Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

SKKN giáo dục ý thức bảo vệ môi trường qua giảng dạy một số bài trong môn công nghệ 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.5 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
" GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUA GIẢNG DẠY
MỘT SỐ BÀI TRONG MÔN CÔNGNGHỆ 10"

1


NỘI DUNG

Trang

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

4

1. Lí do chọn đề tài:

4

2. Giải pháp, mục đích nghiên cứu:

4

3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

4

4. Điểm mới và giải pháp:


4
PHẦN II: NỘI DUNG

5

I. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1.Thuận lợi

5

2. Khó khăn
3. Giải pháp cấn giải quyết.

5

II. Một số kiến thức cơ bản

6

1. Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục môi trường
1.1. Môi trường

6

5
5

6

1.2. Giáo dục môi trường.


6

1.3. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT

6

1.4. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THPT

7

1.5. Nguyên tắc, phương thức giáo dục BVMT trong trường THPT

7

1.5.1. Nguyên tắc

7

1.5.2. Phương thức giáo dục:

8

2. Giáo dục môi trường trong môn công nghệ 10

8

2.1. Chương trình tích hợp giáo dục môi trường cấp THPT

8


2.2. Quan niệm tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào các môn học
2.2.1. Dạng lồng ghép:

9

2.2.2. Dạng liên hệ:

9

III. Nội dung và kết quả tích hợp giáo dục môi trường trong môn CN10
1. Một số nội dung tích hợp giáo dục môi trường trong môn CN10

9
9
9

2. Kết quả tích hợp giáo dục môi trường trong môn Công nghệ 10

11

ở nhà trường trong thời gian qua.

11

IV. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường

11

1. Phương pháp trần thuật


11
2


NỘI DUNG

1.

Trang

2. Phương pháp giảng giải

11

3. Phương pháp vấn đáp:

12

4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan:

12

5. Phương pháp dạy học hoạt động theo nhóm

12

6. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

12


7. Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà

12

8. Phương pháp thí nghiệm

12

9. Phương pháp tuyên truyền
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

12

1. Kết luận

13

2. Kiến nghị và đề xuất

13

13

3


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật. Tuy nhiên sự phát triển

nhanh về kinh tế - Xã hội đã làm cho môi trường sống bị hủy hoại, xuống cấp trầm
trọng, những suy thoái của môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người trên
trái đất, những trận lũ lụt, hạn hán, những trận bão kinh hoàng xảy ra ở VN và các
nước trên thế giới phải hứng chịu trong thời gian vừa qua là những thách thức của tự
nhiên đối với những tác động của con người. Với lí do trên tôi chọn đề tài:“Giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường qua giảng dạy một số bài trong môn Công nghệ 10” nhằm
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THPT.
2. Giải pháp, mục đích nghiên cứu:
Trước tình hình đó việc giáo dục ý thức, trách nhiệm cho học sinh nói riêng và mọi
người nói chung biết bảo vệ môi trường là điều hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát
triển bền vững của xã hội.
Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức, mà hiện
nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục môi trường cho học
sinh. Vì vậy việc giáo dục môi trường chủ yếu được lồng ghép, tích hợp vào một số
môn học trong đó có môn Công nghệ 10, có nhiều nội dung phù hợp để giáo dục môi
trường cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay là phải đảm bảo ba yêu cầu về: Kiến thức, kĩ
năng và thái độ trong mỗi tiết dạy. Có nghĩa là: Ngoài việc truyền thụ kiến thức và rèn
luyện kĩ năng giáo viên cần hình thành cho học sinh một nhân cách, lối sống tốt. Nói
về góc độ môn Công nghệ, trách nhiệm của giáo viên là phải từng bước hình thành cho
các em một lối sống lành mạnh, biết yêu quý thiên nhiên và sống thân thiện với thiên
nhiên. Từ đó các em mới có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường, giữ gìn vệ
sinh nơi các em đang sinh sống và học tập.
4. Điểm mới và giải pháp:
Thực tế trong thời gian giảng dạy tại trường, bản thân tôi luôn đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực, lồng ghép tích hợp các kiến thức cơ bản bài học với việc
giáo dục môi trường trong môn Công nghệ. Nhằm giúp học sinh nhận thức đúng đắn
việc giáo dục môi trường trong các môn học.


4


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1.Thuận lợi
Trường THCS và THPT Việt Trung là ngôi trường giàu truyền thống, khuôn viên
nhà trường xanh - sạch – đẹp.
Phần lớn các em học sinh đã có ý thức trong việc thực hiện các nền nếp nội quy
của nhà trường.
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm sát sao đến chất lượng dạy và học đồng thời
cũng luôn chú ý đến việc đầu tư cơ sở vật chất cho việc dạy và học.
Ban giám hiệu cũng rất quan tâm đến vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong
các môn học.
Năm học 2018 – 2019, Sở GD & ĐT Quảng Bình phối hợp với Tỉnh Đoàn và dự
án thủ lĩnh xanh 4.0 trong vấn đề bảo vệ môi trường.
2. Khó khăn
Chường trình SGK bậc THPT hiện tại kiến thức, phương pháp mới là một thách
thức rất lớn đối với cả người dạy và người học ngoài ra năm 2011 Bộ GD&ĐT lại ra
sách chuẩn kiến thức kỹ năng..
Thiết bị thí nghiệm thực hành của khối 10 và 11 còn thiếu nhiều.
Đối với môn hoc: một số học sinh coi môn học là môn phụ nên chưa chú ý nhiều
trong bài giảng.
Trong quá trình dạy học Công nghệ 10 ở trường THPT vấn đề phát triển kiến
thức, kĩ năng và hình thành thái độ của các em trong vấn đề giáo dục môi trường và
tích hợp vấn đề giáo dục môi trường trong các bài học Công nghệ 10 chưa đạt hiệu quả
cao. Từ những kiến thức trọng tâm bài học liên quan đến vấn đề môi trường các em
hầu hết hiểu kiến thức bài học, phần liện hệ các kiến thức có liên quan tới vấn đề môi
trường để tích hợp vào các môn học khác các em chưa phát huy tối đa vận dụng các
kiến thức đó. Các em chỉ mới hiểu và nắm được kiến thức sách giáo khoa còn phần mở

rộng thì hạn chế nhiều. Điều đó rất khó khăn cho giáo viên dạy Công nghệ nói riêng và
các bộ môn có liên quan đến môi trường nói chung. Vì vậy quá trình lĩnh hội kiến thức
của các em còn hạn chế nhiều trong khi yêu cầu của các môn học ngày càng cao.
3. Giải pháp cấn giải quyết.
Giáo dục môi trường trong nhà trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là trang
bị cho học sinh một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái
Đất. Một khả năng cảm thụ, đánh giá vẻ đẹp của nền tảng đạo lí môi trường, một nhân
cách được khắc sâu bởi nền tảng đạo lí môi trường.
5


Là một thực thể mang tính xuyên suốt trong các môn học, giáo dục môi trường mang
lại cơ hội cho học sinh khám phá môi trường và hiểu biết về các quyết định của con
người liên quan đến môi trường. Giáo dục môi trường cũng tạo cơ hội để hình thành sử
dụng các kĩ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em.
Vấn đề giáo dục môi trường ở nhà trường làm cho học sinh và giáo viên có ý
thức thường xuyên và luôn nhạy cảm đối với mọi khía cạnh của môi trường. Thu nhận
được những thông tin và kiến thức cơ bản về môi trường và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
hoạt động con người và môi trường. Phát triển những kĩ năng cơ bản bảo vệ và gìn giữ
môi trường, kĩ năng dự đoán, phòng tránh và giải quyết những vấn đề môi trường nảy
sinh. Tham gia tích cực vào những hoạt động khôi phục, bảo vệ và gìn giữ môi trường,
có ý thức về tầm quan trọng của môi trường trong sạch đối với sức khoẻ con người, với
chất lượng cuộc sống chúng ta.
Hai kiểu triển khai giáo dục môi trường trong nhà trường là: Giáo dục môi
trường thông qua chương trình giảng dạy của môn học trong nhà trường và Giáo dục
môi trường được triển khai như một hoạt động độc lập.
II. Một số kiến thức cơ bản
1. Một số vấn đề chung về môi trường và giáo dục môi trường
1.1. Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có

ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
1.2. Giáo dục môi trường
Có nhiều định nghĩa giáo dục môi trường, tuy nhiên trong khuôn khổ của việc
giáo dục môi trường thông qua môn Công nghệ ở nhà trường có thể hiểu: Giáo dục môi
trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối quan tâm đến
môi trường và các vấn đề về môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học
kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một
cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và
tương lai.
1.3. Sự cần thiết của việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THPT
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài
người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi
Quốc gia.
Nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý
thức của con người.

6


Giáo dục bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế
nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường
và phát triển bền vững đất nước.
1.4. Mục tiêu giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THPT
* Kiến thức: Giúp HS tích luỹ được nhiều kinh nghiệm khác nhau và có sự hiểu biết cơ
bản về môi trường và những vấn đề có liên quan.
* Kĩ năng: - Giúp HS có được các kĩ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề
về môi trường.
* Thái độ: - Giúp HS hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm vì môi trường
cũng như động cơ thúc đẩy trong việc tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện
môi trường.

- Tạo cơ hội cho các đoàn thể xã hội và cá nhân tham gia một cách tích cực ở
mọi cấp trong việc giải quyết những vấn đề về môi trường.
1.5. Nguyên tắc, phương thức giáo dục BVMT trong trường THPT
1.5.1. Nguyên tắc
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào các môn học và
các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục
như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một hướng hội nhập
vào chương trình. Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn.
- Mục tiêu: Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào
tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.

- Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức tương đối
đầy đủ về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Hệ thống
kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo
hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua.
chương trình dạy học chính khóa và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt coi trọng việc
đưa vào chương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của
từng địa phương.
- Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các
kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào
các hoạt động BVMT của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.
- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là:
+ Giáo dục về môi trường: Chương trình lồng ghép.
+ Giáo dục trong môi trường: Đi tìm hiểu thực tế.
7


+ Giáo dục vì môi trường: Vì tương lai ngày mai,…
- Phương pháp giáo dục BVMT tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi

trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ
bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng
thời gian của bài học.
1.5.2. Phương thức giáo dục
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển
khai theo phương thức tích hợp.
Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ:
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp
hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT.
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách logic.
Các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường ngoài lớp học:
+ Hoạt động tham quan theo chủ đề.
+ Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương thảo luận phương
án xử lí.
+ Hoạt động trồng cây, xanh hóa nhà trường.
+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường.
+ Hoạt động Đoàn TN về bảo vệ môi trường.
2. Giáo dục môi trường trong môn công nghệ 10
2.1. Chương trình tích hợp giáo dục môi trường cấp THPT
Giáo dục môi trường được tích hợp vào nhiều môn học ở trường THPT, trong đó có
môn sinh học, công nghệ 10. Đây là một trong những bộ môn có khả năng đưa giáo
dục môi trường vào một cách thuận lợi nhất vì các nội dung trong chương trình Công
nghệ đều có khả năng đề cập nội dung GDMT.
- Khi soạn giáo án, Giáo viên cần xem xét, nghiên cứu và chọn lọc những nội
dung GDMT phù hợp để đưa vào nội dung bài giảng dưới dạng:
+ Lồng ghép toàn phần (nếu toàn bài có nội dung giáo dục môi trường).
Ví dụ: Bài: Ảnh hưởng của thuốc hoá học BVTV đến quần thể sinh vật và môi
trường (CN-10)

8


+ Lồng ghép một phần (trong bài có một mục, một đoạn hay một vài câu có nội dung
GDMT)
+ Liên hệ (Nếu kiến thức trong bài có một hoặc nhiều chỗ có khả năng liên hệ, bổ
sung thêm kiến thức giáo dục môi trường mà SGK chưa đề cập.
- Khi tích hợp kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Đảm bảo tính đặc trưng và tính hệ thống của bộ môn, tránh mọi sự gượng ép.
+ Lồng ghép nội dung GDMT một cách thuận lợi nhất và đem lại hiệu quả cao nhất
nhưng vẫn tự nhiên và nhẹ nhàng.
2.2. Quan niệm tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào các môn học
* Tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức giáo dục môi trường và
kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên
những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học.
Sự tích hợp kiến thức giáo dục môi trường vào môn học, đối với môn công nghệ có
thể phân thành 2 dạng khác nhau:
2.2.1. Dạng lồng ghép: Kiến thức GDMT đã có trong chương trình và SGK.
Kiến thức GDMT được lồng ghép có thể: Chiếm một vài chương, SGK Công nghệ 10
có 2 chương nói nhiều về các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường.
Chương 1: Nông, Lâm, Ngư, nghiệp
Chương 3: Bảo quản và chế biến nông- lâm- thủy sản
2.2.2. Dạng liên hệ: Các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK,
nhưng dựa vào nội dung bài học, GV có thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan với
bài học qua giờ giảng trên lớp.
VD. Khi dạy phần 2 - Tạo lập doanh nghiệp, GV có thể liên hệ các doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí trong kinh doanh, nhưng vẫn phải đảm bảo hệ thông xử lý chất thải,
không gây ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
III. Nội dung và kết quả tích hợp giáo dục môi trường trong môn CN10
1. Một số nội dung tích hợp giáo dục môi trường trong môn CN10

Bài 2. Khảo nghiệm giống cây trồng
Qua giảng dạy mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng, giáo viên
yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Giống mới có làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái không?
Giống mới có phá vỡ cân bàng sinh thái môi trờng trong khu vực không?
9


Bài 12. Đặc điểm, tính chất kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón thông
thường Để tích hợp giáo dục môi trường vào nội dung này, giáo viên đặt các
câu hỏi:
Bón phân không đúng yêu cầu kỹ thuật gây tác hại gì? Tại sao không bón phân chuồng
khi chưa ủ hoai?
Bón nhiều phân đạm gây tác hại gì với đất trồng?
Bón phân không cân đối liều lợng theo chỉ dẫn gây ra hiện tợng gì?
Bài 13. Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
Qua phân tích tác dụng của phân vi sinh đối với cây trồng, sử dụng phân vi sinh không
gây tác hại đến môi trờng, đồng thời có tác dụng cải tạo đất tốt.
Bài 15. Điều kiện phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng
Để tích hợp giáo dục môi trường, khi giảng về mối quan hệ giữa sâu, bệnh với môi trường giáo viên cung cấp cho học sinh những thông tin về ngăn chặn sự phát ttriển của
sâu bênh qua chăm sóc, làm đất, sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, phù hợp về liều lợng để
ngăn chặn mần bệnh, bảo vệ môi trờng đất, nớc, bảo vệ môi trờng sinh thái.
Bài 17. Phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng
Khi giảng dạy nội dung các biện pháp chủ yếu phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng,
giáo viên kết hợp việc phân tích quan hệ với môi trờng để từ đó hướng dẫn học sinh
biết biện pháp để phát triển nông nghiệp bền vững. Giáo viên có thể đặt các câu hỏi
như sau:
Vì sao sử dụng biện pháp kỹ thuật là bảo vệ môi trường?
Biện pháp sinh học có tác dụng gì trong việc giữ cho cân bàng sinh thái?
Sử dụng giống cây trồng chịu được sâu, bênh hại có bảo vệ môi trường không? Tại sao?

Khi giảng mục III, Biện pháp hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc hoá học bảo vệ
thực vật, giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi:
Hãy trình bày tính chất hai mặt của thuốc bảo vệ thực vật?Ảnh hưởng thuốc bảo vệ thực
vật đến quần thể sinh vật?
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng gây tác động đến môi trờng như thế nào? Tại
sao trong các sản phẩm nông nghiệp tồn tại lượng thuốc bảo vệ thực vật?
Có những biện pháp nào để hạn chế những ảnh hưởng xấu của thuốc bảo vệ thực vật
đến quần thể sinh vật?
Ở địa phương nơi em sống đã áp dụng những biện pháp gì trong sản xuất nông nghiệp
để bảo vệ môi trường?
10


Bài 20. Ứng dụng công nghệ vi sinh sản xuất chế phẩm bảo vệ thực vật
Nội dung tích hợp giáo dục môi trờng là tác dụng của chế phẩm sinh học.
Khi dạy giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết về chế phẩm bảo vệ thực vật
không có tác hại đến môi trờng. Từ đó, khuyến cáo khi sản xuất nông nghiệp nên dùng
chế phẩm sinh học để bảo vệ môi trường.
Bài 40 - 48. Chủ đề chung là bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp, giáo viên cần
chú ý một số vấn đề chính sau:
Sử dụng hoá chất trong việc bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp đúng kỹ thuật,
tuân theo quy định bảo vệ an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh nơi chế biến là góp phần bảo
vệ môi trường.
2. Kết quả tích hợp giáo dục môi trường trong môn Công nghệ 10 ở nhà trường
trong thời gian qua.
Qua quá trình khảo sát nội dung tích hợp giáo dục môi trương trong day học công
nghệ10 đạt kết quả bước đầu như sau:
Từ tình trên tôi nhận thấy cần phải có những biện pháp trong vấn đề giáo dục
môi trường và tích hợp giáo dục môi trường trong bài dạy Công nghệ đạt hiệu quả cao.
Với vấn đề giáo dục môi trường, giáo viên cần bổ sung kiến thức cho học sinh

hiểu biết các hoạt động của giáo dục môi trường.
Trong thực tiễn sư phạm, mỗi môi trường thuộc về một vùng miền cụ thể, nằm
trong bối cảnh văn hoá đó có một môi trường giáo dục cụ thể. Điều quyết định việc lựa
chọn đúng những nội dung và phương pháp phù hợp. Việc xác định và lựa chọn đúng
những vấn đề môi trường có liên quan trực tiếp học sinh sẽ giúp thu hút các em tham
gia một cách tự nhiên vào quá trình giải quyết các vấn đề.
Các hoạt động giáo dục môi trường sẽ được thiết kế và thực hiện nhằm giúp học
sinh sử dụng các kĩ năng đã có, hình thành và vận dụng các kĩ năng mới.
Về thái độ: Khích lệ thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường. Việc thay
đổi thái độ của học sinh trước những vấn đề môi trường là một dấu hiệu mấu chốt cho
phép đánh giá mức độ thành công của các chương trình giáo dục môi trường. Mặc dù
có sự quan hệ mật thiết giữa các vấn đề môi trường toàn cầu và địa phương nhưng các
hoạt động giáo dục môi trường nên xuất phát từ các tình huống tại chổ, nơi mà học
sinh đã từng trải nghiệm trong quá trình trưởng thành của mình. Trong đó, những quan
tâm và thái độ của các em đối với vấn đề môi trường có cơ hội bộc lộ một cách thành
thực và từ đó nhu cầu hiện tại sẽ nảy sinh một cách tự nhiên có liên quan đến đời sống.
IV. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường

1.Phương pháp trần thuật
11


Đây là phương pháp dùng lời. Sử dụng phương pháp này để mô tả sự vật, hiện
tượng của môi trường.
VD: Kể chuyện cho HS trường hợp phun thuốc trừ sâu không đúng quy định gây độc
cho người và gia súc.

2. Phương pháp giảng giải
Thường sử dụng khi giải thích các vấn đề. GV nêu ra các dẫn chứng để làm rõ những
kiến thức mới và khó về môi trường.

VD: Khi nói về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước thì nêu rõ nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng ô nhiễm.

3. Phương pháp vấn đáp
GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời, cũng có khi HS hỏi, GV trả lời hoặc giữa HS và HS.
VD: Vì sao biển càng ngày càng ăn sâu vào đất liền?
4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
Các phương tiện trực quan như: Tranh ảnh, băng hình video, phim ảnh lồng ghép
vào bài giảng điện tử phù hợp với nội dung bài hoc.
5. Phương pháp dạy học hoạt động theo nhóm
Lớp được chia thành các nhóm nhỏ. Các nhóm được giao cùng nhiệm vụ hoặc các
nhiệm vụ khác nhau.
6. Phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề
GV đưa ra tình huống có vấn đề, yêu cầu HS giải quyết vấn đế. Sau đó GV nhận xét,
đưa ra kết luận.
7. Phương pháp giao cho học sinh làm các bài tập thực hành ở nhà
Các bài tập giúp cho học sinh vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Vì vậy, hình
thành cho học sinh kĩ năng bảo vệ môi trường.
VD: Tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương do vứt bao bì, chai lọ
thuốc trừ sâu bừa bải.
8. Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp này nhằm minh họa cho những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp
cho một vấn đề nào đó đã đặt ra.
VD: Đo độ PH của đất để biết đất chua hay đất kiềm.
9. Phương pháp tuyên truyền

12


Đa phần HS có gia đình làm nông. Giúp các em có kiến thức BVMT tuyên truyền tới

gia đình và đia phương, đóng góp vào việc xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái,
bên vững thân thiện với môi trường.
VD: Hiện nay bà con nông dân ở xung quanh khu vực cánh đồng gần trường thường
xử lý rơm rạ bằng cách đem đốt gây ô nhiễm môi trường. Vây để tận dụng được phế
phẩm trồng trọt, không gây ô nhiễm môi trường, bà con nông dân nên xử lý rơm rạ
bằng chế phẩm sinh học để làm phân bón.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đưa vào môn học một cách phù hợp sẽ hình
thành cho học sinh kiến thức về bảo vệ môi trường từ đó có thái độ cách ứng xử đứng
đắn trước các vấn đề về môi trường.
Xây dựng quan niệm đúng đắn về ý thức trách nhiệm về giá trị nhân cách. Đồng thời
tham gia có hiệu quả vào việc phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về môi trường cụ
thể nơi sinh sống và làm việc.
2. Kiến nghị và đề xuất
Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, của từng môn học giáo viên cần tăng
cường tích hợp lồng ghép kiến thức BVMT vào trong bài dạy một cách phù hợp nhằm
để nâng cao chất lượng dạy và học.
Nội dung chuyên đề không thể tránh được những hạn chế và tồn tại, rất mong sự quan
tâm của đồng nghiệp và các cấp quản lý cho ý kiến góp ý và nhận xét, để tôi hoàn thiện
và nghiên cứu sâu hơn đề tài này trong thời gian tới.

13



×