Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

SKKN định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ ai đã đặt tên cho dòng sông” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.43 KB, 38 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

ĐỊNH HƯỚNG HỌC SINH TIẾP CẬN BÚT KÍ
“ AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” TỪ GÓC NHÌN
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG VÀ CÚ PHÁP.

Quảng Bình, tháng 12 năm 2018


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
I. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
1. Cơ sở lí luận......................................................................................................1
2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................2
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu.............................................................2
1. Mục đích............................................................................................................2
2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
2.1. Phương pháp điều tra......................................................................................3
2.2. Phương pháp thống kê...................................................................................3
2.3. Phương pháp đối chứng, so sánh....................................................................4
2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp...................................................................4
2.5. Phương pháp thực nghiệm..............................................................................4
III. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch thực hiện.....................................................5
1. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................5
2. Kế hoạch thực hiện............................................................................................5
IV. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................5


B. NỘI DUNG.......................................................................................................6
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.............6
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..........................................................................7
1. Khảo sát chất lượng...........................................................................................7
2. Kết quả khảo sát................................................................................................7
3. Những tồn tại và nguyên nhân..........................................................................8
3.1. Những tồn tại..................................................................................................8
3.2. Nguyên nhân...................................................................................................8
III. Những biểu hiện của biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp trong tác phẩm “ Ai
đã đặt tên cho dòng sông”.....................................................................................9
1. Mô tả, phân tích các pháp tu từ từ vựng và cú pháp.........................................9
1.1. Thể loại kí.......................................................................................................9
1.3. Các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.......................................................13


1.3.1. Các biện pháp tu từ từ vựng......................................................................13
1.3.1.3. Nhân hóa................................................................................................14
1.3.2. Các biện pháp tu từ cú pháp......................................................................15
2. Tìm hiểu các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp trong tác phẩm “Ai đã đặt
tên cho dòng sông?”............................................................................................17
2.1. Giá trị biểu hiện của biện pháp tu từ qua nhan đề của tác phẩm “Ai đã đặt
tên cho dòng sông?”...........................................................................................17
2.2. Giá trị ngữ nghĩa của các biện pháp tu từ cú pháp trong tác phẩm “Ai đã đặt
tên cho dòng sông”..............................................................................................18
2.3. Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ từ vựng trong tác phẩm “Ai đã đặt
tên cho dòng sông”..............................................................................................19
3. Những kết quả sau khi vận dụng.....................................................................27
Sau khi thể nghiệm đề tài: Định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ Ai đã đặt tên
cho dòng sông?” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp................27
3.1. Kết quả từ phiếu hỏi.....................................................................................27

3.2. Kết quả từ quan sát thực tế...........................................................................28
3.3. Kết quả kiểm tra...........................................................................................28
C. KẾT LUẬN...................................................................................................29
I. Kết luận chung và ý nghĩa của đề tài..............................................................29
II. Hướng phát triển.............................................................................................32
III. Kiến nghị và đề xuất......................................................................................32
1. Đối với giáo viên bộ môn Ngữ Văn...............................................................32
2. Đối với học sinh..............................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................34


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận
Mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học do Bộ giáo dục đặt ra là: định
hướng cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện
thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng vào những
tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn, tạo niềm tin, niềm hứng
thú học tập. Muốn đào tạo được những con người như vậy thì phương pháp giáo
dục phải hướng vào khơi dậy, rèn luyện, phát triển khả năng nghĩ và làm một
cách tự chủ, sáng tạo của học sinh.
Trong những năm gần đây, Ngành giáo dục đã thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học ở tất cả các môn học, trong đó có môn Ngữ Văn. Tuy nhiên, điều
khiến cho những giáo viên dạy Văn băn khoăn, trăn trở hơn hết đó là học sinh
thường lựa chọn các môn học tự nhiên với mục đích để chọn trường, chọn
ngành, nghề sau này được dễ dàng và thuận lợi hơn. Bởi nhiều học sinh cho
rằng, Ngữ Văn là một môn học thuộc khoa học xã hội, tính ứng dụng không cao,
ít thiết thực với cuộc sống, công việc. Từ đó, dẫn đến tình trạng học sinh dần
chán học văn, các em lười phát biểu hoặc học mang tính đối phó, thụ động trong
giờ học. Từ đó dẫn đến giờ học trôi qua nặng nề, lớp học trầm, tinh thần học tập

của học sinh mệt mỏi. Số lượng học sinh yêu thích học văn ngày càng ít đi.
Luận ngữ có câu: “Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học
không bằng say mà học”. Yếu tố cảm xúc, say mê chính là động lực lớn thúc
đẩy, nuôi dưỡng sự cố gắng nỗ lực, vươn lên trong học tập.
Chính vì vậy mà việc đổi mới phương pháp dạy học sẽ tạo hứng thú, nâng
cao năng lực học tập cho học sinh, giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp,
biết cảm thông, yêu thương, chia sẻ với những số phận, cuộc đời thông qua mỗi
trang sách, qua từng tác phẩm là điều rất cần thiết. Bởi “văn học là nhân học”
học văn là học cách làm người, học văn là để hình thành nhân cách con người.
Hơn nữa chính vì Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nên

1


nó không chỉ giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh mà còn giúp
học sinh có kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.
Với vai trò là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của
học sinh. Người giáo viên phải tìm tòi, xây dựng hướng tiếp cận mới, vận dụng
những phương pháp dạy học mới để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và từ đó sẽ tạo được niềm đam mê học Ngữ Văn ở mỗi học sinh.
2. Cơ sở thực tiễn
Hoàng Phủ Ngọc Tường thành công ở cả văn xuôi và thơ nhưng phải nói
rằng ông đã dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của mình cho thể kí và đã
gặt hái được nhiều thành tựu. Kí của ông nhẹ nhàng, chứa đựng nhiều thông tin,
giàu chất văn hóa, mang những rung cảm sâu sắc của tâm hồn con người đối với
cuộc đời và đậm chất nhân văn. Như nhà văn Nguyên Ngọc đã từng nhận định
“Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm một điều thú vị: anh đã vượt qua được cái
ranh giới hình thức của thể loại, khiến cho một cái kí sự bỗng mang đậm dáng
dấp của một tiểu thuyết”. Không những thế, ký Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khai
mở, khơi sâu những vấn đề của muôn mặt cuộc sống như thiên nhiên, văn hóa lịch sử, chiến tranh, con người trong những mối quan hệ đa chiều…một cách cụ

thể, tinh tế, sâu sắc và đạt tới tầm triết lý nhân sinh, tới tầng sâu nhân bản. Với
tầm vóc như vậy, Hoàng Phủ Ngọc Tường trở thành tác giả viết kí được yêu
thích và việc nghiên cứu những tác phẩm ký của ông đã và đang thu hút sự quan
tâm của nhiều người.
Qua việc nghiên cứu kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng tôi muốn đưa ra
một hướng tìm hiểu, phân tích ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, từ đó góp
thêm một góc nhìn nhằm hoàn thiện hơn khi nghiên cứu phong cách của nhà viết
kí tài hoa, trí tuệ Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng tôi chọn đề tài: Định hướng
học sinh tiếp cận bút kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?” từ góc nhìn các
biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
1. Mục đích
Mục đích của tôi khi nghiên cứu đề tài này là để tìm được những hướng
2


tiếp cận mới, phương pháp dạy học mới; để phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Đặc biệt “kích
thích” các em phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, biết
vận dụng những vấn đề đã học vào thực tế cuộc sống. Bởi “Học văn là làm cho
tâm hồn mỗi con người phong phú, thanh cao và yêu đời hơn, người học văn sẽ
có ý thức được và không bao giờ thô lỗ, cục cằn” (Nguyễn Đăng Mạnh).
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp điều tra
Điều tra tâm lý học sinh về tiết học đọc - hiểu văn bản khi học phần văn
bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Ngữ văn 12 chương trình chuẩn vào cuối
học kỳ I năm học 2014-2015 và năm 2015 -2016. Lập mẫu an- két phát cho học
sinh các lớp thuộc khối lớp 12 của trường mà tôi được phân công giảng dạy với
câu hỏi:
Năm học

2013-2014
2014-2015

Lớp

Sĩ số

Không thích

12A3
12C1
12C2
12C3

39
40
38
39

SL
14
13
11
13

12C1
12C3

45
43


15
14

Bình thường

Yêu thích

TL% SL
35.8%
15
32.5%
18
28.9%
18
33.3%
16

TL% SL
38.4%
10
45%
9
47.3%
9
41%
10

TL%
25.8%

22.5%
23.8%
25.7%

33.3%
32.5%

44.4%
51.1%

22.3%
16.4%

20
22

10
7

2015-2016
Em có thích học văn bản “Ai đã dặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ

Ngọc Tường trong Ngữ Văn 12, chương trình chuẩn không? Đánh dấu x vào ô
tương ứng:  + Thích + Không thích + Bình thường như mọi tiết học khác
2.2. Phương pháp thống kê
Thống kê số học sinh thích, không thích văn bản “Ai đã dặt tên cho dòng
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ngữ Văn 12, chương trình chuẩn bình
thường như mọi tiết học khác.

3



2.3. Phương pháp đối chứng, so sánh
Học kì I năm học 2013-2014 tôi tiến hành dự giờ đồng nghiệp vào các tiết
dạy “Ai đã dặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ngữ Văn
12, chương trình chuẩn. Từ đó tôi so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi
vận dụng sáng kiến trên vào giờ dạy; Rút ra kết luận cục bộ.
2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Nhiệm vụ của đề tài là đi sâu vào nghiên cứu, phân tích phần văn bản “Ai
đã dặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ngữ Văn 12,
chương trình chuẩn. Tìm ra hướng “khai thác” tối ưu nhất để thấy được tất cả cái
hay, cái đẹp, giá trị của nghệ thuật ngôn từ,... Do đó phương pháp phân tích,
tổng hợp là rất cần thiết để có được cách đánh giá, kết luận vừa cụ thể vừa khái
quát.
2.5. Phương pháp thực nghiệm
Vận dụng những đề xuất trong đề tài này vào việc dạy học cụ thể phần
văn bản “Ai đã dặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Ngữ
Văn 12, chương trình chuẩn để rút ra ý nghĩa thực tiễn của nó.
Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể mà sáng kiến có thể sử dụng các phương
pháp hỗ trợ khác.
3. Điểm mới của đề tài:
Xưa nay, giáo viên dạy thường ôm đồm kiến thức hoặc khi thấy học sinh
không hiểu bài, sợ “ cháy giáo án” nên vẫn dạy theo lối truyền đạt kiến thức và
học sinh thụ động trong quá trình học. Hơn nữa thể loại kí – một thể loại không
có sức hấp dẫn với học sinh và số lượng tác phẩm không nhiều trong chương
trình, nên giáo viên và học sinh chưa tâm huyết lắm với thể loại này. Đặc biệt
khai thái từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp lại rất ít được quan
tâm. Với đề tài này, trước hết giáo viên vận dụng việc đổi mới phương pháp dạy
học, giáo viên là người tổ chức, định hướng còn học sinh chủ động chiếm lĩnh tri
thức. Đồng thời khai thác tác phẩm từ góc nhìn nghệ thuật hướng đến nội dung,

từ đó làm rõ phong cách tác giả và đặc trưng thể loại.
4


III. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch thực hiện
1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh qua hoạt động nhóm, tổ, thuyết trình,... khi học tiết
đọc - hiểu văn bản: “Ai đã dặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
trong Ngữ Văn 12, chương trình chuẩn. Đây không chỉ đơn thuần là những giải
pháp mang tính lí luận mà là những giải pháp bắt nguồn từ thực tiễn giảng dạy,
dự giờ đồng nghiệp, được soi chiếu bởi những tư tưởng tiến bộ và được sự giúp
đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, lãnh đạo nhà trường.
2. Kế hoạch thực hiện
- Học kỳ I năm học 2013 -2014: áp dụng giải pháp trên một số lớp thực
nghiệm, thống kê kết quả, so sánh với những lớp không áp dụng, phân tích
nguyên nhân.
- Từ năm học 2014-2015, 2015-2016 áp dụng trên các lớp được phân công
giảng dạy, bổ sung thêm một số giải pháp mới, đánh giá kết quả đạt được.
- Tháng 9/2017 xây dựng dàn ý; tháng 10/2017 viết sáng kiến; giữa tháng
5/2018 hoàn thành sáng kiến
IV. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài: Định hướng học sinh tiếp cận bút kí “ Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.
Phạm vi kiến thức: văn bản “ Ai đã dặt tên cho dòng sông?” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường trong Ngữ Văn 12 (chương trình chuẩn).
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Học sinh các lớp được phân công giảng dạy
tại Trường THPT Đồng Hới.

5



B. NỘI DUNG
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
Trong văn kiện Đại hội XI của Đảng đã xác định: “Phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế,
trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi
trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả
năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất
lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.”
Qua đây ta thấy rõ vai trò của giáo dục là vô cùng quan trọng, liên quan
đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Mặc dù đã có nhiều đổi mới trong
kiểm tra, đánh giá nhưng việc “dạy- học” Ngữ văn hiện nay nói chung và dạy –
học văn bản kí Ngữ Văn 12, chương trình chuẩn nói riêng vẫn còn nhiều vấn đề
cần được quan tâm, “cần giải quyết”. Trong khi đó sách giáo viên hướng dẫn có
phần hơi chung chung, khâu biên soạn có phần sơ sài, đơn giản, chủ yếu đặt ra
những vấn đề còn lan man, khái quát. Điều này sẽ có tác động hai mặt: nó vừa
là phần mở, phần chủ động, linh hoạt trong dạy và học, kích thích sự tìm tòi,
sáng tạo nhưng đồng thời cũng dễ tạo tâm lí thả nổi, buông xuôi. Vì vậy nếu
giáo viên nào không có thời gian, chưa đủ tâm huyết với nghề để đào sâu tổng
hợp, lựa chọn những kiến thức tiêu biểu trọng tâm thì trong tiết học, người dạy
và cả người học sẽ “bơi” trong đại dương mênh mông của kiến thức, thầy dạy,
trò học sẽ gặp khó khăn, lúng túng, mơ hồ.
Ai cũng biết bất kì tác phẩm văn học nào khi đến với công chúng cũng phụ
thuộc vào năng lực tư duy, trình độ tiếp nhận của độc giả. Hiện nay có một tình
trạng xảy ra là một số em học sinh khi học môn Ngữ văn chưa đọc kĩ tác phẩm,
việc soạn bài ở nhà có khi chỉ là một hình thức làm qua loa chiếu lệ. Bởi vậy

việc tiếp cận một văn bản kí đối với các em còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là
hướng ra đề hiện nay lại đánh vào khả năng vận dụng kiến thức chứ không phải
6


là tái hiện lại kiến thức. Tôi thiết nghĩ, người giáo viên đứng lớp cần phải có một
định hướng thật rõ ràng, phải biết vận dụng tối đa phương pháp học tập để phát
huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Từ đó, góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn, phát triển nhân tài của nước Việt như Bác Hồ đã từng nói
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước
tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Khảo sát chất lượng
Giáo viên đưa ra một số câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời một cách
khách quan, trung thực, không tham khảo tài liệu hoặc hỏi ý kiến người khác.
Mẫu dùng để khảo sát: văn bản “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của
Hoàng Phủ Ngọc Tường.
1. Quan điểm nhìn của tác giả, vẻ đẹp thiên nhiên của sông Hương hiện ra
như thế nào?
2. Ngoài vẻ đẹp của dòng sông thiên nhiên, tác giả đã thể hiện mối liên hệ
giữa truyền thống văn hóa và lịch sử của xứ sở với sông Hương qua những hình
ảnh nào?
3. Tác giả đã giúp người đọc hiểu gì về vai trò lịch sử của dòng sông?
4. Những thủ pháp nghệ thuật độc đáo nào đã được sử dụng chứng tỏ sự
tài hoa của chủ thể sáng tạo?
5. Em có nhận xét gì về tấm lòng của tác giả đối với sông Hương và quê
hương xứ sở.
6. Từ những vấn đề tìm hiểu và phân tích, em hãy chỉ ra những đặc sắc
nghệ thuật của bài kí và nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà văn?

2. Kết quả khảo sát
- 25% đạt loại khá.
+ Cơ bản hiểu và cảm thụ được nội dung và nghệ thuật của văn bản.
+ Có sự yêu thích đối với thể loại bút kí, hiểu được những đặc trưng về
thể loại và biết cách khám phá vẻ đẹp của tác phẩm kí.
7


+ Có sự cảm thụ tốt về vẻ đẹp, chất thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế,
đặc biệt là vẻ đẹp hình tượng sông Hương và thấy được bề dày lịch sử, bề dày
văn hóa, những nét duyên dáng riêng của tâm hồn con người vùng đất cố đô.
45% đạt loại trung bình: gần một số nửa câu hỏi học sinh trả lời không
được hoặc nêu chung chung.
20% xếp loại yếu: học sinh không hiểu hoặc trả lời theo những suy nghĩ
chủ quan, cảm tính.
3. Những tồn tại và nguyên nhân
3.1. Những tồn tại
Kí là thể loại ghi chép những vấn đề trạng thái dân sự như kinh tế, xã hội,
chính trị và trạng thái tinh thần như phong hóa đạo đức của chính môi trường xã
hội. Tìm hiểu tác phẩm kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường là cảm thụ vẻ đẹp, chất
thơ của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, con người xứ Huế và nắm bắt được nghệ
thuật viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Thế nhưng, qua khảo sát, chúng tôi
nhận thấy cách trình bày, lí giải của học sinh còn hời hợt, nông cạn, mang tính
chất cảm tính.
Những tác phẩm kí trong chương trình Ngữ văn 12 tương đối dài nên một
số học sinh không nắm được hết các chi tiết trong văn bản. Vì vậy học sinh khó
lòng mở rộng, nâng cao sự hiểu biết, cảm thụ của mình thông qua việc so sánh,
đối chiếu những tác phẩm có cùng đề tài, cùng thể loại để hiểu sâu sắc tác phẩm.
3.2. Nguyên nhân
Thứ nhất về phía người học: phải thừa nhận một điều là hiện nay phần lớn

học sinh không thích học văn, ít có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn
chương. Do đặc thù môn học, là một môn mang tính cảm xúc, tư duy trừu tượng,
chịu chi phối rất nhiều bởi yếu tố văn hóa, tâm lí, cảm xúc. Đây cũng là môn học
mà nội dung không chỉ hiện ra trên dạng câu từ mà nó còn bao hàm, ẩn chứa
nhiều tầng nghĩa sâu xa, vì thế việc tiếp thu đối với các em là rất khó khăn. Mà
học sinh thì rất nhiều em thiếu lòng quyết tâm, thiếu kiên trì trong học tập, cứ
thấy khó là nản, bỏ, không học hoặc học qua loa.

8


Chưa nắm kĩ những đặc trưng thể loại kí ( đặc điểm về ngôn ngữ ở cấp độ
từ vựng và cú pháp)
Những kiến thức về đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại còn nhiều
hạn chế. Vốn ngôn ngữ nghèo nàn, khả năng diễn đạt yếu…
Việc chuẩn bị bài cũ chưa đảm bảo: học sinh ít chịu khó tìm tòi, đào sâu
suy nghĩ khi trả lời câu hỏi sách giáo khoa nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình tiếp thu bài giảng trên lớp. Hoặc một số học sinh soạn bài bằng nhiều hình
thức đối phó…
Thứ hai là từ phía giáo viên: Mặc dù đội ngũ giáo viên luôn được bồi
dưỡng thường xuyên qua các đợt tập huấn chuyên môn do Sở giáo dục tổ chức
hằng năm nhưng phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu mang tính thuyết giảng,
làm người học tiếp thu một cách thụ động, nội dung giảng dạy mang nặng lý
thuyết, thiếu cập nhật thực tiễn dẫn tới xơ cứng, giáo điều, tính ứng dụng thấp.
Mặt khác, việc sử dụng các phương pháp dạy học mới, phương tiện phục vụ
cho giảng dạy chưa nhiều do vậy mà không thể truyền tải hết lượng thông tin
cần cung cấp cho người học, hoạt động tổ, nhóm chưa thực sự hiệu quả. Nhất là
việc tiếp cận văn bản từ góc nhìn các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp
chưa được coi trọng.
III. Những biểu hiện của biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp trong

tác phẩm “ Ai đã đặt tên cho dòng sông”
1. Mô tả, phân tích các pháp tu từ từ vựng và cú pháp
1.1. Thể loại kí
Những sáng tác văn học thuộc thể kí là một bộ phận không thể tách rời của
các nền văn học trên thế giới nói chung và văn học dân tộc nói riêng. Trong từng
giai đoạn văn học, ký luôn tạo được vị trí vững chắc cho riêng mình. Và trong
các thể loại văn học, có lẽ kí là thể loại từng gây nhiều tranh luận nhất. Cho đến
nay, lý luận văn học hiện đại vẫn có những ý kiến khác nhau về khái niệm của
thể loại kí. Việc khó xác định một phần vì cách gọi tên của các nhà văn đối với
các tác phẩm của mình, còn phần lớn là vì trong cái gọi là kí trước mắt bao gồm
quá nhiều loại rất khác nhau về tính chất. Như Từ điển thuật ngữ văn học gọi kí
9


là một loại văn học bên cạnh thơ, kịch và tiểu thuyết, gồm nhiều thể: bút kí, hồi
kí, du kí, kí sự, tự truyện... Kí có đặc trưng là tôn trọng sự thật khách quan đời
sống, không hư cấu. Giu-lai-ép cho rằng: “Kí là một biến thể của loại tự sự”.
Nhà văn Tô Hoài cũng nói: “Kí cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình
thù nó đấy, nhưng vóc dáng nó luôn luôn đổi mới, đòi hỏi sáng tạo và thích ứng.
Cho nên càng chẳng nên trói nó vào cái khuôn”.
Những cách tiếp cận có thể không giống nhau nhưng các ý kiến kể trên đã
đề cập đến đặc điểm chủ yếu của kí - một loại văn học viết về người thật, việc
thật và chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ không kém gì các tác
phẩm thuộc thể loại thuần văn học. Và xét cho cùng thì ký là một thể loại linh
hoạt, giãn nở với yêu cầu cao hơn về suy nghĩ và tình cảm của chủ thể. Người
viết ký thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẩu chuyện nào đó để nhân
đấy nêu lên những vấn đề này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, mà triết luận và
trình bày những suy tưởng của mình một cách thoải mái, phóng túng. Vì vậy,
sức sống của kí văn học là dựa trên cơ sở của sự phối hợp nhiều giọng điệu,
nhiều phương thức biểu hiện.

Đặc trưng cơ bản của kí là thường phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mà xã
hội có nhiều biến động; phản ánh sự việc và con người trong hiện thực khách
quan. Yếu tố chính xác được đặt lên hàng đầu, do đó sức hấp dẫn, sức thuyết
phục của kí một phần lớn nằm ở chính sự việc trong tác phẩm. So với truyện
ngắn, tiểu thuyết thì ký phản ánh nhanh chóng và linh hoạt cuộc sống hơn.
Bám chặt vào người thật việc thật, các tác phẩm, xét một cách tương đối, có
thể rút khoảng cách giữa cuộc sống và sự sáng tạo nghệ thuật, phục vụ kịp thời
hơn cho những nhu cầu hiểu biết thực tế của người đọc. Do vậy, tác phẩm kí
văn học có giá trị như những tư liệu lịch sử quý giá, có ý nghĩa và tác dụng rất
lớn ngay đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau.
Như vậy, kí là thể loại luôn tôn trọng sự thật, như Pô-lê-vôi đã nói: “Kí sự
có địa chỉ chính xác của nó”. Còn Xuân Diệu, ông ca ngợi các loại kí văn học,
xem đó là những thể loại từ trong sự sống trực tiếp mà ra, nó mang theo tất cả sự
mới mẻ và chất xanh tươi của cuộc đời. Và tác phẩm kí văn học có thể hư cấu,
10


nhưng nói chung là ít và thường ở những thành phần không xác định, với mục
đích góp phần tái hiện lại một cách xác thực người thật việc thật. Kí không chỉ
có chức năng thông tin sự thật mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá
trị thẩm mỹ không kém gì các tác phẩm thuộc thể loại thuần văn học, chúng ta
có thể liệt kê một số tác phẩm như: Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Kỹ nghệ
lấy Tây (Vũ Trọng Phụng), Sông Đà (Nguyễn Tuân), Rất nhiều ánh lửa (Hoàng
Phủ Ngọc Tường)… Và dù tuân theo những quy định khá ngặt nghèo trong hư
cấu nghệ thuật, kí vẫn thể hiện đầy đủ những đặc tính văn học của nó.
Nói đến thể loại này, nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Nhà văn là thư ký của
thời đại. Tôi nghĩ danh hiệu cao quý ấy, mệnh lệnh chiến đấu ấy, trước nhất
chúng ta trân trọng tặng những người viết ký… Đó là những tay súng trường,
cũng như những người cầm cày cầm cuốc, họ đông nhất và bao giờ cũng đi
hàng đầu và có mặt khắp nơi trên trận tuyến văn học và đời sống”.

1.2. Hoàng Phủ Ngọc Tường với thể ký
1.2.1. Vài nét về tác giả và sự nghiệp sáng tác
1.2.1.1. Vài nét về tiểu sử
Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn khóa I, ban
Việt - Hán năm 1960; là cử nhân triết học Đại học Văn khoa Huế năm 1964 và
dạy học tại trường Quốc học Huế từ năm 1960 đến 1966. Hoàng Phủ Ngọc
Tường là một trí thức yêu nước, một chiến sĩ trong phong trào đấu tranh chống
Mỹ - Ngụy ở Thừa Thiên - Huế đòi độc lập, thống nhất Tổ quốc từ những năm 50.
Năm 1963, Hoàng Phủ Ngọc Tường là Tổng thư ký tổng hội sinh viên Huế, và là
Tổng thư ký liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình thành phố Huế. Từ năm 1965
đến 1975, Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân
tộc. Sau năm 1975, ông từng giữ các chức vụ Trưởng ty văn hóa thông tin tỉnh
Quảng Trị, Chủ tịch Hội văn nghệ Quảng Trị, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương,
Tạp chí Cửa Việt.
Hoàng Phủ Ngọc Tường viết văn, viết báo từ khi còn rất trẻ. Năm 1959,
truyện ngắn Chuyện một người đi qua sa mạc của ông đã báo hiệu sự có mặt
của ông trên văn đàn. Thành công ở cả văn xuôi và thơ nhưng phải nói rằng
11


Hoàng Phủ Ngọc Tường đã dành gần như toàn bộ lao động nghệ thuật của mình
cho thể kí và đã gặt hái những thành tựu xuất sắc.
1.2.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Bút kí: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn lâu (1972), Rất nhiều ánh lửa (1979,
giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984),
Bản di chúc của cỏ lau (truyện ký, 1984), Hoa trái quanh tôi (1995), Huế - Di
tích và con người (1996), Ngọn núi ảo ảnh (2000), Trong mắt tôi (2001), Rượu
hồng đào (truyện ký, 2001) và một số bút kí đã đăng trên các báo.
Vào năm 2002 Nhà xuất bản Trẻ đã cho xuất bản Tuyển tập Hoàng Phủ
Ngọc Tường gồm 4 tập. Tập 1 là bộ sưu tập những bài nhàn đàm, dù chưa thật

đầy đủ nhưng khá tiêu biểu của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tập 2, 3 là
những tác phẩm bút kí đã làm nên tên tuổi của Hoàng Phủ Ngọc Tường, là
những đóng góp cho “Bản đại hợp xướng ngôn từ” hoành tráng cho nền văn học
Việt Nam hiện đại. Tập 4 là tuyển tập những tác phẩm thơ.
1.2.1.3. Những nét đặc sắc của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường
Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, văn học như một cái duyên tiền định, ngay từ
đầu ông đã chọn cho mình thể loại kí. Sự tự do có phần phóng túng của kí rất
thích hợp với kiểu người luôn mang trong mình khát khao được “phá vỡ sự kìm
hãm của cái vỏ vật chất của sự vật biểu hiện cùng lúc sự thăng hoa của ý thức”
(Một vài suy nghĩ về thể kí). Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường bên cạnh những thông
tin sự kiện có giá trị như những thước phim tư liệu, Hoàng Phủ Ngọc Tường
luôn bộc lộ một cái tôi trữ tình và trí tuệ, bộc lộ sâu sắc những suy tư, cảm xúc
chân thành sâu lắng. Trong sáng tác, Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn trăn trở
“Trước khi chảy qua ngòi bút, những điều ấy đã chảy qua trái tim của anh như
một dòng máu chưa?” ( Một vài suy nghĩ về thể kí ).
Đánh giá chung về sự nghiệp văn chương của Hoàng Phủ Ngọc Tường,
sách Ngữ văn 12 có đoạn viết: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những
nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy
tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch
12


sử, địa lí...Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và
tài hoa”.
1.3. Các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp
1.3.1. Các biện pháp tu từ từ vựng
1.3.1.1. So sánh
So sánh là một dạng thức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, bởi vì
không có cách gì khác làm cho người nghe hiểu nhanh điều mình nói bằng một

sự so sánh cụ thể. Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm bốn yếu tố:
cái so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh, cái được so sánh. Tùy từng trường hợp có
thể hoặc đảo trật tự so sánh, hoặc bớt một yếu tố. Về cấu tạo nội dung, ở cả hai
vế các đối tượng về bản chất là không đồng loại nhưng có những thuộc tính cá
biệt giống nhau. Những thuộc tính cá biệt giống nhau là hạt nhân của nội dung
so sánh. Chẳng hạn như đoạn văn Nguyễn Công Hoan miêu tả hình dáng, kích
thước, màu sắc, dáng điệu của bộ râu vị quan phụ mẫu như sau: “Cái râu mới lạ
làm sao! Nó đen như vệt hắc ín và cong như cái lưỡi liềm, nó nhọn như mũi dùi
nung và hầu như đầu dao trổ. Nó khum khum quắp lấy hai mép như hai cánh
dơi, nó vất vểu ra hai mang tai gần như hai sừng củ ấu... Nó lại giúp cho cái
mồm lèm bèm thêm sự dữ dội” (Bước đường cùng).
Trong văn chương, so sánh ngoài chức năng nhận thức nó còn là phương
thức tạo hình, phương thức gợi cảm. Nói đến văn chương là nói đến so sánh.
Gôlup đã phát biểu: “Hầu như bất cứ sự biểu đạt nào cũng có thể chuyển
thành hình thức so sánh”. Một so sánh đẹp là so sánh phát hiện. Phát hiện
những gì người thường không nhìn ra, không nhận thấy . Chính vì vậy, so sánh
nghệ thuật là đôi cánh giúp chúng ta bay vào thế giới của cái đẹp, của tưởng
tượng hơn là đến ngưỡng của lôgic học.
1.3.1.2. Ẩn dụ
Căn cứ vào từ loại và vào chức năng, có thể chia ẩn dụ ra ba loại là ẩn dụ
định danh, ẩn dụ nhận thức và ẩn dụ hình tượng. Ẩn dụ định danh là một thủ
pháp có tính chất thuần túy kĩ thuật dùng để cung cấp những tên gọi mới bằng
cách dùng vốn từ vựng cũ. Ví dụ: đầu làng, chân trời, tay ghế... đây là những ẩn
13


dụ đã được từ vựng hóa xuất hiện do kết quả của việc thay thế một tên gọi này
bằng một tên gọi khác. Ẩn dụ nhận thức nảy sinh ra do kết quả của việc làm biến
chuyển khả năng kết hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của
chúng từ cụ thể đến trừu tượng. Ví dụ: những tính từ như giá lạnh, mơn mởn,

hiền hòa vốn có ý nghĩa cụ thể và thường có khả năng kết hợp với những danh
từ như băng tuyết, cây lá, con người, nay được ẩn dụ hóa, được dùng với ý
nghĩa trừu tượng và có khả năng kết hợp với những từ như tâm hồn, tuổi xuân
(tâm hồn giá lạnh, tuổi xuân mơn mởn). Loại ẩn dụ từ vựng này là nguồn tạo
nên hiện tượng đa nghĩa. Ẩn dụ hình tượng là phương thức bình giá riêng của cá
nhân nhà văn. Bằng những sắc thái nghĩa, bằng ý nghĩa hình tượng tìm kiếm
được, ẩn dụ hình tượng tác động vào trực giác của người nhận và để lại khả
năng sáng tạo. Ẩn dụ hình tượng là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa. Ví dụ: “Mặt
trời chân lý chói qua tim” (Tố Hữu).
1.3.1.3. Nhân hóa
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách: Dùng những
từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để biểu thị những tính chất hoạt động
của đối tượng không phải người; và coi các đối tượng không phải người như con
người và tâm tình, trò chuyện với chúng. Như trong tác phẩm Người lái đò sông
Đà, Nguyễn Tuân đã miêu tả một trận đánh giáp lá cà không cân sức giữa chiếc
thuyền bé nhỏ của con người với luồng nước hung hãn độc ác và những đoàn
quân đá tảng lì lợm: “Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá,
những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là
đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn
khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì cứ tiến vào”.
1.3.1.4. Hoán dụ
Về cấu tạo nội dung, hoán dụ là cách lâm thời lấy tên đối tượng này để gọi
tên đối tượng khác nhưng phải dựa trên sự liên tưởng phát hiện ra mối quan hệ
tương cận giữa hai đối tượng. Trong thực tế chúng ta thường gặp những hoán dụ
tu từ được cấu tạo dựa vào những mối quan hệ lôgic khách quan như: bộ phận
và toàn thể; chủ thể (người) và vật sở thuộc (y phục, đồ dùng); hành động, tính
14


chất và kết quả hành động, tính chất; hành động và chủ thể; số lượng xác định và

số lượng không xác định; vật chứa đựng và vật được chứa đựng; cái cụ thể và
cái trừu tượng... Ví dụ: “Hai chữ “sáng lòng” của tiếng Việt rất hay, trong lòng
có sáng thì mắt mới sáng. Mắt sáng nhờ lòng sáng, lòng càng sáng, mắt càng
sáng thì càng nhìn rõ cái mới” (Phạm Văn Đồng). Ở đây, từ “mắt sáng” biểu thị
sự nhận thức ngày càng sâu sắc, mới mẻ và đúng đắn; “lòng sáng” biểu thị tình
cảm tốt đẹp, cao quý, biết yêu thương thù hận. Mối quan hệ biện chứng giữa con
mắt và tấm lòng là mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức và tình cảm, trong đó
tình cảm, tấm lòng là động lực, là cơ sở cho nhận thức.
1.3.2. Các biện pháp tu từ cú pháp
1.3.2.1. Những kiểu câu chuyển đổi tình thái
Thứ nhất là câu hỏi - khẳng định (câu hỏi tu từ), tức là người hỏi chỉ nhằm
để khẳng định một ý kiến nào đó chứ không phải để nghe người đối thoại thông
tin điều mình muốn biết. Câu hỏi tu từ dùng hình thức câu hỏi nhưng không phải
để hỏi mà cái chính là để tăng tính diễn cảm của phát ngôn vốn có nội dung
khẳng định hoặc phủ định hoặc sai khiến một cách có cảm xúc. Ví dụ: “Văn thơ
ta ngày xưa nói lên cái đẹp của đất nước cũng có những câu rất hay nhưng
chưa nhiều. Phải chăng người lao động thì quá tất bật với cuộc sống gay go,
còn nhà nho thì lại vướng vì cái nhìn sách vở?” (Hoài Thanh).
Thứ hai là câu hỏi - phủ định. Kiểu câu này có hình thức hỏi nhưng để phủ
định. Trong giao tiếp, người đối thoại dựa vào tình huống để xác định tình thái
của câu hỏi là xác thực hay là câu hỏi - phủ định. Ví dụ: "Một cái oan hồn đã
hiện lên, đã ốp đồng vào miệng người sống mà thốt ra toàn những lời hằn học,
cái oan hồn ấy không chịu buông tha ông nữa rồi. Cái oan hồn ấy đã lên tiếng
nói, thề quyết làm người sống phải lụn bại mới nghe. Biết đến lúc nào cái nàng
hầu cụ Huấn mới nguôi giận và cái âm oán kia mới hết theo ông?” (Khoa thi
cuối cùng - Nguyễn Tuân). Câu hỏi - phủ định được nhà văn sử dụng vang lên
như một hồi chuông réo rắt giữa cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ,
khiến cho sức ám ảnh của chuyện cứ xoáy mãi vào trong lòng người đọc, “biết
đến bao giờ” hay đúng hơn là sẽ không bao giờ, không bao giờ nàng hầu cụ
15



Huấn nguôi giận, cái oan hồn đó còn theo ông mãi cho tới khi ông thôi vướng
bận vào chốn quan trường.
“Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường?
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân?”
1.3.2.2. Phép lặp cú pháp
Ví dụ: “Tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh
khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như
tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong
một cái bến xa nào đó trong sương mù” (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân).
Câu văn trên là một câu ghép gồm bốn vế câu, trong đó mỗi vế câu là một kết
cấu C-V; mỗi vế câu đều được cấu tạo theo mô hình: C = Danh từ + Đại từ (làm
định ngữ), V= Tính từ + “như” + bổ ngữ. Cấu trúc lặp lại đó tạo cho câu văn tính
nhịp điệu hài hòa, khiến ta có cảm giác như những nhịp chèo đò của ông lái một người anh hùng cưỡi gió đạp sóng, người nghệ sĩ chở đò có tay lái tài hoa.
1.3.2.3. Phép mở rộng cấu trúc câu
Dùng cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ để mở
rộng câu. Chẳng hạn: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có,
luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”, trong đó cụm C-V “ta không có”, “ta
sẵn có” được sử dụng làm thành phần của cụm từ để mở rộng câu.
Dùng thành phần phụ chú để mở rộng cấu trúc câu nhằm chú giải thêm
một khía cạnh nào đó có liên quan đến sự tình nêu trong câu, giúp người đọc
hiểu hơn về nội dung của câu hay dụng ý của người viết. Thành phần phụ chú có
tác dụng làm sáng tỏ cho phần có liên quan bằng việc giải thích, chứng minh, bổ
sung, bình luận... Ví dụ: “Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế,
nhưng cũng ra phết đấy chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi một ít bả chó” (Nam
Cao) (thành phần phụ chú có chức năng chứng minh), “Cuộc sống của người lái
đò sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hàng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên


16


nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của thứ kẻ
thù số một” (Nguyễn Tuân) (thành phần phụ chú có chức năng bình luận).
2. Tìm hiểu các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp trong tác phẩm
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
2.1. Giá trị biểu hiện của biện pháp tu từ qua nhan đề của tác phẩm
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
Đặt đầu đề cho một văn bản ngày nay đã trở thành một “nghệ thuật” phức
tạp mà yếu tố chi phối là mục đích sử dụng văn bản. Với thể loại ký, một loại
hình nghệ thuật, một hình thức hoạt động thực tiễn - tinh thần có tham vọng can
dự trực tiếp vào mọi lĩnh vực của đời sống, thì luôn hướng đến đặc trưng cơ bản
nhất là tính xác thực của việc ghi chép. Cách đặt đầu đề của văn bản thường
định hướng cho người đọc những thông tin cơ bản của văn bản. Như P.Teo đã
khẳng định: “Đầu đề cũng là một cách thức thể hiện tư tưởng hay thái độ của
người viết nhằm hướng người đọc theo một cách hiểu nào đó”.
Qua cấu trúc ngữ pháp của các đầu đề trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường,
chúng ta có thể thấy ngoài tính xác thực, đầu đề còn chứa đựng những giá trị
nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ một cách sâu sắc. Câu hỏi tu từ Ai đã đặt tên cho
dòng sông? đã nhấn mạnh ðối týợng phiếm chỉ “ai” và ðặc trýng về hýõng thõm
của dòng sông Hương nhằm ngợi ca tình yêu thiên nhiên, tình cảm sâu nặng
dành cho quê hương xứ sở. Dòng sông luôn là một biểu tượng đẹp cho quê
hương và là đối tượng thẩm mỹ, là nguồn cảm hứng cho thi ca. Sông Hương
không chỉ là dòng sông của cảm hứng nghệ thuật, dòng chảy của sông Hương là
dòng chảy của tâm linh, là dấu ấn tâm hồn của người dân xứ Huế. Dòng sông
với những vẻ đẹp làm say đắm bao tao nhân mặc khách. Trong cái nhìn tinh tế
của Tản Đà, sông Hương là “dòng sông trắng - lá cây xanh”, trong cái “hùng
tâm tráng chí” của Cao Bá Quát, dòng sông như “kiếm dựng trời xanh” (Ai đã

đặt tên cho dòng sông?), Nguyễn Du thì thở dài “Hương giang nhất phiến
nguyệt - Kim cổ hứa đa sầu” (Một vầng trăng sông Hương. Cổ kim buồn khôn
xiết) (Sử thi buồn). Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương vừa là một cảnh
quan thiên nhiên lại vừa là một thành phần của văn hóa phi vật thể của cố đô
17


Huế. Sông Hương - dòng sông in bóng tâm hồn cũng là dòng sông soi chiếu
phận người. Dòng sông đã gợi cho tác giả một sự liên tưởng khi lần giở từng
trang quá khứ. Sông Hương hiện lên trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường
ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Với tình cảm sâu nặng, tài quan sát tỉ mỉ
của một nhà địa lý có tầm văn hóa sâu rộng và vốn ngôn từ phong phú, Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã tái hiện thủy trình của sông Hương uốn khúc thăng trầm
qua nhiều vùng miền khi dữ dội hoang dại, khi dịu dàng, mềm mại.
Sông Hương - cái tên đẹp như vậy từ đâu mà có? Câu hỏi bâng khuâng của
một nhà thơ Hà Nội đã được lý giải bằng một huyền thoại: Vì yêu quý con sông
xinh đẹp, con người ở hai bờ sông Hương đã nấu nước trăm loài hoa đổ xuống
lòng sông, để làn nước thơm tho mãi mãi. Câu hỏi tu từ “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” được tác giả đặt ra trong đầu đề và lặp lại hai lần trong tác phẩm nhằm
lưu ý mọi người về cái tên đẹp của dòng sông và cũng là cái cớ để tác giả ngợi
ca vẻ đẹp của quê hương. Câu hỏi được đặt ra nhưng không mong đợi câu trả lời
vì đáp án của nó là huyền thoại trong dân gian nhằm khẳng định tình yêu tha
thiết của người dân cố đô với dòng sông quê hương; đồng thời thể hiện lòng biết
ơn chân thành, sự thán phục, ngưỡng mộ của tác giả và mọi người đối với những
người khai phá mảnh đất này. Và đặc biệt là khát khao được gửi gắm vào tên gọi
“sông Hương” tất cả “những ước vọng muốn đem cái Đẹp và tiếng Thơm để xây
đắp văn hóa và lịch sử”.
2.2. Giá trị ngữ nghĩa của các biện pháp tu từ cú pháp trong tác phẩm
“Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường thiên về bộc lộ cảm xúc, mỗi chi tiết đời

sống được ông cảm nhận và khám phá không chỉ bằng giác quan mà bằng cả
tâm hồn và trái tim người nghệ sĩ. Trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, tác giả
miêu tả: “Chính trong những giây phút bồng bềnh giữa cõi thực và cõi thơ ấy,
tôi đã cảm nhận ra cái âm hưởng sâu thẳm của Huế trên mỗi trang Truyện
Kiều: dòng sông đáy nước in trời và những nội cỏ thơm, nắng vàng khói biếc,
nỗi u hoài của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những mùa thu
quan san, những vầng trăng thắm thiết”. Với 7 ngữ danh từ được sử dụng trong
18


phần phụ chú “dòng sông đáy nước in trời và những nội cỏ thơm, nắng vàng
khói biếc, nỗi u hoài của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của hoa trà mi, những
mùa thu quan san, những vầng trăng thắm thiết”, tác giả đã chứng minh thật rõ
nét “âm hưởng sâu thẳm của Huế trên mỗi trang Truyện Kiều”. Chính những
hình ảnh đã từng xuất hiện trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã góp
phần miêu tả cảnh sắc, vẻ đẹp của xứ Huế; từ đó bày tỏ tình cảm sâu nặng của
Hoàng Phủ Ngọc Tường đối với mảnh đất thân yêu này. Hoặc như: “Mỗi nhà
thơ đều có khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu
thật bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản
Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời
xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát… trong cái nhìn thắm thiết tình người
của tác giả Từ ấy”. Để nhấn mạnh vẻ đẹp của sông Hương về mọi phương diện
và khám phá vẻ đẹp phong phú của nó, tác giả đã đưa ra hàng loạt dẫn chứng về
sự xuất hiện của hình ảnh này trong sáng tác của Tản Đà, Cao Bá Quát, Bà
Huyện Thanh Quan, Tố Hữu. Hàng loạt ngữ danh từ, kết cấu C-V giữ chức năng
là thành phần phụ chú trong câu nhằm bổ sung ý nghĩa cho vị ngữ trung tâm
đứng ở trước đó “khám phá riêng về nó”.
Lối hành văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường có ưu điểm là biến hóa linh hoạt
bởi việc mở rộng thành phần định ngữ, bổ ngữ, phụ chú. Đồng thời nhà văn còn
kết hợp với lượng ngôn từ giàu giá trị tạo hình, biểu hiện qua hệ thống tính từ,

động từ. Ví dụ như: “Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lý,
như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông
chùa Thiên Mụ, ngân nga từ bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát
tiếng gà…”. Vì thế, câu văn trong ký Hoàng Phủ Ngọc Tường mang tính hình
tượng đậm nét và giàu sắc thái biểu cảm.
2.3. Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ từ vựng trong tác phẩm
“Ai đã đặt tên cho dòng sông”
Với ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu hình ảnh, cảm xúc, nhịp điệu và giọng
văn đẹp, trầm lắng, tha thiết, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sáng tạo nên những
trang ký sống mãi với thời gian. Chính nghệ thuật so sánh độc đáo bằng liên
19


tưởng lãng mạn, đậm chất trữ tình làm cho câu văn cụ thể, sinh động; đem đến
cho người đọc ấn tượng mới mẻ và nhận thức sâu sắc về một thuộc tính nào đó
của đối tượng được miêu tả. Như khi miêu tả dòng sông Hương trong Ai đã đặt
tên cho dòng sông?: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản
trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những
ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó
trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ
quyên rừng”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vẽ lại địa đồ của dòng sông Hương mà
đặc điểm địa lý đầu tiên là nó thuộc về một thành phố duy nhất - thành phố Huế.
Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang
dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm. Với phép so sánh và
một lượng tính từ vừa lấp lánh sắc màu vừa ấm áp cảm xúc, tác giả đã miêu tả
sự mãnh liệt, hoang dại, hùng tráng, ào ạt của con sông như “bản trường ca của
rừng già” với những hình ảnh đầy ấn tượng “rầm rộ, mãnh liệt, cuộn xoáy”; còn
vẻ dịu dàng, say đắm, nên thơ, tình tứ như những sắc hoa màu rực rỡ của hoa đỗ
quyên rừng. Ở câu văn trên, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện những phát
hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu

lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ
Huế thân thương.
Trong nền văn học đương đại, độc giả biết đến Hoàng Phủ Ngọc Tường với
tư cách là một nhà viết kí, bên cạnh những cây bút xuất sắc nhất như Nguyễn
Tuân, Vũ Bằng. Từ những năm 70 cho đến nay, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một
tác giả luôn luôn tìm tòi, cách tân thể ký với một phương thức riêng độc đáo. Lật
giở những trang viết của ông, người đọc cảm thấy tác giả tìm đến thể ký như
một điều tất yếu, bởi kí là một thể loại phóng khoáng, tự do mà với cá tính nghệ
sĩ, Hoàng Phủ Ngọc Tường có khả năng phát huy sở trường của một cái tôi trữ
tình nồng nàn, từng trải, suy tưởng và thấm đẫm chất thơ. Với phong cách độc
đáo, tài hoa; với kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khoa học, xã hội và một tâm
hồn nhạy cảm, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã góp phần khẳng định thêm vị trí của
thể ký trong các thể loại khác và mang lại những khám phá mới cho thể loại này.
20


Về kết cấu, kí rất đa dạng. Chúng có thể được tạo thành từ những phần vốn
chỉ gắn với nhau bằng một trật tự bề ngoài, lấy đề tài các đoạn mô tả hoặc lấy
các ý bình luận về các sự việc được miêu tả làm dấu hiệu ráp nối. Những loại kí
có cốt truyện theo lối kết cấu - cốt truyện với các bước khai đoạn, phát triển, thắt
nút, đỉnh điểm, mở nút. Những loại kí không có cốt truyện thì theo kết cấu - liên
tưởng ở đó xen kẽ giữa sự kiện, con người với những đoạn nghị luận, trữ tình
với tỉ lệ khá lớn của nhân vật trần thuật. Sự có mặt của nhân vật trần thuật, nhất
là tác giả, trước hết đóng vai trò người chứng kiến để tăng cường tính xác thực
của con người và sự việc trong tác phẩm kí đồng thời cũng để bộc lộ tính
khuynh hướng của mình. Để tạo ra sự thống nhất cho các thành phần vốn dị biệt
nhau, đôi khi người viết sử dụng hình tượng người kể chuyện - vai này sẽ mô tả
các cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa các nhân vật, bộc lộ những quan sát, ấn
tượng, ý kiến khái quát của mình.
Kí thường không phản ánh vấn đề hình thành tính cách của cá nhân trong

tương quan với hoàn cảnh, mà là các vấn đề trạng thái dân sự như kinh tế, xã
hội, chính trị, và trạng thái tinh thần như phong hóa, đạo đức của chính môi
trường xã hội. Kí cho phép tái hiện những giai đoạn lịch sử đã qua trong tiến
trình phát triển xã hội thông qua những bình diện mà nó đề cập; có tác phẩm chú
ý miêu tả tính cách xã hội hoặc dân tộc trong cuộc sống của cư dân các vùng
miền qua các thời đại; có tác phẩm mang âm hưởng trữ tình, triết lý… Sự giàu
có đến vô hạn của đời sống khơi nguồn sáng tạo cho tất cả các loại văn học,
nhưng riêng với loại kí thì sức tác động trực tiếp hơn, mạnh mẽ hơn. Nhiều đối
tượng miêu tả chứa đựng nội dung xã hội và tính thẩm mỹ phong phú đã trở
thành những nguyên mẫu hoàn chỉnh cho sáng tạo nghệ thuật.
Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng
trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong phạm vi của một
câu, một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ
qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh.

21


So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự
vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình
ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe.
Ẩn dụ là cách lấy tên gọi của đối tượng này để lâm thời gọi tên đối tượng
khác dựa trên cơ sở so sánh ngầm, hiểu ngầm một thuộc tính chung nào đấy giữa
hai đối tượng.
Về mặt cấu tạo nội dung, ẩn dụ tu từ giống với so sánh tu từ ở chỗ cần phải
liên tưởng rút ra được nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại. Nét tương
đồng này là cơ sở để hình thành nên ẩn dụ tu từ cũng như so sánh tu từ. Trên lí
thuyết, nếu như có bao nhiêu khả năng tương đồng thì sẽ có bấy nhiêu khả năng
cấu tạo ẩn dụ tu từ. Chúng ta có thể nêu ra một vài khả năng tương đồng thường
thấy đã được dùng làm cơ sở để tạo ra các ẩn dụ tu từ như tương đồng về màu

sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành
động, tương đồng về cơ cấu. Biện pháp ẩn dụ góp phần bày tỏ tình cảm, tâm
trạng và thể hiện sự nhận thức sâu sắc, tinh tế về đối tượng làm cho lời văn bóng
bẩy, duyên dáng, đậm chất tạo hình, giàu chất biểu hiện.
Về mặt cấu tạo hình thức, ẩn dụ tu từ khác với so sánh tu từ ở chỗ nó chỉ
phơi bày một đối tượng - đối tượng dùng để biểu thị - còn đối tượng định nói
đến - được biểu thị - thì giấu đi, ẩn đi, không phô bày ra như so sánh tu từ.
Người nghe phải tự mình tìm ra đối tượng được nói đến bị ẩn đi trong câu nói.
Vấn đề được đặt ra trong cấu tạo ẩn dụ tu từ là những nhân tố khiến cho người
nghe có thể cùng liên tưởng đến đối tượng bị giấu kín đi như người nói đã liên
tưởng. Đó là những nhân tố: nhân tố văn cảnh, nhân tố hợp lôgíc, nhân tố thói
quen thẩm mĩ.
Nhân hóa là một tiểu loại của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ
biểu thị thuộc tính, hoạt động của con người, lâm thời biểu thị các thuộc tính,
hoạt động của các đối tượng, không phải là người trên cơ sở mối quan hệ liên
tưởng nét tương đồng về thuộc tính, hoạt động giữa hai đối tượng. Nhân hóa có
cấu tạo như sau:

22


×