Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------  ----------

NGUYỄN TIẾN VINH

TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

----------  ----------

NGUYỄN TIẾN VINH

TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI, PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS Nguyễn Ngọc Định

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài FDI, phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế” là công trình

nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và các kết
quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu
nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách
nhiệm trước Hội đồng.

TP.HCM, ngày 20 tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Tiến Vinh


MỤC LỤC
Phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Tóm tắt .................................................................................................................... 1

1. Giới thiệu ............................................................................................................. 2
2. Những nghiên cứu trước đây ............................................................................ 6
3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 18
3.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 16
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.2.1 Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 28
3.2.2 Nguồn thu thập dữ liệu nghiên cứu .................................................... 30
3.3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 32
4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 41
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu ................................................................................ 41
4.2 Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 46
5. Kết luận ............................................................................................................. 61
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FEM

Fixed Effect Model


Phương pháp tác động cố định

GLS

Generalized Least Square

Phương pháp bình phương
nhỏ nhất

GDP

Gross Domestic Product

Tổng thu nhập quốc nội

LSDV

Least Square Dummy Variable

Phương pháp hồi quy bình
phương bé nhất với biến giả

OECD

Organization for Economic Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế


Ordinary least squares

Phương pháp hồi quy bình
phương tối thiểu

Research and development

Nghiên cứu và phát triển.

Random Effect Model

Phương pháp tác động ngẫu
nhiên

Total Factor Productivity

Năng suất các yếu tố tổng hợp

United Nations Conference on
Trade and Development

Hội nghị liên hiệp quốc tế về
thương mại và phát triển

Variance inflation factor

Hệ số phóng đại

Từ viết tắt


OLS
R&D
REM
TFP
UNCTAD
VIF
World Bank
VAR
VECM

Ngân hàng thế giới
Vector Auto - regressive
Vector Error Correlation Model

Mô hình tự hồi quy vecto
Mô hình Vector hiệu chỉnh sai
số


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây....................15
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu........................................................25
Bảng 3.2: Các nước trong mẫu nghiên cứu .............................................................28
Bảng 3.3: Nguồn thu thập dữ liệu ...........................................................................30
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu ...........................................................................41
Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (sử dụng
biến Credit để đo lường nhân tố phát triển tài chính) ..............................43
Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu (sử dụng
biến liquid để đo lường nhân tố phát triển tài chính) ..............................43

Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra hệ số VIF của các biến trong mô hình ........................44
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian cho phương trình (1),
sử dụng biến Credit để đo lường phát triển tài chính ..............................47
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Breusch – Pagan Lagrangian cho phương trình (2),
sử dụng biến Liquid để đo lường phát triển tài chính .............................47
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Hausman cho phương trình (1), sử dụng biến Credit
để đo lường phát triển tài chính. ..............................................................48
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Hausman cho phương trình (2), sử dụng biến Liquid
để đo lường phát triển tài chính ...............................................................48
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tác động thời gian .....................................................49


Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Wald cho phương trình (1), sử dụng biến Credit để
đo lường phát triển tài chính.. ..................................................................50
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Wald cho phương trình (2), sử dụng biến Liquid để
đo lường phát triển tài chính.. ..................................................................50
Bảng 4.12: Kết quả kiểm định LM cho phương trình (1), sử dụng biến Credit để đo
lường phát triển tài chính .........................................................................51
Bảng 4.13: Kết quả kiểm định LM cho phương trình (2), sử dụng biến Liquid để
đo lường phát triển tài chính.. ..................................................................51
Bảng 4.14: Tác động của FDI, phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế của
các nước trên thế giới trong giai đoạn 2000-2013. ..................................52
Bảng 4.15: Dấu của hệ số hồi quy các biến trong mô hình nghiên cứu.................59


1

TÓM TẮT
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển tài chính là những yếu tố được các
nhà nghiên cứu cho rằng có tác động đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

Đặc biệt, vai trò của phát triển tài chính trong mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu, nhằm khai thác, phát huy lợi ích của dòng vốn FDI đối với sự
phát triển kinh tế. Mục tiêu của luận văn là một lần nữa kiểm định tác động của
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển tài chính đối với tăng trưởng
kinh tế và vai trò của phát triển tài chính trong mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Luận văn sử dụng mẫu dữ liệu gồm 34 quốc
gia trên thế giới được phân thành ba nhóm: phát triển, đang phát triển và kém
phát triển. Phương pháp GLS được sử dụng để thực hiện hồi quy. Kết quả
nghiên cứu cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đối với
tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phát
huy lợi ích đối với nền kinh tế, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển.


2

1.

GIỚI THIỆU
Trong những thập kỷ vừa qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có sự

gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. FDI tăng từ mức trung bình hàng năm
142 tỷ USD trong những năm 1985 – 1990 lên hơn 385 tỷ USD năm 1996; đến
năm 2000, FDI đạt mức 1.4 nghìn tỷ USD; năm 2007 FDI đã đạt mức 1.9 nghìn
tỷ USD (UNCTAD, 2009). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu khiến cho dòng vốn FDI năm 2008 giảm chỉ còn 1,7 nghìn tỷ
USD (giảm 14%) và 1.2 nghìn tỷ USD năm 2009. Đến năm 2010, dòng vốn FDI
đã có sự hồi phục với mức 1. 4 nghìn tỷ USD, tăng 15% so với năm 2009; FDI
tiếp tục gia tăng trong năm 2011 đạt mức 1.5 nghìn tỷ USD.
Biểu đồ 1.1: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI toàn cầu, trung bình

trong giai đoạn 2007 - 2013.

Nguồn: UNCTAD.

Tốc độ gia tăng nhanh chóng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là
cơ sở cho nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu vai trò, tác động của FDI đối với tăng
trưởng kinh tế. Câu trả lời cho vấn đề này có ý nghĩa rất quan trọng đối với
những nhà làm chính sách trong việc tạo lập, ban hành những chính sách đầu tư


3

dành cho những nhà đầu tư nước ngoài, nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế trong nước.
Phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng, FDI có ý nghĩa quan trọng đối
với tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài FDI là một nguồn vốn đầu tư quan trọng của nước nhận đầu tư,
góp phần vào việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Bên cạnh đó, vai trò của
FDI đối với tăng trưởng kinh tế còn được thể hiện thông qua những kênh tác
động gián tiếp như truyền dẫn công nghệ, tiếp nhận kinh nghiệm quản lý hiệu
quả, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của
những doanh nghiệp trong nước…
Tuy nhiên một số các công trình nghiên cứu khác lại có kết quả trái
ngược với các kết quả trên, FDI không có tác động đến tăng trưởng kinh tế hay
FDI có tác động nghịch chiều đến tăng trưởng kinh tế.
Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu đạt được về vai trò của FDI đối với
tăng trưởng kinh tế khiến cho nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đặt ra vấn đề
mới: tác động của FDI đối với tăng trưởng còn phụ thuộc vào các yếu tố cần
thiết của nước nhận đầu tư như chính trị, chính sách, cơ sở hạ tầng, chất lượng
nguồn nhân lực, độ mở thương mại… và đặc biệt là sự phát triển của hệ thống

tài chính.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, phát triển tài chính không chỉ là yếu tố
giúp các quốc gia thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI mà còn là
điều kiện để quốc gia đó có thể khai thác tốt lợi ích từ dòng vốn này. Đây thực
sự là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa đối với mỗi quốc gia. Bởi lẽ dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài ngày càng gia tăng mạnh mẽ, và đối với mỗi quốc gia nhận
đầu tư, việc khai thác tối đa lợi ích từ dòng vốn này mang lại là điều hết sức cần
thiết, nó ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.


4

Chính vì thế, tôi quyết định lựa chọn thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tác
động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, phát triển tài chính đối
với tăng trưởng kinh tế” cho luận văn của mình.
Luận văn gồm có hai mục tiêu nghiên cứu chính sau đây:
-

Nghiên cứu tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng

trưởng kinh tế ở những nước nhận đầu tư.
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển tài chính đến tác động của FDI đến

tăng trưởng kinh tế.
Dựa vào những kết quả nghiên cứu đã đạt được trước đó, đặc biệt là
nghiên cứu của Chee (2010), câu hỏi nghiên cứu được đặt ra trong luận văn là:
-


Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động đến tăng trưởng kinh tế

của nước nhận đầu tư hay không? Nếu có, thì tác động như thế nào?
-

Phát triển tài chính ảnh hưởng như thế nào đến tác động của FDI đến tăng

trưởng kinh tế?
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, tôi sẽ thu thập dữ liệu từ 34 quốc
gia trên thế giới, các quốc gia trong mẫu nghiên cứu sẽ được chia thành 3 nhóm:
những quốc gia phát triển, đang phát triển và kém phát triển. Thời gian thu thập
dữ liệu từ 2000 – 2013. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là GLS.


5

Cấu trúc của luận văn gồm những phần quan trọng sau:
Phần 2: Tổng quan những nghiên cứu trước đây. Trong phần này, tôi sẽ
trình bày sơ lược những nghiên cứu trước đây về tác động của dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế.
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong phần này tôi trình bày về dữ liệu
nghiên cứu, mô hình, và phương pháp nghiên cứu.
Phần 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Trong phần này tôi trình bày kết
quả hồi quy đạt được.
Phần 5: Kết luận.


6

2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Về mặt lý thuyết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh trực tiếp và gián tiếp. Các
lý thuyết kinh tế đều cho rằng, nguồn vốn đầu tư là một trong những nền tảng cơ
sở của tăng trưởng kinh tế. Và đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia
kém hoặc đang phát triển, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một
thành phần quan trọng của tổng nguồn vốn đầu tư quốc gia. Do vậy, có thể nói
rằng, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tác động trực tiếp đến tăng
trưởng kinh tế bằng cách gia tăng nguồn vốn đầu tư của mỗi quốc gia nhận đầu
tư.
Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có thể tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh gián tiếp như chuyển giao công
nghệ kỹ thuật mới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng khả
năng cạnh tranh của thị trường trong nước, đẩy mạnh quá trình hội nhập với
kinh tế thế giới…
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với tăng trưởng kinh tế lại có sự mâu thuẫn,
trái ngược nhau. Phần lớn các nghiên cứu đều có kết quả cho thấy rằng dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế
như Blomstrom (1994), Alfaro (2001), Lensink (2001), Omran và Bolbol
(2003)…
Nghiên cứu của De Mello (1999) lại có kết quả hơi khác với những kết
quả trên. Về mặt lý thuyết, tác giả cho rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI sẽ có tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế thông qua gia tăng
nguồn vốn đầu tư ở nước nhận đầu tư, thúc đẩy cải tiến kỹ thuật… Trong nghiên
cứu của mình, nhằm chứng minh cho quan điểm trên tác giả đã sử dụng dữ liệu


7

bảng và dữ liệu chuỗi thời gian để thực hiện nghiên cứu. Mẫu dữ liệu của nghiên

cứu gồm 32 quốc gia trên thế giới, trong đó gồm có 15 quốc gia thuộc OECD và
17 nước không thuộc OECD, thời gian nghiên cứu từ 1970-1990. Tác giả cũng
sử dụng cả dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng để nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu tác giả đạt được có sự khác biệt giữa hai nhóm các quốc gia thuộc
OECD và các quốc gia không thuộc OECD. Đối với những quốc gia thuộc
OECD, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có tác động thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế thông qua kênh truyền dẫn tri thức, công nghệ và vốn. Các nhà
nghiên cứu cũng cho rằng, vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế sẽ lớn
hơn ở những nước có nền khoa học công nghệ tương đối phát triển. Trong khi
đó, đối với những quốc gia không thuộc OECD, FDI lại có tác động nghịch
chiều đối với tăng trưởng kinh tế.
Trong khi đó, nghiên cứu của Carkovic và Levine (2002) lại có kết quả
cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không có tác động đến tăng
trưởng kinh tế. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp GMM
(Generalize Method of Moment) để thực hiện nghiên cứu cho 72 quốc gia trên
thế giới trong khoảng thời gian từ 1960 – 1995. Ngoài ra, để khẳng định kết quả
đạt được, các tác giả cũng đã thực hiện khá nhiều kiểm tra độ nhạy như sử dụng
nguồn dữ liệu từ IMF thay cho nguồn dữ liệu từ World Bank hay kiểm tra tác
động của FDI đối với năng suất các yếu tố tổng hợp TFP…. Kết quả vẫn cho
thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI không có tác động tích cực đối
với tăng trưởng kinh tế.
Hay nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Bos, Sander và Sechi (1974) về
tác động của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ những công ty đa quốc gia
Mỹ đối với tăng trưởng kinh tế của những nước nhận đầu tư trong giai đoạn
1965 -1969 cũng có kết quả khác với phần lớn những nghiên cứu khác. Kết quả
ước lượng đạt đươc cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có tác
động nghịch chiều đối với tăng trưởng kinh tế.


8


Một trong những lý do được đưa ra để giải thích cho sự mâu thuẫn, trái
ngược về tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế đó là các yếu tố cơ bản
của nước nhận đầu tư. Bloomstrom, Lipsey, and Zejan (1994) cho rằng tác động
tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các yếu tố như chính trị,
kinh tế, luật pháp và văn hóa của nước nhận đầu tư. Ví dụ như dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI chỉ có tác động tích cực khi thu nhập bình quân đầu
người của nước nhận đầu tư đạt được mức nhất định. De Mello (1999) cho rằng
các yếu tố như các định chế, chính sách, chính sách ngoại thương, rủi ro chính
trị…sẽ ảnh hưởng đến việc dòng vốn FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế. Các
quốc gia không đảm bảo các yếu tố trên thì rất khó nhận được lợi ích mà dòng
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại. Trong nghiên cứu thực hiện đối với 69
quốc gia đang phát triển trên thế giới trong hai thập niên 1970 – 1989,
Borenzstein (1998) kết luận rằng thông qua kênh truyền dẫn công nghệ, đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI thực sự có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, tác động chỉ xảy ra khi nguồn nhân lực đạt chất lượng ở mức nhất
định. Balasubramanyam, Salisu, and Sapsford (1996) lại xem độ mở thương mại
là một yếu tố quan trọng, cần thiết để tối đa hóa lợi ích nhận được từ dòng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Đặc biệt, có khá nhiều nghiên cứu nhấn mạnh
vai trò của phát triển tài chính trong mối quan hệ của dòng vốn FDI và tăng
trưởng kinh tế.
Vai trò của phát triển tài chính trong mối quan hệ của FDI và tăng trưởng
kinh tế là một chủ đề nghiên cứu được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu. Các tác
giả đã đưa ra nhiều giải thích để cho thấy rằng phát triển tài chính có tác động
đến tăng trưởng kinh tế.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, phát triển tài chính có vai trò quan
trọng trong việc huy động, sử dụng các nguồn vốn để thực hiện các dự án kinh
tế. Tác giả Hermes và Lensink (2003) cho rằng một hệ thống tài chính phát triển



9

là yếu tố quan trọng để huy động các nguồn tiết kiệm hay những nguồn vốn vật
chất khác để phát triển kinh tế. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khác như
Greengood và Jovanovic (1990) hay King và Levine (1993) cũng đưa ra quan
điểm cho rằng các hệ thống tài chính, đặc biệt là các tổ chức tài chính trung gian
đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập và phân tích dữ liệu, thông tin về các
dự án, công ty, thị trường do vậy có thể phân phối nguồn vốn một cách hiệu quả
nhằm đạt được lợi ích kinh tế tốt nhất. Nói tóm lại, nhờ có hệ thống tài chính mà
nguồn vốn đầu tư có thể được huy động, sử dụng hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy
hoạt động đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thứ hai, phát triển tài chính đóng vai trò quan trọng với tăng trưởng kinh
tế thông qua việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến đầu tư, phát triển công nghệ,
kỹ thuật mới. Đầu tư khoa học kỹ thuật công nghệ được xem như là một yếu tố
quan trọng để thúc đẩy một doanh nghiệp nói riêng và một nền kinh tế nói
chung tăng trưởng, phát triển. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư khoa học kỹ thuật
công nghệ thường có chi phí và rủi ro tương đối lớn. Hermes và Lensink (2003)
cũng như King và Levine (1993) cho rằng hệ thống tài chính phát triển sẽ góp
phần giảm thiểu các rủi ro đó, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp trong nước
trong việc nghiên cứu, áp dụng khoa học kỹ thuật mới hay tiếp nhận công nghệ
mới từ nước ngoài cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, hệ thống tài
chính có tác động tích cực trong việc đầu tư nghiên cứu hoặc tiếp nhận công
nghệ mới, từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.
Thứ ba, Hermes và Lensink (2003) cho rằng hệ thống tài chính cũng
quyết định một phần giới hạn số lượng nguồn vốn mà các doanh nghiệp trong
nước có thể vay mượn để thực hiện các dự án đầu tư. Nếu như hệ thống tài
chính kém phát triển thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện
các dự án đầu tư do không có đủ nguồn vốn cần thiết. Ngược lại, nếu hệ thống
tài chính phát triển tốt, ổn định thì các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với



10

các nguồn vốn với mức lãi suất hợp lý, như vậy các hoạt động kinh tế được diễn
ra thuận lợi hơn. Demetriades và Andrianova (2004) cũng cho rằng hệ thống tài
chính phát triển tốt là điều kiện đầu tiên đối với mỗi quốc gia để việc nghiên
cứu, phát triển công nghệ và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên được thực
hiện một cách hiệu quả.
Thứ tư, các nhà nghiên cứu cho rằng, sự ổn định và hiệu quả của hệ thống
tài chính có tác động đến môi trường kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Trong các
công trình nghiên cứu của mình các nhà nghiên cứu Bordo và Meissner (2006),
Beck (2000b), Ongena (2003) cho rằng quốc gia có hệ thống tài chính phát triển
thì khả năng xảy ra khủng hoảng ngân hàng, khủng hoảng tiền tệ sẽ thấp hơn
hoặc chịu tổn thất, ảnh hưởng ít hơn khi các khủng hoảng này xảy ra.
Trên cơ sở vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế các
nhà nghiên cứu cũng cho rằng phát triển kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng
trong mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI với tăng trưởng kinh tế.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI sẽ phát huy tốt vai trò của nó đối với tăng
trưởng, phát triển kinh tế của một quốc gia nếu quốc gia đó có hệ thống tài
chính phát triển tốt. Kết quả nghiên cứu các công trình thực nghiệm đã khẳng
định điều đó.
Hermes và Lensink thực hiện nghiên cứu cho 67 quốc gia trên thế giới
trong khoảng thời gian từ 1970-1995, phương pháp nghiên cứu được các tác giả
lựa chọn là OLS. Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người. Biến độc lập chính gồm có dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI, phát triển tài chính (được đo lường bằng cung tiền
M2/GDP và tín dụng cấp cho khu vực tư nhân/GDP). Các biến kiểm soát khác:
độ mở thương mại, lạm phát, tỷ lệ nhập học cấp hai, tổng đầu tư, và các biến
giả đại diện cho ba nhóm nước thuộc khu vực châu Mỹ latinh, châu Á và châu
Phi. Kết quả hồi quy cho thấy, trong mô hình hồi quy ban đầu biến đo lường

FDI có hệ số hồi quy âm, có ý nghĩa thống kê; nhưng nếu thêm vào mô hình


11

biến tương tác của FDI và phát triển tài chính thì biến tương tác này có giá trị
dương, có ý nghĩa thống kê. Dựa trên kết quả này các tác giả cho rằng FDI chỉ
có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế khi hệ thống tài chính phát triển
đạt đến mức tối thiểu nào đó. Hay nói cách khác, phát triển tài chính đóng vai
trò quan trọng trong mối quan hệ của FDI và tăng trưởng kinh tế, một quốc gia
có hệ thống tài chính phát triển tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho FDI phát huy
vai trò thúc đẩy kinh tế trong nước tăng trưởng.
Cùng ý tưởng với Hermes và Lensink cũng như nhiều nhà nghiên cứu
khác, Alfaro (2003) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định xem liệu rằng một
quốc gia với hệ thống tài chính phát triển tốt có thể nhận được những lợi ích từ
nguồn vốn FDI hay không? Mẫu nghiên cứu được chia làm hai trường hợp, phụ
thuộc vào các biến đo lường nhân tố phát triển tài chính: những biến liên quan
đến ngân hàng và những biến liên quan đến thị trường tài chính. Bộ biến liên
quan đến ngân hàng được đo lường bởi bốn biến: cung tiền M3, tỷ số tài sản của
ngân hàng thương mại trên tổng tài sản ngân hàng trung ương và ngân hàng
thương mại (BTOT), tín dụng cấp cho khu vực tư nhân (PRIVCR), tín dụng cấp
bởi tiền gửi ngân hàng dành cho khu vực tư nhân (Bank credit). Khi sử dụng bộ
biến này, mẫu dữ liệu tác giả chọn gồm 71 quốc gia trên thế giới. Bộ biến liên
quan đến thị trường tài chính gồm có các biến: SVALT đo lường bằng giá trị
giao dịch chứng khoán so với GDP và SCAPT đo lường bằng giá trị của các
công ty niêm yết so với GDP. Mẫu dữ liệu dành cho bộ biến này là 50 quốc gia
trên thế giới từ 1980-1995. Ngoài ra, trong mô hình nghiên cứu còn có các biến
khác, bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, dòng vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài FDI, lạm phát, chỉ số rủi ro quốc gia ICRG, độ mở thương
mại, tổng chi tiêu chính phủ, tốc độ tăng trưởng dân số. Phương pháp hồi quy

được lựa chọn là phương pháp OLS. Kết quả nghiên cứu đạt được cho thấy biến
FDI có hệ số hồi quy dương, có ý nghĩa thống kê; biến tương tác của FDI và
phát triển tài chính có hệ số hồi quy dương, có ý nghĩa thống kê. Kết quả này


12

một lần nữa khẳng định quan điểm cho rằng hệ thống tài chính phát triển đóng
vai trò quan trọng trong việc phát huy hiệu quả của nguốn vốn FDI đối với nền
kinh tế trong nước.
Nhà nghiên cứu Balliu và cộng sự (2000) cũng thực hiện nghiên cứu cho
40 quốc gia đang phát triển trên thế giới trong khoảng thời gian từ 1975 – 1995.
Tác giả cho rằng, ở những nước đang phát triển, nhân tố quan trọng của hệ
thống tài chính là ngân hàng, do vậy, dựa theo nghiên cứu của tác giả King và
Levine (1993), tác giả lựa chọn biến tỷ lệ tài sản của ngân hàng thương mại so
với tổng tài sản của ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại để đo
lường phát triển tài chính. Mô hình nghiên cứu có xuất hiện biến trễ của biến
phụ thuộc đóng vai trò là biến độc lập, được xác định là có hiện tượng nội sinh,
do vậy tác giả lựa chọn phương pháp GMM sai phân để thực hiện hồi quy. Kết
quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến dòng vốn thuần từ nước ngoài
có giá trị âm, có ý nghĩa thống kê trong khi biến tương tác của dòng vốn thuần
từ nước ngoài và phát triển tài chính có hệ số hồi quy dương, có ý nghĩa thống
kê. Điều này chỉ ra rằng, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài thật sự có tác động tích
cực đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, tuy nhiên, tác động này chỉ
xảy ra đối với những quốc gia có hệ thống tài chính phát triển đến một mức nào
đó.
Đặc biệt trong nghiên cứu nghiên cứu của Chee – keong Choong
(2012) vai trò của phát triển tài chính trong mối quan hệ của FDI và tăn g
trưởng kinh tế được kiểm định ở ba nhóm nước: thu nhập cao, thu nhập trung
bình và thu nhập thấp. Tác giả sử dụng phương pháp GMM cho 95 quốc gia

đang phát triển trong giai đoạn từ 1986 đến 2003 Trong mô hình nghiên cứu,
tác giả sử dụng ba biến để đo lường phát triển tài chính: cung tiền M3/GDP
(Liquid), tỷ số tiền gửi ngân hàng thương mại trên tổng tiền gửi ngân hàng
thương mại và ngân hàng trung ương (deposit) và tỷ số tín dụng cấp bởi các


13

định chế tài chính cho khu vực tư nhân trên GDP (Credit). Ngoài ra, tác giả
còn đưa vào các biến khác như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI),
đầu tư nội địa (INV), lạm phát (INF), độ mở thương mại (Openess) và chi
tiêu chính phủ (govcons), biến tương tác giữa FDI và phát triển tài chính.
Kết quả đạt được sau khi thực hiện hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến
FDI, Credit, Liquid, Deposit có giá trị dương, có ý nghĩa thống kê. Tức là,
dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển tài chính có tác động tích
cực đến tăng trưởng kinh tế. Hệ số hồi quy của biến tương tác giữa FDI và
phát triển tài chính có có giá trị dương, có ý nghĩa thống kê. Có nghĩa là phát
triển tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy lợi ích của FDI
đối với kinh tế của một quốc gia.
Tương tự như Choong (2012) với mục đích nghiên cứu kỹ vai trò của
mức độ phát triển tài chính đối với mối quan hệ FDI và tăng trưởng kinh tế Chee
(2010) cũng phân chia các nước trong mẫu nghiên cứu thành ba nhóm: phát
triển, đang phát triển, kém phát triển. Tuy nhiên, khác với Choong (2012) thay
vì thực hiện ba hồi quy lần lượt cho ba nhóm nước, tác giả Chee (2010) sử dụng
các biến giả trong mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, mô hình nghiên cứu có các
biến chính quan trọng như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người, dòng
vốn FDI, phát triển tài chính (được đo lường bằng cung tiền M3 và tín dụng
dành cho khu vực tư nhân cấp bởi các trung gian tài chính) còn có nhiều biến
kiểm soát khác như: độ mở thương mại, chi tiêu chính phủ, tăng trưởng dân số,
tỷ lệ nhập học cấp 2 (đo lường nguồn vốn con người). Nghiên cứu được thực

hiện dựa trên mẫu dữ liệu thu thập từ 44 quốc gia thuộc châu Á và Châu Đại
dương trong khoảng thời gian từ 1996 – 2005. Phương pháp phân tích dữ liệu
bảng được tác giả sử dụng để thực hiện hồi quy. Kết quả nghiên cứu thu được
gồm các ý chính sau: thứ nhất, FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
đối với các nước trong mẫu nghiên cứu. Thứ hai, phát triển tài chính đóng vai


14

trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế. Và vai trò
này được thể hiện rõ nhất ở những nước kém phát triển.
Trong khi các nghiên cứu trên sử dụng dữ liệu bảng, dữ liệu chéo để thực
hiện hồi quy cho một nhóm nước thì nhà nghiên cứu Ang (2009a) sử dụng dữ
liệu chuỗi thời gian để nghiên cứu vai trò của hệ thống tài chính đối với tác
động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở Malaysia. Dữ liệu được thu thập
trong khoảng thời gian từ 1965 – 2004. Mô hình nghiên cứu gồm có các biến
chính: tăng trưởng kinh tế, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và phát
triển tài chính. Nhân tố phát triển tài chính được đo lường bằng các chỉ tiêu: tỷ
số chi nhánh ngân hàng thương mại trên 1000 dân, cung tiền M3 và tỷ số tài sản
ngân hàng thương mại trên tổng tài sản ngân hàng trung ương và ngân hàng
thương mại. Trong bài nghiên cứu, tác giả Ang (2009a) sử dụng kiểm định ADF
và Philips – Perron để kiệm định đơn vị, kiểm định Johnhansen để kiểm định
đồng liên kết và phương pháp VAR và mô hình VECM để đưa ra kết quả hồi
quy. Kết quả của nghiên cứu đạt được cũng khá tương đồng với những nghiên
cứu trước đây, những quốc gia có hệ thống tài chính phát triển sẽ hỗ trợ cho tác
động tích cực của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với tăng trưởng
kinh tế.
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Ang cũng thực hiện nghiên cứu khác đối
với Thái Lan. Nghiên cứu này được thực hiện với dữ liệu chuỗi thời gian thu
thập được trong khoảng thời gian từ 1970 đến 2004. Khác với nghiên cứu thực

hiện cho Malaysia, trong nghiên cứu này Ang sử dụng các chỉ tiêu cung tiền M2
và tín dụng nội địa cấp cho khu vực tư nhân để đo lường nhân tố phát triển tài
chính. Các biến tăng trưởng kinh tế và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn
được đo lường bằng GDP bình quân đầu người và dòng vốn FDI/GDP. Tương
tự như khi nghiên cứu cho Malaysia, tác giả vẫn sử dụng mô hình VECM để
thực hiện hồi quy. Kết quả cho thấy, với mẫu dữ liệu thu thập được, dòng vốn


15

đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có tác động ngược chiều đối với tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, tác động này bị hạn chế khi hệ thống tài chính
phát triển được cải thiện tốt hơn. Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò
của phát triển tài chính đối với tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một nguồn lực quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, nó có thể có những tác động
trực tiếp, gián tiếp nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Tuy nhiên
các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, để dòng vốn FDI có thể phát huy vai trò của
nó đối với kinh tế thì quốc gia nhận đầu tư cần phải có những yếu tố nền tảng ví
dụ như cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại, chính trị ổn định, chính sách phát triển
kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực. Và trong số đó yếu tố đó được các nhà
nghiên cứu đặc biệt quan tâm chính là sự phát triển của hệ thống tài chính. Các
nghiên cứu trước đây về mặt lý thuyết và thực nghiệm đều cho rằng, phát triển
tài chính có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa lớn trong
mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.

Bảng 2.1: Tóm tắt các công trình nghiên cứu thực nghiệm trước đây.

Tác giả


King và Levine
(1993)

Tổng quan nghiên
cứu

Kết quả nghiên cứu

Phát triển tài chính có mối
- 119 quốc gia

quan hệ khăng khít với tăng
trưởng kinh tế

King và Levine

- 77 quốc gia

(1993b)

- 1960-1989

Phát triển tài chính có tác động
tích cực đối với tăng trưởng
kinh tế


16

- FDI có tác động nghịch chiều


Hermes và Lensink
(2003)

- 67 quốc gia

đối với tăng trưởng kinh tế.

- 1970 – 1995

- Phát triển tài chính là yếu tố
quan trọng để FDI có tác động

- Phương pháp OLS

tích cực đối với tăng trưởng
kinh tế.
-FDI có tác động tích cực đối
với tăng trưởng kinh tế

- 50 quốc gia
Alfaro, 2003
- 1980 – 1995

-Phát triển tài chính đóng vai
trò quan trọng trong mối quan
hệ giữa FDI và tăng trưởng
kinh tế
FDI có tác động tích cực đối


- 40 quốc gia

với tăng trưởng kinh tế ở

- 1975 - 1995

những quốc gia có hệ thống tài

Bailliu, 2000

chính phát triển
- Malaysia
Ang (2009a)

- 1965 -2004

Quốc gia có hệ thống tài chính
phát triển sẽ hỗ trợ cho tác
động của FDI đối với tăng

- Mô hình VECM

trưởng kinh tế

- Thái Lan

Phát triển tài chính có vai trò

Ang (2009b)


quan trọng trong mối quan hệ
- 1970 – 2004

giữa FDI và tăng trưởng


17

- Mô hình VECM

Chee-Keong Choong
(2012)

- 95 quốc gia đang phát -FDI có tác động tích cự đối
với tăng trưởng kinh tế
triển
- 1986 – 2003

-Phát triển tài chính là yếu tố
nền tảng để FDI phát huy vai

Chee(2010)

- Phương pháp GMM

trò.

- 44 quốc gia ở châu Á

-FDI có tác động tích cực đối


và châu Đại dương

với tăng trưởng kinh tế.

- 1996 – 2005

-Phát triển tài chính có vai trò
quan trọng trong mối quan hệ

- Phương pháp phân

FDI và tăng trưởng, đặc biệt là

tích dữ liệu bảng.

ở những nước kém phát triển.


18

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1 Mô hình nghiên cứu:
Dựa theo mô hình nghiên cứu của những công trình trước đây, đặc biệt là
nghiên cứu của tác giả Chee (2010), những biến sau có thể được đưa vào mô
hình nghiên cứu:


Biến phụ thuộc:
Tăng trưởng kinh tế (growth): để đo lường tăng trưởng kinh tế của một


quốc gia, các nhà nghiên cứu thường sử dụng các biến như tốc độ tăng trưởng
GDP, hay tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người… Trong nghiên cứu
này, dựa theo nghiên cứu của các tác giả King và Levine (1993), Hermes và
Lensink (2003), Chee (2010)… tôi lựa chọn biến tốc độ tăng trưởng thực của
GDP bình quân đầu người (growth) để đo lường tăng trưởng kinh tế.


Biến độc lập:
Phát triển tài chính (FD): hệ thống tài chính bao gồm các tổ chức tài

chính, thị trường, công cụ tài chính cũng như hệ thống luật pháp, quy định về
lĩnh vực tài chính được xem như là một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng
kinh tế của một quốc gia. Phát triển tài chính do vậy trở thành một biến giải
thích quan trọng trong các mô hình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, để đo lường phát triển tài chính lại là một việc tương đối khó khăn.
World Bank đã đưa ra khá nhiều chỉ tiêu để đo lường phát triển tài chính, trong
đó các chỉ tiêu được chia thành bốn nhóm chủ yếu: chiều sâu, truyền dẫn, sự ổn
định, tính hiệu quả.
Trong nghiên cứu này nếu sử dụng tất cả các chỉ tiêu trên thì bài nghiên
cứu sẽ khá phức tạp. Vì thế, dựa theo nghiên cứu gốc của tác giả Chee (2010)


×