Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề tài “trở về” trong truyện ngắn của Ivan Bunin, Ernest Hemingway và Cao Hành Kiện pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.34 KB, 5 trang )

Đề tài “trở về” trong truyện
ngắn của Ivan Bunin, Ernest
Hemingway và Cao Hành Kiện





Điểm khác nhau lớn nhất này giữa hai truyện như nêu trên, nếu được đặt trong bối
cảnh cụ thể của chúng gắn với hoàn cảnh của tác giả, sẽ dẫn chúng ta đến một điểm thú
vị: màu sắc phê phán của cái nhìn, nỗi thất vọng trong giọng kể đầy trách móc pha lẫn
ngậm ngùi. Chúng ta hãy để ý rằng Bunin đã so sánh cái không thay đổi, hoang vắng của
thị trấn thảo nguyên Nga với một Paris rực rỡ, còn ở Cao Hành Kiện là quá khứ đầy kỷ
niệm với cái hiện tại bề bộn, ngổn ngang, học đòi. Đúng ra chất ngậm ngùi rõ hơn nơi
Bunin, còn Cao Hành Kiện là trách móc (cái hiện đại, cái biển dâu, cái bề bộn) khiến ta
nhớ hai dòng thơ của Bà Huyện Thanh Quan với hai nỗi niềm:
Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương
Cũng nói về đổi thay nhưng Nhà của lính của Ernest Hemingway lại khác. Krebs
cảm nhận thị trấn quê nhà vẫn vậy, có đổi thay chăng là nơi những con người trong thị
trấn. Anh cảm nhận những đổi thay một cách tự nhiên từ một nỗi buồn lạc lõng. Anh
không phê phán, có khi anh cảm thấy thích thú nhưng không gần được. Thế thôi. Vì thế,
màu sắc phê phán (xã hội) không hiện ra trong Nhà của lính của Ernest Hemingway,
nhưng chất hiện thực thì lại rất rõ, đặc biệt hiện thực tâm trạng.
5. Tất cả những điểm chúng tôi nêu trên đã chi phối các mối quan hệ của nhân vật,
vì thế, qui định mối quan tâm của tác giả. Đây cũng là đặc điểm của đề tài “trở về”. Trở
về là (để) hướng tới tái lập các mối quan hệ hoặc/ đồng thời nhìn ngắm các mối quan hệ
dưới một ánh sáng khác. Điều đó làm nảy sinh một kiểu nhân vật có vấn đề, nghĩa là
kiểu nhân vật vừa che giấu trong nó một nỗi niềm vừa tìm cách bộc lộ theo cách khúc xạ
hóa, tức là người kể chuyện nhân vật hoặc nhân vật nói tránh, nói theo kiểu tấm gương
soi, nói theo kiểu đối chiếu lấp lửng hoặc đối chiếu nhấn mạnh một vế -thường là quá


khứ - để tạo độ lệch cần thiết. Để thông cảm với những cách nói như thế, đến lượt mình,
người đọc phải tái lập chúng trên cơ sở mối quan hệ giữa tác giả với toàn bộ bối cảnh
sáng tác chung và cá nhân. Trên thực tế, những đòi hỏi như thế đôi khi đẩy người đọc
lẫn nhà nghiên cứu đến tình trạng suy diễn không cần thiết nếu họ vượt khỏi giới hạn
của văn chương. Vì thế, những khảo sát các mối quan hệ chỉ nên được tiến hành trong
giới hạn nội văn bản.
Bunin tìm về với thứ kỷ niệm thời trẻ dại, và duy nhất một lời tỏ tình được nhớ lại
khi em tiễn nhân vật tôi trong một đêm trăng:
“Rồi sau đó, khi em đưa tiễn tôi ra đến cổng, tôi bảo em:
- Nếu có đời sau mà chúng ta lại được gặp nhau thì lúc ấy anh sẽ quì xuống hôn chân
em vì tất cả những gì em đã từng cho anh trên cõi trần thế này”
(5)
.
Lời chia tay như lời vĩnh biệt, một đi không trở lại. Đó chẳng phải là lời chia tay
ra về trong mạch logic của câu chuyện mà đã đượm màu tâm trạng của người biết rằng
sẽ không còn cơ hội trở lại quê hương và của người biết rằng sẽ chẳng thể nào gặp lại
người yêu thời trẻ dại bởi người yêu đã mất và bản thân lại cách xa. Cái hư và cái thực
của nỗi lòng cài vào câu chuyện, cài vào giọng kể là như thế. Còn tất cả phần còn lại của
các mối quan hệ là thị trấn quê nhà.
Nhân vật hóa thân là Krebs của Ernest Hemingway trong Nhà của lính không trở
về tìm lại các mối quan hệ cũ mà anh bị ném về, bằng chứng là anh trở về muộn màng
và cuối truyện lại toan tính ra đi. Và vì thế, các mối quan hệ bạn bè và gia đình hiện ra
trong tác phẩm luôn trong thế chống đỡ của Krebs. Những cô gái trẻ thì đã lớn, lại sống
trong một thế giới đã thành nhóm rõ ràng và liên miên cãi cọ quá đỗi phức tạp đến nỗi
anh cảm thấy mình không đủ năng lực hoặc dũng khí can dự vào. Còn người mẹ thì lo
lắng, yêu thương nhưng không hề thông cảm hay hiểu Krebs ; người cha thì xa lạ, xa
vời. Chỉ còn đứa em gái Helen dường như có thể chia sẻ nhưng anh chẳng thể hiện điều
gì rõ ràng. Anh ngại tiếp xúc, anh muốn cuộc đời mình trôi đi phẳng lặng. Và truyện
khép lại bằng một câu lấp lửng: “Anh sẽ đến sân trường và xem Helen chơi bóng chày
trong nhà”. Krebs cứ lãng đãng như thế. Các mối quan hệ trong Nhà của lính của Ernest

Hemingway như kiểu tấm gương phản chiếu tâm trạng lạc lõng của người lính từ chiến
trường trở về là Krebs.
Cao Hành Kiện đã xây dựng các mối quan hệ của nhân vật tôi trong truyện
ngắn Mua cần câu cho ông ngoại theo cùng hướng ấy nhưng lại khác. Không kể đến
mối quan hệ với thị trấn cũ, với ngôi nhà xưa cùng người bạn tuổi nhỏ là Tảo Oa thì toàn
bộ truyện đẫm trong mối quan hệ giữa nhân vật tôi với ông ngoại và những thứ, những
vật liên quan đến ông ngoại. Cơn mơ như là cái cớ để tác giả dựng dậy cái quá khứ ẩn
hiện trong cái hiện tại bề bộn, ngổn ngang; tất cả cứ ngang dọc, dọc ngang chồng chéo
bằng cách bất định của giấc mơ, bằng cách lặp lại của giấc mơ, bằng cách tản mạn của
giấc mơ. Đặc điểm này cho phép tác giả nói được nhiều điều tưởng chẳng thể nào nói
được trong một tình huống nhất định nào đó. Câu chuyện có khi gắn với một thời điểm
lịch sử (ví dụ cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc), có khi gắn với câu chuyện của
ông ngoại đầy chất ngụ ngôn, và cũng như thế với một số hình ảnh cụ thể nào đó, ví dụ
hổ hoặc sói hoặc cá hoặc cát, hoặc gắn với những đọan đối thoại mang chất truy tìm,
truy đuổi một ý nghĩa đã thập phần rõ ràng (đối với người đọc) nhưng lại đầy ám ảnh đối
với nhân vậttôi theo kiểu nhân vật tôi phân thân trong giấc mơ mà tự nhìn ngắm mình,
mà phơi bày nỗi ám ảnh.
Và đây là sói, khi nhân vật tôi như tìm được tấm gạch của bức bình phong nơi căn
nhà cũ giữa hoang phế: “… tôi biết những chỗ hoang phế thường hay có sói, nhưng bốn
mặt đổ nát đều có sói, thì ra chỗ hoang phế này đã trở thành ổ sói, không được quay
đầu lại, ông tôi bảo, nếu con người chẳng may chạm trán với dã thú thì không bao giờ
được phép quay đầu, con sói sẽ thừa dịp cắn đứt cuống họng anh…”
(6)
. Cách nói dùng
màu sắc ngụ ngôn theo kiểu phương Đông này đã khiến phần che giấu hóa hiển lộ trong
cái truyện ngắn đầy phức tạp của giấc mơ, vì thế sự phức tạp trở nên không cần thiết, và
nếu có, là cần thiết cho đường đi đứt nối của giấc mơ. Một mặt tác giả muốn xây dựng
tình trạng bất định của ám ảnh nhưng mặt khác ý đồ lại rõ cho nên sức nặng của cái
truyện dồn về phía các mảnh ngụ ngôn nơi hình ảnh và chất giọng. Nỗi ám ảnh của nhân
vật, vì thế, đã mang màu trách cứ, phê phán. Nỗ lực đổi mới cách viết truyện ngắn như

một diễn trình ngôn ngữ của Cao Hành Kiện được thực hiện trên cơ sở tiếp thu truyền
thống của văn học Trung Quốc đã tạo nên sự khác biệt trong việc miêu tả các mối quan
hệ của nhân vật tôi trong nội văn bản tác phẩm của truyện ngắn Mua cần câu cho ông
ngoại so với hai truyện ngắn Canh khuya của Ivan Bunin và Nhà của lính của Ernest
Hemingway. Dĩ nhiên những yếu tố ngoại văn bản đã được chúng tôi tính đến trong một
bối cảnh khảo sát nhất định như trên đây.
6. Cả ba tác giả đều là ba nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương; cả ba tác
giả từng sống xa quê, xa nước và đều có thời sống ở Paris; cả ba tác giả đều vận dụng đề
tài “trở về” ít nhất trong một truyện ngắn của mình: Ivan Bunin với Canh khuya, Ernest
Hemingway với Nhà của lính và Cao Hành Kiện với Mua cần câu cho ông ngoại.
Từ cái nhìn so sánh, chúng ta nhận ra rằng đề tài “trở về” đã tạo nên những đặc
điểm riêng về cốt truyện và giọng điệu, kiểu nhân vật và thể điệu tình cảm, thứ không-
thời gian gấp khúc, đan xen và tương tác…, tất cả làm nên thứ không khí dễ nhuốm màu
tự truyện của tác phẩm. Và ngay ở đây, tác giả thường phả tâm trạng của mình vào nhân
vật như một chứng nhân của những biến động, biến đổi và dịch chuyển của cuộc đời và
lịch sử, làm nên những biến điệu bất tận của đề tài. Điều này, một khi dồn vào dung
lượng ngắn ngủi của truyện ngắn, đã làm nên cái “cấu trúc” đặc trưng hiển lộ và che
giấu của toàn tác phẩm với tư cách là nét thi pháp của đề tài, đặc biệt đối với truyện
ngắn

×