Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
Phần một: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong chương trình Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, làm văn luôn là phần khó
bởi đặc trưng của phần làm văn là yêu cầu học sinh phải vận dụng tối đa kiến thức ở phần
Văn và Tiếng Việt để làm văn. Đặc biệt là dạng bài: Nghị luận văn học.
Việc viết một bài văn nghị luận văn học nhất là về một tác phẩm truyện, một đoạn
trích đối với học sinh trường THPT Hiếu Tử quả là một công việc khó khăn bởi trường
THPT Hiếu Tử có đặc thù: trên 40% học sinh là con em dân tộc khmer, học sinh ở vùng sâu,
kinh tế xã hội khó khăn, việc sử dụng tiếng Việt, khả năng cảm thụ và phân tích tác phẩm
văn học của các em còn nhiều hạn chế. Học sinh hiểu biết và cảm nhận tác phẩm văn học đã
là khó, nhưng để vận dụng kiến thức văn học về một tác phẩm truyện, hoặc một đoạn
trích vào viết một bài văn nghị luận văn học lại càng khó hơn.
Làm thế nào để giáo viên giúp học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác
phẩm truyện hoặc đoạn trích, làm cho các em đồng cảm với những giá trị tư tưởng
nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm là một vấn đề trăn trở luôn đặt ra cho giáo viên
dạy Ngữ Văn. Nhất là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 12. Vì vậy, Tổ
Bộ môn Ngữ Văn của trường THPT Hiếu Tử đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ
năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12”.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Kĩ năng làm văn nghị luận văn học nói chung và làm văn nghị luận về tác
phẩm truyện nói riêng, gồm: Kĩ năng phân tích đề; Kĩ năng lập dàn ý; Kĩ năng viết
đoạn văn, bài văn.
- Đối tượng áp dụng là học sinh lớp 12 đang học tập tại trường THPT Hiếu Tử.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghị luận văn học có ba kiểu bài chính: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ;
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn
xuôi. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc rèn kĩ năng làm văn Nghị luận về một tác
phẩm, một đoạn trích văn xuôi (phần truyện)
Phần hai: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
Xuất phát từ thực trạng học sinh lớp 12 của nhà trường khi viết bài văn nghị luận
về tác phẩm truyện thường mắc các lỗi cơ bản:
- Học sinh không xác định được kiểu bài, dạng đề làm văn nghị luận.
- Học sinh viết theo cảm tính, nghĩ gì viết đấy không cần biết có đúng yêu cầu
hay không. Có những bài văn, khi chấm giáo viên đọc mà không hiểu được học sinh
của mình viết gì, muốn nói điều gì.
- Học sinh thường sa vào kể lại tác phẩm.
- Học sinh chưa biết phân tích, phân tích sơ sài, chưa làm sáng tỏ vấn đề cần
nghị luận.
- Học sinh chưa biết lấy dẫn chứng và phân tích dẫn chứng.
Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết
đoạn văn của học sinh rất yếu, các em không có thói quen phân tích đề, lập dàn ý trước
khi viết bài, nên khi bắt tay vào viết rất lúng túng, viết không đúng yêu cầu của đề bài
và lạc đề.
1
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
Từ cơ sở lí luận và thực trạng viết bài văn nghị luận văn học nói chung và nghị luận về tác
phẩm truyện nói riêng của học sinh, tổ Bô môn Ngữ Văn Trường THPT Hiếu Tử đã vạch kế
hoạch thực hiện đề tài " Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học
sinh lớp 12".
II. PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM
TRUYỆN:
1. Tích lũy kiến thức:
1.1. Kiến thức phải đảm bảo lấy trong tác phẩm văn học, kiến thức phải chính
xác, chọn lọc.
Nghị luận văn học là kiểu bài văn hướng tới các vấn đề đặt ra trong các tác phẩm
văn học: nội dung, nghệ thuật, hoặc các khía cạnh khác như tình huống truyện, diễn
biến tâm lí của nhân vật, Cho nên người viết phải hiểu biết kĩ về tác phẩm văn học đó:
từ tác giả, hoàn cảnh sáng tác,… đến nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
1.2. Nguồn hình thành kiến thức:
Đối với các tác phẩm văn học được học trong chương trình. Hướng dẫn các em
cách đọc hiểu văn bản. Hình thành kĩ năng đọc cho học sinh
+ Đọc thông suốt toàn văn bản để có ấn tượng toàn vẹn về văn bản. Phải đọc
tiểu dẫn để biết được những tri thức thiết yếu về tác giả, tác phẩm. Yêu cầu phải nắm
được cốt truyện, hệ thống các chi tiết có liên quan đến nhân vật chính. Cần chú ý đến
mạch văn, chất văn của văn bản, phát hiện những điểm đặc sắc, thú vị
+ Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật: Hình tượng trong văn bản văn học được xây
dựng sáng tạo bằng nghệ thuật ngôn từ, qua chi tiết, cốt truyện, hình ảnh, tâm
trạng tùy thể loại mà khác nhau về ngôn từ. Đọc hiểu hình tượng văn học đòi hỏi
người đọc phải nhập thân vào hình tượng, cụ thể hóa tình cảnh, để hiểu điều tác giả
muốn nói.
+ Đọc hiểu tư tưởng tình cảm của tác giả: Nhà văn sáng tác tác phẩm văn học
bao giờ cũng thể hiện tư tưởng, bộc lộ tình cảm không chỉ của cá nhân họ về cuộc đời,
con người mà còn là của tầng lớp, giai cấp, thời đại mà các nhà văn như là một đại diện.
+ Đọc hiểu để thưởng thức văn học: người đọc tiếp nhận tư tưởng, tình cảm của
người viết gửi gắm vào ngôn từ, hình tượng đó, tìm ra tầng hàm nghĩa, nhận ra tín hiệu
mà người viết kí thác điều muốn nói, quan niệm về nhân sinh, hoài bão, ước mơ
giúp cho người đọc hiểu về thời đại, hiểu đời, hiểu mình, chia sẻ với sự xúc động, niềm
say mê của tác giả.
1.3. Khuyến khích học sinh khi đọc phải có thói quen ghi chép.
Ví dụ: Sau khi đọc xong một tác phẩm truyện, học sinh có thể ghi chép:
- Tóm tắt tác phẩm. Những chi tiết, hình ảnh chọn lọc. Những câu văn hay,
những hình ảnh đẹp, những câu nói "có cánh" của nhân vật. Biết đánh giá tác phẩm.
- Ghi lại những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của bản thân sau khi đọc về tác phẩm, về
nhân vật hoặc một chi tiết mà bản thân tâm đắc nhất trong tác phẩm.
2. Phân biệt các dạng đề:
Phân biệt đề được xem là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định cho người làm
bài. Đề bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu thường
gặp các dạng đề cơ bản sau:
- Dạng đề I: Suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật, về tác phẩm hoặc một khía
cạnh về nhân vật, về tác phẩm là nghiêng về cảm nhận chủ quan của người viết về
nhân vật, tác phẩm hay một khía cạnh nào đó về nhân vật, tác phẩm
Ví dụ
Đề: Cảm nhận của anh /chị về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm Rừng xà nu
của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, năm 2008)
2
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
- Dạng đề II: Phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm hay một khía cạnh về
nhân vật, về tác phẩm là yêu cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận xét đầy đủ
từng đặc điểm nhân vật, từng giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Ví dụ
+ Đề: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của
Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, năm 2008)
- Dạng đề III: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một vấn đề,
GV phải biết tích hợp các kiến thức chương trình để nâng cao yêu cầu giải quyết đề bài
văn dạng này cho HS.
Ví dụ Đề: Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Việt và Chiến, để làm rõ sự
tiếp nối truyền thống gia đình của những người con trong tác phẩm Những đứa con
trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB
Giáo dục năm 2008.
Từ việc phân biệt các dạng đề nêu trên, GV giúp HS nhận thức được tầm quan
trọng của việc phân tích, tìm hiểu đề và biết vận dụng thành thạo, linh hoạt để hình
thành những thao tác và kĩ năng phân tích đề chính xác mỗi khi làm bài.
3. Các bước rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện:
Bước 1: Rèn kỹ năng tìm hiểu đề:
Đây là thao tác được thực hiện đầu tiên khi làm bài văn nghị luận. Để thực hiện tốt
được thao tác này học sinh cần đọc kỹ đề, tìm và gạch chân các cụm từ quan trọng. Học sinh
phải xác định đầy đủ, chính xác các yêu cầu sau:
* Xác định yêu cầu về nội dung: Học sinh thường không khó khăn khi xác định
nội dung của đề, bởi vì các đề nghị luận văn học thường rõ ràng, mạch lạc đọc kỹ có thể
nhận biết được ngay.
Ví dụ: Anh (chị) hãy phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
của Tô Hoài.
Tuy nhiên cũng có những đề khó hơn đòi hỏi học sinh phải phân tích các ý kiến,
nhận định
Ví dụ:
Đề bài: Nhà văn Kim Lân có lần đã kể lại tác phẩm Vợ nhặt của ông thực ra là
một chương đã được viết lại của truyện dài Xóm ngụ cư. Ý của truyện là: "Trong sự
túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao
khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để mà vui mà hi vọng".
Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên thông qua việc phân tích truyện ngắn Vợ nhặt.
So với các đề trên, đề này yêu cầu khó hơn, phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ
nhận định về chính tác phẩm đó. Đề bài không phải là phân tích đơn thuần mà là phân
tích theo định hướng có sẵn: "Trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh
khốn khổ nào, người dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên trên cái chết, cái ảm đạm để
mà vui, mà hi vọng". Ý kiến được dẫn trong đề bài chính là giá trị nhân đạo được thể
hiện trong tác phẩm.
* Xác định yêu cầu về hình thức:
Ở thao tác này học sinh còn lúng túng. Nhưng sau một vài lần định hướng học
sinh có thể xác định được ngay kiểu bài nghị luận
* Xác định yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Việc tìm hiểu đề rất quan trọng, giáo
viên cần tạo thói quen cho học sinh cần phải tìm hiểu đề trước khi lập dàn ý và viết bài.
Bước 2: Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý:
- Hướng dẫn học sinh tìm ý:
Muốn tìm được ý đúng, ý hay, ý sâu sắc, GV phải hướng HS đọc kĩ tác phẩm để
nắm cốt truyện, chủ đề, các ý chính, các chi tiết tiêu biểu của từng ý, các dẫn chứng
3
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
thuyết phục…Không đọc kĩ tác phẩm, HS khó lòng nắm được ý đồ của tác giả, dễ dàng
bỏ qua những điểm đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm; từ đó phân
tích hời hợt, đánh giá chung chung.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
GV có thể hướng dẫn HS sắp xếp các ý theo trình tự nhất định, ví dụ đi từ: nội
dung, nghệ thuật, rồi đến nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản thân; cũng có thể sắp
xếp đan xen giữa nội dung, nghệ thuật và nêu nhận xét, đánh giá, suy nghĩ của bản
thân. Cũng có khi việc sắp xếp không bị gò bó theo một trật tự cố định nào.
Thông thường dàn bài chung cho bài văn nghị luận về tác phẩm truyện thường
theo một trình tự như sau:
-Mở bài:
+ Lời dẫn dắt,
+ Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm,
+ Khái quát: nội dung, nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm,
+ Khái quát ý kiến, tình cảm của bản thân đối với tác phẩm.
- Thân bài:
Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo một trình
tự nhất định, (phân tích, giải thích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực,
trong tác phẩm và những tác phẩm khác).
- Kết bài:
+ Khái quát lại nội dung, nghệ thuật, các giá trị của tác phẩm ở mức cao hơn
phần mở bài; qua đó nêu nhận định, đánh giá chung về tác phẩm.
+ Nêu nhận xét tiêu biểu của những người nổi tiếng về tác phẩm (nếu có)
+ Liên hệ bản thân…
Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, giáo viên đưa ra mô hình tổng quát của
một bài văn nghị luận cho học sinh tham khảo:
Mô hình tổng quát một bài văn nghị luận:
Mở bài (đặt vấn đề):
Dẫn dắt từ vấn đề rộng hơn thu hẹp dần
đến việc giới thiệu luận đề.
Thân bài (giải quyết vấn đề):
Bao gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn
văn là một luận điểm. Các luận điểm đều
tập trung làm nổi bật luận đề ở phần MB
Kết bài (kết thúc vấn đề):
Tổng hợp lại từ các luận điểm đã
trình bày, đánh giá và mở rộng.
Thân bài
Từ mô hình tổng quát đó, giáo viên hướng dẫn HS
- Nắm vững cách làm bài của kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn
trích văn xuôi.
- Xác định được các luận điểm, luận cứ. Sắp xếp các luận điểm, luận cứ theo một
trật tự lôgic, chặt chẽ.
Kiểu bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.(Phần truyện)
4
Mở bài
Luận điểm 1
Luận điểm 2
Luận điểm 3
Kết bài
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
Kiểu bài này có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu là phân tích khía cạnh của tác
phẩm văn xuôi như: Phân tích nhân vật, phân tích giá trị nhân đạo, phân tích tình
huống,
Giáo viên tập trung hướng dẫn và rèn kĩ năng cho học sinh cách làm các dạng
bài này như sau:
* Dạng bài: Phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu nhân vật cần nghị luận.
Thân bài:
- Luận điểm 1: Lai lịch, ngoại hình của nhân vật
- Luận điểm 2: Tâm lý, Tính cách.
- Luận điểm 3: Số phận (Chú ý sự thay đổi số phận)
- Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
Kết bài:
- Thông qua việc xây dựng nhân vật, nhà văn muốn nói lên điều gì.
- Tác phẩm có đóng góp gì cho nền văn học nước nhà.
(Lưu ý: Không phải nhân vật nào trong tác phẩm văn học cũng có lai lịch,
ngoại hình nên khi phân tích học sinh phải linh hoạt).
* Dạng bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học
Mở bài: Giới thiệu giá trị nhân đạo được thể hiện trong tác phẩm văn học.
Thân bài:
- Luận điểm 1: Khái quát giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học.
- Luận điểm 2: Phân tích những biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm:
+ Tác phẩm thể hiện tình yêu thương với ai? Và thể hiện cụ thể như thế nào?
+ Tác phẩm đã tố cáo, lên án ai? Lên án, tố cáo như thế nào?
+ Tác phẩm đã phát hiện, trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt của
con người trong tác phẩm như thế nào?
- Luận điểm 3: Đánh giá.
Kết bài:
- Khẳng định giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
- Sự đóng góp cho tính đa dạng, sinh động của truyền thống nhân đạo.
* Dạng bài : Phân tích tình huống truyện.
Mở bài: Giới thiệu tình huống truyện.
Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích: Tình huống truyện là gì?
- Luận điểm 2: Phân tích tình huống truyện:
+ Đó là tình huống nào?
+ Phân tích những biểu hiện của tình huống truyện.
- Luận điểm 3: Ý nghĩa của tình huống truyện.
Kết bài: Khẳng định xây dựng tình huống truyện là sáng tạo NT đặc sắc của tác giả.
* Dạng bài: Nghị luận về một nhóm tác phẩm, nhóm nhân vật:
Dạng bài này không có tiết dạy lí thuyết, song trong thực tế ta hay gặp trong các
đề thi học sinh giỏi, các kì thi vào đại học, cao đẳng qua các năm.
Với dạng đề này giáo viên hướng dẫn các em nắm vững cách làm bài:
Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (Nhóm tác phẩm? Nhóm nhân vật?)
Thân bài:
- Luận điểm 1: Phân tích những nét chung (nhóm nhân vật, nhóm tác phẩm)
5
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
- Luận điểm 2: Phân tích những nét riêng của tác giả, tác phẩm (hoặc tác giả,
nhân vật).
- Luận điểm 3: Đánh giá chung.
Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp (nhóm tác phẩm, nhóm nhân vật)
- Đóng góp cho nền văn học.
Ví dụ Đề : Anh (chị) hãy phân tích hình tượng nhân vật hai chị em Chiến và
Việt trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu hai chị em Chiến và Việt.
Thân bài:
Luận điểm 1: Nét chung của Chiến và Việt:
- Chiến và Việt sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước, cách mạng.
- Cùng chịu nhiều mất mát đau thương: chứng kiến cái chết của ba má.
- Có chung mối thù với bọn xâm lược, cùng ý nghĩ: phải trả thù cho ba má. Có
cùng nguyện vọng: Được cầm súng đánh giặc để trả thù cho ba má.
- Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện
sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng
hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm.
Luận điểm 2: Nét riêng ở Chiến và Việt:
- Nét riêng của Chiến: Hơn Việt một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn:
+ Chiến có thể bỏ ăn để đánh vần cuốn sổ gia đình.
+ Chiến không chỉ nói "in như má" mà còn học được cách nói "trọng trọng"
của chú Năm.
+ Biết nhường nhịn em: Tuy có lúc giành nhau với em: Tranh công bắt ếch,
đánh tàu giặc, đi tòng quân, nhưng cuối cùng bao giờ cô cũng nhường em (trừ đi
tòng quân)
=> Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến có cá tính, vừa phù hợp với lứa tuổi
và giới tính. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua Việt nhưng gây được ấn tượng sâu
sắc trong lòng người đọc.
- Nét riêng của Việt: Là cậu con trai mới lớn còn rất trẻ con, vô tư:
+ Hay tranh giành với chị
+ Đêm trước ngày lên đường tòng quân, chị Chiến bàn với em bằng những lời
trang nghiêm thì Việt "lăn kềnh ra ván cười khì khì", lúc thì "chụp một con đom đóm
úp trong lòng bàn tay".
+ Vào bộ đội trong ba lô còn mang theo "một giàn ná thun".
+ Sự vô tư không ngăn cản được Việt trở thành anh hùng (Ngay từ bé Việt đã
dám xông vào đá thằng đã giết cha mình. Khi trở thành chiến sĩ mặc dù chỉ có một
mình với đôi mắt không còn nhìn thấy gì, hai bàn tay đau đớn Việt vẫn quyết tâm sống
chết với quân thù).
=> Việt là thành công đáng kể trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi.
Tuy còn hồn nhiên, nhỏ bé trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn lên chững chạc
trong tư thế của một người chiến sĩ.
Luận điểm 3: Đánh giá:
- Nghệ thuật trần thuật qua dòng hồi tưởng của Việt đã khắc họa tính cách các
nhân vật và miêu tả tâm lí sắc sảo. Ngôn ngữ góc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
- Chiến và Việt là khúc sông sau trong dòng sông truyền thống gia đình, có thể
sẽ đi xa hơn nữa.
6
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
Kết bài:
- Chiến và Việt là những nhân vật điển hình cho con người Việt Nam, dân tộc
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ.
- Những đứa con trong gia đình tiêu biểu cho phong cách NT của Nguyễn Thi.
Bước 3: Rèn kĩ năng viết đoạn văn, bài văn:
Từ dàn ý đã có sẵn, GV hướng dẫn viết từng đoạn tiêu biểu: đoạn mở bài, các
đoạn phần thân bài và đoạn kết bài.
GV có thể minh hoạ bằng sơ đồ đoạn văn nghị luận như sau:
(1) Câu chủ đề TỔNG HỢP
PHÂN TÍCH
(2) (3) (4) ( …) (Ý DIỄN GIẢI, DẪN CHỨNG TIÊU BIỂU)
(5) Câu kết luận KHÁI QUÁT
- Học sinh lựa chọn luận điểm thích hợp để viết.
- GV hướng dẫn học sinh viết theo tiến trình:
+ Thứ nhất: chuyển luận điểm thành câu chủ đề.
+ Thứ hai: Phân tích các khía cạnh của luận điểm, viết các câu triển khai.
+ Thứ ba: Viết câu có tính chất kết đoạn.
- Yêu cầu học sinh viết tại lớp, về nhà viết các luận điểm còn lại, hình thành bài văn.
Lưu ý học sinh cách liên kết các luận điểm (đoạn văn) sao cho linh hoạt và phù hợp.
- Giáo viên thu một số bài để chấm, nhận xét, sửa.
Để cụ thể hóa các bước rèn kĩ năng làm văn nghị luận văn học, chúng tôi thiết kế
một giáo án dạy thực nghiệm tiết tự chọn (tăng tiết):
4. Giáo án (Tham khảo thêm)
RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC
PHẨM, MỘT ĐOẠN TRÍCH VĂN XUÔI.
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Kiến thức : Nắm vững cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn
xuôi. Thấy được đặc sắc nghệ thuật của Kim Lân: tạo tình huống cho truyện.
- Kỹ năng : Rèn kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý, viết đoạn văn cho học sinh lớp 12.
- Thái độ : Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học, tình yêu đối với tác phẩm văn học Việt Nam.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Ra đề - giáo án, SGK, bảng phụ.
- Học sinh: Đọc kĩ tác phẩm Vợ nhặt, xem lại cách làm bài.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định
2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
- GV chép đề lên bảng
Đề bài: Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc
sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là đã
7
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
Hỏi: Tìm hiểu đề gồm mấy
bước? Đó là những bước nào?
- GV yêu cầu học sinh đọc kĩ đề
bài và cho biết:
Hỏi: Nội dung của đề, đề cập
đến vấn đề gì?
Hỏi: Xác định hình thức của
đề?
Hỏi: Phạm vi tư liệu cần sử
dụng?
Hỏi: Mở bài cần nêu những ý
chính nào?
- Tác giả là ai? Sống trong
thời kì nào? Có nét riêng, nét
độc đáo gì về phong cách cá
nhân? (Chuyên sáng tác về
mảng đề tài nào?…
- Tác phẩm truyện trên được
trích từ đâu? Được sáng tác
trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm
được đánh giá như thế nào?
Hỏi: Thân bài có mấy luận
điểm?
- Đề bài gồm mấy ý? Ý nghĩa
cụ thể, ý nghĩa khái quát là gì?
Hỏi: Luận điểm 1?
Hỏi: Luận điểm 2?
Hỏi: Luận điểm 2 cần những
luận cứ, luận chứng nào?
xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp
dẫn.
Hãy phân tích truyện ngắn Vợ nhặt để chứng
minh ý kiến trên.
I. Tìm hiểu đề:
1. Xác định yêu cầu về nội dung:
Tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.
2. Xác định yêu cầu về hình thức:
Nghị luận về một khía cạnh tác phẩm văn xuôi: Tạo
tình huống trong truyện.
3. Xác định phạm vi tư liệu cần sử dụng:
- Tác phẩm Vợ nhặt.
II. Lập dàn ý:
Mở bài:
- Kim Lân là nhà văn gắn bó với nông thôn và
người nông dân. Ông viết chân thật , xúc động về
cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh
ngộ và tâm lí của họ.
- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim
Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962)
- Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc
sắc của Kim Lân trong truyện ngắn Vợ nhặt là xây
dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn.
Thân bài:
Luận điểm 1: Tình huống truyện là "cái tình thế xảy
ra truyện" là "một khoảnh khắc mà trong đó sự
sống hiện ra rất đậm đặc" là "cái khoảnh khắc chứa
đựng cả một đời người" (Nguyễn Minh Châu).
Tình huống truyện còn được hiểu là mối
quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật
khác, giữa nhân vật với hoàn cảnh sống, qua đó
nhân vật được bộc lộ tâm trạng, tính cách hay thân
phận của nó góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của
tác phẩm.
Luận điểm 2: Vợ nhặt đã tạo ra được một tình
huống truyện độc đáo và hấp dẫn:
a. Đó là tình huống nhân vật Tràng, một anh nhà
nghèo xấu xí, dân xóm ngụ cư (bị người làng khinh
bỉ) giữa lúc đói khát lại lấy được vợ.
- Việc Tràng lấy vợ là một điều lạ:
+ Người như Tràng mà lấy được vợ, thậm chí
còn "vợ theo", "vợ nhặt".
+ Thời buổi đói khát này, người như Tràng
nuôi thân chẳng nổi lại còn dám lấy vợ.
- Tình huống này dẫn đến sự ngạc nhiên của cả xóm
ngụ cư, của bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và ngay cả Tràng
nữa.
8
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
Hỏi: Luận điểm 3?
Hỏi: Kết bài cần nêu những ý
nào?
+ Người dân xóm ngụ cư "đứng cả trong
ngưỡng cửa nhìn ra và bàn tán".
+ Bà cụ Tứ: Sững sờ, ngạc nhiên.
+ Chính Trành cũng không thể tin nổi: " bây
giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra
hắn đã có vợ rồi đấy ư?".
- Đây là tình huống độc đáo nhưng hết sức hợp lí vì
nếu không phải là năm đói thì Tràng sẽ không lấy
được vợ, chẳng ai thèm lấy Tràng. Lại là "vợ nhặt"
không cần cheo cưới gì. "Người ta có gặp bước khó
khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con
mình ".
b. Tình huống trên đồng thời cũng hết sức éo le. Đó là
truyện nên vui hay nên buồn, nên mừng hay nên lo.
- Chính điều này đã thúc đẩy cho câu chuyện tiếp
tục phát triển để nhà văn khắc họa tâm trạng nhân
vật phong phú, tính cách nhân vật rõ nét hơn. Trong
tình huống hết sức éo le ấy ta thấy một sự xáo trộn
buồn tủi, vui mừng, lo sợ trong tâm trạng mọi
người:
+ Người dân xóm ngụ cư: Mừng cho Tràng
nhưng cũng lo cho Tràng.
+ Bà cụ Tứ: Vừa vui vừa mừng, vừa buồn
vừa lo cho con.
+ Chính Tràng: cũng vừa vui vừa "chợn"
"Thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có
nuôi nổi không, lại còn đèo bòng".
- Tình huống truyện dẫn đến hạnh phúc của đôi vợ
chồng trẻ thật mong manh, tội nghiệp. Hạnh phúc
của Tràng, niềm vui của bà Tứ diễn ra trong không
khí ảm đạm, chết chóc, trong bữa ăn đầu tiên đón
nàng dâu mới thật thảm hại
Luận điểm 3: Tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn của
truyện làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm:
- Tình huống truyện làm nổi bật số phận của
người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám năm
1945, gián tiếp tố cáo thực dân phát xít đẩy nhân
dân ta vào nạn đói khủng khiếp năm 1945.
- Đặt người nghèo khổ trong tình huống này,
tác giả cho ta thấy vẻ đẹp nhân bản của con người.
Dù đói khổ vẫn cưu mang đùm bọc, khao khát hạnh
phúc gia đình.
- Tình huống truyện Vợ nhặt cũng lí giải sự
gắn bó tự nhiên, tất yếu của người dân với cách
mạng.
Kết bài:
- Tình huống Vợ nhặt độc đáo và hấp dẫn là
một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn Kim
Lân.
9
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
- Giáo viên đọc cho học sinh
nghe bài văn tham khảo và chỉ
cho học sinh từng luận điểm,
luận cứ, luận chứng, cách triển
khai.
- Giáo viên cho học sinh viết
đoạn văn ngắn
- Giáo viên gọi 1 - 2 học sinh
trình bày đoạn văn của mình.
Hỏi: Hãy nhận xét bài viết của
bạn?
- Giáo viên: Nhận xét và sửa bài
cho học sinh.
- Thu một số bài của học sinh
về chấm, có kế hoạch điều
chỉnh trong tiết tự chọn sau.
- Tình huống ấy không chỉ tạo điều kiện cho
câu chuyện triển khai và phát triển dễ dàng, tốt đẹp
mà còn góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề của truyện:
Niềm khát khao tổ ấm gia đình và tình thương giữa
những con người nghèo khổ ngay trong trận đói
khủng khiếp nhất.
III. Đọc bài văn tham khảo
IV. Luyện viết đoạn văn ngắn
Hãy chọn một luận điểm và viết một đoạn văn trong
đó có sử dụng thao tác lập luận.
V. Luyện nói
4. Hướng dẫn học bài:
- Nắm vững cách làm bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi.
- Dựa vào dàn ý đã lập, viết bài văn hoàn chỉnh.
III. KẾT QUẢ
Qua việc áp dụng một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện
cho học sinh. Chúng tôi nhận thấy, học sinh đã có tiến bộ, đạt được kết quả cao hơn, học sinh có
hứng thú với tìm hiểu các tác phẩm văn học, thích làm văn nghị luận văn học.
Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; có nhiều bài khai
thác được ý hay, ý sâu sắc; phân tích tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang
phong cách riêng, hạn chế tình trạng gượng ép, máy móc hay khuôn sáo.
Học sinh có kĩ năng làm văn nghị luận văn học nói chung và làm văn nghị luận
về tác phẩm truyện nói riêng sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn Ngữ văn.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực tế giảng dạy chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng làm văn
nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh trường
1. Giáo viên cần phải hiểu tâm lí, khả năng nhận thức, vốn hiểu biết các tác
phẩm văn học, khả năng cảm thụ văn học của học sinh nhất là HS dân tộc kh.mer để
vận dụng phương pháp phù hợp với khả năng tiếp nhận của từng em.
2. Hướng dẫn học sinh tích lũy kiến thức về văn học trong các tác phẩm văn học
được học và đọc thêm và qua các phương tiện thông tin đại chúng…
3. Để HS làm tốt bài văn nghị luận về tác phẩm truyện, cũng như các dạng bài
nghị luận khác, nhất thiết GV phải cho HS nắm chắc 6 bước cơ bản làm một bài văn:
Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, đựng đoạn, viết bài, sửa bài, trong đó quan trọng nhất là
bốn bước đầu như đã trình bày ở trên. Ở mỗi bước lại có những thủ thuật riêng vừa dễ
làm dễ nhớ, do đó khi giảng dạy GV phải chỉ cho HS làm sao để các em ghi nhớ được
các thao tác, các thủ thuật đó như ghi nhớ các công thức trong toán học để mỗi khi làm
bài là có ngay.
Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen: Phân tích đề, lập dàn ý trước khi viết bài.
Trong các bài kiểm tra 2 tiết GV có thể yêu cầu các em nộp cả dàn ý để chấm
(Tuy nhiên phần dàn ý không lấy điểm. Chủ yếu tạo thói quen lập dàn ý và viết theo
dàn ý cho các em).
10
Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh lớp 12
4. Trong giờ dạy học Ngữ văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh giải thích các
từ ngữ, khái niệm và chú ý tích hợp giáo dục môi trường, phát huy trí tưởng tượng
phong phú của các em.
5. Việc ra đề kiểm tra đánh giá giáo viên nên ra những đề “mở” để phát huy
năng lực sáng tạo của học sinh, đồng thời khơi gợi hứng thú cho học sinh tìm hiểu các
tác phẩm văn học.
Phần ba: KẾT LUẬN
Có thể nói, hướng dẫn HS cách làm bài văn Nghị luận về tác phẩm truyện tức là
đi tìm và khám phá ra cái hay, cái đẹp trong văn chương nghệ thuật. Từ khâu phân tích
đề, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn và liên kết đoạn là cả một quá trình lao động nghệ thuật
sáng tạo. Giúp các em hiểu ra chân lí ấy sẽ là con đường ngắn nhất hướng các em yêu
thích văn chương và có hứng thú khi làm bài tập làm văn kiểu bài Nghị luận về tác
phẩm văn học nói chung và tác phẩm truyện nói riêng.
Rèn kĩ năng làm văn nghị luận về tác phẩm truyện cho học sinh là rèn khả năng
tư duy logic, khoa học, khả năng cảm thụ các tác phẩm văn học, sự nhạy cảm trước
những vấn đề của đời sống xã hội. Công việc đó không chỉ làm trong ngày một, ngày
hai mà phải là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì và rất nhiều tâm huyết của GV.
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm “rèn kỹ năng làm văn nghị về tác phẩm
truyện cho học sinh lớp 12”. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để khơi gợi hứng thú đối với
phần làm văn nghị luận về tác phẩm truyện, ngoài lí thuyết gọn nhẹ, dễ hiểu, các kỹ năng
được chia nhỏ để học sinh rèn luyện từng phần một cách thuần thục thì một việc không
kém phần quan trọng là giáo viên cần tìm những đề tài hay đảm bảo tính vừa sức, nhưng
vẫn kích thích sự sáng tạo, tạo cơ hội cho học sinh được phát biểu những suy nghĩ riêng,
được nói bằng tiếng nói của riêng mình. Có như vậy thì việc học văn, làm văn nghị luận
văn học trong nhà trường phổ thông mới mang lại hiệu quả thiết thực.
Trên đây là một số kinh nghiệm hy vọng sẽ giúp học sinh say mê và hứng thú
học văn hơn. Thiết nghĩ, đề tài này có thể áp dụng đối với việc rèn kĩ năng Nghị luận
tác phẩm truyện cho học sinh THPT ở những vùng có nhiều học sinh dân tộc kh.mer.
Kính xin sự góp ý chân thành của các đồng chí, đồng nghiệp.
Hiếu Tử, ngày tháng 10 năm 2013
Người viết
V-TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1-Sách Ngữ Văn 12 – Tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2008.
2-Sách giáo viên Ngữ Văn 12 – Tập 1, tập 2 - Nhà xuất bản Giáo dục - Năm 2008.
3-Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn 12 - Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam - Năm 2010.
4-Rèn luyện kỹ năng nghị luận – Bảo Quyến – NXB Giáo dục – 2003.
5-Muốn viết được bài văn hay – Nguyễn Đăng Mạnh – NXB Giáo dục – 1994
6-Dạy văn ở trường phổ thông – Nguyễn Thị Thanh Hương – NXB ĐHQG Hà Nội –
2001.
7-Bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội tháng 12 năm 2010, Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản
lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập,100 trang.
8-Khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, 2002, Hợp tuyển nghiên cứu-
giảng dạy văn học và ngôn ngữ, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 544 trang.
9-NXB Quốc gia, 1998, Luật giáo dục.
10-Viện Ngôn ngữ học, 2002, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1219 trang.
11