Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.84 KB, 25 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tài chính trung gian đặc biệt
trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Hệ
thống ngân hàng với mạng lưới chi nhánh rộng khắp có khả năng tác động
tới sự phát triển của tất cả mọi lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế. Hoạt động của
NHTM luôn tiềm ẩn những rủi ro có khả năng ảnh hưởng dây chuyền tới nhiều
đối tượng trong nền kinh tế. Phân tích tài chính (PTTC) của NHTM hiện nay đã
được rất nhiều đối tượng quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài
chính trên thế giới diễn ra gần đây có liên quan đến hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng. Để giúp cho các đối tượng quan tâm có thể dễ dàng tiếp
cận, phân tích và đưa ra các quyết định của mình thì cần thiết phải có một hệ
thống thông tin tài chính minh bạch, đầy đủ rõ ràng, trong đó hệ thống chỉ tiêu
PTTC tại các NHTM là bộ phận thông tin quan trọng, không thể thiếu cần
phải hoàn thiện để góp phần cung cấp thông tin tài chính một cách tổng hợp,
đầy đủ về tình hình tài chính của NHTM cho các chủ thể quan tâm.
Hiện nay nhiều NHTM trên địa bàn Bắc Ninh hoạt động với quy mô
nhìn chung vẫn còn nhỏ bé, hiệu quả hoạt động của ngân hàng chưa cao, hình
thức khai thác sản phẩm vẫn còn đơn điệu, trình độ thẩm định kinh tế - kỹ
thuật đối với từng dự án và từng doanh nghiệp còn thấp, đáng chú ý hơn còn
có một số tổ chức tín dụng (TCTD) ngoài quốc doanh chạy theo thành tích,
chạy theo lợi nhuận đơn thuần nên thường va vấp trong hoạt động kinh
doanh, đã hoặc đang rơi vào nguy cơ mất vốn, phá sản mất khả năng thanh
toán. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, đồng thời
công tác PTTC tại chi nhánh các NHTM còn chưa được thường xuyên, chưa
thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý, đặc biệt là hệ thống chỉ tiêu phân tài
chính chưa được xây dựng và sử dụng một cách phù hợp.
Xuất phát từ lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện hệ thống
chỉ tiêu phân tích tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh" làm luận án tiến sĩ Kinh tế.


2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu PTTC là công cụ quan trọng để thực hiện phân tích và
quản trị tài chính trong các đơn vị. Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về PTTC công ty cổ phần và hệ thống chỉ tiêu PTTC trong các đơn vị.
Luận án tiến hành khái quát một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài


2
nước liên quan đến đề tài nghiên cứu theo các khía cạnh: Các công trình
nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu PTTC và các công trình nghiên cứu khác liên
quan đến NHTM
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống chỉ tiêu
phân tích tài chính
- Trong cuốn Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp của Học viện
tài chính do GS,TS Ngô Thế Chi và PGS,TS Nguyễn Trọng Cơ làm chủ biên
(tái bản năm 2015); trong cuốn "Đọc và phân tích báo cáo tài chính" do
PGS,TS Nguyễn Trọng Cơ và PGS,TS Nghiêm Thị Thà làm chủ biên (tái bản
năm 2017) cho thấy để diễn đạt được nội dung PTTC doanh nghiệp, theo quan
điểm của tập thể tác giả đến từ Học viện Tài chính đã sử dụng hệ thống các
chỉ tiêu như: Hệ thống chỉ tiêu phân tích khái quát tình hình tài chính doanh
nghiệp; Hệ thống chỉ tiêu phân tích chính sách tài chính; Hệ thống chỉ tiêu
phân tích tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Các chỉ tiêu phân tích
tình hình và kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu về dòng tiền, các chỉ tiêu về tình
hình công nợ, khả năng thanh toán và các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng
vốn; Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và giá trị doanh nghiệp;
Hệ thống chỉ tiêu phân tích và dự báo rủi ro; Hệ thống chỉ tiêu dự báo báo cáo
tài chính doanh nghiệp.
Trong cuốn "Phân tích báo cáo tài chính" của PGS,TS Nguyễn Năng Phúc
(tái bản 2011) và cuốn "Phân tích báo cáo tài chính" của PGS,TS Nguyễn Ngọc
Quang (tái bản 2013) của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, để diễn đạt

được nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp thì cần sử dụng hệ thống
các chỉ tiêu phân tích như: Hệ thống chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài
chính của doanh nghiệp bao gồm: các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình huy
động vốn, mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp, các chỉ tiêu đánh giá khả
năng thanh toán và khả năng sinh lời của doanh nghiệp; Hệ thống chỉ tiêu phân
tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính bao gồm: các chỉ tiêu phân tích cơ cấu
tài sản và nguồn vốn; các chỉ tiêu phân tích luân chuyển vốn và ổn định nguồn
tài trợ; Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán; hệ
thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh; Hệ thống chỉ tiêu phân tích dấu
hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính; Dự báo chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Trọng Cơ (1999) với đề tài "Hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong doanh nghiệp cổ phần phi tài chính ở
Việt Nam", luận án đã đi vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC
cho các công ty cổ phần phi tài chính tại Việt Nam. Luận án đã đưa ra các giải


3
pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC, tuy nhiên hệ thống chỉ tiêu này được
tác giả xây dựng cho các công ty cổ phần phi tài chính nói chung ở Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Quang (năm 2002) với đề tài "Hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng ở
Việt Nam", luận án đã chú trọng vào hoàn thiện và xây dựng hệ thống chỉ tiêu
PTTC trong các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam. Trong công trình này, tác
giả đã nghiên cứu thực trạng hệ thống chỉ tiêu PTTC trong doanh nghiệp xây
dựng nói chung và đề xuất hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC cho các doanh
nghiệp này. Tuy nhiên, khía cạnh nghiên cứu của luận án tập trung vào PTTC
và hệ thống chỉ tiêu PTTC không đặc thù riêng cho các doanh nghiệp xây
dựng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Xuân (năm 2002) với đề tài "Hoàn thiện
hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Việt Nam", luận án đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về phân tích hoạt động
kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam giai đoạn 1996 - 2000, từ đó đề xuất
giải pháp hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của NHTM ở Việt
Nam hiện nay. Luận án đưa ra hệ thống chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh
doanh của NHTM theo các khía cạnh như đánh giá khái quát tình hình tài sản nguồn vốn; Đánh giá tình hình vốn tự có; đánh giá tình hình huy động vốn;
Đánh giá tình hình dự trữ và khả năng thanh toán; đánh giá tình hình hoạt
động tín dụng; Đánh giá tình hình thu nhập và chi phí; đánh gái tình hình thực
hiện chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng sinh lời. Tuy nhiên, tác giả chưa đi sâu đến
khía cạnh quan trọng của hoạt động NHTM là rủi ro trong kinh doanh của
NHTM, chưa quan tâm đến phân tích dòng tiền, mà trọng tâm viết về hệ thống
chỉ tiêu PTTC trong các doanh nghiệp thương mại và nhằm mục đích phục vụ
quản trị trong nội bộ doanh nghiệp.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Quyên (2010) với đề tài "Hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam", luận án đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu PTTC
chung cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam. Đây cũng là công trình nghiên cứu có nội dung gần với đề tài của luận
án. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thị
Quyên đã đi vào hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC chung cho tất cả các
doanh nghiệp niêm yết thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như bất động sản,
dược phẩm, chế biến thực phẩm,... mà không xây dựng hệ thống chỉ tiêu theo
đặc thù riêng của từng ngành.


4
- Luận án tiến sĩ của Hồ Thị Thu Hương (2012) với đề tài "Hoàn thiện hệ
thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty tài chính ở Việt Nam",
Trên cơ sở mô hình tổ chức quản lý và đặc thù hoạt động kinh doanh của công
ty tài chính, tác giả luận án đã hệ thống hóa các chỉ tiêu PTTC trong công ty
tài chính theo 8 nhóm chỉ tiêu như: Các chỉ tiêu phản ánh quy mô tài chính;

các chỉ tiêu phản ánh chính sách huy động vốn; các chỉ tiêu đánh giá độ an
toàn vốn; các chỉ tiêu phản ánh chính sách tín dụng; các chỉ tiêu phản ánh chất
lượng tài sản; các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán; các chỉ tiêu phản ánh
khả năng sinh lời và các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính. Công ty tài chính
có hoạt động tương tự như ngân hàng nên NCS kế thừa một số nghiên cứu của
đề tài và đi sâu vào hệ thống chỉ tiêu PTTC của các NHTM nói chung và của
chi nhánh NHTM nói riêng.
- Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Minh Hải (2013) về đề tài "Hoàn thiện
hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây
dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải", đề tài đề cập đến
các chỉ tiêu PTTC nhưng trên góc độ là nhóm các chỉ tiêu phân tích hiệu quả
kinh doanh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những công ty xây dựng nhưng
lĩnh vực xây dựng chính là xây dựng các công trình giao thông và thuộc Bộ
Giao thông Vận tải. Hơn nữa, hệ thống chỉ tiêu mà luận án trọng tâm hoàn
thiện chỉ là một phần trong toàn bộ hệ thống chỉ tiêu PTTC của doanh nghiệp.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện năm 2014 của PGS.TS Nghiêm
Thị Thà và tập thể tác giả về: "Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
cho các ngân hàng thương mại" [39], đề tài đã đề cập đến hệ thống chỉ tiêu
PTTC cho riêng ngành ngân hàng, mà cụ thể là các NHTM cổ phần ở Việt Nam.
- Bài báo "Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nhằm tăng
cường công tác kiểm toán" của TS. Trần Quý Liên, đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu khoa học kiểm toán (số 43, năm 2011), Bài báo đề cập đến việc hoàn
thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC trong các DN để phục vụ công tác kiểm toán mà
chưa đề cập đến các chỉ tiêu tài chính của NHTM.
- Năm 2006: Cuốn sách "Key Management Ratios: The clearest guide to
the critical numbers that drive your business", của tác giả Ciaran Walsh viết về
các chỉ tiêu quan trọng sử dụng cho quản trị tài chính doanh nghiệp. Trong
cuốn sách này, tác giả nhấn mạnh đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh
doanh như: Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản, tỷ
suất lợi nhuận trên vốn đầu tư. Tác giả cũng đưa ra tiêu chuẩn để đánh giá

hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trên các chỉ tiêu trên.


5
- Năm 2007: Tại Thái Lan, các nhà nghiên cứu của Trường Đại học
Chulalongkorn (J.Thomas Connelly và Piman Limpaphayom) đã đưa ra mô
hình nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu phân tích trong các doanh nghiệp tại Thái
Lan. Hệ thống này gồm 9 chỉ tiêu PTTC và phi tài chính: 5 chỉ tiêu phản ánh
tình hình tài chính và 4 chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị doanh nghiệp. Các
chỉ tiêu này được trình bày cụ thể trong cuốn sách "Determinants of Corporate
Disclosure and Transparency: Evidence from Hong Kong and Thailand".
- Cuốn sách "Performance measurement and management control:
superior organizational performance", do NXB Elsevier Ltd phát hành năm
2004 tập hợp một số bài viết của các tác giả liên quan đến vai trò của hệ thống
chỉ tiêu PTTC, ảnh hưởng của hệ thống chỉ tiêu PTTC và mô hình xây dựng
hệ thống chỉ tiêu PTTC trong doanh nghiệp.
- Bài báo "Performance efficiency evaluation of the Taiwan’s shipping
industry: an application of data envelopment analysis", của các tác giả Wen Cheng Lin, Chin - Feng Liu (Prof.), Ching - Wu Chu (Prof.) đăng trên tạp chí
Proceedings of the Eastern Asia Society for Transportation Studies, số 5 năm
2005 (các trang 467-476). Bài báo giới thiệu về hệ thống chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính áp dụng trong
ngành công nghiệp vận tải biển của Đài Loan
- Bài báo "Performance Measurement: Questions for Tomorrow", của các
tác giả Umit Bititci, Viktor Dörfler, Sai Nudurupati1 (Đại học Tổng hợp
Strathclyde, Glasgow, UK), Patrizia Garengo (Đại học Tổng hợp Padova,
Italy) đăng trên tạp chí Nghiên cứu SIOM Research Paper Series số 05 tháng
10/2009 của Đại học Glasgow, bài báo giới thiệu về xu hướng phát triển hệ
thống chỉ tiêu PTTC trên thế giới trong điều kiện toàn cầu hóa.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến ngân hàng thương mại
Luận án tiến sĩ của Lê Thị Thanh Mỹ (năm 2017) về đề tài: "Hoàn thiện

phân tích chất lượng tín dụng tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định".
Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về tín dụng và chất lượng tín
dụng trong NHTM, đặc biệt luận án đã làm rõ nội dung phân tích chất lượng
tín dụng NHTM theo các vấn đề như các nhân tố ảnh hưởng; tổ chức phân
tích; công cụ và kỹ thuật phân tích; nội dung phân tích. Luận án đã đưa ra các
giải pháp hoàn thiện phân tích chất lượng tín dụng tại các NHTM trên địa bàn
tỉnh Bình Định. Như vậy tác giả luận án đã đi sâu vào hệ thống chỉ tiêu phân
tích chất lượng tín dụng của NHTM, mà chưa nghiên cứu tất cả các khía cạnh
về tài chính của NHTM.


6
Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Lã Thị Lâm (năm 2015) về đề tài:
"Một số các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế". Luận án đã
đưa ra những vấn đề lý luận về năng lực tài chính của các NHTM và đánh giá
thực trạng năng lực tài chính của các NHTM cổ phần Việt Nam trong điều
kiện hội nhập quốc tế. Qua đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực
tài chính của các NHTM cổ phần trong điều kiện hội nhập.
Luận án tiến sĩ của NCS Trần Trung Dũng (năm 2018) về đề tài: "Quản
lý rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Việt
Nam". Luận án đã đi sâu nghiên cứu về NHTM, hoạt động kinh doanh của
NHTM, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM và đặc biệt luận án đã
làm rõ hơn rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Tóm lại, qua nghiên cứu các công trình của các tác giả trong và ngoài
nước, cho thấy các công trình chủ yếu tập trung trên các khía cạnh sau:
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống chỉ tiêu PTTC: Chủ
yếu tiếp cận đến hệ thống chỉ tiêu PTTC của các doanh nghiệp, tuy nhiên có
một số công trình cách tiếp cận và công thức xác định khác nhau. Luận án sẽ
kế thừa cách tiếp cận về khái niệm hệ thống chỉ tiêu PTTC; phân loại hệ thống

chỉ tiêu PTTC. Bên cạnh đó có một số luận án, công trình NCKH liên quan
đến hệ thống chỉ tiêu PTTC của công ty tài chính hoặc của NHTM trong
những giai đoạn lịch sử nhất định, như vậy tác giả luận án sẽ kế thừa một số
chỉ tiêu tài chính đặc thù của công ty tài chính và NHTM, bên cạnh đó luận án
làm rõ hơn những chỉ tiêu PTTC mà các chi nhánh NHTM cần thiết phải sử
dụng làm cơ sở cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp trong điều kiện
NHNN Việt Nam đang thực thi lộ trình quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II.
- Các công trình nghiên cứu liên quan đến NHTM: Có nhiều công trình
nghiên cứu về chất lượng tín dụng, rủi ro đạo đức, năng lực cạnh tranh...của
NHTM. Tác giả luận án sẽ kế thừa những nội dung mà những công trình trước
đó đã nghiên cứu như khái niệm NHTM, hoạt động kinh doanh của NHTM,
đặc biệt tác giả luận án sẽ nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh vực hoạt động
kinh doanh của các NHTM để làm cơ sở cho việc nghiên cứu những vấn đề lý
luận về chỉ tiêu PTTC các NHTM trong giai đoạn hiện nay khi mà NHNN
Việt Nam đang thực thi lộ trình quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II.
Vì vậy, đề tài "Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh" được phát triển nhằm bổ
sung phần nghiên cứu về cơ sở lý luận và vận dụng thực tiễn trong quản trị


7
NHTM tại các chi nhánh giai đoạn 2015-2017 và khuyến nghị giải pháp đến
năm 2020 theo lộ trình quản trị rủi ro theo Hiệp ước Basel II của Ngân hàng
nhà nước Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC của các NHTM trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu PTTC

của các NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng hệ thống chỉ tiêu PTTC của
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC của các NHTM
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhằm phục vụ quản trị tài chính trong Ngân hàng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống chỉ tiêu PTTC của các
NHTM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Hệ thống chỉ tiêu PTTC phục vụ quản trị trong ngân hàng
- Về không gian: Tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Theo mẫu
28 NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (phụ lục 2.1)
- Về thời gian: Số liệu khảo sát tại 28 NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
giai đoạn từ năm 2015 đến 2017. Các đề xuất và khuyến nghị đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu
Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận
án sử dụng các phương pháp tư duy khoa học như quy nạp, diễn dịch, phân tích,
tổng hợp, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các dữ liệu NCS đã
thu thập được để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống chỉ tiêu
PTTC của các NHTM và thực trạng hệ thống chỉ tiêu PTTC của các NHTM
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5.2. Phương thức nghiên cứu
5.2.1. Quá trình thu thập số liệu
Tác giả tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.


8
Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu mà tác giả tự thu thập được, chưa qua xử

lý. Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua Phiếu khảo sát dành cho các nhà
quản lý hoặc chuyên viên phụ trách tài chính tại các NHTM trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
Theo NHNN Việt Nam, tính đến cuối năm 2017 tại Bắc Ninh có 36 ngân
hàng, trong đó có Chi nhánh ngân hàng nhà nước, 10 NHTM Nhà nước, 21
NHTM cổ phần, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1 ngân
hàng 100% vốn nước ngoài, 1 Ngân hàng Phát triển. Trong đó 31 NHTM là các
chi nhánh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Do trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có nhiều
NHTM nhưng NCS chỉ lựa chọn 28 NHTM được đặt trên các địa bàn thành phố
Bắc Ninh và huyện Từ Sơn và huyện Tiên Sơn là nơi tập trung cơ quan đầu não
của tỉnh, tập trung nhiều doanh nghiệp, nhiều khu công nghiệp, nhiều làng nghề
(Phụ lục 2.1) làm mẫu đại diện để khảo sát.
Cách thức khảo sát là gửi phiếu khảo sát qua Email hoặc gửi trực tiếp.
Phiếu khảo sát được chia thành 2 phần. Phần 1 là thông tin chung về ngân hàng
khảo sát và Phần 2 là nội dung khảo sát. Phiếu khảo sát được NCS tập hợp và
kết quả cả 28 NHTM trên địa bàn đã trả lời phiếu khảo sát và được thể hiện ở
phụ lục 2.3. Bảng tổng hợp kết quả phiếu khảo sát
Dữ liệu thứ cấp: là các dữ liệu đã được xử lý như báo cáo tài chính, báo
cáo thường niên, báo cáo tổng kết, báo cáo quản trị và một số tài liệu khác liên
quan đến ngành Ngân hàng các website của các NHTM, Bộ, của các kết quả
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Các trang web được tác giả tìm
kiếm đọc các bài báo, luận văn, luận án gồm trang web của các ngân hàng và
các trang web chuyên cung cấp các bài báo nghiên cứu liên quan đến luận án.
Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án còn bao gồm các báo cáo (số
liệu được lấy từ các phòng ban, các bộ phận: Phòng kinh doanh, phòng kế toán,
phòng tổ chức, bộ phận bán hàng...). Các dữ liệu này do các NHTM cung cấp
hoặc khai thác được từ các công trình nghiên cứu trước đó như các bài báo, luận
án có liên quan đến luận án; các văn bản của Bộ Tài chính, Tổng cục Thống
kê,... Từ các cơ sở dữ liệu sẵn có này, tác giả trình bày tổng quan nghiên cứu và
tạo ra hệ thống lý thuyết góp phần đi sâu vào phát triển nghiên cứu những nội

dung hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC tại các NHTM.
5.2.2. Quá trình xử lý dữ liệu
Trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân loại,
lựa chọn và tóm lược để có thể sử dụng được. Tác giả đã kiểm tra dữ liệu, nhập
dữ liệu vào máy tính và sử dụng các phần mềm như Excel để tính toán, xử lý và


9
phân tích số liệu nhằm đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Tác giả sử dụng các
phương pháp phân tích nghiệp vụ như so sánh, đối chiếu, tổng hợp, phân tích
đánh giá. Các dữ liệu thứ cấp được tác giả sử dụng trực tiếp trong chương 2
(minh họa thực trạng) và chương 3 (minh chứng cho giải pháp) của luận án.
6. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở xác định được mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, luận án đưa ra các câu hỏi nghiên cứu hướng vào mục đích nghiên
cứu, dựa trên các câu hỏi nghiên cứu với nội dung chủ yếu như sau:
- Nhu cầu sử dụng thông tin của các chủ thể khác nhau liên quan đến các
NHTM từ hệ thống chỉ tiêu PTTC của các NHTM?
- Thực trạng việc vận dụng hệ thống chỉ tiêu PTTC trong các NHTM trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong thực tiễn quản lý của nhà quản trị? Hệ thống chỉ
tiêu PTTC đã đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin để các chủ thể quản lý ra
quyết định như thế nào?
- Hệ thống chỉ tiêu PTTC của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần
được hoàn thiện như thế nào để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin để các chủ
thể quản lý ra quyết định?
7. Các kết quả nghiên cứu dự kiến của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có những đóng góp sau:
- Về lý luận: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ quan điểm về hệ thống chỉ tiêu
PTTC của các NHTM. Những đánh giá này sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng,
nhà nghiên cứu, các cơ quan hoạch định chính sách, giảng viên, sinh viên kinh

tế có nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công việc của mình.
- Về phương diện thực tiễn: Luận án đã khái quát về các NHTM trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh và làm rõ kết quả hoạt động, đặc điểm tổ chức quản lý. Trên
cơ sở điều tra chọn mẫu, luận án đã thấy được thực trạng hệ thống chỉ tiêu
PTTC của các NHTM trên địa bàn tình Bắc Ninh phục vụ cho quản trị ngân
hàng. Qua đó, luận án sẽ đánh giá những kết quả đã đạt được và những hạn chế
về hệ thống chỉ tiêu PTTC của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trên cơ sở định hướng phát triển ngành Ngân hàng trong thời gian tới, căn
cứ vào yêu cầu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC của các NHTM trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh, luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu
PTTC của các NHTM trên địa bàn Bắc Ninh.
Luận án đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước,
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để thực hiện các giải pháp hoàn thiện trên.


10
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính ngân
hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền
kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phương, chủ thể tham gia
nói riêng. Với vai trò quan trọng như vậy, nhưng quan niệm như thế nào về
một ngân hàng, và sự phân biệt nó với các tổ chức phi ngân hàng không phải
là điều đơn giản. Rõ ràng, có thể định nghĩa ngân hàng thông qua chức năng
mà chúng thực hiện trong nền kinh tế.
Theo Luật Ngân hàng của Pháp thì NHTM được định nghĩa: "Ngân
hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào đó thường xuyên nhận
của công chúng dưới hình thức ký thác, hay hình thức khác số tiền mà họ
dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính".
Ở Việt Nam, theo quy định tại Luật các TCTD thì ngân hàng được định
nghĩa như sau: "Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà
hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với
trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ
chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".
Như vậy, dù theo định nghĩa nào thì NHTM là một doanh nghiệp đặc
biệt. Như vậy, có thể hiểu NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có
đối tượng kinh doanh là tiền tệ, sản phẩm của NHTM có tính đặc thù cao, cả
đầu ra và đầu vào đều là tài sản tài chính.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn


11
1.1.2.2. Hoạt động tín dụng
1.1.2.3. Hoạt động thanh toán
1.1.2.4. Hoạt động đầu tư
1.1.2.5. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác
Tóm lại, các NHTM hiện nay, ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ truyền
thống còn thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ khác bằng cách đầu tư vào các

thiết bị kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung ứng các sản phẩm
dịch vụ cho khách hàng sao cho có thể trở thành ngân hàng đa năng hiện đại,
đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để từ đó thu về các khoản lợi nhuận.
1.1.3. Quản trị tài chính các ngân hàng thương mại
Quản trị tài chính của NHTM là việc lựa chọn, đưa ra các quyết định và
tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được các mục tiêu hoạt
động của NHTM.
Xuất phát từ đặc thù của lĩnh vực kinh doanh của NHTM thì trong mọi
trường hợp các nhà quản trị NHTM đều phải đồng thời quan tâm đến tất cả
các mục tiêu vĩ mô và vi mô.
Trên phương diện vĩ mô, nhà quản trị của các ngân hàng luôn phải quan
tâm đến các mục tiêu như: Mục tiêu tăng trưởng về kinh tế, ổn định tiền tệ,
ổn định giá cả và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Trên phương diện vi mô, các nhà quản trị NHTM luôn phải quan tâm
đến các mục tiêu cơ bản như: Tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng; giảm thiểu
rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; Đảm bảo được
khả năng thanh toán của Ngân hàng trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Quản trị tài chính NHTM bao gồm các nội dung như: Quản trị nguồn
vốn huy động; quản trị tình hình đầu tư, sử dụng vốn (tài sản); quản trị thanh
khoản, quản trị dòng tiền, quản trị rủi ro của NHTM.
1.2. Lý luận về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong ngân
hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các
ngân hàng thương mại
Theo PGS,TS. Nguyễn Ngọc Quang - Trường Đại học Kinh tế quốc
dân, trong luận án tiến sĩ của mình có đưa ra quan điểm về bản chất hệ thống
chỉ tiêu PTTC: "Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là tổng thể các chỉ
tiêu tài chính sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm đánh giá hoạt động
tài chính của doanh nghiệp theo yêu cầu của cấp quản lý".
Cũng theo một nhà khoa học khác thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc



12
dân là TS. Trần Quý Liên thì "Hệ thống chỉ tiêu tài chính là một bảng tổng
hợp các chỉ tiêu tài chính nhằm phản ánh tình hình tài chính của doanh
nghiệp phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu".
Hai nhà khoa học trên đều thống nhất ở quan điểm hệ thống chỉ tiêu là
bảng tổng hợp các chỉ tiêu và bảng tổng hợp này được sắp xếp, phản ánh
tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của
các chủ thể sử dụng thông tin.
Tuy nhiên, Theo PGS,TS. Nghiêm Thị Thà thì "Hệ thống chỉ tiêu phân
tích tài chính là toàn bộ các chỉ tiêu tài chính có thể tính toán được ở một
doanh nghiệp trong kỳ phân tích mà thông qua hệ thống chỉ tiêu đó có thể
tiến hành phân tích, đánh giá cũng như dự đoán tình hình tài chính của
doanh nghiệp một cách toàn diện đầy đủ, chính xác làm cơ sở cho việc đưa
ra quyết định của các chủ thể quản lý khác nhau".
Theo quan điểm này thì hệ thống chỉ tiêu PTTC bao gồm các chỉ tiêu
tài chính có thể tính toán được trong từng kỳ phân tích, và phục vụ mục đích
đưa ra các quyết định của chủ thể sử dụng.
Sau khi nghiên cứu quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, tác giả
luận án cho rằng: Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là tổng thể các chỉ tiêu
tài chính mà thông qua hệ thống chỉ tiêu đó có thể tiến hành phân tích, đánh giá
cũng như dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách toàn diện đầy
đủ, chính xác làm cơ sở cho việc đưa ra quyết định của các chủ thể sử dụng.
Ngân hàng thương mại là môt doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh tiền tệ
cho nên, theo quan điểm của nghiên cứu sinh thì: Hệ thống chỉ tiêu phân
tích tài chính của NHTM là một bộ phận cấu thành của hệ thống chỉ tiêu
kinh tế của NHTM, phản ánh toàn bộ tình hình tài chính của ngân hàng
nhằm giúp cho các chủ thể quản lý đưa ra các quyết định phù hợp.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống chỉ tiêu phân tích tài

chính của Ngân hàng thương mại
1.2.2.1. Mô hình tổ chức quản lý của các ngân hàng thương mại
1.2.2.2. Đặc thù về kinh doanh của ngân hàng thương mại và phân cấp
quản lý giữa chi nhánh cấp 1 với hội sở của các ngân hàng thương mại
1.2.2.3. Đặc trưng của ngành tài chính ngân hàng.
Một là, hoạt động mang tính chất ngành dịch vụ: sản phẩm mà NHTM
cung cấp là sản phẩm vô hình.
Hai là, những đặc điểm về tài sản của NHTM: Tài sản mà NHTM đang
quản lý và sử dụng cũng được phản ánh trên bảng cân đối kế toán.
Ba là, đặc trưng của nguồn vốn của NHTM.


13
Bốn là, đặc trưng về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Năm là, đặc trưng về lưu chuyển tiền: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
liên quan khá nhiều đến tiền mặt, vì vậy lưu lượng tiền mặt.
1.2.2.4. Các quy định của cơ quan quản lý nhà nước
1.2.2.5. Quan điểm chỉ đạo của nhà quản lý
1.2.2.6. Ảnh hưởng của các nhân tố khác
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại ngân
hàng thương mại
1.2.3.1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình nguồn vốn huy động
1.2.3.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tài sản của ngân
hàng thương mại
1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình đảm bảo an toàn vốn
1.2.3.4. Các chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ và khả năng
thanh khoản
1.2.3.5. Các chỉ tiêu phân tích tình hình tín dụng và đầu tư
a) Các chỉ tiêu phân tích tình hình tín dụng
Nhóm 1: Chỉ tiêu phân tích quy mô, cơ cấu tín dụng

Nhóm 2: Chỉ tiêu phân tích chất lượng tín dụng
Nhóm 3: Chỉ tiêu phân tích khả năng bù đắp rủi ro
b) Các chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư
1.2.3.6. Nhóm các chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng
thương mại
1.2.3.7. Các chỉ tiêu phân tích tình hình lưu chuyển tiền của ngân hàng
thương mại
1.2.3.8. Các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng
thương mại
1.2.3.9. Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của ngân
hàng thương mại
1.2.3.10. Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của ngân
hàng thương mại
1.3. Kinh nghiệm trên thế giới về hệ thống chi tiêu
phân tích tài chính trong các ngân hàng thương mại và
bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm về giám sát tình hình hoạt động
ngân hàng của Mỹ
1.3.2. Kinh nghiệm sử dụng bộ chỉ số lành mạnh tài chính của khu
vực nhận tiền gửi của Quỹ tiền tệ quốc tế


14
1.3.3. Kinh nghiệm xây dựng khoảng cảnh báo rủi ro của Moody’s
1.3.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Thứ nhất, cần sử dụng mô hình Camels về giám sát tài chính NHTM
thông qua các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn; chất lượng tài sản có
và hiệu quả hoạt động
Thứ hai, ở Việt Nam cần có bộ tiêu chí thống nhất để giám sát ngân
hàng. Đồng thời cần làm rõ các tiêu chí đánh giá. Đồng thời cần sử dụng các

chỉ số để đánh giá sự lành mạnh về tài chính của các NHTM về mức độ đủ
vốn, chất lượng tài sản, về thu nhập và lợi nhuận, về mức độ thanh khoản,
rủi ro ngân hàng.
Thứ ba, sử dụng các chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện ngân hàng từ
các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính; các chỉ tiêu đánh giá tình
hình tài chính của NHTM cần phản ánh được quá trình huy động vốn, sử dụng
và đầu tư vốn; phản ánh khả năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động của NHTM.
Như vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM, nhà quản trị
ngân hàng cần áp dụng các chỉ tiêu nói trên để phục vụ cho mục đích quản
trị tài chính NHTM nhằm nâng cao vị thế của từng ngân hàng trong lĩnh vực
Tài chính - tiền tệ
Chương 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
TRONG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh
2.1.1. Khái quát về các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.2. Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh hiện đang là tỉnh có mật độ ngân hàng dày nhất cả nước, chỉ
đứng sau các thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, Bắc Ninh đã thu hút nhiều
ngân hàng về hội tụ, từ những thương hiệu lâu năm đến các ngân hàng "sinh
sau đẻ muộn". Điều đặc biệt, hầu hết các ngân hàng đều nằm trên tuyến
đường Nguyễn Đăng Đạo (thành phố Bắc Ninh).
Thời điểm cuối năm, các ngân hàng càng trở nên sôi động khi các nhà


15
băng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Từ chỗ chỉ có 1 NHNN và

3 Chi nhánh NHTM (năm 1997) đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 36 chi nhánh
NHTM trong đó có Chi nhánh ngân hàng nhà nước, 10 NHTM Nhà nước, 21
NHTM cổ phần, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng hợp tác xã, 1 ngân
hàng 100% vốn nước ngoài, 1 Ngân hàng Phát triển, với hơn 1.000 điểm giao
dịch, gồm cả các điểm giao dịch tự động ATM, POS. Hết tháng 11, tổng nguồn
vốn huy động của toàn ngành ngân hàng đạt hơn 34.800 tỷ đồng, tổng dư nợ
đạt 32.500 tỷ đồng. Riêng 17 ngân hàng có tổng huy động chiếm 56%, dư
nợ chiếm gần 50%. Sự hội tụ của các ngân hàng, TCTD về đây đã thúc đẩy
sự cạnh tranh lành mạnh, là một trong những điều kiện tiên quyết thu hút
khách hàng với "phố chuyên doanh" này.
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh
Trong những năm qua, ngành ngân hàng Bắc Ninh luôn điều chỉnh, đổi
mới phương thức hoạt động như: Mở rộng mạng lưới hoạt động; Đa dạng hóa
các hình thức huy động vốn và cho vay; Hiện đại hóa công nghệ; Đưa ra các sản
phẩm dịch vụ mới, tiện ích và hiện đại... nên ngành ngân hàng tỉnh đã phát triển
khá toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động; Hiện nay ở Bắc Ninh có gần 300
điểm giao dịch trải rộng khắp các trung tâm huyện lỵ, các khu công nghiệp, các
khu tập trung dân cư và các vùng nông thôn, đưa Bắc Ninh trở thành tỉnh có mật
độ ngân hàng dày nhất toàn quốc, chỉ đứng sau các thành phố trực thuộc
Trung ương, đồng thời cũng là tỉnh duy nhất có mạng lưới ngân hàng mà ở
mỗi huyện, thị đều có từ 05 đơn vị ngân hàng khác nhau hoạt động.
2.1.4. Mô hình tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh
Do sự phát triển các điều kiện kinh tế và xã hội của địa phương cũng
như một số nhân tố khách quan, nên trong quá trình hình thành và phát triển,
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh vẫn có những đặc điểm riêng biệt của
mình trong mô hình tổ chức và hoạt động để phù hợp phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế của ngành Ngân hàng cũng như của địa phương.
Các NHTM trên địa bàn tỉnh thường có mô hình tổ chức của chi nhánh

theo bao gồm: Ban giám đốc. Dưới Ban Giám đốc là các phòng và các tổ
nghiệp vụ tương ứng với các khối: Khối quan hệ khách hàng - Khối quản lý
rủi ro - Khối tác nghiệp - Khối Quản lý nội bộ - Khối trực thuộc...


16
2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính của các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. Thực trạng các chỉ tiêu phân tích tình hình huy
động vốn
2.2.2. Thực trạng sử dụng các chi tiêu phân tích tình hình tài sản của
các ngân hàng thương mại trên địa bàn Bắc Ninh
2.2.3. Thực trạng các chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo an toàn
vốn của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.2.4. Thực trạng các chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ và khả
năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh
2.2.4.1. Thực trạng các chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ của các ngân
hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.2.4.2. Thực trạng các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh khoản của
các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.2.5. Thực trạng các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng của các
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.2.6. Thực trạng các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Qua khảo sát thực tế tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, 100%
các NHTM đã tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Việc phân tích
được thực hiện thông qua các chỉ tiêu doanh thu; thu nhập thuần và lợi nhuận:
Minh họa tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Tiên Sơn.
Bảng 2.14. Kết quả hoạt động của NHTM cổ phần Công


Thương Chi nhánh Tiên Sơn

TT

Chỉ tiêu

VI Thu dịch vụ
1. Phân khúc
KHDN
KHDN lớn
KHDN vừa và nhỏ
KHDN FDI
2.Bán lẻ

Tăng/giảm
%
so 2016
hoàn
KH
thàn
Số
Tỷ
2017
h
tuyệt
lệ
KH
đối (%)
16,711 90% (2,988) -17


Đơn vị

Năm
2016

TH
2017

Tr. đồng

18,027

15,039

Tr. đồng

2,844

3,262

0%

418

15

Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng

Tr. đồng

480
2,348
16
9,271

900
2,269
93
11,777

0%
0%
0%
0%

420
(79)
77
2,506

88
-3
481
27


17
KHDN siêu vi mô

Tr. đồng
cá nhân
Tr. đồng
Thu điều tiết nội bộ
Tr. đồng
+ khác
VII Thu nhập thuần
1. Phân khúc
KHDN
KHDN lớn
KHDN vừa và nhỏ
KHDN FDI
2.Bán lẻ
KHDN siêu vi mô
cá nhân

1,503
1,856

1,893
3,440

0%
0%

390
1,584

26
85


5,912

6,444

0%

532

9

Tr. đồng 104,665 107,796

9,952

11,788
13,419
386
72,530
3,831
68,699

0%
0%
0%
0%
0%
0%

25,718


9,673

0%

825
8
9,065 208
62
19
9,224 15
608
19
8,616 14
(16,0
-62
45)

Tr. đồng

66,136

81,662

Lợi nhuận từ HĐKD

Tr. đồng

74,484


Hoàn DPRRCT

Tr. đồng (8,348)

VIII Lợi nhuận

15,641

25,593

Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng
Tr. đồng

10,963
4,354
324
63,306
3,223
60,083

Tr. đồng

-

3


0%

3.Khác

Tr. đồng

107,5
100% 3,131
90

109,6
74% 15,526
86
(31,3
43,172 94,872 46%
12)
3,420

(20,256) 100% 11,768

23
-42
14
1

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Tiên Sơn)
* Về thu dịch vụ:
Tổng thu phí dịch vụ đến 31/12/2017 là 15.039 triệu đồng hoàn thành 65%
kế hoạch do Ngân hàng Công thương Việt Nam giao và tăng 24% so với năm
2016. Tổng thu từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh là 14.031 triệu đồng

và thu từ điều tiết nội bộ là 1.008 triệu đồng. Thu phí khối khách hàng doanh
nghiệp là 3.262 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21.6% / tổng thu dịch vụ toàn chi nhánh,
thu phí dịch vụ khối bán lẻ (trong đó có các khoản thu từ điều tiết nội bộ) là
11.777 triệu đồng chiếm tỷ trọng 78.4% / tổng thu dịch vụ toàn chi nhánh.
Thu phí dịch vụ năm 2017 tăng đối với các sản phẩm dịch vụ từ hoạt
động tiền gửi, một số các sản phẩm giảm như dịch vụ hoạt động kho quỹ,
nguyên nhân do năm 2017 chuyển đổi mô hình ngân hàng công thương
thành lập các Trung tâm tiền mặt khu vực do vậy các giao dịch tiền mặt liên
quan đến kho quỹ bị hạn chế.

Bảng 2.16. Cơ cấu thu dịch vụ chi nhánh tại các phòng giao dịch
thuộc chi nhánh Tiên Sơn


18
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên đơn vị
PHONG GD BAC TU SON
PGD KHU VUC DONG NGUYEN

PHONG GD CHAU KHE
PHONG GD YEN PHONG
PGD NAM TIEN SON
PHONG GD PHU KHE
PHONG GD NAM BAC NINH
P. KẾ TOÁN
P. BÁN LẺ
P. KHDN
Tổng cộng

Tổng thu nhập
từ hoạt động
dịch vụ
912
952
2,185
1,204
778
898
1,436
4,046
334
2,323
15,068

KH giao

% hoàn
thành


1,950
1,843
3,867
2,058
1,289
1,437
1,486
5,278
758
3,234
23,200

47%
52%
57%
59%
60%
62%
97%
77%
44%
72%
65%

Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Tiên Sơn
Về lợi nhuần thuần (NII) của Ngân hàng TMCP chi
nhánh Tiên Sơn
Thu nhập lại thuần từ hoạt động kinh doanh bao gồm thu nhập lãi thuần
từ huy động và cho vay tại các phòng và thu nhập lãi thuần từ các hoạt động
khác. NII đến 31/12/2017 là 107 tỷ đồng, hoán thành 97% kế hoạch năm

2017 do Ngân hàng Công thương Việt Nam giao, tăng so với 31/12/2016 là
3 tỷ đồng, tỷ trọng tăng là 3%.
Trong đó NII phân khúc khách hàng doanh nghiệp đến 31/12/2017 là
25.593 triệu đồng hoàn thành 104% kế hoạch năm 2017, tăng so với năm
2016 là 9 tỷ đồng, tỷ trọng tăng là 64%. NII phân khúc bán lẻ là 72.530 triệu
đồng hoàn thành 84% kế hoạch do Ngân hàng Công thương Việt Nam giao,
tăng 9 tỷ đồng so với năm 2016 và tỷ trọng tăng là 15%.

Bảng 2.17. Lợi nhuận lãi thuần từ hoạt động kinh doanh tại các
phòng thuộc NHTM cổ phần Công thương chi nhánh Tiên Sơn
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Phòng
NII 31/12/2017
P. KHDN
23,612,787,796
P. BÁN LẺ
10,974,664,308
P. KẾ TOÁN

13,422,964,228
CN TIEN SON - PGD BAC TU SON
12,128,079,995
CN TIEN SON - PGD CHAU KHE
4,470,581,448
CN TIEN SON - PGD DONG NGUYEN
7,663,767,609
CN TIEN SON - PGD NAM BAC NINH
4,010,035,807
CN TIEN SON - PGD NAM TIEN SON
4,324,989,044
CN TIEN SON - PGD PHU KHE
10,873,086,628
CN TIEN SON - PGD YEN PHONG
12,512,933,113
Khác
1,067,479,817

KH 2017
24,006,000,000
10,989,000,000
12,084,000,000
15,919,000,000
5,290,000,000
8,663,000,000
4,421,000,000
5,213,000,000
11,794,000,000
12,492,000,000
-


HT
98%
100%
111%
76%
85%
88%
91%
83%
92%
100%
0%


19
105,061,36 110,871,00 95%
9,793
0,000

Cộng

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Tiên Sơn)
2.2.7. Thực trạng hệ thống các chỉ tiêu phản ánh khả
năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh
Bảng 2.18. Báo cáo của Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Bắc Ninh từ năm 2016-2017
Chỉ tiêu
1. Chênh lệch thu chi

2. Trích DPRR
3. Lợi nhuận trước thuế
4. Thu dịch vụ ròng
5. Tỷ lệ nợ xấu (%)
6. Lợi nhuận sau thuế bình
quân đầu người (trđ/người)

Năm 2016
40.018
17.000
23.018
5.444
1,46

Năm 2017
58.862
9.000
49.862
9.564
0,35

2017 so với 2016
147,09
52,94
216,62
175,68
-1,11

169


336

198,53

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Bắc Ninh năm 2016-2017)
2.2.8. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của
ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
2.3.1. Kết quả đạt được
- Đối với các chỉ tiêu phân tích tình hình nguồn vốn huy động: Các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã sử dụng các chỉ tiêu đánh giá tình hình
nguồn vốn huy động đó là các chỉ tiêu nguồn vốn huy động (tổng số và chi
tiết theo khách hàng lớn; chi tiết theo khách hàng và thị trường; chi tiết theo
hội sở của chi nhánh cấp 1 và phòng giao dịch...) để có một cách nhìn về
cách thức huy động vốn của NHTM trên địa bàn.
- Đối với các chỉ tiêu phân tích tình hình tài sản: Các NHTM trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh đã sử dụng các chỉ tiêu để phân tích tình hình tài sản như
tổng tài sản; tăng trưởng tài sản.
- Đối với các chỉ tiêu phân tích tình hình đảm bảo an toàn vốn: Các
NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã sử dụng các chỉ tiêu như tỷ lệ vốn tự
có trên tổng tài sản, hệ số an toàn vốn để đánh giá tình hình đảm bảo an toàn
vốn tại chi nhánh cấp 1 NHTM.
- Đối với các chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ và khả năng thanh toán


20
- Đối với các chỉ tiêu phân tích tình hình tín dụng và đầu tư
- Đối với các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: tại các

NHTM trên địa bàn Bắc Ninh đã phân tích kết quả kinh doanh thông qua
các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Đối với các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời: Tại một số NHTM
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận trên số lượng
nhân viên để đánh giá hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh.
- Đối với các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính: Các NHTM trên địa
bàn Bắc Ninh đã quan tâm đến rủi ro tài chính, mà chủ yếu là rủi ro tín dụng.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, về các chỉ tiêu phân tích tình hình nguồn vốn huy động
Thứ hai, về các chỉ tiêu phân tích tình hình tài sản
Thứ ba, về các chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ và khả năng thanh
khoản
Thứ tư, về các chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh
Thứ năm, về các chỉ tiêu phân tích tình hình lưu chuyển tiền
Thứ sáu, về các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng tài sản của NHTM
trên địa bàn Bắc Ninh
Thứ bẩy, về các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời
Thứ tám, về các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, một số NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chưa lập đầy đủ
báo cáo tài chính, nhất là chưa quan tâm đến lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
và bản thuyết minh báo cáo tài chính mà chỉ mới lập bảng cân đối kế toán và
báo cáo kết quả kinh doanh tại chi nhánh cấp 1. Một trong những nguyên
nhân là do quan điểm của nhà quản lý trong ngân hàng và tại chi nhánh.
Thứ hai, do các thông tin báo cáo của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh không kịp thời, không thống nhất, thiếu tính hệ thống nên chất lượng
công tác phân tích càng bị hạn chế.
Thứ ba, do các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới được thành lập,
các hoạt động kinh doanh đang ở giai đoạn từng bước hoàn thiện, bởi vậy công

tác phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng mới bắt đầu thực sự có ý nghĩa.
Mặt khác, NHNN chưa đưa ra được hệ thống chỉ tiêu phân tích mang tính thống
nhất, chưa tính toán và công bố được các thông số tài chính mang tính chuẩn
mực (ngoài các chỉ tiêu mang tính chất khống chế để đảm bảo an toàn trong


21
hoạt động kinh doanh ngân hàng) để hướng dẫn cho các NHTM nói chung và
các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng xác định và có cơ sở thực hiện.
Thứ tư, do bản thân các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cũng chưa
thực sự coi trọng công tác phân tích và tổ chức công tác phân tích. Việc
đánh giá hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
hiện nay không thường xuyên, chủ yếu mang tính phòng ngừa là chính, tính
dự báo thấp, tác dụng cho việc hoạch định chiến lược trong kinh doanh ít.
Thứ năm, do trình độ phân tích của nhiều nhà quản trị ngân hàng còn
yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu. Các nhà phân tích còn chưa hiểu rõ ý
nghĩa của các chỉ tiêu, chưa biết lựa chọn thông tin, nguồn số liệu để tính
toán chỉ tiêu. Trong quá trình phân tích, đánh giá thiên về sử dụng các chỉ
tiêu thống kê và thực hiện các phép tính so sánh đơn thuần. Các phương
pháp logic, suy diễn sâu về nghiệp vụ còn ít được đề cập.
Thứ sáu, việc ứng dụng công nghệ tin học vào khai thác, xử lý thông tin
phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá thường xuyên hoạt động kinh
doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh còn rất hạn chế, chủ yếu
làm thủ công nên tốn nhiều thời gian, không kịp thời mà hiệu quả lại thấp.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành Ngân hàng - đến năm
2025, định hướng đến năm 2030

3.1.1. Quan điểm phát triển ngành ngân hàng Việt Nam
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025,
định hướng đến năm 2030
3.2. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích
tài chính của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu PTTC để đảm bảo cung cấp đầy
đủ, chính xác những thông tin kinh tế, tài chính cần thiết phục vụ cho công
tác quản lý và điều hành hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý vĩ mô của NHNN.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích phải phù hợp với đặc
điểm hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các


22
NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có các NHTM đồng thời là có các Ngân
hàng cổ phần. Do đó, Ngân hàng các NHTM trên địa bàn tỉnh có đặc điểm
riêng và mục tiêu riêng, cần một hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích phải phù hợp với chuẩn
mực của hệ thống ngân hàng - và đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn, các
nguyên tắc trên khu vực và thế giới.
Thứ tư, hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích vừa phải phù hợp với luật
pháp, với cơ chế, chính sách quản lý kinh tế tài chính đang có hiệu lực thi
hành đồng thời phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế và yêu cầu
quản lý trong giai đoạn tới.
3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại
của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
3.3.1. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tình hình
nguồn vốn huy động
Thứ nhất: Các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần sắp xếp lại đối
tượng cần phân tích (các chỉ tiêu phần nguồn vốn) theo một trình tự nhất

định và theo các tiêu thức phân loại sao cho phản ánh được hiệu quả, chi tiết
nhất nội dung cần phân tích.
Thứ hai: Để làm rõ cách thức huy động nguồn vốn của NHTM, thì các
NHTM cần sử dụng thêm các chỉ tiêu
Chỉ tiêu vốn tự có trên tổng tiền gửi
Vốn tự có
Tỷ lệ vốn tự có
=
x 100%
trên tổng tiền gửi
Tổng tiền gửi
Tỷ lệ này cho biết mức độ bù đắp của vốn tự có khi tất cả các khách
hàng của ngân hàng đến rút tiền.
Chỉ tiêu vốn tự có trên tổng tài sản
Vốn tự có
Tỷ lệ vốn tự có trên
=
x 100%
tổng tài sản
Tổng tài sản
Tỷ lệ này cho biết mức vốn có thể bù đắp được thua lỗ trong kinh doanh
ngân hàng mà thua lỗ này lại phản ánh thông qua việc giảm sút của tài sản.
Thứ ba: Cần xác định rõ thành phần của vốn chủ sở hữu và cơ cấu của
vốn chủ sở hữu theo quy định của NHNN
3.3.2. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tình hình tài sản
3.3.3. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tình hình dự trữ và khả năng
thanh khoản


23

3.3.4. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh
3.3.5. Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ của
Chi nhánh
3.3.6. Bổ sung các chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
3.3.7. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời
3.3.8. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài
chính của ngân hàng
3.3.8.1. Bổ sung các chỉ tiêu phân tích rủi ro lãi suất
3.3.8.2. Bổ sung các chỉ tiêu phân tích rủi ro hối đoái
Trên đây là hệ thống chỉ tiêu chủ yếu được hoàn thiện nhằm giúp các
NHTM thấy được thực chất tình hình và kết quả kinh doanh của mình, từ đó có
thể ra các quyết định quản lý cũng như hoạch định chiến lược phát triển kinh
doanh trong tương lai. Tuy nhiên, hệ thống các chỉ tiêu trên chỉ là công cụ phục
vụ cho quá trình phân tích, để hệ thống chỉ tiêu đảm bảo tính đúng đắn, khả thi
và phát huy được đầy đủ ý nghĩa của nó trong quá trình phân tích, cần có nhiều
giải pháp đồng bộ không chỉ của bản thân các NHTM mà còn cần có sự hỗ trợ
nhất định từ phía các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng.
3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp
3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, duy trì môi trường kinh tế, chính trị - xã hội ổn định.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện môi trường luật pháp, tạo cơ sở pháp lý cho
hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt
động kinh doanh thông qua việc xây dựng một hệ thống chỉ tiêu chuẩn PTTC
của các NHTM mang tính hướng dẫn, có quy định thống nhất về phương pháp
tính toán sao cho vừa khoa học vừa phù hợp với những điều kiện hiện thời.
Thứ tư, cần hoàn thiện chế độ kế toán và kiểm toán trong hoạt động
ngân hàng.
3.4.2. Đối với ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Thứ nhất, các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh để quản trị tài chính
tại ngân hàng mình cần thiết phải lập đầy đủ báo cáo tài chính, đặc biệt cần
lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh BCTC nhằm phục vụ
quản lý tốt hơn tài chính của chi nhánh.


24
Thứ hai, các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nên có một bộ phận
chuyên trách trong việc PTTC với đội ngũ cán bộ ngân hàng có thâm niên
công tác và trình độ cao nhằm đảm bảo cho công tác đánh giá chính xác và
có hiệu quả thực tiễn.
Thứ ba, chấn chỉnh và nâng cao chất lượng của công tác kế toán, kiểm
toán nội bộ nhằm đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy cần thiết của các
thông tin và chỉ tiêu tài chính.
Thứ tư, tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần đầu tư các phần
mềm hiện đại hơn vào công tác phân tích tình hình tài chính của ngân hàng.
Thứ năm, nâng cao trình độ nhận thức, trình độ và năng lực phân tích,
đánh giá của nhà quản trị ngân hàng.
Phân tích tài chính là yêu cầu cần thiết, khách quan không thể thiếu
được trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh của nhà quản trị ngân
hàng. Do đó, trước hết, các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cần nâng cao
trình độ cho cán bộ quản lý về công tác phân tích, đánh giá đồng thời phải
thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng ngắn ngày về kỹ năng phân tích cho
cán bộ quản lý trong hệ thống ngân hàng, tạo ra đội ngũ các nhà quản lý
ngân hàng có năng lực phân tích, năng lực tổ chức công tác phân tích, đánh
giá phục vụ tốt cho việc ra quyết định quản lý của nhà lãnh đạo ngân hàng.
KẾT LUẬN
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM
Việt Nam nói chung và các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng đang
đứng trước nhiều thời cơ nhưng cũng không kém phần thách thức mà nếu

không có chính sách, đường lối phù hợp các ngân hàng sẽ rất dễ "bị tiêu diệt
ngay trên sân nhà". Làm thế nào để đứng vững trên thương trường trong một
môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt buộc các ngân hàng không ngừng
đổi mới và hoàn thiện mình. Muốn vậy, ngân hàng phải luôn khách quan nhìn
nhận và đánh giá bản thân, từ đó khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu
điểm, tranh thủ thời cơ và hóa giải thách thức. Để làm được điều đó thì các chi
nhánh của các NHTM cần quản lý tốt tài chính của chi nhánh mình, nâng cao
hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Chính vì vậy cần phải xây dựng hệ thống
chỉ tiêu PTTC tại chi nhánh giúp cho các chủ thể quản lý đánh giá, kiểm tra,
kiểm soát hoạt động của chi nhánh giúp chi nhánh hoạt động ngày càng phát


25
triển. Trên cơ sở những luận giải, phân tích chi tiết và phân tích tổng hợp.
Luận án đã có những đóng góp và phát triển mới, thể hiện ở những điểm chủ
yếu sau:
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hệ thống chỉ tiêu
PTTC trong các NHTM và cụ thể đối với chi nhánh của các NHTM như
khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng và hệ thống chỉ tiêu PTTC tại các NHTM.
Luận án đã tổng hợp kinh nghiệm PTTC tại các tổ chức trên thế giới và rút
ra bài học kinh nghiệm cho - về hệ thống chỉ tiêu PTTC trong NHTM.
Thứ hai, luận án đã nghiên cứu sự hình thành và phát triển các NHTM
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cũng như mô hình tổ chức của các NHTM. Luận
án đã khảo sát thực trạng hệ thống chỉ tiêu PTTC tại các NHTM trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh và đánh giá những mặt đã đạt được và những tồn tại, nguyên
nhân của những tồn tại.
Thứ ba, căn cứ vào quan điểm, mục tiêu phát triển ngành ngân hàng đến
năm 2025, trên cơ sở yêu cầu hoàn thiện, căn cứ vào thực trạng hệ thống chỉ tiêu
phân tích tại các NHTM trên địa bàn. Luận án đã đề xuất các giải pháp toàn
diện, cụ thể, có tính khả thi cao về hệ thống chỉ tiêu PTTC áp dụng đối với các

NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, nhằm nâng cao vai trò của PTTC - công cụ
quản trị, kiểm soát, giám sát hoạt động tài chính của ngân hàng. Trong quá trình
nghiên cứu, cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự tận tình giúp đỡ chân thành
của tập thể cán bộ hướng dẫn cũng như những góp ý chân thành của các chuyên
gia, các nhà khoa học, cán bộ quản lý, có thể nói rằng với những nội dung đã
được trình bày trong luận án, tác giả mong muốn bước đầu tổng kết và làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống chỉ tiêu PTTC trong các NHTM trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ hữu ích
cho thực tiễn hoạt động quản trị, giám sát, điều hành hoạt động của các NHTM
nói chung và các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng, giúp cho hệ
thống ngân hàng ngày càng ổn định và phát triển.
Tác giả luận án thực sự mong muốn tiếp tục được sự quan tâm, chia sẻ
và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý để
có thể hoàn thiện hơn những nhận thức về các vấn đề mà luận án đã đề cập.


×