Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

SKKN một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần công dân với kinh tế giáo dục công dân lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 33 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI
KINH TẾ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN CÔNG DÂN VỚI
KINH TẾ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11
Họ tên : Trần Thị Kim Huệ
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác: Trƣờng THPT Đào Duy Từ

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019


KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. HĐTN: Hoạt động trải nghiệm
2. PPDH: Phương pháp dạy học


3. GDCD: Giáo dục công dân


MỤC LỤC
Trang
1. Phần mở đầu ...............................................................................................

1

1.1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................

1

1.2. Điểm mới của đề tài ..................................................................................

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài .........................................................................

3

1.4. Đối tượng nghiên cứu đề tài......................................................................

3

2. Phần nội dung................................................................................................

4

2.1.Cơ sở lí luận.......................................... ......................................................


4

2.2 .Cơ sở thực tiễn...........................................................................................

4

2.3. Thực trạng vấn đề ......................................................................................

5

2.4. Một số phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn
Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông ..........................................

6

2.5. Sản phẩm minh họa trong các bài học .......................................................

10

2.6. Kết quả đạt được........................................................................................

24

2.6.1. Đánh giá chung về hiệu quả của việc áp dụng đề tài..............................

24

2.6.2. Đánh giá cụ thể về hiệu quả của việc áp dụng đề tài...............................


24

3. KẾT LUẬN...................................................................................................

26

3.1. Ý nghĩa....................................................................................................

26

3.2. Kiến nghị, đề xuất......................................................................................

26


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do viết sáng kiến kinh nghiệm
Trong thế kỉ hội nhập để phát triển, đất nước ta đứng trước nhiều thời cơ, vận
hội và cũng nhiều thách thức. Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu. Chính vì vậy
Bộ giáo dục đã chủ trương đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu vận
động và phát triển của giáo dục, đồng thời đáp ứng được yêu cầu học tập ngày càng
cao của con người và của toàn xã hội.
Đổi mới PPDH là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, các biện
pháp, kĩ thuật dạy học hiện đại sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình,
giúp người học tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ
năng và vận dụng kiến thức vào thực tế. Hiện nay, đổi mới PPDH đang thực hiện bước
chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người
học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học
sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện
chuyển từ PPDH theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng

kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất.
Trong những năm gần đây, các nhà quản lí giáo dục và nghiên cứu giáo dục học
quan tâm nhiều đến thuật ngữ “trải nghiệm” trong dạy học nhằm chuyển đổi hình thức
dạy học chú trọng đến cung cấp tri thức cho người học sang dạy học phát triển năng
lực. Đây là sự chuyển đổi cần thiết cho việc đổi mới PPDH, phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại. “ Trải nghiệm” có thể là những hoạt động ngoài giờ lên lớp hoặc
cũng có thể là các hoạt động diễn ra ở trong lớp học tạo điều kiện cho học sinh quan
sát, suy ngẫm và tham gia các hoạt động thực tiễn, nghiên cứu, tìm ra những giải pháp
mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì
đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống
và năng lực cho học sinh.
Môn GDCD ở trường trung học phổ thông cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản về đạo đức, kinh tế, pháp luật, các chủ trương đường lối của Đảng về
chính trị - xã hội…Những kiến thức này có vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục
đạo đức, định hướng hành vi, hình thành nhân cách cho học sinh. Để giải quyết vấn
đề, đáp ứng nhu cầu mà môn GDCD đặt ra, đòi hỏi việc đổi mới PPDH là điều hết sức
cần thiết. Việc đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay phải chú trọng đến các PPDH
trải nghiệm, cho học sinh được chủ động lĩnh hội tri thức, hình thành những cảm xúc
tích cực từ đó tự giác điều chỉnh hình vi bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội
Trong “ chương trình tổng thể” của Bộ Giáo dục đào tạo chỉ rõ vai trò của môn
GDCD trong giai đoạn hiện nay: “GDCD giữ vai trò chủ đạo trong việc giúp học sinh

1


hình thành, phát triển ý thức và hành vi của người công dân. Thông qua các bài học về
lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, môn GDCD bồi dưỡng cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình cảm, niềm tin, nhận thức, cách ứng xử
phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy định của pháp luật, có kĩ năng sống và bản
lĩnh để học tập, làm việc và sẵn sàng thực hiện trách nhiệm công dân trong sự nghiệp

xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và hội nhập quốc tế”. Để đáp ứng nhu cầu, đòi
hỏi của xã hội, việc đổi mới PPDH, chú trọng dạy học trải nghiệm, cho học sinh được
chủ động lĩnh hội tri thức, hình thành những cảm xúc tích cực từ đó tự giác điều chỉnh
hành vi bản thân là điều hết sức cần thiết. Do vậy, trong quá trình dạy học giáo viên
cần thực hiện việc đổi mới PPDH, tổ chức một số HĐTN để học sinh thực sự hiểu và
có những cảm xúc chân thực nhất, chạm đến trái tim của các em, đồng thời bước đầu
hình thành và củng cố một số năng lực xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế môn GDCD vẫn bị coi là môn học thứ yếu và mờ nhạt
trong nhà trường. Một bộ phận giáo viên chậm đổi mới PPDH, chậm tiếp cận với các
PPDH mới làm cho giờ học diễn ra một cách khô khan và nặng nề, ít gây hứng thú cho
học sinh. Đặc biệt giờ dạy nặng tính lý thuyết, thiếu những tư liệu, trích đoạn “ người
thật việc thật”, những tình huống thật, giờ dạy vẫn còn “bó khung” trong khuôn khổ
của lớp học…cho nên sức thuyết phục, độ cảm xúc của bài dạy chưa cao.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số phương pháp tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học phần Công dân với kinh tế - Giáo dục
công dân lớp 11” làm sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến kinh nghiệm đưa ra các
phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong bài dạy, từ đó góp phần đổi mới
phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học môn GDCD ở trường trung học phổ thông
hiện nay.
1.2. Điểm mới của đề tài
Hoạt động trải nghiệm trong môn GDCD nhằm định hướng, tạo điều kiện cho
học sinh quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức
khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra
những giải pháp mới, sáng tạo ra những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà
trường và những gì diễn ra trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành nhân cách,
phẩm chất đạo đức, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh.
Điểm mới của đề tài thể hiện ở chỗ người giáo viên đứng lớp thường xuyên cho
các em học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế đời sống phù hợp
gần gủi, quen thuộc với các em vào các tiết học phần Công dân với kinh tế - GDCD
lớp 11. Các em trong từng tiết học chuyển từ tư thế bị động tiếp nhận sang tư thế chủ

động lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức, các em được tham gia vào các hoạt động để tìm ra

2


bài học cho mình và củng cố khắc sâu bài học, vận dụng được những kiến thức vào
đời sống thực tiễn. Cách học trải nghiệm khiến việc tiếp cận kiến thức vốn khô khan,
vốn xa lạ, trừu tượng trở nên dễ hiểu, dễ vận dụng và bài học trở nên nhẹ nhàng hơn.
Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, học sinh được phát huy vai
trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân.
Điểm mới của đề tài còn thể hiện ở những phương pháp cụ thể để người giáo
viên tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Tùy vào kiến thức của từng bài, tùy
vào từng nội dung, tùy vào điều kiện cụ thể của lớp học để người giáo viên đưa ra các
phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp. Bởi vì trải nghiệm với những
loại hình khác nhau rất đa dạng cũng sẽ tạo ra các hoạt động vô cùng phong phú. Các
hoạt động này sẽ được tổ chức linh hoạt tùy vào tình hình thực tế của trường, lớp, đối
tượng học sinh và bài dạy chứ không phải chỉ có tổ chức ngoài trời mới được coi là
trải nghiệm. Với những môi trường không có điều kiện để tổ chức hoạt động ngoài
trời, giáo viên có thể tổ chức ngay trong phạm vi lớp học, sử dụng các phương pháp
phù hợp để tạo cho học sinh những trải nghiệm phong phú, hình thành những xúc cảm
tích cực, tạo cơ hội cho học sinh vận dụng những kiến thức đã có vào thực tiễn, tìm ra
tri thức mới, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phát triển năng lực cũng như phát huy tiềm
năng sáng tạo của bản thân.
1.3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Dựa trên thực tiễn giảng dạy GDCD trong những năm vừa qua ở nhà trường,
bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở, tìm tòi những PPDH mới để làm sao bài dạy đạt
kết quả cao, giờ học sôi nổi, học sinh học tập tích cực, phát huy được các năng lực bản
thân, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy tôi mạnh
dạn đưa ra một số phương pháp tổ chức HĐTN vào bài dạy GDCD nhằm nâng cao
hiệu quả dạy và học. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ minh họa

một số phương pháp tổ chức HĐTN ở một số bài trong phần Công dân với kinh tế
(chương trình GDCD lớp 11), cụ thể:
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cường vai trò quản lí
kinh tế của Nhà nước.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu đề tài
Sử dụng một số phương pháp tổ chức HĐTN trong dạy học phần Công dân với
kinh tế - GDCD lớp 11 ở trường THPT Đào Duy Từ.

3


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
Kế thừa quan điểm các kỳ đại hội của Đảng về đổi mới PPDH, Đại hội XII tiếp tục
khẳng định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức và phương
pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách
quan”. Quan điểm của Đảng chỉ rõ đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập
trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập
nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm đáp ứng được quan
điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới PPDH.
HĐTN có một vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh. Nó là phương pháp học mà trong đó học sinh được trực tiếp tham gia vào các

loại hình hoạt động phong phú, thu thập và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh
để tạo thành tri thức cho bản thân, từ đó biến đổi và hoàn thiện bản thân. Trong dạy
học trải nghiệm, người thầy không chỉ đơn thuần là người truyền thụ tri thức mà sẽ trở
thành người hỗ trợ, hướng dẫn, trọng tài, cố vấn nhằm phát huy tối đa tính năng động
chủ quan của người học.
Thông qua HĐTN, học sinh thể hiện được giá trị bản thân, thiết lập các mối
quan hệ tương tác giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, cá nhân với môi
trường học, môi trường sống. Sự trải nghiệm sẽ tác động đến cả cảm xúc, ý thức và
hành động, phát huy toàn bộ năng lực hành động, sự liên kết và trách nhiệm của học
sinh đối với xã hội.
Trong học tập qua trải nghiệm, chúng ta có thể quan sát được hành vi của người
học qua cả một quá trình, đánh giá sản phẩm của quá trình học tập đó để thấy được sự
tiến bộ. Mỗi học sinh thông qua HĐTN sẽ tiếp nhận và biến đổi thông tin từ thực tế để
hình thành tri thức cá nhân. Chính việc này cũng sẽ tạo sự tương tác, gắn kết giữa
nhận thức và cảm xúc, hành vi của người học, giữa người học với người học, giữa
người học và người dạy, từ đó giá trị của mỗi cá nhân đều được thể hiện, điều chỉnh,
hình thành và cũng cố các kĩ năng để hoàn thiện bản thân.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Trong xu hướng hiện nay, việc dạy học không chỉ còn là việc truyền thụ tri thức
đơn thuần mà nó là sự định hướng quá trình nhận thức của người học, giúp người học
tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức khoa học, hình thành kĩ năng,

4


năng lực và ứng dụng một cách linh hoạt vào trong đời sống. Để phát huy tối đa tính
tích cực của học sinh, giáo viên phải lực chọn các PPDH tối ưu nhất cho từng bài
giảng. Ngày nay, dạy học môn GDCD là nhằm hình thành, phát triển cho học sinh các
phẩm chất đạo đức và năng lực chủ yếu của người công dân thông qua các bài học về
lối sống, đạo đức, pháp luật, kinh tế, nghĩa là chuyển các giá trị văn hóa, đạo đức, các

kiến thức pháp luật, kinh tế thành ý thức và hành vi của người công dân. Do vậy, giáo
viên cần có PPDH phù hợp.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, qua trực tiếp trao đổi với các em học sinh,
tiếp cận nhiều PPDH, tôi nhận thấy dạy học thông qua HĐTN trong môn GDCD ở
trường trung học phổ thông là rất cần thiết. Phương pháp này có nhiều sự khác biệt so
với các PPDH truyền thống mà trong đó, khác biệt cơ bản nhất là sự thay đổi vai trò
của người học và người dạy. Chính sự thay đổi ấy khiến quá trình học tập của học sinh
chuyển từ thụ động sang chủ động, từ việc truyền thụ tri thức một chiều, chỉ nghe viết
là chính sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm theo nhóm và kích thích được
khả năng sáng tạo của học sinh. Chính vì vậy, việc chủ động lựa chọn nội dung kết
hợp với các PPDH tích cực, trong đó có phương pháp tổ chức HĐTN là một phương
án rất tốt để giáo viên ngày càng nâng cao hơn chất lượng dạy và học, giúp cho học
sinh lĩnh hội tri thức dễ dàng, hiệu quả, đồng thời hình thành, cũng cố các kĩ năng,
hoàn thiện nhân cách của học sinh, đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội hiện nay về đổi mới
PPDH theo hướng tích cực.
2.3. Thực trạng vấn đề
Ngày 28/9/2016, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã công bố phương án thi THPT Quốc
gia năm 2017, môn Giáo dục công dân là môn thi thuộc tổ hợp Khoa học xã hội. Việc
đưa môn học này vào kỳ thi THPT Quốc gia cho thấy sự quan tâm, coi trọng của
ngành giáo dục và toàn xã hội đối với môn học “dạy người”. Từ đó, giáo viên giảng
dạy bộ môn, việc học của học sinh, đặc biệt cái nhìn của xã hội về vai trò của bộ môn
GDCD trong nhà trường đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Quan niệm về một bộ
môn dạy phụ, một môn học phụ đã được nhìn nhận đúng hơn. Nên vấn đề đặt ra cho
giáo viên giảng dạy môn GDCD là làm sao thu hút học sinh học tập bộ môn chủ động,
tích cực và hứng thú, sôi nổi từ việc khai thác những nội dung thông tin có liên quan
đến bài học, đến việc hình thành khái niệm, rút ra nội dung chính và cũng cố kiến
thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ tích cực, biết vận dụng kiến thức vào giải
quyết những vấn đề diễn ra trong thực tiễn đời sống…vẫn là những vấn đề trăn trở và
khó khăn đối với giáo viên giảng dạy môn GDCD ở các trường trung học phổ thông
hiện nay.


5


Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận giáo viên và học sinh vẫn coi đây là một
môn học phụ nên học sinh thì xem nhẹ, lơ là trong giờ học, giáo viên thì không chịu
khó đầu tư về chuyên môn. Chính vì vậy mới có thực trạng giáo viên chậm đổi mới
PPDH, chủ yếu chỉ dừng lại ở phương pháp vấn đáp hoặc thuyết trình về nội dung bài
học. Từ đó học sinh học thuộc lòng, học vẹt, không hiểu bản chất vấn đề, không phát
huy các năng lực bản thân, không biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Giờ học thì
diễn ra nặng nề, khô khan; học sinh học tập một cách uể oải, nhàm chán…
Để thay đổi thực trạng này, để nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD
trong trường trung học phổ thông, trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng nhiều
phương pháp dạy học tích cực khác nhau trong đó đặc biệt nhất là phương pháp tổ
chức HĐTN. Đồng thời đây chính là chìa khóa thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay:
Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực
tiễn, học qua làm, học qua giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong
lớp, trong trường.
2.4. Một số phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn
Giáo dục công dân ở trƣờng trung học phổ thông
HĐTN là hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm cuộc sống
để học sinh trải nghiệm, do đó đòi hỏi các hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt
động đó phải đa dạng, linh hoạt, mang tính mở, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là
chính.
* Phương pháp giải quyết vấn đề
Phương pháp giải quyết vấn đề là phương dạy học, trong đó giáo viên tạo ra các
tình huống mâu thuẫn, đưa học sinh vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi, khám phá, từ đó
hướng dẫn, khích lệ học sinh tìm cách giải quyết để nắm được kiến thức, phát triển trí

tuệ và thái độ độc lập.
Trong tổ chức HĐTN, phương pháp giải quyết vấn đề thường được vận dụng
khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự
việc nảy sinh trong quá trình hoạt động. Phương pháp giải quyết vấn đề có ý nghĩa
quan trọng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp các em có cách nhìn
toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, cuộc sống hàng
ngày. Để phương pháp này thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu hoạt
động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết. Đối với tập thể lớp, khi giải
quyết vấn đề thì giáo viên phải coi trọng nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, tránh gây ra
căng thẳng không có lợi khi giáo dục học sinh.

6


Phương pháp giải quyết vấn đề được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Trong bước này giáo viên cần phân tích tình huống đặt ra giúp học sinh nhận biết
được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra. Do đó, vấn đề ở đây cần được trình bày
rõ ràng, dễ hiểu đối với học sinh.
Bước 2: Tìm phương án giải quyết
Để tìm ra các phương án giải quyết vấn đề, học sinh cần so sánh, liên hệ với cách
giải quyết vấn đề tương tự hay kinh nghiệm đã có cũng như tìm phương án giải quyết
mới. Các phương án giải quyết đã tìm ra cần được sắp xếp, hệ thống hóa để xử lí ở giai
đoạn tiếp theo. Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần
quay trở lại việc nhận biết vấn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề.
Bước 3:Quyết định phương án giải quyết
Giáo viên cần quyết định phương án giải quyết vấn đề, khi tìm được phải phân
tích, so sánh, đánh giá xem có giải quyết vấn đề được hay không. Nếu có nhiều
phương án giải quyết thì cần so sánh để xác định phương án tối ưu. Nếu các phương
án đã đề xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết

khác. Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc giải quyết vấn đề.
* Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là PPDH mà trong đó giáo viên tổ chức cho người học
thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào đó trong mọi tình huống giả định. Phương
pháp đóng vai mang tính chất tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với
học sinh, giữa học sinh với môi trường học tập.
Đóng vai có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành và phát triển các kĩ năng giao
tiếp cho học sinh. Thông qua đóng vai, học sinh được rèn luyện, thực hành những kĩ
năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực
tiễn, tạo điều kiện phát triển óc sáng tạo của các em, khích lệ thay đổi thái độ và hành
vi theo hướng tích cực trước một vấn đề hay đối tượng nào đó. Về mặt tâm lý học,
thông qua các hành vi, cá nhân nhận thức và giải quyết tốt hơn vấn đề của bản thân,
vai trò lĩnh hội được trong quá trình đóng vai cho phép học sinh thích ứng với cuộc
sống tốt hơn. Phương pháp đóng vai rất thích hợp với các môn khoa học xã hội nhằm
hình thành cho học sinh các kĩ năng xâm phập vào đời sống nội tâm của người khác,
thấu cảm và lắng nghe tâm sự của người khác cũng như kĩ năng giao tiếp, ứng xử của
học sinh.
Phương pháp đóng vai được tiến hành theo các bước nhất định bao gồm:
- Nêu tình huống đóng vai (phù hợp với chủ đề hoạt động; phải là tình huống mở;
phù hợp với trình độ học sinh).

7


- Cử nhóm chuẩn bị vai diễn (có thể chuẩn bị trước khi tiến hành hoạt động): Yêu
cầu nhóm đóng vai xây dựng kịch bản thể hiện tình huống sao cho sinh động, hấp dẫn,
mang tính sân khấu nhưng không đưa ra lời giải hay cách giải quyết tình huống. Kết
thúc đóng vai là một kết cục mở để mọi người thảo luận.
- Thảo luận sau khi đóng vai: Khi đóng vai kết thúc, người dẫn chương trình đưa
ra các câu hỏi có liên quan để học sinh thảo luận.

- Thống nhất và chốt lại các ý kiến sau khi thảo luận.
* Phương pháp dạy học nhóm
Phương pháp dạy học nhóm là PPDH trong đó nhóm lớn được chia thành các
nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc, được bàn bạc, trao đổi
về một chủ đề cụ thể, và đưa ra các ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó.
Phương pháp dạy học nhóm giúp kiến thức của học sinh giảm bớt tính chủ quan,
phiến diện mà làm tăng tính khách quan khoa học; kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững,
dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.
Học sinh được rèn luyện kĩ năng diễn đạt, phương pháp tư duy, nhờ không khí thảo
luận sôi nổi, cởi mở giúp học sinh thoải mái, tự tin hơn trong việc trình bày ý kiến của
mình và biết lắng nghe có phê phán ý kiến của các thành viên khác, tạo yếu tố kích
thích thi đua giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm, đặc biệt là trong
những chủ đề có tính sáng tạo cao, tạo điều kiện cho giáo viên nhận được nhiều thông
tin phản hổi từ phía học sinh, thu được những tri thức kinh nghiệm qua các ý kiến phát
biểu có suy nghỉ và sáng tạo của học sinh; giúp các thành viên trong nhóm chia sẽ băn
khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Như vậy, nếu
dạy học nhóm được tổ chức tốt sẽ có tác dụng phát triển năng lực giao tiếp, tăng
cường sự tự tin cho học sinh; năng lực hợp tác làm việc nhóm; năng lực sáng tạo, tự
lực và tính trách nhiệm của học sinh.
Kĩ năng làm việc nhóm là yếu tố quyết định thành công của học theo nhóm. Với
lợi thế linh hoạt và chủ động về thời gian, nội dung, hoạt động trải nghiệm sẽ rất tốt
cho việc rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm và thực hành các kĩ năng xã hội khác. Vì
vậy, để rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh có hiệu quả, khi tiến hành làm
việc theo nhóm trong HĐTN, giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
Bước1: Chuẩn bị cho hoạt động
Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi, đề xuất vấn đề, xác định mục tiêu, nhiệm
vụ, cách thực hiện và lập kế hoạch; tự lựa chọn nhóm theo từng nội dung; phân công
nhóm trưởng và các vai trò khác cho từng thành viên. Hướng dẫn từng nhóm phân
công công việc hợp lí, có liên quan, phụ thuộc nhau. Chú trọng học sinh vào một số kĩ
năng làm việc nhóm cần thiết cho hoạt động (chọn 2 - 3 kĩ năng để nhấn mạnh). Giải


8


thích sự cần thiết; làm rõ khái niệm và cách thể hiện; tạo ra tình huống để luyện tập; tổ
chức cho học sinh tự nhận xét, đánh giá; yêu cầu học sinh thể hiện các kĩ năng đó
trong hoạt động.
Bước 2: Thực hiện
Giáo viên quan sát, nắm bắt thông tin ngược từ học sinh xem các nhóm có hiểu rõ
nhiệm vụ không? Có thể hiện đúng các kĩ năng làm việc nhóm không? Các vai trò thể
hiện như thế nào?
Giúp đỡ những nhóm vận hành đúng hướng và duy trì mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau một cách tích cực, khuyến khích, động viên các nhóm hoặc cá nhân làm việc tốt.
Can thiệp, điều chỉnh hoạt động của nhóm khi thấy cần thiết,...
Bước 3: Đánh giá hoạt động. Ở bước này giáo viên cần
Lôi cuốn học sinh nhận xét, đánh giá về kết quả hoạt động của nhóm, mức độ
tham gia của từng thành viên. Gợi mở cho học sinh phân tích sự phối hợp hoạt động
giữa các thành viên trong nhóm, thể hiện các kĩ năng làm việc nhóm. Điều chỉnh, bổ
sung trên cơ sở đánh giá đúng sự cố gắng của từng nhóm, chú trọng phân tích những
kĩ năng làm việc nhóm mà học sinh đã thể hiện. Đưa ra kết luận gồm kết quả hoạt
động và mức độ thể hiện các kĩ năng làm việc nhóm (những gì đã làm tốt, điều gì cần
rèn luyện thêm và rèn luyện như thế nào?).
* Phương pháp dạy học dự án
Dạy học dự án là PPDH mà trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập
phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch,
thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án
là những sản phẩm hoạt động có thể giới thiệu được. Đặc điểm của PPDH này là định
hướng hành động cho học sinh. Khi thực hiện, học sinh có thể thiết kế và thực hiện dự
án với sự giúp đỡ của giáo viên.
Phương pháp dạy học dự án giúp học sinh phát triển các kĩ năng điều tra gồm

quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra kết luận;
phát triển ở học sinh năng lực hoạt động cá nhân, tập thể; thói quen suy nghĩ và hành
động độc lập; gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội,
kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh; phát huy tính tự lực, tinh thần trách
nhiệm, phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, kĩ năng hợp tác,
năng lực đánh giá; học sinh có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như kĩ
năng giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu…
Cách tiến hành phương pháp dạy học dự án:
- Bước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án.
- Bước 2: Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện.

9


- Bước 3: Thực hiện dự án.
- Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm.
- Bước 5: Đánh giá dự án.
Bảng thống kê các phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm trong một
số bài dạy phần Công dân với kinh tế - GDCD lớp 11
Tên bài dạy
Phƣơng pháp tổ chức hoạt động trải
nghiệm
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và
lƣu thông hàng hóa
- Phần: Nội dung của quy luật giá trị
- Phương pháp làm việc nhóm nhóm
- Phần: Tác động của quy luật giá trị
- Phương pháp dạy học dự án
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và
lƣu thông hàng hóa

Phần: Tính hai mặt của cạnh tranh
Phương pháp làm việc nhóm
Bài 5: Cung – cầu trong sản xuất và lƣu
thông hàng hóa
- Phần: Người sản xuất, kinh doanh vận - Phương pháp giải quyết vấn đề
dận dụng quan hệ cung – cầu
- Phần: Người tiêu dùng vận dụng quan hệ - Phương pháp đóng vai
cung – cầu
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc
Phần: Trách nhiệm của công dân đối với Phương pháp giải quyết vấn đề
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều
thành phần và tăng cƣờng vai trò quản
lí kinh tế của Nhà nƣớc
- Phần: Thành phần kinh tế tư nhân
- Phương pháp dạy học dự án
- Phần: Củng cố bài học
- Phương pháp giải quyết vấn đề
2.5. Sản phẩm minh họa trong các bài học
Bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa
* Phần 1: Nội dung của quy luật giá trị
- Giáo viên sử dụng phương pháp làm việc nhóm, tạo cho các thành viên trong
lớp đều được làm việc, được bàn bạc, trao đổi và đưa ra kết luận làm rõ nội dung của
10


quy luật giá trị được biểu hiện trong sản xuất và trong lưu thông đối với một hàng hóa.
Đồng thời học sinh tự trải nghiệm vào đời sống thực tế, tự đặt mình vào hoạt động sản

xuất kinh doanh để giải quyết được vấn đề giáo viên đặt ra. Kết quả sau quá trình thảo
luận là học sinh nắm được nội dung của quy luật giá trị và biết vận dụng nội dung đó
vào quá trình sản xuất kinh doanh trong đời sống.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm lớn ( xếp lớp thành 2 dãy bàn, ở
mỗi dãy bàn học sinh ngồi đối diện với nhau)
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ, xác định thời gian, hướng dẫn cách thức thảo
luận.
+ Nhóm “ Sản xuất”: 1. Hãy nhận xét về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá
trị của 3 người sản xuất (1, 2, 3) trong biểu đồ sau:

Thời gian lao động xã hội cần thiết
( của 1 hàng hóa A )
(1)

(2)

(3)

2. Nếu là người sản xuất hàng hóa, các em cần làm gì để tạo ra thời gian lao
động cá biệt nhỏ hơn so với thời gian lao động xã hội cần thiết ?
+ Nhóm “Lưu thông”: 1. Hãy nhận xét việc bán hàng tại các điểm A, B, C qua
sơ đồ sau:
Giá cả
A
Thời gian lao động xã hội cần thiết
B
C

2. Nếu là người lưu thông hàng hóa, các em sẽ luân chuyển hàng hóa như thế nào để

có lãi cao ?

11


Thời gian thảo luận: 7 phút.
Bước 3: Tiến hành thảo luận: Học sinh trong nhóm tiến hành thảo luận, nhóm
trưởng điều hành chung, thư kí ghi lại ý kiến của các bạn trong nhóm. Sau đó nhóm
trưởng và thư kí sắp xếp, chọn lọc ý kiến và trình bày kết quả thảo luận.
Bước 4: Giáo viên tổng kết chốt lại kiến thức cơ bản làm rõ nội dung của quy
luật giá trị được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Nhóm “ Sản xuất”:
1. Trường hợp (1) có thời gian lao động cá biệt = Thời gian lao động xã hội cần
thiết
Thực hiện đúng yêu cầu của quy luật giá trị
Thu được lãi bình quân.
Trường hợp (2) có thời gian lao động cá biệt < Thời gian lao động xã hội cần thiết
Thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị
Thu được lãi cao.
Trường hợp (3) có thời gian lao động cá biệt > Thời gian lao động xã hội cần thiết
Vi phạm yêu cầu của quy luật giá trị
Thua lỗ, phá sản.
2. Nếu là người sản xuất hàng hóa, để tạo ra sản phẩm có thời gian lao động cá
biệt nhỏ hơn so với thời gian lao động xã hội cần thiết chúng ta cần phải: Cải tiến kĩ
thuật; nâng cao tay nghề cho người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm.
- Nhóm lưu thông:
1. Bán hàng tại điểm A: Giá cả > Giá trị
Người kinh doanh sẽ thu được lãi
lớn.
Bán hàng tại điểm B: Giá cả = Giá trị

Người kinh doanh thu được lãi bình quân.
Bán hàng tại điểm C: Giá cả < Giá trị
Người kinh doanh sẽ thua lỗ, phá sản.
2. Nếu là người lưu thông hàng hóa, chúng ta sẽ luân chuyển hàng hóa từ nơi
giá thấp đến nơi có giá cao, từ nơi không có lãi hoặc lãi ít sang nơi lãi cao để thu được
lợi nhuận.
Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ, đánh giá kết quả của 2 nhóm, biểu dương
phần trả lời đúng, có tính sáng tạo, có trải nghiệm vào thực tế quá trình sản xuất kinh
doanh hàng hóa.
* Phần: Tác động của quy luật giá trị
- Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học dự án
Bước 1: Chọn đề tài, chia nhóm
- Chọn đề tài:
Đề tài 1: Giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong các
cơ sở sản xuất ở tỉnh Quảng Bình.
Đề tài 2: Giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong các
cửa hàng ở TP Đồng Hới.
- Chia nhóm: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1: Đề tài 1, nhóm 2: Đề tài 2

12


Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế hoạch
thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh
phí…
- Giáo viên xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ
năng của bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- Xây dựng đề cương cho dự án
Bước 3: Thực hiện dự án

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên.
- Các thành viên trong nhóm thực hiện kế hoạch đã đề ra. Khi thực hiện dự án, các
hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn xen kẽ và tác động qua lại với
nhau; kết quả là tạo ra sản phẩm của dự án.
- Học sinh thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau rồi tổng hợp, phân tích và tích
lũy kiến thức thu được qua quá trình làm việc. Như vậy, các kiến thức mà người học
tích lũy được thử nghiệm qua thực tiễn.
Bước 4: Thu thập kết quả
- Kết quả thực hiện dự án được trình bày trên Power Point.
- Đại diện của nhóm trình bày kết quả của dự án.
- Sản phẩm của dự án được trình bày trong tiết học trên lớp.
Đề tài 1: Giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị trong các
cơ sở sản xuất ở tỉnh Quảng Bình.

13


TỔ CHỨC HỘI NGHỊ ĐẦU BỜ “MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA
SANG TRỒNG RAU MÀU (KHOAI LANG) VỤ ĐÔNG XUÂN 2017 - 2018” TẠI XÃ
TÂN THỦY
Ngày 29 tháng 5 năm 2018, tại thôn Tân Hòa, xã Tân Thủy, Lệ Thủy, Quảng
Bình, Ủy ban nhân dân huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm
Khuyến nông huyện đã tổ chức Hội nghị đầu bờ “Mô hình chuyển đổi đất trồng lúa
sang trồng rau màu (Khoai lang) vụ Đông – Xuân 2017 – 2018 tại Tân Thủy.
Mô hình trồng khoai lang ở Tân Hòa, Tân Hạ xã Tân Thủy được thực hiện trên diện tích 4,5
ha vốn là chân ruộng lúa kém hiệu quả, thu nhập bấp bênh, năng suất vụ Hè Thu không đạt
đến 50 tạ/ha. Sau khi trừ các chi phí lợi nhuận chỉ đạt 4,8 triệu/ha.
Tại Hội nghị, theo báo cáo thực tế của Khuyến nông huyện, năng suất khoai ở
vùng thực hiện mô hình đạt 18 tấn/ha, với giá bán 7.000 đồng/kg thì lợi nhuận thu được của
bà con đã đạt 75,57 triệu đồng.

Đây là một hướng đi đúng, cho lợi nhuận cao bà con nông dân rất phấn khởi, tin tưởng và
quyết tâm tìm đầu ra, mở rộng diện tích trồng khoai lang chất lượng cao trong thời gian tới
để tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân.

“MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT TRỒNG LÚA SANG TRỒNG RAU MÀU (KHOAI LANG) VỤ ĐÔNG
XUÂN 2017 - 2018” TẠI XÃ TÂN THỦY, LỆ THỦY.

Báo mới:
08/12/18 11:17 GMT+7

CHUYỂN ĐỔI SẢN XUẤT TỪ TRỒNG LÚA SANG TRỒNG HOA
Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần. Để phục vụ nhu cầu chơi hoa, cây
cảnh của người dân, nông dân Quảng Bình đã xuống giống trồng và tích cực
chăm sóc hoa, cây cảnh.
Ở tỉnh Quảng Bình, các địa phương có nghề trồng hoa tươi chủ yếu ở các xã như Hồng
Thủy, Thanh Thủy (huyện Lệ Thủy), phường Quảng Long (thị xã Ba Đồn) và đặc biệt
tập trung số lượng lớn ở xã Lý Trạch (huyện Bố Trạch).
Những năm gần đây, nhận thấy trồng hoa đem lại lợi nhuận cao nên chính quyền địa
phương đã tích cực chỉ đạo nhân dân chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng
rau và hoa tươi.
Nhờ đó, diện tích trồng hoa ngày một tăng. Hiệu quả kinh tế từ việc trồng hoa mang
lại cao gấp nhiều lần trồng lúa khiến bà con phấn khởi tích cực sản xuất và gắn bó với
nghề.

14


Mô hình trồng hoa Tết của gia đình ông Hoàng Cảnh Nghĩa, thôn Uẩn Aó, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy
mở ra hướng phát triển cho hiệu quả kinh tế cao.


Làm giàu từ mô hình nuôi gà thả vườn
In ài này Email
09:41, Thứ Ba, 02/01/2018 (GMT+7)
.
.

Anh Nguyễn Thanh Hải đã đầu tư 700
triệu đồng mua 1,5ha đất ở khu vực
thôn Tiền Phong để xây chuồng nuôi gà
và đào ao thả cá.
Hiện nay mỗi năm trang trại của anh
nuôi 10.000 con gà thả vườn và trên 2,5
vạn con cá rô phi, sau khi thu hoạch,
trừ mọi chi phí cho lãi từ 250-300 triệu
đồng/năm.
Lực lượng lao động chính là vợ chồng
và thuê mướn thêm 3 người.

Mô hình nuôi gà thả vườn của anh Nguyễn
Thanh Hải (Thanh Trạch, Bố Trạch)

Đề tài 2: Giải pháp vận dụng tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị trong các
cửa hàng ở TP Đồng Hới.

BÁO CÁO DỰ ÁN
Giải pháp vận dụng tác động điều tiết sản lưu thông của quy
luật giá trị trong các cửa hàng ở TP Đồng Hới

Nhóm thực hiện: Tổ 3, 4 lớp 11D3
Trường THPT Đào Duy Từ. TP Đồng Hới.

Năm học 2018 - 2019

15


Khảo sát ở Sóp hoa Nghĩa
Loan.
Địa chỉ: Quang Trung,
Đồng Hới, Quảng Bình.
Chuyên cung cấp, bán các
loại hoa.
Chủ sóp cho biết thông tin
về nguồn cung cấp hoa:
Hoa được chuyển từ TP Hà
Nội vào Đồng Hới.

Khảo sát ở Sóp hoa Nam
Loan.
Địa chỉ: Ki ốt số 2 chợ Ga
Nam Lý, Đồng Hới, Quảng
Bình.
Chuyên cung cấp, bán các
loại hoa.
Chủ sóp cho biết thông tin
về nguồn cung cấp hoa: Hoa
được chuyển từ TP Đà Lạt ra
Đồng Hới.

Kết luận:
Hoa ở các thành

phố Hà Nội và Đà
Lạt giá rẻ do nguồn
cung lớn. Các Sóp
hoa đã chuyển hoa
từ TP Hà Nội và
TP Đà Lạt về TP
Đồng Hới bán giá
cao, thu lợi nhuận
lớn.

16


Khảo sát ở Showroom
Mazda Quảng Bình:
Số 95 Đường Hữu Nghị,
Phường Nam Lý,TP Đồng
Hới, Tỉnh Quảng Bình.
Trước đây, các nhà kinh doanh
chủ yếu cung cấp xe máy.
Những năm gần đây do nhu
cầu người dân ở TP Đồng Hới
sử dụng xe ô tô ngày càng
nhiều. Vì vậy các hãng xe ô tô
nổi tiếng đã được luân chuyển
về TP Đồng Hới tiêu thụ.

Khảo sát ở chợ Đồng Hới và
Shop TRY – 41 Trần Hưng
Đạo, TP Đồng Hới

Những người kinh doanh áo
quần đã chuyển từ bán áo quần
mùa hè sang áo quần mùa
đông nhằm đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng.
Nguồn cung cấp áo quần mùa
đông: Từ các tình phía Bắc (
Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà
Nội…)
Áo quần mùa đông ở các tỉnh
phía Bắc giá rẽ, luân chuyển
vào TP Đồng Hới giá sẽ cao,
người kinh doanh sẽ thu được
lợi nhuận.

Bước 5: Đánh giá dự án, rút kinh nghiệm
- Giáo viên đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án dựa trên những sản phẩm thu
được, tính khúc chiết và hợp lý trong cách thức trình bày của các em.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án
tiếp theo.
Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa
* Phần 3: Tính hai mặt của cạnh tranh
- Giáo viên sử dụng phương pháp làm việc nhóm, tạo cho các thành viên trong
lớp đều được làm việc, được bàn bạc, trao đổi và đưa ra kết luận làm rõ mặt tích cực
và mặt hạn chế của cạnh tranh.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia cả lớp thành 2 nhóm lớn ( xếp lớp thành 2 dãy bàn, ở
mỗi dãy bàn học sinh ngồi đối diện với nhau)
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ, xác định thời gian, hướng dẫn cách thức thảo
luận.


17


+ Nhóm 1: Trình bày những biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh. Lấy ví dụ
phân tích làm rõ. Nếu sau này là chủ doanh nghiệp, các em sẽ làm gì để phát huy mặt
tích cực của cạnh tranh ?
+ Nhóm 2: Trình bày những biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh. Lấy ví
dụ phân tích làm rõ. Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, các em sẽ xử
lí như thế nào ?
Thời gian thảo luận: 5 phút.
Bước 3: Tiến hành thảo luận: Học sinh trong nhóm tiến hành thảo luận, đặc biệt
học sinh cần tự trải nghiệm, đưa bản thân vào thực tiễn đời sống để lí giải được nếu
học sinh là chủ doanh nghiệp, học sinh sẽ làm gì để phát huy mặt tích cực của cạnh
tranh; khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, học sinh sẽ xử lí như thế
nào.
Học sinh trong nhóm trình bày ý kiến của mình, nhóm trưởng điều hành chung,
thư kí ghi lại ý kiến của các bạn trong nhóm. Sau đó nhóm trưởng và thư kí sắp xếp,
chọn lọc ý kiến, nhóm trưởng thay mặt nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
Bước 4: Giáo viên tổng kết chốt lại kiến thức cơ bản làm rõ mặt tích cực và mặt hạn
chế của cạnh tranh.
- Nhóm 1: Mặt tích cực của cạnh tranh: Kính thích lực lượng sản xuất, khoa học
– kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên; khai thác tối đa mọi nguồn
lực của đất nước vào việc đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế, góp phần chủ động hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Công ty sữa vinamilk là công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam đã phát triển hệ
thống các trang trại chăn nuôi bò sữa chuyên nghiệp, phù hợp với các chuẩn mực quốc
tế. Với hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được Công ty đầu tư xây dựng theo
công nghệ hiện đại nhất của thế giới. Công ty rất chú trọng đào tạo và phát triển nguồn

nhân lực, xem đây là yếu tố then chốt cho sự phát triển. Sản phẩm đảm bảo chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh hợp lý, tiệm cận giá thành sản xuất
trung bình của thế giới. Hoạt động sản xuất - kinh doanh có hiệu quả kinh tế - xã hội
thiết thực.
Nếu sau này là chủ doanh nghiệp, chúng ta cần nâng cao trình độ tay nghề cho
người lao động; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác tốt nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ
rộng lớn của đất nước. Như vậy, hàng hóa sẽ cạnh tranh được với thị trường trong
nước và trị trường trên thế giới.

18


- Nhóm 2: Mặt hạn chế của cạnh tranh: Chạy theo mục tiêu lợi nhuận một cách
thiếu ý thức, vi phạm quy luật tự nhiên trong khai thác tài nguyên làm cho môi trường,
môi sinh suy thoái và mất cân bằng nghiêm trọng; để giành giật khách hàng và lợi
nhuận nhiều hơn, một số người không từ những thủ đoạn phi pháp và bất lương; đầu
cơ tích trữ gây rối loạn thị trường, từ đó nâng giá lên cao làm ảnh hưởng đến sản xuất
và đời sống của nhân dân.
Ví dụ: Vì mục tiêu chạy theo lợi nhuân, một số trang trại chăn nuôi đã sử dụng thức ăn
gia súc có chất tạo nạc. Với thức ăn này lợn sẽ lớn nhanh, lượng nạc nhiều, người chăn
nuôi sẽ thu được lợi nhuận cao.
Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa chính thức có công bố về chất độc có trong thịt
lợn siêu nạc gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Dư lượng clenbuterol trong các
loại thịt gia súc, gia cầm đã được 1 số nước phát hiện. Clenbuterol gây độc cho cơ thể.
Khi bị nhiễm clenbuterol sẽ làm cho cơ thể tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, run cơ, co
thắt phế quản, phù nề, liệt cơ…
Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh chúng ta phải báo ngay với
cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời giải quyết.
Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ, đánh giá kết quả của 2 nhóm, đặc biệt có

khen thưởng kịp thời với những phần trả lời đúng, có tính sáng tạo, có trải nghiệm vào
thực tế quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa trên thị trường.
Bài 5: Cung – Cầu trong sản xuất và lƣu thông hàng hóa
* Phần 3: Người sản xuất kinh doanh vận dụng quan hệ cung – cầu
Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để tạo ra các tình huống mâu
thuẫn, đưa học sinh vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi, khám phá, từ đó hướng dẫn,
khích lệ học sinh tìm cách giải quyết để nắm được kiến thức, phát triển trí tuệ và thái
độ độc lập.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên đưa ra vấn đề: “ Khi biết quầy bán vải của mẹ thời gian này ế
ẩm, lượng cung vẫn còn nhiều mà nhu cầu người dân ngày càng ít do xu thế dùng hàng
may sẳn được ưa chuộng. Lan vẫn động viên mẹ cứ tiếp tục kinh doanh, không nên lo
lắng nhiều.
Em có đồng ý với lời khuyên của Lan dành cho mẹ không ? Vì sao ? Nếu em là bạn
Lan, em sẽ khuyên mẹ như thế nào ?”
Bước 2: Học sinh giải quyết tình huống theo ý kiến chủ quan.
Bước 3: Giáo viên nhận xét phần giải quyết tình huống của học sinh và kết luận
về tình huống làm rõ người sản xuất kinh doanh biết vận dụng quan hệ cung – cầu để
điều chỉnh quả trình sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm thu lợi nhuận.

19


Lời khuyên của Lan dành cho mẹ không đúng, vì nếu tiếp tục kinh doanh vải sẽ
bị thua lỗ do nhu cầu người dân sử dụng ít. Trong trường hợp này, Lan nên khuyên mẹ
chuyển qua bán đồ may sẳn vì nhu cầu người dân cao, bán chạy hàng nên sẽ thu lợi
nhuận…
* Phần 3: Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung – cầu
Giáo viên sử dụng phương pháp đóng vai, tổ chức cho học sinh thực hành, làm
thử một số cách ứng xử nào đó trong mọi tình huống giả định. Phương pháp đóng vai

mang tính chất tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa
học sinh với môi trường học tập.
Cách tiến hành: Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai tình huống sau:
Bố mẹ Hiền đi công tác xa có để lại cho Hiền một ít tiền mua thức ăn cho hai chị em.
Em Hiền yêu cầu chị phải mua thịt ăn, nhưng mấy ngày nay giá cả mặt hàng thịt quá
đắt do hậu quả cơn lũ vừa mới qua, ngược lại mặt hàng cá ruộng lại quá rẽ do lượng
cung lớn. Hiền băn khoăn không biết làm sao để đủ tiền chi tiêu cho đến ngày bố mẹ
trở về.
Trong trường hợp này học sinh sẽ giải quyết như thế nào ?
- Sau khi đưa ra tình huống, giáo viên chia nhóm thảo luận, đóng vai thể hiện
cách làm của mình ( trong thời gian các nhóm chuẩn bị, giáo viên định hướng: - Vai
Hiền: Cần giải thích cho em hiểu tình hình thị trường hiện nay; nếu mua thịt sẽ không
đủ tiền chi tiêu đến khi bố mẹ đi công tác về; giải thích cho em hiểu ăn cá rất tốt cho
sức khỏe, lại phù hợp với nhu cầu có khả năng thanh toán..- Vai em trai: Hiểu được
tình hình thị trường hiện nay, nghe lời phân tích của chị. – Vai bố mẹ: Khen cả hai chị
em đã nắm bắt thị trường, điều chỉnh được việc mua hàng phù hợp với tình hình cung
– cầu trên thị trường).
- Cho các nhóm chuẩn bị vai diễn theo thời gian quy định, sau đó mời các nhóm
lên diễn.
- Câu hỏi sau phần diễn:
Qua vai diễn của các bạn em rút ra được bài học gì ?
Sau phần trả lời của các em, giáo viên khen thưởng cá nhân, nhóm diễn tốt. Từ đó giáo
viên yêu cầu học sinh rút ra được người tiêu dùng đã vận dụng quan hệ cung – cầu như
thế nào cho có lợi nhất.
Giáo viên nhận xét chung và kết luận.
Bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
* Phần: Trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước

20



Giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề để tạo ra tình huống mâu
thuẫn, đưa học sinh vào trạng thái tâm lí phải tìm tòi, khám phá, từ đó hướng dẫn,
khích lệ học sinh tìm cách giải quyết để nắm được trách nhiệm của công dân đối với
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên đưa ra vấn đề: “ Trong một lần tranh luận với nhau về trách
nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bạn
Hải và bạn Long đã có quan điểm khác nhau:
Bạn Hải: Theo mình, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp lớn lao vì
vậy chỉ những người có chức vụ cao mới có trách nhiệm thực hiện được sự nghiệp
này.
Bạn Long: Tất cả mọi người dân Việt Nam trong đó có cả học sinh chúng ta đều có
trách nhiệm đối với sự nghiệp công nghiệp hoán, hiện đại hóa đất nước.
Em đồng ý với ý kiến bạn nào ? Vì sao ? ”
Bước 2: Học sinh giải quyết tình huống theo ý kiến chủ quan.
Bước 3: Giáo viên nhận xét phần giải quyết tình huống của học sinh, kết luận về
tình huống, làm rõ trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Đồng ý với ý kiến bạn Long, bác bỏ ý kiến của bạn Hải. Bởi vì, sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước là sự nghiệp của toàn dân, tất cả mọi người dân đều nổ lực
cố gắng đóng góp sức mình. Học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải ra sức học
tập tốt, rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt để sau này góp phần thực hiện thắng lợi sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài 7: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và tăng cƣờng vai trò quản
lí kinh tế của Nhà nƣớc.
* Phần: Thành phần kinh tế tư nhân
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học dự án.
Bước 1: Chọn đề tài

Đề tài : Tìm hiểu về công ty trách nhiệm hữu hạn ở thành phố Đồng Hới
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mục đích, nhiệm vụ, cách tiến hành, kế
hoạch thực hiện dự án; xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu,
kinh phí…
- Xác định mục tiêu học tập cụ thể bằng cách dựa vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của
bài 7, xác định được hình thức sở hữu, vai trò của kinh tế tư bản tư nhân.
- Xây dựng đề cương cho dự án

21


×