Tải bản đầy đủ (.doc) (188 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở quảng ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.1 KB, 188 trang )

BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM THỊ LỆ NGỌC

Mèi quan hÖ gi÷a t¨ng trëng kinh tÕ vµ b¶o vÖ
m«i trêng ë Qu¶ng Ninh hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

PHẠM THỊ LỆ NGỌC

Mèi quan hÖ gi÷a t¨ng trëng kinh tÕ vµ b¶o vÖ
m«i trêng ë Qu¶ng Ninh hiÖn nay

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Mã số

: 922 90 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS, TS Nguyễn Văn Thế
2. PGS, TS Võ Văn Hải



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên
cứu của tác giả. Các tài liệu và số liệu trong luận án là
trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và co
nguồn gốc rõ ràng, không trùng lặp với các công trình
khoa học đã công bố.
Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

năm 2019

Phạm Thị Lệ Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.
Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án
1.2.
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công
bố có liên quan và vấn đề đặt ra luận án tập trung giải quyết
Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở
QUẢNG NINH
2.1.
Thực chất mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường ở Quảng Ninh
2.2.
Những nhân tố quy định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh
Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC GIẢI
QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở QUẢNG NINH HIỆN NAY
3.1.
Thực trạng nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay
3.2.
Vấn đề đặt ra đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay
Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở QUẢNG NINH HIỆN NAY
4.1.
Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ
thể trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay
4.2.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và năng lực
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc giải quyết mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay
4.3.
Nâng cao hiệu quả quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù

hợp để giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay
4.4.
Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc
tế, liên kết vùng trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
9
9
26
30
30
57
74
74
103
117
117
127
136
144
160
161
162

174


5
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường là vấn đề có
tính quy luật trong sự phát triển của xã hội. Hiện nay, vấn đề này trở thành cấp
thiết ở mọi quốc gia, dân tộc trong đó có Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam
đã chỉ rõ: “Ngăn chặn và từng bước khắc phục sự xuống cấp của môi trường tự
nhiên do chủ quan con người, nhất là do các dự án phát triển kinh tế gây ra.
Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền
vững,… Đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên với môi trường sống ở
các khu công nghiệp, đô thị, dân cư. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ
môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên” [41, tr. 141-142]. Việc
nghiên cứu và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa to lớn để phát triển bền vững ở
Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng, trong đó có tỉnh Quảng Ninh.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh đóng vai trò là
một trong những đầu tàu về phát triển kinh tế - xã hội, cửa ngõ giao thương
quan trọng với khu vực ASEAN, Trung Quốc. Với lợi thế về cảng biển, du lịch,
than đá, trong những năm gần đây, Quảng Ninh đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn về kinh tế - xã hội, bao gồm cả tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường ở Quảng Ninh thời gian qua vẫn đang tồn tại nhiều hạn chế: Tăng
trưởng chưa bền vững, vẫn còn chủ yếu dựa vào tài nguyên hữu hạn; mâu
thuẫn giữa việc khai thác than, phát triển công nghiệp nặng với phát triển du
lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn; mâu thuẫn giữa việc có nhiều tiềm năng
thế mạnh, lợi thế cạnh tranh với cơ chế chính sách còn bó hẹp. Cùng với đó là
thách thức giữa phát triển công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh với giải quyết
vấn đề môi trường sống; thách thức giữa phát triển bền vững trước những tác

động tiêu cực của biến đổi khí hậu... Chính vì vậy, đối với Quảng Ninh, việc
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường đang
là yêu cầu cấp bách để phát triển bền vững trong tương lai.


6
Định hướng phát triển của Quảng Ninh đến năm 2030 là “trở thành một
tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong
những đầu tàu kinh tế của Miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại; nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo môi trường bền vững;…” và “Đến
năm 2050, Quảng Ninh trở thành vùng đô thị lớn mang tầm vóc quốc tế; là
vùng động lực phát triển kinh tế quốc gia với định hướng phát triển du lịch công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; là vùng di sản văn hóa, lịch sử
quốc tế, Di sản và kỳ quan thiên nhiên thế giới” [127]… Vấn đề nêu trên với
những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhau đặt ra yêu cầu cấp thiết đối
với việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
để đạt được mục tiêu, tầm nhìn theo quy hoạch phát triển ở Quảng Ninh.
Đến nay, đã có một số công trình khoa học từ các góc độ, khía cạnh tiếp
cận khác nhau bàn về mối quan hệ, sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên
sâu, có hệ thống về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
ở Quảng Ninh hiện nay từ góc độ triết học.
Đó là những lý do cơ bản để tác giả quyết định lựa chọn và triển khai đề
tài “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng
Ninh hiện nay” làm luận án tiến sĩ triết học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án
Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh; đề xuất các giải pháp cơ
bản giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở

Quảng Ninh hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và xác
định các vấn đề luận án cần tập trung giải quyết.


7
Làm rõ thực chất và những nhân tố cơ bản quy định mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh.
Phân tích thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và xác định những vấn đề
đặt ra đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay.
Đề xuất các giải pháp cơ bản để tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu của luận án
Những vấn đề lý luận, thực tiễn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu của luận án
Về nội dung: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường tự nhiên ở Quảng Ninh hiện nay.
Về không gian: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường tự nhiên trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Về thời gian: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường tự nhiên ở Quảng Ninh từ năm 2011 đến 2018 và các giải pháp
đưa ra cho thời kỳ đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận của luận án
Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ biện chứng

giữa con người và tự nhiên; giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường;
thành tựu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án.
Cơ sở thực tiễn của luận án
Thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở
Quảng Ninh trong những năm gần đây; các báo cáo, nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020; các báo cáo tình hình
kinh tế - xã hội từ năm 2011-2018 của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, tác giả còn
nghiên cứu, tham khảo các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án.


8
Phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
Phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lôgíc, hệ thống - cấu
trúc, khảo sát, xin ý kiến chuyên gia… Các phương pháp này được sử dụng
phù hợp với từng nội dung của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Xây dựng quan niệm và luận chứng những nhân tố cơ bản quy định
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh.
Khái quát một số vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp cơ bản giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở Quảng
Ninh hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận của luận án
Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Ninh; làm tài liệu tham
khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy các nội dung có liên quan đến
tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường.

Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, quản lý
của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, các doanh
nghiệp,… ở tỉnh Quảng Ninh trong việc hoạch định chủ trương, biện pháp để
nâng cao hiệu quả giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (10 tiết), kết luận, danh mục các công
trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.


9
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến luận án
1.1.1. Các công trình khoa học đã công bố đề cập đến lý luận về mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Vấn đề tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý
trong và ngoài nước, từ các góc độ khác nhau quan tâm nghiên cứu, cụ thể:
Trong công trình khoa học “Indicators for Sustainable Development:
Theory, Method, Applications” (Các chỉ số cho sự phát triển bền vững: Lý
thuyết, Phương pháp, Ứng dụng) [134], tác giả Atkinson và các cộng sự đã
cho rằng, có 6 hệ thống chỉ tiêu cho phát triển bền vững, được chia thành 3
nhóm: Hệ thống con người; hệ thống hỗ trợ; hệ thống tự nhiên. Trong đó: “Hệ
thống con người = phát triển cá nhân + hệ thống xã hội + hệ thống chính
phủ”; “Hệ thống hỗ trợ = hệ thống kinh tế + hệ thống cơ sở hạ tầng”; “Hệ
thống tự nhiên = môi trường và hệ thống tài nguyên”. Ba nhóm hệ thống trên

đây tương ứng với ba nguồn vốn thường được sử dụng trong phân tích toàn
bộ hệ thống, đó là: Vốn con người (Human capital); vốn cấu trúc (Structural
capital); vốn tự nhiên (Natural capital).
Tác giả O’Connor M trong công trình khoa học “The “Four Spheres”
framework for sustainability” [141] đã đề xuất một mô hình tứ giác như là
“Bốn trụ cột” cho phát triển bền vững. O’Connor cho rằng “phát triển bền
vững được đặc trưng là sự gắn kết phát triển (coevolution) của hệ thống gồm:
Kinh tế (Economic organisation), Xã hội (Social organisation) và Hệ tự
nhiên/Môi trường (Natural Systems organisation), được thể hiện bằng các
mục tiêu chất lượng/hoạt động liên quan đến mỗi một lĩnh vực”. Lĩnh vực thứ
tư là hệ thống quy định thông qua lĩnh vực Chính trị (System Regulation via


10
Political organisation), được tác giả định nghĩa là những quy định có vai trò
điều chỉnh hoạt động của lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực xã hội và những mối quan
hệ song hành với lĩnh vực môi trường.
Trong công trình khoa học nghiên cứu về “Economic growth and the
environment” (Tăng trưởng kinh tế và môi trường) [136], tác giả Gene
M.Grossman và Alan B.Krueger chỉ ra rằng, sự suy thoái môi trường không tỷ
lệ với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thông qua nghiên cứu bốn chỉ số: Ô nhiễm
không khí đô thị, nồng độ ôxy ở các lưu vực sông, ô nhiễm đáy của các lưu vực
sông, ô nhiễm lưu vực sông do kim loại nặng gây ra, các tác giả đã rút ra kết
luận rằng: Trong giai đoạn đầu của phát triển, ô nhiễm gia tăng một cách nhanh
chóng do đặt ưu tiên cao cho việc gia tăng năng suất và người dân quan tâm
nhiều đến việc làm, thu nhập hơn là không khí hay nguồn nước sạch. Sự phát
triển nhanh chóng dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn nguồn tài nguyên thiên
nhiên và phát thải nhiều hơn các chất ô nhiễm làm suy thoái môi trường trầm
trọng. Khi thu nhập tăng lên, người dân có ý thức hơn về giá trị môi trường,
luật pháp, chính sách môi trường cũng như các cơ quan thi hành trở nên

nghiêm khắc và hiệu quả hơn, các công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến được
nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tạo điều kiện cải thiện chất lượng môi trường.
Tác giả Tsumor Ushiyama với công trình khoa học “Environment
Pollution Control in Janpan-Development and Characteristics” (Kiểm soát ô
nhiễm môi trường ở Nhật Bản - đặc trưng và phát triển) [140], đã chỉ ra vai trò
của chính quyền tự quản địa phương và hoạt động phong trào của người dân
địa phương trong việc hình thành, thực hiện Luật kiểm soát ô nhiễm môi
trường ở Nhật Bản. Pháp luật bảo vệ môi trường áp dụng cho các quận của
Tokyo có quy định: Người dân được tham gia vào công tác quản lý hành chính,
bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của mình; các nhà lãnh
đạo phải có nhiệm vụ điều tra, giám sát nguồn gốc, nguyên nhân, tình trạng ô
nhiễm môi trường và các vấn đề khác, phải công khai cho người dân các quận,


11
huyện biết về tình trạng ô nhiễm như đã điều tra. Bên cạnh đó, một hội đồng
giám sát ô nhiễm môi trường (có sự tham gia của người dân) được thành lập để
điều tra và cân nhắc các biện pháp giám sát nguồn gây ô nhiễm môi trường
(được thực hiện bởi nhà quản lý và các cơ quan hành chính).
Trong công trình khoa học “Phát triển xã hội bền vững và hài hòa Những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay” [48], tác giả Lương Đình
Hải nhấn mạnh: Phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tất
yếu, khách quan của thời đại. Phát triển bền vững không thể dựa trên khuôn
mẫu tư duy cũ, các quan niệm và giá trị cũ; nó đòi hỏi phải có tư duy mới,
khoa học hơn, nghĩa là cần có một thế giới quan triết học mới. Vấn đề cấp
thiết, đặc biệt quan trọng đặt ra hiện nay không chỉ là giữ gìn, bảo vệ mà còn
là cải thiện môi trường sinh thái. Nội dung của quan niệm phát triển xã hội
bền vững và hài hoà phải bao gồm: “Tăng trưởng kinh tế, hiện đại hoá xã hội
gắn liền với việc bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái trong mỗi bước phát
triển tất yếu phải trở thành nguyên tắc chủ đạo của đời sống xã hội ở mỗi
quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế” [48, tr. 33] và “quan niệm về ba yếu

tố trụ cột: Kinh tế - xã hội - sinh thái vẫn là quan điểm chủ đạo, tương thích
với sự phát triển của tổng thể hệ thống con người - xã hội - sinh thái, đảm bảo
sự phát triển của tất cả các yếu tố riêng biệt trong sự hài hoà với các yếu tố
khác và với cả hệ thống” [48, tr. 34].
Trong công trình khoa học “Cơ sở triết học nghiên cứu mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường” [28], tác giả Bùi Văn Dũng đã
dựa trên lập trường chủ nghĩa duy vật để làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa
con người với tự nhiên, giữa xã hội và giới tự nhiên, giữa con người và môi
trường. Trước hết, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển ở trong xã hội; mặt
khác, con người là “một bộ phận của giới tự nhiên”, là sản phẩm cao nhất của
giới tự nhiên, sống dựa vào giới tự nhiên, nằm trong lòng của giới tự nhiên, gắn
với giới tự nhiên bằng trăm nghìn mối dây liên hệ. Yêu cầu bảo vệ môi trường,


12
bảo đảm mối quan hệ cân bằng giữa tự nhiên với xã hội là mục tiêu của mọi
quá trình phát triển kinh tế bền vững. Theo tác giả, phải có quan điểm hệ thống,
quan điểm toàn diện và phát triển trong việc nghiên cứu và giải quyết các vấn
đề nảy sinh từ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tác giả Bùi Văn Dũng trong công trình khoa học “Mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền” [27] đã lý
giải rõ hơn cơ sở triết học trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường. Mối quan hệ này được hình thành gắn liền với
quá trình sản xuất vật chất, nó tồn tại và phát triển cùng với lịch sử xã hội loài
người. Giữa tự nhiên và xã hội vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn. Sự
thống nhất và mâu thuẫn đó đều thể hiện ở nền sản xuất vật chất của xã hội.
Trong quá trình sản xuất vật chất đã nảy sinh mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh
tế và bảo vệ môi trường. Sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường luôn luôn có xu hướng loại trừ nhau nhưng đồng thời lại là tiền đề
tồn tại của nhau, chúng không thể tồn tại thiếu nhau trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội. Một trong những điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế là
phải dựa vào nguồn tài nguyên và cách sử dụng nguồn tài nguyên đó.
Điều kiện để giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường cho sự phát triển lâu bền là phải thay đổi thái độ và hành động;
giữ tỷ lệ dân số một cách hợp lý, xóa bỏ nghèo nàn và giảm khoảng cách mức
sống giữa các nước, các cộng đồng người trên thế giới; mở rộng cách mạng
khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất vật chất, tạo
ra tiền đề cho sự thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường;
hòa bình và sự hợp tác toàn cầu; xóa bỏ chế độ người áp bức bóc lột người
trong xã hội và xây dựng một cơ chế quốc gia.
Tác giả Đỗ Trọng Hưng trong công trình khoa học “Kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay”
[68] đã tập trung nghiên cứu làm rõ hệ thống các khái niệm: Kinh tế, tăng


13
trưởng kinh tế và phát triển kinh tế; môi trường và bảo vệ môi trường. Chỉ ra
yêu cầu, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến kết hợp giữa tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường, cụ thể: Bảo vệ môi trường tự nhiên hợp lý là
tiền đề để tăng trưởng kinh tế bền vững; tăng trưởng kinh tế hợp lý là cơ sở cho
việc bảo vệ môi trường bền vững. Nội dung của việc kết hợp này thể hiện ở
việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm kết
hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường; khai thác tài nguyên thiên nhiên
hợp lý cho tăng trưởng kinh tế; phát triển công nghiệp - xây dựng, dịch vụ,
nông - lâm - ngư nghiệp trong mối quan hệ với bảo tồn, phát triển môi trường
tự nhiên. Việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường chịu sự
quy định của những nhân tố như: Nhân tố kinh tế; chính trị, văn hóa; khoa học
và công nghệ; nhận thức của cán bộ, nhân dân, doanh nhân. Đây là cơ sở để tác
giả đánh giá thực trạng, xác định những vấn đề đặt ra và đề xuất các giải pháp
để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi

trường ở các tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam hiện nay.
Trong công trình khoa học “Một số vấn đề về bảo vệ môi trường với
phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” [95], tác giả Nguyễn Văn Ngừng cho
rằng: Môi trường là địa bàn và là đối tượng của phát triển. Phát triển là
nguyên nhân tạo nên mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường.
Phát triển kinh tế - xã hội là nhu cầu tất yếu của loài người và tất nhiên trong
quá trình phát triển kinh tế, con người sẽ phải khai thác môi trường... đối với
một quốc gia đang phát triển, đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường là tất yếu.
Ngoài ra, các công trình khoa học: “Tài nguyên thiên nhiên môi
trường với tăng trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam” của tác giả
Trần Văn Chử [17]; “Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng
Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Huệ [64]; “Môi trường tự nhiên trong hoạt
động cuộc sống của con người” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan [77];


14
“Quản lý tài nguyên môi trường để phát triển bền vững” của nhóm tác giả
Võ Đình Long, Lê Bá Huy [81]; “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững
tại tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” của tác giả Ngô Hải
Ninh [97]; “Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi
khí hậu” do tác giả Nguyễn Danh Sơn làm chủ biên [104]… đã nhấn
mạnh, tài nguyên và môi trường là một yếu tố nền tảng của phát triển bền
vững. Nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường đang
hiện hữu và đe dọa đến tiến trình phát triển bền vững của nước ta. Các
quyết định phát triển và quản lý phát triển trong thời gian tới ở Việt Nam
nói chung, tỉnh Quảng Ninh nói riêng cần phải tính đến tác động của biến
đổi khí hậu, bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững.
Các công trình khoa học nêu trên có giá trị nhất định về lý luận, kết quả
nghiên cứu của những công trình đó sẽ được nghiên cứu sinh kế thừa trên các

nội dung: Khái niệm tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững, môi trường và
bảo vệ môi trường; mối quan hệ giữa con người và môi trường; mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
1.1.2. Các công trình khoa học đã công bố đề cập đến thực trạng giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Nghiên cứu về thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và bảo vệ môi trường có các công trình khoa học liên quan như:
Tác giả Nguyễn Văn Ngừng trong công trình khoa học “Một số vấn đề về
bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay” [95] cho rằng, việc
phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta đang gây ra nhiều tác hại về môi trường. Vì
vậy, để phát triển bền vững, cần nhìn nhận đúng đắn mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Theo kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên
thế giới, nhờ đạt được mức độ nhất định trong phát triển kinh tế, khoa học và
công nghệ mà có điều kiện dần dần hạn chế ô nhiễm môi trường, khôi phục các
vùng tự nhiên bị khai thác và sử dụng quá mức. Đối với Việt Nam, trong quá


15
trình chuyển giao giữa cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì càng phải chú ý giải quyết tốt mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Tác giả Chu Thái Thành trong công trình khoa học “Bảo vệ môi trường
- Yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ mới” [106], trên cơ sở phân tích quan điểm
của Đảng về kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ và cải
thiện môi trường theo hướng phát triển bền vững đã nhấn mạnh: Mục tiêu bảo
vệ môi trường về cơ bản, lâu dài là phải đạt được sự hài hòa giữa tăng trưởng
kinh tế, thực hiện tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý
thức bảo vệ môi trường và sống trong môi trường trong lành, sạch, đẹp và
thân thiện với thiên nhiên. Mục tiêu này bao trùm lên toàn bộ các hoạt động
bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Tác giả cho

rằng, công tác bảo vệ môi trường những năm qua đã có nhiều chuyển biến
tích cực, song tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn đang gây ra nhiều vấn đề
bức xúc, nguyên nhân chính là do sự phát triển thiếu bền vững.
Tác giả Hoàng Đình Cúc trong công trình khoa học “Phát triển bền vững
ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [18] đã luận chứng làm rõ việc
thực hiện chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua, ngoài
những thành tựu to lớn đã đạt được, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện trạng:
Nền kinh tế có sự tăng trưởng nhưng chưa thật sự bền vững; chưa thực hiện thật
tốt việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; nguy cơ ô
nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Tác giả Mai Hoàng Thịnh trong công trình khoa học “Phân tích mối
quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế ở Việt Nam” [108] trên cơ sở
phân tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế, đã chỉ ra những
hậu quả do phát triển kinh tế tác động đến môi trường ở các khía cạnh: Phát
triển dân số và đô thị hóa, phát triển công nghiệp, hậu quả ô nhiễm môi trường
do phát triển kinh tế mang lại. Việc phân tích thực trạng là cơ sở quan trọng để
tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.


16
Trong công trình khoa học “Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay Thực trạng và một số giải pháp khắc phục” [50], tác giả Trần Đắc Hiến cho
rằng, “một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước là tình
trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
con người gây ra ngày càng trầm trọng, đe dọa trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của thế hệ hiện tại và tương lai” [50, tr. 54]. Ô
nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chủ yếu: Ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô
nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó, tình trạng ô nhiễm không khí tại
các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô
nhiễm vượt nhiều tiêu chuẩn cho phép. Tình trạng ô nhiễm môi trường, có
nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu vào những hạn chế,

bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức
thực hiện của các cơ quan chức năng; cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt đối với các
loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường còn
thiếu và chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe
đối với những hành vi xâm hại môi trường; công tác tuyên truyền, giáo dục,
đào tạo về môi trường trong xã hội còn hạn chế.
Trong công trình khoa học “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay: khía cạnh môi trường sống” [56], tác
giả Nguyễn Đình Hòa cho rằng, ngoài những thành tựu quan trọng đã đạt
được, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng tạo nên sức ép to lớn đối
với môi trường sống ở nông thôn. Những vấn đề về môi trường sống nảy sinh
trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay đang
ngày càng trở lên phức tạp cả về quy mô và tính chất. Nếu không được giải
quyết kịp thời và có hiệu quả, sự tác động của chúng sẽ gây ra những hậu quả
nghiêm trọng, cản trở quá trình phát triển bền vững và trước mắt, có thể ảnh
hưởng trở lại mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn như: Nguy cơ cạn
kiệt một số nguồn tài nguyên; vấn đề ô nhiễm môi trường; nguy cơ suy giảm
tính đa dạng sinh học… đây là vấn đề cấp bách cần được khắc phục.


17
Trong công trình khoa học “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay” [68] trên cơ sở
phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về kết hợp tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường, tác giả Đỗ Trọng Hưng đi vào đánh giá thực trạng việc
kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
Việt Nam hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Từ thực
trạng đó, tác giả xác định đang có bốn vấn đề đặt ra: Một là, mâu thuẫn giữa
yêu cầu nhận thức đúng đắn về kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường với thực tế nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân và

doanh nhân còn nhiều bất cập; Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có quy
hoạch, kế hoạch hợp lý cho việc kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường và thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch này chưa đáp ứng
được yêu cầu; Ba là, mâu thuẫn giữa yêu cầu phải có hệ thống chính sách
hợp lý bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường với hệ
thống chính sách bảo đảm kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
hiện tại còn nhiều bất cập; Bốn là, mâu thuẫn giữa yêu cầu ứng dụng khoa
học và công nghệ vào tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường với thực tế
chưa đáp ứng yêu cầu.
Tác giả Võ Thị Tuyết Hoa trong công trình khoa học “Quan hệ giữa
phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp” [54] đã
đánh giá thực trạng quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi
trường ở Đồng Tháp giai đoạn 2010-2015: Thực trạng ảnh hưởng ở cả chiều
hướng tích cực, tiêu cực của phát triển kinh tế nông thôn đến bảo vệ môi
trường và hoạt động bảo vệ môi trường đến phát triển kinh tế nông thôn. Trên
cơ sở đó, tác giả xác định những vấn đề đặt ra cần xử lý để giải quyết mối quan
hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp, cụ
thể: Tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ
môi trường; quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn chưa thực sư gắn với bảo


18
vệ môi trường; các nguồn lực để bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế
nông thôn còn hạn chế; công tác xử lý ô nhiễm môi trường trong phát triển
kinh tế nông thôn còn nhiều bất cập.
Trong công trình khoa học “Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường - kinh nghiệm của Nhật Bản” [75], tác giả Nguyễn Văn Kim cho
rằng, chính con người là tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường,
làm mất cân bằng sinh thái. Phân tích sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong
những năm đầu thế kỷ XX có ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, tác giả nhấn

mạnh, sự tập trung quá mức các ngành sản xuất và dân cư vào những khu vực địa
lý nhất định đã dẫn đến tình trạng mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường
sống. Kinh nghiệm của Nhật Bản trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
như: Luật hóa và tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; thiết lập cơ
quan chuyên trách bảo vệ môi trường; sử dụng công nghệ sạch, đảm bảo an toàn;
giáo dục cho người dân hiểu rõ về ý nghĩa và trách nhiệm của bảo vệ môi trường
và vận động nhân dân tham gia tích cực phòng chống ô nhiễm; thay đổi chiến
lược phát triển kinh tế... Theo tác giả, Việt Nam nên coi kinh nghiệm của Nhật
Bản như một bài học để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bền vững.
Tác giả Jung Gun Young trong công trình khoa học “Quản lý nhà nước về
môi trường ở Hàn Quốc và những giá trị tham khảo cho Việt Nam” [69] đã tập
trung phân tích, đánh giá, so sánh thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường ở Hàn Quốc và Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước như: So sánh về mô hình tổ chức và hoạt động của chính
phủ trong quản lý nhà nước về môi trường, thông qua nghiên cứu điển hình và
phân tích chuyên sâu về các mô hình tổ chức này tại Hàn Quốc và Việt Nam
trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội khác nhau. Từ đó, tác giả khẳng
định những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong bảo vệ môi trường mà Việt Nam
cần ưu tiên vận dụng đó là: Quyết liệt và nhanh chóng triển khai các chính sách
phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong tất cả các ngành kinh tế; tăng cường hiệu


19
quả quản lý nhà nước, đặc biệt là công tác kiểm tra, giám sát, kiềm chế ô nhiễm
môi trường thông qua một đầu mối để tránh sự chồng chéo, trùng lắp và tiết
kiệm ngân sách; cải cách mạnh mẽ chính sách phí và thuế môi trường.
Ngoài ra, còn có các công trình khoa học như: “Vấn đề bảo vệ môi
trường trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
ở vùng dân tộc và miền núi” của tác giả Hoàng Hữu Bình [5]; “Một số vấn đề
về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn

Quốc Hùng [65]; “Một số vấn đề quản lý môi trường trong bối cảnh Việt Nam
tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” của nhóm tác giả
Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lại Văn Mạnh [67]; “Gắn tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường sinh thái vì mục tiêu phát triển bền vững: những vấn đề lý
luận và thực tiễn ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Khương [73]; “Bảo vệ
môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Huệ
[64]…, các công trình khoa học này trên cơ sở những vấn đề lý luận đã đánh
giá về thực trạng tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, qua đó chỉ ra nguyên nhân của những thành
tựu, hạn chế và xác định vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết.
Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong việc phân tích,
đánh giá thực trạng tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường, việc nhận thức và
quá trình giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
là tiền đề thực tiễn quan trọng được nghiên cứu sinh kế thừa trong quá trình triển
khai việc phân tích, đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường ở Quảng Ninh hiện nay.
1.1.3. Các công trình khoa học đã công bố đề cập đến giải pháp giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Đề khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự phát triển
bền vững, đến nay đã có nhiều công trình khoa học ở cả trong và ngoài nước
bàn về vấn đề này, cụ thể:


20
Trong công trình khoa học “Is environmental degradation an inevitable
consequence of economic growth: tunneling through the environmental Kuznets
curve - EKC” (Co phải suy thoái môi trường là hệ quả tất yếu của tăng trưởng
kinh tế: Nghiên cứu thông qua đường cong Kuznets môi trường - EKC) [138] tác
giả Mohan Munasinghe cho rằng, những cải cách về kinh tế trên diện rộng

thường góp phần thúc đẩy lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường. Các nước
đang phát triển có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp, tiến
hành chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng thông qua bất kỳ đường EKC tiềm năng
nào để tránh khỏi những phát triển có khả năng gây tổn hại tới môi trường. Tác
giả khuyến nghị, các chính phủ cần quyết tâm trong việc tìm ra các chính sách
cùng thắng để đồng thời mang lại lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường, giảm
thiểu tác hại đối với môi trường bằng các biện pháp khắc phục hậu quả trước đó,
cải cách chính sách để tránh thiệt hại môi trường nghiêm trọng.
Trong công trình khoa học “Economic instruments for environmental
regulation” (Các công cụ kinh tế cho quy định về môi trường) [139] của tác
giả T.H.Tietenberg, Colby College có nêu ra vấn đề bảo vệ môi trường thông
qua cách tiếp cận dựa trên động lực kinh tế, các nghiên cứu lý thuyết và thực
nghiệm đã được nghiên cứu một cách thận trọng và nghiêm túc, cung cấp những
kiến thức nhất định cho các nhà hoạch định chính sách. Các nhà kinh tế đều
khuyến cáo cần nâng cao mối quan tâm đối với việc thắt chặt kiểm soát về môi
trường cũng như những mối nguy hiểm trong nền kinh tế địa phương với việc
thắt chặt kiểm soát trong môi trường toàn cầu có tính cạnh tranh cao.
Ngoài ra, còn có các công trình khoa học như: “Transformation of
Growth Pattern and Growth Sustainability in China” (Chuyển đổi mô hình
tăng trưởng và tăng trưởng bền vững ở Trung Quốc) của nhóm tác giả Wang
Xiaolu, Fan Gang and Liu Peng [142]; “Economic growth, international
competitiveness and environmental protection: R & D and innovation
strategies with the WARM model” (Tăng trưởng kinh tế, tính cạnh tranh


21
quốc tế và bảo vệ môi trường: Nghiên cứu phát triển và các chiến lược đổi
mới với mô hình WARM) của các tác giả Carlo Carraro, Marzio Galeotti
[135]; “Economic incentives for environmental protection: integrating
theory and practice” (Khuyến khích kinh tế cho việc bảo vệ môi trường: kết

hợp giữa lý thuyết và thực tiễn) của nhóm tác giả Robert W.Haun và Robert
N.Stavins [143]… các công trình khoa học này đều nhấn mạnh việc tăng
trưởng kinh tế không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho chất lượng môi
trường. Các biện pháp mà nghiên cứu đưa ra sẽ không chỉ thúc đẩy hiệu quả
cao hơn trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên môi trường ở tất cả các
mức thu nhập, mà còn bảo đảm một quy mô bền vững của hoạt động kinh tế
trong hệ thống hỗ trợ sự sống sinh thái.
Trong công trình khoa học “Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi
trường trong quá trình công nghiệp hoa, hiện đại hoa nông nghiệp, nông
thôn” [45], tác giả Lê Thị Thanh Hà cho rằng, để nâng cao vai trò của nhà
nước đối với việc bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay, cần thực hiện các giải pháp:
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, hoàn thiện bộ máy
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp và xây dựng đội ngũ cán bộ
bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu mới, đẩy mạnh xã hội hóa và phát triển
dịch vụ công trong việc bảo vệ môi trường cũng như tăng cường giáo dục ý
thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân và đẩy mạnh đầu tư cho
nhiệm vụ bảo vệ môi trường của quốc gia.
Tác giả Bùi Văn Dũng trong công trình khoa học “Mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền” [27], đã
đề xuất một số giải pháp cơ bản để giải quyết mối quan hệ này trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là: Thống nhất quan niệm về sự
phát triển, xây dựng đồng bộ hệ thống chính sách và pháp luật bảo vệ môi
trường; cần kiên quyết thực hiện một chính sách dân số thích hợp nhằm kiểm


22
soát được quá trình tăng dân số, tránh gây nên những căng thẳng về kinh tế xã hội và sức ép với tài nguyên môi trường; đổi mới công nghệ; thường xuyên
giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần
chúng bảo vệ môi trường.

Trong công trình khoa học “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp
giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay”
[74], tác giả Nguyễn Thị Khương đã làm rõ những vấn đề đặt ra và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đó là: Xây dựng, hoàn thiện hệ
thống chính sách, chiến lược, pháp luật; hoàn thiện và tăng cường cơ chế tổ
chức bộ máy nhà nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; xây
dựng nguồn tài chính đủ mạnh; tăng cường học hỏi, giao lưu hợp tác quốc tế
về bảo vệ môi trường sinh thái gắn với tăng trưởng kinh tế.
Tác giả Hoàng Đình Cúc trong công trình khoa học “Phát triển bền
vững ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [18] trên cơ sở đánh giá
thực trạng quá trình phát triển ở Việt Nam, tác giả đã đề xuất và luận giải một
số biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề về phát triển bền
vững: Thống nhất nhận thức và quán triệt quan điểm của Đảng về gắn kết các
mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường;
cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, hình thành trong toàn xã hội thói quen văn
hoá “sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật”; phát triển mạnh giáo dục
và đào tạo, khoa học - công nghệ. Nền kinh tế - xã hội phát triển chậm, thiếu
vững chắc là do không có hoặc thiếu các tiền đề mang tính nền tảng; nhà nước
cần chủ động xây dựng và thực hiện những chính sách hướng vào việc giải
quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển.
Trong công trình khoa học “Kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi
trường ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay” [68], trên cơ sở phân tích


23
làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả Đỗ Trọng Hưng đã đề xuất các
giải pháp: Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của các cấp
chính quyền, sự tham gia chủ động, tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn

thể trong việc kết hợp này; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, nhân dân
và doanh nhân trong vùng về tầm quan trọng của việc kết hợp tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ cao vào
tăng trưởng kinh tế xanh; quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù
hợp để tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tốt hơn công tác bảo vệ môi trường;
hoàn thiện hệ thống chính sách, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kết
hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, nhất là
các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trên địa bàn.
Trong công trình khoa học “Quan hệ giữa phát triển kinh tế nông thôn
và bảo vệ môi trường ở tỉnh Đồng Tháp” [54], trên cơ sở phân tích làm rõ
những vấn đề lý luận và thực tiễn, xác định các vấn đề đặt ra, tác giả Võ Thị
Tuyết Hoa đã dự báo xu hướng phát triển kinh tế nông thôn và các vấn đề môi
trường phát sinh ở tỉnh Đồng Tháp thời gian tới, qua đó đề xuất hệ thống giải
pháp về cơ chế, chính sách; về nâng cao nhận thức của các chủ thể; về đổi mới
cách tổ chức sản xuất nhằm xử lý hiệu quả quan hệ giữa phát triển kinh tế nông
thôn và bảo vệ môi trường; về các nguồn lực nhằm phục vụ tốt hoạt động bảo
vệ môi trường và xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường trong phát triển kinh tế
nông thôn ở Đồng Tháp; về tăng cường hợp tác trong khu vực, quốc tế và trong
nước; về củng cố và hoàn thiện những quy định cụ thể về việc khai thác tài
nguyên; về tích cực trồng cây, gây rừng để chắn sóng, chắn gió, phòng hộ.
Tác giả Nguyễn Ngọc Lan trong công trình khoa học “Phát triển kinh
tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh” [79] đã chỉ rõ, một trong những quan điểm
phát triển kinh tế tư nhân ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới, đó là: Phát triển
kinh tế tư nhân gắn với giữ gìn môi trường sinh thái. Giữ gìn môi trường sinh
thái được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của tỉnh


24
Quảng Ninh, đặc biệt là bảo vệ môi trường sinh thái vịnh, biển đảo. Để đảm
bảo giữ gìn môi trường sinh thái, Quảng Ninh cần khuyến khích kinh tế tư

nhân chuyển đổi mô hình từ phát triển dựa trên khai thác cạn kiệt tài nguyên,
bán nguyên liệu thô, chuyển sang phát triển theo chiều sâu, bền vững theo
hướng tăng giá trị tài nguyên, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ trong
từng sản phẩm; ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào sản
xuất; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động sản
xuất, kinh doanh; tăng cường công tác tuyên truyền cho doanh nghiệp về bảo
vệ môi trường sinh thái; hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp kinh tế tư nhân đầu tư mạnh vào lĩnh vực bảo vệ môi trường; gắn chặt
phát triển kinh tế biển đảo với bảo vệ môi trường sinh thái biển đảo; xây dựng
nguồn quỹ để trao giải thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh
doanh tiêu biểu trong bảo vệ môi trường.
Với công trình khoa học “Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” [55], tác giả Hà Văn Hòa đã đề
xuất hệ thống giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường biển ven bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, bao gồm: Xây dựng quy
hoạch bảo vệ môi trường biển ven bờ; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường biển; tăng cường áp dụng các công cụ quản
lý nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven bờ; tuyên truyền, phổ biến, cụ
thể hóa các quy định của pháp luật; sử dụng các công cụ kinh tế, nguồn lực
tài chính; giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý; quản lý nhà nước trong áp
dụng nội dung quản lý tổng hợp đối với vùng biển ven bờ; áp dụng khoa
học, công nghệ và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường biển ven bờ; đẩy
mạnh quản lý nhà nước trong hướng dẫn áp dụng các biện pháp có tính chất
chuyên ngành: Quản lý phòng, chống; xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi
trường biển ven bờ; quản lý môi trường vùng trọng điểm Vịnh Hạ Long; kết
hợp giữa an ninh, quốc phòng với bảo vệ môi trường biển.


25
Trong công trình khoa học “Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở

Quảng Ninh” [64], tác giả Nguyễn Thị Huệ trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận
và đánh giá một cách khách quan thực trạng những thành công, hạn chế của
việc bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh, từ đó đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ môi trường trong khai thác than, đó là:
Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
than; đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị khai thác than nhằm tăng năng suất
lao động và bảo vệ môi trường; xây dựng phương án bảo vệ môi trường trong
hoạt động khai thác khoáng sản - than; thực hiện các biện pháp hoàn nguyên
môi trường sau khai thác than; nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền và đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp ngành
than trong bảo vệ môi trường.
Trong công trình khoa học “Bàn về giải pháp khai thác than và bảo vệ
môi trường ở Quảng Ninh” [91] và “Sản xuất than hướng đến ngành công
nghiệp xanh” [92], tác giả Nguyễn Cảnh Nam đã nhấn mạnh việc phải xây
dựng một cơ chế quản lý, chính sách phù hợp cho hoạt động khai thác than để
những hoạt động khai thác luôn nằm trong tầm kiểm soát của các nhà quản lý;
không cho các hoạt động khai thác trộm phát triển và môi trường không bị
hủy hoại nhanh chóng do các hoạt động này gây ra; áp dụng các công nghệ
tiên tiến của thế giới vào ngành khai thác than tại Việt Nam sao cho phù hợp;
hướng ngành công nghiệp khai thác than phát triển thân thiện môi trường.
Những công trình khoa học nêu trên, từ các góc độ khác nhau đã đề
xuất nhiều giải pháp để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường ở phạm vi cả nước nói chung và từng ngành, vùng, địa
phương nói riêng, trong đó có tỉnh Quảng Ninh. Đây là cơ sở quan trọng để
nghiên cứu sinh kế thừa trong việc đề xuất các giải pháp có tính thiết thực,
khả thi để giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường ở Quang Ninh hiện nay.



×