả Khu Thị Tuyết Mai, số 5 năm 2001; “Mỹ và cuộc đảo chính bất thành ở
Venezuela”, tác giả Thái Văn Long, số 10 năm 2002; Kinh tế - Xã hội “Kinh tế
và Kế hoạch công nghiệp hóa nền Kinh tế của Chính phủ Hugo Chavez”, tác giả
Nguyễn Hồng Sơn, số 6 năm 2007; “Venezuela dưới thời của Tổng thống Hugo
Chavez” của tác giả Lê Thị Thu Trang, số 4 năm 2009; “Xung quanh sự kiện
10


Hugo Chavez đắc cử Tổng thống Venezuela”, tác giả Đỗ Vũ Hưng tổng hợp, số

12 năm 2009; “Chính sách phát triển xã hội của Venezuela: Nhiệm vụ và kết
quả”, tác giả Nghiêm Thị Thủy, số 04 năm 2010; “Bầu cử ở Venezuela năm
2012: Những áp lực cho Tổng thống Chavez”, tổng hợp, số 7 năm 2012; “Tác
động của Hoa Kỳ tới liên kết Chính trị ở Mỹ Latinh”, tác giả Nguyễn Lan
Hương, số 01 năm 2013… cũng như một số tài liệu của Đại sứ quán Venezuela
tại Việt Nam như: “Plan de la Patria” – “Kế hoạch tổ quốc”, Chương trình Chính
phủ Boliva-ri-a của Venezuela, Kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội theo Định
hướng Xã hội Chủ nghĩa lần thứ hai, 2013-2019; “Chính sách dầu mỏ quốc gia,
chính sách đại chúng và mang tính cách mạng”, Rafael D. Ramirez Cerreño Bộ
trưởng, Bộ Năng lượng và dầu mỏ Venezuela (MENPET), năm 2005 nói về
chính sách sử dụng của Venezuela vào tiến trình hội nhập Mỹ Latinh… một số
bài viết trên website của Viện Nghiên cứu xã hội Mỹ Latinh (Instituto
Latinoamericano de Investigaciones Sociales - ILDIS) như một số bài viết sau:
“La propuesta Petroamerica y la Intergracion Energetica de America Latina y El
Caribe” – “Đề xuất cho khu vực dầu khí Châu Mỹ và sự thống nhất về năng
lượng của Mỹ Latinh và Caribe”, Eduardo Mayobre, tháng 11 năm 2005; “La
Energia como palanca de intergracion en America Latina ya Caribe” - “Năng
lượng như cán cân trong việc thống nhất tại khu vực Mỹ Latinh và Caribe” của
tác giả Luis E.Lander, tháng 7 năm 2006; “La energia como Factor Activo de la
Integracion Latinoamericano” – “Năng lượng như một nhân tố tích cực trong
việc thống nhất khu vực Mỹ Latinh”, Carlos Mendoza Pottella, Rafael Quiroz
S., tháng 12/2006; “El rol presente y future de Venezuela en el Nuevo
multilateralismo latinoamericano” – “Vai trò hiện tại và tương lại của Venezuela
trong chủ nghĩa đa phương mói tại Mỹ Latinh”, tác giả Fernando Gerbasi, tháng
3 năm 2013;...Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế như: bài viết “?Qué es el ALBA?” –
“ALBA là gì?”, của Tổ chức hữu nghị ALBA – Những hình ảnh đoàn kết, của
tác giả Julio Suarez, năm 2007; “La historia Petrolera Venezolana” – La Petrolia
– “Lịch sử dầu khí Venezuela – Dầu khí”, tác giả Fernando Travieso, năm 2012,
11



khái quát về lịch sử hình thành của ngành dầu khí Venezuela; “Evolucion del
Acuerdo de Cooperacion Energetica PETROCARIBE” – “Cách mạng trong
Thỏa thuận hợp tác năng lượng PettroCaribe”, của “Sistema Economia
Latinoamericano y del Caribe” - Viện Hệ thống kinh tế Mỹ Latinh và Caribe
(SELA), tháng 6 năm 2015; …hay những trang web của Đại sứ quán, Thông tấn
xã Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam, là những nguồn tài liệu bổ ích phục vụ
cho đề tài nghiên cứu về nhân tố dầu mỏ trong quan hệ giữa Venezuela với các
nước Mỹ Latinh giai đoạn từ cuối năm 1999 tới năm 2013.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách sử dụng nhân tố dầu mỏ của
Venezuela đối với các nước Mỹ Latinh, dưới thời kỳ của Tổng thống Hugo
Chavez (1999-2013).
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tác động đối ngoại từ
việc sử dụng nhân tố dầu mỏ của chính phủ Venezuela tới khu vực Mỹ Latinh và
đánh giá các tác động này lên quan hệ đối ngoại của Venezuela. Phạm vi thời
gian trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Hugo Chavez (1999-2013) và
phạm vi không gian là Venezuela và các nước Mỹ Latinh trong thời kỳ này.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Ngoài việc sử dụng các phương pháp chung của nghiên cứu khoa học xã
hội và nhân văn như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh … luận văn còn
sử dụng một số phương pháp trong nghiên cứu quan hệ quốc tế gồm những
phương pháp sau:
Phương pháp phân tích: Sử dụng cách tiếp cận các cấp độ phân tích để
làm rõ các tác động đến chính sách và đưa ra những cơ sở cho hoạch định ngoại
giao của Chính phủ Venezuela.

12



Phương pháp lịch sử: Hệ thống lại các giai đoạn lịch sử quan trọng trong
việc hình thành chính sách đối ngoại của Venezuela thời kỳ này.
Phương pháp hệ thống cấu trúc: phân tích hệ thống và cấu trúc quan hệ
trong khu vực, những tác động và ảnh hưởng của nó trong mối quan hệ khu vực
Mỹ Latinh.
Phương pháp phân tích chính sách: chính sách đối nội quốc gia là cơ sở
cho hình thành chính sách đối ngoại; điều này giúp hiểu rõ ràng đâu là cơ sở,
nguyên nhân cho việc áp dụng chính sách dầu mỏ của Venezuela với các nước
trong khu vực.
Phương pháp phân tích lợi ích: do lợi ích là định hướng và sự dẫn đến các
hành vi quốc gia, nên việc phân tích lợi ích sẽ làm sáng tỏ cơ sở để đánh giá mối
quan hệ giữa các bên trong khu vực, nguyên nhân dẫn đến hợp tác, triển vọng
mối quan hệ thông qua việc xem xét lợi ích mà các bên mang lại cho nhau và lợi
ích mà mỗi bên cần.

5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo,
Luận văn có bố cục gồm 3 chương:
Chƣơng I: Luận văn nghiên cứu khái quát về các nhân tố ảnh hưởng đến chính
sách đối ngoại của Venezuela gồm các cấp độ như: thế giới, khu vực, trong nước
và đặc biệt là cấp độ cá nhân ông Hugo Chavez. Các yếu tố này, phần nào có tác
động đến nhân tố dầu mỏ trong chính sách Mỹ Latinh của Venezuela.
Chƣơng II: Luận văn đi sâu phân tích tầm quan trọng và tiềm năng của nguồn
tài nguyên dầu mỏ tại Venezuela, cũng như quá trình sử dụng dầu mỏ như một
công cụ trong chính sách đối ngoại tại khu vực của Venezuela trong các khối
như ALBA, PETROCARIBE.
Chƣơng III: Luận văn đưa ra những đánh giá, nêu ra một số thuận lợi khó khăn
của chính sách, những thành công đạt được của Chính phủ Venezuela cũng như

nhìn nhận những hạn chế, khó khăn khi áp dụng chính sách này vào thực tiễn.
13


CHƢƠNG I
CÁC YẾU TỐ QUY ĐỊNH NHÂN TỐ DẦU MỎ TRONG CHÍNH SÁCH
MỸ LATINH CỦA VENEZUELA
1.1 Cấp độ thế giới
Sau khi mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ở Mỹ Latinh,
nhiều đảng cộng sản cũng như phe cánh tả tan rã hoặc buộc phải điều chỉnh,
thay đổi đường lối, chiến lược và sách lược đấu tranh. CNTB và các chính trị gia
phương Tây đã nói tới cái gọi là sự tận cùng của lịch sử khi cho rằng mô hình
Tư bản Chủ nghĩa sẽ là sự lựa chọn tất yếu của các dân tộc. Nhưng, thực tế đã và
đang chứng minh rằng “Chủ nghĩa tự do mới” được Mỹ áp đặt ở hầu hết các
nước Mỹ Latinh, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đang rơi vào khủng
hoảng sâu sắc, bởi đây là một mô hình phát triển không bền vững, không giải
quyết được các vấn đề xã hội ngày càng trầm trọng như y tế, giáo dục, thất
nghiệp, nhà ở, giao thông, môi trường, nguồn nước…; làm phân hóa xã hội ngày
một tăng, người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo thêm.
Tình hình nêu trên đã dẫn đến những biến động xã hội ở nhiều nước Mỹ
Latinh; các đảng cánh hữu truyền thống mất tín nhiệm trước nhân dân và không còn
được cử tri lựa chọn. Phong trào xã hội, quần chúng phát triển mạnh mẽ; các đảng
cánh tả, tiến bộ đang dần hồi phục và từ năm 1998 tới nay đã giành chính quyền ở
nhiều nước thông qua tranh cử hợp pháp (như Venezuela, Chile, Brazil, Argentina,
Uruguay, Panama, Bolivia, Ecuador, Nicaragua, Guantemala, Paraguay); trong đó
một số nước như Venezuela, Bolivia, Ecuador tuyên bố đi lên xây dựng CNXH thế
kỷ XXI. Như vậy là, gần hai thập niên sau khi mô hình chế độ XHCN Liên Xô và
Đông Âu tan rã, CNXH lại được nhân dân nhiều nước Mỹ Latinh lựa chọn như một
mô hình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội cho đất nước mình.
Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, được xem như “Thập kỷ bị đánh mất”

của Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng. Những năm cuối thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, sắc tộc
và tôn giáo, chạy đua vũ trang, can thiệp lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố,
14


những tranh chấp về biên giới lãnh thổ, biển đảo, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên vẫn diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Sự thay đổi của
cục diện chính trị thế giới sau Chiến tranh lạnh đã gây nên những chấn động nặng
nề, tác động tiêu cực đến phong trào cộng sản quốc tế nói chung và phong trào tại
các nước Mỹ Latinh nói riêng, đòi hỏi phong trào phải có đối sách thích hợp, vượt
qua những thách thức để tồn tại và phát triển.
Việc kiểm soát sản lượng khai thác cũng như lũng đoạn giá dầu mỏ của
các công ty khai thác dầu mỏ trên thế giới (Chủ yếu thuộc các nước TBCN)
dẫn đến tình trạng giá dầu liên lục bị mất giá do các công ty đua nhau bán phá
giá. Trước tình hình đó các nước xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới nhận thấy
cần có một tổ chức chung để điều hành và thống nhất giá cả và sản lượng khai
thác trên thế giới, đảm bảo lợi ích chung của từng quốc gia, trong đó có các
quốc gia khai thác dầu mỏ như Venezuela.
Bước sang thế kỷ XXI, với những thành tựu trong bước đầu cải cách, đổi
mới, xây dựng đất nước ở các nước XHCN còn lại đã chứng tỏ sức sống của chế
độ XHCN. Vai trò của một số nước XHCN, đặc biệt ở Mỹ Latinh, trong đó có
Venezuela, với nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào, ngày càng được thể hiện sinh
động và rõ nét hơn trên mọi mặt của đời sống quốc tế với việc xuất hiện trào lưu
các lực lượng cánh tả lên cầm quyền trong những năm đầu thế kỷ XXI.

1.2 Cấp độ khu vực
1.2.1 Tác động của một số nước tới tình hình Mỹ Latinh
Nhân tố Mỹ: Từ trước tới nay, Mỹ Latinh luôn được coi là khu vực sân
sau của Mỹ; trong suốt các thập kỷ trước đó, các nước Mỹ Latinh luôn phụ

thuộc vào Mỹ về mọi mặt, cả về chính trị lẫn kinh tế. Chính sách của Mỹ đối với
Mỹ Latinh trong gần hai thế kỷ qua về cơ bản dựa trên học thuyết Monroe. Ngày
2/12/1823, Tổng thống Mỹ James Monroe, trong một thông điệp gửi Quốc hội
đã nêu một học thuyết làm nền tảng cho chính sách đối ngoại Mỹ trong gần 200

15


năm sau đó: “Châu Mỹ dành cho người Châu Mỹ” 2. Quan điểm này chống lại sự
can thiệp và ảnh hưởng của châu Âu đối với châu Mỹ. Qua thời gian, cùng với sự
lớn mạnh của nước Mỹ, khẩu hiệu đó dần chuyển thành “Châu Mỹ dành cho
người Mỹ”. Trên cở sở học thuyết này, gần hai thế kỷ qua, Mỹ từng bước thiết lập
ảnh hưởng gần như là tuyệt đối trên bán cầu Nam của châu Mỹ về mọi mặt như
chính trị, kinh tế, quân sự… Từ cuộc chiến tranh với Mexico, tới việc thiết lập
nhà nước Panama, cấm vận Cuba, lật đổ chính quyền tổng thống Sanvador
Alendez tại Chile, nuôi dưỡng các tổ chức vũ trang như Contra hòng lật đổ các
chế độ cấp tiến ở Nicaragua, âm mưu đảo chính ở Venezuela…, Mỹ luôn tìm mọi
cách hợp pháp hay không hợp pháp, công khai hoặc ngấm ngầm để can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước trong khu vực, duy trì cục diện có lợi nhất cho sự
thống trị của Mỹ ở các nước Mỹ Latinh.
Đối với Venezuela, Mỹ có mối quan tâm đặc biệt, bởi Venezuela là một
trong những nguồn cung cấp dầu mỏ quan trọng nhất của Mỹ với khoảng 1 triệu
thùng mỗi ngày tùy từng thời điểm, là nguồn nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 4 của
Mỹ. Hơn nữa trữ lượng dầu khí của Venezuela đứng hàng đầu thế giới trong bối
cảnh giá nhiên liệu có xu hướng ngày càng tăng cao. Do nguồn nhiên liệu dồi
dào đó mà trong suốt nhiều năm, tuy quan hệ giữa hai nước nhiều lúc rất căng
thẳng nhưng Mỹ vẫn chưa một lần tuyên bố cấm vận nước này như vẫn từng làm
với các nước khác. Chính vì thế, khả năng can thiệp quân sự vào Venezuela do
đó mà ít đi 3.
Tuy nhiên, tình hình Venezuela từ khi Tổng thống Hugo Chavez lên nắm

quyền đã buộc Mỹ phải tính lại chính sách của mình. Tổng thống Hugo Chavez
đã công khai chống Mỹ, thắt chặt quan hệ với Nga và Trung Quốc, mua vũ khí
và tập trận chung cùng Nga (11/2008), với sự tham gia của máy bay ném bom
chiến lược và các đoàn tàu chiến có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga
ngay tại vùng biển Caribe, đe dọa trực tiếp an ninh của Mỹ. Những động thái mà
2

Nguyễn Nghị, Lê Minh Đức (1994), Lịch sử nước Mỹ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. tr 161.
Demetrio Boersner (2012), “Venezuela en el escenario estratégico global”, ILDIS, Instituto Latinoamericano
de Investigaciones Sociales, Caracas. (Demetrio Boersner (2012), “Venezuela trong viễn cảnh chiến lược toàn
cầu”, ILDIS, Viện Nghiên cứu Xã hội Mỹ Latinh, Caracas), tr 3.
3

16


Mỹ thực hiện tại Venezuela cho thấy Mỹ đang quyết tâm lật đổ các chính phủ
cánh tả tại đây và các nước khác trong khu vực này. Các biện pháp mà Mỹ thực
hiện trong các bước tiếp theo, trong đó không loại trừ cả khả năng ám sát và đảo
chính chống lại Tổng thống Hugo Chavez, sẽ tác động mạnh tới cuộc đấu tranh
củng cố độc lập dân tộc ở Venezuela, chi phối các tổ chức trong khu vực. Mỹ
với vị thế là một siêu cường lớn nhất ở Mỹ Latinh cũng như có khả năng chi
phối các nước trong khu vực này, vì vậy, Chính quyền Mỹ luôn cố duy trì địa vị
số một ở Mỹ Latinh, điều này đã tác động không nhỏ đến chính sách đối ngoại
của Venezuela áp dụng cho các nước trong khu vực, trong đó có việc sử dụng
công cụ hữu hiệu là nguồn dầu mỏ.
Nhân tố Cuba: Cách đây hơn 60 năm, một sự kiện làm rung chuyển Mỹ
Latinh khi chế độ độc tài Batista do Mỹ hậu thuẫn đã sụp đổ trước cuộc tổng nổi
dậy của nhân dân Cuba mà nòng cốt là phong trào cách mạng 26/7/1953 dưới sự
lãnh đạo của lãnh tụ trẻ tuổi Fidel Castro. Là một nước nhỏ, nhưng suốt hơn nửa

thế kỷ qua, Cuba phải đương đầu với các kiểu chiến tranh “nóng” và “lạnh” nhằm
giữ vững chính quyền và thành quả cách mạng. Đối với các nước khu vực Mỹ
Latinh, Cuba luôn là ngọn cờ, là tấm gương kiên trì CNXH cho các nước Mỹ
Latinh noi theo. Cuba luôn sẵn sàng giúp đỡ các dân tộc anh em, dù ở bất cứ đâu
khi có những người khốn khổ cần giúp đỡ. Các đội bác sĩ, y tá tình nguyện viên
Cuba có mặt ở bất cứ điểm nóng nào theo lời kêu gọi của các quốc gia Mỹ Latinh
cũng như các nước bạn bè khác trên thế giới. Cuba là niềm tin của những người
cánh tả Mỹ Latinh vào một trật tự xã hội công bằng, tiến bộ.
Là một quốc đảo nằm ở vịnh Caribe có nhiều điểm tương đồng với khu
vực Mỹ Latinh, nên Cuba được coi là đồng minh tự nhiên của các chính phủ
cánh tả ở Mỹ Latinh hiện nay. Hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi cách mạng thành
công năm 1959, Cuba luôn cùng với các lực lượng cánh tả ở Mỹ Latinh sát cánh
trên hành trình đi tới những mục tiêu cao cả vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, hợp tác và phát triển.

17


Sau khi một loạt các chính phủ cánh tả ra đời tại Mỹ Latinh, những đóng
góp của Cuba tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ và phát
triển các chính phủ này. Hàng vạn các chuyên gia Cuba trong các lĩnh vực y tế,
giáo dục, thể thao, kinh tế, an ninh, quốc phòng đã được cử sang giúp các chính
phủ cánh tả, trong đó chủ yếu cử sang Venezuela. Những kết quả bước đầu mà
Venezuela giành được trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng có sự giúp đỡ không nhỏ từ phía Cuba. Những thắng lợi này đã giúp
củng cố lòng tin của đại đa số nhân dân lao động vào chính quyền, vào Tổng thống
và cũng giúp ông Chavez có thể quay lại cầm quyền sau cuộc đảo chính không
thành của phe đối lập vào tháng 4/2002.
Cuba luôn là ngọn cờ, là hình mẫu, lý tưởng của nhiều cuộc đấu tranh đang
tiếp diễn tại khu vực bởi nhìn lại chặng đường đó, một lô zich nội tại đã làm nên
sức mạnh Cuba, đó là sức mạnh của độc lập dân tộc và CNXH, với sức mạnh đó,

Cuba sẽ tiếp tục đi đầu trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa Đế quốc, vì công
bằng xã hội, hạnh phúc của nhân dân lao động và các giá trị cao cả của thời đại tại
Mỹ Latinh. Riêng đối với Venezuela, kể từ khi Tổng thống Hugo Chavez lên nắm
chính quyền, cách mạng Venezuela đã giành được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn
của Cuba, những thành tựu trên các lĩnh vực đời sống xã hội của Venezuela trong
những năm qua không tách khỏi sự ủng hộ, giúp đỡ của Cuba. Đồng thời, để giúp
Cuba giải quyết khó khăn về năng lượng, Venezuela cam kết bán cho Cuba trên
90 nghìn thùng dầu thô mỗi ngày với giá thấp hơn nhiều giá thị trường cũng
nhưng được quy đổi theo các dịch vụ và các sản phẩm nông nghiệp khác thay
cho tiền mặt. Song song với việc đó, Cuba cam kết sẽ gửi các bác sĩ và giáo viên
tới Bolivia để tham gia vào chương trình chăm sóc sức khỏe và phổ cập văn hóa
cho người nghèo tại Bolivia; theo thoả thuận các bên ký kết khi thành lập tổ
chức “Sự lựa chọn Boliva cho Châu Mỹ” (ALBA). Do vậy, có thể nói, Cuba là
một trong những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến đấu tranh bảo vệ độc
lập dân tộc ở Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng.

18


Nhân tố nước lớn khác: Nga, Trung Quốc, EU…cũng đang tăng cường ảnh
hưởng ở khu vực này. Đầu tư của các đối tác này vào khu vực Mỹ Latinh tăng
mạnh trong những năm gần đây và vượt cả Mỹ ở một số nước. Hợp tác kinh tế
cũng có bước nhảy vọt, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Chính các cường
quốc này tăng cường quan hệ đầu tư, thương mại với Venezuela và Mỹ Latinh đã
đe doạ vị trí độc tôn của Mỹ ở khu vực vốn được coi là sân sau của Mỹ này. Việc
Venezuela mở rộng, thúc đẩy quan hệ với các đối tác này giúp tránh được sự phụ
thuộc trong quan hệ kinh tế, thương mại vào Mỹ; đặc biệt việc Venezuela tăng
cường hợp tác quân sự với Nga trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và các nước
phương Tây đang căng thẳng cũng làm giảm khả năng Mỹ can thiệp quân sự trực
tiếp vào Venezuela. Đồng thời, việc thúc đẩy hợp tác năng lượng với Trung Quốc

và các nước khác cũng giúp Venezuela có thể đa dạng hoá được các thị trường
năng lượng, không chỉ phụ thuộc vào thị trường năng lượng Mỹ.
1.2.2 Phong trào cánh tả Mỹ Latinh
Mỹ Latinh là khu vực địa lý trải dài từ Mexico xuống hết Nam Mỹ, với
tổng diện tích trên 20 triệu km² và dân số hơn 500 triệu người, có 33 quốc gia độc
lập và 14 vùng lãnh thổ. Trừ người Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha, hầu hết người
dân còn lại ở Mỹ Latinh đều nói tiếng Tây Ban Nha. Nét độc đáo về ngôn ngữ và
văn hóa của các dân tộc Mỹ Latinh là yếu tố hỗ trợ cho các khuynh hướng, phong
trào chính trị lan tỏa nhanh chóng và rộng khắp châu lục.
Từ đầu những năm 1990, Mỹ Latinh đã xuất hiện xu hướng thiên tả và
ngày càng phát triển mạnh, đến những năm đầu thế kỷ XXI nó đã trở thành một
trào lưu chính trị- xã hội có tiếng vang lớn không chỉ ở khu vực mà còn trên quy
mô thế giới. Venezuela và một số nước như Bolivia, Ecuador, Nicaragua lựa
chọn con đường xây dựng “CNXH thế kỷ XXI” thể hiện bước phát triển mới của
trào lưu cánh tả Mỹ Latinh. Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng cánh tả
khu vực nói chung và Venezuela nói riêng đẩy mạnh hoạt động và trở thành lực
lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới, chống sự lệ thuộc
vào Mỹ, bảo vệ độc lập, chủ quyền và bình đẳng trong quan hệ quốc tế.
19


Xu hướng liên kết này ở khu vực khá rõ nét, Cuba, Venezuela ký Hiệp
ước thành lập “Sự lựa chọn Boliva cho Châu Mỹ” (ALBA). Bốn nước Brazil,
Argentina, Uruguay và Paraguay cùng thúc đẩy liên kết Mỹ Latinh trong khuôn
khổ khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) sau đó, khối này tiếp tục có
sự tham gia tích cực của các quốc gia khác như Venezuela, Bolivia, với mục tiêu
chung là tăng cường hợp tác cùng Cuba, mở rộng hợp tác với EU, Trung Quốc,
Nhật Bản và các quốc gia khác trên thế giới. Venezuela khởi xướng và vận động
các thành viên theo phong trào cánh tả khu vực Mỹ Latinh tham gia vào Thỏa
thuận hỗ trợ Dầu khí khu vực Caribe (PETROCARIBE).

Venezuela thúc đẩy sự đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả
các nước khác trên thế giới; lấy hợp tác thay thế đấu tranh; lấy hội nhập thay cho
bóc lột, đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực, dân chủ; khuynh hướng độc
lập với Mỹ, đề cao lợi ích quốc gia dân tộc; tăng cường liên kết, hợp tác khu
vực, ủng hộ Cuba, phản đối chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với Cuba;
ủng hộ quá trình dân chủ hoá các quan hệ quốc tế và cải tổ Liên hợp quốc, đấu
tranh cho một trật tự thế giới mới dân chủ và bình đẳng, vì hoà bình, độc lập,
dân chủ và tiến bộ xã hội.
Trong quan hệ với các nước Mỹ Latinh, Venezuela đặc biệt coi trọng
quan hệ với Cuba; công khai ủng hộ và thiết lập quan hệ đồng minh chiến lược
với Cuba. Tháng 10/2000, hai nước đã ký kết Hiệp định Hợp tác Toàn diện,
cung cấp một lượng lớn dầu thô hàng ngày cho Cuba và cho vay nợ khoản thanh
toán với lãi xuất ưu đãi. Ngoài ra, hai bên tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh
vực kinh tế, thương mại, giáo dục, thể thao, y tế, xây dựng…

1.3. Cấp độ trong nƣớc
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, vị trí chiến lược của Venezuela
Venezuela (tên chính thức là Cộng hòa Boliva của Venezuela, tiếng Tây
Ban Nha: República Bolivariana de Venezuela) là một quốc gia nằm ở phía
Bắc lục địa Nam Mỹ. Có các tuyến đường biển và đường hàng không chính nối
20


Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Venezuela có đường bờ biển dài hơn 2.800 km, diện tích
là 916.445 km², địa hình Venezuela có thể chia làm ba vùng chính:
Vùng Tây Bắc: đây là nơi có độ cao lớn nhất của Venezuela. Những dải
núi cực Đông Bắc của dãy Andes lấn vào lãnh thổ Venezuela và mở rộng ra tận
đường bờ biển phía Bắc của nước này.
Vùng phía Nam: phần lớn vùng này là Cao nguyên Guyana với độ cao
trung bình khoảng gần 1000 mét so với mực nước biển.

Vùng Trung Tâm: là vùng có những đồng bằng rộng lớn. Các đồng bằng
bằng phẳng với đất đai màu mỡ trải dài từ biên giới với Colombia ở phía Tây
đến tận vùng châu thổ sông Orinoco.
Nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng nhất là: Dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt,
vàng, bôxit, một số khoáng sản khác và tiềm năng đáng kể về thủy điện.
Đất nước con người Venezuela:
Tên gọi Venezuela được bắt nguồn từ chuyến hải trình của nhà vẽ bản đồ
Amerigo Vespucci cùng với nhà thám hiểm Alonso de Ojeda đến bờ biển Tây
Bắc vịnh Venezuela năm 1499. Khi đến bán đảo Guajira, Vespucci đã bắt gặp
những ngôi nhà lá của thổ dân da đỏ được dựng trên mặt nước và khiến ông liên
tưởng đến thành phố Venice (tiếng Italia: Venezia). Ông đã đặt tên cho vùng đất
này là Venezuola, trong tiếng Ý có nghĩa là “Venice nhỏ”. Trong tiếng Tây Ban
Nha, cụm từ zuela dùng với vai trò giải nghĩa tương tự như zuola trong tiếng Ý
được ghép thay vào để hình thành cái tên Venezuela.
Dân số Venezuela ước tính vào khoảng 26 triệu người (theo số liệu tháng
12/2012). Khoảng 85% dân số Venezuela sống tập trung tại các đô thị miền
Bắc. Venezuela là một trong những nước có tỷ lệ dân cư sống tại thành thị cao
nhất Nam Mỹ. Do đó khu vực phía Nam đồng bằng Orinoco tuy chiếm đến một
nửa diện tích đất nước nhưng lại vô cùng hoang vắng với chỉ 15% dân cư sống
tại đó. Ngôn ngữ chính thức tại Venezuela là tiếng Tây Ban Nha. Bên cạnh đó
còn có 31 ngôn ngữ của thổ dân da đỏ bản địa như tiếng Guajibo, Pemon,

21


Warao, Wayuu và các ngôn ngữ thuộc nhóm Yanomaman. 83% dân cư theo Đạo
Thiên chúa 4.
Chính trị: Venezuela theo thể chế Cộng hòa. Tổng thống Venezuela được
bầu cử với phiếu bầu trực tiếp theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Tổng thống
đảm nhiệm vai trò là nguyên thủ quốc gia và đồng thời cũng là người đứng đầu

chính phủ. Nhiệm kỳ của một tổng thống là 6 năm (theo hiến pháp mới) và tổng
thống có thể được bầu lại trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng thống có thể đề nghị
quốc hội sửa đổi các điều luật nhưng quốc hội cũng có thế phủ quyết đề nghị của
tổng thống nếu đa số phản đối.
Các đảng phái chính trị chủ yếu: Phong trào nền Cộng hoà thứ V (MVR),
Phong trào Tiến lên CNXH (MAS), Hành động Dân chủ (AD), Xã hội Thiên
chúa giáo (COPEI), Tổ quốc cho tất cả (PPT), Chúng ta có thể (PODEMOS).
Ngày 02/3/2008, tiến hành Đại hội thành lập Đảng XHCN Thống nhất
Venezuela (PSUV) trên cơ sở tập hợp đa số các đảng phái, phong trào tham gia liên
minh cầm quyền; Đại hội bầu ra 15 ủy viên chính thức và 15 ủy viên dự bị để
chuẩn bị cho cuộc bầu cử trực tiếp Ban lãnh đạo chính thức vào năm 2009.
Kinh tế: Công nghiệp dầu mỏ là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều
nhất cho kinh tế Venezuela, chiếm tới 1/3 GDP, 80% (tài liệu số 25, Nguyễn Thị
Quế, Đặng Công Thành, tr 14) giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách nhà
nước. Đất nước này có một nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới và
hiện Venezuela là thành viên của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC)
và là một trong 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Từ thập niên 1950 đến thập niên 1980, Venezuela là một trong những
cường quốc kinh tế tại Mỹ Latinh. Thu nhập bình quân của nước này gia tăng
nhanh đã thu hút rất nhiều lao động từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên khi
giá dầu thế giới giảm mạnh trong thập niên 1980, nền kinh tế Venezuela đã bị
ảnh hưởng nặng nề. Trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, giá
4

/>
22


dầu trên thị trường thế giới đã tăng trở lại và tạo điều kiện phục hồi cho nền
kinh tế Venezuela. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này là

8,4%, thu nhập bình quân đầu người là 12.200 USD. Năm 2012, thu nhập
bình quân đầu người là 12.900 USD 5.
Mặc dù là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng việc phân bố tài
sản thu được tại Venezuela lại không đồng đều, khiến cho đời sống một bộ phận
lớn dân nghèo gặp nhiều khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Hugo Chavez,
tỷ lệ người nghèo trong những năm mới cầm quyền tại Venezuela đã giảm đáng
kể, từ mức 49% năm 1998 xuống còn 12.3% năm 2007 6.
1.3.2 Tài nguyên dầu mỏ tại Venezuela
Venezuela là một nền kinh tế dầu khí (đứng vị trí quan trọng thứ 5 trên
thế giới) chủ yếu là nhà xuất khẩu thuần. Sự phát triển của ngành kinh tế này
liên quan mật thiết với giá dầu thô. Là quốc gia có trữ lượng dầu khí được kiếm
chứng lớn nhất (trữ lượng tại chỗ khoảng trên 297,6 tỷ thùng, công bố ngày
31/12/2011 theo công báo số 39.885 đăng ngày 19/3/2012) và đứng vị trí thứ
năm trên thế giới về trữ lượng khí tự nhiên (195 tỷ m3) 7.
Năm 2011 trong lĩnh vực dầu khí đã ghi nhận sự tăng trưởng 0,6% thông
qua việc giá dầu tăng lên 40%; cùng với việc khai thác dầu khí có mức tăng
trưởng là 0,5% và các hoạt động lọc dầu cũng có mức tăng là 1,3%. Lĩnh vực
này trong năm 2010 cũng có mức tăng trưởng nhẹ là 0,1%, trong đó bao gồm
việc giá dầu tăng lên 27,5%; PDVSA cũng tăng vốn điều lệ thêm 35%, tuy
nhiên lợi nhuận cố định của công ty có sự sụt giảm, điều đó đã giới hạn khả
năng đầu tư của công ty khiến sản lượng khai thác giảm. Tuy nhiên, trong năm
2009 ghi nhận việc giảm xuống ở mức 7,4% do phản ứng từ việc mở rộng đầu tư
trong lĩnh vực này năm 2008 (tăng 2,9%), trong đó bao gồm việc giảm hạn
ngạch khai thác theo bảng quy định của Tổ chức OPEC cho Venezuela. Việc
giảm sản lượng khai thác trong năm 2009 khiến doanh thu của chính phủ trong
5

/> (tr. 8)
7
/>6


23


lĩnh vực này giảm 35,4% so với năm 2008, do giá dầu thô giảm 34,1% (trong
năm 2009 giá dầu thô trung bình của Venezuela là 57,02 đô la Mỹ/thùng, trong
khi đó năm 2008 giá dầu là 86,49 đô la/thùng; bình quân mỗi thùng dầu năm
2009 đã mất 29,47 đô la so với năm 2008) 8.
Sản lượng khai thác dầu thô được phân chia giữa Công ty Dầu khí Quốc gia
Venezuela S.A (PDVSA) và các công ty tư nhân hoạt động tại đây, trong đó nổi bật
là đại diện của một số công ty như Petrobras, Chevron – Texaco, Repsol – YPF và
British Petroleum (BP), tất cả các công ty này đều là thành viên của Hiệp hội Dầu
khí Venezuela. Sự hiện diện của các công ty dầu khí tư nhân bắt đầu từ việc Chính
phủ mở cửa cho các hoạt động trong thăm dò, tìm kiếm dầu khí trong thời gian
giữa thập kỷ 90 thông qua các thỏa thận điều hành và hợp tác chiến lược. Các công
ty này hoạt động dưới hình thức của các thỏa thuận điều hành chung; tuy nhiên để
phù hợp với luật Dầu khí ban hành năm 2001, các hợp đồng về thỏa thuận điều
hành chung này phải được ký kết dưới hình thức công ty liên doanh. Chính thức từ
31 tháng 12 năm 2005, tất cả các công ty bắt buộc phải chuyển đổi từ hình thức
thỏa thuận điều hành chung sang công ty liên doanh.
Ngành công nghiệp hóa dầu được Chính phủ can thiệp mạnh mẽ. Theo chiến
lược thì đây là ngành cung cấp các loại sản phẩm chế biến từ dầu khí, nên Chính
phủ đã kiểm soát phần lớn các công ty trong lĩnh vực này thông qua Công ty
Pequiven. Công ty này đóng vai trò như động lực cho ngành công nghiệp hóa dầu
nhằm dẫn dắt các công ty nhỏ và các công ty trung bình đi theo định hướng thành
các công ty phụ trợ. Bởi vậy việc tăng trưởng trong lĩnh vực hóa dầu gắn kết mạnh
mẽ tới sự phát triển của ngành dầu khí.
Trữ lượng dầu khí quan trọng nhất và vẫn chưa kiểm chứng đầy đủ hoặc
chưa được chứng nhận nằm tại khu vực phía Đông của quốc gia, có tên gọi là
vành đai Dầu khí Orinoco. Một vấn đề đáng chú ý về chất lượng phải kể đến là,

dầu thô tìm thấy tại khu vực này chủ yếu thuộc loại dầu siêu nặng. Điều này dẫn

8

/>
24


tới việc cần chi phí lớn cho việc xử lý để nâng cấp thành dầu nhẹ. Ngoài ra,
đường sá vào các lô trong khu vực này rất khó khăn do đặc thù vị trí địa lý.
Sản lượng khai thác của Venezuela chiếm xấp xỉ 3,75% tổng sản lượng
khai thác của thế giới. Các hoạt động thăm dò và khai thác bắt đầu từ đầu thể kỷ
XX tại khu vực lòng hồ Maracaibo. Từ đó đến nay, sản lượng khai thác tại đây
có khuynh hướng liên tục tăng lên.
Chính phủ Venezuela đẩy mạnh việc khai thác khí tự nhiên, trong đó, theo
Báo cáo Điều hành của PDVSA năm 2011, sản lượng khai thác khí là gần 71,3
triệu m3 khí/ngày, cao hơn 2,3% sản lượng khai thác của năm 2010. Sản lượng
có thể đạt được theo báo cáo là khoảng 73,3 triệu m3/ngày, tăng hơn 3% so với
năm 2011, nhờ việc tăng sức mua của Chevron và Ecopetrol khi cộng thêm vào
nguồn cung khí từ Colombia, đã tăng thêm 33% so với sản lượng 2010. Tuy
nhiên, tình hình khai thác và cung cấp khí tự nhiên của Venezuela rất thấp, kèm
theo đó là việc chậm phát triển các dự án khí khu vực ngoài khơi và việc sản
luợng khai thác dầu dậm chân tại chỗ cũng gây ảnh hưởng đến sản lượng khai
thác của Venezuela. Việc này đã làm giảm khả năng tiêu thụ khí tự nhiên trước
nhu cầu nội địa đang tăng cao, trong đó bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu cho các
nhà máy điện sử dụng khí tự nhiên, cũng như nhu cầu lớn sản phẩm khí sử dụng
riêng cho ngành công nghiệp dầu khí, mặc dù trữ lượng đã được kiểm chứng của
quốc gia này là 195 tỷ m3 khí, cho phép Venezuela đứng ở vị trí thứ 5 trên thế
giới về trữ lượng và đứng thứ nhất trong khu vực Trung Nam Mỹ 9.
Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, năng lượng với tầm quan trọng ngày

càng tăng đã trở thành một vấn để được nhiều quốc gia quan tâm. An ninh năng
lượng đã trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, mất an ninh năng lượng sẽ đe dọa
sự phát triển bền vững của cả thế giới. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, kinh
tế thế giới suy giảm, giá năng lượng, mà cụ thể là dầu mỏ đã giảm mạnh, có thời
điểm còn khoảng 20 USD/thùng. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau đó, giá dầu mỏ đã
9

Báo cáo của phòng Thương mại
ĐSQ Tây Ban Nha tại Caracas, Venezuela, 22/2/2013

25


×