Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN cách dạy kĩ năng nghe tiếng anh hiệu quả trong trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.3 KB, 20 trang )

SỞ GD VÀ ĐT QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG THPT NINH CHÂU
--------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Cách dạy kĩ năng nghe Tiếng Anh hiệu quả
trong trường phổ thông

Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Nhung
Trường: THPT Ninh Châu


MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở đầu

…………………………………………………………………………………………………………..

1
I. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………………………………………………

1

II. Mục đích ………………………………………………………………...……………………………………………….

2

III. Phạm vi nghiên cứu…………………………………….………………………………………………………...

2


IV. Nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………………… ……………………………………

2

V. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….……………………………………

2

B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận……………………………………………………………….……………………………………………

3

II. Thực trạng dạy kĩ năng nghe ở trường THPT Ninh Châu………….……………………

6

III. Một số giải pháp thực tế để có một tiết dạy nghe hiệu quả ………………….…………

7

IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm ……………………………………………………………….

12

V. Bài học kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………..

12

VI. Những ý kiến đề xuất…………………………………………………………………………………………


14

C. Kết luận…………………………………………………………………….………………………………………….

15


TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI, KHẢ NĂNG ÁP DỤNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ
TÀI, SÁNG KIẾN
1. Tên đề tài, sáng kiến:
Cách dạy kĩ năng nghe Tiếng Anh hiệu quả trong trường phổ thông
2. Điểm mới của đề tài:
Điểm mới của đề tài chính là việc dựa trên lí thuyết dạy học để nghiên cứu, thiết kế ra các
dạng hoạt động kích thích tư duy, khả năng hoạt động tích cực của học sinh, vận dụng có
hiệu quả vào công tác dạy học.
3. Khả năng áp dụng:
Giáo viên hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp vào tiết dạy nghe nhằm đổi mới
phương pháp dạy học.
4. Hiệu quả:
Việc áp dụng sáng kiến mang lại nhiều hiệu quả trong việc khích lệ học sinh tham gia học
tập tích cực, có hứng thú với tiết học nghe.

Hứng thú
Rèn luyện kĩ năng

Lớp 12 A1
95 %
95 %


Người thực hiện đề tài, sáng kiến

Nguyễn Thị Thanh Nhung

Lớp 12A3
84%
84%

Lớp 10A9
88 %
88%

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị



A. Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Tiếng Anh đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội hiện
nay. Một thực tế cho thấy khi tuyển dụng lao động, hầu hết các cơ quan, công
ty đều nêu ra yêu cầu đối với người được tuyển dụng là phải thông thạo Tiếng
Anh (tùy theo từng vị trí tuyển dụng). Sắp tới đây Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam sẽ thông qua việc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ 2. Hòa
nhập với xu thế phát triển và toàn cầu hóa về mọi mặt, các công ty nước ngoài
đang đầu tư và làm việc ở nước ta ngày càng nhiều, Tiếng Anh đang dần có vị
trí vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở nhà
trường phổ thông đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn.
Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh ở nhà trường phổ thông đã có những
đổi mới. Thay vì chỉ chú trọng vào ngữ pháp và dịch nghĩa, hiện nay, cả bốn
kĩ năng nghe, nói, đọc, viết được quan tâm và phối hợp trong các hoạt động

trên lớp. Kĩ năng nghe hiểu được xem là kĩ năng thiết yếu và đồng thời được
đánh giá là một trong những kĩ năng mà người học khó đạt được nhất. Điều
đó đặt ra một vấn đề cho người dạy là phải làm thế nào để luyện kĩ năng nghe
hiểu cho học sinh một cách hiệu quả nhất.
Tại Trường THPT Ninh Châu, lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và chú
trọng đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy bộ môn Tiếng Anh. Giáo viên
Tiếng Anh của trường cũng ý thức được tầm quan trọng của bộ môn này. Hơn
thế nữa, số lượng học sinh hứng thú với bộ môn Tiếng Anh cũng ngày càng
tăng lên. Song, qua thực tế giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy học sinh ở
trường vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong các tiết học nghe và các em chưa
thực sự tìm thấy được hứng thú trong kĩ năng này.
Chính vì những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Cách dạy kĩ năng
nghe Tiếng Anh hiệu quả trong trường phổ thông”

1


II. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm giúp cho giáo viên có thêm
được những cách dạy một tiết nghe hiểu hiệu quả, kích thích hứng thú luyện
kĩ năng nghe hiểu của học sinh để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy bộ
môn Tiếng Anh.
III. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu việc giảng dạy và học tập kĩ năng nghe
Tiếng Anh của giáo viên và học sinh bậc Trung học phổ thông ở các khối 10,
11, 12 Trường THPT Ninh Châu. Song đối tượng điển hình mà tôi mạnh dạn
áp dụng trong đề tài này là lớp 12A1, 12A3 và 10A9
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này, người nghiên cứu đã thực hiện các nhiệm vụ
sau:

Nghiên cứu các tài liệu về kĩ năng nghe và giảng dạy kĩ năng nghe
Dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp
Dạy thực nghiệm 6 tiết ở 3 lớp nghiên cứu
Phát phiếu điều tra cho học sinh sau giờ dạy
V. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát: phương pháp này được thực hiện qua việc tìm
tòi, nghiên cứu tài liệu và dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp
Phương pháp trao đổi, thảo luận: sau khi dự giờ đồng nghiệp và đồng
nghiệp dự giờ người thực hiện đề tài, đồng nghiệp và người thực hiện đề tài
tiến hành trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm giờ dạy.
Phương pháp dạy thực nghiệm: phương pháp này được thực hiện qua 4
tiết dạy thực nghiệm tại 3 lớp nghiên cứu
Phương pháp điều tra: phương pháp này được thực hiện qua việc đặt
câu hỏi cho học sinh sau các tiết dạy thực nghiệm.
2


B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Định nghĩa kĩ năng nghe hiểu
Theo Howatt and Dakin (1974), nghe được định nghĩa là khả năng nhận
biết và hiểu những gì người khác nói. Quá trình này liên quan đế việc hiểu
giọng, cách phát âm, ngữ pháp và từ vựng của người nói và cả việc hiểu về
nghĩa. Theo hai tác giả này, nghe có nghĩa là hiểu lời nói của người nói dựa
vào ngữ pháp và từ vựng mà người nói sử dụng trong câu.
Trong khi đó, Brown (1994) tranh luận rằng nghe hiểu không chỉ là là
quá trình truyền và nhận âm thanh mà còn là quá trình có sự tác động qua lại
và có ý thức để truyền thông tin tới não.
2. Các nguyên tác dạy nghe
Theo Forseth (1994), nguyên tắc đầu tiên là sử dụng các bài nghe

nguyên bản (authentic listening text) và giới thiệu các bài nghe này càng tự
nhiên và có thật càng tốt. Việc sử dụng các bài nghe nguyên bản giúp học sinh
quen với giọng và cách phát âm của người bản ngữ, giúp họ hiểu và biết cách
sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống thường ngày.
Nguyên tắc thứ hai là bài nghe phải đa dạng. Đó có thể là đoạn hội
thoại, mẩu chuyện vui, bài giảng, tin tức, bài hát, bài văn, v.v... Điều này giúp
học sinh quen với những tình huống giao tiếp khác nhau trong đời sống
thường ngày.
Nguyên tắc thứ ba là sử dụng các bài tập có ý nghĩa. Mục đích của việc
dạy nghe là giao tiếp nên việc dạy nghe phải chú ý đến nghĩa.
Thứ tư, giáo viên phải thể hiện mục đích cụ thể của bài nghe. Giáo viên
có thể thiết kế những dạng bài tập luyện một hoặc nhiều tiểu kĩ năng nghe
chẳng hạn: nghe để lấy ý chính, nghe để lấy thông tin cụ thể, tóm tắt, v.v...
Nguyên tắc thứ năm là việc chuẩn bị trước khi nghe. Theo Harmer
(1998), giáo viên cần giới thiệu về bài nghe trước khi cho học sinh nghe. Giáo
viên cũng cần nghe bài trước khi đến lớp nhằm chuẩn bị trước những vấn đề,
3


khó khăn có thể gặp phải. Thêm nữa, giáo viên cũng cần xem xét liệu học
sinh có nghe được và làm được các bài tập đưa ra không.
Một nguyên tác nữa của việc dạy nghe là giáo viên không cần dạy trước
tất cả từ vựng nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng đoán từ dựa vào ngữ
cảnh. Tuy nhiên, những từ cần thiết cần được giới thiệu cho học sinh giúp họ
hiểu ý chính của bài.
Nguyên tắc cuối cùng, theo Harmer (1998), học sinh nên được nghe
hơn một lần bởi thông thường, học sinh không thể hiểu đầy đủ trong lần nghe
đầu tiên.
3. Các giai đoạn dạy nghe
3.1. Giai đoạn trước khi nghe (Pre – Listening)

Mục đích của giai đoạn này là giúp người học tập trung vào chủ đề cụ
thể bằng việc giới hạn lại những gì họ sẽ nghe và huy động những kiến thức
và từ vựng có liên quan. Vì vậy, vai trò của người giáo viên trong giai đoạn
này rất quan trọng. Giáo viên cần đưa ra định hướng đúng, hướng học sinh
vào mục đích chính của bài nghe và giúp học tránh những bất ngờ ban đầu
không cần thiết. Giáo viên cần dành nhiều thời gian trong giai đoạn này để
chuẩn bị cho học sinh những gì họ sẽ nghe. Giáo viên có thể sử dụng những
hoạt động sau: xem tranh, bản đồ, sơ đồ; ôn lại từ vựng và cấu trúc ngữ pháp
có liên quan đến bài nghe; thiết kế những dạng bài điền từ; đoán nội dung bài
nghe, v.v... Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong việc dạy kĩ năng
nghe hiểu.
3.2. Giai đoạn trong khi nghe (While – Listening)
Mục đích của giai đoạn này là đưa ra cho người học những cơ hội giúp
họ luyện tập kĩ năng nghe. Có rất nhiều cách mà giáo viên có thể sử dụng
trong giai đoạn này, chẳng hạn: bài tập nghe hiểu yêu cầu học sinh trả lời các
câu hỏi về bài nghe, sắp xếp tranh hoặc câu theo thứ tự, hoàn thành bảng,
hoàn thành sơ đồ, v.v...
4


3.3. Giai đoạn sau khi nghe (Post – Listening)
Giai đoạn này nhằm mục đích kiểm tra xem người học có hiểu những gì
họ cần hiểu, liệu họ đã hoàn thành các bài trong giai đoạn trước đó chưa, và
tạo cơ hội cho người học xem xét thái độ và thể cách của người nói trong bài
nghe. Đây là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình dạy nghe. Các hoạt
động giáo viên có thể sử dụng trong giai đoạn này là hướng học sinh vào hoạt
động nói hoặc viết.
Trong ba giai đoạn dạy nghe, các hoạt động trong giai đoạn đầu tiên
được đánh giá là quan trọng nhất vì chúng kích thích học sinh và giúp học
sinh hiểu nội dung mà họ sẽ nghe, hiểu những gì mà họ phải làm tiếp theo.

4. Các yếu tố cơ bản trực tiếp tác động đến hiệu quả của tiết dạy nghe
4.1. Giáo viên
Với phương pháp dạy học mới, tích cực, lấy học sinh làm trung tâm thì
người giáo viên đóng vai trò chủ đạo, điều khiển học sinh trong giờ học.
Để tiến hành một tiết dạy nghe hiệu quả, giáo viên cần thực hiện tốt các
yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, cần chọn và sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy nghe phù hợp
với từng kiểu bài và đối tượng học sinh.
Tổ chức, điều khiển lớp học, phân bố thời gian hợp lý giữa từng phần,
từng khâu.
Thứ ba, cần sử dụng thành thạo các phương tiện, đồ dùng dạy học phục
vụ cho việc dạy nghe.
Thứ tư, cần sáng tạo các đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài dạy.
Cuối cùng, phong cách dạy cần lôi cuốn, sôi nổi, kích thích hứng thú
học tập của học sinh.
4.2. Phương pháp, kĩ thuật dạy nghe
Phương pháp dạy nghe được quy định bởi nội dung bài dạy, nói cách
khác, nội dung bài dạy nghe chi phối việc lựa chọn, vận dụng phối hợp các

5


phương pháp, các kĩ thuật dạy nghe. Mỗi kĩ thuật dạy học được vận dụng với
một hình thức bài dạy cụ thể một cách phù hợp.
4.3. Các phương tiện, thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy nghe
Một tiết dạy nghe hiệu quả không thể không tính đến sự hỗ trợ rất lớn
của các phương tiện dạy học, chẳng hạn như: máy cassette, đĩa CD, tranh ảnh,
poster, phiếu học tập, máy chiếu, máy tính, loa, v.v... Thiết bị dạy học là
phương tiện tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thúc đẩy động
cơ và gây hứng thú học tập cho học sinh.

4.4. Học sinh
Trong mối tương quan giữa dạy và học, học sinh đóng một vai trò vô
cùng quan trọng. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển học sinh tự chiếm
lĩnh tri thức bằng chính những thao tác, những hành động trí tuệ của riêng
mình. Một tiết dạy nghe hiệu quả rất cần đến sự hợp tác tích cực từ học sinh
và cũng đòi hỏi những kĩ năng cần thiết trong việc nghe hiểu bằng Tiếng Anh.
II. Thực trạng dạy kĩ năng nghe ở trường THPT Ninh Châu
1. Ưu điểm
1.1. Về phía giáo viên
Các giáo viên đều trẻ và năng động, biết tiếp cận tốt về đổi mới phương
pháp dạy học. Đa số giáo viên đều có ý thức học hỏi, trau dồi kinh nghiệm.
Phần lớn giáo viên ý thức được tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng nghe cho
học sinh. Giáo viên đều thành thạo trong việc sử dụng máy cassette và băng
đĩa, biết thiết kế giáo án điện tử phục vụ cho việc dạy kĩ năng nghe cho học
sinh. Hơn nữa, giáo viên nắm được sức học của học sinh nên đã có ý thức
thiết kế các hoạt động nghe phù hợp với năng lực của học sinh.
1.2. Về phía học sinh
Đa số học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học kĩ năng
nghe hiểu. Học sinh đã dần quen với việc học nghe. Nhiều học sinh đã nghe
và nhận biết được giọng, cách phát âm của người bản ngữ. Phần lớn học sinh
có thể nghe và làm được những bài có nội dung đơn giản.
6


1.3. Về phương tiện dạy học
Trường cũng đã được trang bị màn hình TV, máy tính trong các phòng
học, có máy cassette, loa và đĩa CD phục vụ cho việc dạy nghe.
2. Tồn tại
2.1. Giáo viên
Vẫn còn một số giáo viên gặp khó khăn trong việc thực hiện các thao

tác, các hoạt động trong từng giai đoạn của bài dạy nghe. Một số giáo viên
vẫn còn lúng túng trong việc thiết kế các dạng bài tập nghe cho phù hợp với
trình độ của học sinh nên sử dụng phần lớn các hoạt động và dạng bài tập
được thiết kế sẵn trong sách giáo khoa, điều này gây khó khăn cho học sinh
trong việc nghe hiểu vì phần lớn học sinh của trường còn yếu kĩ năng này.
Một số giáo viên vẫn còn ngại sử dụng đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết dạy.
2.2. Học sinh
Đa số học sinh ít có cơ hội để luyện nghe. Hầu hết học sinh của trường
hiếm khi luyện nghe qua các kênh đài bằng Tiếng Anh và khả năng về Tiếng
Anh của các em chưa tốt. Điều quan trọng là các em chưa quen với giọng của
người bản ngữ.
2.3. Phương tiện, đồ dùng dạy học
Số lượng tranh, ảnh, máy tính phục vụ cho việc dạy nghe còn hạn chế.
Ngoài ra, các phòng học chưa được trang bị loa sẵn nên khi dạy nghe có bằng
máy chiếu, giáo viên phải đem theo loa, thực tế này khiến cho giáo viên ngại
ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ dạy nghe.
III. Một số giải pháp thực tế để có một tiết dạy nghe hiệu quả
1. Lập kế hoạch cho một tiết dạy nghe
Để một tiết dạy nghe đạt hiệu quả, người giáo viên cần thực hiện tốt các
việc sau đây:
Thứ nhất, giáo viên cần nghiên cứu kĩ các nội dung của tiết dạy trong
sách giáo khoa, sách giáo viên, bám sát tài liệu hướng dẫn Chuẩn kiến thức –
7


Kĩ năng, hướng dẫn giảm tải chương trình của Bộ Giáo Dục. Đó là cơ sở quan
trọng để giáo viên hoạch định việc giảng dạy của mình trong tiết dạy. Việc
nghiên cứu kĩ sẽ giúp giáo viên tổ chức, điều khiển tiết dạy nghe đi đúng
trọng tâm, trọng điểm.
Thứ hai, cần nghiên cứu mục đích, yêu cầu của tiết dạy. Mục đích, yêu

cầu của tiết dạy là đích mà cả giáo viên và học sinh cần phải đạt được sau khi
thực hiện tiết dạy. Đối với tiết dạy nghe, mục đích, yêu cầu của tiết dạy là
giúp học sinh rèn luyện, phát triển kĩ năng nghe, thông thường là một vài tiểu
kĩ năng trong việc nghe hiểu. Khi nắm được mục đích, yêu cầu của tiết dạy,
giáo viên có thể thiết kế các dạng bài tập khác sách giáo khoa nhưng vẫn đảm
bảo được mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
Thứ ba, giáo viên cần lựa chọn và phối hợp các kĩ thuật dạy nghe một
cách linh hoạt và phù hợp. Việc lựa chọn kĩ thuật dạy nghe phải được xác
định trên căn cứ là nội dung của tiết dạy, đặc điểm, năng lực của học sinh và
ba giai đoạn trong tiến trình dạy nghe. Giáo viên cần lưu ý thiết kế, sử dụng
các hoạt động phù hợp với từng giai đoạn.
Giáo viên cần chú trọng đến việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách
linh hoạt, đặc biệt là máy cassette và đĩa CD. Trước khi dạy, giáo viên cần
nghe thử trước bài để biết chất lượng đĩa và cách chạy đĩa, tua đĩa sao cho
phù hợp, cần dự phòng pin khi mất điện. Đối với các tiết dạy có sử dụng công
nghệ thông tin, giáo viên cần chú ý cách liên kết các file nghe và cần nhớ
những vị trí liên kết để tránh nhầm lẫn không đáng có. Sẽ dễ dàng hơn cho
giáo viên khi dạy nghe có sử dụng công nghệ thông tin, giáo viên nên cắt file
âm thanh thành những đoạn nhỏ hơn và dành cho việc kiểm tra lại cho học
sinh dễ dàng và tiết kiệm thời gian. Đối với tranh ảnh minh họa, giáo viên có
thể tận dụng những tranh ảnh có sẵn trong sách giáo khoa. Những tranh ảnh
tìm ngoài phải đảm bảo rõ, đủ lớn để những học sinh cuối lớp có thể nhìn rõ.
Một yêu cầu quan trọng nữa đó là giáo viên cần lên một giáo án hợp lý,
khoa học. Giáo viên cần hoạch định rõ hoạt động của giáo viên, hoạt động của
8


trò, hình thức tổ chức lớp học, thời gian cho các hoạt động, các yêu cầu của
từng bài tập, các phương án trả lời của học sinh. Giáo viên cũng cần soạn hoạt
động dự trữ và dự đoán những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải và đưa

ra phương án giải quyết.
Thứ sáu, tiết dạy nghe sẽ hiệu quả hơn nếu giáo viên trao đổi, thảo luận
về phương án giảng dạy với đồng nghiệp trước khi lên lớp. Việc này sẽ giúp
giáo viên có được một giáo án hoàn chỉnh và hợp lý.
Ngoài ra, để học sinh học tập tích cực và hiệu quả ở trên lớp, giáo viên
nên động viên học sinh luyện nghe bổ trợ thêm ở nhà, khuyến khích các em
tạo ra cho mình một môi truờng tiếng Anh để bản thân không thấy xa lạ khi
phải nghe tiếng Anh. Đó là: các em nên xem phim tiếng Anh (có phụ đề),
nghe nhạc tiếng Anh,… Vì sao ? Trong phim tiếng Anh được sử dụng sẽ ở
dạng giao tiếp chuẩn của họ, vậy tức là học sinh có thể “bắt chước” được từ
giọng điệu cho đến những cấu trúc của họ sử dụng. Ngoài ra, học sinh có thể
vừa luyện nghe vừa giải trí qua những kênh nước ngoài như Discovery,
Animal Planet, Star Movie,…
Bên cạnh đó giáo viên nên giới thiệu cho học sinh một số phần mền
luyện nghe: Duolingo, Speaking pal,... Trong các phần mềm này thường phân
ra các chủ đề khác nhau, các cấp độ nghe khác nhau, nhờ vậy học sinh có thể
lựa chọn phương thức nghe phù hợp với trình độ của mình. Đối với cấp độ
cao hơn nên tìm hiểu về TED Talks - bí mật về luyện nghe Tiếng Anh nâng
cao. Học sinh có thể học vô vàn điều thú vị với TED Ed - một phần trong
TED talks. Ở đó, các phương thức học vô cùng đa dạng, TED Ed như một
cuốn 10 vạn câu hỏi tại sao bằng video mà bất kì một đứa trẻ hoặc một người
lớn nào có tinh thần học hỏi đều thấy thú vị.
2. Thực hiện tốt tiến trình dạy nghe
Với một tiết dạy kĩ năng ngôn ngữ nói chung và tiết dạy kĩ năng nghe
nói riêng, tiến trình dạy gồm ba giai đoạn: Pre Listening – While Listening –
9


Post Listening. Mỗi giai đoạn có một mục đích riêng và những hoạt động phù
hợp nhằm đạt được mục đích đề ra. Chính vì vậy, người giáo viên phải nắm

vững để thực hiện tốt tiến trình bài dạy nghe.
2.1. Warm up
Bước khởi động bắt đầu giờ học này rất quan trọng, tiết học có trở lên sinh
động ,hào hứng hay không ,học sinh có tham gia nhiệt tình vào bài học hay
không, tiết học có đạt hiệu quả mong muốn hay không phụ thuộc rất nhiều
vào bước này của tiến trình bài dạy . Giáo viên có thể áp dụng những kỹ năng
như : Brainstorming, discussion, slap the board ,matchingthem chí có thể cho
học sinh nghe một đoạn nhạc..v.vBước khởi động được coi là thành công khi
thoả mãn hai yêu cầu : gây hứng thu cho học sinh và có sự gắn kết với bài
mới .
2.2. Pre – Listening
Đây là giai đoạn học sinh được định hướng, được chuẩn bị về từ vựng
và cấu trúc ngữ pháp có liên quan đến bài nghe. Trong giai đoạn này, ngoài
việc dạy một số từ vựng cơ bản có liên quan đến bài nghe, giáo viên có thể sử
dụng các dạng như: True/ False Prediction, Open prediction, Ordering, Open
questions, v.v...
Với hình thức True/ False Prediction, giáo viên nên giới thiệu tình
huống về bài nghe và yêu cầu các em đưa ra dự đoán của mình về những câu
được đưa ra. Điều này giúp các em có định hướng về nội dung sẽ nghe, giúp
cho việc nghe hiểu trong giai đoạn sau tốt hơn.
Với hình thức Open Prediction, giáo viên có thể dẫn dắt bằng một số
hình ảnh có liên quan, học sinh dựa vào đó và một số từ vựng đã được giới
thiệu để đoán xem chủ đề của bài nghe là gì. Hoạt động này cũng nhằm giúp
định hướng cho học sinh về chủ đề trước khi nghe.
Ngoài ra, giáo viên cũng có thể dùng hình thức Ordering. Thông
thường là yêu cầu học sinh sắp xếp tranh về một câu chuyện hoặc sự kiện theo
thứ tự.
10



Open questions là hình thức mà giáo viên dùng một số câu hỏi để hỏi
học sinh. Những câu hỏi này có tác dụng gợi mở, định hướng học sinh vào
nội dung mà họ chuẩn bị nghe.
Nói tóm lại, trong giai đoạn này giáo viên cần chuẩn bị cho học sinh
nguồn ngữ liệu (input), huy dộng vốn từ vựng, kiến thức chung có liên quan
đến chủ đề nghe nhằm giúp học sinh có định hướng, chủ tâm vào chủ đề của
bài nghe.
2.3. While – Listening
Trong giai đoạn này, học sinh có cơ hội luyện kĩ năng nghe. Giáo viên
sẽ dựa vào trình độ của học sinh để đưa ra các dạng bài tập cho phù hợp,
chẳng hạn như: True/ False statement, Multiple Choice, Ordering Pictures,
Ordering Statements, Grid, Gap-filling, Comprehension Questions, v.v... Để
giúp học sinh nghe tốt hơn, các dạng bài này cần được sắp xếp theo mức độ từ
dễ đến khó. Các câu nên sắp xếp theo trình tự của bài nghe, không nên sắp
xếp lộn xộn vì sẽ làm rối học sinh. Giáo viên mở đĩa cho học sinh nghe từ hai
đến ba lần tùy theo độ khó của bài nghe. Lần đầu giúp học sinh làm quen với
bài nghe, hiểu bao quát nội dung của bài. Lần thứ hai nghe thông tin chính
xác để hoàn thành bài tập. Lần thứ ba nghe lại để kiểm tra độ chính xác.
Trước khi cho học sinh nghe lần thứ ba, đối với dạng bài tập khó, giáo viên
nên cho học sinh một khoảng thời gian trao đổi, thảo luận với bạn để tìm ra
đáp án đúng, sau đó sẽ nghe lại để kiểm tra. Cũng cần lưu ý là không nên cho
học sinh nghe từng câu, từng từ một vì như vậy sẽ làm cho học sinh có thói
quen hiểu từng từ khi nghe. Nhưng đối với những câu khó, khi sửa bài mà học
sinh không đưa ra được đáp án đúng thì giáo viên có thể cho nghe lại từng
câu.
2.4. Post – Listening
Đây là giai đoạn luyện tập sau khi nghe. Ở giai đoạn này, học sinh sử
dụng những kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ đã được luyện tập ở giai đoạn
“While – Listening” vào các tình huống giao tiếp cụ thể, có ý nghĩa. Trong
11



giai đoạn này, học sinh không còn luyện nghe nữa mà chuyển qua một kĩ năng
khác là nói hoặc viết. Các hình thức có thể được sử dụng trong giai đoạn này
gồm: Role – play, Recall the story, Discussion, Write – it – up, v.v...
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên thường không chú trong giai đoạn
này song để tiết dạy đạt hiểu quả, học sinh không những rèn luyện được kĩ
năng nghe mà còn biết vận dụng vào tình huống thức tế. Có như vậy mới đạt
được mục đích và đáp ứng yêu cầu bài dạy.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này đối với bản thân tôi đã đạt
được một số kết quả khả quan. Trước hết, kinh nghiệm này rất phù hợp với
chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới. Học sinh có hứng
thú học hơn, tích cực, chủ động, sáng tạo để mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời
cũng rất linh hoạt trong việc lĩnh hội tri thức và phát triển kĩ năng. Không khí
học tập sôi nổi. Do học sinh được chuẩn bị kĩ trước khi nghe nên hầu hết học
sinh có tâm lý thoải mái khi nghe. Không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện.
Lớp học tích cực, sôi nổi. Học sinh có cơ hội khẳng định mình, không còn
lúng túng, lo ngại trong giờ học. Kết quả thăm dò được qua phiếu điều tra khi
được hỏi về mức độ hiểu bài và rèn luyện kĩ năng như sau:

Hứng thú
Rèn luyện kĩ năng

Lớp 12 A1
95 %
95 %

Lớp 12A3
84%

84%

Lớp 10A9
88 %
88%

V. Bài học kinh nghiệm
Sau khi áp dụng thành công đề tài nay, bản thân tôi đã có được những
kinh nghiệm quý báu:
Đầu tiên, giáo viên phải luôn tạo môi trường ngôn ngữ tự nhiên nhất có
thể trong giờ học và phải sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ chính để giao tiếp.
Tùy theo đối tượng học sinh, giáo viên sử dụng những câu tiếng Anh ngắn
12


gọn, dễ hiểu, từ ngữ đơn giản giúp học sinh làm quen và có điều kiện rèn
luyện kĩ năng nghe ngay trong những tình huống giao tiếp của lớp học.
Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để
vận dụng trong giao tiếp.
Giáo viên không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói. Hãy
để học sinh nghe và nói tự nhiên. Không nên buộc học sinh phải dừng nói
trong khi các em đang cố gắng diễn đạt ý nghĩ của mình bằng Tiếng Anh, làm
như vậy sẽ khiến các em ngại nói, sợ mắc lỗi khi nghe và nói.
Giáo viên nên lồng ghép các hoạt động nghe và nói Tiếng Anh với hình
thức “vừa chơi vừa học”, sân khấu hóa các chủ đề, chủ điểm, các hoạt động
đóng vai.
Hướng dẫn các em ở nhà tự luyện nghe qua đài, tivi, nghe các bài hát
bằng Tiếng anh, xem các bộ phim Tiếng Anh v.v...
Giáo viên cần sáng tạo đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với nội dung
bài dạy: tranh ảnh, poster, flashcard, v.v...

Giáo viên cần phải chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương
pháp, kĩ thuật dạy nghe trong tiến trình của giờ dạy.
Nếu các hoạt động và bài tập được thiết kế trong sách giáo khoa không
phù hợp với trình độ của học sinh thì giáo viên nên thiết kế lại sao cho phù
hợp nhưng vẫn đảm bảo được mục đích và yêu cầu của bài dạy. Ngoài ra, việc
thiết kế lại hoặc thiết kế thêm bài tập sẽ giúp học sinh rèn luyện được kĩ năng
nghe, tránh tình trạng học sinh sử dụng sách học tốt để làm bài tập chứ không
phải nghe hiểu.
Ngoài ra, để tiết dạy đạt hiệu quả thì không thể không tính đến kĩ năng
quản lý lớp của giáo viên. Giáo viên cần có giọng nói to, rõ ràng, mạch lạc,
đặc biệt đối với giáo viên Tiếng Anh lại đòi hỏi thêm kĩ năng ngôn ngữ.
Người giáo viên phải có kĩ năng ngôn ngữ tốt, phát âm chuẩn, ngữ điệu tốt để
giúp học sinh quen với việc nghe Tiếng anh, tránh những bõ ngỡ không cần
thiết khi nghe người bản ngữ nói.
13


Nói tóm lại, để thực hiện một tiết dạy nghe hiệu quả thì giáo viên cần
lưu ý những vấn đề sau đây:
Ngữ cảnh cần phải được giới thiệu rõ ràng.
Nên tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú học
tập của học sinh, tránh sự nhàm chán.
Nếu bài nghe do giáo viên đọc, phải đọc chuẩn xác, có ngữ điệu, rõ
ràng, tốc độ trung bình, không quá nhanh cũng không quá chậm.
Cần tạo cơ hội cho học sinh luyện các kĩ năng nghe cần thiết như nghe
ý chính của bài, nghe lấy thông tin chi tiết. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các loại
bài tập.
VI. Những ý kiến đề xuất
Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực tiễn, mục đích dạy học cũng như những
thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài, để góp phần nâng cao chất lượng

giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói chung, kĩ năng nghe nói riêng, bản thân tôi
có những kiến nghị thiết thực sau:
Về phía cơ sở:
Là môi trường ngoại ngữ nên các kĩ năng phải được luyện tập theo đặc
trưng bộ môn, vì vậy cần có phòng bộ môn để tránh gây ồn ào cho những lớp
học xung quanh cũng như không bị ảnh hưởng của tiếng ồn từ bên ngoài.
Ở các phòng học cần trang bị thêm loa để thuận tiện cho việc dạy nghe.
Về phía lãnh đạo cấp trên: cần tạo điều kiện cho giáo viên có điều kiện
giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn qua các hội thảo chuyên
đề.

C. Kết luận

14


Dạy kĩ năng nghe cho học sinh là một việc vô cùng quan trọng và có ý
nghĩa trong quá trình hoàn thiện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh. Với sáng
kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp
giáo viên và học sinh trường tôi cũng như đồng nghiệp và học sinh các trường
khác nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói chung, kĩ năng
nghe nói riêng.
Về phía bản thân, tôi sẽ phát huy những kết quả đã đạt được và không
ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn để kết quả giảng dạy đạt được
ngày một cao hơn.

Quảng Ninh, ngày 20 tháng 12 năm 2018
Ý kiến của Hội đồng

Người thực hiện


Nguyễn Thị Thanh Nhung

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Get ready for IELTS listening (Jane Short- Collins - Cobuild)
2. Sách Tactics for listeing ( Jack C- Recharts)
3. Listening practice through dictation (Mario Rinvolucri)
4.

/>
qua/c/18927391.epi
5.

/>
tiemg-anh-bac-thcs-36939/

16



×