Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ấn tượng chung trong giao tiếp vận dụng trong cuộc sống và ngành học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.98 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

1


1.Đặt vấn đề.

Cuộc sống ngày càng có nhiều thay đổi, đặt ra nhiều yêu cầu mới cho mỗi
cá nhân. Để hoàn thiện chính mình và đáp ứng yêu cầu của thời đại, mỗi cá nhân
đều phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Sinh viên là lực lượng rất
trẻ và chuẩn bị bước vào cuộc sống tự lập, lao động. Thế nhưng họ đang phải
đối mặt với những yêu cầu của hội nhập, những thay đổi trong phát triển kinh tế
và những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Do đó, việc trang bị những kỹ
năng sống cho sinh viên trước khi họ bước vào đời là một việc làm hết sức cần
thiết. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người thường gặp gỡ những người mà
mình chưa quen biết, vậy họ sẽ có những ứng xử như thế nào để phù hợp với
mình và mọi người xung quanh. Nhân dân ta có câu: “Mất 4 phút để tạo ấn
tượng ban đầu nhưng phải mất 4 năm để xóa đi ấn tượng đó.”
Do vậy, tạo ấn tượng ban đầu với người khác là vô cùng quan trọng. Mặt
khác, học để chung sống là mục tiêu then chốt của giáo dục hiện nay. Đối với
sinh viên của thời đại mới, họ cần phải làm chủ cuộc sống và cần phải có những
kĩ năng giao tiếp cơ bản nhất. Ấn tượng ban đầu là “cửa ngõ” quan trọng của
quá trình giao tiếp, là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển mối quan hệ
lâu dài. Vì thế, trong giao tiếp nếu ngay từ đầu ta gây được ấn tượng tốt đẹp với
đối phương thì quá trình giao tiếp tiếp theo sẽ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn và
thiện về mọi mặt.Các hoạt động chính khóa, ngoại khóa nhằm rèn luyện các kỹ
năng mềm cho sinh viên còn hạn chế. Mặt khác, chương trình đào tạo của Học
viện hiện nay còn nặng về lý thuyết, thời gian thực hành các kĩ năng nói chung
không nhiều, đặc biệt là kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp cho sinh
viên. Ngoài ra, chính bản thân sinh viên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu mà
nhà trường và xã hội đề ra.Thực tế đa số sinh viên chưa thực sự quan tâm đến


việc rèn luyện các kĩ năng mềm, trình độ tự rèn luyện chưa tốt. Đối với kĩ năng
tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp thì lại càng đòi hỏi sự tự rèn luyện, tự bản
thân sinh viên phải trau dồi, tích lũy kiến thức. Đặc biệt với những sinh viên
2


năm nhất mới bước chân vào giảng đường đại học được tiếp cận với nhiều cái
mới lạ, môi trường học tập và giao tiếp với mọi người xung quanh thay đổi thì
việc tự rèn kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp càng trở nên cấp thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định nghiên cứu đề tài:
“Ấn tượng chung trong giao tiếp
Vận dụng trong cuộc sống và nghành học “
-Theo dung.
2.1 Ấn tượng ban đầu trong giao tiếp.
2.1.1Khái niệm
Trong quá trình con người hoạt động và liên hệ với nhau thì nhận thức về
nhau là một yếu tố vô cùng quan trọng. Con người nhận thức về nhau nhờ quá
trình tri giác xã hội: họ quan sát, phân tích vẻ mặt, dáng điệu, lời ăn tiếng nói,
hành động… của nhau, để từ đó mà nhận thức được người khác. Từ nhận thức
đó mà chủ thể giao tiếp xác định những phương thức ứng xử của mình: cách
xưng hô, thái độ, cử chỉ hành vi cho phù hợp với đối tượng. Kết quả của quá
trình tri giác bị chi phối bởi nhiều yếu tố như ấn tượng ban đầu, sự quy gán
hành vi, các định kiến định khuôn khác nhau trong mỗi cộng đồng, mỗi nền văn
hóa. Nói chung, tri giác của chúng ta về người khác thường dựa vào sự tìm
kiếm những ấn tượng phản ánh những đặc tính chủ yếu của nhân cách. Trong
quá trình tri giác đó thì những ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng, nó thường
hay kéo dài và chi phối thái độ hành vi của chúng ta trong “phút đầu gặp gỡ”
hay “lần đầu tiên gặp gỡ”. Cần phải xác định rõ ở đây ấn tượng ban đầu là ở
“phút đầu gặp gỡ” hay “lần đầu tiên gặp gỡ”: - Nếu hiểu ấn tượng ban đầu là ở
“phút đầu gặp gỡ “thì có thể nói ở cuộc gặp gỡ nào cũng có, dù cho hai bên đã

quen biết nhau từ lâu, gặp gỡ nhiều lần vẫn có những “ấn tượng của phút đầu
gặp gỡ”, chẳng hạn khi bàn đến một lĩnh vực mới mà cả hai bên chưa từng bàn,
hai bên sẽ có những ấn tượng mới mẻ về nhau, về sự am hiểu của nhau về lĩnh
3


vực đó. - Nếu hiểu ấn tượng ban đầu là ở “lần đầu tiên gặp gỡ” thì có thể nói đó
là những nhận xét, những dấu hiệu sơ khai ban đầu mà con người có được về
đối tượng (người khác) trong lần gặp gỡ đầu tiên. Nó là hình ảnh tâm lý về tổng
thể các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái độ,
trang phục mà con người có được về đối tượng (người khác) trong lần tiếp xúc
đầu tiên. Có khá nhiều cách hiểu khác nhau về ấn tượng ban đầu. Theo Bùi Tiến
Quý cho rằng: Ấn tượng ban đầu là cái mà “khi gặp nhau đồng thời người ta
vừa nhận xét vừa đánh giá vừa có ác cảm hay thiện cảm ngay từ phút đầu tiên
không chờ phải nghiên cứu, khảo sát hay thí nghiệm lại những đánh giá ấy.
Hoặc một định nghĩa khác: “Ấn tượng ban đầu thường là một đánh giá một
hình ảnh, một nhận xét một thái độ về đối tượng được hình thành ngay từ phút
đầu gặp gỡ hay lần đầu tiên gặp gỡ”.
-Theo Ấn tượng ban đầu mang tính khái quát cao, là những hình ảnh cung nhất về
đối tượng sau lần tiếp xúc đầu tiên. Đó là những nhận xét, đánh giá của chủ thể
giao tiếp về đối tượng.
-Theo 

Từ định nghĩa của các tác giả trên ta có thể hiểu Ấn tượng ban đầu là

hình ảnh tâm lý về tổng thể các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong,
ánh mắt, nụ cười, thái độ… Sau lần tiếp xúc đầu tiên ta thường có ấn tượng
nhất định ( 24 trang 255 ).
Ấn tượng ban đầu được hình thành trong trí óc của con người trên cơ sở
nhận thức cảm xúc, trực giác những rung cảm, của cá nhân về những đặc điểm

riêng của người đó hay một thông tin nào đó về họ. Như vậy, hình ảnh mà chúng
ta xây dựng về người đó thường mang tính chủ quan, lượng thông tin có thể
chưa chắc chắn, đầy đủ, do vậy hình ảnh đó thường thiếu chính xác.

4


-Theo Giáo trình tâm lý học xã hội, TH.S. Tiêu Thị Minh Hường, TH.S. Lý Thị
Hàm, TH.S Bùi Xuân Mai,20122.1.2 Các lý thuyết nghiên cứu về ấn tượng ban đầu.
 Lý thuyết về đặc điểm trung tâm.
Asch Saloman, nhà tâm lý học Mỹ nghiên cứu về vấn đề này, theo ông
mỗi nhân cách có những đặc điểm trung tâm và đặc điểm trung tâm đó có ý
nghĩa quyết định gây ấn tượng về họ. Ông đã tiến hành thí nghiệm (1964) như
sau:
Ông cho hai nhóm sinh viên nhận xét về hai người có những tập hợp đặc
điểm gần giống nhau, chỉ khác ở một đặc điểm.
Người A có đặc điểm
Thông minh
Cần cù
Nồng nhiệt
Kiên quyết
Thực tế
Thận trọng

Người B có đặc điểm
Thông minh
Cần cù
Lạnh lùng
Kiên quyết
Thực tế

Thận trọng

Sự khác nhau về tính cách ở nhóm I so với nhóm II chỉ là từ “Nồng nhiệt”
thay bằng “Lạnh lùng”. Asch đã coi các từ nồng nhiệt hay lạnh lùng như những
đặc điểm cực kỳ quan trọng, có thể xuất phát từ đó các cá nhân dựng lên những
sự mô tả phức tạp về nhân cách người khác. Sau khi xem xét hàng loạt tính từ về
nhân cách con người, các nghiệm thể phải nói lên những ấn tượng của mình về
nhân cách giả định ấy và sau đó, những phán xét về người này xuất phát từ
những đặc trưng khác do họ cảm nhận.
Kết quả thực nghiệm cho thấy ở nhóm I, các nghiệm thể cho rằng đó là một
người tin tưởng vào những điều đúng đắn, muốn mọi người hiểu quan điểm của
mình, chân thành khi tranh luận và mong ý kiến, quan điểm đó được thừa nhận.
Ở nhóm II, các nghiệm thể cho rằng đó là một kẻ đua đòi, thấy mình thành công,
thông minh đã tưởng là khác người, và cho đó là người tính toán, lãnh cảm.
5


Ba yếu tố được rút ra từ thực nghiệm của Asch: Thứ nhất, các nghiệm thể đã
tổ chức các đặc điểm khác nhau thành một tổng thể chặt chẽ. Thứ hai, trong sự
mô tả ấy có một sự khác nhau nổi bật, tùy theo các danh mục ghi từ “Nồng
nhiệt” hay “Lạnh lùng”. Cuối cùng, rõ ràng các từ “Nồng nhiệt” và “Lạnh lùng”
đã có ảnh hưởng đặc biệt đối với tri giác chung. Từ đó Asch rút ra kết luận rằng
một số đặc điểm đóng vai trò là những nhân tố tổ chức trung tâm trong tri giác,
trong khi những đặc điểm khác chỉ có ý nghĩa thứ yếu. Theo ông có những đặc
điểm là tác nhân kích thích định hướng và có những đặc điểm chỉ bám theo.
Chính những đặc điểm thứ nhất quy định một ấn tượng tổng thể và tạo ra những
suy diễn về những đặc điểm khác. Chẳng hạn, 91% số đối tượng thực nghiệm đã
cảm nhận người “Nồng nhiệt” như một người hào hiệp. Trong khi chỉ có 9%
trong số đó coi người “Lạnh lùng” là hào hiệp. Như vậy, có một số đặc điểm
được coi là nhân tố tổ chức trong chừng mực chúng quy nạp những đặc điểm

khác mà người ta chú ý tới một cách tích cực hoặc tiêu cực.

Bảng: Một số nét tính cách mới do các nghiệm thể tưởng tượng từ người A và B

Nét mới

Người A

Người B

Hào phóng

91%

8%

Khôn khéo

65%

25%

Hạnh phúc

90%

34%

Biết cách sống


94%

17%

Đáng tin

94%

99%

Nhìn vào các nét tính cách mới do các nghiệm thể tưởng tượng từ người A
và B chúng ta thấy tính cách “Nồng nhiệt” hay “Lạnh lùng” đã chi phối rất lớn
đến ấn tượng của người tri giác. Vì vậy các nét tính cách mới của người A và
người B có giá trị rất khác nhau. Điều này nói lên rằng cặp tính cách “Nhiệt
6


tình” – “Lạnh lùng” chính là những đặc điểm trung tâm trong quá trình tri giác
ban đầu của con người.
TH: T.Giang – SCDRC
=>>

Kết quả cho thấy các sinh viên nhận xét người A khác hẳn với người B.

Họ nhận xét người A là một người tin tưởng vào những điều đúng đắn, muốn
mọi người hiểu quan điểm của mình, chân thành khi tranh luận, mong ý kiến,
quan điểm của mình được mọi người thừa nhận. Người B là một kẻ đua đòi,
thấy mình thành công, thông minh đã tưởng là hơn người, đó là một người tính
toán và lãnh cảm.
Như vậy theo Asch cặp đặc điểm “ nồng nhiệt – lạnh lùng” được coi là

những đặc điểm trung tâm, là yếu tố chính để tạo ra hình ảnh ban đầu về người
A hay B, và nếu thay cặp đặc điểm đó bằng một cặp đặc điểm khác thì họ sẽ
nhận được những hình ảnh với những nhận xét khác nhau với nhận xét ban đầu.
Như vậy khi tri giác người nào đó thì có những đặc điểm đặc trưng đã làm
cho ta định hướng vào đó để nhận xét về đối tượng mà ta đang tri giác.
-Theo Giáo trình tâm lý học xã hội, TH.S. Tiêu Thị Minh Hường, TH.S. Lý Thị
Hàm, TH.S Bùi Xuân Mai,2012 Lý thuyết nhân cách ngầm ẩn.
Ngoài việc tri giác theo các đặc điểm trung tâm, sơ đồ nhân cách ngầm ẩn là
cơ sở thứ hai để giải thích quá trình hình thành ấn tượng về người khác. Có thể
hiểu: Sơ đồ nhân cách ngầm ẩn là hình ảnh ổn định trong đầu mỗi người về các
kiểu loại người khác nhau, do trải nghiệm cuộc sống mang lại. Khi tri giác người
lạ, sơ đồ nhân cách ngầm ẩn trong đầu người tri giác hoạt hóa nó, nó giúp chủ
thể phán đoán xem đối tượng tri giác của mình là con người như thế nào. Thuyết
Nhân cách tiềm ẩn do Taguri và Bruner (1954) đưa ra nhằm lý giải xu hướng
đánh giá nhân cách của chúng ta đối với người lạ. Theo hai ông, sơ đồ nhân cách
7


ngầm ẩn hoạt động theo khuynh hướng gộp các nét tính cách gần giống nhau
hoặc đổi ngược nhau một cách trực giác. Chúng ta tổ chức tri giác của mình về
người khác bằng cách đơn giản hóa những thông tin, “khoanh vùng” người khác
vào những phạm trù sơ lược để dễ dàng có ý niệm về họ. Cách gộp các nét tính
cách này giúp cho chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được người khác với những
nét tính cách tạo nên một nhân cách tương đối hoàn chỉnh. Và khi tri giác người
khác, chỉ cần nhận thấy một vài đặc điểm nổi bật ở đối tượng là người tri giác đã
có thể khoanh vùng nhân cách của đối tượng. Điều này có nghĩa là sơ đồ nhân
cách ngầm ẩn đã hoạt hóa trong đầu người tri giác.
TH: T.Giang – SCDRC
Trong quá trình giao tiếp con người tích lũy được nhứng kinh nghiệm cho
bản thân về cách đánh giá nhân cách người khác. Thực ra những kinh nghiệm

này chưa đầy đủ và khi gặp một hoàn cảnh tương tự thì nó được liên hệ đến một
nét tính cách đã được tích lũy sẵn trong đầu qua kinh nghiệm (theo một sơ đồ)
và từ đó đưa ra hình ảnh mà ta tri giác. Như vậy có sự ảnh hưởng liên tưởng của
những nét tính cách tới quá trình hình thành những ấn tượng ban đầu và hình
ảnh này cũng mang tính chủ quan.
-Theo Giáo trình tâm lý học xã hội, TH.S. Tiêu Thị Minh Hường, TH.S. Lý Thị
Hàm, TH.S Bùi Xuân Mai,2012Các hiệu ứng chi giác tri phối tới sự hình thành ấn tượng ban đầu.
 Thông tin ban đầu.
Những thông tin đầu tiên đến với chúng ta thường có ý nghĩa đặc biệt, đóng
vai trò quan trọng hơn so với những thông tin tiếp theo. Nếu những đặc điểm
tích cực được nêu lên đầu tiên thì các đối tượng sẽ có ấn tượng tích cực và
ngược lại.
Thí nghiệm của Asch: cho hai nhóm sinh viên hai bảng tính cách giống
nhau nhưng trình tự ngược nhau. Nhóm thứ nhất được giới thiệu tích tích cực
trước: thông minh, chăm chỉ, bốc đồng, hay phê phán, ương ngạnh, ghen tị; và
nhóm thứ hai cũng như vậy nhưng với thứ tự ngược lại.
8


Kết quả: nhóm thứ nhất cho đó là một người có năng lực và biện hộ cho
tính ương ngạnh; nhóm thứ hai có ác cảm hơn.
Như vậy thứ tự thông tin rất quan trọng đối với tri giác xã hội, những đánh
giá ban đầu có tính chất áp đặt, điều đó cho phép hiểu tại sao chúng ta vẫn tiếp
tục cảm nhận một người nào đó là hung dữ hay thân thiện mặc dù sau đó có
những thông tin trái ngược. Hay nói cách khác nó giải thích tại sao ấn tượng ban
đầu lại bị ảnh hưởng lớn bởi những thông tin đầu tiên.
-Theo Hiệu ứng bối cảnh.
Hiệu ứng bối cảnh được hiểu là khi một đặc điểm tích cực đi với một vai xã
hội tiêu cực thì ấn tượng tiêu cực của ta đối với đối tượng giảm xuống, và ngược
lại khi một đặc điểm tiêu cực đi kèm với một vai xã hội tích cực thì ấn tượng

tiêu cực của ta với đối tượng sẽ tăng lên.
Ví dụ: một người cha (vai xã hội tích cực) về trách nhiệm với con cái (đặc
điểm tiêu cực), thì sẽ gây ấn tượng rất xấu.
Hoặc một đứa trẻ lang thang (vai xã hội tiêu cực) hào phóng chia miếng
bánh ngọt cho một trẻ khác (đặc điểm tích cực), sẽ gây ấn tượng hết sức đẹp.
-Theo  Hiệu ứng quầng tán.
Người phát hiện ra mối liên hệ của hiệu ứng quầng tán và tri giác là
B.Thornlike (nhà tâm lý học hành vi, Mỹ): chúng ta thường xuất phát từ những
ấn tượng mang tính cục bộ, mang tính hạn hẹp, sau đó mới mở rộng ra và dần
dần ta mới có những ấn tượng trọn vèn là xấu hoặc tốt về con người.
Thí nghiệm của Kelly (1950): một giáo viên mới đến dạy ở một lớp nhóm A
được thông báo đây là một thấy nhiệt tình còn nhóm B được biết đây là một thầy
lạnh lùng.

9


Sau buổi học người ta kiểm tra lại sự cảm nhận của sinh viên về thầy giáo.
Kết quả: nhóm A cho rằng thầy dễ cảm thông, tốt bụng vui tính hay pha trò,
nhóm B cho rằng thầy khô khan, nghiêm khắc.
Như vậy, từ những ấn tượng ban đầu, sinh viên đã nảy sinh những suy
đoán, từ suy đoán này phát tán ra những phẩm chất khác phù hợp với những caí
mà họ đã tri giác được từ ban đầu.
Thí nghiệm đã chứng minh trong qúa trình hình thành những ấn tượng ban
đầu, sự suy đoán đóng vai trò rất quan trọng và hiệu ứng quầng tán là kết quả
của sự mở rộng, sự khuyếch đại những suy đoán chủ quan của cá nhân. Nếu ưu
điểm toả sáng thì sẽ che lấp những khuyết điểm và ngược lại.
-Theo  Yếu tố hấp dẫn thể chất.
Ấn tượng ban đầu của chúng ta còn bị phụ thuộc vào việc đối tượng đó có
hấp dẫn với chúng ta không và sẽ rất dễ quên lỗi của họ họăc tôn ưu điểm của họ

nếu họ có thể hình đẹp. Như vậy, sự phi lý trong phán xét đã tham gia vào quá
trình tri giác, ảnh hưởng tới quá trình tri giác của chúng ta.
Qua những phân tích trên, ta có thể thấy ấn tượng ban đầu được hình thành
bởi cơ chế hết sức phức tạp, nó phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý của chủ thể tri
giác như kinh nghiệm, vốn sống, trình độ hiểu biết, tâm thế sẵn có, động cơ, nhu
cầu… do đó nó mang tính chủ quan, hơn nữa lại bị nhiều hiệu ứng tri giác tác
động làm tăng cường hoặc giảm bớt thậm chí làm méo những đặc điểm của đối
tượng. Ấn tượng ban đầu thường kéo dài, nó có ý nghĩa quyết định đến thái độ
và hành vi ứng xử tiếp sau đó của chúng ta với đối tượng.
-Theo -

10


2.1.3Ảnh hưởng của ấn tượng ban đầu đến quá trình giao ti ếp.
Những đánh giá ban đầu được ạo bởi án tượng ban đầu thường quyết định
thái độ ứng xử tiếp đó của ta với đối tượng và có những áp đặt đối với những
thông tin tiếp theo. Tính cố kết của ấn tượng ban đầu tác động lên con người,
làm cho chúng ta thường có khuynh hướng không tiếp nhận những thông tin
mới, sự kiện mới để làm thay đổi ấn tượng đã được xây dựng trước đó.
Khi đã hình thành một ấn tượng nhất định thì con người thường có xu
hướng tìm kiếm những thông tin mới khác để củng cố, tăng cường sự đánh giá
(ấn tượng) mà đã đưa ra. Biểu hiện ở:
Hiệu ứng “hào quang”: khi ta có ấn tượng tốt về người nào đó ta thường
đánh giá tốt về họ, những đặc điểm tiêu cực bị mờ nhạt đi. Ngược lại nếu
ấn tượng về một người nào đó xấu thì phẩm chất của họ bị đánh giá xấu
hơn, cái tốt của họ bị che lấp “yêu nên tốt, ghét nên xấu”.
Hiệu ứng “liên tục”: lần đầu nhìn thấy hành vi của một người nào đó như
thế nào thì lần sau ta có khuynh hướng cũng nhìn thấy họ như vậy.
Hiệu ứng “độ lượng khoan dung”: sự thiện cảm quá mức đã làm cho ta

không đánh giá đúng được những thiếu sót của người mà mình giao tiếp.
Hiệu ứng “cảm thông”: khi ta chi giác người đó với đồng cảm thì ta
thường có những đánh giá đúng về họ.
Như vậy ấn tượng ban đầu mang tính chủ quan, khó xác định, bị nhiều hiệu
ứng tác động không dễ xóa nhòa. Nó quyết định nhiều thái độ ứng xử tiếp đó
của chúng ta đối với đối tượng.
-Theo Giáo trình tâm lý học xã hội, TH.S. Tiêu Thị Minh Hường, TH.S. Lý Thị
Hàm, TH.S Bùi Xuân Mai,2012-

11


2.2 Vai trò của ẩn tượng ban đầu trong cuộc sống và nghành h ọc.
2.2.1 Vai trò của ấn tượng ban đầu
Thứ nhất: Ấn tượng ban đầu là những dấu hiệu sơ khai và chủ yếu là những
dấu hiệu bề ngoài nhưng chính nó lại là những tiền đề để hiểu, để phán đoán và
hành động với nội dung tâm lý bên trong của đối tượng giao tiếp. Ấn tượng ban
đầu là “cửa ngõ” quan trọng của quá trình giao tiếp. Trong cuộc sống hàng ngày
có vô số các cơ hội để gặp gỡ người này hay người khác, cho nên nếu trong lần
tiếp xúc đầu tiên mà đối tượng không gây được cảm tình đối với ta thì sẽ khó có
thể có lần giao tiếp tiếp theo và như vậy mối quan hệ giữa hai người sẽ không
thể thiết lập, nhưng nếu có ấn tượng tốt, người ta sẽ có mong muốn được gặp lại
đối tượng và như thế là một yếu tố quan trọng để người ta xây dựng các mối
quan hệ với nhau.
Thứ hai: Nó định hướng cho việc tìm kiếm những những thông tin về đối
tượng trong những cuộc giao tiếp tiếp theo, vì ấn tượng ban đầu cho ta ý niệm
chặt chẽ về đối tượng, nó là cơ sở để cho ta chọn lọc những thông tin phù hợp
với những gì ta đã biết về đối tượng và định giá những thông tin không phù hợp
Thứ ba: Ấn tượng ban đầu giúp ta nắm bắt được những đặc trưng của người
khác, nắm bắt được những phản ứng của chúng ta và quyết định những hành vi

sắp tới mà không sợ mắc quá nhiều sai lầm. Ấn tượng ban đầu là hình ảnh về
đối tượng giao tiếp cho nên trước hết nó phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng
giao tiếp, đặc biệt là những đặc điểm bề ngoài như : đầu tóc, ăn mặc, ánh mắt
nhìn, nét mặt, nụ cười, tư thế, cử chỉ, điệu bộ, nói năng…
Thứ tư: Ấn tượng ban đầu bị chi phối bởi cảm xúc, do vậy nó ảnh hưởng
đến cách ứng xử về sau. Ấn tượng ban đầu mang đậm màu sắc chủ quan, kèm
theo đó là những xúc cảm, tình cảm: quý mến hay gét, thích hay không thích,
hài lòng hay không hài lòng. Thì thái độ đó sẽ chi phối cách ứng xử của những
quá trình giao tiếp về sau. Nếu có ấn tượng ban đầu là tốt thì họ sẽ hào hứng
12


tiếp tục quan hệ còn nếu không thì quan hệ tiến triển sẽ rất khó khăn, hoặc
không quan hệ nữa, vì người ta thường tìm kiếm những thông tin phù hợp với
thái độ sẵn có về đối tượng.
Thứ năm: Nếu như ấn tượng ban đầu không tốt, sẽ mất công sức để lấy lại
thiện cảm từ đối tượng giao tiếp.
-Theo Vận dụng trong cuộc sống và nghành học
Nếu chỉ nói trên lý thuyết như trên thì có lẽ ai cũng có thể nói được và
đều cho nó là đơn giản. Thế nhưng khi vận dụng vào thực tế thì chúng ta mới
thấy nó không hề đơn giản như một cái “phủi tay” mà chúng ta nghĩ. Chẳng hạn,
áp vào bản thân em khi viết tiểu luận này. Lúc bắt đầu mới bắt đầu viết thì em
chỉ nghĩ đơn giản “à, mình chỉ cần copy page ra là được”. Thế nhưng khi bắt đầu
bắt tay vào viết thì em mới ngộ ra rằng, mới soi vào chính bản thân mình và một
điều đáng buồn là: em – là một sinh viên khoa công tác xã hội, là một nhân viên
công tác xã hội tương lai, thế nhưng em không hề, thậm chí còn “ bơ” đi cái việc
gây ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU cho lần gặp đầu tiên cả. Thật vậy, em vẫn giữ thói
quen lúc học cấp ba để áp vào đại học. Đó là chỉ cần mình chuẩn bị tốt nội dung
là được, còn những thứ khác có hay không không quan trọng. Điều đó đúng
nhưng chưa đủ phải không ạ. Ngoài chuẩn bị tốt về nội dung ra chúng ta còn

phải coi trọng về hình thức của mình. Tuy nhiên không được quá “lố”, nó phải
phù hợp với từng hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa là bạn đang giúp mình tự tin hơn
và đặc biệt là bạn rất tôn trọng đối tượng bạn gặp mặt. Soi vào chính bản thân
em, khi mà em được giao một nhiệm vụ đó là : thuyết trình về nội dung bài học
nào đó. Khi nhận được nội dung của bài thuyết trình thì em chuẩn bị về phần nội
dung rất tốt, có thể nói là xuất sắc. Em cư nghĩ là bài thuyết trình đó sẽ được cô
và các bạn hưởng ứng, thế nhưng khi em xuất hiện, chỉ vài giây thôi chào mừng
em là những ánh mắt thất vọng, thậm chí có cả sự khinh thường ở trong đó.
13


Trong buổi thuyết trình hôm đó em “diện” một combo dép lê và đầu tóc bù xù
=> ấn tượng ban đầu không tốt => phần nội dung thuyết trình đương nhiên
không tốt => không muốn nghe bài thuyết trình. Giả sử đặt ra, nếu em đã chuẩn
bị tốt phần nội dung, em chú ý về trang phục, về trang phục (yếu tố hấp dẫn về
thể chất), hiệu ứng bối cảnh, hiệu ứng hào quang (máy chiếu và các phương tiện
hỗ trợ…) hay cái đơn giản là nở nụ cười thôi thì có lẽ bài thuyết trình của em sẽ
tốt hơn. Đôi khi chúng ta chỉ cần nhìn họ và nở nụ cười là có thể để lại ấn tượng
ban đầu thật tốt cho đối phương. Qủa thật vậy, đặt ngay vào trong cách nhìn của
em thôi, nếu có một người xuất hiện với vẻ ngoài chỉn chu, ưa nhìn thì tất nhiên
sẽ gây được ấn tương ban đầu tốt, thiện cảm tốt. Như thế thành công đã được
một nửa còn phần nội dung như thế nào là do bản thân thể hiện thôi. Tuy nhiên
giọng nói cũng là yếu tố quyết định chúng ta có để lại ấn tượng tốt cho đối
phương hay không. Nếu chúng ta nói quá to hoặc quá nhỏ sẽ khiến đối phương
khó chịu và đương nhiên hậu quả là sẽ để lại ấn tượng không tốt. Điều cần chú ý
là nếu chỉ đứng như tượng để thuyết trình thì trông sẽ cứng nhắc chính vì thế
nên thêm những cử chỉ vào trong phần thuyết trình. Đặc biệt chú ý nữa là chúng
ta phải lắng nghe đối phương nói gì, đừng chỉ tập trung nói vấn đề của mình.
Đấy là chỉ áp vào một ví dụ nho nhỏ trong quá trình học tập mà thôi. Sau này ra
trường, khi mà tham gia phỏng vấn xin việc mình chuẩn bị tốt về mặt hình thức

và nội dung thì việc gây ấn tượng ban đầu cho đối tượng đương nhiên tốt, khi
mà gây ấn tượng tốt cho những người phỏng vấn mình thì mình sẽ cảm thấy tự
tin để thể hiện mình hơn, để khẳng định tài năng của mình hơn. Hay khi mình
đứng trước thân chủ của mình, mình gây được ấn tượng ban đầu tốt thì thân chủ
sẽ có thiện cảm => dễ dàng chia sẻ vấn đề mình đang gặp phải. Khi mà thân chủ
dễ dàng chia sẻ, tin tưởng ta như vậy thì mình sẽ tự tin thể hiện kỹ năng của
mình hơn. Đừng quên, để tạo ấn tượng tốt thì chúng ta phải lắng nghe thân chủ
nói gì, đừng quá tập chung đến nội dung của mình. Cho họ thấy rằng mình là
một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và họ đã đặt niềm tin đúng chỗ.
Chẳng ví dụ đâu xa, ngay trong tình yêu cũng thế. Khi mà chúng ta đã xác nhận
14


được mục tiêu thì chúng ta sẽ tìm cách tiếp cận họ. Sau khi đã khai thác đầy đủ
thông tin về đối tượng thì bước cuối cùng là gặp mặt đối tượng. Nếu chúng ta
gây ấn tượng ban đầu tốt thì đương nhiên những diễn biến tiếp theo sẽ thuận lợi
hơn. Vậy để gây được ấn tượng ban đầu thì chúng ta cần làm gì? Sau một tìm tài
liệu tham khảo thì em có đưa ra một số lưu ý để chúng ta có thể gây ấn tượng
ban đầu tốt hơn.
3. Kết luận
Cần nắm được khái niệm ấn tượng ban đầu là gì? – là hình ảnh tâm lý về
tổng thể các đặc điểm diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười, thái
độ… Sau lần tiếp xúc đầu tiên ta thường có ấn tượng nhất định. Nắm được các
lý thuyết về ấn tượng ban đầu: lý thuyết về đặc điểm trung tâm và lý thuyết cách
ngầm ẩn. Tiếp đến là nắm đươc những ảnh hưởng của ấn tượng ban đầu đến quá
trình giao tiếp. Cuối cùng là cách vận dụng trong cuộc sống và nghành học, đơn
giản là chúng ta để ý đến một số yếu tố chi phối về ấn tượng ban đầu: Luôn
đúng giờ, phải thật bình tĩnh và tự tin, biết cách để thể hiện bản thân, đương
nhiên không phải mặt lúc nào cũng cau có, khó chịu… chúng ta phải nở nụ cười
chiến thắng. Trong khi giao tiếp cần ăn nói nhẹ nhàng, lịch sự, nói vừa đủ nghe

và khi nói cần kết hợp lời nói với cử chỉ. Yếu tố cuối cùng là trang phục của
chúng ta, chúng ta ăn mặc đẹp cũng giúp chúng ta tự tin và thể hiện thái độ tôn
trọng đối tượng và chúng ta cần lắng nghe người khác nói nên suy nghĩ của
mình, đừng để quá tập chung vào mình mà không lắng nghe họ.

Chúc cô
15


16



×