Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập Hóa 9 - HK2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.76 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
MÔN HOÁ HỌC 9 - HỌC KÌ II
I. Lý thuyết.
1. Tính chất hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat. Viết các phương trình hoá học minh
hoạ cho các tính chất đó.
2. Nguyên tắc sắp xếp, quy luật biến đổi và ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn
3. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (hoá trị các nguyên tử, mạch cacbon…).
4. Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học,
phương pháp điều chế ( nếu có), nhận biết các hidrocacbon: mêtan, etilen, axetilen, benzen. Viết
các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học và điều chế ( nếu có) của hidrocacbon trên.
5. Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học,
phương pháp điều chế (nếu có), nhận biết các dẫn xuất của hidrocacbon như: rượu etylic, axit
axetic, chất béo, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulôzơ. Viết các phương trình hoá học minh hoạ
tính chất hoá học và điều chế ( nếu có) của dẫn xuất hidrocacbon trên.
II. Bài tập.
1. Viết PTHH (dãy biến đổi hoá học, điền CTHH…): bài 1 – 144; 3 – 149; 2 – 155: sách giáo
khoa; 45.1, 50.1 – sách bài tập.
2. Nhận biết các chất: bài 4 – 149; 2 – 152; 4 – 155; 3 – 158: sách giáo khoa; 42.2, 46.3,51.4 –
sách bài tập.
3. Bài toán:
Xác định công thức phân tử các chất: bài 5 – 122, 4 -133, 4 – 144: sách giáo khoa; 44.5; 50.4 –
sách bài tập.
Tính theo PTHH: bài 7 – 143; 5 – 144; 6 – 149: sách giáo khoa; 45.7: sách bài tập.
Toán hỗn hợp: bài 4,5 – 122: sách giáo khoa; 45.3; 48.6 – sách bài tập.
4. Bài tập trắc nghiệm: bài 1 – 139; 3 – 143; 1,3 -147;1 – 158: sách giáo khoa và 44.2; 45.2; 47.3;
50.2; 51.3: sách bài tập
III. Bài tập thêm.
Dạng 1: Hoàn thành các dãy biến hoá sau:
a. Metan
 →
C


o
1500
Axetilen
 →
CC
o
;600
Benzen
Pd H
2
Etilen
b. CaCO
3
 CaO  CaC
2
 C
2
H
2
 C
2
H
4
 C
2
H
5
OH  CH
3
COOH  CH

3
COONa
c. Saccarozơ  Glucozơ  rượu etylic  axit axetic  etyl axetat  rượu etylic  etylen
 polietilen.
Dạng 2:
Bài 1:Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt các chất sau đựng trong các bình
riêng biệt bị mất nhãn.
a. Axetilen, Metan, khí Cacbonic.
b. Rượu etylic, Axit axetic, nước.
c. Benzen, Rượu etylic, Axit axetic.
Bài 2: Nếu phương pháp hoá học nhận biết các chất rắn màu trắng sau:
a. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
b. Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.
Dang 3:
Bài 3: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Khi đốt cháy 6g chất A thu được 10,8g nước.
Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam.
Bài 4: Đốt cháy 56ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 134,4ml khí oxi.
a. Tính thành phần phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
b. Tính thể khí cacbonic sinh ra.
(Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
Bài 5: Đốt cháy 3 gam 1 chất hữu cơ A thu được 6,6g CO
2
và 3,6g H
2
O.
a. xác định công thức của A biết khối lượng phân tử của A là 60 đvC.
b. Viết công thức cấu tạo có thể có của A.
Bài 6: Đốt cháy 4,5 gam 1 chất hữu cơ A thu được 6,6g CO
2
và 2,7g H

2
O. Biết khối lượng mol
của A là 60(g).
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Viết phương trình điều chế A từ tinh bột.

×