Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

chuyên đề: MỘT SỐ KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.81 KB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
Tên chuyên đề: MỘT SỐ KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Người viết:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Đối tượng bồi dưỡng:
Số tiết bồi dưỡng:

..............
Giáo viên
................
Học sinh lớp 12
12 tiết

A. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong phạm vi chuyên đề này tôi không có tham vọng đưa ra một phương pháp tối
ưu để giúp học sinh viết văn nghị luận xã hội thật hay, mà chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm
của bản thân đã làm để giúp học sinh trung học phổ thông thuận lợi hơn trong giải quyết
câu hỏi 3 điểm, phần làm văn nghị luận xã hội.
Nắm vững được kĩ năng làm văn nghị luận xã hội. Rèn khả năng giải quyết những
vấn đề của bản thân cũng như đời sống xã hội.
Có hứng thú và niềm say mê với dạng văn nghị luận xã hội nói riêng, trước các vấn
đề của đời sống xã hội nói chung.
Mặt khác giúp các em vững tin bước vào những kì thi quan trọng sắp tới.
II. Đối tượng giảng dạy
- Học sinh khối 12 ôn thi THPT Quốc gia.
- Chuyên đề được triển khai giảng dạy cho học sinh khối 12, nhất là các lớp học theo
ban D và ban C.
III. Phương pháp
1. Về phía giáo viên:


- Hướng dẫn cho học sinh một cách hệ thống các bước để làm được một bài nghị
luận xã hội.
- Giúp học sinh tích lũy được kiến thức và hiểu biết về các vấn đề xã hội.
- Gợi hứng thú trong làm văn nghị luận xã hội ở học sinh.
2. Về phía học sinh:
- Yêu cầu học sinh nắm được các bước làm bài văn cũng như cái khung chung của
từng dạng bài nghị luận xã hội.
- Cần tích lũy kiến thức xã hội, tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng để bài
viết có chiều sâu, có nhiều dẫn chứng phong phú, tránh tình trạng diễn xuôi, chung chung,
giáo điều, chưa có sức thuyết phục.
- Yêu cầu học sinh có niềm say mê, cảm xúc chân thành; chủ động, tích cực bồi
dưỡng kiến thức.
IV. Thời lượng dành cho chuyên đề:
12 tiết/ 4 buổi
1


B. NỘI DUNG
I. Kiến thức cần đạt
Trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông, thời lượng dành cho làm văn nghị
luận xã hội không nhiều. Mặt khác, sách giáo khoa chủ yếu cung cấp những đặc trưng cơ
bản cùng những thao tác khái quát trong làm văn nói chung. Vì vậy mà cần có các bước cụ
thể và hệ thống hơn để rèn kĩ năng làm văn nghị luận xã hội cho học sinh phổ thông trung
học. Đồng thời hướng dẫn một cách cụ thể để học sinh dần khắc phục được sự nghèo nàn
về hiểu biết xã hội.
Để rèn cho học sinh kĩ năng viết bài nghị luận xã hội, tôi chú trọng các giải pháp
sau:
1. Dạy cơ bản, vững chắc lí thuyết về đặc trưng, yêu cầu của bài văn nghị luận xã
hội và cái khung chung của từng dạng bài nghị luận xã hội
Theo tôi, đây là một yêu cầu trước tiên và vô cùng quan trọng. Sách giáo khoa Ngữ

văn từ chương trình trung học cơ sở (lớp 9) và chương trình trung học phổ thông đã cung
cấp những kiến thức lí thuyết này. Song khi dạy, để giúp học sinh hiểu được bản chất, yêu
cầu của kiểu bài này, tôi chốt lại thật cơ bản như sau:
1.1.Yêu cầu chung của nghị luận xã hội
- Kiểu bài này đòi hỏi người viết phải bày tỏ được tư tưởng, quan điểm của bản
thân một cách nghiêm túc, chín chắn và sâu sắc, thấu đáo. Tư tưởng, quan điểm ấy phải
hợp với đạo lí, với lẽ phải, thể hiện được trách nhiệm của người viết đối với đất nước, với
gia đình, với xã hội. Đồng thời phải là tư tưởng có cơ sở khách quan, góp phần làm sáng tỏ
một vấn đề có ý nghĩa thực tế. Đó cũng phải là tư tưởng chân thật, được bộc lộ một cách tự
nhiên không phải là sự sao chép, sự sáo rỗng,…
- Tư tưởng trong bài nghị luận xã hội cần được diễn đạt thành những luận điểm và
luận điểm ấy cần được trình bày một cách thuyết phục bằng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục
mọi người cùng tin theo, làm theo. Vì vậy, lập luận là vô cùng quan trọng trong viết văn
nghị luận có tác dụng kết nối các vấn đề thành một chuỗi liên kết đầy dụng ý nghệ thuật
tạo sự thuyết phục cao đối với người đọc, người nghe. Cho nên lập luận phải chặt chẽ,
khoa học, sắc sảo.
- Sau khi có luận điểm, cần phải biết sắp xếp luận điểm vào một dàn bài. Có ý thức
triển khai thành các luận điểm chặt chẽ, nhất quán, dẫn chứng xác đáng, sinh động, thuyết
phục.
- Phải có một vốn kiến thức hiểu biết nhất định về xã hội như: những vấn đề xã hội
đang quan tâm, những quan sát, thể nghiệm trong đời sống ...
1.2 Kiểu bài nghị luận xã hội.
Trong chương trình Ngữ văn có ba dạng chính : nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và
nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong một tác
phẩm, đoạn trích văn học. Đối với mỗi dạng bài, giáo viên cần chốt lại cái khung chung
phổ biến để định hướng cho học sinh trong quá trình lập dàn ý và cần lưu ý học sinh về
những điểm chung, điểm riêng trong dàn ý của hai kiểu bài này.
a/ Dàn bài chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí :
Những vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lí rất phong phú và đa dạng. Nhưng đối với học
sinh trung học phổ thông, các đề tài thường gặp là là các đề tài gần gũi, thiết thực với các

2


em như: Về nhận thức (lí tưởng, lối sống), về cách ứng xử, hành động của con người trong
cuộc sống, về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, vị tha,
tính trung thực, dũng cảm, khiêm tốn, hoà nhã, thói ba hoa, giả dối, lười nhác, tính ích kỉ,
vụ lợi..), về các quan hệ gia đình, xã hội (tình mẫu tử, tình anh em, tình thầy trò, tình bè
bạn tri kỉ..).
Vì nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí có đặc trưng riêng như vậy cho nên các
em cần phải đảm bảo các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (vấn đề được nêu ra ở đây là gì?
Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó. Vì vậy học
sinh trích nguyên văn câu danh ngôn….đó trong phần giới thiệu).
Bước 2: Giải thích về tư tưởng, đạo lí đã cho (Giải thích từ ngữ, hình ảnh nêu ra
trong đề với cả nghĩa đen cả nghĩa bóng. Sau đó nêu ra ý nghĩa chung của vấn đề).
Bước 3: Bình luận: Bày tỏ ý kiến của bản thân về tư tưởng đạo lí đã cho ở đề bài :
cần thể hiện sự đồng tình hay không đồng tình; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục
người đọc. Đây là trọng tâm của bài viết. Cách làm đơn giản và hiệu quả nhất là hình thức
đặt ra các câu hỏi và trả lời các câu hỏi đó (Vấn đề nêu ra được thể hiện như thế nào? Tại
sao? Có ý nghĩa gì?).
Bước 4: Mở rộng, đề ra phương hướng hành động. (Qua việc đánh giá, cần nhìn
nhận giá trị đích thực của vấn đề, rút ra bài học kinh nghiệm trong nhận thức, tư tưởng,
tình cảm cũng như trong thực tiễn đời sống)
Bước 5: Liên hệ và trải nghiệm bản thân của người viết. (Đây là phần có ý nghĩa
thiết thực đối với học sinh, đòi hỏi sự chân thành, gần gũi, tránh sáo rỗng, công thức). Bài
nghị luận sẽ đạt điểm tốt nếu học sinh viết những vấn đề xã hội đó từ chính những trải
nghiệm của bản thân, những sẻ chia chân thành, sâu sắc
b/ Dàn bài chung của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống :
Bên cạnh những yêu cầu cơ bản của kiểu bài nghị luận xã hội chung, kiểu bài nghị
luận về một hiện tượng đời sống có những điểm khác biệt sau mà học sinh phải nắm được.

Kiểu bài này bàn về một hiện tượng xảy ra trong thực tế đời sống. Hiện tượng này
có thể là hiện tượng tích cực cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, hoặc là hiện tượng có tính
hai mặt (cả tích cực lẫn tiêu cực). Như thế, đòi hỏi học sinh bằng nhận thức của bản thân
phải nêu ra được ý tưởng, quan điểm riêng của mình.
Tuy vậy, các dạng đề tài thường gặp cũng rất gần gũi với đời sống, phù hợp với trình
độ học sinh như: an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, việc tiêu cực trong thi cử, nạn bạo
hành trong gia đình, học đường, phong trào học sinh sinh viên tình nguyện, tiếp sức mùa
thi, bảo về tài nguyên rừng, nguồn nước...
Bước 1: Giới thiệu hiện tượng đời sống đã cho ở luận đề.
Bước 2: Tìm hiểu khái quát về thực trạng của hiện tượng đời sống đã cho (cả mặt có
ích, cả mặt có hại của hiện tượng đó. Chú ý cập nhật các số liệu qua nguồn thông tin đáng
tin cậy).
Bước 3: Chỉ ra nguyên nhân của thực trạng hiện tượng đời sống đó.
Bước 4: Bình luận: Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng đời sống. Người viết
đồng tình hay không đồng tình với hiện tượng này; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết
phục người đọc (trọng tâm của bài viết).
3


Bước 5: Đưa ra những giải pháp duy trì hoặc khắc phục hiện tượng đời sống này.
Bước 6: Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Nêu phương hướng lí tưởng hành động
đúng đắn thiết thực của mình. (Bài viết nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống cũng
cần chú trọng phần liên hệ bản thân, gắn với ý thức trách nhiệm của cá nhân học sinh trước
một vấn đề xã hội cụ thể. Đây cũng là phần được đánh giá cao trong bài làm của học sinh).
c/Dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm, đoạn
trích văn học:
Đây là kiểu bài kết hợp giữa hai dạng nghị luận văn học và nghị luận xã hội, khi
triển khai cần lưu ý những nội dung sau:
+ Nêu vấn đề nghị luận
+ Giải thích về vấn đề nghị luận được đề cập trong tác phẩm văn chương (Cần trả lời

được câu hỏi vấn đề nghị luận là gì? Tầm quan trọng của vấn đề đó trong đời sống xã hội?)
+ Trao đổi, bàn luận (Cần nhận thức những biểu hiện của vấn đề, các luồng tư tưởng
khác nhau đối với một vấn đề)
+ Trình bày quan điểm của bản thân (Bài học nhận thức và hành động)
+ Đánh giá chung về vấn đề nghị luận.
Chú ý: Nghị luận xã hội là dạng đề mở nhưng theo tôi, mở là ở chỗ học sinh có thể
trình bày quan điểm, tư tưởng riêng của bản thân trước vấn đề mà đề bài đưa ra, mở ở chỗ
các em có thể sử dụng những thao tác lập luận mình cho là phù hợp và hiệu quả để trình
bày ý kiến của bản thân nhưng không thể không vận dụng (một cách linh hoạt) cái khung
chung của từng dạng bài này.
2. Hướng dẫn học sinh thu thập, tích luỹ kiến thức về các vấn đề cần nghị luận
a/ Vì sao phải thu thập, tích luỹ kiến thức và dẫn chứng
Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức thật
100% và rất thực tế với cuộc sống hàng ngày. Vì vậy rất cần việc nắm bắt thông tin tinh tế
và nhanh nhạy.
Nếu không có kiến thức, không hiểu biết về vấn đề cần nghị luận, học sinh sẽ trở
nên hoang mang, bài nghị luận xã hội sẽ rơi vào chung chung, giáo điều, thiếu chiều sâu và
sức thuyết phục kém. Thu thập và tích luỹ kiến thức và dẫn chứng đặc biệt quan trọng với
nghị luận xã hội về một hiện tượng về đời sống. Thực tế cho thấy, chất sống của một bài
nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống chính là tính thời sự cập nhật. Bởi vậy, học
sinh khi trình bày phải đưa ra được những tư liệu sống động, thuyết phục, thậm chí còn cần
phải nêu cả số liệu cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ. Cho nên, việc tiếp cận những
thông tin, tri thức mới luôn cần được chú trọng. Mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng, những
nhân vật, sự kiện quan trọng phải được ghi chép lại một cách cẩn thận, đầy đủ, có hệ thống.
Giáo viên có thể phân công cán sự phụ trách môn Ngữ văn làm nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc
và báo cáo kết quả về việc làm này.
Bên cạnh đó, cách phân tích các hiện tượng, tìm ra nguyên nhân, giải pháp cũng cần
phải làm một cách có bài bản. Học sinh có thể tham khảo cách bình luận của các phóng
viên, bình luận viên trên báo đài, tìm hiểu những dư luận xã hội xung quanh mình. Khi
nghe các thông tin, học sinh cần có sự tỉnh táo để xem xét, chọn lọc và xử lí thông tin một

cách hiệu quả, dựa trên một lập trường, quan điểm vững vàng, tránh chạy theo dư luận, gây
nhiễu thông tin.
4


b/ Cách thu thập, tích luỹ kiến thức và dẫn chứng
Trên cơ sở nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn trung học thường xoay
quanh các vấn đề tư tưởng, đạo lí, đạo đức, lối sống, các hiện tượng gần gũi với lứa tuổi và
tâm lí của học sinh, tôi đã tìm ra một giải pháp hướng dẫn các em thu thập, tích luỹ kiến
thức về các vấn đề xã hội để tăng cường vốn kiến thức thực tế cho các em như sau :
Bước 1 : Hướng dẫn các em liệt kê ra những vấn đề nghị luận dễ trở thành đề bài
nghị luận xã hội như : niềm tin, nghị lực, tình bạn, tình mẫu tử, lao động, môi trường, an
toàn giao thông, ma tuý, tự học, vượt khó,…Sau đó giao các vấn đề cho từng nhóm, mỗi
nhóm nhận một vấn đề. Học sinh trong nhóm có trách nhiệm thu thập thông tin về vấn đề
đó (những thông tin tiêu biểu, thường xuyên cập nhật thông tin mới; ghi đầy đủ nguồn của
thông tin; tóm tắt nội dung, ý nghĩa của thông tin…). Sau đây là một ví dụ :
Để sưu tầm những thông tin để viết về vấn đề Môi trường, các em lập bảng điền
thông tin như sau :
Môi trường

Thứ
Nội dung
Nguồn
Nội dung, ý
tự
nghĩa
1. 1.1. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, hàm Thiennhien.net
1. Nguyên
lượng khí CO2 trong bầu khí quyển đang cao
nhân,

hơn bất cứ thời kỳ nào trong suốt hơn 600 năm
tình
qua. Khí CO2 phát sinh trong quá trình đốt cháy
trạng,
nhiên liệu than, dầu mỏ, khí thải.... làm gia tăng
hậu quả
nhiệt độ trái đất. Đây là nguyên nhân khiến các
của
tảng băng ở Bắc cực tan nhanh, mực nước biển
biến
dâng lên.
đổi khí
Một bản báo cáo khoa học gần đây cảnh báo
hậu.
rằng : Hơn một nửa rừng mưa nhiệt đới Amazon
sẽ bị tàn phá nặng nề hoặc có thể biến mất vào
năm 2030 do biến đổi khí hậu và nạn chặt phá
rừng đang hoành hành. Bên cạnh đó, việc người
dân địa phương phát quang rừng để canh tác và
chăn nuôi sẽ giải phóng gần 100 tấn CO2 –
tương đương với tổng lượng phát thải khí nhà
kính trên toàn cầu trong vòng hơn 2 năm.
2. 1.2. 750.000 người tử vong sớm ở Trung Quốc Thiennhien.net 2. Các hoạt
hàng năm do nạn ô nhiễm không khí tại các
động bảo vệ
thành phố lớn.
môi trường
2.1. Tại hội nghị Bali, hơn 200 nhà khoa học đã
ký vào bản thông cáo đệ trình lên LHQ kêu gọi
các hành động cấp bách cắt giảm việc phát thải

khí nhà kính. Thông cáo nêu rõ, loài người chi
còn một cơ hội trong vòng 10-15 năm tới lượng
phát thải khí nhà kính sẽ phải đạt mức tối đa và
5


sau đó giảm dần để đạt mục tiêu giảm 50%
lượng khí phát thải tới năm 2050.
- Hiện nay, Nhật Bản đang hỗ trợ cải thiện môi
trường đô thị ở Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM.
Ông Okonogi - thứ trưởng Bộ Kinh tế, Thương
mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết: Sắp tới,
Nhật Bản sẽ hợp tác với các tinh Vĩnh Phúc,
Bình Dương và một số tinh khác ở Việt Nam về
lĩnh vực công nghệ môi trường trong xử lý chất
thải (900 ti Yên)
2.2. Chiến dịch The Eath Hours (giờ trái đất) do
Quỹ Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức đã
nhận được sự hưởng ứng của 62 quốc gia,
hướng đến con số 1 ti người…
Bước 2 : Trong quá trình học sinh đọc sách báo (thậm chí là ngay các bài học trong SGK),
nghe và xem các phương tiện thông tin đại chúng, các em ghi chép lại một cách chính xác
các thông tin (con số, sự kiện, nhân vật,…) để dùng làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận
xã hội. Tuy vậy, học sinh cần ghi lại ngắn gọn nội dung, ý nghĩa của dẫn chứng đã tìm và
sử dụng dẫn chứng ấy trong phạm vi đề bài nào (có thể là một hoặc nhiều đề bài)
Sau đây là một số ví dụ :

Thông tin
1. Vận động viên Nhữ Thị Khoa bại liệt từ năm lên 3 tuổi
giành 5 huy chương Vàng trong kì Paragamer 22.

2. Bill Gater sinh ra trong một gia đình giàu có ở Hoa kì.
Từ nhỏ ông đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật
của đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông
đã nghi học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft.
Vượt qua nhiều khó khăn ông trở thành người giàu nhất
hành tinh và hiện nay ông dành 95% tài sản của mình để
làm từ thiện.

Ý nghĩa
1.a. Nghị lực để vượt lên số
phận.
1.b. Niềm say mê và lí tưởng
cống hiến
2.a. Thành công nhờ tự học
và niềm đam mê công việc
2.b. Lòng nhân ái

Để làm được điều này, tôi hướng dẫn học sinh một số kĩ năng khai thác thông tin
như - Cung cấp cho các em một số địa chỉ trên mạng internet như: dantri.com; vietnamnet;
thiennhien.net;…hay hướng dẫn các em sử dụng công cụ tìm kiếm Google…, truy cập vào
các diễn đàn bàn về nghị luận xã hội.
Thường xuyên đọc một số mục của các tờ báo có uy tín như : Nhân dân, Lao động,
Hoa học trò, Văn học và tuổi trẻ, Thanh niên,…Theo dõi các chương trình Thời sự của
VTV….Những tác phẩm đọc thêm bên ngoài như: Những tấm lòng cao cả, Cặp lá yêu
thương, Việc tử tế, Hạt giống tâm hồn, Điều kì diệu của cuộc sống, Bí quyết sống, Danh
ngôn, Lời hay ý đẹp...hoặc tìm những bài tản văn của các tác giả như Nguyễn Thị Ngọc Tư,
Châu Giang, Mạc Can...
6



Bước 3: Sưu tầm được thông tin, tôi còn hướng dẫn các em chia sẻ thông tin theo
các cách như : phôtô tài liệu mà mình thu thập được cho các bạn để trở thành tư liệu dùng
chung; mỗi tuần các nhóm phổ biến những thông tin cập nhật về các vấn đề mình được
giao vào một ngày được các em tự quy ước (trong khoảng 10 – 15 phút)…
Bước 4: Lượng thông tin các em sưu tầm được ngày càng nhiều, tôi lại hướng dẫn
các em biết chọn lọc, loại trừ thông tin để giữ lại những thông tin có giá trị nhất, mới nhất.
Và điều quan trọng hơn cả là giáo viên cần dạy học sinh kĩ năng xử lí linh hoạt, có
hiệu quả các dẫn chứng có được như thế nào trong bài nghị luận xã hội? Trong một bài
nghị luận xã hội, học sinh cần biết huy động cả dẫn chứng trong sách vở và thực tế đời
sống. Dẫn chứng chủ yếu dùng để làm sáng tỏ luận điểm. Một dẫn chứng có thể có nhiều ý
nghĩa. Cần hướng dẫn học sinh biết “lái” dẫn chứng vào việc làm sáng lên ý cần chứng
minh.
Cũng có khi dẫn chứng có thể dùng để viết mở bài, kết luận để tạo nên sự hấp dẫn
người đọc. Ví dụ :
* Đề 1 : Nhà văn Nga L. Tônxtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chi đường. Không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có
cuộc sống”.
Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói trên?
Một học sinh đã dùng dẫn chứng từ thực tế để mở bài như sau:
“Tôi chưa bao giờ đánh mất mình hay tuyệt vọng, dù trong hoàn cảnh nào, tôi vẫn
luôn là chính mình”. Vận động viên khuyết tật nổi tiếng Louise Sauvage đã từng nói như
vậy. Chiếc xe lăn và căn bệnh bẩm sinh tổn thương cột sống dẫn đến liệt nửa người vẫn
không ngăn cản được niềm tin và mơ ước của anh. Với chín huy chương Vàng, ba huy
chương Bạc trong ba kì Paralympic liên tiếp, Louise Sauvage đã vượt qua tất cả thử thách
để khẳng định mình. Nhưng nhờ đâu anh lại có được sức mạnh phi thường ấy? Rất nhiều
yếu tố có thể kể ra, song có lẽ một lí tưởng sống vững vàng đã giúp anh vượt lên bệnh tật
để chiến thắng chính mình…” (Bài làm của học sinh)
Như vậy, để viết tốt một bài nghị luận xã hội, cần phải giúp học sinh hiểu rõ vấn đề
xã hội ấy để bài viết của các em đạt được yêu cầu chính xác, bài viết không rơi vào chung
chung, giáo điều mà gắn với thực tế đời sống. Như thế mới có thể thuyết phục được người

đọc.
c/ Cách chọn và đưa dẫn chứng
Một bài văn nghị luận xã hội rất cần dẫn chứng. Bởi ngoài lí lẽ, dẫn chứng cũng góp
phần đem lại sức mạnh của sự thuyết phục. Bài viết sẽ sâu hơn và dễ đi vào lòng người
đọc. Vì thế dẫn chứng cần phải:
- Thật sắc sảo, thuyết phục mà toàn diện.
- Sàng lọc dẫn chứng, tránh tràn lan đi lệch hay đi quá xa vấn đề cần nghị luận.
- Dẫn chứng cần đan xen trong bài viết để tránh sự nhàm chán và khô khan. Đồng
thời cũng tránh được tình trạng nơi này thừa, nơi khác thiếu.
3. Rèn kĩ năng phân tích đề
Ngoài việc thực hiện các yêu cầu: Xác định nội dung nghị luận, các thao tác nghị
luận, phạm vi dẫn chứng. Tôi luôn có ý thức nhắc nhở học sinh phải thật lưu tâm. Bởi lẽ
7


không phân tích đầy đủ và chính xác đề bài, người làm văn sẽ không thể có được sự nghị
luận rõ ràng và đúng đắn. Chỉ có dựa trên sự lí giải đầy đủ về đề bài mới có thể tìm ra thao
tác lập luận hợp lí và đưa ra thái độ và quan điểm toàn diện. Trong những bài viết trên lớp,
tôi luôn rèn cho các em thói quen này bằng cách sau khi các em chép đề xong tôi yêu cầu
các em không được làm bài ngay, phải dành vài phút để phân tích đề.
Để làm tốt được yêu cầu này, yêu cầu học sinh cần phải đọc kĩ đề, đọc kĩ các từ khó
xuất hiện cả trong đề bao gồm cả yêu cầu. Sau đó dùng bút chì gạch dưới những cụm từ
khoá trong đề. Sau khi đã gạch chân những từ khoá ấy, học sinh cần giải nghĩa thật chính
xác. Nếu giải thích chính xác và hiểu được nghĩa của từ khoá thì bài làm sẽ đi đúng hướng
và chất lượng bài viết sẽ tăng lên đáng kể. Mặt khác ngay ở khâu này, học sinh cũng phải
xác định được đâu là trọng tâm bài viết để có ý thức làm nổi bật trong quá trình làm bài.
4. Rèn kĩ năng tìm luận điểm, luận cứ cho bài viết
Bài viết nghị luận xã hội cần phải đề xuất được những luận điểm, luận cứ hợp lí,
lôgic, có sức thuyết phục người đọc. Để xác định luận điểm, luận cứ cho bài nghị luận xã
hội tôi hướng dẫn học sinh như sau :

Căn cứ vào khung chung của từng dạng bài (như đã nói ở trên) để triển khai luận
điểm, luận cứ. Trong quá trình bàn về vấn đề xã hội đề bài cho, các em cần đặt ra cho mình
câu hỏi như: Vấn đề đó có nghĩa là gì? đồng ý hay không đồng ý ? tại sao? vì sao? Khi trả
lời các câu hỏi này chính là người viết đã tìm ra được lí lẽ cho bài viết.
Sau đây là một số ví dụ :
* Đề 1 : Nhà văn Nga L. Tônxtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chi đường. Không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có
cuộc sống”.Anh (chị) suy nghĩ gì về câu nói trên?
Định hướng
Sau khi hướng dẫn học sinh dẫn dắt để giới thiệu vấn đề cần nghị luận; giải thích ý
kiến của L. Tônxtôi, tôi hướng dẫn học sinh bàn luận (nêu suy nghĩ của bản thân về ý kiến
đã cho) như sau :
Trước hết học sinh phải trả lời câu hỏi : đồng ý hay không đồng ý với ý kiến với vấn
đề vai trò của lí tưởng của Tônxtoi?
Để khẳng định ý kiến của bản thân, các em cần đưa ra hệ thống lí lẽ và dẫn chứng
thuyết phục người đọc tin theo mình, làm theo mình. Để làm được điều này cần đặt ra
những câu hỏi và trả lời những câu hỏi ấy. Chẳng hạn :
- Vì sao nói “lí tưởng là ngọn đèn chi đường”? Bởi nó soi sáng tinh thần và hành
động của con người (dẫn chứng)
- Vì sao nói “không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có
phương hướng thì không có cuộc sống”? Bởi : nếu sống thiếu lí tưởng con người sẽ rơi vào
nguy cơ sống dễ dãi, buông thả, sống thiếu mục đích và như vậy cuộc sống sẽ trở nên vô
nghĩa…
- Muốn thực hiện lí tưởng cần có điều kiện gì về tư tưởng, về hành động?
* Đề 2 : Đồng cảm và sẻ chia trong xã hội ta ngày nay.
Định hướng
1. Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề bàn luận mà đề bài yêu cầu
2. Giải thích khái niệm đồng cảm, chia sẻ và vấn đề nghị luận mà đề bài đặt ra.
8



3. Nghị luận :
- Đồng cảm và sẻ chia vốn là một đạo lí truyền thống của người dân Việt Nam: qua
tín ngưỡng “bọc trăm trứng”, qua ca dao: “Bầu ơi…một giàn”
- Vì sao trong xã hội ngày nay con người cần phải đồng cảm và sẻ chia? Ý nghĩa của
sự đồng cảm, sẻ chia đó?
+ Vì mỗi con người nếu tồn tại độc lập, riêng lẻ sẽ thật nhỏ bé “đến vĩ nhân rút cục
cũng trở nên nhỏ bé”, cô đơn, sẽ không thể có sức mạnh để vượt qua vô vàn thử thách của
cuộc đời.
+ Khoảng cách giàu – nghèo trong xã hội khó có thể xóa bỏ: Bên cạnh những con
người thành đạt, có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân mình và gia đình còn biết bao
những con người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, một mình khó có thể trụ vững trong cuộc
sống.
+ Xã hội càng hiện đại, cuộc sống càng bận rộn, người ta dễ vô tâm, dửng dưng
trước nỗi đau của người khác, tâm hồn dễ trở nên chai cứng, vô cảm và vô nhân đạo. Vì
vậy, hơn bao giờ hết, cần phải rung lên hồi chuông cảnh tỉnh mỗi con người cần biết quan
tâm đến người khác. Cho nên, đồng cảm, chia sẻ với người khác nhiều khi bản thân lại
được nhận về rất nhiều.
- Cần phải đồng cảm và sẻ chia với những đối tượng nào trong cuộc sống? Đó là
những người thiệt thòi, gặp khó khăn về vật chất và tinh thần như: những người mắc bệnh
HIV/ AIDS, với trẻ em lang thang, cơ nhỡ, nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, những
người nghèo vì không có điều kiện phát triển cuộc sống…
- Cần phải có thái độ và việc làm như thế nào đối với từng đối tượng cần đồng cảm,
sẻ chia?
+ Ủng hộ về vật chất
+ Chia sẻ về tinh thần
+ Cần nhất là thái độ: cởi mở, chân thành
- Nhận được sự đồng cảm, sẻ chia đã có rất nhiều người đã vượt qua khó khăn, vực
dậy trong cuộc sống để trở thành những người hữu ích cho xã hội như thế nào ? (dẫn
chứng).

5. Rèn kĩ năng sử dụng các thao tác lập luận để viết đoạn văn nghị luận
Khi đã có kiến thức về vấn đề nghị luận, có hệ thống luận điểm, luận cứ, để viết
được một bài nghị luận xã hội đạt kết quả tốt yêu cầu học sinh phải có kĩ năng lập luận và
phải lập luận thuyết phục để làm sáng tỏ vấn đề. Để rèn kĩ năng này cho học sinh, tôi chú ý
tới một số biện pháp sau :
a/ Dạy học sinh thật chắc bản chất các thao tác lập luận như : thao tác lập luận
phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ ở chương trình Ngữ văn 11.
b/ Rèn kĩ năng chọn sử dụng các thao tác lập luận để triển khai ý: Tôi thường yêu
cầu học sinh triển khai một ý của dàn bài bằng các thao tác lập luận khác nhau, so sánh
hiệu quả thuyết phục của các thao tác lập luận khi triển khai ý. Từ đó học sinh có kĩ năng,
có độ nhạy cảm khi sử dụng các thao tác lập luận : sử dụng thao tác lập luận này hay thao
tác lập luận kia (hay kết hợp các thao tác lập luận) để triển khai dạng ý này sẽ đạt hiệu quả
cao hơn. Đồng thời tôi cũng luôn quan tâm tới việc các em phải chọn được thao tác nào là
thao tác chính trong tất cả các thao tác có thể sử dụng.
9


Theo tôi, việc rèn kĩ năng này cho học sinh khi viết văn nghị luận là vô cùng quan
trọng. Nếu không biết sử dụng các thao tác lập luận các em sẽ rơi vào tình trạng “gặp gì
nói đấy” tuỳ tiện và hiệu quả thuyết phục không cao.
c. Rèn kĩ năng viết đoạn văn nghị luận
Trước khi viết thành một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh, tôi rèn cho học sinh kĩ
năng viết đoạn văn nghị luận. Khi đã có ý, đã lựa chọn được thao tác lập luận có hiệu quả
nhất học sinh cần biết triển khai ý thành đoạn văn. Trong quá trình này, tôi lưu ý học sinh
hai điểm :
Thứ nhất : viết đoạn văn theo kết cấu nào? (quy nạp, diễn dịch, song hành, móc
xích, tổng - phân - hợp). Để làm tốt yêu cầu này đòi hỏi giáo viên củng cố cho các em thật
vững chắc cách viết đoạn theo các kết cấu trên.
Thứ hai : do số lượng, số chữ trong bài văn nghị luận xã hội trong các bài thi được
quy định, lượng thời gian dành cho bài nghị luận xã hội trong một bài thi cũng phải phù

hợp nên tôi cũng chú ý rèn cho học sinh ý thức về điều này. Vì vậy, khi viết đoạn văn, các
em luôn phải đặt cho mình câu hỏi : ý này cần được triển khai thành đoạn văn trong
khoảng bao nhiêu chữ (tương ứng với bao nhiêu dòng) ? Khoảng thời gian phân bố cho
đoạn văn này là bao nhiêu trong tổng số thời gian viết bài nghị luận xã hội?
Để làm tốt điều này, ngay từ khi lập dàn ý chi tiết, tôi hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết theo
bảng sau :

Các luận điểm, luận cứ

Dự kiến thao tác lập luận sử dụng; kết cấu đoạn văn

Sau đây là một ví dụ :
* Đề bài
Năm hai mươi tuổi, tôi nói : Tôi và Mô-da
Năm ba mươi tuổi, tôi nói : Mô-da và tôi
Năm bốn mươi tuổi, tôi nói : Chi có Mô-da
Anh (chị) có suy nghĩ gì về lời phát biểu trên của một nhạc sĩ?
Dàn bài chi tiết

Các luận điểm, luận cứ

Dự kiến thao tác lập luận sử dụng;
kết cấu đoạn văn

1. Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề nghị luận
2. Giải thích ý nghĩa của câu nói: sự trưởng thành Giải thích
của con người về nhận thức, về nhân cách…
3. Bàn : - Ý kiến đúng vì:
Giải thích
+ Con người là một sinh thể luôn vận động và phát

triển, trong đó có phát triển về nhận thức và nhân
cách.
+ Con người luôn tồn tại với môi trường xung
quanh, nhận sự tác động, ảnh hưởng của nó tới trí
tuệ, tâm hồn,…
- Chứng minh :
+ Sự vận động và trưởng thành trong nhận thức về
10


thiên nhiên
+ Sự vận động và trưởng thành trong nhận thức về
cuộc sống
+ Sự vận động và trưởng thành trong nhận thức về
con người
+ Sự vận động và trưởng thành trong nhận
thức về chính bản thân mình
4. Luận : Có phải cứ thêm tuổi tác là thêm nhận Chứng minh; phân tích; bình luận;
thức, nhân cách? Muốn trưởng thành một cách tích đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch;
cực phải làm gì?
tổng- phân hợp…
5. Liên hệ bản thân và rút ra bài học
Sau đây là một ví dụ về một đoạn văn học sinh triển khai chứng minh cho ý: “Sự
vận động và trưởng thành trong nhận thức về thiên nhiên”
“Khi còn nhỏ, cái cây, ngụm nước với ta chi là chuyện bình thường. Cây che bóng
mát cho ta đánh chuyền, đánh chắt, che nắng gắt cho ta tới trường, ta chi thấy nó thân
thương, quen thuộc. Mỗi khi xa, trong nỗi nhớ nhà, nhớ lớp, thế nào ta cũng nhớ đến hàng
cây ki niệm. Nhưng khi lớn lên, ta hiểu ngụm nước ta uống hàng ngày, nguồn nước ngọt ta
dùng hàng ngày là tài nguyên không thể phục hồi và không hề vô hạn. Ta biết yêu quý biết
bao những con sông rộng, suối dài trong lành trên đất nước mình, thấy bất bình và đau xót

vì những con sông đang bị bức tử khi ta được đọc những thông tin cảnh báo rằng : thế ki
XXI thế giới không chi có chiến tranh dầu lửa mà còn chiến tranh lương thực và nước
ngọt. Khi hiểu cái cây, ngọn cỏ không chi che bóng râm mà còn cho ta không khí trong
lành, là lá phổi xanh của quê hương, đất nước, nhân loại hẳn ta không còn dửng dưng vô
cảm khi nhìn những cách đồng bị sa mạc hóa, những trận lũ lụt kinh hoàng vì con người
phá rừng vô tội vạ. Ta sẽ không còn có thể coi cái cảnh con người đua nhau bẻ cây, hái lộc
vào đêm giao thừa là văn hóa nữa. Và không chi khó chịu, bất bình, ta còn biết hành động,
dù là nhỏ thôi để góp phần vào việc gìn giữ môi sinh. Như vậy cùng với sự trưởng thành
trong nhận thức về thiên nhiên ta cũng thực sự lớn lên về nhân cách.”
Học sinh đã triển khai một ý của dàn bài trên thành một đoạn văn theo kết cấu quy
nạp; trong đó có sử dụng thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận; so sánh.
Theo tôi, trước khi yêu cầu học sinh viết một bài nghị luận xã hội hoàn chỉnh hãy bắt
đầu từ việc rèn cho các em kĩ năng viết từng đoạn văn như thế.
6. Rèn cách viết đoạn văn mở bài
Một bài văn nghị luận, nhất là nghị luận xã hội tạo được ấn tượng nhanh và tình cảm
của người đọc không thể không kể đến vai trò của mở bài. Tôi nhận thấy trong quá trình
làm bài, học sinh rất vất vả, lúng túng để viết những chữ đầu tiên. Các em không biết bắt
đầu từ đâu, như thế nào cho bài viết của mình. Nhận thấy khó khăn đó, cho nên tôi rất quan
tâm đến việc rèn luyện kĩ năng viết mở bài cho bài văn nghị luận xã hội bằng cách:
* Mở bài bằng danh ngôn: Là cách mở bài gọn gàng mà tạo được ấn tượng tốt đối
với người đọc. Tuy nhiên cái khó ở đây là học sinh phải tích luỹ được những câu danh
ngôn có nội dung, ý nghĩa đúng với vấn đề sẽ nghị luận. Vì thế trong hoạt động học tập,
tôi thường lồng ghép những câu danh ngôn mà bản thân tích luỹ được, nhằm bổ sung tư
11


liệu tham khảo cùng với kiến thức các em đã có trên các kênh thông tin khác. Kho tàng
danh ngôn vô cùng phong phú, vì thế không thể kể ra hết được. Tôi chỉ chú ý đến những
câu danh ngôn nằm trong giới hạn, phạm vi vấn đề các em thường gặp.
Ví dụ: Về vai trò của sách tôi cung cấp thêm cho các em:

- Sách vở là cái thang để tiến bộ xã hội. ( Gorki)
- Trong sách có giấu vàng.
Về nghị lực:
- Khó khăn là trường học tốt nhất ( Bielinxki)
Niềm say mê:
- Đam mê là người thầy tốt nhất ( Einstein)
- Người học hiểu biết lễ nghĩa không bằng người thích lễ nghĩa, người hiếu học
không bằng người cảm thấy hứng thú ( Lời cổ nhân).
* Mở bài bằng cách dẫn dắt nội dung bằng câu chuyện
Tôi hướng cho các em cách mở bài này như sau: Trước hết các em phải bắt đầu từ
một câu chuyện nhỏ trước ( câu chuyện phải gần gũi với vấn đề nghị luận). Sau đó mới từ
câu chuyện đó dẫn ra điều cần nghị luận. Để làm được cách mở bài này, tôi yêu cầu các
em phải chú ý đến những câu chuyện của tất cả các thầy cô giáo kể ở trên lớp, trong tất cả
các môn học hoặc từ những nguồn tài liệu các em tích luỹ được.
* Mở bài bằng cách đặt câu hỏi
Muốn đặt câu hỏi chính xác ở phần mở bài. Học sinh cần phải xác định đúng vấn đề
xã hội mà đề bài đặt ra. Bởi câu hỏi trong phần mở bài là sự thể hiện nỗi nghi vấn của
mình với vấn đề cần nghị luận. Các quan điểm ở phần thân bài sau này sẽ nhằm trả lời cho
câu hỏi đó. Một bài văn nghị luận mà sử dụng cách mở bài bằng việc đặt câu hỏi không
chỉ thu hút sự chú ý, gợi suy ngẫm của người đọc mà nó còn có thể lộ ra luận điểm chính
của toàn bài một cách tự nhiên trong phần vấn đáp của mình.
Ngoài những yêu cầu của mở bài, tôi cũng luôn khuyến khích các em cần chú trọng
rèn luyện cách viết mở bài ngắn gọn và nhanh. Bởi lẽ mở bài ngắn không những có thể
tránh được việc lủng củng, lặp ý mà câu ngắn thành đoạn có thể làm nổi bật tính quan
trọng của vấn đề. Nhanh có nghĩa là vào đề nhanh để góp phần tạo được cảm xúc và hứng
thú. Mỗi mở bài khoảng từ 4 đến 5 câu, từ 6 đến 7 dòng.
7. Rèn kĩ năng diễn đạt
Muốn chọn được cách nói thích hợp, có sức thuyết phục cho bài nghị luận xã hội,
trước hết, tôi hướng dẫn các em xác định cho mình một tư thế, một chỗ đứng để trình bày
quan điểm, tư tưởng của mình. Đó là tư cách của một công dân nhỏ tuổi, một thanh niên

đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời biết quan tâm đến đất nước, đến xã hội.
Giọng điệu của một bài nghị luận xã hội cần linh hoạt, tự nhiên. Muốn vậy, giáo
viên cần lưu ý các em hãy hình dung như mình đang trao đổi với các bạn cùng trang lứa để
tránh lên gân, bắt chước giọng của người lớn.
Bài viết văn nghị luận, nhất là trong kì thi cao đẳng, đại học, cần phải đầy đủ ý
nhưng ngắn gọn và súc tích. ( Dành 1/3 thời gian cho câu văn nghị luận xã hội). Để làm tốt
được yêu cầu này, đương nhiên học sinh phải cần có một dàn bài cụ thể trước khi đặt bút
làm bài. Không nên viết quá dài, khi ấy bài viết sẽ rơi vào tình trạng lan man, vòng vo,
thậm chí lệch hướng.
12


Để cho bài văn có lời giản dị nên tối kị sử dụng những từ ngữ xa lạ. Để tăng hiệu
quả thuyết phục người đọc khi cần thiết cũng nên sử dụng những biện pháp tu từ, cách diễn
đạt có hình ảnh. Chẳng hạn trong văn nghị luận chú ý vận dụng các hình thức tu từ như so
sánh, liệt kê, đối ngẫu hoặc lặp lại có chủ ý. Cũng chú ý đến những câu giả thiết, câu phản
vấn làm cho bài văn thêm phần phản bác. Đồng thời vì đặc trưng riêng ngôn ngữ của văn
nghị luận xã hội cũng cần phải có khí thế và mang tính lôgíc chặt chẽ. Đương nhiên việc
rèn luyện sử dụng ngôn ngữ hiệu quả cho bài văn nghị luận không phải đơn giản. Kết quả
có được phải qua thời gian dài lâu và phụ thuộc vào chính ý thức của các em. Nếu các em
thực sự và kiên trì tu sức cho ngôn ngữ của mình, thì lâu dần thành quen, tự nhiên sẽ thấy
mình tiến bộ, có thể viết được những bài văn nghị luận xã hội như mong muốn.
Văn nghị luận là văn nói lí (Trần Đình Sử) song cũng rất cần tới tình cảm của người
viết đối với vấn đề bàn luận để đạt tới sự thuyết phục cả về lí, về tình.
Để làm được điều đó không còn cách nào khác là học sinh phải không ngừng tự rèn luyện
để thuần thục và nâng cao kĩ năng của mình.
8. Rèn hình thức triển khai một bài văn nghị luận xã hội
Trước một vấn đề nghị luận xã hội, một mặt tôi chú ý các em phải tuân thủ những
thao tác và kĩ năng, tuân thủ trình tự và cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ. Một mặt tôi
cũng khuyến khích các em rèn kuyện cách triển khai bài văn nghị luận xã hội dưới dạng

một bức thư hoặc dưới dạng nhật kí tâm sự với ông, bà, cha, mẹ.... Ở đó các em sẽ bày tỏ
những suy nghĩ, những vỡ lẽ của mình về một vấn dề mà ông bà, bố mẹ… đã từng răn dạy,
khuyên nhủ. Hình thức này theo tôi, làm cho bài văn nghị luận vẫn có lí mà giàu cảm xúc.
Đồng thời giúp các em có điều kiện bộc lộ được bản thân mình một cách tự nhiên và thành
thực hơn. Các em sẽ có cảm giác rằng những điều mình suy nghĩ và nói ra là những gì
mình đang tâm sự với một người thân thiết với mình. Tôi nghĩ làm tốt hình thức triển khai
này, việc viết văn nghị luận sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, bớt khô, và khổ hơn.
9. Thông qua việc tham khảo các bài nghị luận xã hội có chất lượng tốt
Thông qua việc dạy các bài đọc- hiểu các văn bản nghị luận trong chương trình rèn
cho các em kĩ năng viết nghị luận xã hội.
Theo tôi, việc đưa các văn bản nghị luận (đặc biệt những văn bản nhật dụng) vào
đọc - hiểu trong chương trình không chỉ giúp học sinh làm quen với một thể văn mà còn có
vai trò hỗ trợ đắc lực cho việc rèn kĩ năng nghị luận xã hội cho học sinh. Những văn bản
này có thể coi là những áng văn nghị luận xã hội mẫu mực để người dạy và người học
tham khảo. Vì vậy, trong quá trình dạy đọc- hiểu các văn bản này, tôi chú ý hướng dẫn học
sinh đọc - hiểu đúng đặc trưng thể loại (đặc biệt quan tâm đến hệ thống luận điểm, luận cứ
của bài viết để từ đó nhận ra hệ thống lập luận của tác giả; cách nêu dẫn chứng; việc sử
dụng các thao tác lập luận có hiệu quả,…)
Khuyến khích học sinh thường xuyên đọc các bài nghị luận xã hội có chất lượng tốt
để tham khảo.
Để làm tốt điều này, tôi đã tích cực sưu tầm và lựa chọn những bài viết nghị luận xã
hội có chất lượng tốt, hướng dẫn các em đọc. Trong quá trình đọc, giáo viên yêu cầu học
sinh phát hiện hệ thống ý; tham khảo cách lập luận; sưu tầm dẫn chứng cho bài viết của
mình,…Tôi cũng khuyến khích học sinh sưu tầm tài liệu và chia sẻ tài liệu cho nhau tham
khảo.
13


Xin chia sẻ một số cuốn sách có thể dùng tham khảo để nâng cao kĩ năng viết bài
nghị luận xã hội như :

Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội (Nhiều tác giả - NXB Giáo dục Việt
Nam, 2009)
Thực hành làm văn 11, 12 (Lê A chủ biên – NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)
Dàn bài làm văn 12 (Đỗ Ngọc Thống chủ biên – NXB GD Việt Nam, 2009)
199 bài văn nghị luận xã hội ngắn (Lê Anh Xuân chủ biên - NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2010).
10. Việc chấm, chữa bài, nhận xét cụ thể ưu điểm và nhược điểm trong từng bài
làm của học sinh là cách làm hiệu quả để nâng cao kĩ năng làm văn cho học sinh
Tôi thường xuyên sử dụng các hình thức thầy chấm bài cho trò và trò chấm bài cho
nhau, đặc biệt ưu tiên cho việc “chấm bài tay đôi” để thuận lợi cho việc trao đổi về bài làm.
Trong việc chấm bài, người chấm cần nhận xét rõ ưu điểm, nhược điểm của bài viết về yêu
cầu của một bài nghị luận xã hội như: về nội dung (đã hiểu vấn đề nghị luận chưa? hiểu ở
mức độ nào? ý kiến trình bày có đúng trọng tâm không? đã đạt tới chiều sâu chưa?); về kĩ
năng (lập luận có lôgic, thuyết phục không? kĩ năng sử dụng dẫn chứng? sử dụng các thao
tác lập luận đã hiệu quả chưa? nhận xét về giọng điệu, từ ngữ?...).
II. Hệ thống đề bài và gợi ý lời giải
Đề 1: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều
không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
Dàn ý:
1. Giải thích câu nói:
- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong
hướng tới, đạt được.
- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền
giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được
tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ,
hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.
- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi
dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.
- Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị
lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.

2. Phân tích, chứng minh :
Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ
lớn”?
Ý 1: Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú.
- Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả…
- Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ luôn đồng hành cùng đời người; ước mơ là
vô tận.
- Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.
Ý 2: Ước mơ cũng như một cái cây - phải được ươm mầm rồi trưởng thành.
14


- Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi
dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và
được nuôi dưỡng dần lên.
- Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải
trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người
vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của
mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.
* Dẫn chứng:
+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm
no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo
đuổi đến cùng điều mình mơ ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực.
+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm
chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc
sống để đạt được mơ ước của mình
Ý 3: Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ
đạt được:
- Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé
mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng.

- Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.
Ý 4: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí,
nghị lực, lười biếng, ăn bám…
3. Đánh giá – mở rộng:
- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ
bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi
một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng,
mục đích sống của đời mình.
- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với
những ước mơ của mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ
ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời
sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
4. Bài học:
* Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu
gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền.
Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật
lớn lao.
* Hành động:
- Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó
sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!
- Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến
ước mơ thành hiện thực.
.

15


Đề 2: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:“Một người đã đánh mất niềm
tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác
nữa” (Sách Dám thành công).

Dàn ý:
1. Giải thích câu nói:
- Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ,
phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá
được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả.
- đánh mất thêm nhiều thứ quý giá khác .
Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản
lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành
công.
2. Phân tích, chứng minh:
(Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?)
Ý 1: Niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin
- Niềm tin vào bản thân không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi
vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công.
- Để có được thành công, có cuộc sống tốt đẹp, con người phải biết dựa vào chính
bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ
trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.
Ý 2: Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con
người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên
- “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee). Cuộc sống muôn
màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và
thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm
tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự
chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình.
- Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như:
tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu
vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách
để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.
Ý3: Niềm tin vào bản thân giúp con người vượt lên mọi thử thách và trưởng

thành:
- Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều
khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ
tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.
3. Đánh giá – mở rộng:
- Ý kiến chứa đựng một triết lí nhân sinh sâu sắc, hướng con người biết nhận ra và
có ý thức gìn giữ chân giá trị của cuộc sống
- Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu
nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến
thất bại:
16


+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ
dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn
niềm tin vào bản thân, dễ bỏ cuộc nên sẽ khó có được thành công.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà
phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày
giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp
việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để
vượt qua?
4. Bài học:
* Nhận thức:
- Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn
con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.
- Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự
tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại.
* Hành động:
- Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải luôn tự đặt câu hỏi cho mình: phải

làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống?
- Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với
hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã
hội, phải luôn làm chủ bản thân.
Đề 3: Đề KSCL lần 2 – THPT Đội Cấn (Năm học 2014 – 2015)
Câu 2 (3,0 điểm)
Xi- xê- rông nhà hiền triết Hi Lạp đã nói: “Là con người thì có sai lầm” còn Lê- nin,
lãnh tụ Nga khẳng định: “Chi ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm”.
Ý kiến của anh/ chị như thế nào?
* KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Mức độ
Chủ đề
Chủ đề
Nghị luận
xã hội (về
một tư
tưởng đạo
lí)

Số câu:
Số điểm:
Ti lệ%

Vận dụng
Nhận
Thông
Cộng
Vận dụng
Vận dụng cao
biết

hiểu
thấp
Hiểu
Biết bàn Vận
dụng Vận dụng kiến
được hai luận
và những hiểu biết thức đọc hiểu và
ý kiến
mở rộng về văn hóa, xã tạo lập văn bản
vấn đề
hội, kĩ năng tạo để đánh giá bày
lập văn bản để tỏ quan điểm
viết một bài của bản thân từ
nghị luận xã tư tưởng đạo lí.
hội về tư tưởng
đạo lí.
1
2,5điểm
0,5 điểm
3,0 điểm
25%
5%
= 30%
17


Đáp án
Câu

Ý


1

2

Nội dung trình bày
Điểm
Xi- xê- rông nhà hiền triết Hi Lạp đã nói: “Là con người thì có sai
lầm” còn Lê- nin, lãnh tụ Nga khẳng định: “Chi ai không làm gì cả
3,0
thì mới không mắc sai lầm.”
Ý kiến của anh/ chị như thế nào?
* Yêu cầu kĩ năng: Thí sinh biết cách viết bài văn nghị luận xã hội.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
diễn đạt. Khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo, giàu cảm
xúc.
* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Ý kiến của Xi- xê- rông khẳng định: không ai trên trái đất này
không mắc sai lầm, đã là con người thì “nhân vô thập toàn”. Đây là 0,25
điều hiển nhiên trong cuộc sống.
- Ý kiến của Lê- nin nhắn nhủ về cách ứng xử đối với sai lầm của
người khác và của bản thân Chi ai không làm gì cả thì mới không 0,25
mắc sai lầm.
--> Hai ý kiến trên đều nhấn mạnh sai lầm là đặc tính tự nhiên với
con người. Vấn đề là thái độ, cách ứng xử với sai lầm đó.
Bàn luận (2,0 điểm)
- Ý kiến của Xi- xê- rông “Là con người thì có sai lầm” xuất phát
từ đặc tính tự nhiên của con người.

+ Vì con người thường xuyên bị đặt vào hoàn cảnh, điều kiện phức
tạp không thể định đoán và giải quyết tức thời dẫn đến những suy 0,25
nghĩ, việc làm hay quyết định sai lầm.
+ Không ai trên trái đất này có thể hiểu biết được tất cả, bởi những
điều ta biết là hữu hạn còn điều ta chưa biết là vô hạn.
0,25
- Ý kiến của Lê- nin“Chi ai không làm gì cả thì mới không mắc
sai lầm.” muốn nhắc nhở chân thành.
+ Trong cuộc sống, con người thường bị đặt vào trong tình huống
có vấn đề. Cho nên chỉ những người không làm việc gì thì không 0,25
bao giờ mắc sai lầm. Điều quan trọng chúng ta cần ứng xử như
thế nào trước sai phạm đó.
+ Trước những sai lầm của con người, chúng cần có cách ứng xử
đúng đắn trong thái độ, lời nói, hành động để người mắc sai lầm 0,25
nhận thức và tự có ý thức sửa sai.
- Phê phán loại người chỉ biết nói nhiều hơn làm, chỉ biết xét đoán
người khác quá mức. Cái đáng sợ không phải thiếu hiểu biết mà 0,5
không chịu hiểu biết, không chịu làm việc, không nhận lỗi sai của
mình.
18


3

- Không được chủ quan vì có những sai lầm nhỏ dẫn đến những sai
lầm lớn đánh đổi cả đời người. Điều cần thiết khi mắc sai lầm phải
biết lắng nghe, tìm hiểu để sửa sai thành đúng.
Bài học ( 0,5 điểm)
- Hiểu và cảm thông với sai lầm của người khác trong cuộc sống là
một phẩm chất tốt của con người có tâm hồn nhiệt thành.

- Nỗ lực học tập, rèn luyện và có cách ứng xử tích cực với sai lầm
của bản thân và người khác.

0,5
0,25
0,25

Đề 4:
Có ý kiến cho rằng: Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến
thức. Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về
vấn đề trên.
(Kỳ thi THPT QG năm 2015).
Đáp án – Thang điểm Kỳ thi THPT QG năm 2015 ( phần câu hỏi làm văn nghị
luận xã hội)
Phần Câu

Nội dung
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về vấn đề: Việc rèn luyện kĩ
năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Điểm
3,0
0,25

0,50


Việc rèn luyện kĩ năng sống cũng cần thiết như việc tích lũy kiến thức.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận
thức và hành động
- Giải thích: Từ việc giải thích khái niệm kĩ năng sống và kiến thức, thí
sinh nêu khái quát nội dung ý kiến.
- Bàn luận
+ Khẳng định ý kiến nêu ra là đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí.
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ, dẫn chứng phù hợp,
có sức thuyết phục.
- Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học phù hợp cho bản thân.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề
nghị
luận.tả, dùng từ, đặt câu
e.
Chính
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Giới thiệu một vài bài viết tốt của học sinh:
19

0,25
1,25

0,25
0,25
0,25


* Đề 5 : Từ bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), hãy viết bài văn nêu quan niệm thế nào là

sống đẹp?
Bài làm
Văn chương hút nhựa, bén rễ từ đời sống và thơ chi tràn ra khi trong tim ta cuộc
sống đã thật đầy (Tố Hữu). Thơ ca hướng con người ta đến cái Chân, Thiện, Mĩ Đến với
thơ của một thi sĩ đầy khát khao giao cảm với đời như Xuân Diệu, ta bắt gặp biết bao
những quan niệm sống quý báu. Vội vàng là một thi phẩm thể hiện rõ một quan niệm thẩm
mĩ mới mẻ và một nhân sinh quan lành mạnh, rất đáng để cho thế hệ trẻ hôm qua và cả
hôm nay trăn trở: thế nào là sống đẹp?
Không thoát lên tiên như Thế Lữ, không phiêu lưu trong trường tình như Lưu Trọng
Lư, không say trong rượu và thuốc phiện như Vũ Hoàng Chương, Xuân Diệu đốt cảnh
bồng lai để xua ai nấy về hạ giới, trân trọng, nâng niu và ghì chặt lấy một thiên đường nơi
mặt đất với bao ngây ngất. Cuộc sống qua đôi mắt xanh non, biếc rờn của thi sĩ hiện lên
đầy xuân tình, xuân sắc, căng tràn nhựa sống, đầy sức quyến rũ, gọi mời với hoa của đồng
nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất, yến anh say trong khúc tình si.... Đắm say với một vườn
địa đàng ngay trên mặt đất trong khi biết bao thi sĩ của thơ Mới trốn tránh thực tại, thi sĩ
mới nhất trong các nhà thơ Mới dường như muốn khẳng định quan niệm sống lành mạnh
và tích cực của mình: sống đẹp, trước hết phải biết gắn bó với vườn trần, chỉ khi sống hết
mình với cuộc sống ta mới phát hiện ra biết bao điều thú vị trong cuộc sống này. Tình yêu
cuộc sống là cơ sở chắp cánh cho một lối sống đẹp. Cuộc sống ngày hôm nay còn nhiều
xô bồ, rối ren nhưng cần phải biết lắng nghe và phát hiện nhưng thanh âm trong trẻo giữa
thế giới đang của những guồng quay kia, ta sẽ thấy có thêm niềm tin để sống. Khi gắn bó
với đời, bám rễ vào đời lại chợt thấy cuộc sống có nhiều điều bình dị mà thú vị, đáng yêu.
Có những điều sẽ khiến người ta có khi bực dọc, buồn phiền nhưng lại mang đến cho con
người khao khát được khám phá. Chỉ có điều bạn đừng để tâm hồn mình nghèo nàn, đơn
điệu khi đứng trước cuộc đời này. Đã qua rồi một thời lửa đạn, sống đẹp là cầm súng, hi
sinh tuổi xanh cho đất nước. Ngày hôm nay, bên cạnh quan niệm sống đẹp là sống có ích
cho đời thì không ít người còn quan niệm: sống đẹp là phải biết tận hưởng, biết lãng mạn
và đắm say trước cuộc sống. Có phút giây nào đó bạn thoát ra khỏi guồng quay bận bịu của
công việc để ngắm một cánh đồng, một dòng sông, thưởng thức một bộ phim hay, sống cho
riêng mình, bạn cũng sẽ thấy yêu cuộc sống này hơn.

Đã thành quy luật, cuộc sống không ngừng chảy trôi, không đợi chờ. Bởi vậy, để
sống theo đúng nghĩa của hai chữ sống đẹp hãy xác định cho mình một lí tưởng sống, sống
và cống hiến tận độ đừng để những giờ khắc của tuổi trẻ phải sống hoài, sống phí. Kẻ đựng
trái tim trìu máu đất –Xuân Diệu- đã khát khao giao cảm tột độ với cuộc đời, muốn ôm,
muốn riết, muốn say, muốn thâu, muốn thu nhận cuống quýt, vội vàng huớng sắc của cuộc
đời nhưng không phải để giữ riêng mà để hoà vào cuộc đời chung. Ông đã từng ví mình
như một cây kim nhỏ bị thanh nam châm khổng lồ của cuộc sống hút vào. Tuổi trẻ ngày
hôm nay và ngày hôm qua, lí tưởng sống có khác nhau nhưng có lẽ đều chung nhau ở cái
nhiệt huyết được tận độ hiến dâng. Con người là một phần của cuộc sống, chúng ta được
hãnh diện với hai tiếng làm người nhưng cũng đừng quên trở trăn: phải sống có trách
nhiệm với đấng sinh thành ấy. Cuộc sống cho ta cuộc sống đẹp đẽ kia đâu phải chỉ để ta
ngắm nhìn, hưởng thụ mà còn nhắc ta phải cống hiến gì cho cuộc sống ngát hương kia?
20


Sống là cống hiến! Xưa kia, sống đẹp có chuẩn mực là: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; với công,
dung, ngôn, hạnh...- gắn chặt con người vào những chữ bổn phận, nghĩa vụ. Vội vàng của
Xuân Diệu lại đưa đến cho ta một thái độ sống chủ động, tích cực. Chủ động tận hưởng và
chủ động hiến dâng!
Hãy biến những lí tưởng sống đẹp của mình thành hành động có ích. Bởi sống đẹp là
thước đo nhân cách của một con người!
(Bài làm của HS - lớp 12C, Điểm cao thứ nhì khối C)
Đề 6 : Từ bài thơ Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến), anh (chị) hãy viết bài văn bàn về
danh và thực trong cuộc sống hiện nay.
Bài làm
Nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía, những vần thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ luôn
để lại trong ta những suy tư, trở trăn. Tiến sĩ giấy là một trong những vần thơ như thế.
Bằng cách nói trào lộng hóm hỉnh mà sâu cay, Nguyễn Khuyến đã gợi ra cho độc giả
những suy nghĩ về vấn đề danh và thực trong cuộc sống, Thiết nghĩ, hai chữ danh và thực
ấy không chỉ là vấn đề nhức nhối trong thời đại Nguyễn khuyến sống mà còn là vấn đề

được quan tâm ở mọi nơi, mọi thời đại, mọi thế hệ.
Tiến sĩ giấy ra đời vào thế kỉ XIX, khi chế độ thực dân nửa phong kiến mới được xác
lập ở nước ta, kéo theo vô vàn những cảnh chướng tai gai mắt, cái thời mà biết bao truyền
thống của dân tộc bị đảo lộn, đạo Nho đi vào cảnh suy vi, tàn lụi. Bài thơ đã mượn hình
ảnh một thứ đồ chơi dân gian để bóc trần bản chất hữu danh vô thực của những ông tiến sĩ
thời đó. Đằng sau tiếng cười trào phúng hóm hỉnh, ta cảm nhận được nỗi xót xa của nhà
thơ về thực trạng xã hội và nỗi đắng chát cho chính bản thân mình – mang cái danh tiến sĩ
mà thực ra vô dụng, bất lực trước cảnh đất nước thời loạn: Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh
choẹ; Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!
Nỗi bất bình, niềm đắng xót gợi ra từ những vần thơ của một nhà nho yêu nước, giàu
tự trọng mà bất lực trước thời thế như khơi gợi trong mỗi ngươì những băn khoăn, trở trăn
về hai chữ danh và thực – một vấn đề xã hội có ý nghĩa đến tận ngày hôm nay.
Danh ở đây không nên hiểu theo nghĩa là danh dự, thanh danh mà nên hiểu theo
nghĩa là danh vị, tước hiệu, là công danh mà con người đạt được trong cuộc sống. Thực tức
là thực chất, là khả năng, năng lực để con người đạt được cái danh đó, cũng có thể hiểu
thực như nghĩa thực tế – nghĩa là cái danh mà bản thân đạt được có ích gì cho cuộc sống
hay không?
Trong cuộc sống, danh và thực nhất thiết phải đi đôi với nhau. Người có danh mà
không có thực thì cái danh đó chỉ là danh hão, người có thực mà không có danh thì hoặc là
cộng đồng chưa biết đến học hoặc là chính bản thân họ chưa phát huy hết năng lực của
mình. Có thể tìm thấy trong cuộc sống của chúng ta hiện nay nhũng hiện tượng có thể
minh chứng cho mối quan hệ mật thiết này. Không ít những cá nhân, tập thể đã gắn danh
với thực, phấn đấu bằng chính khả năng của mình để đạt được những danh vị xứng đáng.
Không thiếu những doanh nghiệp giỏi được vinh danh trong các chương trình tôn vinh
những doanh nghiệp trẻ. Bằng bàn tay, khối óc của mình, họ đã xây dựng cho mình một sự
nghiệp có ích cho cộng đồng. Không ít những sinh viên trẻ tài năng trong những cuộc thi
Rôbôcon, những cuộc thi trí tuệ tầm cỡ quốc gia, quốc tế xứng đáng với những tấm danh
21



hiệu và sự tôn vinh của cộng đồng. nếu lúc nào con người cũng biết gắn danh với thực như
thế thì xã hội sẽ ngày một đi lên. Nhưng bên cạnh những cái danh thực chất kia chẳng thiếu
những kẻ đeo những cái danh hão mà vấn vênh vang tự đắc. Không ít ông bố, bà mẹ chạy
bở hơi tai để lo cho con vào trường chuyên, lớp chọn, thậm chí có cả bằng Đại
học...Những người như thế hỏi có ích gì cho xã hội khi có bằng cấp, thậm chí chức tước
trong tay mà không có tài năng? Quả thực, những con sâu làm rầu nồi canh như thế sẽ cản
trở sự phát triển của đất nước song đáng buồn là nhiều người xem đó là điều chẳng mấy
quan tâm, thắc mắc hay băn khoăn.
Trong khi ấy, nhiều con người có thực lực lại chẳng hề được biết đến, chẳng được
đánh giá xứng đáng. Tình thế ấy đôi khi cũng phải làm nảy sinh trong đầu người ta những
suy nghĩ: những danh vị sang trọng, những tước hiệu cao, phải chăng người ta đã dùng tiền
mà mua cả, những người nghèo hỏi còn chỗ đứng vào đâu? Thiết nghĩ, câu hỏi trên cũng
khiến các nhà quản lí cũng phải lưu tâm trong chế độ ưu đãi đối với người có tài thực sự,
có như thế mới có thể hạn chế được nạn chảy máu chất xám - vấn đề đáng lo ngại trong xã
hội thời mở cửa hiện nay.
Rõ ràng, danh và thực không thể tách rời nhau. Cái thực chất sẽ quyết định danh vị.
Có danh mà không có thực chỉ là thùng rỗng kêu to, là những tiến sĩ giấy. Ngược lại, nếu
có thực lực, có khả năng thì hoàn cảnh có khó khăn, con người vẫn vươn lên để xây dựng
sự nghiệp cho mình bằng chính cái đầu của mình. Vì vậy, chúng ta nên tự ý thức được
năng lực của chính mình, không nên thấy cái lợi trước mắt mà quên mất tương lai, quên cả
cộng đồng. Chạy theo danh vị mà không chú ý bồi đắp cái thực chất của bản thân tức là ta
tự huỷ hoại bản thân mình, xã hội mình. Muốn giành được sự tôn vinh trong xã hội, mỗi
con người cần không ngừng rèn luyện, tích luỹ tri thức cho mình để đứng vững trên chính
đôi bàn chân của mình.
Thiết nghĩ, việc ban hành những quy định về hai không, bốn không của bộ Giáo dục
và Đào tạo trong mấy năm gần đây, phải chăng cũng nhằm mục đích trả lại thực chất cho
việc học và thi, cho bằng cấp, cho cái danh thực của mỗi con người. Hi vọng rằng vấn đề
danh và thực mà ông Nghè vùng Yên Đổ gợi ra từ một bài thơ sẽ làm cho mỗi người hôm
nay tự nhìn lại để hiểu hơn về cuộc sống và hiểu hơn về chính mình.
(Bài

làm của HS – lớp 12D)
Đề 7 : Từ sự kiện công ty VEDAN xả trộm nước thải “giết chết” sông Thị Vải, anh
(chị) suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ môi trường sống của chúng ta hiện nay?
Bài làm
Cùng với sự phát triển đi lên của xã hôi, đời sống của người dân được nâng cao là sự
ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Sự kiện công ti Vê-đan xả nước thải “giết chết”
sông Thị Vải như một hồi chuông báo động về ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của con
người hiện đại ngày hôm nay đối với môi trường ta đang sống cũng là đối với tương lai của
nhân loại.
Môi trường sống là không gian bao quanh lớp trái đất gồm thủy quyển, khí quyển, đất,
…nó có ảnh hưởng trực tiếp đối với đời sống, sức khỏe của con người.
Công ty VEDAN đã hủy hoại môi trường nặng nề bằng những hành động tinh vi, có hệ
thống và lâu dài. Hệ thống nước thải được công ti này thiết kế ngầm và điều khiển bằng
22


các van đóng mở tự động, các cầu dao điện mà chỉ hai chuyên gia người Đài Loan được sử
dụng. Công ti còn xây dựng hệ thống tường rào từ 2,5 đến 3 mét có dây kẽm gai sắc nhọn,
lực lượng bảo vệ đông đảo làm người dân không thể đến gần và gây khó khăn cho công tác
điều tra. Khi bị phát hiện, công ti này cố tình không hợp tác. Điều đáng ngạc nhiên là
VEDAN đã qua mắt các cơ quan nhà nước trong một thời gian dài, vượt qua các cuộc kiểm
tra của cục môi trường một cách ngoạn mục để “giết chết” sông Thị Vải trong 14 năm qua.
Lãnh đạo công ti VEDAN đã xác nhận : một tháng, công ti xả khoảng 44.800 mét khối
nước thải thô ra sông với hàm lượng độc tố cao chứa trong các chất hoá học, kim loại nặng.
Theo cục Hàng hải ước tính kinh phí để rửa sạch con sông này lên tới một nghìn tỉ đồng.
Vậy con số 217 triệu đồng bước đầu xử phạt VEDAN có thật sự thoả đáng?
Qua sự việc của công ti VEDAN, nhìn lại công tác bảo vệ môi trường của chúng ta
còn biết bao điều nhức nhối. Luật bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập, chưa chú ý đến
mức độ tàn phá môi trường của các doạnh nghiệp nên mức xử phạt còn quá nhẹ; các nhà
máy xử lí nước thải chưa đáp ứng được nhu cầu – nơi cần thì không có, nơi có thì không có

việc để làm; các công ti, doanh nghiệp vì lợi nhuận trước mắt mà tàn phá môi truờng… Đó
là lí do tại sao lại có những con sông nước đen như Thị Vải, Tô Lịch, rồi biết đâu sông
Hồng, sông Mã,…cũng sẽ đổi màu?
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì có tới 80% bệnh tật sinh ra từ nguồn nước bị ô
nhiễm, các bãi rác là trung tâm của các nguồn bệnh, …Những làng ung thư, xóm ung thư
ngày càng nhiều, những trận lũ lụt lịch sử cướp đi sinh mạng hàng trăm người chẳng lẽ
không khiến những người đang huỷ hoại môi trường mảy may bận tâm hay sao? Huỷ hoại
môi trường sẽ tự mình huỷ hoại cuộc sống của chính mình và huỷ hoại cả tương lai.
Việc bảo vệ môi trường đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả mọi người. Bên cạnh việc nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp, thiết nghĩ, cần phải siết
chặt hơn nữa luật bảo vệ môi trường, nâng mức phạt làm ô nhiễm môi trường bằng tổng
thu nhập hàng năm của doanh nghiệp.
Mới đây, tôi được nghe những dòng tin thú vị về tấm gương của ông Ngô Văn Tời 82 tuổi
sáng sáng tự nguyện nhặt rác làm sạch bờ biển Khánh Hoà; lại được nghe tin trong lúc
VEDAN xả nước thải “giết chết” sông Thị Vải cũng là lúc hoa hậu Trái Đất và hoa hậu
Sing-ga-po và hoa hậu Phi-lip-pin đang nhặt rác ở biển Cần Giờ; lại được tin ngày càng
nhiều thành phố lớn trên thế giới ủng hộ “Giờ trái đất”…Và tôi hi vọng, vì cuộc sống của
chính mình, con người sẽ ngợi ca những tấm gương bảo vệ môi trường đồng thời cũng biết
lên án mạnh mẽ những kẻ đang huỷ hoại cuộc sống của chính chúng ta như VEDAN bởi
“trái đất là ngôi nhà chung” mà bạn hay tôi đều có trách nhiệm giữ gìn. (Bài làm của HS –
Lớp 12D)
* Đề về nhà (Học sinh tự giải)
Đề 8: Từ bài thơ “Vội vàng” (Xuân Diệu), hãy viết bài văn nêu quan niệm “thế nào
là sống đẹp”?
Đề 9: “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì k có phương hướng
kiên định, mà k có phương hướng thì k có cuộc sống” (Lep Tôn Xtôi). Từ câu nóitrên, anh
(chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng trong đời sống?
23



C. KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu và thực hiện chuyên đề " Một vài suy nghĩ rèn kĩ năng làm văn
nghị luận xã hội ở trung học phổ thông" tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau:
Tục ngữ có câu:" Không thầy đố mày làm nên". Trước hết ta phải xác định rõ vai trò
của người thầy là hết sức quan trọng. Bởi vì, người thầy có vai trò dẫn dắt học sinh các kĩ
năng làm văn, các phương pháp kiểm tra kết quả, cách thức trình bày bài văn... Nếu học
sinh có kiến thức cơ bản tốt, có tố chất, mà không được bồi dưỡng nâng cao tốt thì sẽ ít
hiệu quả hoặc không có hiệu quả. Đồng thời giáo viên lại phải lựa chọn đúng đối tượng
học sinh rèn kĩ năng và phải soạn thảo chương trình rèn kĩ năng một cách hợp lý, khoa học,
sáng tạo. Giáo viên cần đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, không chỉ qua
bài viết mà cả qua việc học tập hằng ngày.
Văn nghị luận xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện
nhân cách, đạo đức học sinh. Để trở thành một người giáo viên giỏi, có trách nhiệm và
lương tâm, mỗi giáo viên cần thấy được mục đích mà công tác này đem lại để từ đó không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp, nội dung và hình
thức giảng dạy. Dành thời gian để nghiên cứu tài liệu, sách tham khảo, xác định cách thức
rèn kĩ năng phù hợp với năng lực, đối tượng học sinh. Kiểm tra đánh giá thường xuyên, kịp
thời tới mọi đối tượng học sinh. Có như vậy, kết quả rèn luyện mới mang lại hiệu quả cao.
Tôi thiết nghĩ, chuyên đề này có thể áp dụng đối với việc rèn kĩ năng Nghị luận xã
hội ở tất cả các đối tượng học sinh trung học phổ thông.
Vĩnh Tường, ngày 15/10/2015
Người viết

Lê Thị Hương Lan

24




×