Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN một vài biện pháp xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.19 KB, 21 trang )

Phần 1: Thực trạng đề tài
Từ nhiều năm nay, phong trào xây dựng “Trường, lớp xanh, sạch, đẹp” được nhà
trường quan tâm bởi việc làm ấy có ý nghĩa thiết thực trong công tác giáo dục học sinh
ý thức xây dựng và bảo vệ môi trường, hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Bên cạnh đó,
việc đẩy mạnh giáo dục ý thức xây dựng “Trường, lớp xanh, sạch, đẹp” vừa có ý nghĩa
phát triển cơ sở vật chất, tôn tạo cảnh quan ngôi trường, lớp học vừa góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào ấy của lớp
tôi chủ nhiệm vẫn còn một số nội dung cần bổ sung, khắc phục bởi phòng học còn thiếu
cây cảnh, dàn dây leo, việc trang trí phòng học chưa đạt yêu cầu thẩm mĩ. Do học sinh
lớp Một còn nhỏ nên nhiều em chưa biết cách xây dựng và giữ gìn lớp học xanh, sạch,
đẹp, việc thực hiện vệ sinh lớp học chưa được duy trì thường xuyên, các em còn vứt rác
bừa bãi, vẽ bậy lên tường…Trước thực trạng trên, trong năm học 2018 – 2019 này, với
chức năng nhiệm vụ của người làm công tác chủ nhiệm, tôi quyết định chọn vấn đề:
“Một vài biện pháp xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp” làm đề tài nghiên cứu nhằm
hình thành cho học sinh ý thức và thói quen làm đẹp lớp học, làm đẹp ngôi trường, góp
phần xây dựng nếp sống văn minh trong trường học.
Phần 2: Nội dung cần giải quyết

1


Khi nắm bắt thực trạng, tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, suy nghĩ giải pháp
thực hiện có hiệu quả xây dựng “Lớp học xanh, sạch, đẹp” gắn với tình hình thực tế
của lớp, của trường. Trong đề tài này, tôi tập trung vào các nội dung sau:
- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả phong trào xây dựng “Trường, lớp xanh, sạch, đẹp”.
- Cung cấp cho trẻ các kiến thức và rèn luyện ý thức bảo vệ môi trường. Các em
biết yêu quý, gìn giữ trường, lớp học “xanh, sạch, đẹp”.
- Hình thành cho các em những thói quen, hành vi, thái độ ứng xử đúng đắn,
thân thiện với môi trường xung quanh.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh cùng chung tay xây dựng trường học, lớp học


“xanh, sạch, đẹp”.
Phần 3: Biện pháp giải quyết
Trường học nói chung, lớp học nói riêng xanh, sạch, đẹp sẽ tạo ra môi trường học
tập, sinh hoạt và vui chơi thú vị, hấp dẫn đối với tất cả học sinh, giúp các em càng thêm
yêu quý trường, lớp, thầy cô, bạn bè. Ngôi trường ấy, lớp học ấy để lại trong ký ức trẻ
thơ những kỉ niệm đẹp của lứa tuổi học trò. Nhằm góp phần mang lại niềm vui cho trẻ
khi mỗi ngày đến lớp và thực hiện tốt phong trào: “Lớp học xanh, sạch, đẹp” tôi tiến
hành thực hiện các nội dung sau:
1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục học sinh:
2


Công tác tuyên truyền giáo dục có tác dụng lớn góp phần thực hiện nội dung giáo
dục. Tôi đã tổ chức hoạt động tuyên truyền về xây dựng trường, lớp xanh sạch, đẹp
ngay từ những buổi học đầu tiên khi mới vào lớp Một giúp học sinh hiểu được tầm
quan trọng và sự cần thiết về việc xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp. Từ đó, các em
xác định những việc nên làm và không nên làm như: không nên bẻ cây, hái hoa, không
xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường, biết chăm sóc cây xanh, cây kiểng… nên bỏ rác
đúng nơi quy định, giữ gìn trường lớp sạch, đẹp.
Tuyên truyền thông qua các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao nhi đồng, góc học tập
của lớp và các tiết học có liên quan … để mỗi học sinh nhận thức được trách nhiệm
của mình. Từ đó, các em có những hành động thiết thực chung tay xây dựng
trường, lớp xanh, sạch, đẹp. Tôi giúp các em hiểu được trường, lớp học không
xanh, sạch, đẹp sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vẻ mĩ quan, chất lượng học
tập và các hoạt động khác.
Cho nên tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó
tác động trực tiếp vào ý thức dẫn đến hành động thiết thực đã tạo sự chuyển biến
mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các em về ý thức xây dựng trường, lớp
xanh, sạch, đẹp. Vì thế hoạt động này được tôi thực hiện thường xuyên. Tôi hy vọng
rằng mỗi em học sinh sẽ là một tuyên truyền viên nhỏ tuổi, tác động tích cực vào ý thức

của người thân trong gia đình và những người xung quanh. Như vậy, các em đã góp
phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.
3


2. Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp:
a. Lớp học xanh:
Thiên nhiên luôn tác động tích cực đến sự phát triển và kích thích sự sáng tạo của
trẻ một cách hiệu quả. Chính vì thế, việc đưa thiên nhiên như: cây cảnh, hoa lá vào lớp
học là biện pháp tốt nhất để tạo niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Thực hiện phong trào trồng cây xanh để trang trí lớp học, đây là việc làm cần thiết
bởi lớp học không thể thiếu sắc màu thiên nhiên. Vì thế, tôi và học sinh tìm cây cảnh,
một số loại hoa lá trang trí lớp học. Tôi đã bố trí một chậu hoa phía trước lớp và trồng
cây lưỡi hổ ở giữa, các khoảng đất xung quanh tôi trồng cây lưỡi mèo.
Màu vàng, xanh, trắng của hai loại cây trên hòa quyện với nhau trông rất đẹp mắt.
Đặc biệt trồng cây lưỡi hổ, cây lưỡi mèo không những thanh lọc không khí mà còn hút
nhanh chất độc trong không khí. Trên các cửa sổ, tôi trồng dây leo đó là cây trầu bà và
vài chậu dây nhện, cây sen đá ... Thỉnh thoảng, tôi bổ sung hoặc thay đổi một vài loại
hoa khác. Phía hành lang của lớp, tôi trồng một chậu cau kiểng và vài chậu hoa lan
được treo phía trên.
Các loại cây cảnh trên được phụ huynh ươm trồng ở vườn nhà và đem đến hỗ trợ
cho lớp. Cây cảnh được bố trí trồng ở những vị trí phù hợp trông rất đẹp mắt và được
giáo viên, học sinh của lớp chăm sóc thường xuyên. Các em thường nhắc nhở nhau
không tùy tiện bẻ cành, ngắt hoa. Học sinh rất yêu quý các cây trồng này, mỗi ngày

4


ngắm nhìn các em cảm nhận: có thêm chậu cây, lớp học như thêm bạn. Hoa lá trong lớp
dần trở thành góc khám phá vô tận. Các em cảm nhận được rằng: Hình như có thêm

một mầm non, một chiếc lá sắp nhú, hình như có cành cây đã dài thêm được một
đoạn…đó là niềm vui của trẻ khi mỗi ngày đến trường.
Tôi luôn chú ý không trồng các loại cây có chứa chất độc và không để cây cảnh
làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đến các hoạt động học tập, vui chơi của các em. Khi thấy
dây trầu bà tốt quá làm cản ánh sáng, tôi đã chiết bớt một phần dây nhưng vẫn đảm bảo
vẻ thẩm mĩ, loại bỏ những lá ngã màu vàng.
Kết quả các chậu cây cảnh, dây leo được lớp chăm sóc thường xuyên nên tươi tốt.
Lớp học chan hòa cùng màu sắc thiên nhiên làm cho lớp học thêm tươi mát, tinh thần
thư giãn, sảng khoái giúp các em thư giản tinh thần, học tập tốt hơn. Việc tham gia
trồng và chăm sóc cây tạo nên một không gian tươi xanh, mát mẻ, giúp giải tỏa sự căng
thẳng cho cả thầy lẫn trò sau những giờ học mệt mỏi. Từ đó, trẻ cảm thấy yêu lao động,
yêu môi trường thiên nhiên và các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường sống
xung quanh.
b. Lớp học sạch:
Môi trường lớp học sạch sẽ làm cho lớp hoc mát mẻ, tạo bầu không khí trong
lành. Mỗi ngày, tôi phân công khoảng 6 em thay phiên nhau quét lớp. Trong 3 tháng

5


đầu, tôi cùng các em đến lớp sớm hơn 20 phút để hướng dẫn và cùng các em vệ sinh
lớp học.
Tôi đề ra nội qui lớp học trong đó có nội dung phải bỏ rác thải đúng nơi qui định
và phân công cán bộ lớp thường xuyên nhắc nhở các bạn không vứt rác bừa bãi ở trong
ngăn bàn, lớp học, thu nhặt rác thải bỏ vào thùng rác ở cuối lớp, thu
gom giấy vụn và phân loại, xếp thẳng bỏ vào thùng giấy, tổ trực có nhiệm vụ đổ
rác thải sau mỗi buổi học. Tuy nhiên vẫn còn vài bạn vứt rác xuống nền, bỏ vào ngăn
bàn, chuốc viết chì bỏ rác ngay chỗ ngồi. Những bạn vi phạm nội qui được các bạn
nhắc nhở kịp thời, các em đã khắc phục hành vi của mình. Bạn nào tái phạm nhiều lần
thì các bạn báo với cô chủ nhiệm. Những trường hợp đó, tôi gặp riêng để giải thích cho

trẻ hiểu, nhắc nhở không vi phạm. Từ đó, các em đã có ý thức và thói quen bỏ rác đúng
nơi qui định.
Vào buổi chiều thứ sáu hàng tuần, ngoài việc tham gia vệ sinh sân trường, tôi đã
dành thời gian khoảng 15 – 20 phút để tổ chức cho các em làm tổng vệ sinh lớp học.
Tôi phân công mỗi nhóm làm một việc, nhóm quét lớp, nhóm lau bàn ghế và sắp xếp
bàn ngay ngắn. Nhóm trưởng vừa làm, vừa quan sát để nhắc nhở các bạn làm sạch sẽ.
Tôi quan sát chung và làm vệ sinh ở những nơi học sinh không làm được như: quét
nhện trên trần phòng học, lau tủ đựng đồ dùng dạy học, định kỳ 4 tuần lau cửa kính một
lần.

6


Bàn ghế là để phục vụ cho việc học tập nên tôi giáo dục các em phải giữ gìn sạch
sẽ, không vẽ bậy lên bàn, ghế, lên tường. Khi phát hiện trên tường có vết bẩn, tôi cho
học sinh dùng vải sạch lau và nhắc nhở ngay để các em cẩn thận hơn. Trong buổi họp
phụ huynh vào đầu năm học, tôi nêu tình hình nhiều bàn ghế của học sinh có chân làm
bằng sắt đã bị rỉ sét lớp ngoài nên phần nền lớp học có nhiều bụi bẩn. Được sự đồng
thuận hỗ trợ của phụ huynh đã đóng góp tiền, công sức và được sự đồng ý của Ban
giám hiệu, chỉ sau một tuần các em được ngồi học tập trên bộ bàn ghế sạch, đẹp.
Chỉ trong thời gian khoảng vài tuần, các em đã có kỹ năng quét lớp khá sạch sẽ và
dần dần trẻ ý thức hơn trong việc giữ gìn lớp học, trên tường, bàn ghế rất ít vết bẩn. Các
em biết thu gom rác bỏ đúng nơi quy định.
c. Lớp học đẹp:
Để tạo không gian lớp học đẹp, tôi luôn chú trọng việc sắp xếp bàn ghế, tủ đựng
đồ dùng dạy học, các góc của lớp học, cách trang trí phòng học sao cho khoa học, đẹp
mắt. Tôi đã thực hiện như sau:
c. 1. Sắp xếp và trang trí lớp đẹp, khoa học:
- Bàn ghế học sinh được sắp xếp phù hợp với tiết học. Thông thường bộ bàn ghế
được sắp thành 4 dãy ngay ngắn, thẳng hàng. Với những tiết học yêu cầu các em thực

hiện hoạt động nhóm thì bàn ghế được xếp thành 4 nhóm để các em thuận tiện trong
việc tham gia thảo luận nội dung bài học.

7


- Tủ đựng đồ dùng: được đặt ở góc cuối lớp, phía trên nóc tủ được trải giấy hoa.
Tôi hướng dẫn học sinh làm hộp quà và chọn vài hộp quà đẹp trưng bày lên để tăng
thêm sự sinh động.
- Trang trí cửa cái, cửa sổ: Phía trên cửa cái được trang trí bằng tấm rèm bằng vải
màu xanh, điểm trên đó vài bông hoa nho nhỏ màu hồng trông rất đẹp mắt. Trên mỗi
khung cửa sổ, tôi trồng dây trầu bà và treo ở trên cao 3 - 4 giỏ cây nho nhỏ ưa ánh sáng.
Phía trên cao của cửa sổ, tôi trang trí các sản phẩm bằng giấy với những chú hạc bay
kích thước lớn, nhỏ khác nhau để tăng thêm sự độc đáo. Tôi lưu ý bố trí cây cảnh
không cản trở ánh sáng tự nhiên vào lớp học, làm lớp học tối hơn.
- Trang trí tường của lớp học: Nhiều người thường đùa vui rằng: ''Trên lớp học đâu
chỉ có học sinh, thầy, cô giáo, bảng đen, phấn trắng mà còn có cả bốn bức tường". Điều
này cũng có nghĩa là mọi thông tin gắn lên tường đều góp phần giáo dục. Tùy theo sự
sáng tạo của mỗi giáo viên mà có thể trang trí lên tường lớp học của mình những nội
dung, hình ảnh với tính chất giáo dục sao cho phù hợp. Lớp học không thể thiếu bảng
Nội quy học sinh để nhắc nhở các em phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình hàng ngày.
Tôi dùng giấy đề can và muss tạo thành loại cây thân nhỏ với những bông hoa xinh xắn
đủ màu, có những chú bướm chập chờn bay để trang trí chân bức tường phía dưới bảng
lớp. Cây “Hoa lớp em”, trên cành có nhiều bông hoa tươi thắm, mỗi hoa mang một nội
dung giáo dục: lễ phép, chăm học, sáng tạo, trung thực, đoàn kết,... Tôi đã hướng dẫn
và giúp các em hiểu về nghĩa của các hoa trên. Có những em đã xin phép tôi được gắn
8


bông hoa của mình. Tuy hoa của em cắt rất đơn giản nhưng mang nội dung giáo dục

sâu sắc: con ngoan, trò giỏi, hiếu thảo, tự tin …Tất cả những bông hoa đó vừa là mục
tiêu để các em vươn lên, vừa thể hiện niềm mong ước: Tất cả các bạn trong lớp phải
phấn đấu để trở thành học sinh toàn diện. Trên vách tường phía bên phải, bên trái được
trang trí bằng một vài bức tranh đẹp do học sinh năng khiếu của lớp vẽ trên giấy A.3
với nội dung: Phong cảnh quê hương, tình cảm thầy - trò và ngôi trường thân yêu, …
Mỗi tranh đều chứa đựng nội dung giáo dục. Ngoài ra, tôi còn trang trí thêm một vài
bông hoa 6 cánh ở phần tường trên cao của lớp.
- Trang trí các góc của lớp học: Việc tạo nên các góc với những chủ đề khác nhau
cũng là cách giúp tăng sự phấn khởi trong học tập của các em học sinh một cách hiệu
quả. Ở các góc, giáo viên chủ nhiệm có thể cùng với học sinh sáng tạo nên những cách
trang trí thật ấn tượng và thu hút chẳng hạn như:
+ Góc học tập: Trưng bày những cuốn sách mới dành cho học sinh tham khảo,
những bài làm tốt, nét chữ đẹp, kết quả thi đua, những tấm gương điển hình… Từ đó
tạo nên động lực để các em học sinh có kết quả học tập không được tốt sẽ nổ lực nhiều
hơn, phấn đấu vươn lên để mình được thầy cô, bạn bè tuyên dương và nêu tên trên góc
học tập.
+ Góc thư viện: Được bố trí ở cuối lớp, đó là một cái kệ, tôi dành 3 ngăn để trưng
bày sách mượn thư viện trường và sách học sinh tặng, một ngăn trưng bày sách của các
em đem cho bạn mượn. Các em đọc sách phải có nhiệm vụ bảo quản và khi không đọc
9


nữa phải để sách ngay ngắn trên kệ. Phía trên kệ, tôi lựa chọn những chậu cây nhỏ nhắn
với khả năng ưa sống trong bóng râm đặt lên đó, sắp xếp vị trí sao cho thật đẹp mắt.
+ Góc sản phẩm: Trưng bày những sản phẩm đẹp, sản phẩm có tính sáng tạo do
các em tự làm. Với đôi bàn tay khéo léo và óc tưởng tượng phong phú, các em đã nặn
được một số loài vật thật dễ thương, làm những chiếc xe từ hộp giấy và nắp chai nhựa,
vẽ những bức tranh đẹp và nhiều sản phẩm khác. Tôi phân công mỗi tổ một tuần làm ít
nhất 1 đến 2 sản phẩm có chất lượng để trưng bày, khuyến khích sự cố gắng của những
em còn chậm, giáo viên hướng dẫn hoặc phân công bạn giúp đỡ trẻ hoàn thành để tất cả

học sinh đều được trưng bày sản phẩm của mình. Được ngắm nhìn và thưởng thức
những cái hay, cái đẹp của mình và của các bạn, học sinh sẽ cảm thấy vui, khuyến
khích được tinh thần ham học hỏi của trẻ. Từ chỗ yêu thích, nhiều em đã nhờ bạn
hướng dẫn làm những món đồ vật, con vật mà em thích. Qua đó rèn luyện đôi bàn tay
khéo léo, biết tạo ra cái đẹp và rèn óc thẩm mĩ cho học sinh.
c.2. Trang phục đẹp và đẹp trong giao tiếp:
Thầy và trò mặc trang phục đẹp cũng góp phần làm cho lớp học thêm đẹp. Với tôi,
trang phục đẹp không phải là mặc đồ thật nhiều tiền, phải theo mốt mà là trang phục
phải phù hợp với môi trường trường học. Bởi thế khi đến trường, tôi thích mặc trang
phục giản dị, kín đáo và mặc bộ đồ dài khi lên lớp. Đối với học sinh, tôi khuyến khích
phụ huynh cho các em mặc đồ đồng phục của trường là đẹp nhất và thường xuyên giữ
vệ sinh cơ thể, đầu tóc ngay ngắn, gọn gàng.
10


Đẹp quần, đẹp áo là cần thiết nhưng chưa đủ, cần phải đẹp trong từng hành động,
cử chỉ, lời nói. Vì thế, tôi luôn học nói những lời ái ngữ, thân thiện với mọi người và
tuyệt đối không dùng bạo lực với học sinh. Tôi luôn giáo dục các em phải rèn đạo đức,
tránh những hành vi vô lễ, thiếu lịch sự với thầy cô, bạn bè mà phải biết kính trọng thầy
cô, đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè, đó là những hành động đẹp.
Tóm lại việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm
tâm lý học sinh. Chỉ trong 2 tuần, lớp học như được thay áo mới. Thỉnh thoảng, tôi
cùng học sinh có những thay đổi nhất định trong việc trang trí cho phù hợp. Chính lớp
học ấy làm cho các em cảm thấy vui và phấn khởi khi được học tập trong môi trường
khang trang, sạch đẹp. Từ đó, trẻ sẽ có hành động thiết thực trong thực hiện xây dựng
và gìn giữ trường, lớp xanh, sạch, đẹp. Chính việc làm ấy đã tạo sự gắn bó hơn giữa
thầy và trò, vun đắp cho học sinh tình yêu đối với trường, lớp, yêu thiên nhiên và có ý
thức bảo vệ môi trường xung quanh.
3. Giáo dục học sinh ý thức xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp thông qua
các tiết học có liên quan:

- Cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên, tác động tích cực và tiêu cực của môi trường
đến đời sống con người được lồng ghép, tích hợp vào các tiết học ở các bộ môn như:

11


+ Môn Đạo đức lớp 1 qua Bài: Gọn gàng, sạch sẽ; Giữ gìn sách vở, đồ dùng học
tập; Bảo vệ hoa và cây nơi công cộng...
+ Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 qua Bài: Vệ sinh thân thể: Lớp học; Giữ gìn lớp
học sạch, đẹp…
+ Môn Mĩ thuật lớp 1 ở các chủ đề về Môi trường,…
- Qua từng môn học các em sẽ hiểu ra và biết được những việc nào nên làm và
không nên làm để giữ gìn trường, lớp xanh – sạch – đẹp. Đồng thời biết nhắc nhở bạn
bè cùng thực hiện.
4. Phối hợp với nhà trường, phụ huynh:
4.1. Phối hợp với nhà trường:
- Ban giám hiệu trường đã tạo mọi điều kiện để lớp thực hiện xây dựng lớp học
xanh, sạch, đẹp như: cấp mỗi lớp một cái chậu để trồng cây cảnh, các dụng cụ làm vệ
sinh lớp học…và hỗ trợ kịp thời khi giáo viên gặp khó khăn.
- Phong trào thi đua xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp được giáo viên chủ nhiệm
đưa vào thi đua giữa các tổ và Tổng phụ trách đưa vào thi đua giữa các lớp. Hoạt động
này đã nhắc nhở các em phải duy trì công việc này hàng ngày. Ban phụ trách sao kiểm
tra hàng tuần việc thực hiện xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp và nhắc nhở kịp thời
khi các em có những biểu hiện hoặc hành vi chưa đúng để giúp trẻ khắc phục. Giáo
viên chủ nhiệm phối hợp với ban phụ trách sao tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động
12


như: Sinh hoạt chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống”, trò chuyện, sinh hoạt văn nghệ, các

trò chơi với nội dung nâng cao ý thức xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp.
Ví dụ: Trò chơi “Hái quả” . (Ban phụ trách sao lên hướng dẫn các bạn tham gia
trò chơi với sự giúp đỡ của giáo giáo viên chủ nhiệm)
- Chuẩn bị: Cây có nhiều quả, mỗi quả có gắn 1 câu hỏi mang một tình huống ứng
xử như:
+ Em làm gì để lớp học mang màu sắc của thiên nhiên ?
+ Em làm gì để lớp học luôn sạch sẽ ?
+ Em làm gì khi thấy bạn vứt rác bừa bãi hoặc vẽ bậy lên bàn, lên tường ?

- Cách chơi: Mỗi tổ lần lượt cử 1 bạn lên hái quả, mở câu hỏi và trả lời.
- Tiến hành chơi: Đầu tiên là tổ 1 cử đại diện lên hái quả và trả lời câu hỏi, đến tổ
2 và các tổ còn lại cũng thực hiện như thế. Mỗi bạn chỉ được hái quả một lần. Bạn nào
trả lời chính xác thì mới được cả lớp cùng tuyên dương. Khi bạn trả lời chưa chính xác
thì mời các bạn trong tổ bổ sung.
- Tổng kết: Khen ngợi những tổ có nhiều câu trả lời chính xác và cho Ban phụ
trách sao lên hướng dẫn các bạn rút ra ghi nhớ qua trò chơi: Các bạn nêu những việc
nên làm để cùng nhau thực hiện, những việc không nên để tránh và mỗi em có những
cách ứng xử phù hợp khi phát hiện bạn vi phạm.
13


Thông qua các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ
trách và Ban phụ trách sao giúp các em hiểu được xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp
vừa là phong trào thi đua cũng vừa là trách nhiệm của mỗi thầy cô và tất cả học sinh. Vì
thế, các em không tùy tiện bẻ cành, ngắt hoa trong sân trường, không vứt rác bừa bãi
mà phải biết cùng các anh, chị tham gia lao động tổng vệ sinh sân trường vào chiều thứ
sáu hàng tuần và có những hành động thiết thực để góp phần xây dựng trường, lớp và
môi trường xung quanh xanh, sạch, đẹp.
4.2. Phối hợp với phụ huynh:
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi đã tuyên truyền mục đích, ý

nghĩa của phong trào “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp” và yêu cầu phụ huynh
phối hợp với giáo viên cùng nhau vun đắp cho ngôi nhà thứ hai của các em để các em
có được môi trường học tập, vui chơi thật tốt. Phụ huynh đã vui vẻ đóng góp kinh phí
và ngày công lao động để sơn lại chân bộ bàn ghế của học sinh và trang trí phòng học,
ủng hộ cây cảnh để trồng trong lớp. Bên cạnh đó, phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm
thường xuyên nhắc nhở các em phải biết cách giữ gìn và làm cho môi trường thêm
xanh, sạch, đẹp.
Lưu ý: Thầy cô và cha mẹ phải biết khen ngợi và tuyên dương khi trẻ có việc làm
tốt và giúp đỡ kịp thời khi các em có những hành vi chưa phù hợp, tránh xúc phạm trẻ.
5. Giáo viên và phụ huynh là tấm gương sáng cho học sinh noi theo:

14


Để đạt hiệu quả trong việc giáo dục học sinh thì trước tiên thầy cô và cha mẹ phải
là tấm gương sáng. Do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em là dễ bắt chước. Vì thế, khi ở
trường cũng như ở nhà, người lớn phải thể hiện sự chuẩn mực từ lời nói cho đến cử chỉ,
hành động để các em noi theo.
Ví dụ: Khi giáo viên trồng và thường xuyên tưới các chậu cây cảnh trong lớp,
trang trí cho lớp học ngày càng đẹp hơn thì các em cũng nâng niu cây trồng. Về nhà các
em cũng thích trồng cây cùng cha mẹ để làm tăng thêm vẻ đẹp của ngôi nhà, biết làm
những việc đơn giản như quét nhà, sắp xếp và trang trí góc học tập ngăn nắp và đẹp.
Một khi lời nói và hành động không thống nhất với nhau thì người lớn sẽ gặp rất
nhiều khó khăn trong việc giáo dục trẻ. Bởi vì hành động không phù hợp với chuẩn
mực làm niềm tin của các em bị giảm sút, trẻ sẽ thờ ơ trước lời nói của người lớn thì
việc giáo dục các em sẽ kém hiệu quả.
Ví dụ: Giáo viên vô tình vứt mảnh giấy vụn ra cửa sổ thì chắc chắn có nhiều em sẽ
làm như thế. Hoặc khi quét nhà, phụ huynh không hốt rác mà lùa rác vào một góc nhà
thì các em cũng làm như vậy.
Tóm lại trong giáo dục, người lớn đến với trẻ bằng tình thương, chia sẻ, cảm

thông, tránh làm cho trẻ bị tổn thương tinh thần. Tấm gương sáng của thầy cô và cha
mẹ sẽ làm cho trẻ kính trọng, yêu thương và noi theo.
Phần 4: Kết quả

15


Thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp” được học sinh
của lớp hưởng ứng nhiệt tình với việc làm cụ thể có tính sáng tạo, phù hợp với điều
kiện của trường, của lớp. Bên cạnh đó là sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu, giáo
viên và Ban phụ trách sao nhi đồng, phụ huynh mà lớp học trở nên sạch đẹp hơn, khang
trang hơn. Thông qua các biện pháp giáo dục, học sinh thấy được trồng và chăm sóc
cây cảnh, tham gia vệ sinh và làm đẹp lớp học, vệ sinh sân trường là nhiệm vụ của
mình nên các em tham gia một cách tự giác. Học sinh đã có thói quen tốt: bỏ rác đúng
nơi qui qui định, không vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp để
trưng bày trong lớp. Các em luôn được học tập, vui chơi trong môi trường lớp xanh,
sạch, đẹp và thân thiện, trẻ thấy thoải mái tinh thần, hứng thú học tập, tiếp thu bài học
nhanh hơn và khắc sâu kiến thức đã học, làm cho các em yêu trường, yêu lớp, yêu thầy
cô và bạn bè và cảm nhận được niềm vui khi mỗi ngày đến trường.
Việc thực hiện phong trào “Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp” của lớp trong năm
học 2018 – 2019 đã được duy trì thường xuyên đã đạt được kết quả tốt. Học sinh đã có
ý thức và thói quen hành động đúng đối với việc bảo vệ môi trường nói chung và công
tác xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp nói riêng, được nhà trường đánh giá cao qua
tổng kết thi đua hàng tuần đã góp phần làm nên sự thành công trong việc thực hiện
phong trào thi đua: “Xây dựng lớp học thân thiện”, qua đó hình thành nhân cách tốt đẹp
và lối sống văn minh cho thế hệ trẻ ngay từ lứa tuổi học đường, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
16



Phần 5: Kết luận
1. Tóm lược giải pháp:
Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài “ Một vài biện pháp xây dựng lớp
học xanh, sạch, đẹp” bản thân tôi nhận thấy: Việc xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp
tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt, vui chơi hấp dẫn. Các em thực sự cảm nhận “Mỗi
ngày đến trường là một ngày vui”, góp phần giáo dục học sinh ý thức xây dựng và bảo
vệ ngôi trường, lớp học, ngôi nhà của mình và môi trường xung quanh. Từ đó khích lệ,
động viên các em phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện và hành động thân thiện
vì môi trường xanh, sạch, đẹp cho hôm nay và cả mai sau. Để đạt kết quả cao trong
việc xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tập trung nghiên cứu các công văn chỉ đạo của ngành về xây dựng trường, lớp
học xanh - sạch - đẹp, xây dựng kế hoạch và tiến hành thực hiện ngay từ đầu năm
học và phải duy trì thường xuyên.
- Coi trọng công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
thức và hành động của mỗi học sinh và mọi người ý thức xây dựng môi trường xanh sạch - đẹp.
- Giáo dục môi trường cho học sinh thông qua các tiết học nhằm cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản về xây dựng và bảo vệ môi trường.

17


- Việc thực hiện có hiệu quả các phong trào: “Lớp em không có rác”, “Lớp
em gọn gàng, sạch, đẹp”, giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia lao động thường
xuyên, định kì sẽ tạo nên không gian lớp học khang trang, thoáng mát và có tác dụng
giáo dục học sinh tinh thần yêu lao động, có ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh và
làm đẹp môi trường lớp học.
- Giáo viên phối hợp với phụ huynh để mọi người cùng chung tay góp sức xây
dựng trường học, lớp học xanh, sạch, đẹp. Mỗi giáo viên và các bậc phụ huynh phải
thực sự là một tấm gương sáng cho các em noi theo. Đây là vấn đề hết sức quan trọng
trong công tác giáo dục.

Tóm lại mỗi chúng ta ai cũng mong muốn được học tập và làm việc trong một
ngôi trường xanh, sạch, đẹp. Việc tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi
đầy thú vị, hấp dẫn làm cho học sinh càng thêm yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô, bạn
bè. Chính ngôi trường ấy đã để lại biết bao kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi người. Phong
trào xây dựng trường, lớp xanh - sạch - đẹp có ý nghĩa rất thiết thực trong việc giáo dục
ý thức và thói thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường, hình thành kĩ năng sống tốt, lối
sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ. Bên cạnh đó đã tạo sự lan tỏa đến môi trường
gia đình, cộng đồng nơi các em đang sống.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng đề tài:

18


Qua việc nghiên cứu đề tài “Một vài biện pháp xây dựng lớp học xanh, sạch,
đẹp” và áp dụng tại lớp Một3 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Đậu đã đạt hiệu quả cao.
Tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả các trường, lớp bậc Tiểu
học.

19


MUÏC LUÏC

Phần 1: Thực trạng đề tài Sáng kiến kinh nghiệm

Trang 1

Phần 2: Nội dung cần giải quyết

Trang 1


Phần 3: Biện pháp giải quyết

Trang 1

1. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục học sinh

Trang 2

2. Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp

Trang 2

a. Lớp học xanh

Trang 2

b. Lớp học sạch

Trang 3

c. Lớp học đẹp

Trang 4

3. Giáo dục học sinh ý thức xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp thông qua các tiết
học có liên quan

Trang 7


4. Phối hợp với nhà trường, phụ huynh

Trang 7

4.1. Phối hợp với nhà trường

Trang 7

4.2. Phối hợp với phụ huynh

Trang 8

5. Giáo viên và phụ huynh là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Trang 9

Phần 4: Kết quả

Trang 9
20


Phần 5: Kết luận

Trang 10

1. Tóm lược giải pháp

Trang 10


2. Phạm vi và đối tượng áp dụng đề tài

Trang 11

21



×