Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA: KĨ NĂNG LÀM DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.71 KB, 23 trang )

Trường THPT ………….
Tổ: Văn – Anh

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA .
KĨ NĂNG LÀM DẠNG ĐỀ ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN

Giáo viên thực hiện: …………….
Chức vụ: Tổ phó chun mơn
Đơn vị: THPT ………….
Đ/c: ………………………
Đối tượng giảng dạy: học sinh lớp 12
Dự kiến số tiết giảng dạy chuyên đề: 8

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Mục đích yêu cầu
1. Mục đích:
1


- Trong những năm gần đây, đề thi cấp quốc gia (tốt nghiệp, đại học) mơn Ngữ văn
có sự đổi mới. Điều này được thể hiện rõ nhất trong đề thi có một phần khơng nhỏ
của việc đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (chiếm 3/10 tổng điểm bài thi)
- Xu hướng kiểm tra đánh giá mới thay vì kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến
thức của học sinh thì các đề thi chuyển sang kiểm tra năng lực đọc hiểu. Điều này
giúp đánh giá các em ở mức cao hơn trong đó có năng lực đọc hiểu của học sinh:
năng lực tự cảm thụ, tìm hiểu và khám phá văn bản một cách chủ động và sáng
tạo.
- Nội dung đề đọc hiểu xoay quanh các vấn đề liên quan tới:
+ Tác giả.
+ Nội dung và nghệ thuật của văn bản hoặc trong SGK hoặc ngoài SGK.
+ 50% lấy trong SGK (và 50% ngoài SGK)


- Đặc biệt phần đọc hiểu chiếm 3 điểm trong đề thi THPT quốc gia với 2 văn bản
và 8 câu hỏi và là phần duy nhất học sinh có thể được điểm tối đa vì vậy địi hỏi
học sinh có sự chuẩn bị tốt về cả hai mặt kiến thức và kĩ năng khi làm bài.
2. Yêu cầu:
- Nắm được cấu trúc của một đề đánh giá năng lực đọc hiểu như sau:
+ Tìm hiểu một văn bản (văn bản văn học, văn bản nhật dụng, văn xi, thơ và có
thể là một đoạn trích hoặc một văn bản hồn chỉnh nằm ngồi hoặc trong chương
trình)
+ Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao, từ nhận biết,
thông hiểu, vận dụng rồi đến vận dụng cao.
3. Các dạng câu hỏi được sử dụng:

2


- Câu hỏi nhận biết thường đưa ra yêu cầu chỉ ra các phương thức biểu đạt, phong
cách chức năng ngơn ngữ, các hình thức ngơn ngữ, biện pháp tu từ, thao tác lập
luận, kiểu liên kết hay các lỗi diễn đạt trong văn bản.
- Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu xác định nội dung chính của văn bản hay
một câu, một đoạn trong văn bản.
- Câu hỏi vận dụng thường yêu cầu nêu tác dụng của các phép tu từ hay việc sử
dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, sử dụng từ ngữ trong văn bản.
- Câu hỏi vận dụng cao thường là các câu hỏi bày tỏ quan điểm, thái độ hoặc liên
hệ thực tế đời sống (có đưa ra giải pháp)

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái niệm và mục đích:
1. Khái niệm:
- Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ
viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử dụng

bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
- Hiểu là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào
đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó. Hiểu cịn là sự bao qt hết nội dung và có thể
vận dụng vào đời sống. Hiểu là phải trả lời được các câu hỏi: Cái gì? Như thế nào?
Làm thế nào?
=> Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái
quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu
đạt.
2. Mục đích:
- Trong tác phẩm văn chương, đọc hiểu là phải thấy được:
3


+ Nội dung của văn bản.
+ Mối quan hệ ý nghĩa của văn bản do tác giả tổ chức và xây dựng.
+ Ý đồ, mục đích của tác giả trong việc xây dựng văn bản.
+ Thấy được tư tưởng của tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
+ Giá trị đặc sắc của các yếu tố nghệ thuật.
+ Ý nghĩa của từ ngữ được dùng trong cấu trúc văn bản.
+ Thể lọai của văn bản? Hình tượng nghệ thuật?
II. Các đơn vị kiến thức bổ trợ
1. Các phương thức biểu đạt: (6)
- Tự sự: là ngôn ngữ kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối
cùng tạo thành một kết thúc. Ngồi ra người ta khơng chỉ chú trọng đến kể việc mà
còn quan tâm đến việc khắc họa tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu
sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.
- Miêu tả: dùng ngôn ngữ làm cho người đọc, người nghe hình dung được cụ thể
sự vật, sự việc như đang hiện lên trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm
của con người.
-Biểu cảm: Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng tình cảm cảm xúc thái độ và

sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
- Thuyết minh: trình bày, giới thiệu, giải thích ...nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của
một đối tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã
hội.
- Nghị luận: dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm nhằm thuyết phục
người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm.

4


- Hành chính cơng vụ (điều hành): trình bày văn bản theo một số mục nhất định
nhằm truyền đạt những nội dung và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến,
nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để
giải quyết.
2. Các biện pháp tu từ về từ thường gặp: (10)
- Nhân hóa: là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách , suy
nghĩ tên gọi...vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật khiến chúng trở
nên sinh động, gần gũi có hồn hơn.
- So sánh: đối chiếu hai hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét
tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
+ So sánh ngang bằng
+ So sánh không ngang bằng
- Ẩn dụ: biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng
khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Ẩn dụ hình thức
+Ẩn dụ cách thức
+Ẩn dụ phẩm chất
+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (*)
- Hoán dụ: biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm này bằng tên của
một sự vật hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình

gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật
5


+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
- Nói quá (phóng đại, khoa trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu) phép tu từ
phóng đại mức độ, qui mơ tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn
mạnh và gây ấn tượng tăng sức biểu cảm.
- Nói giảm, nói tránh: biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển,
nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục thiếu lịch sự.
- Điệp từ, điệp ngữ: biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có
tác dụng làm tăng cường hiệu quả diễn đạt nhấn mạnh tạo ấn tượng gợi liên tưởng,
cảm xúc và nhịp điệu cho câu, đoạn văn bản.
+ Điệp ngữ: * điệp ngữ cách quãng
* điệp nối tiếp
* điệp vòng tròn
- Chơi chữ: biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về ngữ âm, về ý nghĩa của từ để tạo
sắc thái dí dỏm hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
- Liệt kê: sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ sâu
sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm.
- Tương phản: cách sử dụng từ ngữ đối lập trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn
đạt.
3. Các biện pháp tu từ cú pháp thường gặp: (5)
- Đảo ngữ
- Lặp cấu trúc
- Chêm xen
- Câu hỏi tu từ

- Phép đối
6


4. Các phương tiện liên kết: (5)
- Phép lặp: cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ ở những bộ phận khác
nhau của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
+ Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp) gọi là lặp ngữ âm.
+ Các từ ngữ gọi là lặp từ ngữ.
+ Các cấu tạo cú pháp gọi là lặp cú pháp.
- Phép thế: cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương
đương nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.
+ Thế đồng nghĩa
+ Thế đại từ
- Phép liên tưởng: cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến
theo một định hướng nào đó xuất phát từ những từ ngữ ban đầu nhằm tạo ra mối
liên kết giữa các phần chứ chúng trong văn bản.
+ Liên tưởng cùng chất
+ Liên tưởng khác chất
- Phép nghịch đối: sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau
có liên quan trong văn bản có tác dụng liên kết các bộ phận ấy với nhau.
- Phép nối: cách dùng từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ
chỉ quan hệ cú pháp bên trong câu) và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu vào
mục đích liên kết các phần trong văn bản lại với nhau.
+ Có thể dùng các phương tiện như kết từ, kết ngữ, trợ từ, phụ từ, tính từ...
5. Các phong cách chức năng ngôn ngữ: (6)
- Yêu cầu nhận diện và nắm được đặc trưng cơ bản 6 PCCN ngôn ngữ sau:
7



+ Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
+ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
+ Phong cách ngơn ngữ báo chí
+ Phong cách ngơn ngữ chính luận
+ Phong cách ngơn ngữ khoa học
+ Phong cách ngơn ngữ hành chính
6. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
a. Khái niệm:
- Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của người trong xã hội, được
tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (dạng nói và dạng viết), nhằm thực
hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động,...
b. Quá trình của hoạt động giao tiếp
- Gồm hai quá trình:
+ Tạo lập văn bản (do người nói, người viết thực hiện)
+ Lĩnh hội văn bản (do người đọc, người nghe thực hiện)
c. Các nhân tố của hoạt động giao tiếp
- Nhân vật giao tiếp
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nội dung giao tiếp
- Mục đích giao tiếp
- Phương tiện và cách thức giao tiếp.
7. Văn bản
8


a. Khái niệm: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm
một hay nhiều câu, nhiều đoạn.
b. Đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn
vẹn.

- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây
dựng theo một kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hồn chỉnh về nội dung (thường mở đầu
bằng nhan đề và kết thúc bằng hình thức thích hợp của từng loại văn bản)
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một số) giao tiếp nhất định.
III. Đề thi minh họa
1. Đề 1:
Văn bản 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 4
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc...
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lịng q dợn dợn vời con nước,
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà.”
(SGK, Ngữ văn 11)
Câu 1: Tác dụng của biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác trong câu thơ thứ nhất?
Câu 2: Nỗi nhớ quê hương được gợi lên từ không gian, thời gian nào?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào câu thơ thứ ba “Lòng quê dợn dợn vời con nước”
Câu 4: Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ?
Văn bản 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
9


“Sự trong sáng khơng dung nạp tạp chất. Do đó sự trong sáng của tiếng Việt
không cho phép pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện,
không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Tuy nhiên nếu trong tiếng Việt
khơng có yếu tố nào để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Sự vay
mượn như thế thường diễn ra ở mọi ngơn ngữ và là cần thiết vì nó làm phong phú
cho từng ngôn ngữ.”
(SGK, Ngữ văn 12)
Câu 5: Nêu ý chung của đoạn văn trên.
Câu 6: Tìm câu chủ đề của đoạn văn trên.

Câu 7: Sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn.
Câu 8: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu) nói về trách nhiệm của bản thân
trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
*Hướng dẫn làm bài:
Câu 1: Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về núi cao, mây
bạc mà viết mây cao, núi bạc. Cách viết như vậy tạo cảm giác không gian mênh
mang, rợn ngợp của cảnh sắc thiên nhiên.
Câu 2: Nỗi nhớ quê hương được gợi lên từ buổi chiều tà trên bến phà Chèm của
sông Hồng. Không gian và thời gian gợi nỗi niềm cô đơn, nhớ quê hương của tác
giả. Đoạn thơ tả cảnh đồng thời cũng là tâm cảnh.
Câu 3: Câu thơ được mượn từ tứ thơ của Thôi Hiệu đời Đường:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
(Quê hương khuất bóng hồng hơn/ Trên sơng khói sóng cho buồn lòng ai). Cách
viết độc đáo, tứ thơ của Huy Cận mới mẻ có sự tiếp cận thơ xưa và sáng tạo thêm
cái mới.
10


Câu 4: Nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ là có sự kết hợp giữa bút pháp cổ
điển của thơ Đường và bút pháp lãng mạn của thơ mới. Qua đó ta nhận ra tâm hồn
nhà thơ đơn hậu, tinh tế; cảnh vật và tâm trạng buồn nhưng đẹp thể hiện được tài
năng và sự tinh tế trong cảm nhận thế giới tự nhiên và cuộc sống con người.
Câu 5: Ý chung của đoạn văn là tiếng Việt trong sáng nên không dung nạp các
hiện tượng ngoại lai, pha căng.
Câu 6: Câu chủ đề của đoạn văn “Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép
pha tạp, lai căng, nghĩa là không cho phép sử dụng tùy tiện, không cần thiết
những yếu tố của ngôn ngữ khác”
Câu 7: Đoạn văn có 4 câu. Các câu liên kết chặt chẽ với nhau theo cấu trúc vừa
móc xích vừa song hành. Nội dung đoạn văn được thể hiện tập trung và hướng về

câu chủ đề.
Câu 8: Viết đoạn văn thể hiện trách nhiệm của cá nhân trong việc giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt: nói và viết đúng chuẩn, khơng lạm dụng khi vay mượn tiếng
nước ngoài. Cần phát huy tinh thần nói lời hay, ý đẹp, bảo đảm tính văn minh lịch
sự khi viết và khi nói tiếng nói của dân tộc.
2. Đề 2:
Văn bản 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi
Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sơng Châu vẫn chảy nơn nao mạn thuyền...
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
11


Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đơi!
(Trăng nở nụ cười- Lê Đình Cánh)
Câu 1: Xác định thể thơ, cách gieo vần?
Câu 2: Bài thơ giúp em liên tưởng tới tác phẩm nào trong chương trình ngữ văn
THPT?
Câu 3: Câu thơ “Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người” mang ý nghĩa gì? Liên
hệ với nhân vật chính trong tác phẩm mà em vừa tìm ra trong câu 2?
Câu 4: Vị cháo hành trong câu thơ cuối là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác
phẩm của Nam Cao. Hãy nêu ý nghĩa hai câu thơ cuối với chi tiết nghệ thuật ấy?

Văn bản 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (giành cho những người tàn tật) có chín vận
động viên đều bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch
xuất phát để tham dự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với
quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua.
Và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngối lại nhìn.
Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu
dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cơ gái nói xong, cả chín người cùng khốc tay nhau bước về vạch đích. Khán giả
trong sân vận động đồng loạt đứng lên. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút
liền. Mãi về sau những người chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm
động này”
12


(Nguồn: />Câu 5: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 6: Tại sao tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô
không dứt trước hành động của các vận động viên?
Câu 7: Chỉ ra những câu đặc biệt được sử dụng trong văn bản trên. Nêu tác dụng
của chúng?
Câu 8: Anh, chị hãy viết một đoạn văn ngắn (8 đến 10 dòng) thể hiện suy nghĩ của
mình về câu chuyện trên?
*Hướng dẫn:
Câu 1:Thể thơ lục bát, vần chân và vần lưng.
Câu 2: Bài thơ giúp liên tưởng tới truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) với nhân vật
Thị Nở Và Chí Phèo...
Câu 3: Câu thơ cho thấy tình u có sức mạnh cảm hóa con người và làm cho con
người trở nên người hơn. Nhà thơ Lê Đình Cánh đã cho thấy sức mạnh của tình
yêu với biểu tượng bát cháo hành mà Thị Nở đã dành cho Chí Phèo khiến phần

con người ngủ quên trong hắn bao lâu nay thực sự thức tỉnh. Chí khơng cịn là con
qủi dữ mà khao khát quay về làm người lương thiện nhờ được sống trong tình yêu
thương thực sự của Thị Nở.
Câu 4: Bát cháo hành là chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong tác phẩm Chí Phèo (Nam
Cao)
- Nghĩa cụ thể: một cách giải cảm trong dân gian.
- Nghĩa liên tưởng: biểu hiện của sự u thương chăm sóc ân cần, biểu hiện của
tình người. Đó là hình ảnh ẩn dụ về tình u thương đưa Chí Phèo về với cuộc
sống lương thiện, chứng minh cho chân lí: Chỉ có tình u thường mới có thể cứu
rỗi cho những linh hồn khổ hạnh.
13


Câu 5: Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là phong cách ngơn ngữ nghệ thuật
có lí giải đúng đắn và khoa học.
Câu 6: Tất cả khán giả trong sân vận động đều đứng dậy vỗ tay hoan hô khơng dứt
vì:
+ Cách hành xử cao đẹp của các vận động viên trong cuộc thi khi“cậu cứ bị vấp té
liên tục trên đường đua. Và cậu bật khóc”
+ Đó là: “giảm tốc độ và ngối lại nhìn. Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một
ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi xuống hôn cậu bé:
- Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn.
Cô gái nói xong, cả chín người cùng khốc tay nhau bước về vạch đích”
Câu 7: Những câu đặc biệt được sử dụng trong các văn bản trên và tác dụng của
chúng là:
+ Trừ một cậu bé: để tạo được sự chú ý về sự khác biệt của một vận động viên trên
đường đua.
+ Tất cả, không trừ một ai: Nhấn mạnh, gây sự chú ý về sự đồng lòng thực hiện
một hành động cao cả, ai cũng nhân ái, cao đẹp về tâm hồn.
Câu 8: Học sinh trình bày ngắn gọn, đủ sức thuyết phục, nói nên được suy nghĩ

của mình về sự cần thiết của chia sẻ, đồng cảm, lòng yêu thương tình nhân ái giữa
con người với con người trong xã hội ngày nay.
IV. Bài tập tự giải:
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
“Tiếng nói là người bảo vệ qúi báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh
diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để
có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu
14


Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ cịn là vấn đè thời gian. Bất cứ người An
Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng
giải phóng giống nịi….Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ
đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình…”
(Trích “Tiếng mẹ đẻ- Nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”- Nguyễn An Ninh)
a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào?
b. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
c. Đoạn trích được diễn đạt theo các phương thức nào?
d. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Đêm hơm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ cịn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh,
một cảnh tương xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm
ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián.
Trong một khơng khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sang đỏ rực của một bó
đuốc tẩm dầu rọi lên bà ái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch cịn
ngun vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa
trằng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội
khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái

thầy thơ lại gầy gị, thì run run bưng chậu mực…”.
a. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Mơ tả cảnh tượng gì?
b. Cảnh tượng trong đoạn trích hàm chứa nhiều yếu tố tương phản? Đó là yếu tố
gì?
c. Đoạn văn được trình bày theo phương thức nào?
15


Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới.
“Dân ta có một lịng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết
thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh,“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”)
a. Nội dung của đoạn văn?
b. Phương thức trình bày? Phong cách ngôn ngữ chức năng được sử dụng trong
đoạn?
c. Thái độ, quan điểm chính trị của Bác thể hiện ra sao qua đoạn văn trên?
d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng) thể hiện rõ tinh thần yêu nước
của thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.
Bài tập 3: Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mơng nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày khơng gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày khơng gặp nhau
Lịng thuyền đau rạn vỡ”.

(Xuân Quỳnh – “Thuyền và biển”)
16


1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Thể thơ đó có tác dụng như thế nào
trong việc diễn đạt nội dung đoạn thơ?
2. Nội dung của hai đoạn thơ trên là gi?
3. Nêu biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng? Tác dụng?
4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 đến 10 dòng) thể hiện quan điểm của
anh/chị về vấn đề tình yêu trong học đường ngày nay?
Bài tập 4: Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu nêu ở dưới.
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn
- Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
1. Văn bản trên được được tổ chức theo hình thức nào?
2. Văn bản nói về nội dung gì?
3. Nội dung đó được thể hiện thơng qua việc sử dụng từ ngữ, kiểu câu như thế
nào?
4. Văn bản đã sử dụng thành công các biện pháp tu từ cơ bản nào? Nêu tác dụng cụ
thể của các phép tu từ trên
Bài tập 5: Đọc văn bản sau và thực hiện các u cầu nêu ở dưới.
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
17



Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
1. Văn bản trên được viết theo thể thơ gì?
2. Nêu nội dung cơ bản của văn bản
3. Văn bản trên sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, anh/ chị hãy liệt kê những từ ngữ
đó và nêu tác dụng của chúng.
4. Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của
phép tu từ đó.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận:
- Khi thực hiện ôn thi THPTQG và theo dõi cấu trúc đề thi phần đọc hiểu văn bản
thì việc rèn các kĩ năng như trên cho học sinh là điều rất cần thiết. Trong q trình
giảng dạy hai lớp 12a4, 12a5 tơi nhận thấy các em bước đầu có sự hứng thú với
mơn học, làm quen với dạng đề và có kĩ năng cơ bản khi viết và làm bài.
- Hi vọng với thời lượng ngắn nhưng sẽ mang lại hiệu quả học tập tốt nhất đến
các em trong kì thi sắp tới.
2. Đề nghị:
18


- Chuyên đề thực hiện được viết trong một thời gian chưa dài nên khó tránh khỏi
những thiếu xót. Rất mong được sự ủng hộ và góp ý của các đồng nghiệp. Mọi

liên hệ xin gửi vào địa chỉ email:

Vĩnh Tường, ngày 22 tháng 10 năm 2015
Giáo viên:

Vũ Thị Hồng Trường

19


20


21


22



×