Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

SKKN xây dựng và rèn kỹ năng giải bài tập động học chất điểm lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.88 KB, 28 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM LỚP 10

Họ và tên: Nguyễn Minh Hóa
Chức vụ: P. TTCM tổ Vật Lí - CN
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Hoa Thám

Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


Sáng kiến kinh nghiệm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM LỚP 10

Họ và tên: Nguyễn Minh Hóa
Chức vụ: P. TTCM tổ Vật Lí - CN
Đơn vị công tác: Trường THPT Hoàng Hoa Thám


Quảng Bình, tháng 01 năm 2019


Sáng kiến kinh nghiệm

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
BT
BTVL
HĐTH
PPDH
SBT
SGK
TN

Viết đầy đủ
Bài tập
Bài tập vật lý
Hoạt động tự học
Phương pháp dạy học
Sách bài tập
Sách giáo khoa
Thực nghiệm

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU..................................................................................................1


Sáng kiến kinh nghiệm
1

2
3
4
5

Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài......................................................................1
Đối tượng nghiên cứu...................................................................................2
Giới hạn, phạm vi nghiên cứu......................................................................3
Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3

Phần 2. NỘI DUNG..............................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH”
2.1. Cơ sở lý luận.....................................................................................................4
2.2. Thực trạng sử dụng bài tập trong rèn luyện kĩ năng cho Học sinh...................5
HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM-VẬT LÍ 10”
ĐƯỢC XÂY DỰNG NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP ...........7
I. Khai thác và xây dựng hệ thống bài tập vật lý chương “Động học chất điểm”
theo hướng rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh:.......................8
1.Yêu cầu trong sử dụng bài tập chương “Động học chất điểm”.......................9
2. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Động học chất điểm” theo hướng rèn luyện
kĩ năng cho học sinh:................................................................................................9
a. Bài tập về chuyển động thẳng đều.......................................................................10
b. Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều........................................................16
c. Bài tập chuyển động tròn đều .............................................................................21
d.Bài tập tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc.......................23
3. Bảng thống kê điểm số của bài kiểm tra.........................................................24
4.Đề xuất ý kiến ......................................................................................................24
Phần 3. KẾT LUẬN...............................................................................................25


DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU
Hình 1. Sơ đồ logic các kiến thức chương. Động học chất điểm.......................8
Hình 2. Quỹ đạo của cáp treo............................................................................10


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 3. Quỹ đạo của tàu....................................................................................10
Hình 4. Đồ thị chuyển động của vật..................................................................12
Hình 5. Đồ thị chuyển động của hai chất điểm.................................................13
Hình 6. Đồ thị tọa độ theo thời gian của hai xe................................................ 15
Hình 7. Mô tả quảng đường đi của vật..............................................................17
Hình 8. Đồ thị vận tốc của chuyển động...........................................................18
Hình 9. Mô tả quảng đường vật rơi tự do..........................................................20
Hình 10. Quỹ đạo chuyển động của vệ tinh nhân tạo. ......................................21
Hình 11. Mô tả quỹ đạo chuyển động của kim giờ và kim phút.......................22
Bảng thống kê điểm số của bài kiểm tra............................................................23


Sáng kiến kinh nghiệm

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Vật lý là một trong những môn học có hệ thống bài tập rất đa dạng và phong
phú. Quá trình giải bài tập là một quá trình vận dụng lý thuyết và kỹ năng để giải
quyết các nhiệm vụ học tập cụ thể, qua đó rèn luyện được khả năng vận dụng tri
thức, rèn luyện được tính kiên trì, tính chủ động và sáng tạo của người học.Việc
giải bài tập Vật lý có tác dụng rất tích cực đến việc giáo dục và phát triển nhân cách

của Học sinh; mặt khác nó cũng là thước đo đích thực trong việc nắm vững kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, tư duy và sáng tạo của Học sinh.
Hiện nay, số lượng sách tham khảo và sách bài tập có mặt trên thị trường rất
phong phú và đa dạng. Điều đó đã gây không ít khó khăn cho Học sinh trong việc
lựa chọn một cuốn sách thích hợp để học tập. Mặt khác trong các đề kiểm tra một
tiết và học kì đều có phần trắc nghiệm chia làm bốn mức độ (Nhận biết, thông hiểu,
vận dụng và vận dụng cao). Để giúp các em vượt qua trở ngại đó, Giáo viên cần
quan tâm đến việc xây dựng, khai thác, lựa chọn bài tập nhằm bồi dưỡng kĩ năng
giải bài tập cho các em, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập và hình thành
thói quen tự học và kĩ năng giải bài tập cho Học sinh.
Trong quá trình giảng dạy một số Giáo viên trẻ mới ra trường nhiều khi chưa chú
trọng đúng mức về cách sử dụng bài tập .
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “XÂY DỰNG VÀ RÈN LUYỆN KI
NĂNG GIẢI BÀI TẬP. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM LỚP 10” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu về vấn đề này được xác định là:
- Đánh giá được thực trạng hiện nay về sử dụng BTVL theo hướng bồi dưỡng kĩ
năng cho Học sinh.
- Khai thác được hệ thống BT chương “Động học chất điểm” hợp lý nhằm bồi
dưỡng kĩ năng cho Học sinh.
6


Sáng kiến kinh nghiệm

- Đề xuất được các biện pháp sử dụng BTVL trong việc bồi dưỡng kĩ năng cho
Học sinh.
- Cho đến nay có rất ít tác giả nói về vấn đề nghiên cứu cách sử dụng bài tập trong
dạy học chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT. Trong những ý kiến nho

của mình, tôi sẽ kế thừa những kết quả, những tài liệu tôi đã đọc, các sách tham
khảo và thực tế giảng dạy ở trường THPT, đồng thời sẽ tập trung khai thác và sử
dụng các bài tập Vật lý theo hướng bồi dưỡng kĩ năng giải bài tập cho Học sinh khi
dạy chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 THPT, nhằm góp phần nâng cao chất
lượng học tập của Học sinh lớp 10 ở trường THPT hiện nay.
- BTVL đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Nếu khai thác và sử
dụng các BTVL đúng mục đích thì có thể rèn luyện được các kỹ năng cho Học
sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng học vật lý ở trường THPT.
Để đạt được các mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu được vạch ra là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề rèn luyện kĩ năng và việc sử dụng BTVL vào
quá trình dạy học.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức chương “Động học chất điểm” Vật
lý 10 THPT.
- Khai thác, xây dựng hệ thống các BTVL chương “Động học chất điểm” Vật lý 10
THPT.
- Đề xuất các biện pháp sử dụng BT chương “Động học chất điểm” theo hướng rèn
luyện kĩ năng giải bài tập cho Học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học vật lý ở trường phổ thông liên quan đến việc sử dụng BTVL
rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho Học sinh lớp 10.
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khai thác và sử dụng các BTVL chương “Động học chất điểm” Vật
lý 10 THPT
7


Sáng kiến kinh nghiệm

1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng được hệ thống bài tập vào việc rèn kĩ năng giải bài tập cho

Học sinh
-Tổng hợp, phân tích, gợi ý hướng giải quyết vấn đề
- Đưa ra bài tập và hình vẽ minh họa
- Trao đổi, điều tra thực tế.

8


Sáng kiến kinh nghiệm

Phần 2. NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
BÀI TẬP NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP CHO HỌC SINH”
2.1. Cơ sở lý luận
- Vai trò của bài tập vật lý trong bồi dưỡng kĩ năng cho học sinh:
+ khái niệm về kĩ năng: Là khả năng sử dụng kiến thức của một cá nhân trong quá
trình nhận thức và giải quyết vấn đề. Bằng những tình huống rèn luyện trí óc, đòi
hoi Học sinh phải biết vận dụng phối hợp các lĩnh vực đọc hiểu, làm toán và khoa
học mới đưa ra được giải pháp.
+ Khái niệm bài tập vật lý: Bài Tập vật lí là bài ra cho Học sinh làm để tập vận
dụng những kiến thức đã học. Theo nghĩa rộng thì BT bao gồm câu hoi, BT lý
thuyết, BT thực hành, BT thí nghiệm, BT nhận thức.
- Vai trò của bài tập vật lý trong bồi dưỡng kĩ năng cho Học sinh:
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho Học sinh kỹ năng thu thập thông tin.
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho Học sinh kỹ năng xử lý thông tin
+ Bài tập là phương tiện rèn luyện cho Học sinh kỹ năng vận dụng tri thức vào thực
tiễn
Kỹ năng vận dụng những kiến thức đã biết để giải thích những hiện tượng thực tế.
Kỹ năng vận dụng những công thức tính toán để giải BT một cách nhanh và chính
xác nhất.

Kỹ năng chế tạo, thiết kế những thiết bị đơn giản trong đời sống.
Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề liên quan đến kỹ thuật và
đời sống.
Bài tập là phương tiện rèn luyện cho Học sinh kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá.
2.2. Thực trạng sử dụng bài tập trong rèn luyện kĩ năng cho Học sinh
a. Thuận lợi – Khó khăn

9


Sáng kiến kinh nghiệm

*Thuận lợi - Đa số học sinh đều có ý thức về nhà học bài củ và làm bài tập trước
khi đến lớp.
- Khi giải BTVL các Học sinh gioi và khá có thể đọc lập suy nghĩ để tìm lời giải
các BT, tự mình giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Hầu hết Giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của BTVL trong quá trình
dạy học.
*Khó khăn- Nhiều Học sinh (đặc biệt là học sinh yếu, kém) khi làm BT thì điều
đầu tiên là các em tìm ngay bài giải có sẵn trong các tài liệu tham khảo giải theo,
không chịu tư duy suy nghĩ để tìm cách giải quyết vấn đề mà BT yêu cầu. Học sinh
chưa ý thức được việc làm trên, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự tư duy, sáng tạo của
Học sinh. Có thể nói Học sinh đã giải BT “bằng mắt” chứ không phải “bằng đầu”.
- Giáo viên hay áp đặt Học sinh giải BT theo cách riêng của mình mà không hướng
dẫn Học sinh đọc lập suy nghĩ tìm kiếm lời giải để từ đó rèn luyện cho Học sinh kỹ
năng tự học; tư duy độc lập của các em chưa được tôn trọng.
b. Thành công – hạn chế
- Qua áp dụng phương pháp xây dựng và rèn luyện kỹ năng giải bài tập. Động học
chất điểm cho các lớp 10 mà tôi giảng dạy đa số Học sinh hứng thú trong tiết bài
tập, các em đã chủ động tư duy làm bài tập trước ở nhà nhiều hơn. Học sinh chủ

động trả lời các nhiệm vụ được giao và hoạt động nhóm có hiệu quả hơn.
- Phương pháp mới thử nghiệm chưa trao đổi và nhân rộng cho các giáo viên khác
ngoài nhà trường.
c. Mặt mạnh – Mặt yếu
- Giáo viên đã tìm hiểu xây dựng được số lượng kiến thức vận dụng thực tế vào
từng bài giảng. Đánh giá, rút kinh nghiệm được khả năng vận dụng bài của học
sinh qua từng thiết học. Xây dựng hệ thống câu hoi trước giao nhiệm vụ cho từng
học sinh và các nhóm học sinh về nhà chẩn bị trước khi học bài mới. Đa số học
sinh hiểu bài và vận dụng được trong từng tiết học.
10


Sáng kiến kinh nghiệm

- Một bộ phận nho học sinh còn ỷ vào các bạn trong nhóm chưa chủ động làm bài
tập và chưa mạnh dạn trong trình bày.
d. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng nói trên
Chương trình mới được đưa vào giảng dạy, có một số kiến thức mới so với
chương trình cũ về nội dung cũng như cách tiếp cận. Vì vậy, theo tôi có những
nguyên nhân cơ bản sau:
* Về phía Giáo viên
- Một số Giáo viên chưa bám sát được mức độ nội dung kiến thức cơ bản mà Học
sinh cần nắm vững nên chưa làm nổi bật và chưa khắc sâu được những kiến thức đó
- Trong quá trình dạy học Giáo viên chỉ chú ý đến việc giảng dạy sao cho rõ ràng
dễ hiểu những kiến thức trong SGK mà chưa lưu ý đến việc vận dụng những PPDH
tích cực vào trong bài giảng để tạo điều kiện cho Học sinh tự lực giải quyết vấn đề,
để từ đó HĐTH của các em trở nên hiệu quả hơn.
- Mặc dù Giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của BTVL trong quá trình dạy
học nhưng Giáo viên chưa xác định được hệ thống các kỹ năng tự học cũng như
việc rèn luyện cho Học sinh những kỹ năng đó thông qua quá trình giải BTVL.

* Về phía Học sinh
- Trình độ, khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức của Học sinh còn hạn chế,
nhiều Học sinh trình độ chưa phù hợp với lớp học. Do đó, Học sinh thiếu hứng thú,
động cơ học tập, năng lực tự học còn rất hạn chế, nặng về bắt chước, máy móc và
thụ động trong việc học.
- Phần đông Học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc tự học trong quá
trình học tập của các em, tuy nhiên các em không biết và không có điều kiện để rèn
luyện được những kỹ năng vì áp lực học tập và thi cử. Học sinh học thường ghi bài
mẫu, làm theo bài mẫu nên thiếu sáng tạo và dễ có những sai sót do bắt chước, rập
khuôn.

11


Sáng kiến kinh nghiệm

- Trong quá trình giải BTVL các em thường mắc những lỗi như: sai lầm do chuyển
đổi đơn vị của các đại lượng vật lý; hiểu sai đề bài dẫn đến phương pháp giải sai;
sai lầm liên quan đến cảm nhận trực giác của Học sinh
HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM-VẬT LÍ 10”
ĐƯỢC XÂY DỰNG NHẰM RÈN LUYỆN KĨ NĂNG GIẢI BÀI TẬP
Sau khi nghiên cứu kĩ đặc điểm và mục tiêu, cũng như nội dung cơ bản của
chương “Động học chất điểm” Vật lý 10 tôi đưa ra sơ đồ logic về các kiến thức
như sau:

Qủy đạo
Chất điểm

I.CÁCKHÁI NIỆM


Chuyển động của chất điểm

Chuyển động cơ
Mốc thời gian, thời điểm
Tính tương đối của chuyển động
Hệ quy chiếu
Vật làm mốc

Phương trình chuyển động

Tọa đô

Vận tốc trung bình
II. CÁC ĐẠI LƯỢNG CĐ

Vận tốc
Vận tốc tức thời
Gia tốc CĐ thẳng biến đổi đều
Gia tốc
Gia tốc hướng tâm
CĐ thẳng đều
CĐ thẳng nhanh dần đều

III. CÁC DẠNG CĐ

CĐ thẳng biến đổi đều
CĐ thẳng chậm dần đều
CĐ tròn đều

12


CĐ rơi tự do


Sáng kiến kinh nghiệm

Hình 1. Sơ đồ logic các kiến thức chương. Động học chất điểm.
I. Khai thác và xây dựng hệ thống bài tập vật lý chương “Động học chất điểm”
theo hướng rèn luyện kĩ năng giải bài tập cho học sinh:
1.Yêu cầu trong sử dụng bài tập chương “Động học chất điểm”
* Số lượng BT của hệ thống BTVL được xây dựng phải phong phú và đa dạng .
* Hệ thống các BTVL phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
* Mỗi BT được chọn sẽ là một mắt xích trong hệ thống các BT, đồng thời BT này
sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc củng cố, hoàn thiện và mở rộng kiến thức.
* Hệ thống BT bám sát nội dung và phải gắn liền với những ứng dụng trong kỹ
thuật cũng như trong đời sống, phải chú ý đúng mức các BT có nội dung thực tế.
* Hệ thống BT phải góp phần khắc phục những vướng mắc chủ yếu, những sai lầm
của HS trong quá trình học tập.
* Mỗi BT sau phải đem lại cho Học sinh một “khó khăn” vừa sức và một điều mới
lạ nhất định, nhằm tạo niềm tin, hứng thú trong quá trình học tập của các em, đồng
thời việc giải BT trước là cơ sở giúp Học sinh giải BT sau.
* Qua từng BT cụ thể, Học sinh sẽ được rèn luyện những kỹ năng nào.
* Nêu được những định hướng giúp Học sinh thông qua HĐTH của mình tự chiếm
lĩnh được kiến thức và tự giải được BT.
* Gợi ý sử dụng BT: sau mỗi BT nên có phần gợi ý sử dụng để Giáo viên dễ vận
dụng. Cụ thể BT này được sử dụng trong khâu nào của quá trình dạy học: dùng để
đặt vấn đề, nghiên cứu kiến thức mới, củng cố, vận dụng hay dùng trong tự kiểm
tra, đánh giá hoặc giao nhiệm vụ về nhà cho Học sinh.
2. Xây dựng hệ thống bài tập chương “Động học chất điểm” theo hướng rèn
luyện kĩ năng cho học sinh:

Trong thực tế giảng dạy tôi đã xây dựng được một hệ thống bài tập nhằm rèn
luyện kĩ năng của Học sinh như sau :

13


Sáng kiến kinh nghiệm

Bài tập về chuyển động cơ BTVL ở dạng này chỉ yêu cầu Học sinh nắm được
những khái niệm cơ bản như: Thế nào là chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo, hệ
quy chiếu, phân biệt được thời điểm và thời gian chuyển động. Thông qua những
BT này sẽ rèn luyện cho Học sinh kỹ năng thu thập thông tin từ những quan sát, xử
lý những thông tin thu nhận được, giúp cho Học sinh vận dụng những thông tin đó
để giải thích và hiểu sâu sắc hơn những hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống.
a. Bài tập về chuyển động thẳng đều
Ở phần này, độ phức tạp và độ khó của BT được nâng cao hơn, đó là yêu cầu
HS xác định được những yếu tố cơ bản về chuyển động có quỹ đạo thẳng mà vận
tốc không thay đổi, như : xác định tốc độ trung bình, đường đi, vị trí và thời điểm
gặp nhau của các vật chuyển động, vẽ đồ thị và từ đó xác định được vị trí và thời
điểm gặp nhau của các vật chuyển động. Vì vậy, BT ở phần này rèn luyện được cho
Học sinh các kỹ năng thu thập, xử lý và vận dụng thông tin, từ đó sẽ góp phần bồi
dưỡng năng lực tự học cho Học sinh.
Bài tập 1: Hãy nêu nhận xét về quỹ đạo, tính chất chuyển động cáp treo của
đồng bào dân tộc Pôkô qua sông và đoàn tàu đang chạy trên những đoạn mà em
quan sát được (hình 2; 3)?

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh
Hình 3. .quỹ đạo của tàu

2. quỹgiúp

đạo của
cápsinh
treo thu thập những thông tin, nhận xét định
Đây là BT nhậnHình
dạng,
Học

tính về quỹ đạo và tính chất chuyển động của các vật.
* Gợi ý sử dụng BT
BT này được dùng khi kiểm tra bài cũ “Chuyển động cơ” và đặt vấn đề vào bài
“Chuyển động thẳng đều”.
14


Sáng kiến kinh nghiệm

Bài tập 2: Một vật chuyển động trên đường thẳng. Trong 20m đầu tiên vật đi mất
4s, trong 40m tiếp theo vật đi mất 8s.
a

Tính tốc độ trung bình của vật trên mỗi đoạn đường.
b

So sánh giá trị của tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường.
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh

Sử dụng BT này để giúp Học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh và kỹ
năng tính toán.
* Định hướng giải BT:
Để hoạt động của Học sinh đạt hiệu quả, Giáo viên có thể định hướng cho Học

sinh như sau:
- Tốc độ trung bình trên mỗi đoạn đường được tính theo công thức nào?
- Từ kết quả cho ta kết luận điều gì?
Từ những định hướng trên, Học sinh sẽ đáp ứng được yêu cầu BT.
* Gợi ý sử dụng BT:
Đây là BT mà Giáo viên có thể dùng để dẫn dắt Học sinh đến khái niệm chuyển
động thẳng đều. Cũng có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng.
Bài tập 3: Một chất điểm chuyển động trên một đường thẳng. Đồ thị chuyển động
của chất điểm được mô tả trên hình (4). Hãy sắp xếp tốc độ trung bình trên các
đoạn đường (1), (2), (3), (4), (5), theo thứ tự giảm dần.

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh

15


Sáng kiến kinh nghiệm

Có thể nói BT này sẽ góp phần rèn luyện cho Học sinh nhiều kỹ năng như: đọc
đồ thị, tính toán, phân tích, so sánh và lập luận.
* Định hướng giải BT:
Để quá trình tự học của Học sinh đạt hiệu quả, Giáo viên có thể định hướng cho
Học sinh như sau:
- Tốc độ trung bình của vật được tính theo công thức nào?
- Xác định tốc độ trung bình của vật tương ứng với từng đoạn đường?
- Từ kết quả rút ra kết luận theo yêu cầu BT.
Với những câu hoi định hướng như trên Học sinh tiến hành giải và tìm được kết
quả:

v1 > v 2 > v3 > v5 > v 4

* Gợi ý sử dụng BT:

Giáo viên sử dụng BT này trong khâu củng cố, vận dụng, cho kiểm tra hoặc giao
nhiệm vụ về nhà cho Học sinh sau khi các em học xong bài “Chuyển động thẳng
x (km)

đều”.

80

Bài tập 4: Từ đồ thị hình hãy cho biết:
II

a.Tính chất chuyển động của mỗi chất điểm? 60
b. Phương trình chuyển động của mỗi chất điểm?
40

I

I:Đồ thị chuyển động của chất điểm
20

II: Đồ thị chuyển động của chất điểm 2

0

1

2


t (s)

Hình 5. Đô thi chuyển đông của 2 chất điểm.

* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh
Đây là BT giúp cho Học sinh rèn luyện được kỹ năng thu thập, xử lý thông tin
từ quan sát, kỹ năng suy luận và phân tích từ đồ thị.
* Định hướng giải BT
16


Sáng kiến kinh nghiệm

BT này mang tính chất mới lạ đối với Học sinh, giáo viên có thể trợ giúp Học
sinh bằng những câu hoi định hướng như sau:
- Hai Chất điểm chuyển động có cùng tốc độ và vị trí ban đầu không?
- Hai Chất điểm chuyển động cùng chiều hay ngược chiều và có gặp nhau
không?
Với những câu hoi định hướng như trên, Học sinh sẽ xác định được:
- Hai Chất điểm chuyển động cùng chiều, cùng tốc độ nhưng từ hai vị trí khác
nhau.
- Phương trình chuyển động của hai Chất điểm:
Chất điểm 1: xuất phát tại gốc tọa độ, x1 = 20t (km)
Chất điểm 2: xuất phát cách gốc tọa độ 40km, x 2 = 40 + 20t (km)
* Gợi ý sử dụng BT:
Với BT này, Giáo viên có thể dùng để ôn tập, củng cố kiến thức cho Học sinh
sau khi học xong bài “Chuyển động thẳng đều”, giao nhiệm vụ về nhà hoặc cho
Học sinh kiểm tra.
Bài tập 5. Vào lúc 7h, hai ô tô cùng khởi hành từ hai điểm A và B cách nhau
130km trên cùng một đường thẳng, chuyển động ngược chiều nhau. Xe từ A chạy

với vận tốc không đổi là 70 km/h, còn xe từ B chạy với vận tốc không đổi là
60km/h.
a. Lập phương trình chuyển động của hai xe
b. Vẽ đồ thị của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ.
c. Xác định thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau.
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh:
Với BT này không những rèn luyện cho Học sinh kỹ năng phân tích, tính toán,
vẽ và đọc đồ thị mà còn rèn luyện cho Học sinh kỹ năng giải BTVL trong trường
hợp hai xe chuyển động ngược chiều nhau.
17


Sáng kiến kinh nghiệm

* Định hướng giải BT
Vì đề bài chưa nêu rõ những dữ kiện như: chọn gốc tọa độ, gốc thời gian cũng
như chiều chuyển động. Nên trong quá trình giải, Học sinh có thể lúng túng, Giáo
viên nên định hướng cho Học sinh cả lớp chọn cùng một trường hợp.
Sau khi nghe Giáo viên định hướng, Học sinh sẽ chọn: gốc tọa độ tại A, chiều
dương từ A đến B và gốc thời gian là lúc hai xe bắt đầu khởi hành. Trên cơ sở đó,
HS xác định được những yêu cầu mà đề bài nêu ra. Cụ thể:
- Phương trình chuyển động của hai xe:
Xe A:

x A = 70t (km);

Xe B:

x B = 130 - 60t


(km).

- Đồ thị hai xe như hình vẽ.
- Thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau: hai xe gặp nhau sau 1h chuyển động và
cách A là 70km.

Hình 6. Đồ thị tọa độ theo thời gian của hai xe

* Gợi ý sử dụng BT:
BT này Giáo viên có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng kiến thức, giao
nhiệm về nhà hoặc cho Học sinh kiểm tra sau khi các em học xong bài “Chuyển
động thẳng đều”.

18


Sáng kiến kinh nghiệm

Trong trường hợp chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương từ B đến A và xe A khởi
hành trễ hơn một giờ, Giáo viên cho Học sinh về nhà làm, để các em khắc sâu được
kiến thức và có thêm kỹ năng giải BT loại này.
Như vậy, để rèn luyện cho Học sinh những kỹ năng tự học trong quá trình giải
BTVL, Giáo viên ngoài việc khai thác những BT phù hợp với nội dung chương
trình, phù hợp với khả năng tư duy của Học sinh, thì Giáo viên cần có những câu
hoi định hướng, giúp đỡ cho Học sinh trong quá trình tìm kiếm lời giải. Bằng các
HĐTH của mình, các em sẽ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, cũng có
nghĩa là Giáo viên đã bồi dưỡng được cho Học sinh năng lực tự học.
b. Bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều
Bài tập 6: Một ô tô đang chuyển động biến đổi. Cứ 10 phút một lần người ta ghi lại
số chỉ của đồng hồ đo tốc độ gắn trên xe.

a. Các số liệu đã ghi cho biết điều gì?
b. Căn cứ vào các số liệu trên ta có thể tính được tốc độ trung bình và gia tốc của
xe không ? Vì sao?
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh:
Với BT này Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng về thu thập thông tin cũng như
kỹ năng phân tích và suy luận.
* Định hướng giải BT:
Nếu trong trường hợp Học sinh thì GV gợi ý :
- Số chỉ trên tốc kế cho ta biết điều gì → Tốc độ của xe tại thời điểm ghi
- Thời gian 10 phút giữa hai lần ghi → Thời gian biến thiên tốc độ.
Từ những gợi ý trên Học sinh tìm ra câu trả lời .
* Gợi ý sử dụng BT:
Giáo viên có thể dùng BT này trong quá trình nghiên cứu kiến thức về tốc độ
tức thời trong bài “Chuyển động thẳng biến đổi đều”, giúp Học sinh phân biệt được
sự khác nhau giữa tốc độ trung bình và tốc độ tức thời.
19


Sáng kiến kinh nghiệm

Bài tập 7: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên. Trong
giây thứ 3 nó đi được 5m. Hoi trong giây thứ 4 nó đi được một quãng đường là bao
nhiêu?
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh:
Với BT này, Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng về vận dụng tri thức, kỹ năng
phân tích cũng như suy luận.
* Định hướng giải BT:
Để giải được BT này, Học sinh không thể vận dụng công thức tính quãng đường
và thế dữ kiện vào là tìm được kết quả mà đòi hoi các em phải thực hiện các thao
tác tư duy như: phân tích, suy luận, so sánh… Vì vậy trong quá trình giải, Học sinh

có thể bế tắc. Giaos viên có thể định hướng cho các em bằng các câu hoi sau:
- Quãng đường đi của vật được tính theo công thức nào?
- Quãng đường đi được trong giây thứ ba có gì khác so với đi trong ba giây?
- GV mô tả quãng đường trong 3 giây và giây thứ 3 bằng hình vẽ trực quan:

Hình 7. Mô tả quảng đường đi của vật
- Quãng đường đi được trong giây thứ 4 khác với quãng đường đi được trong 4
giây ở điểm nào? Công thức tính quãng đường đi được trong giây thứ tư ?
Với những định hướng trên, Học sinh sẽ giải quyết được yêu cầu mà BT đã nêu ra:
- Vân dụng công thức tính quãng đường :

S = v0 t +

1 2
at
2

- Từ hình vẽ gợi ý Học sinh tính :
Quãng đường giây thứ 3 = quãng đường 3 giây – quãng đường 2 giây :
∆S3 = S3 − S2

20


Sáng kiến kinh nghiệm

- Tương tự Học sinh tính quãng đường giây thư 4: ∆ S 4 = S 4 − S 3
* Gợi ý sử dụng BT:
Đây là BT GV có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng kiến thức, giao nhiệm
vụ về nhà hoặc cho Học sinh làm kiểm tra sau khi các em học xong bài “Chuyển

động thẳng biến đổi đều”.
Bài tập 9: Hình (7) là đồ thị vận tốc chuyển động của ba vật.
a. Hãy cho biết tính chất chuyển động của mỗi vật?
b. Sau bao lâu vận tốc của ba vật bằng nhau?

Hình 8. Đồ thị vận tốc của chuyển động
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh:
Đây là BT mang tính chất tổng hợp nhiều dạng đồ thị của nhiều loại chuyển
động. Vì vậy, Học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng về: vận dụng kiến thức; kỹ năng
đọc, vẽ đồ thị; kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận và kỹ năng lập phương trình
chuyển động.
* Định hướng giải BT:
Do đây là BT tổng hợp của nhiều dạng đồ thị nên trong quá trình giải, có thể
Học sinh sẽ gặp bế tắc, Giáo viên cần định hướng cho Học sinh như sau:
- Chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều về bản
chất khác nhau ở điểm nào?
- Giá trị cụ thể của vận tốc đầu, nhìn vào đồ thị ta có thể xác định được không?
21


Sáng kiến kinh nghiệm

- Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều được tính theo biểu thức nào?
Với câu hoi định hướng của Giáo viên, Học sinh sẽ nhớ lại các kiến thức đã học
và sẽ giải quyết được yêu cầu BT đặt ra dễ dàng và nhanh chóng.
Khi nhìn vào đồ thị học sinh có thể trả lời được các vấn đề theo yêu cầu:
- (I) : Vận tốc không thay đổi → Chuyển động thẳng đều
- (II) : Vân tốc tăng dần → Chuyển động thẳng nhanh dần đều
- (III) : Vân tốc giảm dần → Chuyển động thẳng chậm dần đều
- Học sinh quan sát thấy đồ thị cắt nhau tại t =1s từ đó đưa ra kết luận.

* Gợi ý sử dụng BT:
Vì tính chất tổng hợp của BT nên rất phù hợp khi Giáo viên dùng trong khâu
củng cố, vận dụng, giao nhiệm vụ về nhà cho Học sinh, hoặc Giáo viên có thể dùng
trong giờ BT, giờ kiểm tra.
Bài tập 10: Biết rằng trong giây cuối cùng trước khi chạm đất, vật đã rơi được
đoạn đường dài 19,6m. Tính khoảng thời gian rơi tự do t của vật, lấy g = 9,8m/s2.
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh:
Với BT này, HS sẽ được rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, phân tích, tính
toán và suy luận.
* Định hướng giải BT:
Trong quá trình giải, Học sinh có thể lúng túng và có thể các em sẽ không tìm
được lời giải vì đối với BT này nếu như các em chỉ đơn thuần áp dụng công thức và
thế các dữ kiện vào sẽ khó tìm được kết quả. Đòi hoi Học sinh phải vận dụng kiến
thức một cách linh hoạt và biết phân tích. Vì vậy Giáo viên có thể định hướng cho
Học sinh như sau:
- Trục tọa độ được chọn như thế nào? Hình vẽ minh họa trực quan:
- Quãng đường vật đi được trong thời gian t kể từ khi bắt đầu rơi được xác định
bằng công thức nào?
22


Sáng kiến kinh nghiệm

- Công thức nào xác định quãng đường vật đi được trước khi chạm đất?
- Khoảng thời gian trước khi vật chạm đất được tính như thế nào?
Quãng
đường
rơi giâyvật
thứđit
- Quãng

đường

được trong một giây cuối được tính ra sao?

Với những kiến thức, kỹ năng mà Học sinh đã có khi giải BT 12, và với sự định
hướng của Giáo viên thì Học sinh sẽ giải quyết được yêu cầu mà đề bài nêu ra.

Quãng đường rơi (t -1) (s)

Hình 9. Mô tả quảng đường vật rơi tự do

* Gợi ý sử dụng BT:
Giáo viên có thể dùng BT này sau khi Học sinh đã nghiên cứu các đặc điểm của

Quãng đường rơi t (s)

chuyển động rơi tự do. Cũng có thể dùng trong khâu củng cố, vận dụng, giao nhiệm
vụ về nhà hay cho Học sinh làm kiểm tra.
c. Bài tập chuyển động tròn đều
Bài tập 11: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, với chu kỳ
5400s. Biết vệ tinh bay cách mặt đất một độ cao 600km và bán kính Trái Đất là
6400km. Tính:
a. Tốc độ góc và tốc độ dài của vệ tinh.
b. Gia tốc hướng tâm của vệ tinh.

23


Sáng kiến kinh nghiệm


Hình 10. Quỹ đạo chuyển động của vệ tinh nhân tạo.
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh:
BT này sẽ góp phần rèn luyện cho Học sinh kỹ năng vận dụng tri thức, tính toán
và phân tích, giúp Học sinh phân biệt bán kính của vật một cách chính xác.
* Định hướng giải BT:
Tuy BT này khá đơn giản, nhưng nếu Học sinh không lưu ý sẽ dễ mắc sai lầm ở
giá trị bán kính của vệ tinh với độ cao của vệ tinh . Vì vậy, Giáo viên có thể giúp
đỡ Học sinh bằng câu hoi: bán kính của vệ tinh bằng bao nhiêu và được xác định
như thế nào?
Sau khi GV hướng dẫn thì Học sinh xác định được bán kính của vệ tinh:
R vt = R + h
* Gợi ý sử dụng BT:
Giáo viên có thể dùng BT này để củng cố kiến thức, giao nhiệm vụ về nhà hoặc
cho Học sinh làm kiểm tra sau khi Học sinh học xong bài “Chuyển động tròn đều”
Bài tập 12: Một đồng hồ có kim giờ dài 2cm, kim phút dài 4cm. Hãy so sánh tốc
độ góc và tốc độ dài của hai đầu kim.
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh:
Đây là BT vừa rèn luyện cho Học sinh các kỹ năng vận dụng kiến thức, tính
toán, phân tích và suy luận; vừa là BT rèn luyện cho các em các kỹ năng quan sát,
liên hệ thực tiễn xung quanh.
* Định hướng giải BT:
Đây là BT gần gũi với vốn hiểu biết của Học sinh, vì đồng hồ là một vật dụng
các em hay dùng khi đi học. Cho nên Học sinh có thể giải quyết được yêu cầu đề
bài đã nêu. Tuy nhiên, vì tính chất mới lạ của BT nên Học sinh có thể gặp khó

24


Sáng kiến kinh nghiệm


khăn. Để giúp Học sinh rèn luyện được những kỹ năng trên, cũng như thoa mãn
yêu cầu BT nêu ra, Giáo viên có thể định hướng cho Học sinh như sau:
- Bán kính đầu mút các kim xác định như thế nào ? Giáo viên mô tả bằng hình
vẽ trực quan.

Hình 11. Mô tả quỹ đạo chuyển động của kim giờ và kim phút
- Chu kỳ được định nghĩa như thế nào?
- Thời gian kim giờ và kim phút quay hết một vòng được đặc trưng bởi đại
lượng nào và bằng bao nhiêu?
- Muốn so sánh được tốc độ góc cũng như tốc độ dài của hai kim ta phải làm
như thế nào?
* Gợi ý sử dụng BT:
BT này được dùng sau khi Học sinh học xong bài “Chuyển động tròn đều”.
Giáo viên có thể dùng BT trên trong khâu vận dụng, củng cố, cũng có thể cho Học
sinh kiểm tra hay giao nhiệm vụ về nhà cho các em.
d.

Bài tập tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc

Bài tập 13. Một chiếc thuyền đi từ bến A tới bến B cách nhau 6 Km rồi quay trở
về A. Biết vận tốc của thuyền trong nước yên lặng là 5 Km/h, vận tốc nước đối
với bờ sông là 1 km/h. Tìm thời gian chuyển động của thuyền ?
* Định hướng rèn luyện kỹ năng cho Học sinh:

25


×