Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

KHAMPHETH SAENGKHAMPHONG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Ở NƢỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

KHAMPHETH SAENGKHAMPHONG

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY SỬ DỤNG
CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG
TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
Ở NƢỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Mã số: 60 34 04 12



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. Vũ Cao Đàm

GS.TS. Nguyễn Văn Khánh

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan , đây là công trình nghiên cứu của tôi , có sự hỗ trợ của giáo viên
hướng dẫn khoa học và các đồ ng nghiê ̣p . Các số liê ̣u nêu trong luận văn là trung thực .
Những kế t luận khoa học của luận văn chưa được ai công bố trong bấ t kỳ công trình nào .

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KHAMPHETH SAENGKHAMPHONG


LỜI CẢM ƠN
Trong hai năm học cao học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, tác giả luận văn đã được học và sinh sống trong môi trường giáo dục tốt nhất Việt
Nam. Với lòng say mê học hỏi và yêu mến đất nước, con người Việt Nam, tác giả luận văn
đã rất vinh dự được học tập ở Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Tác giả luận
văn xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tập thể cán bộ, giảng viên Trường Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Khoa Khoa học quản lý và Khoa Sau Đại học Trường
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đặc biệt là thầy PGS.TS Vũ Cao Đàm đã hướng

dẫn, chỉ bảo tận tình cho tác giả luận văn trong quá trình học tập và làm luận văn tốt
nghiệp.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

KHAMPHETH SAENGKHAMPHONG


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .............................................................................. 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài ........................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
7. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 5
8. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 6
9. Kết cấu luận văn................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THÂN
THIỆN MÔI TRƢỜNG TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP………………....7
1.1. Dẫn nhập ........................................................................................................ 7
1.2. Khái niệm về công nghệ thân thiện môi trường ............................................ 7
1.3. Khái niệm về khu công nghiệp .................................................................... 15
1.4. Khái niệm ô nhiễm môi trường .................................................................... 21
1.4.1. Khái niệm môi trường ............................................................................... 21
1.4.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường ................................................................. 23
1.5. Vai trò của công nghệ thân thiện môi trườngđối với bảo vệ môi trường ở
các khu công nghiệp ................................................................................................ 25
1.6. Mối quan hệ giữa chính sách công nghệ thân thiện môi trường và bảo vệ

môi trường tại các khu công nghiệp........................................................................ 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................…27
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở NƢỚC
CHDCND LÀO……………………………………………………………………..28
2.1. Dẫn nhập ...................................................................................................... 28
2.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của các quy định về chính sách thúc đẩy
ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường ở nước CHDCND Lào ...................... 28
2.3. Chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường tại các khu
công nghiệp ở nước CHDCND Lào........................................................................ 32
2.3.1. Ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thân thiện với
môi trường ........................................................................................................... 33
2.3.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ thân thiện với môi
trường tại các khu công nghiệp .......................................................................... 36
2.3.3. Các chính sách tín dụng, chính sách giá cả và các chính sách tài chính
khác tại các khu công nghiệp .............................................................................. 39
2.3.4. Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ thân thiện với môi trường 40


2.3.5. Chiến lược phát triển công nghiệp Lào từ năm 2016 đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2030 .............................................................................................. 43
2.3.6. Chế tài xử lý đối với doanh nghiệp áp dụng công nghệ thiếu thân thiện với
môi trường tại các khu công nghiệp ở Lào ......................................................... 44
2.4. Thực trạng về ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công
nghiệp ở Lào ........................................................................................................... 47
2.4.1. Một số kết quả đã đạt được trong ứng dụng công nghệ thân thiện môi
trường tại các khu công nghiệp ở Lào ................................................................ 47
2.4.2. Những khó khăn, hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thân thiện môi
trường tại các khu công nghiệp ở Lào ................................................................ 50
2.5. Đánh giá chung chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thân thiện môi

trường tại các khu công nghiệp ở Lào .................................................................... 55
2.5.1. Ưu điểm ..................................................................................................... 55
2.5.2. Nhược điểm ............................................................................................... 56
2.6. Nhận xét về chính sách phát triển khu công nghiệp theo cụm công nghiệp
(cluster) ở Lào ......................................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2…………………………………………………………..58
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở
NƢỚC CHDCN LÀO……………………………………………………………...60
3.1. Dẫn nhập ...................................................................................................... 60
3.2. Một số kinh nghiệm quốc tế về chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ
thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở Lào ............................................ 60
3.2.1. Kinh nghiệm của Singapore trong chính sách phát triển công nghiệp công
nghệ thân thiện với môi trường ........................................................................... 61
3.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong chính sách phát triển công nghiệp công
nghệ thân thiện với môi trường ........................................................................... 66
3.2.3. Bài học rút ra cho Lào............................................................................... 69
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách thúc đẩy ứng dụng
công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở Lào........................... 70
3.3.1. Nhóm giải pháp chung về chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thân
thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở Lào ................................................ 70
3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể về chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thân
thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở Lào ................................................ 72
3.3.3. Nhóm các giải pháp khác .......................................................................... 90
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3…………………………………………………………..93
KẾT LUẬN CHUNG………………………………………………………………94
KHUYẾN NGHỊ……………………………………………………………………96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1

CHDCND

: Cộng hoà dân chủ nhân dân

2

DN

: Doanh nghiệp

3

DNVV&N

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

4

KH&CN

: Khoa học và Công nghệ

5

R&D


: (research & development) Nghiên cứu và phát triển

6

KCN

: Khu công nghiệp

7

KCX

: Khu chế xuất

8

ÔNMT

: Ô nhiễm môi trường

9

BVMT

: Bảo vệ môi trường

10. Đảng NDCM Lào

: Đảng Nhân dân cách mạng Lào


11

REN

: Quỹ phát triển năng lượng tái tạo quốc gia Lào

12

DNNN

: Doanh nghiệp nước ngoài

13

WEF

: Diễn đàn kinh tế thế giới

14

NUS

: Đại học Quốc gia Singapore

15

NTU

: Đại học Công nghệ Nanyang Singapore


16

NC&PT

: Nghiên cứu và phát triển

17

CNTTMT

: Công nghệ thân thiện môi trường

18

ĐMCN

: Đổi mới công nghệ


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lào đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu
công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển
các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Lào đã, đang và sẽ tiếp tục mang
lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển khu công
nghiệp đã bộc lộ một số khuyết điểm trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi
trường.
Tình trạng ô nhiễm môi trường (nhất là nguồn nước) tại các khu công nghiệp là do
việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Lào chưa hợp lý, cũng như thiếu các
nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển. Thêm vào đó, trong quá trình hoạt động,

nhiều khu công nghiệp còn thay đổi quy hoạch ngành nghề so với quyết định phê duyệt đầu
tư, sử dụng công nghệ lạc hậu thiếu thân thiện với môi trường không đáp ứng yêu cầu phát
triển nền kinh tế bền vững.
Từ những lý do trên, tác giả luận văn chọn đề tài: “Chính sách thúc đẩy sử dụng
công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở nước Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào” làm luận văn thạc sĩ tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong xử lý ô nhiễm môi trường là
một đề tài lớn được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà khoa học trên thế giới:
* Ở nước ngoài:
Ở Việt Nam tiêu biểu có một số công trình như: Nguyễn Thị Quang- “Sử dụng công
cụ tài chính thúc đẩy ứng dụng công nghệ xanh trong lĩnh vực xử lý rác thải (nghiên cứu
trường hợp một số doanh nghiệp tại Hà Nội), luận văn thạc sĩ Khoa học quản lý, Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2014; Trần Thị Mĩ Hạnh -“Nghiên cứu đặc trưng của dòng thải và

1


đề xuất sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung tại khu công nghiệp Nam Cấm, huyện
Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An”, luận văn thạc sĩ Khoa học quản lý, Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2014; đề án “Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường đến năm 2020”được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số
1660/QĐ-TTg và chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước “nghiên cứu KHCN phục
vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”, đề
tài “ứng dụng công nghệ enzyme vào xử lý ô nhiễm môi trường” của Nguyễn Thanh Liêm –
Nguyễn Minh Hiếu – Nguyễn Văn Luân – Vũ Văn Phương năm 2012; Báo cáo chuyên đề
công nghệ sinh học môi trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh về Vai trò của công
nghệ sinh học trong xử lý nước thải năm 2009…
Ở Trung Quốc tiêu biểu có một số công trình: Wang Jianlong – “Technologies for
water pollution control” – Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh năm 2006; W. Shen, W. Zhao, F.

He - TiO2 Photocatalytic Reactions and Its Applications in Wastewater Treatment năm
1998; G. Wang, B. Zheng-Shanxi Aluminum Plant Environment Safety Countermeasures
năm 2001…
Ở Nhật Bản tiêu biểu có một số công trình: A. Fujishima, K. Honda Electrochemical Photolysis of Water at a Semiconductor Electrode năm 1972; M.V.
Sharma, V. Kumari, M. Subrahmanyam - TiO2 Supported over SBA-15: An Efficient
Photocatalyst for the Pesticide Degradation Using Solar Light năm 2008…
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài ở trên đã đề cập
đến những vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng của chính sách công nghệ ở Việt Nam,
Trung Quốc và Nhật Bản…nhưng về cơ bản, các chính sách công nghệ ở Việt Nam, Trung
Quốc và Nhật Bản được nghiên cứu dưới giác độ những công nghệ cụ thể, chuyên biệt như
công nghệ kiểm soát ô nhiễm nguồn nước: bùn hoạt tính, xử lý hiếu khí, xử lý kỵ khí, sinh
học điều trị, Xử lý sinh học, xử lý hóa chất, keo hạt (Wang Jianlong), công nghệ enzyme
đối với xử lý ô nhiễm môi trường (Nguyễn Thanh Liêm – Nguyễn Minh Hiếu – Nguyễn
Văn Luân – Vũ Văn Phương) hay nghiên cứu sử dụng công nghệ trong một phạm vi không

2


gian địa lý hẹp: khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, một số doanh
nghiệp ở Hà Nội.
* Ở trong nước:
Chưa có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ thân
thiện môi trường tại các khu công nghiệp. Tuy vậy, cũng có một số công trình đáng chú ý
như sau: luận văn thạc sĩ đề tài: “Ứng dụng khoa học công nghệ tăng cường hiệu quả kiểm
soát ô nhiễm môi trường ở CHDCND Lào” của Poumy Sinlatanathamatheva, bảo vệ tại Đại
học Quốc gia Lào năm 2007; luận văn tốt nghiệp đề tài: “Tăng cường năng lực nghiên cứu,
ứng dụng hoạt động khoa học và công nghệ trong công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn đa
dạng sinh học của CHDCND Lào” của Somphone Sibounhueng, bảo vệ tại Đại học Quốc
Gia Lào năm 2009….
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học này cho thấy với những mục tiêu và

nhiệm vụ khác nhau, những công trình nghiên cứu này chủ yếu nêu các quy định của pháp
luật về môi trường nhằm thúc đẩy sử dụng công nghệ trong một lĩnh vực như công nghệ
xanh hay sử dụng khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học
mà chưa đi sâu phân tích một cách đầy đủ và có hệ thống chính sách thúc đẩy sử dụng công
nghệ thân thiện môi trường ở các khu công nghiệp của Lào. Nhiều vấn đề liên quan đến
chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp chưa
được đề cập nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện hoặc có đề cập nghiên cứu nhưng
mức độ nghiên cứu chưa sâu. Tuy vậy, đây vẫn là những tài liệu nghiên cứu quan trọng
được tác giả lựa chọn tham khảo khi thực hiện việc nghiên cứu đề tài luận văn của mình.
Chính vì vậy, Luận văn với chủ đề nghiên cứu về “Chính sách thúc đẩy sử dụng
công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở nước Lào” là quan trọng và
cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.

3


3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu của đề tài là đưa ra chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện môi
trường tại các khu công nghiệp của Lào.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát đề cập trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ thân
thiện môi trường: chính sách, công nghệ thân thiện môi trường, khu công nghiệp, ô nhiễm
môi trường; Mối quan hệ chính sách công nghệ với xử lý ô nhiễm môi trường.
- Phân tích thực trạng về sử dụng công nghệ thân thiện môi trường ở các khu công
nghiệp tại CHDCND Lào.
- Đánh giá chính sách liên quan sử dụng công nghệ/công nghệ thân thiện môi trường
tại các khu công nghiệp ở Lào.
- Đề xuất giải pháp chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện môi trường tại

các khu công nghiệp ở Lào.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ thân
thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở Lào.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung: nghiên cứu và đề xuất giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy sử
dụng công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở Lào.
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thân thiện môi
trường tại các khu công nghiệp ở Lào

4


+ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2016;
Thực trạng sử dụng công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp trong 5 năm
gần đây.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn đã có những đóng góp mới cho khoa học chuyên ngành quản lý khoa học
và công nghệ ở những điểm sau:
* Về mặt lý thuyết:
Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận trong mối
quan hệ giữa chính sách công nghệ và bảo vệ môi trường… và tầm quan trọng của công
nghệ thân thiện môi trường đối với bảo vệ môi trường.
* Về mặt thực tiễn:
- Phân tích được các chính sách liên quan đến việc sử dụng công nghệ/công nghệ
thân thiện môi trường ở nước CHDCND Lào.
- Đề xuất được giải pháp chính sách thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện môi
trường tại các khu công nghiệp ở Lào.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu như

tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh nhằm xây dựng cơ sở lý luận để làm sáng tỏ những
vấn đề nghiên cứu cũng như đề xuất kiến nghị.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Cần phải sử dụng chính sách về thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện môi trường
như thế nào để thúc đẩy sử dụng công nghệ thân thiện môi trường tại các khu công nghiệp ở
Lào?

5


8. Giả thuyết nghiên cứu
Cần phát triển công nghiệp ở Lào theo hướng các cụm công nghiệpcó mức độ tập
trung các doanh nghiệp liên kết với nhau cho phép tận dụng các nguồn phế thải đồng thời
tận dụng các công nghệ sạch.
Cần nghiên cứu, tham khảo và học hỏi kinh nghiệm chính sách thúc đẩy sử dụng
công nghệ thân thiện môi trường của các quốc gia trên thế giới.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
gồm ba chương là :
- Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách công nghệ thân thiện môi trường trong các
khu công nghiệp
- Chương 2. Thực trạng chính sách ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường tại
khu công nghiệp ở nước CHDCND Lào
- Chương 3. Giải pháp chính sách thúc đẩy ứng dụng công nghệ thân thiện môi
trường tại các khu công nghiệp ở nước CHDCND Lào

6


CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN MÔI TRƢỜNG
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. Dẫn nhập
Chính sách công nghệ thân thiện với môi trường giúp phản ánh rõ nét nhất các mục
tiêu của Nhà nước và các giải pháp mà Nhà nước sử dụng để đạt tới các mục tiêu phát triển
bền vững và bảo vệ môi trường. Việc xây dựng một chính sách bao gồm 3 giai đoạn cơ bản:
hoạch định chính sách, thực thi chính sách và đánh giá chính sách. Với cách tiếp cận này,
tác giả luận văn tập trung phân tích và luận giải một số vấn đề lý luận về chính sách công
nghệ thân thiện môi trường trong các khu công nghiệp để làm tiền đề phân tích các vấn đề
tiếp theo của đề tài.
1.2. Khái niệm về công nghệ thân thiện môi trƣờng
Công nghệ thân thiện môi trường là một trong những giải pháp hàng đầu trong công
cuộc chống biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là một lĩnh vực tràn đầy triển vọng phát triển
trong tương lai.Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững, thế giới đang hướng tới sử dụng
những công nghệ thân thiện môi trường (Environmental Sound Technology-EST). Trong
vài thập niên gần đây,vấn đề công nghệ thân thiện môi trường đã được chính phủ cũng như
khu vực tư nhân và giới khoa học nhiều nước quan tâm.
Tuỳ vào cách tiếp cận mà khái niệm công nghệ thân thiện môi trường có thể được
hiểu là : công nghệ sạch (Cleantechnology), công nghệ sạch hơn (cleaner technology), công
nghệ ít chất thải (low-waste technology), công nghệ xanh (green technology)…
Công nghệ thân thiện môi trường đã được định nghĩa trong Chương 34, Chương
trình nghị sự 21 của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), hay còn gọi là
Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất được tổ chức vào năm 1992: “Công nghệ thân thiện môi
trường là những công nghệ bảo vệ môi trường, ít gây ô nhiễm hơn, sử dụng mọi nguồn tài
nguyên theo hướng bền vững hơn, tái chế được nhiều sản phẩm và phế thải và xử lý rác thải
dư thừa một cách hợp lý hơn so với những công nghệ mà nó thay thế”. M.Henzler lại cho

7



rằng “công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ, bao gồm cả những dịch vụ và
hỗ trợ cần thiết, với chức năng cần hoàn thiện nhằm giảm thiểu tác động tới môi trường
trong khi vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh”.
Mặt khác, trong bối cảnh ô nhiễm, công nghệ thân thiện môi trường có thể được hiểu
là những quy trình tạo ra ít hoặc thậm chí không tạo ra chất thải để ngăn ngừa ô nhiễm. Nó
cũng bao gồm cả các công nghệ xanh, công nghệ sạch công nghệ “đầu cuối” để xử lý các
vấn đề ô nhiễm mà nó làm phát sinh ra.
“Công nghệ xanh” là sự ứng dụng khoa học môi trường, hóa học xanh, quan trắc môi
trường và các thiết bị điện tử để theo dõi, mô hình hóa và bảo tồn môi trường tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do ảnh hưởng của con người 1.
Hay “Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm
môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường”. (theo Luật bảo
vệ Môi trường Việt Nam, 1994, Điều 2, khoản 8 – Hiện nay Luật Bảo vệ môi trường Việt
Nam năm 2014 đã bỏ quy định này). Khoản 11, Điều 4, Luật Bảo vệ Môi trường Lào năm
2013 định nghĩa “công nghệ sạch” là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật sử dụng
máy móc và thiết bị trong quá trình sản xuất và hoạt động dịch vụ mà không gây ô nhiễm
hoặc tạo ra chất thải; Và sử dụng lượng tiêu thụ năng lượng ít nhất để tránh tác động và
thiệt hại đối với môi trường”.Trong Giáo trình “Quản lý Khoa học và công nghệ - Khoa
Luật Đại học Quốc gia Lào định nghĩa: “công nghệ thân thiện môi trường là công nghệ
được tạo ra nhằm ứng dụng vào các hoạt động kinh tế và xã hội của con người; bao gồm
hai nội dung chính là giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính và giảm thiểu chất gây ô
nhiễm môi trường”[31, tr.34-35].
Công nghệ thân thiện môi trường, theo chúng tôi, có thể bao gồm công nghệ xanh,
công nghệ sạch và công nghệ sạch hơn.
Công nghệ sạch (cleantechnology) là một tập hợp các quy trình, thực tiễn và công cụ,
trong bất kỳ ngành công nghiệp nào hỗ trợ cách tiếp cận kinh doanh bền vững, bao gồm
nhưng không giới hạn: kiểm soát ô nhiễm, giảm và quản lý tài nguyên, chiến lược cuối cùng
của cuộc sống, giảm chất thải, hiệu suất năng lượng, giảm thiểu cácbon và lợi nhuận.
1


Wikipedia, />
8


Con người luôn khám phá thế giới quan với quan điểm phát triển và rằng công nghệ
luôn lạc hậu so với sự phát triển của loài người. Do đó, khái niệm công nghệ sạch hơn ra
đời và tồn tại song song với khái niệm công nghệ sạch.
Công nghệ sạch hơn về cơ bản giống với khái niệm công nghệ sạch.Tuy nhiên, công
nghệ sạch hơn chỉ tập trung vào nhiệm vụ chính là giảm lượng khí thải ô nhiễm; Và nếu có
thể thay đổi bản chất của nguồn phát thải ô nhiễm để giảm áp lực và chi phí xử lý cuối
đường ống. Hay nói cách khác, công nghệ sạch hơn là công nghệ trong đó có sự áp dụng
liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp đối với quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch
vụ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường: i)
Đối với quá trình sản xuất: công nghệ sạch hơn nhằm giảm tiêu thụ nguyên liệu, nước và
năng lượng, giảm các nguyên liệu có tính chất độc hại hay nguy hại, giảm độc tính của phát
thải và chất thải tại nguồn trong quá trình sản xuất; ii) Đối với sản phẩm: công nghệ sạch
hơn nhằm giảm các tác động của sản phẩm đến môi trường, sức khoẻ và an toàn trong suốt
đời sản phẩm, từ khâu nhập nguyên liệu, thông qua quá trình sản xuất và sử dụng cho đến
khi thải bỏ; iii)Đối với dịch vụ: công nghệ sạch hơn lồng ghép các quan tâm về môi trường
vào quá trình thiết kế và cung cấp dịch vụ.
Công nghệ ít chất thải là một khái niệm mới ra đời xuất phát từ những khó khăn về
công nghệ mà con người gặp phải đó là sự chững lại của các công nghệ sạch và công nghệ
sạch hơn với sự cho rằng rất khó để đạt được một công nghệ sạch và công nghệ sạch hơn
hay công nghệ không chất thải thuần tuý và rằng bởi chúng chỉ mang tính tương đối và để
nhằm xử lý tốt hơn vấn đề xả thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng nhiều hơn
từ con người. Ủy ban Cộng đồng kinh tế châu Âu định nghĩa: "(low-waste technology) là
công nghệ sử dụng các kỹ thuật để sản xuất ra một sản phẩm hợp lý nhất với việc sử dụng
nguyên liệu và năng lượng, đồng thời làm giảm lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường và
kiểm soát số lượng chất thải được sinh ra trong quá trình sản xuất". Định nghĩa này cho thấy
sự thay đổi trong quá trình nhận thức của các nhà khoa học đó là phát triển của các kỹ thuật

kết hợp một cách hợp lý với việc tiết kiệm sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng với việc
kiểm soát lượng chất thải ở mức thấp nhất có thể.Như chúng ta sẽ thấy, những kỹ thuật này
rất hiếm, tuy nhiên, chúng có vẻ thực tế hơn so với việc phải đi tìm các công nghệ không

9


chất thải phi thực tế. Nhưng rõ ràng, phải nhìn nhận rằng công nghệ không chất thải phải là
công nghệ mà con người nên hướng tới trong tương lai.
Nỗ lực của các nhà khoa học trong việc đi tìm công nghệ không chất thải dẫn đễn lý
thuyết về phát triển công nghiệp theo cụm ngành (industrial cluster). Thuật ngữ này trở nên
phổ biến từ khi được Micheal Porter nhắc tới trong cuốn Lợi thế cạnh tranh của các quốc
gia (1990) và khẳng định “chính sách cụm công nghiệp thành công được xem là một mô
hình để phát triển lợi thế cạnh tranh khu vực”[4].
Sự thành công trong ứng dụng lý thuyết này vào phát triển cụm công nghiệp ở một
số quốc gia trên thế giới chính là chìa khoá trả lời cho câu hỏi làm thế nào để tạo ra công
nghệ không chất thải hoặc ít nhất là công nghệ ít chất thải. Có thể kể đến mô hình ứng dụng
của Mỹ và Nhật Bản sau đây [13]:
Tại Mỹ, M. Porter là người tiên phong trong thiết kế mô hình cụm ngành công
nghiệp.M. Porter đặc biệt nhấn mạnh tới các địa điểm cụ thể của các doanh nghiệp vì
khoảng cách địa lý có ảnh hưởng đến khả năng chia sẻ thông tin, nguồn lực, sự hiểu biết và
các công nghệ tiên tiến.Các Bang Arizona, California, Florida, Minoseta, Bắc Carolina,
Ohio, Oregon, Washington dẫn đầu về phát triển các cụm ngành. Cụm công nghiệp tiêu
biểu nhất ở Mỹ là thung lũng Silicon, với hơn 2,5 triệu lao động. Tại Bang Arizona với sự
tham gia của trung tâm Porter M. đã xây dựng chương trình đối tác chiến lược để phát triển
kinh tế.Kết quả là 9 mô hình cụm công nghiệp được thành lập.Hoạt động của các cụm
ngành này cho thấy chúng hoạt động như mạng lưới sản xuất, với mục tiêu cùng học hỏi,
cùng nghiên cứu marketing, mua sắm, sản xuất. Ở tất cả các Bang của Mỹ đều thành lập các
Ủy ban về phát triển cụm công nghiệp. Các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cũng
thực hiện nghiên cứu phát triển các cụm ngành. Nguồn vốn ban đầu do chính quyền Liên

bang cấp, sau đó có thể huy động nguồn vốn tư nhân. Các cụm ngành công nghiệp của Mỹ
có mức độ cạnh tranh toàn cầu rất cao.
Nhật Bản là một trong những quốc gia áp dụng chính sách phát triển cụm công
nghiệp thành công.Từ đầu những năm 2000, Nhật Bản đã xây dựng và triển khai chính sách
cụm ngành công nghiệp một cách hệ thống. Để hình thành một cụm ngành công nghiệp, Bộ
Công Thương Nhật Bản tiến hành bốn bước: phân tích đặc điểm của địa phương; xác định
mạng lưới có thể thiết lập trong phạm vi địa phương; mở rộng phạm vi mạng lưới, và thúc

10


đẩy tập trung công nghiệp và đổi mới. Ba nhóm chính sách mà Bộ Công Thương thực hiện
là (i) xây dựng mạng lưới, (ii) hỗ trợ doanh nghiệp về R&D, phát triển thị trường, quản lý,
đào tạo và (iii) thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa các doanh nghiệp với
các tổ chức tài chính, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Nhật Bản là quốc gia đi đầu trong
xây dựng hệ thống liên kết thầu phụ và hợp đồng giữa các doanh nghiệp lớn với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Các nghiên cứu thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới và từ thực tiễn hai nước Nhật
Bản và Mỹ đã cho thấy các cụm công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát
triển của mỗi quốc gia xét trên hai phương diện: i) phương diện kinh tế: cụm công nghiệp
góp phần tăng cường tính kinh tế địa phương và đô thị hóa, tạo điều kiện cho tái cơ cấu
công nghiệp cũng như khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp,các nguồn lực công đầu
tư tập trung hơn; ii) phương diện môi trường: cụm công nghiệp góp phần giảm chất thải vào
môi trường bằng việcliên kết các doanh nghiệp có liên quan đến nhau trong đó chất thải của
cơ sở sản xuất trước được sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho cơ sở sản xuất sau.
Do đó, xét về mặt công nghệ môi trường có thể xem cụm công nghiệp được xây
dựng theo quan điểm của môi trường là “công nghệ cluster”. Theo đó, tác giả xin đưa ra
một khái niệm mới: “công nghệ cluster” là công nghệ chỉ cách thức tổ chức các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh trong cùng một lĩnh vực công nghiệp cụ thể có liên quan đến
nhau cho phép tận dụng tối đa các chất thải quay trở lại sản xuất để tạo ra sản phẩm mới”

Trong phát triển cụm công nghiệp, theo tác giả có hai mô hình cụm công nghiệp mà
các quốc gia tuỳ vào điều kiện cụ thể của mình có thể ứng dụng:

11


* Cụm công nghiệp tương đối: là mô hình trong đó chất thải của doanh nghiệp này
là nguồn nguyên liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp kia:

Sản phẩm
Doanh Nghiệp A

Nguyên liệu
Chất thải

Doanh Nghiệp B

Nguyên liệu

* Cụm Công nghiệp lý tưởng:là mô hình trong đó chất thải của doanh nghiệp này là
nguồn nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệpkia tạo ra một chu trình khép kín:
Sản phẩm
Doanh Nghiệp A

Nguyên liệu
Chất thải

Doanh Nghiệp B

Nguyên liệu


Chất thải

Nguyên liệu

Sản phẩm

Ưu điểm của công nghệ cluster là nó cho phép biến các công nghệ gây ô nhiễm môi
trường thành công nghệ thân thiện với môi trường dựa trên việc kiểm soát và hạn chế chất
thải.Ở mặt này, công nghệ cluster chính là chìa khoá cho sự hình thành công nghệ ít chất
thải hoặc công nghệ không chất thải trong tương lai.Ngày nay, khi vấn đề ô nhiễm môi

12


trường trở thành hàng rào vô hình được dựng lên bởi một loạt các biện pháp: ĐTM, chính
sách, pháp luật, kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên biên giới… để ngăn cản các công
nghệ thiếu thân thiện với môi trường hoặc “việc xuất khẩu ô nhiễm” vào quốc gia của mình.
Nhưng các biện pháp này chỉ mới giải quyết được yêu cầu cần hạn chế các công nghệ gây ô
nhiễm môi trường mà chưa đưa ra được giải pháp cho việc biến các công nghệ đó thành
công nghệ sạch, hoặc công nghệ sạch hơn, hoặc công nghệ ít chất thải, hoặc công nghệ
không chất thải.Rõ ràng, so với việc hạn chế các doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài
đầu tư vào quốc gia của mình do lo ngại về công nghệ lạc hậu hay thiếu thân thiện với môi
trường, các quốc gia có thể lựa chọn áp dụng công nghệ cluster để vừa giải quyết được yêu
cầu về môi trường, một mặt “đón đầu” được dòng vốn cần thiết cho việc phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, để công nghệ cluster đạt được hiệu quả tối ưu cần tập trung đầu
tư các nhà máy xử lý chất thải, có công nghệ tiên tiến theo phương hướng mỗi doanh nghiệp
hay mỗi nguồn gây ô nhiễm cho môi trường có một hệ thống xử lý chất thải riêng biệt kết
nối với hệ thống xử lý tập trung và được kiểm soát bởi hệ thống quan trắc đánh giá chất
lượng và tiêu chuẩn của chất thải.
Tuy vậy, công nghệ cluster cũng có những hạn chế, đó là chúng đòi hỏi các doanh

nghiệp sản xuất kinh doanh: thứ nhất phải có liên quan với nhau trong một lĩnh vực công
nghiệp cụ thể để có thể tận dụng chất thải thành nguyên liệu sản xuất ; hai là cùng nằm
trong một khu vực địa lý nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển và rủi ro ô nhiễm môi trường từ
việc vận chuyển chất thải đến do khoảng cách xa nhau. Do vậy, để công nghệ cluster được
ứng dụng vào thực tế, các quốc gia phải xây dựng mạng lưới các công nghiệp, nhóm công
nghiệp trong đó phải đáp ứng yêu cầu chất thải của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu
vào của doanh nghiệp kia thành danh mục. Điều này có thể được áp dụng trong phát triển
công nghiệp tại Lào, thí dụ như: hiện nay Lào đang triển khai phát triển công nghiệp khai
thác than tại huyện Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn tạo ra các sản phẩm than phục vụ cho nhà máy
nhiệt điệt đồng thời tạo ra một lượng lớn chất thảikhi nhiệt điện chạy than thải ra khí
sunfurơ sẽ phải khử khí sunfurơ đến khi không độc. Khí khi thải ra môi trường nếu qua xử
lý bằng công nghệ sẽ không còn độc, nhưng bã đọng lại có cacbonat canxi và muối sunfat –
gọi tắt là thạch cao, nếu Lào bố trí tại đây một trung tâm nghiên cứu khoa học xử lý khí thải
sẽ cung cấp các công nghệ xử lý khí thải và sự trợ giúp khoa học kỹ thuật cho nhà máy

13


nhiệt điện qua đó khống chế được khí thải gây ô nhiễm môi trường, đồng thời bố trí các nhà
máy chế biến vật liệu xây dựng tại đây sẽ góp phần tận dụng được tro, xỉ, thạch cao từ các
nhà máy nhiệt điện làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; các chất thải còn lại hoặc
được tạo ra từ quá trình tái chế chất thải sẽ được nhà máy xử lý chất thải – công nghệ xử lý
chất thải tiên tiến xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường. Như
vậy, các chất thải từ nhà máy nhiệt điện đã được xử lý tối đa trong một vòng khép kín nếu
như Lào phát triển công nghiệp theo cụm. Mặt khác, cụm công nghiệp tạo cơ hội cho việc
tích tụ thông tin, kiến thức - tiền đề cho việc cải tiến, đổi mới trong sản xuất và giảm chi phí
giao dịch.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau về công nghệ thân thiện môi trường và tồn tại
các khái niệm “công nghệ xanh”, “công nghệ sạch” nhưng chúng đều có điểm chung là tất
cả đều hướng tới giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường và hướng tới nền công nghiệp

ít phát thải, thân thiện môi trường hay nền công nghiệp được vận hành tối ưu nhằm tận dụng
đa nguồn lực để sản sinh ra những sản phẩm có ích cho xã hội, đồng thời qua đó giảm tối đa
lượng chất thải phát sinh.
Xét về mặt bản chất, khái niệm về công nghệ thân thiện môi trường mang tính tương
đối và quy chuẩn. Thuật ngữ này hàm ý rằng những công nghệ đã được chọn sẽ hoàn thành
các mục tiêu chứ không chỉ là tạo điều kiện cho một quá trình công nghiệp, giám sát,
thương mại hay nội địa, đồng thời sẽ mang lại những lợi ích và giá trị sử dụng rộng lớn hơn
chứ không chỉ là về năng suất (UNCTAD, 1997a). Đây là một khái niệm luôn tiến hóa: một
công nghệ ngày hôm nay có thể làm giảm ô nhiễm và giảm mức sử dụng tài nguyên, vẫn có
thể trở thành một công nghệ “bẩn” chỉ sau vài năm, khi có nhiều công nghệ tiên tiến hơn ra
đời. Vì vậy, duy trì quá lâu những công nghệ được coi là “sạch” của ngày hôm nay (ví dụ
như giảm hoặc áp dụng thuế ưu đãi) có thể sẽ trì hoãn những phát minh mới hoặc làm lệch
hướng các quyết định đầu tư và thương mại hướng tới những công nghệ ít sạch hơn mà
không phải là các loại công nghệ có thể có được nhờ đổi mới và tiến bộ công nghệ (OECD,
2001b). Tuy vậy, Công nghệ thân thiện môi trường phải phù hợp với những ưu tiên về kinh
tế, xã hội, văn hóa và môi trường của một quốc gia.

14


Từ những phân tích trên, ta có thể hiểu “công nghệ thân thiện môi trường” là những
công nghệ được tạo ra để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của con người đến môi
trường”.
1.3. Khái niệm về khu công nghiệp
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, KCN đã được hình thành ở một số nước tư bản
phát triển.Năm 1896, xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Park thành phố Manchester nước
Anh. Sau đó, KCN lần lượt được thành lập ở các nước khác như Mỹ năm 1899, Italia năm
1904; và kể từ những năm 50 thế kỷ XX thì KCN thực sự được bùng nổ, trở thành phổ biến
ở các nước. Trong quá trình phát triển đó, KCN đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, nó được
coi là một công cụ để phát triển kinh tế.

Ngày nay, KCN xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.Mặc dù thuật ngữ
KCN được sử dụng khá phổ biến nhưng bản thân nó lại bao hàm nhiều hình thức tổ chức và
tính chất hoạt động khác nhau.
Theo nghĩa thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập tập trung nhiều doanh
nghiệp sản xuất công nghiệp.Các KCN ra đời là kết quả của việc xây dựng các doanh nghiệp
công nghiệp riêng rẽ.Xen lẫn với các doanh nghiệp công nghiệp là khu dân cư hoặc các cơ quan
hành chính sự nghiệp các doanh nghiệp thuộc ngành khác… nghĩa là KCN chuyên sản xuất
hàng dành cho xuất khẩu. Ở đó, chính quyền đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi như miễn thuế
(thuế xuất - nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản…) và tự do mua bán.
Tuy nhiên, đến nay ở các nước khác nhau có những quan niệm khác nhau về KCN.
Có quan niệm cho rằng, KCN là một vùng đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo
một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểm cho các ngành công nghiệp tương hợp với
hạ tầng cơ sở, các tiện ích công cộng, các dịch vụ phục vụ và hỗ trợ [3, tr.15].
Ở Thái Lan và Philippin, KCN được quan niệm như một thành phố công nghiệp và thực
tế nó là một cộng đồng tự túc và độc lập. Ngoài việc cung cấp kết cấu hạ tầng, các tiện nghi,
tiện ích công cộng hoàn chỉnh và xử lý chất thải, KCN cũng bao gồm khu thương mại, dịch vụ
ngân hàng, trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, khu nhà ở cho công nhân… Các
KCN ở Thái Lan và Inđônêxia thường có 3 bộ phận chủ yếu: khu sản xuất hàng tiêu thụ nội địa,
khu sản xuất hàng xuất khẩu và khu thương mại dịch vụ.

15


Có quan niệm lại cho rằng, KCN là một khu vực phụ, không nhất thiết phải có sự
ngăn cách, biệt lập bởi trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp công nghiệp với một chuỗi
đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn. Việc bố trí mặt
bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của
KCN mà không nhất thiết phải có quy mô đặc thù [8, tr.30,31,33].
Theo quan điểm của Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) trong
tài liệu KCX ở các nước đang phát triển công bố năm 1990, thì KCN là khu vực tương đối

nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các
ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cấc cung cấp cho các ngành công nghiệp này
những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước
chủ nhà.
Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất để xuất
khẩu miễn thuế [14, tr.18].
Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCX (World Expot Processing Zone
Association – WEPZA) thì KCX là tất cả các khu vực được chính phủ các nước cho phép
thành lập và hoạt động như Cảng tự do, Khu mậu dịch tự do, KCN tự do hay bất kỳ khu vực
ngoại thương hoặc khu vục khác được tổ chức này công nhận. Từ quan điểm này, do nhu
cầu phát triển của mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng được mở rộng xuất
phát từ yêu cầu bức thiết của quá trình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu của các nước
đang phát triển, khái niệm này đã được bổ sung thành những quan niệm mới như Khu kinh tế
mở, Đặc khu kinh tế, Thành phố mở [14, tr.8]….
Quan niệm của Hiệp hội thế giới về KCN rất rộng đòi hỏi chính sách quản lý có độ
linh hoạt cao và mức độ tự do hoá khá lớn.
Tuy những quan niệm trên có một số khác nhau về nội hàm KCN song về cơ bản đều
thống nhất ở những đặc trưng sau:
Một là, KCN là nơi hội tụ và thích ứng với nhau về mặt lợi ích và mục tiêu xác định
giũa chủ đầu tư và nước chủ nhà. KCN là nơi có môi trường kinh doanh đặc biệt phù hợp
được hưởng những quy chế tự do, các chính sách ưu đãi kinh tế (đặc biệt là thuế quan) so
với các vùng khác ở nội địa. Chúng là nơi có vị trí thuận lợi cho việc phát triển sản xuất,

16


thương mại, dịch vụ đầu tư trên cơ sở chính sách ưu đãi về kêt cấu hạ tầng, cơ chế pháp lý,
thủ tục hải quan, thủ tục hành chính, chính sách tài chính tiền tệ, môi trường đầu tư.
Hai là, KCN là bộ phận không thể thiếu và không thể tách rời trong sự phát triển
kinh tế của một quốc gia. Nó thường là những khu vực có vị trí địa lý riêng biệt thích hợp,

có hàng rào xung quanh, giới hạn với các vùng lãnh thổ còn lại của nước sở tại và được
chính phủ nước đó cho phép hoặc rút phép xây dựng và phát triển.
Ba là, KCN là nơi thực hiện mục tiêu hàng đầu về ưu tiên chính sách hướng ngoại,
thu hút chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh
phục vụ xuất khẩu. Đây là mô hình thu nhỏ về chính sách KT - XH mở cửa của một nước.
Ở Lào, khái niệm về KCN được quy định tại khoản 15, Điều 3, Luật Khuyến khích
đầu tư Lào năm 2009: “Khu công nghiệp là khu vực mà Chính phủ xác định là khu vực
công nghiệp, sản xuất sản phẩm công nghiệp, dịch vụ cho ngành sản xuất thông qua việc
phát triển thích hợp cơ sở hạ tầng phục vụ cho đầu tư…”.
Căn cứ vào pháp luật Lào ta có thể hiểu các khái niệm về KCX, KCN, KCN cao,
doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp sản xuất KCN, doanh nghiệp
dịch vụ KCN như sau:
KCX là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu
và hoạt động xuất khẩu.Những doanh nghiệp này được hưởng những ưu đãi đặc biệt về thuế
quan, miễn thuế đối với tất cả các hàng hoá xuất nhập khẩu.Sản phẩm của các doanh nghiệp
này chỉ được phép xuất khẩu chứ không được tiêu thụ trên thị trường nội địa.Trong trường
hợp bán trên thị trường nội địa thì sẽ phải chịu thuế nhập khẩu như đối với những hàng hoá
nhập khẩu thông thường.
KCN cao là KCN tập trung những doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các
đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, bao gồm nghiên cứu triển khai khoa
học và công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới xác định, do chính phủ
hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCN cao có thể có doanh nghiệp
chế xuất.
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu,
được thành lập và hoạt động theo quy chế này.

17


Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN, gồm

doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành
lập và hoạt động trong KCN.
Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong
KCN, thực hiện dịch vụ và các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công
nghiệp.
Có thể thấy rằng KCN là những địa bàn sản xuất công nghiệp gồm nhiều doanh
nghiệp vừa và nhỏ, không có dân cư sinh sống, có ranh giới pháp lý riêng, có ban quản lý
riêng do Chính phủ thành lập. Về kết cấu hạ tầng, KCN được cung cấp đầy đủ các yếu tố hạ
tầng kỹ thuật hiện đại, đạt các tiêu chuẩn quy định phục vụ trực tiếp cho hoạt động các
doanh nghiệp công nghiệp. Về cơ cấu ngành, trong KCN có cả các ngành truyền thống mà
trong nước có lợi thế so sánh và cả các ngành công nghiệp mới như điện tử, công nghệ
thông tin, công nghệ lắp ráp v.v..
So với KCX, KCN thường có phạm vi hoạt động rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm
các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ cho xuất khẩu mà còn mở ra cho tất cả các
ngành công nghiệp bao gồm cả sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước.
Các doanh nghiệp 100% vốn trong nước có thể được vào hoạt động tại KCN, khác
với KCX chỉ liên kết với các công ty có vốn nước ngoài. Các ưu đãi từ phía Chính phủ cũng
được thực hiện đối với doanh nghiệp trong KCN chú trọng tới việc sản xuất hàng xuất khẩu,
do đó những doanh nghiệp này sẽ được hưởng chế độ ưu đãi như trong KCX và cũng sẽ
được hưởng ưu đãi như trong KCN. KCX là khu vực thu hút các dự án đầu tư nước ngoài
để xuất khẩu. Quan hệ giữa các doanh nghiệp chế xuất với thị trường nội địa là quan hệ
ngoại thương cũng giống như quan hệ giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.
KCX là khu thương mại tự do, bởi vì hàng hoá từ KCX ra nước ngoài và từ nước ngoài vào
KCX không phải chịu thuế xuất nhập khẩu và ít bị ràng buộc bởi hàng rào phi thuế quan.
Còn quan hệ giữa các doanh nghiệp KCN với thị trường nội địa là quan hệ nội thương (trừ
doanh nghiệp chế xuất trong KCN được hưởng ưu đãi như doanh nghiệp trong KCX). KCN
không phải là khu thương mại tự do mà là khu sản xuất tập trung.

18



×