Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Tính trữ tình trong truyện ngắn ivan bunin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ THỊ HƢỜNG

TÍNH TRỮ TÌNH
TRONG TRUYỆN NGẮN IVAN BUNIN
Chuyên ngành : Văn học nƣớc ngoài
Mã số

: 9220242

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Hải Phong

HÀ NỘI, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu, các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được
bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.

Tác giả luận án

NCS. Đỗ Thị Hƣờng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Hải Phong –


người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học nước ngoài, Khoa
Ngữ văn và phòng Sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị em đồng nghiệp của tôi ở
Viện Văn học, cô giáo tiếng Nga của tôi và gia đình đã luôn ở bên động viên tinh thần và
giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện luận án.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Hường


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.............................. ..........................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi tư liệu nghiên cứu ................................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu … ..................................................................................... 5
5. Giới thuyết khái niệm………… .........................................................................…..6
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……… ....................................................13
7. Đóng góp mới của luận án……… ......................................................................... .13
8. Cấu trúc luận án.. ............................................................................................. …...14
9. Lưu ý ................................................................................................................... …14
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU… .................................... .15
1.1. Tình hình nghiên cứu về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin ở Nga… ............... .15
1.2. Tình hình nghiên cứu về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin ở phương Tây.. .…22
1.3. Tình hình nghiên cứu về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin ở Việt Nam… ....... 25
CHƢƠNG 2: ẤN TƢỢNG LỜI VĂN TRỮ TÌNH…… ........................................31
2.1. Gia tăng biểu cảm lời văn … ............................................................................... 31
2.1.1. Cảm xúc hóa đối thoại …… ............................................................................ .32

2.1.2. Độc thoại hóa đối thoại và phối cảm lời kể với lời độc thoại .......................... 37
2.2. Tăng cường nhạc tính lời văn …… .................................................................... .41
2.2.1. Phép điệp tạo nhạc tính……………………… .................................…………42
2.2.2. Lời văn xen thơ, nhạc…………………… ................................................... …53
2.3. Thi vị hóa ngôn từ…… .................................................................................... …59
2.3.1. Phong vị dân gian………………………… .....................................…………59
2.3.2. Vẻ đẹp ngôn từ của đức tin và tư tưởng………… ..................................…….63
CHƢƠNG 3: CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG TRỮ TÌNH.. ............................ ……74
3.1. Chủ thể trữ tình - Người kể chuyện “chủ quan” ..................... ........................... .74
3.1.1. Người kể chuyện toàn tri “thâu tóm” cảm xúc........... ......................................75


3.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất– nhân vật “trải nghiệm” cảm xúc… .......…...78
3.1.3. Luân chuyển người kể chuyện, thống nhất xúc cảm… ........................... …….81
3.2. Nước Nga trong miền hoài niệm……………… ..........................................…...84
3.2.1. Thiên nhiên Nga trong vẻ đẹp vĩnh hằng……… ..................................………85
3.2.2. Điền trang – thế giới của kỷ niệm…………… .......................................……..90
3.3. Vẻ đẹp nữ vĩnh hằng………………………… ......................................………..98
3.3.1. Những bức chân dung “ấn tượng”……….……… ............................... ………98
3.3.2. Những tâm hồn Nga cứu rỗi………………… ...............................…………104
3.3.2.1. Tình yêu cứu rỗi……………………………… ...........................…………105
3.3.2.2. Lí tưởng cứu rỗi………………………………… ..........................……….109
CHƢƠNG 4: CỐT TRUYỆN TRỮ TÌNH VÀ CẢM THỨC BI HOÀI ............114
4.1. Những mô thức cảm xúc – sự kiện ………… .............................................. ….114
4.1.1. Cảm xúc tiếc nuối – dòng chảy “hoài niệm”…… ..........................................114
4.1.2. Cảm xúc mãnh liệt – khoảnh khắc “hiện tại”……… .................................…117
4.1.3. Cảm xúc “an phận” – vòng đời “tĩnh lặng”… .....................................……...119
4.1.4. Vòng tuần hoàn cảm xúc – sự kiện……… ........................……………….....122
4.2. Cốt truyện hành trình tâm trạng… .....................................................................127
4.2.1. Chuỗi cốt truyện tâm trạng tuyến tính… .................................................. …..127

4.2.2. Chuỗi cốt truyện tâm trạng phi tuyến tính ..........................................………132
4.2.3. Chuỗi cốt truyện tâm trạng phi sự kiện…..........................................…….....135
4.3. Cảm thức bi hoài – nguồn mạch trữ tình truyện ngắn Bunin ............................ 138
4.3.1. Cái đẹp và cảm thức bi hoài………… .......................................…………….139
4.3.2. Tình yêu trong cảm thức bi hoài…… .........................................……………142
4.3.3. Khoảnh khắc cảm thức bi hoài……........................................………………144
KẾT LUẬN…………… ........................................................................…………..148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một trong những thước đo khẳng định vị thế văn học hiện nay là giải Nobel văn
học. Nước Nga, với 5 lần được vinh danh, xứng đáng là một nền văn học danh tiếng. Điều
đặc biệt là, người khởi đầu cho “chuỗi giải thưởng Nobel văn học của Nga” Ivan Bunin
vốn là một người Nga lưu vong. Và cũng rất đặc biệt, “khác với các nhà văn Nga lưu
vong đợt đầu tiên, các tác phẩm của Bunin đã được xuất bản ở Liên Xô ngay dưới thời
chính quyền Xô viết” [34; tr. 15]. Nói cách khác, Bunin đã được “trở về” Tổ quốc bằng
chính những sáng tác rất Nga của mình. Điều đó khẳng định vị thế, vai trò và sức mạnh
của văn chương Bunin ở ngay chính nước Nga quê hương ông và trên thế giới.
Ivan Alekseevitr Bunin (1870 – 1953) là nhà văn, nhà thơ Nga, viện sĩ danh dự
Viện Hàn lâm Peterburg (1909), giải Nobel Văn học (1933). Bunin được biết đến trước
hết là một nhà thơ, nhưng giải Nobel được trao cho ông vì những sáng tác văn xuôi “kế
tục truyền thống vĩ đại của kỷ nguyên rực rỡ thế kỷ XIX ở những điểm khả thủ cho sự
phát triển”, vì “tài năng xuất chúng và siêu việt của riêng ông, nó làm nên dấu ấn của kiệt
tác cho văn nghiệp của ông” [186]. Có thể nói người viết văn xuôi mang đậm cốt cách thi

sĩ Bunin đã làm rạng danh cho văn học Nga bằng những tác phẩm được cả thế giới
ngưỡng mộ: Làng, Sukhodol, Quý ông từ San Francisco đến, Tình yêu của Mittia, Cuộc
đời Arseniev và những truyện ngắn tuyệt phẩm Những quả táo Antonov, Say nắng, Hơi
thở nhẹ, Chiếc cốc đời, Ngày thứ Hai chay tịnh…. Bằng những trang văn của mình, nhà
văn “đơn độc trong một kỷ nguyên nhiều biến động” [186] đưa người đọc về với thế giới
thuần Nga của thế kỷ trước với những khung cảnh cổ kính xa xưa, trầm mặc, với không
gian nông thôn ngập tràn hương thơm của táo Antonov, những con đường rợp bóng cây
xanh hay làn hơi thở nhẹ lan đi “dưới bầu trời đầy mây, trong gió xuân lành lạnh”…
Ở Việt Nam, tác phẩm của Bunin được dịch từ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX.
Năm 1987, dịch giả Hà Ngọc đã giới thiệu với độc giả Việt những truyện ngắn: Hơi thở
nhẹ, Quý ông từ San Francisco đến, Chiếc cốc đời, Canh khuya, Những quả táo
Antonov… Sau đó, các dịch giả Phan Hồng Giang, Thái Bá Tân bổ sung thêm nhiều tác
phẩm nổi tiếng khác: Trên biển đêm khuya, Rusya, Natali, Lần gặp cuối cùng, Một


2

chuyện tình nhỏ, Kavkaz… Gần đây nhất, dịch giả Nguyễn Thị Kim Hiền đã giới thiệu
những truyện ngắn Galia Ganskaya, Con quạ, Tania, Ở Paris. Vì thế, không khó để tiếp
cận và yêu thích Bunin. Với chúng tôi, tình yêu với Bunin và những truyện ngắn đậm chất
trữ tình của ông cũng xuất phát từ những áng văn đẹp đẽ và sâu lắng đã được chuyển ngữ
ấy.
Bunin trưởng thành trong giai đoạn “Phục Hưng” của văn chương Nga - Thế kỷ
Bạc với rất nhiều trường phái mới xuất hiện. Những người đương thời với Bunin đều dấn
thân vào các cuộc phiêu lưu với chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa đỉnh
cao… Khi viết văn xuôi, Bunin vẫn kế thừa truyền thống vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực
Nga, với Lev Tolstoy, Anton Chekhov... đồng thời “âm thầm” đổi mới nó bằng những kỹ
thuật và thủ pháp tự sự của “chủ nghĩa hiện đại”, gia thêm cho nó xúc cảm của một nhà
thơ, để người đọc thậm chí có ấn tượng văn xuôi Bunin “trữ tình hơn cả thơ trữ tình của
chính nhà văn” [theo Gleb Struve - 194; tr. 424]. Các tác phẩm văn xuôi của Bunin, đặc

biệt là truyện ngắn giống như những bài thơ văn xuôi bề mặt thì nhẹ nhàng thanh khiết
nhưng lại chứa đựng “mạch ngầm trữ tình” bên trong, mà nếu khám phá được mạch ngầm
ấy sẽ phần nào hiểu và cảm được tâm hồn Nga rất Nga của nhà văn lưu vong trên đất
Pháp. Tuy nhiên chính “mạch ngầm trữ tình” này khiến cho việc “tiếp cận” truyện ngắn
của ông không dễ dàng như thưởng thức chúng. Cần có cả cái nhìn tự sự và trữ tình kết
hợp với trực giác nghệ thuật khi đi sâu nghiên cứu truyện ngắn Bunin nói riêng và văn
xuôi Bunin nói chung.
Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để giúp người khác cũng thấy được sức quyến rũ của
truyện ngắn Bunin, làm thế nào để làm nổi bật cái hay, cái tài của nhà văn, làm thế nào để
chỉ ra được “chất” Bunin? Đó là điều không dễ dàng. Chúng tôi lựa chọn đề tài Tính trữ
tình trong truyện ngắn của Ivan Bunin, gắng sức trả lời những câu hỏi khó khăn trên, để
bày tỏ tình yêu với văn học Nga, với nhà văn Ivan Bunin, góp một tiếng nói vào việc giới
thiệu, nghiên cứu Bunin ở Việt Nam, đồng thời mong muốn có những đóng góp nhất định
vào việc nghiên cứu, giảng dạy về hiện tượng giao thoa thể loại trong văn học nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3

Mục đích nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này là làm sáng tỏ tính trữ tình
trong truyện ngắn Ivan Bunin, từ khái niệm tính trữ tình cho đến những yếu tố biểu hiện
tính trữ tình trong truyện ngắn (cả những yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng và hình thức
nghệ thuật); qua đó xác định mối liên hệ của tính trữ tình với chiều sâu tư tưởng cũng như
phong cách nghệ thuật của nhà văn, hay nói cách khác là làm rõ “chất” Bunin trong văn
xuôi Nga và thế giới, xác định những đóng góp của Bunin cho sự phát triển của văn học
thế giới, cũng như tiếng vọng sáng tác của ông vào đời sống văn học đương đại.
Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định những yếu tố tạo ấn tượng trữ tình trên bình diện tổ chức ngôn từ, hình
tượng sự vật như sự gia tăng xúc cảm, tăng cường nhạc tính, thi vị hóa lời văn trong
truyện ngắn Bunnin.

- Tìm hiểu đặc trưng biểu hiện của các dạng thức chủ thể trữ tình (người kể
chuyện, nhân vật) và những đối tượng chủ yếu khơi dậy xúc cảm trữ tình trong truyện
ngắn của Bunin; qua đó phần nào xác định cảm hứng chủ đạo kết nối tác giả - nhân vật –
người đọc trong tác phẩm.
- Làm sáng tỏ các mô thức thức cảm xúc – sự kiện, cũng như các kiểu cốt truyện
trữ tình trong tổ chức trần thuật của truyện ngắn Bunin; xác định cảm thức bi hoài toát lên
từ các truyện ngắn Bunin như nguồn mạch trữ tình chủ yếu bắt nguồn từ cảm quan nghệ
thuật của nhà văn; từ đó xác định phong cách truyện ngắn trữ tình của nhà văn cũng như
những đóng góp của Bunin trong cách tân thể loại truyện ngắn.
3. Đối tƣợng, phạm vi tƣ liệu nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là các truyện ngắn của Ivan Bunin. Cụ thể
hơn, chúng tôi đi sâu nghiên cứu tính trữ tình như nét đặc trưng cho phong cách truyện
ngắn của Bunin để thấy được tài năng cùng phong cách nghệ thuật tinh tế trong cá tính
sáng tạo của nhà văn, phần nào chỉ ra được cơ chế hòa hợp của chất trữ tình trong tác
phẩm tự sự. Đặc biệt, qua việc tìm hiểu tính trữ tình trong truyện ngắn Bunin, chúng tôi
muốn khẳng định “truyền thống trữ tình” trong sáng tác của các nhà văn Nga từ cổ điển
cho đến hiện đại. Đây cũng là một giá trị riêng của nền văn học đồ sộ này.


4

3.2. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu
Truyện ngắn chiếm một số lượng rất lớn trong sự nghiệp của Ivan Bunin. Suốt
cuộc đời cầm bút, ông đã để lại 21 tập truyện ngắn và truyện vừa. Trong số đó mới chỉ có
34 truyện ngắn được dịch sang tiếng Việt. Đây là một con số rất khiêm tốn. Trong quá
trình thực hiện luận án, chúng tôi ưu tiên đi sâu nghiên cứu những truyện ngắn theo chúng
tôi là tiêu biểu nhất cho phong cách của Bunin (kết hợp với đánh giá của các nhà nghiên
cứu trong và ngoài nước thông qua các sách, tạp chí và dựa trên tiêu chí những tác phẩm
được chọn dịch ở phương Tây và Việt Nam). Đó là những tác phẩm nằm trong các tập:

Những truyện ngắn 1892-1901; Những truyện ngắn, truyện vừa 1902-1910; Những
truyện ngắn, truyện vừa 1911-1914; Nước vô biên (1914-1926), Ngữ pháp tình yêu
(1914-1926), Cây thần/ Cây Thiên Chúa (1927-1931), Những lối đi dưới hàng cây sẫm
tối (1938-1953), Những truyện ngắn những năm cuối đời (1931-1952). Ngoài ra còn có
những truyện ngắn không được đưa vào các tuyển tập xen kẽ giữa các giai đoạn trên.
Văn bản chúng tôi sử dụng trong luận án:
-Văn bản tiếng Nga: Бунин И.А. (2006) Полное собрание сочинений в ХIII
томах, “Воскресенье”, Москва [99]. Truyện ngắn của Bunin tập trung ở các tập 1, 2, 3,
4, 5, 6 gồm 188 tác phẩm.
- Văn bản tiếng Việt:
+ I.A.Bunin, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động, H., 2002 (Phan Hồng Giang giới
thiệu, Hà Ngọc, Phan Hồng Giang, Thái Bá Tân, Hữu Việt, Đoàn Tuấn dịch từ nguyên
bản tiếng Nga).
+ Ivan Bunin, Những lối đi dưới hàng cây tăm tối, Nxb Văn học - Nhã Nam, H.,
2006. In lại từ Ivan Bunin, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học; H., 1987 (Hà Ngọc dịch
và giới thiệu).
+ Ivan Bunin, Hơi thở nhẹ, Nxb Hội Nhà văn, H., 2006. In lại từ Ivan Bunin, Nàng
Lika, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, H., 1988 (Phan Hồng Giang dịch và
giới thiệu).
+ Truyện ngắn Bunin trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 6/2003.
+ Truyện ngắn Bunin trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 10/2011.


5

+ Truyện ngắn của Ivan Bunin trên internet (Nguyễn Thị Kim Hiền dịch).
- Văn bản tiếng Anh:
+ Bunin I. (2007), Collected Stories, Ivan R.Dee Chicago Publisher, Chicago,
USA, (Graham Heltlinger translated).
+ Bunin I. (2008), Dark Avenues, Oneworld Classic publisher, London, United

Kingdom, (Hugh Aplin translated).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án triển khai hướng tiếp cận chủ đạo là tiếp cận hệ thống kết hợp với tiếp
cận lịch sử - văn hóa. Chúng tôi xem xét các truyện ngắn của Bunin không chỉ như các
tiểu hệ thống với tính chỉnh thể của nó, mà còn nghiên cứu loại hình hóa các tác phẩm này
trong toàn bộ hệ thống sáng tác của Bunin với các mối quan hệ bên trong và bên ngoài
liên quan đến các vấn đề tiểu sử, bối cảnh văn hóa – xã hội – lịch sử. Sáng tác của Ivan
Bunin trải qua hai giai đoạn được phân định rõ ràng: trước và sau Cách mạng Tháng
Mười. Chúng tôi xem xét cả hai giai đoạn sáng tác truyện ngắn này cùng với mảng sáng
tác thơ trong cùng một hệ thống phong cách nghệ thuật tuy có những nét đặc trưng riêng,
có biến đổi, song vẫn có thể xác định được đặc điểm chung làm nên một thế giới nghệ
thuật nhất quán.
Cơ sở lí thuyết cho nghiên cứu của chúng tôi là vấn đề vừa mang tính chất khoa
học vừa mang tính chất mĩ học: tính trữ tình. Xem xét những vấn đề nội hàm của thuật
ngữ trên cả hai phương diện cho phép chúng tôi có một cái nhìn vừa bao quát vừa cụ thể
về đặc trưng này trong văn học, cụ thể ở đây là truyện ngắn của Bunin. Truyện ngắn của
Bunin dù đậm tính trữ tình, vẫn thuộc thể loại tự sự. Bởi thế đối tượng đặc biệt này cần
được soi chiếu từ góc độ lí thuyết tự sự. Chúng tôi kết hợp vận dụng hướng nghiên cứu
thi pháp học với lí thuyết trần thuật học hiện đại làm nền tảng cho những nghiên cứu
của mình. Theo chúng tôi, việc sử dụng các lí thuyết này trong việc nghiên cứu truyện
ngắn của Ivan Bunin là hợp lí và khả thi, bởi những truyện ngắn của Bunin, dù được coi
là tiếp nối truyền thống hiện thực cổ điển của văn học Nga thế kỷ XIX, vẫn rất mới mẻ và
hiện đại.
Trong luận án, chúng tôi còn sử dụng những thao tác nghiên cứu cụ thể sau:


6

- Thống kê – phân loại: khảo sát, thống kê, phân loại các dạng thức người kể
chuyện, các mô thức cảm xúc trữ tình, các dạng thức cốt truyện và các dạng thức điệp

trong tác phẩm.
- Phân tích – tổng hợp (văn học và ngôn ngữ học): được sử dụng trong việc làm rõ
giá trị cũng như chức năng thẩm mĩ cùng ý nghĩa của những thủ pháp, những phương
thức nghệ thuật của Bunin trong truyện ngắn.
- So sánh – đối chiếu: là thao tác cần thiết trong việc xác định nét đặc trưng của
tính trữ tình trong văn xuôi Bunin với tính trữ tình của các nhà văn trước ông, những nhà
văn cùng thời và những nhà văn sau ông.
5. Giới thuyết khái niệm
5.1. Khái niệm “tính trữ tình”
Điểm mấu chốt trong đề tài Tính trữ tình trong truyện ngắn Ivan Bunin là xác định
nội hàm khái niệm tính trữ tình và đặc trưng tính trữ tình trong truyện ngắn, trên cơ sở đó
phân tích, lí giải những biểu hiện của tính trữ tình trong truyện ngắn Bunin. Đây là một
việc làm không dễ dàng, bởi trong các Từ điển tiếng Việt, Từ điển thuật ngữ văn học ở
Việt Nam, khái niệm tính trữ tình không được các nhà nghiên cứu, biên soạn đưa vào
thành một mục từ độc lập. Chúng ta chỉ gặp thuật ngữ “trữ tình”, “thơ trữ tình”, “nhân vật
trữ tình”. Vì vậy, để xác định nội hàm khái niệm tính trữ tình, chúng tôi dựa vào nội dung
khái niệm tương đương trong các từ điển tiếng Nga và tiếng Anh, từ đó trình bày cách
hiểu về thuật ngữ tính trữ tình cũng như những biểu hiện cơ bản của tính trữ tình trong
truyện ngắn nói chung và truyện ngắn Ivan Bunin nói riêng.
Theo các từ điển Thuật ngữ Văn học – Mĩ học Nga – Pháp – Việt, Từ điển Anh –
Nga, Từ điển Anh – Việt, thuật ngữ tính trữ tình/tính chất trữ tình tương đương với thuật
ngữ лиризм trong tiếng Nga và lyricism trong tiếng Anh. Thực tế, лиризм và lyricism
được các từ điển trên giải thích sang tiếng Việt tương đương với thuật ngữ tính chất trữ
tình, (tính chất) trữ tình, tính trữ tình. Ở đây, chúng tôi thống nhất sử dụng ba thuật ngữ
tính trữ tình - лиризм - lyricism trong cùng một nội hàm ý nghĩa mà chúng tôi sẽ giải
thích cụ thể dưới đây.


7


Trước hết, chúng tôi chủ ý lựa chọn thuật ngữ tính trữ tình chứ không phải thuật
ngữ chất trữ tình hay tính chất trữ tình. Căn cứ vào nghĩa từ nguyên của “tính”, “chất” và
“tính chất” theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh (“Tính: Nguyên lí sở dĩ sinh ra
người – Bản nguyên về tinh thần của người – Bản chất của người hoặc của vật”. Tính
được dùng với nội hàm ý nghĩa cụ thể hơn, đầy đủ hơn so với chất (với nghĩa tính chất)
và tính chất (với nghĩa bản tính) [1; tr. 400]), chúng tôi nhận thấy: Tính là bản chất, thuộc
tính của con người hoặc sự vật, giúp phân biệt con người này với con người khác, sự vật
này với sự vật khác. Tính về cơ bản đồng nghĩa với chất và tính chất, tuy nhiên thuật ngữ
tính gợi ra sự liên kết cao độ trong hệ thống của các yếu tố, thiên về định tính và khái
quát, còn thuật ngữ chất và tính chất thiên về sự thống kê cụ thể các yếu tố của hệ thống,
thiên về tính định lượng và tổng kết. Tính mang nội hàm khái niệm danh từ (xét về mặt từ
loại) cao hơn chất và tính chất (thiên về nội hàm tính từ). Do đó dùng thuật ngữ tính sẽ
chỉ ra được mức độ liên kết sâu sắc mang bản chất của các yếu tố làm nên sự vật, đồng
thời cho thấy sự sáng tạo, khoa học và khái quát cao hơn trong nghiên cứu một đối tượng
khoa học.
Tìm hiểu nội hàm khái niệm của thuật ngữ tính trữ tình - лиризм và lyricism,
chúng tôi nhận thấy thuật ngữ này được nhìn nhận dưới nhiều góc độ ý nghĩa phong phú,
nhưng tương đối thống nhất.
Trong tiếng Anh (American English) lyricism được hiểu theo hai nghĩa: 1. Đặc
điểm hay phong cách trữ tình, thường trong thơ. 2. Cảm xúc trữ tình, nhiệt tình, đặc biệt
khi cảm xúc không bị kiềm chế hay khi cảm xúc thái quá [The Random House
Unabridged Dictionary, 189]. British Dictionary cũng xác định lyricism là: 1. Phẩm chất,
đặc tính hay phong cách của thơ ca trữ tình. 2. Sự dạt dào của tình cảm hay lòng nhiệt tình
[Collins English Dictionary, 189].
Còn trong Từ điển Nga - Nga, лиризм được giải thích: 1. Sự xúc cảm, sự tha thiết,
xúc động của thơ ca (trong tác phẩm nghệ thuật). 2. Bản chất trữ tình, tâm trạng/ tư tưởng
trữ tình [110; tập 2, tr. 187]. Từ điển Tiếng Nga của Ozhegov thì khẳng định лиризм. 1.
Đặc trưng trữ tình, nội dung trữ tình. 2. Sự nhạy cảm với cảm xúc của tâm trạng, sự mềm
mại và tinh tế của cảm xúc [144; tr. 279]. Như vậy, bản thân thuật ngữ tính trữ tình trong



8

các ngôn ngữ nước ngoài cũng nhấn mạnh khía cạnh tình cảm, cảm xúc được biểu hiện
mạnh mẽ, tinh tế, nhạy cảm đặc biệt trong các tác phẩm nghệ thuật, phổ biến là thơ ca.
Với tư cách là một thuật ngữ văn học, лиризм được định nghĩa như sau: Là một
phạm trù thẩm mĩ, một dạng đặc trưng đặc biệt của tư duy nghệ thuật, trong đó nổi trội là
sự/nỗi xúc cảm thầm kín và riêng tư của con người [150]. Đặc biệt, cảm xúc, cảm giác,
tâm trạng của nhân vật và của tác giả tác phẩm văn học thuộc “phạm trù лиризм” được
biểu lộ một cách trực tiếp và mở [89].
Theo các từ điển ngôn ngữ Nga và các từ điển thuật ngữ văn học của Nga, nghĩa
của лиризм xuất phát từ лирика, лиризм gần với thuật ngữ лиричность (chất trữ tình).
Theo chúng tôi khảo sát, thuật ngữ лиризм được sử dụng với ý nghĩa chủ động hơn, phổ
quát hơn, mang tính quan niệm của tác giả hơn là thuật ngữ лиричность được sử dụng để
chỉ chất trữ tình thường không mang tính đặc thù cho một phong cách. Bởi vậy, chúng tôi
lựa chọn лиризм thay vì лиричность. Tìm hiểu từ nguyên của лиризм, chúng tôi cũng
khảo sát nội hàm ý nghĩa của thuật ngữ лирика để từ đó đưa ra được những nét đặc trưng
được coi là tiêu chí cho tính trữ tình лиризм.
Trước hết, trong Từ điển Nga - Nga, лирика có ba ý nghĩa: 1. Một trong ba
loại/phương thức cơ bản của văn học nghệ thuật, trong đó thực tế được phản ánh một cách
sâu sắc thông qua những cảm xúc tha thiết, tư tưởng và tâm trạng của tác giả. Là yếu tố
cảm xúc trong tác phẩm của một nhà văn. 2. Một thể loại văn học, cụ thể thơ trữ tình. 3.
Tính đa cảm, đa tình, dễ cảm, dễ xúc động [110; tập 2; tr. 186].
Trong các Từ điển thuật ngữ văn học, лирика được phân tích trên các khía cạnh:
- Trữ tình là sự biểu hiện của cảm xúc, nhân vật chính của nó là tình cảm, nó sẽ
hiển thị những xúc cảm của trái tim, tất cả những giai điệu của âm nhạc tâm hồn.
- Nhà thơ trữ tình trong tính chủ quan của mình buộc phải hiểu mình và làm mê
đắm những người khác, làm mê đắm tất cả mọi người; đó chính là một trong những nét
quyến rũ nhất của anh ta: nói về mình, kể về mình, anh ta cũng đồng thời nói với chúng
ta, anh ta làm cho độc giả cũng hiểu tình cảm của anh ta; tâm hồn nhà thơ-tâm hồn nhân

loại, và ở đây cái chủ quan hòa làm một với vẻ đẹp kỳ diệu của cái khách quan.
- Trong một bài thơ trữ tình, đặc biệt quan trọng là âm nhạc của câu thơ, giai điệu;
âm nhạc và giai điệu này thấm vào ngôn từ của bài thơ đó. Và thứ âm nhạc này không


9

đơn giản giống như hành động đệm đàn, hay thậm chí chỉ là một yếu tố phụ bên ngoài, có
thể có hoặc không. Không, nó là một phần không thể thiếu của bài thơ, một trong những
yếu tố quan trọng nhất thuộc về bản chất bên trong của thơ. Shiller cho rằng âm nhạc
trong nhiều bài thơ trữ tình của ông xuất hiện trong tâm hồn của ông trước khi văn bản
thành hình. Đáng chú ý là, khi tính trữ tình thẩm thấu/thâm nhập vào không chỉ những câu
thơ, mà còn văn xuôi, nó sẽ biểu lộ/ làm nên tính giai điệu rõ rệt, và nó gắn tất cả vào
cùng một bản nhạc.
- Nhà thơ trữ tình cảm nhận được chất thơ trong chính mình và trong cả thế giới
rộng lớn bên ngoài, do đó trong thơ của mình, anh ta giải quyết được các vấn đề phổ quát
của thế giới và chính mình, thống nhất thực tế khách quan và thực tại tâm lí thành một thể
thống nhất hữu cơ.
Những sự phân tích trên của các học giả người Nga (Iu.Podolsky và N.Iu.Rusova)
trong Từ điển thuật ngữ Văn học [94], [150] cho thấy một cái nhìn tổng thể về phương
thức trữ tình như là một trong ba phương thức biểu hiện cơ bản nhất của văn học, đồng
thời tập trung khẳng định thể loại thơ trữ tình với tư cách là thể loại biểu hiện tính trữ tình
đậm đặc nhất.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “trữ tình” cũng được giải thích rất cụ thể thông qua cách
kết hợp nghĩa từ nguyên với lịch sử phát triển của các hình thái, các phương thức biểu đạt
của văn học. Trữ tình là “một trong ba phương thức thể hiện đời sống (bên cạnh tự sự và
kịch), làm cơ sở cho một loại tác phẩm văn học. Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của
tác giả bằng con đường tái hiện lại một cách khách quan các hiện tượng đời sống, thì trữ
tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con
người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của mình đối với

thế giới và nhân sinh” [33; tr. 373]. Những nét đặc trưng nhất của phương thức trữ tình
được các nhà nghiên cứu nhấn mạnh trên các khía cạnh:
- Nguyên tắc chiếm lĩnh hiện thực: nguyên tắc chủ quan là nhân tố cơ bản quy định
những đặc điểm cốt yếu của tác phẩm trữ tình.
- Tác phẩm trữ tình thể hiện tâm trạng. Do đó nó thường không có cốt truyện, hiểu
theo nghĩa chặt chẽ của từ này và dung lượng thường ngắn.


10

- “Cái tôi” trữ tình giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì nó là nguồn trực tiếp duy nhất
của nội dung tác phẩm. “Cái tôi” trữ tình thường xuất hiện dưới dạng nhân vật trữ tình.
- Xúc cảm trong tác phẩm trữ tình bao giờ cũng là xúc cảm đương đại. Ngay cả khi
tác phẩm trữ tình nói về quá khứ, về những chuyện đã qua, xúc cảm trữ tình vẫn thể hiện
như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra.
- Tác phẩm trữ tình thâm nhập vào những chân lí phổ biến nhất của tồn tại con
người như sống, chết, tình yêu, lòng chung thủy, ước mơ, tương lai, hi vọng.
- Lời văn của tác phẩm trữ tình phải hàm súc, giàu nhịp điệu.
Tác phẩm trữ tình bao gồm thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình. Tuy nhiên, thơ trữ tình
vẫn chiếm ưu thế và thể hiện được đầy đủ nhất những đặc trưng của thể loại này. Căn cứ
vào các đặc điểm trên, các tác phẩm được coi là trữ tình trước hết phải là các tác phẩm
giàu xúc cảm, ngôn từ giàu hình ảnh và nhịp điệu, bộc lộ ý thức cá nhân sâu sắc của tác
giả trước các vấn đề mang tính phổ quát về sự tồn tại con người, đồng thời lôi cuốn người
đọc hòa vào dòng xúc cảm, suy tưởng về những vấn đề ấy,.
Trong cuốn Tính trữ tình của văn xuôi Nga những năm 30 của thế kỷ XIX nhà
nghiên cứu V. Ostaptseva, viện dẫn ý kiến của M. Kniazeva trong luận án Tính trữ tình
như một loại hình cảm hứng chủ đạo, đặc biệt nhấn mạnh chủ quan tính, khẳng định tính
trữ tình trước hết là “khởi nguồn mang tính cá nhân được ý thức, được biểu lộ qua nhân
vật trữ tình, và công khai thể hiện chủ quan tính của tác giả” [145; tr. 4]. Cũng cùng quan
điểm với Ostaptseva, Luo Sichen trong bài viết Phạm trù tính trữ tình trong văn xuôi của

Bunin (khía cạnh ngôn ngữ) dẫn ý kiến của Epishkin khẳng định hai nét nghĩa của tính trữ
tình: “sự xúc động, cảm xúc, sự chân tình trong tác phẩm nghệ thuật” và “tâm trạng trữ
tình” [128; tr. 419]. Tác giả bài viết cũng liệt kê cụ thể những dấu hiệu của tính trữ tình:
cảm xúc của tác giả trong tác phẩm; tâm trạng trữ tình của tác giả thể hiện trong tác phẩm;
lời của chủ thể trữ tình hay nhân vật; yếu tố kết cấu và ngôn ngữ của văn bản thơ ca phục
vụ cho việc truyền đạt tâm trạng trữ tình; tinh thần trữ tình thể hiện trong những tác phẩm
văn xuôi của tác giả làm cho chúng gần với thi ca về phương diện xúc cảm – hình tượng
[128; tr. 419].
Từ tất cả những lí giải trên về thuật ngữ лирика, лиризм, lyricism chúng tôi đưa ra
cách hiểu của mình về thuật ngữ tính trữ tình: tính trữ tình là một phạm trù thẩm mĩ, một


11

dạng đặc trưng đặc biệt của tư duy nghệ thuật, trong đó nổi trội là nỗi xúc cảm thầm kín
và riêng tư của con người được thể hiện trực tiếp và cảm nhận một cách tương đối thống
nhất trong mối quan hệ đồng điệu tác giả - nhân vật - người đọc. Cụ thể hơn, những tiêu
chí của tính trữ tình trong tác phẩm gồm có: tình cảm, cảm xúc là yếu tố quan trọng hàng
đầu, nhân vật trữ tình nói về mình nhưng biểu lộ được tất cả những gì thầm kín nhất, sâu
sắc nhất, phổ quát nhất cho toàn nhân loại, âm nhạc và nhịp điệu là thành tố không thể
thiếu, thiên nhiên và thế giới bên ngoài hòa hợp với thế giới bên trong tâm hồn con người
và quan trọng nhất là tác giả, trong tính chủ quan của mình “buộc phải hiểu mình và làm
mê đắm những người khác, làm mê đắm tất cả mọi người”, cuốn người đọc vào dòng xúc
cảm của mình và của nhân vật trong tác phẩm. Sự thống nhất xúc cảm của ba chủ thể
thẩm mỹ này làm nên sự quyến rũ đậm tính trữ tình cho tác phẩm.
5.2. Đặc trƣng tính trữ tình trong truyện ngắn
Như đã phân tích ở trên, phương thức trữ tình, theo cấu trúc ngôn từ, bao hàm
trong nó cả thể loại thơ và văn xuôi. Thực tế, rất nhiều sáng tác của các cây bút văn xuôi
mang đậm yếu tố trữ tình và thường được gọi chung là văn xuôi trữ tình. V.I. Maslovsky
trong Từ điển Bách khoa toàn thư văn học (1987) của Nga có xem xét văn xuôi trữ tình лирическая проза như “một biến thể phong cách của văn xuôi nghệ thuật”, trong đó

“đồng thời tồn tại cả những yếu tố loại hình của tự sự, cũng như trữ tình. Thừa hưởng từ
tự sự những biểu hiện nhất định của cốt truyện, nhiều nhân vật, những yếu tố tính cách
hoá nhân vật và lời văn không vần điệu ngoại trừ một số ít trường hợp. Thừa hưởng từ trữ
tình,- sự góp mặt của chủ thể trần thuật (tác giả, người kể chuyện, nhân vật), điểm nhấn
cực đoan của những tình tiết hay những từ ngữ cụ thể biểu cảm, và cả sự tăng cường vai
trò quan trọng đặc biệt của những leitmotiv chủ đạo, trong bối cảnh cốt truyện suy yếu,
những leitmotiv này trở thành yếu tố kiến tạo. Sự thẩm thấu vào nhau của chất tự sự và
trữ tình trong văn xuôi trữ tình được bảo đảm bởi vai trò đặc biệt của chủ thể trần thuật,
về nguyên tắc, trở thành trung tâm kết cấu tác phẩm. Những yếu tố tự sự (sự kiện, tính
cách) hoà trong dòng chảy dào dạt của những liên tưởng, trữ tình ngoại đề, dường như
dịch chuyển vào bên trong tâm thức trần thuật và được hoàn kết bởi chỉnh thể tâm thức


12

đó” [121; tr. 185]. Như vậy, văn xuôi trữ tình là sự hài hòa của văn xuôi và thơ, của tính
tự sự và tính trữ tình.
Ở đây chúng tôi muốn nói đến truyện ngắn, thể loại tiêu biểu thuộc phương thức tự
sự trong tương quan với thơ, là thể loại tiêu biểu thuộc phương thức trữ tình. Đặc trưng
của truyện ngắn là “khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ
nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người”. Nhân vật truyện ngắn thường hiện thân
cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tồn tại của con người.
Truyện ngắn thường có kết cấu đơn tầng, đơn tuyến, thường được xây dựng theo nguyên
tắc “liên tưởng” hoặc “tương phản” chứ không đa tầng, nhiều tuyến. Cốt truyện của
truyện ngắn thường là một lát cắt của cuộc sống thường ngày, diễn ra trong thời gian và
không gian hạn chế với chức năng khám phá một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình
người. Yếu tố quan trọng nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đọng, giàu ý nghĩa
biểu đạt và nhiều ẩn ý [33; tr. 371]. Còn đặc trưng của thơ là “hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống, thể hiện những tâm trạng, những xúc cảm mạnh mẽ bằng ngôn ngữ
hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [33; tr. 309]. Truyện ngắn trữ tình, như

một bộ phận của văn xuôi trữ tình, cũng mang đặc trưng cơ bản nhất của thể loại này, đó
là sự chi phối của cảm xúc tới các yếu tố của phương thức tự sự như đã nói ở trên, đặc
biệt là cốt truyện và ngôn từ. Nếu văn xuôi trữ tình là sự hài hòa của văn xuôi và thơ, của
tính tự sự và tính trữ tình thì truyện ngắn trữ tình cũng chứa đựng trong nó sự hài hòa đó.
Do đó, xem xét tính trữ tình trong truyện ngắn, trước hết chúng tôi khẳng định bản chất tự
sự của thể loại này và xem xét sự “biến đổi” của chúng dưới tác động của những đặc
trưng của tính trữ tình như là phong cách, là “chất”, là “cá tính sáng tạo” của nhà văn.
Tính trữ tình trong truyện ngắn, như vậy, nói một cách chính xác, là sự hòa hợp
của yếu tố thơ trong văn xuôi, của phương thức trữ tình trong phương thức tự sự, của cảm
xúc trong cốt truyện, tình huống, của âm điệu, nhịp điệu trong lời văn, của cái chủ quan
trong cái khách quan của hiện thực. Vì thế, bên cạnh việc làm rõ những đặc trưng tự sự,
cần làm rõ cả những yếu tố trữ tình được biểu hiện trong tác phẩm (tình cảm chủ đạo,
nhân vật, ngôn ngữ...) và nguyên tắc liên kết, hòa hợp những yếu tố đó của tác giả.
Trong luận án Những hình thức và chức năng của tính trữ tình trong văn xuôi
I.A.Bunin những năm 1920, tác giả Elena Kapinos khẳng định quan điểm của Shmid về


13

những tiêu chí của tính trữ tình trong văn xuôi, khiến nó gần với thơ: “cự tuyệt kết cấu
tuyến tính”, “biểu tượng của cảnh và các chi tiết”, “nguyên tắc liên kết các thành tố”, “lắp
ghép”, “giàu ẩn ý”, “sự đa dạng của nhịp điệu và hình ảnh”, “kết hợp hình tượng tạo hình
– hội họa – cảm xúc với sự tổng hợp nhiều nghệ thuật khác”, “sự tương tác các thành tố
khác nhau trong thể loại” [118]. Nhà nghiên cứu Ostaptseva trong cuốn Tính trữ tình của
văn xuôi Nga những năm 30 của thế kỷ XIX [145] cũng đã tổng kết những yếu tố làm nên
tính trữ tình trong một tác phẩm văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng. Đó là: tính
chủ quan hay tính cá nhân; thiên nhiên và sự hợp nhất con người – thiên nhiên; sự hài hòa
giữa cái hữu hạn – cái vô hạn, giữa thời gian – vĩnh hằng, khoảnh khắc – vĩnh cửu; cảm
xúc và các motif cảm xúc; nhịp điệu (ngữ âm, cú pháp, kết cấu khung); các thủ pháp âm
nhạc; các ngụ ý, biểu tượng, “âm bản” – “ý nghĩa ngầm” của văn bản. Về cơ bản, trong

quan điểm của các tác giả nói trên đều có những sự trùng hợp nhất định, góp phần tạo nên
sự thống nhất cao độ trong việc xác định những yếu tố làm nên tính trữ tình trong truyện
ngắn. Có thể nói đó là những tiêu chí cơ bản giúp một tác phẩm nghệ thuật tự sự mang
đậm dấu ấn trữ tình. Tuy nhiên, đối với từng nhà văn, từng tác phẩm, những biểu hiện của
tính trữ tình lại không hoàn toàn giống nhau, điều đó phụ thuộc vào cá tính, khí chất và tài
năng của mỗi người.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận án sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu chuyên sâu một tác
gia lớn của văn học thế giới - Ivan Bunin, góp phần mở rộng và khơi sâu những nghiên
cứu về văn học Nga ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu tính trữ tình trong truyện
ngắn của Bunin, luận án cho thấy ý nghĩa của hiện tượng giao thoa, tổng hoà giữa các thể
loại tự sự và trữ tình như biểu hiện quan trọng trong khuynh hướng sáng tạo nghệ thuật
của chủ nghĩa hiện đại đầu thế kỷ XX, góp phần xác lập phương pháp nghiên cứu tính trữ
tình trong văn xuôi nước ngoài. Phương pháp, những kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu
của luận án có thể ứng dụng vào nghiên cứu văn xuôi trữ tình trong văn học Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án sẽ là công trình tham khảo hữu ích đối với sinh viên,
học viên các ngành ngữ văn cả trong quá trình nghiên cứu khoa học, học tập và giảng dạy,
góp phần vào công cuộc đổi mới nghiên cứu và dạy học ngữ văn trong nhà trường. Đây


14

cũng là tài liệu tham khảo cho các giáo viên văn học trong việc mở rộng vốn tri thức về
các nhà văn Nga hiện đại, về văn học Nga thế kỷ XX. Từ đó, mở rộng vốn hiểu biết về
một nền văn học vĩ đại của thế giới cho đối tượng học sinh, bồi đắp tình yêu thiên nhiên,
văn hóa và cái đẹp, nuôi dưỡng sự phong phú của tâm hồn.
7. Đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam đi sâu nghiên cứu trực tiếp tính trữ tình
trong truyện ngắn của Ivan Bunin một cách có hệ thống.
Luận án là sự kết hợp một cách mới mẻ và hứa hẹn nhiều thành tựu của thi pháp

học, trần thuật học hiện đại và lí thuyết về tính trữ tình.
Luận án là công trình đầu tiên chỉ ra những nét đặc trưng phong cách của nhà văn
Nga đầu tiên đạt giải Nobel Ivan Bunin, giúp người đọc hiểu thêm về một cây bút kiệt
xuất của truyện ngắn Nga và thế giới, góp thêm vào danh sách những tác giả văn học Nga
được đọc và được nghiên cứu ở Việt Nam.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương:
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Chương 2: Ấn tượng lời văn trữ tình
- Chương 3: Chủ thể và đối tượng trữ tình
- Chương 4: Cốt truyện trữ tình và cảm thức bi hoài
9. Lƣu ý
Những trích dẫn chúng tôi đưa vào trong luận án gồm cả những tác phẩm của
Bunin đã được dịch ra tiếng Việt và cả những tác phẩm chưa được dịch. Những văn bản
ghi nguồn trích từ bộ Toàn tập Bunin bằng tiếng Nga đều do chúng tôi tự dịch. Tương tự
với những tài liệu tham khảo bằng tiếng Nga và tiếng Anh được trích dẫn trong luận án.


15

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
So với các nhà văn Nga hải ngoại khác, Bunin được “trở về” Tổ quốc tương đối
sớm hơn. Sau khi Bunin qua đời (1953), cuốn Toàn tập Bunin đầu tiên và đầy đủ nhất
(tính đến thời điểm đó) được xuất bản ở Nga năm 1965 dưới sự chủ trì và đấu tranh kiên
định của nhà thơ A.Tvardovsky đã minh chứng cho điều này. Từ đó đến nay, sức hấp dẫn
của Bunin ở Nga và trên thế giới không hề giảm, số lượng những tác phẩm của ông và
những công trình nghiên cứu về ông được xuất bản và công bố cả ở trong và ngoài nước
Nga rất phong phú.

Ở Việt Nam, 14 truyện ngắn đầu tiên của Bunin được dịch sang tiếng Việt năm
1987 (Nàng Lika được in cùng tập truyện ngắn nhưng thực chất là trích tiểu thuyết Cuộc
đời Arseniev). Đến nay có thêm 20 truyện khác được dịch và công bố (chưa tính những
tác phẩm nhiều hơn một người dịch). Số lượng các tác phẩm bổ sung sau gần 30 năm như
vậy là không nhiều. Số lượng các công trình nghiên cứu trên các báo, tạp chí, sách tham
khảo, giáo trình cũng không thực sự chuyên sâu, tất cả chỉ dừng ở mức giới thiệu.
Trong quá trình thực hiện luận án Tính trữ tình trong truyện ngắn Ivan Bunin,
trong khả năng ngoại ngữ của mình, chúng tôi đã tích cực tìm kiếm các tư liệu (sách, báo,
tạp chí, internet) về Ivan Bunin, về truyện ngắn và tính trữ tình trong văn chương của ông
trong khối lượng đồ sộ các công trình nghiên cứu về nhà văn bằng tiếng Nga và tiếng
Anh. Các tài liệu chúng tôi khai thác được cho thấy một cái nhìn toàn diện về Bunin từ
các khía cạnh: tiểu sử, giải Nobel, vị trí và tầm ảnh hưởng, những nghiên cứu cụ thể về
thơ, truyện ngắn và truyện vừa, tiểu thuyết. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài của mình,
chúng tôi chỉ đề cập những tư liệu liên quan đến truyện ngắn Bunin cũng như những tư
liệu có giá trị lí giải những ảnh hưởng tới quá trình sáng tác truyện ngắn của nhà văn.
Chúng tôi lưu ý đặc biệt tới những tư liệu nghiên cứu có liên quan hay đề cập trực tiếp tới
vấn đề tính trữ tình trong truyện ngắn Bunin.
1.1. Tình hình nghiên cứu về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin ở Nga
Ở Nga, Ivan Bunin là một trong số những nhà văn Nga thế kỷ XX được giới phê
bình, nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Những công trình nghiên cứu mới nhất cho thấy hứng


16

thú đối với sáng tác của nhà văn không hề suy giảm trong gần hai thập kỷ đương đại của
thế kỷ XXI.
Trước hết phải kể đến những công trình nghiên cứu về tiểu sử I.Bunin. Trang
web bunin.niv.ru với các chuyên mục Tiểu sử, Gia đình, công trình Di sản văn học, tập 84
quyển 1 (1973), cuốn I.A.Bunin – Những chất liệu cho tiểu sử: từ 1870 đến 1917 (1983)
của A.Baboreko, hồi ức Cuộc đời Bunin những năm 1870-1906 (1989) của

V.N.Muromtseva-Bunina, tập hồi ức Bunin và Kuznetsova (2006) cùng hàng loạt cuốn
tiểu sử Bunin của O.Volkov, N.Zakharov, N.Karghina, E.Lavrenova, S.Mussky,
M.Roshin, E.Stepanyan, I.Yanin... đã khắc họa chân dung con người nghệ sĩ nhẹ nhàng,
tinh tế, khoan hòa nhưng rất cứng cỏi, kiên cường của nhà văn, hé lộ bản chất tâm hồn,
chính kiến, quan niệm nghệ thuật và cá tính của nhà văn qua các quan hệ gia đình, xã hội,
những mối quan hệ tình cảm riêng tư, cung cấp những tư liệu như nhật kí, thư từ trao đổi
của Bunin với các văn nghệ sĩ cùng thời, hồi ức của những người thân thiết của nhà văn...
Những công trình này phần nào đưa ra những gợi mở lí giải cá tính sáng tạo, đồng thời hé
lộ bản chất tính trữ tình trong truyện ngắn của nhà văn.
Có một số công trình nghiên cứu đề cập đến cảm quan nghệ thuật của Bunin như
luận án Hiện tượng học nghệ thuật của Ivan Bunin (2001) của Kristian Shlegel, công trình
Thế giới của người nghệ sĩ trong văn xuôi Bunin những năm 1910 (2005) của
L.P.Pozhiganova và Văn xuôi Bunin như một hiện tượng triết học nghệ thuật (2012) của
N.V.Prasheruk. Đáng chú ý hơn cả là luận án Hiện tượng học nghệ thuật của Ivan Bunin
được triển khai trên hai khía cạnh lớn Thế giới hiện tượng của Bunin và Thế giới nghệ
thuật của Bunin. Tác giả luận án đi sâu tìm hiểu quan điểm của Bunin về tôn giáo, về
Thiên Chúa, về mối quan hệ nghệ thuật với đạo đức, về mối quan hệ tâm hồn và thể xác
với nghệ thuật. Từ những quan điểm đó tác giả luận án đi sâu vào thế giới quan của Bunin
trong thơ ca và những hình tượng hiện tượng học trong văn xuôi của ông. Nhà nghiên cứu
khẳng định Bunin không phải là một nhà văn triết học như Lev Tolstoy và Dostoevsky,
“triết học” của Bunin chính là niềm tin chân thành vào cuộc sống, là niềm đam mê vô bờ
với cuộc sống: “Tác phẩm của Bunin hoàn toàn thấm nhuần một niềm tin chân thực vào
cuộc sống, tình yêu, cái đẹp và xúc cảm. Có lẽ, niềm đam mê với cuộc sống của ông là vô
bờ. Có lần ông đã nói về nguyên cớ của điều này: „Tôi phá hủy không gian, thời gian và


17

những khuôn mẫu, tất cả cuộc sống của tôi, một cách có ý thức và không có ý thức. Đó là
niềm đam mê vô bờ bến của tôi đối với cuộc sống, và tôi không chỉ sống cuộc sống hồn

nhiên của mình, mà còn sống cuộc sống của hàng ngàn người khác đang sống ở thời điểm
hiện tại, và những người đã khuất sau màn sương mù hàng trăm năm‟” [172]. Niềm tin đó
được hiện thực hóa bằng những khát khao vĩnh cửu đến từ các chủ đề tình yêu, niềm đam
mê cái đẹp vĩnh cửu và đặc biệt là cái chết. Đó đều là những vấn đề liên quan đến tính trữ
tình trong sáng tác của nhà văn.
Trong kho tàng tư liệu về Bunin ở Nga, có một loạt công trình đi sâu nghiên cứu
mối quan hệ của Bunin với những văn nghệ sĩ nổi tiếng đương thời, thực chất là tiếp cận
từ quan điểm văn học so sánh. Đó là những công trình: A.Ninov, M.Gorky và Ivan
Bunin. Lịch sử mối quan hệ. Những vấn đề sáng tác (1973); Valery Geideko, Anton
Chekhov và Ivan Bunin (1976); Maxim D. Shrayer, Vladimir Nabokov và Ivan Bunin:
Một sự tái thiết/tái cấu trúc trích trong Văn học Nga, tập 43 (1998); Gavriil Simonov,
Liudmila Kovaliova-Ogorodnova, Bunin và Rakhmaninov (2006); N.V.Prasheruk, Văn
xuôi của Ivan Bunin trong cuộc đối thoại với văn xuôi cổ điển Nga (2016)... Những công
trình này so sánh Bunin với các nhà văn trước và cùng thời với ông, tuy không trực tiếp
nhấn mạnh tính trữ tình của Bunin, song lại có nhiều gợi mở cho việc khám phá những
chủ đề, những vấn đề nghệ thuật trong từng tác phẩm cụ thể của Bunin và các nhà văn
khác.
Những công trình nghiên cứu ở Nga về văn xuôi Bunin phần nhiều khẳng định
những cách tân của nhà văn trong khuôn khổ “chủ nghĩa hiện thực mới”. Trong cuốn Ivan
Bunin và văn xuôi của ông (1887—1917) nhà nghiên cứu N.M.Kucherovsky khẳng định
giá trị những tác phẩm viết về nông thôn và làng quê Nga của Bunin. Theo nhà nghiên
cứu, đây là một mảng sáng tác quan trọng làm nên một trong những nhà văn Nga vĩ đại
nhất của thế kỷ XX. Kucherovsky phân tích diễn tiến cái nhìn của nhà văn về người nông
dân Nga: từ bi quan cho đến thấm nhuần đức tin và hy vọng. Cũng theo ông, đây có thể là
kết quả của quá trình tiếp xúc giữa Bunin và Gorky. Trong cuốn Lịch sử văn học Nga tập
4: Văn học Nga cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (1881-1917), Ivan Bunin được xếp vào
khu vực văn xuôi hiện thực những năm 1910 và được dành hẳn một chương riêng
(chương 19) do nhà nghiên cứu L.V.Krutukova viết. Đáng chú ý nhất là trong nghiên cứu



18

của mình, Krutukova khẳng định Bunin là một trong những cây bút chủ chốt nhất của văn
xuôi hiện thực Nga những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cũng như O. Mikhailov
và một số nhà nghiên cứu khác, Krutukova xếp Bunin vào danh sách những nhà văn “tân
hiện thực” (Неореализм) cùng với các cây bút A.Kuprin, A.Tolstoi, Sergeev-Tsensky,
Zaitsev, A.Remizov. Trong cuốn Văn xuôi của Bunin: những khía cạnh thi pháp,
V.Zakharova đặt Bunin trong bối cảnh Thế kỷ Bạc, trong tương quan với truyện ngắn
Chekhov – nhìn từ khía cạnh “chủ nghĩa hiện thực được nâng lên thành biểu tượng”. Từ
đó, có những nhận xét thú vị về đặc trưng của văn xuôi Bunin, một thứ văn xuôi “có sự
tổng hòa thường xuyên nhất của „đa thức‟ thể loại tự sự và thể loại trữ tình, đặc biệt là
những sáng tác giai đoạn đầu” [112; tr. 15]. Nhà nghiên cứu đi sâu phân tích những đặc
điểm cụ thể của truyện ngắn Bunin giai đoạn những năm 1890 và khẳng định “sự suy yếu
của cốt truyện sẽ được bù đắp bởi sự năng động của cảm xúc trữ tình, sự hiện hữu của
hiệu ứng hướng tâm mạnh mẽ sẽ tạo ra một thứ văn chương mới: văn xuôi hiện thực mới”
[112; tr. 16]. Những phân tích của Zakharova tập trung vào “hiệu ứng hướng tâm mạnh
mẽ” thực chất chính là đã đề cập tới tính trữ tình như điểm cốt lõi làm nên cá tính văn
xuôi Bunin, đồng thời làm thay đổi diện mạo văn xuôi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Những công trình cung cấp những gợi ý về tính trữ tình, về dấu ấn trữ tình trong
văn xuôi Bunin nói chung và truyện ngắn Bunin nói riêng ở Nga tuy chưa có nhiều,
nhưng chính là những tư liệu tham khảo quý báu đối với chúng tôi.
S.N.Broitman và D.M.Magomedova trong cuốn Văn học Nga giao thời thế kỷ
(những năm 1890 đến đầu những năm 1920) tập 1 (2000) dành 46 trang viết trong phần II
(Những tác gia và hiện tượng văn học tiêu biểu) cho Ivan Bunin. Các nhà nghiên cứu
cũng khẳng định “một chủ nghĩa hiện thực mới” đã xuất hiện trong văn xuôi của Bunin,
thứ chủ nghĩa hiện thực liên quan chặt chẽ với thi ca. Các nhà nghiên cứu đã “tạm” đưa ra
ba “típ” truyện mang tính chất trữ tình của Bunin với đại diện tiêu biểu của các “típ”:
Vượt đèo, Sương mù, Trên thành phố...; Những quả táo Antonov, Bi kí...; Mùa thu,
Meliton, Những cây thông... [92; tr. 552].
Trong cuốn sách Một tài năng nghiêm cẩn (Ivan Bunin. Cuộc đời. Số phận. Sáng

tác - 1976), Oleg Mikhailov viết về thời thơ ấu, về quá trình trở thành một nhà văn nghèo,
về những người cùng thời với Bunin (Gorky, Kuprin, Shmelev, Aleksei Tolstoy), về thơ


19

Bunin, những “ca khúc” về nước Nga. Ông nhấn mạnh vai trò của Bunin trong cuộc đấu
tranh vì chủ nghĩa hiện thực và đổi mới nó, biến chủ nghĩa hiện thực cổ điển đã “lạc hậu”
so với thời đại mới trở nên hiện đại và tân kỳ hơn. Khẳng định Bunin chính là đại diện
xuất sắc nhất của chủ nghĩa Tân hiện thực, Mikhailov còn nhấn mạnh “lối thoát” khỏi sự
cũ kỹ của văn xuôi khi ấy chính là âm nhạc. Lối văn xuôi của Bunin chính là lối văn xuôi
đậm chất âm nhạc hay nói cách khác, Bunin là người tạo nên cái gọi là âm nhạc của văn
xuôi [133; tr. 60]. Những nhận xét này đã trở thành tiền đề rất quan trọng để chúng tôi
nghiên cứu Tính trữ tình trong truyện ngắn của Ivan Bunin.
L.A.Smirnova trong I.A.Bunin cuộc đời và sự nghiệp (1991) tập trung khai thác
mảng sáng tác về Tổ quốc của Bunin: từ thơ cuối thế kỷ XIX đến văn xuôi những năm
1910 về số phận làng quê Nga, từ thiên nhiên của vũ trụ và sự đối lập với thế giới văn
minh đến sáng tác những năm 1920 – sự nhận thức tâm hồn con người, về nước Nga từ
xa. Nhà nghiên cứu khẳng định: “Con đường sáng tác của Bunin, cũng giống như con
đường sáng tác của Chekhov, đó là cuộc kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống”. Chương viết về
mối liên hệ giữa thơ ca và văn xuôi thời kỳ đầu của Bunin trong công trình này thực chất
đã xác lập cơ sở cho vấn đề tính trữ tình trong truyện ngắn của nhà văn giai đoạn đầu. Đặc
biệt nhà nghiên cứu nhấn mạnh thiên nhiên chính là yếu tố kết nối tâm hồn con người,
thiên nhiên làm giàu tâm hồn con người và thiên nhiên là chất xúc tác làm nên chất trữ
tình cho cả thơ và văn xuôi Bunin: “Những không gian tự do, những hình thức và sắc màu
duy nhất của thiên nhiên khơi dậy niềm tin về sự giàu có và nhạc điệu của tâm hồn” [155;
tr. 232].
Trong bài viết Phạm trù tính trữ tình trong văn xuôi của I.A.Bunin (khía cạnh ngôn
ngữ), Luo Sichen, xuất phát từ ý kiến của nhà văn bản học T.M.Dviniatina: “Trong văn
xuôi của mình, Bunin hoàn toàn là một thi sĩ, giống như trong những vần thơ” [128; tr.

417], khẳng định “Tính trữ tình đã tồn tại trong cách diễn đạt vốn có của Bunin và trong
ngôn ngữ văn xuôi” [128; tr. 421], xác lập khái niệm phạm trù trữ tình, tổng kết lại những
nét biểu hiện chính yếu của phạm trù trữ tình trên bề mặt ngôn từ (nhạc tính, sự thi vị hóa
hình ảnh thực tế cuộc sống, tính chủ quan, sự suy yếu của trần thuật) và đi đến kết luận:
“Như vậy, tính trữ tình hiện diện trong văn xuôi Bunin là hệ quả của sự tương tác giữa âm
nhạc và văn xuôi, thơ và văn xuôi, cá tính cá nhân và thế giới, sự trần thuật và thơ ca,


20

được chuyển tải một cách nghiêm ngặt và được tổ chức bằng phương tiện ngôn ngữ”
[128; tr. 422]. Đáng tiếc, những biểu hiện của phạm trù trữ tình không được phân tích qua
những dẫn chứng cụ thể, có những yếu tố có dẫn chứng nhưng không nhiều và chưa được
phân tích kỹ.
R.Khusainov trong bài viết Tính trữ tình của văn xuôi Bunin trong con mắt các
nhà phê bình (2014) đã hệ thống hoá ý kiến của các nhà nghiên cứu Nga và nước ngoài
viết về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin và đi đến kết luận: “Bunin có thể được coi là
người sáng lập văn xuôi trữ tình, dù trước đó những tác phẩm trữ tình đã đóng vai trò
quan trọng” [168; tr. 62]. Khusainov lưu ý đến ý kiến của K.Zaitseva về sự xoá mờ ranh
giới, hoà quyện chất thơ với văn xuôi của Bunin giai đoạn đầu: “Nếu trong thơ của
Bunin… ranh giới giữa thơ và văn xuôi dần dần mờ nhòe, thì trong văn xuôi của Bunin
bắt đầu nhận thấy những chuyển động, mà có thể nói, có thể hồi tưởng: trong đó xuất hiện
nhịp điệu thực sự bên trong và logic thực sự của âm nhạc” [168; tr. 63]. Nhận định của
Khusainov về văn xuôi giai đoạn đầu của Bunin là thứ văn xuôi không có cốt truyện với
cảm xúc, thiên nhiên, “thi pháp hơi thở” được lưu ý nhấn mạnh: “Nguyên nhân đặc biệt
này (như vừa kể trên – ĐTH), đã không thể chia cắt, mà còn thắt chặt văn xuôi Bunin với
thơ trữ tình của ông” [168; tr. 63]. Kết lại bài viết, Khusainov một lần nữa khẳng định
tính trữ tình chính là đặc điểm cơ bản của văn xuôi Bunin, cả giai đoạn trước cách mạng
và sau khi nhà văn rời khỏi Tổ quốc. Đó là sự tiếp nối truyền thống của các nhà văn hiện
thực thế kỷ XIX.

Một số nhà nghiên cứu ở Nga đề cao cảm xúc, nhạc điệu, giai điệu, nghệ thuật mô
tả… trong văn xuôi Bunin nói chung và truyện ngắn nói riêng, coi đó là những điểm quan
trọng làm nên tính trữ tình trong văn xuôi của ông. Natalia Dudinova, trong bài viết Tính
trữ tình và sự thật tồn tại trong văn xuôi giai đoạn đầu của Bunin, sau khi đưa ra những
luận điểm về thiên nhiên, về cảm xúc, về nỗi nhớ trong truyện ngắn Bunin, đã nhận định:
“Tính trữ tình Bunin có thể coi lạc quan, mô tả - súc tích, song chính xác và được cụ thể
hóa bằng những chi tiết nghệ thuật” [109; tr. 45]. Khi nói về nguyên tắc trữ tình của
Bunin, Lipin nhấn mạnh: “Nét bản chất khác của tính trữ tình văn xuôi Bunin là nó được
triển khai từ chính cảm nhận và miêu tả thực tại. Khởi nguồn trữ tình trở thành cơ sở nền
tảng cho cả khâu lựa chọn chất liệu lẫn khâu tổ chức soi chiếu. Nhà văn chỉ tái hiện những


×