Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Mô tip trong truyện cổ tích của andersen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

PHẠM THỊ HẢI VÂN

MÔTIP TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ANDERSEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

PHẠM THỊ HẢI VÂN

MÔTIP TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ANDERSEN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành lý luận văn học
Mã số: 60220120

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Diêu Thị Lan Phƣơng


Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và
chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào.Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
về nghiên cứu của mình.
Học viên

Phạm Thị Hải Vân


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, lời đầu tiên cho phép tôi được gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới TS. Diêu Thị Lan Phương, người đã định hướng, chỉ bảo tận tình
cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quí
thầy cô trong khoa Văn Học nói chung và các thầy cô trong trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
nhà trường để có được những kiến thức, kỹ năng từ đó hoàn thành được luận văn tốt
nghiệp của mình, kết quả cuối cùng của 2 năm cao học.
Cuối cùng tôi gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình và bạn bè, những người đã động viên
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình viết luận văn.
Học viên

Phạm Thị Hải Vân


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 11
4. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 12
6. Cấu trúc Luận văn .................................................................................... 13
CHƢƠNG 1: TRUYỆN CỔ TÍCH, ANDERSEN VÀ VẤN ĐỀ MÔTIP 14
1.1. Giới thuyết truyện cổ tích tác giả, truyện cổ tích dân gian, tƣơng
đồng và khác biệt. .......................................................................................... 14
1.1.1 Truyện cổ tích tác giả. ........................................................................ 14
1.1.2. Truyện cổ tích dân gian. .................................................................... 16
1.1.3. Nét tương đồng và khác biệt của truyện cổ tích tác giả so với truyện
cổ tích dân gian. ........................................................................................... 18
1.2 Andersen và sự hình thành thế giới cổ tích của riêng ông .................. 22
1.2.1. Cuộc đời ............................................................................................. 22
1.2.2 Sự hình hành thế giới cổ tích của Andersen. ...................................... 24
1.3. Giới thuyết Môtip. .................................................................................. 27
1.3.1 Khái niệm. ........................................................................................... 27
1.3.2 Mối quan hệ giữa Type và Môtip trong truyện cổ tích. ...................... 29
Tiểu kết chƣơng 1:......................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: MÔTIP NHÂN VẬTTRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
ANDERSEN ................................................................................................... 32
2.1. Khái quát chung về vấn đề nhân vật. ................................................... 32
2.1.1 Khái niệm nhân vật. ............................................................................ 32


2.1.2 Nhân vật trong truyện cổ tích Andersen ............................................. 33
2.1.3. Môtip nhân vật trong truyện cổ tích. ................................................. 34
2.2. Bốn Môtip nhân vật điển hình trong truyện cổ tích Andersen.......... 37
2.2.1.Môtip nhân vật bất hạnh ..................................................................... 37
2.2.2. Môtip nhân vật mang nhân cách cao đẹp .......................................... 44

2.2.3.Môtip nhân vật đổi đời. ....................................................................... 47
2.2.4. Môtip nhân vật là đồ vật, loài vật thần kỳ ......................................... 50
CHƢƠNG 3: MÔTIP CỐT TRUYỆN TRONG CỔ TÍCH ANDERSEN57
3.1. Khái niệm cốt truyện. ............................................................................ 57
3.2. Khái quát môtip cốt truyện trong truyện cổ tích Andersen: ............. 58
3.3. Môtip trừng phạt .................................................................................... 59
3.4. Môtip xung đột ....................................................................................... 62
3.4.1.Môtip xung đột đẳng cấp (giàu – nghèo)............................................ 62
3.4.2. Môtip xung đột thiện ác ..................................................................... 64
3.5. Môtip mở đầu. ........................................................................................ 66
3.5.1.Môtip mở đầu truyền thống bằng “ngày xửa…ngày xưa” ................. 67
3.5.2. Môtip mở đầu bằng lời tác giả........................................................... 68
3.5.3. Môtip mở đầu bằng khung cảnh thiên nhiên ..................................... 71
3.6. Môtip kết thúc ........................................................................................ 73
3.6.1 Môtip kết thúc không có hậu. .............................................................. 74
3.6.2. Môtip kết thúc có hậu. ........................................................................ 76
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ra đời trong xã hội phong kiến có sự phân hóa giai cấp, truyện cổ tích
là đại diện cho một thế giới thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân về một
cuộc sống công bằng, lý tưởng, những gì phi lí nhất, không thể tồn tại được
ngoài đời thì đều có thể dễ dàng chấp nhận trong thế giới riêng của truyện cổ
tích. Nó như một thứ ánh sáng đặc biệt rọi chiếu vào tâm hồn con người, giúp
họ có thêm niềm tin yêu, lạc quan hơn vào cuộc sống, thế giới kỳ diệu ấy
càng trở nên đặc biệt, đa sắc màu trong tâm trí các em thiếu nhi.Đọc và nghe

truyện cổ tích, các em cảm thấy như tự mình đang bước vào một thế giới mới
khác với cuộc đời thực mà các em đang sống, một thế giới trong đó trẻ em
vận động, chống chọi, đem cái thiện của mình ra đối kháng với cái ác.
Andersen từ trước đến nay vẫn thường được biết đến như một người kể
chuyện cổ tích thiên tài, những tác phẩm của ông đã làm nức lòng biết bao thế
hệ độc giả nhỏ tuổi, đem đến những bài học giản dị, những ước mơ trong
sáng, chân thành. Với hệ thống nhân vật đặc sắc, cốt truyện hấp dẫn, truyện
cổ tích Andersen đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong
nhiều năm.Và cho đến hôm nay, “mọi trái tim” của người đọc vẫn không
ngừng suy tư, trăn trở. Các nhà nghiên cứu trong những bài viết của mình đã
đề cập đến nhiều vấn đề về Andersen như hình thái truyện kể, sức hấp dẫn về
nội dung và nghệ thuật, tính triết lí độc đáo,nhưng trong đó vấn đề về “Môtip
trong truyện cổ tích Andersen” vẫn còn là mảnh đất chờ đợi nhiều sự khám
phá mới mẻ. Đặc biệt, vấn đề này ở Việt Nam còn chưa được đề cập một cách
trực diện, tập trung và có hệ thống.
Nghiên cứu Môtip trong truyện cổ tích Andersen chính là cách hệ thống
lại về những vẻ đẹp của thế giới thần tiên, hệ thống nhân vật người tài giỏi,
dũng sĩ tốt bụng dũng cảm, những con quái vật độc ác quỷ quyệt,những kiểu

1


truyện như người mồ côi, người con riêng, người mang lốt, kiểu truyện giải
cứu công chúa,... sẽ mang lại cho độc giả những cảm xúc nghệ thuật chân
thực, để rồi từ đó nhận thức lý tính về cái thiện, cái ác, cái xấu xa, điều tốt đẹp
ở trên đời. Nhưng khác với nhiều truyện cổ tích khác, truyện cổ tích của
Andersen là một dạng giả cổ tích, tác phẩm được ông sáng tác nhờ trí tuệ và
tư tưởng lớn của mình, vì vậykhông chỉ tạo ra sức hút kỳ lạ với trẻ thơ mà còn
đem đến cho người lớn những xúc cảm mãnh liệt về một thế giới nhiều phép
màu, lý tưởng, công bằng. Người ta còn tìm thấy ở đó tình yêu và khao khát

vươn tới cuộc sống hạnh phúc bình yên với bao điều kỳ lạ mà thực tại không
có.
Với mong muốn góp một cái nhìn toàn diện hơn về thế giới cổ tích của
Andersen, trong khuôn khổ luận văn và trên cơ sở tiếp thu những vấn đề từ
các nhà nghiên cứu trước, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Môtip trong truyện
cổ tích Andersen”làm luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn chắc chắn còn
nhiều sai sót, rất mong nhận được sự đánh giá góp ý từ quý thầy cô.
2. Lịch sử vấn đề
Nội dung nghiên cứu của đề tài liên quan đến khái niệm “Môtip”, cụ
thể là những “Môtip” nhân vật và cốt truyện trong truyện cổ tích Andersen. Ở
đây,chúng tôi tiếp cận vấn đề bằng việcquan tâm đến cáccông trình nghiên
cứu, các bàiviết về tác giả Andersen, về thế giới nhân vật của ông cũng như
về vấn đề môtip trong truyện cổ tích nói chung.
Nghiên cứu về vấn đề Môtip trong truyện cổ tích:
Trước tiên để tìm kiếm một định nghĩa phổ biến nhất, được thừa nhận
rộng rãi nhất trên thế giới về đơn vị “Môtip”, chúng tôi tìm đến bộ “Từ điển
tiêu chuẩn về văn hóa dân gian, thần thoại và truyền thuyết” được xuất bản
vào năm 1950 do Maria Leach và Jerome Fried biên soạn. Theo chúng tôi đây
là một công cụ tra cứu rất hữu ích khi cần tìm kiếm một định nghĩa cho một

2


thuật ngữ có tính quốc tế nào đó trong nghiên cứu văn học dân gian. Chúng
tôi đã tham khảo những nội dung viết về “Môtip” (motif) ở trang 753, “Finish
folklore” ở trang 380 và “Historic – geographic method” ở trang 498 của bộ
từ điển này để làm rõ thêm các thuật ngữ về môtip sẽ trình bày ở chương 1
của luận văn.
Công trình nghiên cứu “Truyện kể dân gian” (1977) của Stith
Thompson là tài liệu cung cấp những thí dụ ứng dụng cụ thể do tác giả thực

hiện dựa theo phương pháp nghiên cứu địa lý – lịch sử của trường phái Phần
Lan. Đấy là những phân tích của Thompson về nghiên cứu của nhà folklore
người Đức Walter Anderson trong chuyên khảo Kaiser und Abt, những luận
điểm của Thompson trong bài viết này đã cung cấp cho chúng tôi những dẫn
chứng về việc ứng dụng nghiên cứu môtip theo bình diện mối quan hệ giữa
môtip và cốt truyện.
Ngoài những tài liệu tiếng Anh kể trên, chúng tôi tìm được nguồn tài
liệu từ tiếng Nga, tuy nhiên do hạn chế về vốn ngoại ngữ này nên chúng tôi
dùng bản dịch của dịch giả Phạm Nguyên Trường.
Từ bài viết “Môtip như là thành tố tạo ra cốt truyện” của nhà nghiên
cứu B.N.Putilov in trongsách “Những nghiên cứu văn hóa dân gian theo loại
hình: Tuyển tập các bài viết tưởng niệm Vladimir Yakovlevich Propp” (18951970), chúng tôi nắm bắt được các định nghĩa về môtip truyện kể dân gian
của nhà ngữ văn học người Nga A.N. Veselovski – người sáng lập và đại diện
của trường phái thi pháp lịch sử trong nghiên cứu truyện kể dân gian. Bên
cạnh đó chúng tôi còn kế thừa được những nhận định của B.N.Putilov về các
mặt ưu và những thiếu sót từ các quan điểm mà Veselovski đưa ra trong định
nghĩa của ông. Putilov cho rằng kể từ khi có những định nghĩa và sự phân biệt
mang tính nguyên tắc giữa Môtip và cốt truyện của Veselovski thì vai trò
mang tính cấu trúc và nội dung của Môtip truyện kể dân gian đã được thừa

3


nhận. Đồng thời tuy còn có những thiếu sót về mặt quan điểm nhưng lý thuyết
của Veselovski cho tới bây giờ vẫn tiếp tục giữ thế thượng phong trong việc
tiếp cận với Môtip như là một đơn vị cấu thành cốt truyện.
Một công trình nghiên cứu rất quan trọng khác mà tôi may mắn được
tiếp xúc đó là tác phẩm “Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ- nguồn gốc hình
tượng” của nhà folklore người Nga E.M. Meletinsky. Mở đầu công trình này,
Meletinsky đưa ra những đánh giá nhận định của mình về quan niệm nguồn

gốc truyện kể dân gian của các nhà nghiên cứu phương Tây, đặc biệt là các
nhà khoa học thuộc trường phái Phần Lan. Theo Meletinsky, đại diện của một
số trường phái nghiên cứu folklore ở phương Tây đã không phát hiện được
các quá trình lịch sử xã hội được phản ánh trong truyện khi tìm kiếm nguồn
gốc của truyện cổ tích. Đồng thời họ đều quy hiện tượng nghệ thuật ngôn từ
cho tư duy và cho đời sống của người nguyên thủy… Nhà nghiên cứu quan
tâm đến hình tượng nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích và đã thực hiện
một quá trình nghiên cứu công phu về hình tượng nhân vật này. Từ công trình
“Nhân vật truyện cổ tích thần kỳ - nguồn gốc hình tượng” của Meletinsky, đã
để lại cho chúng ta những nhận định quan trọng của ông về Môtip trong cấu
tạo nội dung chủ đề truyện cổ tích thần kỳ.
Bài viết “Bàn về một số khía cạnh của việc nghiên cứu đề tài văn học
dân gian” của nhà nghiên cứu S.I. Nekliudov trong tác phẩm “ Folklore và
dân tộc học” đã cho chúng ta biếtnhững cội nguồn của cốt truyện và hình
tượng văn hóa dân gian. Ông dẫn lại định nghĩa của Veselovski và V.I. Propp
về môtip sau đó đưa ra những đánh giá của mình về sự tương đồng và khác
biệt trong quan điểm của hai nhà nghiên cứu này. Ông tập trung vào phân tích
thuật ngữ “chức năng hành động” của nhân vật truyện cổ tích thần kỳ trong
định nghĩa của Propp, giải thích khái niệm chức năng và vai trò của đơn vị
chức năng trong quá trình tạo lập cốt truyện. Nekliudov còn dẫn ra những

4


quan niệm của nhà nghiên cứu người Mỹ Alan Dundes đã phân định vai trò
khác nhau giữa chức năng và Môtip rằng “nếu chức năng là phạm trù của
phân tích khoa học thì Môtip là thành tố của tư duy trong văn học dân gian”.
Ông nhắc lại những phân tích của Putilov về định nghĩa Môtip do Veselovski
đưa ra, đồng thời ông còn dẫn ra và phân tích các quan điểm của Meletinsky
về môtip truyện cổ tích.

Từ đó Nekliudov đưa ra cái nhìn tổng quát của mình về các quan điểm
trên của các học giả và khẳng định rằng khuynh hướng nghiên cứu so sánh
lịch sử trong nghiên cứu truyện kể dân gian được khởi xướng từ Veselovski
đã gây ảnh hưởng lớn lao đến khoa nghiên cứu văn học dân gian ở nước Nga
và trên toàn thế giới.
Cuối cùng một tài liệu cũng viết bằng tiếng Nga rất hữu ích đối với
việc thực hiện đề tài nghiên cứu của chúng tôi là công trình nghiên cứu “Lý
thuyết môtip trong nghiên cứu văn học và folklore học nước Nga” của
Silantev. Công trình này được xem như là một bảng tổng kết đầy đủ nhất về
tất cả các quan niệm lý thuyết trong nghiên cứu truyện kể dân gian đã từng
xuất hiện trong khoa folklore học nước Nga từ đầu thế kỷ 19 cho đến hiện tại.
Trong nội dung cuốn sách này, tác giả đã dẫn ra và phân tích các định nghĩa
về môtip của những học giả đi trước hoặc cùng thời với ông như Veselovski,
A.L.Bern, O.M.Freidenberg,… Silantev chia hệ thống định nghĩa môtip của
các học giả nước Nga ra thành các phương diện: phương diện ngữ nghĩa (tính
toàn vẹn, cơ cấu ngữ nghĩa, tiềm năng về mặt ngữ nghĩa, mối liên hệ giữa
môtip và nhân vật, giá trị thẩm mỹ), phương diện hình thái học (tiêu chí logic,
môtip và chức năng nhân vật, bản chất địa vị của môtip), phương diện quan
niệm nhị nguyên (định nghĩa môtip theo chủ đề, theo tâm lý học, môtip và
nguyên cớ) và phương diện nguyên tắc tính hệ thống. Đóng góp mới mẻ nhất

5


trong công trình này của Silantev là sự tổng hợp các quan niệm nhị nguyên về
môtip từ những ý tưởng đến các biến thể của lý thuyết nhị nguyên,…
Nghiên cứu về truyện cổ tích Andersen:
Rất nhiều tác giả đã dành cho Andersen những tình cảm tốt đẹp khi viết
về ông. Tác giả Đào Duy Hiệp trong bài viết “Đọc Andersen” đã nhấn mạnh
đến sứchấp dẫn của truyện kể Andersen thông qua một số phương diện nghệ

thuật trong thipháp truyện kể như nhân vật, cốt truyện, giọng kể,…Về nhân
vật, ông đã tiến hànhkhảo sát các nhân vật mang mẫu gốc của cổ tích, thông
qua bốn câu chuyện tiêu biểuđó là “Nữ chúa tuyết”, “Ip và cô bé Crixtin”,
“Người bạn đồng hành”, và “Ông giàlàm gì cũng đúng”. Trong đó, chức năng
của nhân vật là bất biến, hay hằng số: họđều phải trải qua thử thách. Còn trải
qua như thế nào là do mỗi sự trợ giúp khá nhau,mỗi nhân vật khác nhau, đó là
những biến số. Ông khẳng định đây là nhân vật chứcnăng, các nhân vật có
những hằng số về chức năng và biến số về phương tiện thựchiện chức
năng.Ngoài ra tác giả còn phân loại các cách đặt tên cho nhân vật
củaAndersen và thống kê những nhân vật có tên gọi giống như cổ tích. Các
nhân vật luônhành động trong các tình thế tương phản giữa giàu và nghèo,
độc ác và lương thiện,chính và tà, ngay thẳng và gian dối. Ông còn nhận ra
nhân vật thiếu nhi chiếm một sốlượng lớn trong các tác phẩm của Andersen,
với chất thơ của tuổi thơ rất đậm đặctrong những hình ảnh và giọng kể.
Andersen viết cho trẻ thơ nhưng tôn trọng chúngđến mức người lớn cũng tìm
thấy được mình và say mê trong đó. Đây chính là mộtthành công mà không
phải ai cũng có thể có được như nhà kể chuyện thiên tài này.
Vấn đề nhân vật của Andersen cũng được đề cập đến trong bài viết của
một sốnhà nghiên cứu. Tác giả Lê Thị Thanh Tâm trong bài viết “Bi kịch hồn
nhiên trongtruyện cổ Andersen” phát hiện nhân vật đồ vật, động vật rất gần
gũi với ngụ ngônnhưng có thêm màu sắc của tiểu thuyết, thể hiện ở chất đời

6


thường. Nhân vật củaAndersen như một kiểu mặt nạ, bị hành hạ, bóc trần,
thua cuộc mà vẫn cứ là mặt nạ,trò chơi của tuổi thơ. Các nhân vật vừa là trò
chơi của lớp vỏ ngụ ngôn, vừa là thếgiới của con người thường nhật trùng
khớp với mọi biến cố của tiểu thuyết hiện đại.Tác giả khẳng định Andersen đã
thiết kế thế giới nhân vật và tình huống trong cảmhứng sâu kín về tình đời,

tình người.
Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Dục trong bài viết “Truyện Andersen” khẳng
định,trong mỗi con người luôn tồn tại những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ, chỉ cần
có một sựkhơi gợi thì đứa trẻ trong mỗi con người sẽ thức giấc. Và Andersen
cùng với nhữngcâu chuyện kể của mình đã làm được điều đó cho những độc giả
yêu mến và say mêông. Có được điều đó là do Andersen suốt đời giữ được tấm
lòng và con mắt trẻ thơ,nên ông đã nhìn thấy, nghe thấy hơi thở của những vật
nhỏ bé, tầm thường, vô tri.Andersen còn là nhà thơ của những người nghèo hèn,
yếu đuối, những số phận bị hắthủi, những kẻ xấu số,…
Thành công của Andersen chính là việc đề cao sức mạnh củacon người,
của trí tuệ và tình yêu. Ông phản ánh trung thực cuộc đời đầy biến cố, vàông
trở thành niềm đam mê của cả trẻ thơ và người lớn. Truyện của ông dựa trên
cơsở của hiện thực, của tự nhiên xã hội, kết hợp với tài hư cấu và lăng kính
tưởngtượng. Ông đã tìm thấy được bóng dáng của thực tại, nhìn thực tại bằng
con mắt củanhà thơ, với khiếu quan sát tinh vi hiện thực gắn với trí tưởng
tượng mãnh liệt.Nhưng dù cho có tưởng tượng phong phú đến đâu, dù là nhân
vật có đa dạng, phongphú đến đâu chăng nữa thì Andersen vẫn đề cao sức
mạnh trí tuệ của con người. Haynói cách khác, Andersen mượn chuyện vật,
mượn cổ tích để nói chuyện cuộc đời,chuyện con người.
Tác giả Hà Minh Đức qua bài “Truyện cổ của Hans Christian
Andersen” cũngkhẳng định không có sự ngăn cách lớn giữa hiện thực và thế
giới tưởng tượng ướcmơ, giữa đời thường và chuyện thần kì thần thoại, nên

7


số lượng nhân vật củaAndersen khá phong phú. Ở đó, chúng ta có thể thấy
được mối quan hệ hòa đồnggiữa con người và thần linh, con người và loài
vật, cỏ cây và tạo nên một thế giớinhân vật giàu có và mang tính phổ biến
rộng rãi từ vua chúa, tướng sĩ, hoàng tử, côngchúa, chàng hiệp sĩ đến bác thợ

giày, vị mục sư, cô gái, người làm vườn,… Và đặcbiệt thế giới loài vật cỏ cây
cũng có tiếng nói bình đẳng như con người. Việc mở ramột thế giới nhân vật
phong phú và đa dạng như vậy chính là nguồn tài liệu thamkhảo quí báu đối
với các bài viết về Môtip nhân vật của Andersen.
Việc xác định hình thái nghệ thuật truyện kể Andersen cũng là một vấn
đề thuhút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, trong đó có tác giả
NguyễnTrường Lịch với bài viết “Hình thái nghệ thuật truyện kể Andersen”.
Tác giả đã liệt kê các tác phẩm của Andersen với nhiều cách gọi tên khác
nhau như truyện kể, truyệnthần tiên, truyện rất ngắn, kiểu truyện dài với nhiều
truyện lồng ghép với nhau theokiểu “truyện trong truyện”. Tác giả cũng chỉ ra
những nét kế thừa từ cổ tích và nhữngsự khác biệt mới mẻ của riêng Andersen
thông qua việc so sánh truyện kể của ôngvới truyện của anh em Grimm,
Perrault, và một số truyện cổ tíchViệt Nam. Từ điểm giống nhau như cách mở
đầu bằng “ngày xửa ngày xưa” và kếtthúc có hậu như truyện cổ tích,
Andersen cũng tạo ra những nét mới cho riêng mìnhnhư một số truyện mở
đầu bằng nhiều cách khác nhau mang dáng dấp thời sự củanhững tác phẩm
hiện đại, và có những truyện kết thúc hoàn toàn không có hậunhư cổ tích. Và
theo tác giả, thông qua việc khảo sát những cách mở đầu và kết thúcđó, ông
kết luận nên gọi truyện của Andersen là truyện kể là thích hợp hơn cả.
Tác giả PhạmThành Hưng có bài viết “Truyện Andersen - Một hình
thức tự sự độc đáo”. Ở đây, tácgiả đã cắt nghĩa sức mạnh nghệ thuật của
Andersen từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ năng lực nghệ sĩ, ấy là óc
quan sát tinh tế, lối tư duy - tưởng tượng dân gian, từ góc độ nhân cách, ấy là

8


tình yêu tuổi thơ, tình yêu cuộc sống và khát vọng đấutranh vì những giá trị
Chân, Thiện, Mĩ, từ góc độ thế giới quan, ấy là tính nhân dânsâu sắc hình
thành tự nhiên từ hoàn cảnh xuất thân và cuộc đời lận đận của nhà văn.Về kết

cấu, phần lớn truyện kể của ông mô phỏng theo lối kết cấu dân gian,nhưng
khác biệt hơn đó là ông không chủ trương những cốt truyện đơn giản mà
lạixây dựng những “kết cấu dàn”, truyện của ông như con sông nhiều nhánh,
nhiềunguồn lạch chảy vào tâm hồn người đọc. Qua những nét đặc trưng đó,
tác giả khẳngđịnh đây là những kinh nghiệm quí báu cho những cây bút sở
trường về truyện ngắn,và góp phần hình thành một phong cách truyện ngắn
dân gian trong văn học châuÂu.
Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong bài viết “Người kể chuyện thiên tài Andersen” đã chỉ ra cho độc giả thấy nguyên nhân làm nên sức hấp dẫn của
truyệnAndersen chính là nhờ ở sức tưởng tượng phong phú của tác giả. Dẫn
ra một số ví dụở các truyện kể như “Nàng công chúa và hạt đậu”, “Chú lính
chì dũng cảm” để tácgiả khẳng định trí tưởng tượng của tác giả đã được phát
huy ở những điểm bất ngờnhất, “tuy ly kì mà vẫn hợp lí, liên kết với nhau như
trong một trận đồ ngoạn mục đểđi đến những kết luận tự nhiên, gần như là
khó thay thế được”. Và tác giảkhẳng định, để làm được điều đó, bên cạnh trí
tưởng tượng, Andersen còn gởi gắm cả vào đó niềm ao ước và mong muốn
cho hạnh phúc của con người, và càng là nhữngcon người bình thường, người
bất hạnh, những mong ước về hạnh phúc cho họ càng đơn giản, bình dị . Điều
đó tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho các tác phẩm của Andersen.
Một số luận văn, luận án về truyện cổ tích Andersen
- Lê Thị Phương Thảo, “Thế giới nhân vật trong truyện cổ Andersen”,
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Văn học nước ngoài, trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011.

9


Luận văn này đã chỉ ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân
vật mang cá tính riêng của Andersen, bao gồm quan niệm nghệ thuật của tác giả
về con người, tính cách nhân vật, và nghệ thuật miêu tả nhân vật. Ngoài ra, tác
giả còn rất chú ý phân tích sức hấp dẫn cả ở tính huyền thoại và màu sắc hiện

thực trong truyệnAndersen trên cơ sở so sánh đối chiếu với truyện của anh em
Grimm và một số truyện cổ tích khác của Việt Nam và thế giới.
- Khúc Thùy Linh, “Nghệ thuật tự sự trong truyện cổ Andersen”, luận
văn thạc sỹ chuyên ngành Lý luận văn học, trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.Luận văn này tập trung chủ yếu
vào việc chỉ ra nghệ thuật tự sự trong truyện cổ Andersen với những nét đặc
sắc cụ thể ở yếu tố người kể chuyện: người kể chuyện ngôi thứ ba và người kể
chuyện ngôi thứ nhất.
- Nguyễn Thu Hoàn, “Thi pháp truyện kể C.An-đéc-xen và B.Nhêm-xôva”, luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lý luận văn học, Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.Luận văn trên làm
sáng tỏ những đặc điểm cơ bản về thi pháp truyện kể của hai nhà văn:
Andersen và B.Nhêm-xô-va. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với truyện kể dân
gian cũng như một số sáng tác văn xuôi tự sự hiện đại, luận văn cố gắng chỉ ra
những nét đặc trưng phong cách của hai nhà văn cận đại châu Âu, đồng thời
khẳng định thêm những đóng góp và cống hiến quý giá của hai nhà văn cho
văn học thế giới.
Lịch sử các công trình nghiên cứu về Andersen chính là nguồn tài liệu
tham khảo quýbáu để chúng tôivận dụng trong quá trình nghiên cứu của mình.
Các nhà nghiêncứu đã chỉ ra các nguyên nhân hình thành tài năng của
Andersen, những nét đặc sắcvề mặt nội dung và nghệ thuật trong truyện kể
của ông và một số môtip tiêu biểu của ông.

10


Tuy nhiên, các bài viết chỉ đưa ra những ý kiến khái quát trong những
bình luận, đánhgiá tổng hợp về tác giả mà chưa có một bài viết cụ thể. Chính
vì vậy, ở đề tài nghiêncứu này, trên cơ sở tiếp thu học hỏi và phát hiện ra
những nét khác biệt, chúng tôimong muốn sẽ đóng góp thêm được những ý
kiến mới về tác giả Andersen, đặc biệt làvề môtip trong truyện của ông, đểrồi

từ đó, tiến gần hơn đến với ông, nhà văn thiên tài của toàn nhân loại.
3. Mục đích nghiên cứu
Để có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về vấn đề Môtip trong thế giới
truyện cổ tích Andersen, chúng tôi tiến hành đề tài với mục đích:
Thứ nhất, giới thuyết vềMôtip trong tác phẩm truyện cổ tích của
Andersen qua việc xác định khái niệm “Môtip” trong tương quan với một số
khái niệm khác như: “type”. Đồng thời thông qua việc khảo sát tư liệu rút ra
những nhận xét về Môtip.
Thứ hai, tiến hành nhận diện một số Môtip phổ biến - hạt nhân tạo
dựng nên nhân vật, cốt truyện trong truyện cổ tích của Andersen. Từ đó tìm
hiểu sâu hơn về nội dung, ý nghĩa góp phần lý giải sức hấp dẫn rất riêng của
Môtip trong truyện cổ tích của Andersen. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi
tập trung làm rõ các dạng thức của Môtip trong truyện cổ tích Andersen, đồng
thời nhấn mạnh vai trò, chức năng của Môtip này đối với việc hình thành và
phát triển cốt truyện. Qua đấy khẳng định sự độc đáo, thu hút của truyện cổ
tích Andersen
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Khi lựa chọn đề tài: “Môtip trong truyện cổ tích của Andersen”. Điều
đó cho thấychúng ta chỉ xem xét nội dung môtip trong các truyện cổ tích của
Andersen, trong phạm vi của đề tài về môtip chúng ta cố gắng làm sáng rõ
được sức hấp dẫn của vấn đề, ý nghĩa của đề tài trong việc nghiên cứu về tổng

11


thể truyện cổ tích Andersen. Bởi đây là nội dung thể hiện tập trung nhất, sinh
động nhất các khía cạnh của vấn đề lựa chọn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng ta lựa chọn bộ truyện cổ
Andersen gồm hai cuốn 1 và 2 của nhà Xuất bản Đà Nẵng, xuất bản năm
1986 và đã tập hợp được 56 truyện để nghiên cứu về vấn đề Môtip trong

truyện cổ tích của Andersen. Với một số lượng chưa phải là nhiều, nhưng nó
là cơ sở để chúng ta bước đầu có một cái nhìn nhất quán và đầy đủ hơn về đề
tài này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khi tìm hiểu tác phẩm của Andersen, nhất thiết chúng ta phải đọc kỹ
tác phẩm. Có đọc kỹ tác phẩm, chúng ta mới hiểu được giá trị đích thực mà
tác phẩm đề cập tới.Để khảo sát tư liệu có hiệu quả và trình bày luận văn một
cách khoa học, chính xác, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Phương pháp này giúp chúng tôi xác
địnhđược những yếu tố tự nhiên, xã hội, lịch sử, tâm lí… đã ảnh hưởng đến
tính cách và tài năng của Andersen.
- Phương pháp so sánh: Trong quá trình hoàn thành luận văn, chúng tôi
đã tiến hành một số phép so sánh một số góc độ của truyện cổ Andersen với
một số tác gia khác, để làm bật lên nét đặc sắc riêng biệt, cũng như tương
đồng mang dấu ấn của truyện cổ Andersen.
- Phương pháp hệ thống: giúp chúng tôi có cái nhìn bao quát về hệ
thống tácphẩm cũng như các bài nghiên cứu về tác giả Andersen và các tác
phẩm của ông.
- Phương pháp thống kê: phương pháp này giúp chúng tôi phân loại
hệthống nhân vật của Andersen cũng như nhận xét các yếu tố thuần cổ tích và
nét hiệnđại mới mẻ trong truyện của ông.

12


6. Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
chính của luận gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Truyện cổ tích,Andersen và vấn đề Môtip

Chƣơng 2: Môtip nhân vậttrong truyện cổ tích Andersen
Chƣơng 3: Môtip cốt truyệntrong truyện cổ tích Andersen.

13


CHƢƠNG 1: TRUYỆN CỔ TÍCH, ANDERSEN VÀ VẤN ĐỀ MÔTIP
1.1. Giới thuyết truyện cổ tíchtác giả, truyện cổ tích dân gian,
tƣơng đồng và khác biệt.
1.1.1 Truyện cổ tích tác giả.
Khái niệm:
Trong một vài thế kỷ gần đây, rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã
tiến hành thu thập những truyện cổ tích còn lưu lạc trong dân gian và phổ biến
nó tới người đọc. Đó là những người có công sưu tầm, không phải người sáng
tác, rất nhiều người nhầm lẫn ở điểm này. Về cơ bản, truyện cổ tích tác giả
mang đầy đủ nội dung và đặc điểm của truyện cổ tích nói chung. Điểm khác
biệt lớn nhất nằm ở việc truyện cổ tích tác giả là dạng truyện cổ tích do tác giả
cụ thể sáng tác, dựa trên chính sự tưởng tượng thiên phú của mình, nên có thể
hiểu truyện cổ tích tác giả là truyện cổ tích hiện đại, hai cụm từ này có ý
nghĩa tương đương với nhau.Ở Nga, các nhà folklore đều thống nhất sử dụng
thuật ngữ truyện cổ tích văn học để chỉ thể loại cổ tích có tác giả, như truyện
cổ tích của Tolstoy, truyện cổ tích của A.Puskin...
Truyện cổ tích có tác giả là một hiện tượng lớn, tồn tại trong lịch sử
hình thành và phát triển của nhiều nền văn học trên thế giới. Có thể nói, đây là
thể loại xuất hiện tương đối sớm trong nền văn học viết của mỗi dân tộc và
không ngừng tồn tại, phát triển cho đến ngày nay mà cội nguồn, nền tảng của
nó chính là kho tàng truyện kể dân gian. Truyện cổ tích, thần thoại, truyền
thuyết, ngụ ngôn, truyện cười,... đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành thể loại này.
Ở Việt Nam, một số sáng tác của các nhà văn như Tô Hoài, Nguyễn

Huy Tưởng, Vũ Tú Nam, Phạm Hổ,... cũng cho chúng ta thấy có một thể loại
văn học mang phong cách dân gian đã xuất hiện trong văn học nước ta. Đó là
truyện cổ tích được sáng tác chủ yếu bởi các nhà văn, nhà nghiên cứu Chu

14


Xuân Diên thì gọi đây là truyện cổ tích của văn học thành văn. Ông còn giải
thích rõ thêm: “tức là sáng tạo của cá nhân nhà văn và được cố định hóa bằng
ngôn ngữ viết”. Tùy từng nhà nghiên cứu mà thuật ngữ được sử dụng khác
nhau: truyện cổ tích mới, truyện cổ tích văn học, truyện cổ tích thành văn,
truyện cổ tích của nhà văn,... Rõ ràng là vấn đề xác định thể loại này cho đến
nay trong giới nghiên cứu vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Chính
vì vậy trong khuôn khổ luận văn này chúng ta sử dụng thuật ngữ “truyện cổ
tích tác giả” để nghiên cứu rõ nhất những tác phẩm văn học của nhà văn thiên
tài Andersen.
Đặc trƣng:
Truyện cổ tác giả là thể loại thuộc sáng tác cá nhân, không phải là sáng
tác tập thể, mặc dù nó tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm thẩm mĩ dân gian.
Đây là thể loại được lưu truyền bằng văn bản. Tác phẩm có tác giả rõ ràng,
văn bản là cố định và không có dị bản. Đặc điểm này để phân biệt với truyện
cổ tích dân gian là sản phẩm chung của nhiều thế hệ dân chúng, tồn tại chủ
yếu bằng hình thức truyền miệng. Như vậy, truyện cổ tích của nhà văn đã
chuyển từ hình thức truyền miệng dân gian sang hình thức văn học viết, từ
khuyết danh đến có tác giả cụ thể. Tác phẩm được thể hiện thông qua cá tính
sáng tạo của nhà văn và phát triển theo quy luật sáng tạo văn học, đặc biệt ở
truyện cổ tích tác giả không chỉ dùng để kể mà chủ yếu là để đọc, nên bên
cạnh những cốt truyện đơn giản còn có nhiều cốt truyện phức tạp, có trường
hợp có tới hai, ba cốt truyện cổ tích dân gian khác nhau được tác giả ghép nối
vào nhau, truyện lồng trong truyện.

Có thể nói rằng với truyện cổ tích tác giả, việc đi vào miêu tả tâm lí
nhân vật bước đầu được chú ý.Hơn nữa, trong truyện cổ tích dân gian không
có bình luận, có chăng chỉ là những lời giải thích sự việc xuất hiện ở phần kết
thúc truyện.Còn trong truyện cổ tích tác giả, lời bình luận, triết lí của tác giả

15


không chỉ xuất hiện ở phần kết thúc mà nhiều khi được xen lẫn vào từng phần
của truyện.Nhiều khái niệm mới, hiện đại của đời sống cũng được các nhà
văn sử dụng trong tác phẩm của mình. Như vậy có thể nói, truyện cổ tích tác
giả là tác phẩm tự sự, với hình thức sử thi nhỏ, cốt truyện tưởng tượng, hệ
thống hình ảnh ước lệ thần kì và khác với truyện cổ tích dân gian ở quan niệm
của tác giả về thế giới quan, nhiệm vụ tư tưởng thẩm mĩ của thời đại và mối
quan hệ với phương pháp nghệ thuật của nhà văn. Đặc điểm hư cấu, được
thừa nhận bởi tác giả và người nghe hoặc độc giả.Thứ hai, hình thức truyện là
tự sự. Có thể nói, những đặc điểm này là chung đối với truyện cổ tích tác giả.
Thông qua những đặc trưng trên, chúng ta có thể kể ra ở đây rất nhiều những
nhà văn tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích tác giả này và Andersen là một
tiêu biểu nhất, một biểu tượng của truyện cổ tích tác giả.
1.1.2. Truyện cổ tích dân gian.
Khái niệm:
Truyện cổ tích ra đời ở thời kì đầu của xã hội phong kiến với yếu tố
thần kỳ đóng vai trò quan trọng giúp con người giải quyết những mâu thuẫn
xung đột, và phản ánh những ước mơ khát vọng của cuộc sống đầy trắc trở.
Những nhà nghiên cứu và sưu tầm văn học dân gian từ thế kỷ 19 ở Đức, thuộc
trường phái thần thoại học, như Schelling, anh em nhà Schlegel, anh em nhà
Grimm xem truyện cổ tích là “những mảnh vỡ của thần thoại cổ”. Còn
theo“Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên và “Từ điển tiếng Việt” do
Minh Tân, Thanh Nghi, Xuân Lãm biên soạn đều giải thích truyện cổ tích tích

là: truyện cổ dân gian phản ánh cuộc đấu tranh trong xã hội, thể hiện tình
cảm, đạo đức, mơ ước của nhân dân, về hình thức thường mang nhiều yếu tố
thần kì, tượng trưng và ước lệ [8, tr.1080], [9, tr. 1414]. Hiểu một cách đơn
giản nhất thì truyện cổ tích dân gian là: những tác phẩm truyền miệng dân
gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhận vật quen

16


thuộc như nhân vật dũng sĩ cứu người, nhân vật mồ cô tài giỏi, nhân vật con
riêng sống với mẹ ghẻ bị hãm hại, nhân vật nghèo khổ gặp may, nhân vật có
hình dạng xấu xí, nhân vật ngốc nghếch được thần linh giúp đỡ, và cả những
câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người,…Căn cứ
vào các nhân vật chính và tính chất của sự việc được kể lại, có thể chia truyện
cổ tích ra làm 3 loại: Truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kỳ và truyện
cổ tích thế tục (cổ tích sinh hoạt)
Đặc trưng:
Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện
người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự
hư cấu thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng.
Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của
thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua
những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, Môtip, hình
tượng nghệ thuật,... Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các
quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng, tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng
vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn
hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng
tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn
đến thương nhân, tiền bạc và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi
chác, sự tương phản giàu nghèo,...

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan,
có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được
tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu.

17


1.1.3. Nét tương đồng và khác biệt của truyện cổ tích tác giảso với
truyện cổ tích dân gian.
1.1.3.1. Nét tương đồng:
Như chúng ta đã biết, truyện cổ tích dân gian vốn lưu truyền bằng hình
thức truyền miệng, về sau được ghi chép lại. Việc truyện cổ tích dân gian
được kể lại, thuật lại và ghi chép lại là kết quả của sự xâm nhập của văn học
viết, của sáng tạo cá nhân vào lĩnh vực nghệ thuật mang tính tập thể. Trong
quá trình ghi chép này làm xuất hiện một số khuynh hướng:
Thứ nhất, một số tác giả trong khi thuật lại, kể lại đã nhấn mạnh đến ý
nghĩa tư tưởng của truyện cổ tích, một số khác quan tâm đến phong cách dân
gian hóa qua sự biểu hiện của tục ngữ, thành ngữ hoặc đưa vào truyện cổ tích
những yếu tố, thành phần không mang tính đặc trưng thi pháp dân gian như
thay đổi vị trí, sử dụng vốn từ sách vở, từ địa phương,... Sự chế tác văn học
khác với việc kể lại, thuật lại ở mức độ thâm nhập của cá nhân vào trong
truyện cổ tích dân gian.
Trong văn bản chế tác văn học có thể thấy được một số yếu tố thuộc
phong cách viết nổi trội hơn phong cách kể chuyện dân gian.Phong cách viết
làm cho tính toàn vẹn của hệ thống nghệ thuật của truyện cổ tích dân gian bị
phá vỡ nhưng về cơ bản những đặc trưng được quy định của một tác phẩm cụ
thể được bảo lưu.
Thứ hai, tác phẩm chế tác văn học thể hiện một chất lượng khác hơn so
với việc thuật lại, chép lại, kể lại ở chỗ vai trò ban đầu của tác giả thể hiện ở
những dấu hiệu, trước hết là ở hình thức kể, thuật lạitruyện. Ở đây, phong

cách thi pháp dân gian được thay thế bởi phong cách kểtruyện sách vở.Vào
thời kì đầu, những thay đổi của tác giả hầu như không đụng chạm đến cái cốt
lõi của cốt truyện cổ tích dân gian.

18


×