Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Đặc điểm giao tiếp cơ bản của người việt vận dụng đặc điểm giao tiếp cửa người việt trong cuộc sống ngành học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.09 KB, 35 trang )

ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
KHOA KẾ TOÁN
----------

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: KỸ NĂNG GIAO TIẾP
“ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CƠ BẢN CỦA NGƯỜI VIỆT.
VẬN DỤNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ NGÀNH HỌC”

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Lớp niên chế
Lớp tín chỉ

: TS. Nguyễn Thị Hương
: Nguyễn Thanh Nga
: D13KT_05
: D13CT_05

Hà Nội, tháng 11 năm 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện tiểu luận với đề tài “Đặc điểm giao tiếp cơ bản
của người Việt. Vận dụng đặc điểm giao tiếp cửa người Việt trong cuộc
sống/ ngành học”, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Hương,
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết tiểu luận.
Em xin trân trọng cảm ơn Cô trong quá trình học tập đã tận tình giảng dạy
truyền đạt kiến thức trong những buổi học. Những kiến thức được tiếp thu trong
quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình viết tiểu luận mà còn là hành


trang quý báu trong việc thực hiện nhiệm vụ và cuộc sống.
Tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Thầy/Cô đóng
góp ý kiến.
Em chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................2
MỤC LỤC...................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CƠ BẢN CỦA NGƯỜI VIỆT.....................................2
1. Khái niệm chung về giao tiếp.............................................................................................2
1.1 Khái niệm giao tiếp...........................................................................................................2
1.2 Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp......................................................................2
1.2.1 Chủ thể giao tiếp............................................................................................................2
1.2.2 Mục đích giao tiếp..........................................................................................................3
1.2.3 Nội dung giao tiếp..........................................................................................................3
Nội dung tâm lý trong giao tiếp..............................................................................................4
1.2.4 Phương tiện giao tiếp.....................................................................................................5
1.2.5 Hoàn cảnh giao tiếp........................................................................................................5
1.2.6 Kênh giao tiếp................................................................................................................5
1.2.7 Quan hệ giao tiếp...........................................................................................................5
2.Các loại văn hóa trong giao tiếp...........................................................................................6
3.1 Thái độ giao tiếp................................................................................................................7
3.2 Cách thức giao tiếp..........................................................................................................10
3.3 Phương tiện giao tiếp của người Việt Nam.....................................................................12
4. Ảnh hưởng của các đặc điểm đến quá trình giao tiếp.......................................................16
1. Vận dụng trong cuộc sống và trong ngành học của sinh viên...........................................17
1.1 Phân tích đặc điểm tâm lí của đối tượng trong quá trình trợ giúp..................................17
1.2 Những đặc điểm cần chú ý trong quá trình trợ giúp đối tượng.......................................19

1.3 Các kỹ năng giao tiếp cần có của người học chuyên ngành kế toán trong giao tiếp......22
2. Vận dụng đặc điểm giao tiếp của người Việt trong cuộc sống thường ngày.....................23
2.1 Giao tiếp và làm việc với người Việt..............................................................................23
2.2 Giao tiếp và làm việc với người nước ngoài...................................................................25
3. Đánh giá giao tiếp của người Việt.....................................................................................27
3.1 Ưu điểm...........................................................................................................................27
3.2 Hạn chế...........................................................................................................................27
KẾT LUẬN..............................................................................................................................29
1. Kết quả đạt được...............................................................................................................29
2. Giải pháp về văn hóa giao tiếp..........................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng
trong thế kỷ 21. Đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối
đáp được đúc kết và được rút ra qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi
người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kỹ năng giao
tiếp. Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra ở tất cả mọi nơi, nó còn là cầu
nối giữa người với người. Bởi vậy có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên
thành nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ
khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ
thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp tốt đòi
hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi hoàn cảnh
mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình. Chính vì vậy, để tới được
con đường thành công dễ dàng hơn thì kỹ năng giao tiếp là một thứ rất quan
trọng không thể thiếu của mỗi con người.
Phong cách sống, cách hành xử của mỗi con người đều khác nhau và điều
đó thể hiện rõ nhất qua văn hóa giao tiếp ứng xử của chính con người, bởi giao

tiếp không chỉ là kỹ năng mà còn là một nghệ thuật. Trong thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa cùng với công nghệ 4.0 thì khoảng cách về địa lý đã không còn
là trở ngại ngăn cách con người với nhau, mà con người ngày càng xích lại gần
nhau hơn thì giao tiếp chính là cầu nối quan trọng để các quốc gia, các nền văn
hóa có thể giao lưu, trao đổi và hội nhập với nhau dễ dàng hơn nhờ vậy mà
nhiều tổ chức quốc tế được thành lập. Mỗi con người, mỗi chúng ta đều có
những cách giao tiếp khác nhau, mỗi quốc gia cũng đều có một đặc trưng giao
tiếp khác nhau. Ở bài tiểu luận này chúng ta cùng tìm hiểu, phân tích những đặc
trưng trong phong cách giao tiếp của người Việt Nam và qua từng đặc trưng đó
ta sẽ thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong cách giao tiếp của người
Việt Nam. Đan xen với đó là sự nhân thức, hiểu biết và sự vận dụng kỹ năng
giao tiếp vào trong cuộc sống nói chung và trong ngành học nói riêng.

1


CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP CƠ BẢN CỦA NGƯỜI VIỆT
1. Khái niệm chung về giao tiếp.
1.1 Khái niệm giao tiếp.
Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, qua đó con người
trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động
qua lại với nhau.

1.2 Các yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp
Với sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như tâm lý học, xã
hội học, kinh tế học, ngôn ngữ học, y học… Đặc biệt với sự phát triển của tin
học và điều khiển học, khái niệm giao tiếp không chỉ đơn thuần như một quá
trình truyền đạt thông tin từ một điểm phát tới một điểm thu. Để quá trình giao
tiếp phát huy được hiệu quả cao nhất thì phải tính đến các yếu tố tham gia trong
giao tiếp. Theo “Giáo trình tâm lý học xã hội” - PGS.TS Trần Thị Minh Đức chủ

biên thì có bẩy yếu tố tham gia vào quá trình giao tiếp.
1.2.1 Chủ thể giao tiếp
Là con người cụ thể tham gia vào quá trình giao tiếp: một người hay nhiều
người - đó là ai ? Với những đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội ra sao? Tri thức
và trình độ hiểu biết như thế nào? Tất cả các đặc điểm của chủ thể giao tiếp đều
ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp. Giao tiếp giữa người - người thì cả hai đều là
chủ thể giao tiếp và đều là đối tượng giao tiếp, vai trò này được chuyển đổi linh

2


hoạt thường xuyên trong quá trình giao tiếp. Họ không chỉ là người nói và người
nghe mà họ còn dùng mọi giác quan tham gia vào quá trình này, từ dáng điệu, cử
chỉ, ánh mắt, vẻ mặt, thậm chí cả mùi nước hoa.

1.2.2 Mục đích giao tiếp
Nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó, nhu cầu trao đổi thông tin, nhu cầu chia sẻ tình
cảm, nhu cầu tiếp xúc giải trí, nhu cầu được khẳng định mình trước người khác.
1.2.3 Nội dung giao tiếp
Nội dung giao tiếp là những vấn đề mà chủ thể đề cập đến khi giao tiếp với
người khác. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình giao tiếp thế hiện ở
thông tin cần truyền đạt. Thông tin cần phải được cấu trúc như thế nào để nó
phản ánh được đúng nội dung cần truyền đạt, cũng như đến được người nhận với
kết quả cao nhất. Đối với các chủ thể giao tiếp, thông tin có thể đã biết hoặc
chưa biết, muốn biết hoặc không muốn biết. Nội dung thông tin có thể đem lại
điều tốt lành hoặc gây thất thiệt hoặc chỉ đơn giản là một điều thông báo. Trong
3


nội dung giao tiếp người ta thường chia ra hai loại: nội dung tâm lý và nội dung

công việc.
• Nội dung tâm lý trong giao tiếp.
Nội dung tâm lý trong giao tiếp bao gồm các thành phần cơ bản là nhận
thức, thái độ xúc cảm và hành vi.
- Ở bất kỳ một cuộc giao tiếp nào giữa con người với con người đều để lại
trong chủ thể và đối tượng giao tiếp một phẩm chất nhất định về nhận thức. Nội
dung nhận thức trong giao tiếp rất phong phú, đa dạng và sinh động. Thông qua
giao tiếp để người ta trao đổi vốn kinh nghiệm, tranh luận về quan điểm, thái độ.
Sau mỗi lần giao tiếp mọi thành viên đều nhận thức thêm được những điều mới
mẻ. Thông qua giao tiếp để người ta truyền đạt và lĩnh hội những tri thức về tự
nhiên, xã hội. Cũng chính thông qua giao tiếp để người ta hiểu biết lẫn nhau.
Như vậy, nội dung nhân thức có thể xảy ra trong suốt cả quá trình giao tiếp hoặc
chỉ xảy ra mạnh mẽ tại thời điểm gặp gỡ. Dù ở thời điểm nào thì kết thúc quá
trình giao tiếp cũng đưa lại cho con người một nhận thức, một hiểu biết mới.
- Thành phần thái độ cảm xúc: Từ thời điểm bắt đầu, qua diễn biến rồi đến
kết thúc của một quá trình giao tiếp đều biểu hiện một trạng thái xúc cảm nhất
định của chủ thể và đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp, ngoài sự định hướng về
hình thể, nội dung giao tiếp, con người bao giờ cũng thể hiện thái độ của mình
trước khi bắt đầu tiếp xúc: Thiện chí, hữu nghị hay lãnh đạm, thiếu quan tâm.
Những thái độ cảm xúc này mang tính định hướng cho quá trình giao tiếp, chúng
thay đổi cùng với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, có thể từ thiện chí đến không
thiện chí, từ thờ ơ đến quan tâm.
- Hành vi, một nội dung tâm lý quan trọng trong quá trình giao tiếp. Nó
được biểu hiện qua hệ thống những vận động của đầu, chân tay, nét mặt, ánh
mắt, miệng, ngôn ngữ. Sự vận động của toàn bộ những bộ phận trên hợp thành
hành vi giao tiếp. Tất cả những hành vi đó đều chứa đựng một nội dung tâm lý
nhất định trong một hoàn cảnh cụ thể.

4



1.2.4 Phương tiện giao tiếp
Được thể hiện thông qua các hệ thống tín hiệu giao tiếp ngôn ngữ (gồm tiếng
nói và chữ viết) và giao tiếp phi ngôn ngữ (nét mặt, giọng nói, cử chỉ, tư thế,...)
1.2.5 Hoàn cảnh giao tiếp
Là bối cảnh trong đó diễn ra quá trình giao tiếp, bao gồm cả khía cạnh
vật chất và khía cạnh xã hội. Khía cạnh vật chất thí dụ như địa điểm, kích thước
không gian gặp gỡ, số người hiện diện, khí hậu, ánh sáng, tiếng ồn, màu sắc đồ
vật xung quanh… Đây là những khía cạnh nằm bên ngoài các đối tượng đang
giao tiếp. Khía cạnh xã hội ví dụ như mục đích giao tiếp, quan hệ giao tiếp…
1.2.6 Kênh giao tiếp
Là đường liên lạc giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Vì vậy phải tổ
chức kênh sao cho quá trình giao tiếp đạt được hiệu quả nhất. Thí dụ: Kênh giao
tiếp là thị giác thì cần phải cấu trúc bài viết ra sao và làm thế nào để đối tượng
giao tiếp nhìn thấy rõ các chữ viết...
1.2.7 Quan hệ giao tiếp
Thể hiện mối tương quan giữa các chủ thể giao tiếp. Chẳng hạn như
mức độ thân sơ, vai vế, uy tín, địa vị xã hội, tuổi tác,... giữa họ.
5


2.Các loại văn hóa trong giao tiếp.
2.1 Giao tiếp truyền thống.
- Giao tiếp được thực hiện trên cơ sở các mối quan hệ giữa người với người
đã hình thành lâu dài trong quá trình phát triển xã hội, đó là những mối quan hệ
huyết thống, quan hệ hàng xóm láng giềng, loại giao tiếp này bị chi phối bởi văn
hóa tập quán, hệ thống các quan niệm và ý thức xã hội. Là kiểu giao tiếp được
sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày với người thân và mọi người
xung quanh.


2.2 Giao tiếp chức năng.
- Phát triển trong hoạt động tổ chức, xuất phát từ sự chuyên môn hóa trong
xã hội, sự đòi hỏi của cách ứng xử xã hội và hiệu quả trong công việc. Sử dụng
trong những tình huống cần giao tiếp sử dụng các từ ngữ có các ý nghĩa mang
tính chuyên môn hóa cao hơn hay cách nói hoặc cách diễn đạt khác so với giao
tiếp truyền thống.

6


2.3 Giao tiếp tự do.
- Mang nhiều đường nét cá nhân của người giao tiếp, được cảm thụ chủ quan
theo mục đích bộc phát của bản thân. Những quy tắc, mục đích giao tiếp không
được xác định như khuôn mẫu mà xuất hiện ngay trong quá trình tiếp xúc, tùy
theo sự phát triển của các mối quan hệ mà sử dụng kỹ năng một cách phù hợp
nhất. Giao tiếp tự do được thúc đẩy bởi tính chủ động, phẩm chất và mục đích
của mỗi cá nhân, nó cần thiết trong quá trình xã hội hóa làm phát triển và thỏa
mãn nhu cầu về lợi ích tinh thần và vật chất của các bên giao tiếp một cách
nhanh chóng và trực tiếp nhất. Loại giao tiếp này trong thực tế cuộc sống là vô
cùng phong phú, trên cơ sở trao đổi những thông tin có được và cũng trở thành
một trong những cách giúp giải tỏa áp lực cá nhân trong một vài trường hợp.
3. Đặc điểm giao tiếp cơ bản của người Việt Nam.
3.1 Thái độ giao tiếp
Đầu tiên, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, văn hóa
trong giao tiếp của chúng ta cũng có chút khác nhau. Đối với các dân tộc khác
nhau thì sẽ có những phong tục, văn hóa khác nhau và Việt Nam – là một dân
tộc Á Đông cũng có những nét văn hóa riêng của mình trong vấn đề giao tiếp, có
thể thấy được đặc điểm của con người Việt Nam là luôn có thái độ thân thiện,
hòa đồng và rất thích giao tiếp nhưng lại vừa rất rụt rè. Việt Nam là nước công
nghiệp nên con người Việt sống phụ thuộc vào lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ

gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong gia đình và cộng đồng. Do tính
cộng đồng, người Việt Nam rất coi trọng giao tiếp, xem giao tiếp là tiêu chuẩn
quan trọng để đánh giá con người. Chính vì nguyên nhân đó mà dẫn đến con
người Việt rất trọng giao tiếp, nhằm giữ gìn mối quan hệ tốt với mọi thành viên
trong cộng đồng, thể hiện:
- Theo góc độ của chủ thể giao tiếp, người Việt Nam có tính thăm viếng,
thăm hỏi. Việc thăm viếng, thăm hỏi ở đây muốn nói không phải là do nhu cầu
công việc mà họ làm vậy, mà là sự thể hiện của tình cảm, tình nghĩa có mục đích
để thắt chặt thêm mối quan hệ giữa người với người.
7


-Với những đối tượng giao tiếp là người Việt thì người Việt có tính hiếu
khách, mến khách rất cao. Có khách đến chơi nhà, dù là quen hay không quen,
thân hay sơ, dù chủ nhà có nghèo khó đến đâu thì người Việt cũng đều cố gắng
tiếp đón một cách chu đáo nhất và tiếp đãi một cách thịnh tình nhất, luôn muốn
dành cho khách sự tiện nghi và thoải mái nhất, nấu những món ngon nhất để tiếp
đãi: “Khách đến nhà chẳng có gà thì gỏi”, bởi lẽ đói năm, không ai đói bữa. Tính
hiếu khách của người Việt được thể hiện càng tăng lên là khi đi về những miền
quê hẻo lánh, những vùng miền núi xa xôi nhất.

Đồng thời với việc thích giao tiếp, thì trong văn hóa giao tiếp ứng xử thì
người Việt lại có một đặc tính đó là khá rụt rè – điều mà những người khách
nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời của hai tính cách trái ngược
nhau này đều bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của người Việt Nam là có tính
cộng đồng và tính tự trị. Đúng là người Việt Nam rất cởi mở, rất thích giao tiếp,
nhưng đó là khi thấy mình đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc với

8



họ, nơi tính cộng đồng có vai trò quan trọng. Còn khi họ vượt ra khỏi phạm vi
của cộng đồng, đứng trước người lạ hay người nước ngoài thì họ lại tỏ ra rất rụt
rè là vì thế. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy lại không hề mâu thuẫn
với nhau vì chúng đã bộc lộ được trong những môi trường khác nhau, chúng
chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của
người Việt Nam.
Xét về quan hệ giao tiếp, vì nguồn gốc xuất thân là theo văn hóa nông
nghiệp với đặc tính trọng tình trọng nghĩa đã dẫn đến người Việt Nam lấy sự yêu
sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử của mình.
Tính cộng đồng còn khiến cho người Việt Nam, dưới góc độ là chủ thể
của giao tiếp, có một đặc điểm là rất trọng danh dự: “tốt danh hơn lành áo”,
“Đói cho sạch, rách cho thơm”, “Trâu chết để da, người ta chết để viếng”. Chính
vì vậy tồn tại điểm yếu trong giao tiếp đó là mắc bệnh sĩ diện, sợ dư luận: “đem
chuông đi đấm nước người, không kêu cũng đấm ba hồi lấy danh”, “Một quan
tiền công, không bằng một đồng tiền thưởng”, “ở đời muôn sự của chung, hơn
nhau một tiếng anh hùng mà thôi”. Ở làng quê, thói sĩ diện thể hiện trầm trọng
qua tục lệ ngôi thứ nơi đình chung và tục chia phần: “Một miếng giữa làng,
không bằng một sàng xó bếp”.
Với đối tượng giao tiếp, Người Việt Nam có thói quen ưa tìm hiểu, quan
sát và đánh giá. Quan tâm đến người khác bằng việc hỏi thăm những vấn đề
riêng tư của cá nhân như tuổi tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình
trạng gia đình,… là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm. Thói quen
ưa tìm hiểu này khiến cho người nước ngoài nhận xét rằng con người Việt Nam
có tính hay tò mò, xoi mói và bất lịch sự. Thực ra do tính cộng đồng nên người
Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà để muốn
quan tâm đến ai đó thì phải biết rõ hoàn cảnh của họ. Mặt khác, do phân biệt rõ
ràng các mối quan hệ xã hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô
riêng, nên nếu không biết đầy đủ thông tin thì không thể nào lựa chọn từ ngữ
xưng hô cho phù hợp với từng người, từng hoàn cảnh được.

9


3.2 Cách thức giao tiếp
Về cách thức giao tiếp, thứ nhất người Việt Nam thích sự tế nhị, ý tứ và tôn
trọng sự hòa thuận. Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt có thói quen giao
tiếp “ vòng vo tam quốc”, không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề
như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải xấn
xá câu điều, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để đưa đẩy tạo không khí là
truyền thống miếng trầu là đầu câu chuyện. Với thời gian, chức năng “ mở đầu
câu chuyện” này của “ miếng trầu” được thay thế bởi chén trà, điếu thuốc lá,…
Và do lối giao tiếp này kết hợp với nhu cầu tìm hiểu về đối tượng giao tiếp tạo
ra ở người Việt Nam có thói quen “ chào – hỏi”.

Lối giao tiếp ưa tế nhị là lối sống của sự trọng tình trọng nghĩa và lối sống
tư duy coi trọng các mối quan hệ. Nó tạo nên thói quen đắn đo, cân nhắc kỹ
càng khi nói năng: Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba
năm mới nói; Biết thì thưa thớt, không biết thì dựa cột mà nghe; Người khôn ăn
nói nửa chừng, để cho người dại nửa mừng nửa lo,… Chính sự đắn đo, cân nhắc
này khiến cho người Việt có nhược điểm là thiếu tính quyết đoán, nhưng đồng
thời giữ được sự hòa thuận, không làm mất lòng ai.

10


Bởi lẽ đó để tránh khỏi nhược điểm thiếu quyết đoán của mình và đồng
thời để không làm mất lòng ai và để giữ được sự hòa thuận, người Việt Nam rất
hay cười. Nụ cười là một điều vô cùng quan trọng trong thói quen giao tiếp của
người Việt, có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc bạn không nghĩ đến.


Khi giao tiếp người Việt Nam thường có tính khiêm tốn đó là một đức tính
tốt nhưng mỗi dân tộc thường có cách thức riêng để tỏ ý khiêm nhường. Người
Việt Nam thường tỏ ý khiêm nhường bằng cách tự hạ thấp bản thân để thể hiện
sự lịch sự nhưng người nước ngoài lại không hài lòng với cách xử sự như vậy vì
họ cho rằng chúng ta thiếu sự tự tin. Khi tặng quà người Việt có xu hướng giảm
giá trị món quà dù món quà đó họ đã bỏ ra nhiều công sức và tiền bạc mới có thể
mua được nó.
Thứ hai, người Việt còn lấy cái “tình” để giao tiếp. Người Việt ta thường
lấy cái tình để xem xét và giải quyết vấn đề nhiều hơn cái lý. Vì thế trong pháp
luật cũng thiên về cái tình nhiều hơn. Trong giao tiếp ứng xử họ hay vì tình cảm
mà nể mặt nhau mà nói chuyện. Ngược lại, khi ghét hay không thích ai đó, họ
cũng hay tỏ luôn thái độ không thích. Đối với công việc thì không cần phân
minh, người nào họ quý, người nào họ có tình cảm thì nâng nhau lên, cho điểm
cao hay thăng chức lớn. Còn ở phương Tây thì khác, họ rạch ròi giữa cái lý và
11


cái tình. Trong công việc, người nước ngoài họ chỉ dựa vào năng lực chứ không
bị chi phối bởi tình cảm và những mối quan hệ. Người Việt nói chuyện tình cảm,
dễ yêu quý nhau hơn nhiều. Đó là ưu điểm, tuy nhiên còn hạn chế ở chỗ ta dễ bị
chi phối về tình cảm quá nhiều.
3.3 Phương tiện giao tiếp của người Việt Nam.
Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để thể hiện
thái độ, tình cảm, mối quan hệ giữa những biểu hiện khác của mình trong quá
trình giao tiếp. Có thể chia các phương tiện giao tiếp thành hai nhóm chính là
ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ thường song
hành và luôn bổ sung cho nhau. Trong các mối quan hệ gần gũi thì giao tiếp phi
ngôn ngữ được sử dụng nhiều hơn, còn trong các mối quan hệ xã giao thì giao
tiếp phi ngôn ngữ thường làm nền cho giao tiếp ngôn ngữ.
 Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ:

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người Việt Nam ta.
Trong ngôn ngữ cần chú ý đến không chỉ nội dung mà còn cả cách thể hiện. Với
lượng từ ngữ phong phú người Việt ta rất dễ dàng thể hiện nội dung truyền đạt
thông tin để người khác hiểu được và cảm nhận trong các hoạt động thường
nhật. Chúng ta luôn cẩn thận, lưu ý đến vai trò của cá nhân, ngôn ngữ trong giao
tiếp. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giao tiếp.
Trong đời sống hàng ngày ở một môi trường có một người biết cách ăn
nói, biết cách cư xử với những người xung quanh tất nhiên sẽ được mọi người
yêu quý, quý trọng. Ở nước ta, chỉ với một lời nói sử dụng ngôn từ đúng chỗ,
đúng việc và có ý nghĩa trong giao tiếp thì không những nó sẽ mang lại lợi ích
mà còn lấy được cảm tình, lòng tin của người khác.
Trong giao tiếp, người Việt Nam sử dụng ngôn ngữ rất phong phú, biểu
hiện cụ thể nhất là ở cách xưng hô: sử dụng một số lượng lớn các danh từ chỉ
quan hệ, danh từ thân tộc để xưng hô. Cách xưng hô này có tính thân mật hóa
(trọng tình cảm), cộng đồng hóa cao (xưng hô theo tuổi tác, địa vị, không gian,
thời gian giao tiếp cụ thể) và có tính tôn ti kỹ lưỡng. Trong xưng hô gọi mình thì
12


khiêm nhường, gọi đối tượng giao tiếp thì tôn kính… Vì thế khi trong giao tiếp,
giọng nói, tốc độ nói… đóng góp một vai trò quan trọng giúp ta thể hiện được
mạch cảm xúc, giúp ta biểu cảm hay nhấn mạnh tính chất của vấn đề và phản
ánh một cách chân thật với người nghe.

Nghệ thuật ngôn từ của người Việt Nam có tính biểu trưng cao, hay nói
“bóng gió”, vòng vo thể hiện ở xu hướng khái quát, ước lệ cân đối. Xu hướng
ước lệ thể hiện ở chỗ người Việt thích diễn đạt bằng các con số biểu trưng (ba bề
bốn bể, ba mặt một lời, vạn sự…). Trong ngôn từ trọng sự cân đối hài hòa, có
nhịp điệu: thể hiện ở câu đối, thơ ca, tục ngữ, thành ngữ. Ngôn từ Việt Nam rất
giàu cảm xúc: dùng các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh, dùng nhiều hư từ

biểu cảm. Ngôn từ Việt Nam có tính động, linh hoạt: Ưa dùng thể chủ động.
Giao tiếp ngôn ngữ trực tiếp, phong cách ngôn ngữ rất quan trọng, tùy vào
từng thế hệ mà chúng ta thường sử dụng phong cách ngôn ngữ sao cho phù hợp
nhất. Như giao tiếp với người thân, bạn bè dùng ngôn ngữ nho nhã, thân mật…
Giao tiếp trong đàm phán lại luôn cần sử dụng đầy đủ các yếu tố. Trong một vài
tình huống, khi có vấn đề lớn gây cảm xúc cho người nghe, ta nên dùng những
từ ngữ mang tính chất giảm nhẹ hơn cho phù hợp.
13


 Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
Trong giao tiếp chỉ dùng lời nói thôi thì là không đủ và hơi đơn điệu, không
hấp dẫn, thậm chí đôi khi là khó hiểu. Người ta hiểu nhau một phần thông qua
nội dung lời nói, một phần quan trọng khác là thông qua cách diễn đạt bằng cơ
thể, thông qua giao tiếp không bằng lời nói mà thông qua nét mặt, cử chỉ, dáng
điệu và các tín hiệu khác. Đó là các phương tiện phi ngôn ngữ. Như vậy, điệu bộ
cũng là một trong các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, thể hiện:
 Đầu tiên, nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Các cảm xúc
cơ bản là vui mừng, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởm. Vui mừng
làm cho nét mặt giãn ra, sợ hãi làm cho nét mặt co lại. Ngoài tính biểu cảm, nét
mặt còn cho biết một phần về tính cách con người. Người có nét mặt đầy đặn
thường dễ được cho rằng là có tính hào phóng, “ sống có hậu ”. Người có nét
mặt cau có thường là người nguyên tắc, khô khan…
 Nụ cười: Là một điều không thể thiếu của mỗi người Việt Nam. Người
nước ngoài họ thường khá bất ngờ về điều này, dù trong nhiều tình huống họ
vẫn có thể nhận được điều đó. Mỗi điệu cười biểu hiện một thái độ nào đó: cười
chua chát, cười thông cảm, cười đồng tình, cười miễn cưỡng, cười chế giễu, cười
khinh bỉ,… Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bấy nhiêu cá tính: cười đôn
hậu, cười hồn nhiên, cười đanh đá, cười nanh nọc,…
 Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc (vui, buồn), thể hiện tình cảm

(yêu, ghét), tâm trạng (lo lắng, sợ hãi hay hưng phấn) và ước nguyện ( cầu khẩn
hay thách thức) của con người. Ánh mắt còn thể hiện sự chú ý, sự tôn trọng,
đồng tình hay phản đối. Ánh mắt còn thể hiện vị thế, tâm lý của con người trong
giao tiếp, giúp ta nhận thấy người đối diện có đủ sự tự tin trong giao tiếp hay
không. Người có vị thế mạnh hơn thường nhìn nhiều hơn vào mắt của người kia
kể cả khi nói lẫn khi lắng nghe.
 Các cử chỉ gồm các chuyển động của các bộ phận trên cơ thể. Mỗi bộ
phận có các loại cử chỉ khác nhau và các cử chỉ này đều có ý nghĩa nhất định

14


trong giao tiếp. Giúp con người ta cảm nhận rõ nét hơn về vấn đề khi giao tiếp.
Ví dụ: Chuyển động của đầu: gật là đồng ý, lắc là không đồng tình. Có
thể dùng cử chỉ của bàn tay và cánh tay để thể hiện lời mời, sự từ chối hay sự
thể hiện sự chống đối hay van xin…Mũi có thể dùng để thể hiện sự khinh bỉ. Lè
lưỡi là thể hiện sự thiếu tôn kính, liếm môi khi căng thẳng. Hếch cằm biểu hiện
thái độ gây gổ. Vuốt cằm thể hiện đang suy nghĩ. Vuốt gáy thường là đang bối
rối. Nói dối thường xuyên hay nháy mắt,… Khi ngồi nói chuyện mà hai chân
chuyển động liên tục thì người đó hoặc đang lo lắng hoặc đang vội vã. Khi đứng
nói chuyện người ta thường hay hướng bàn chân về người mà người ta đang có
cảm tình hơn. Đôi bàn chân đổi tư thế đứng liên tục thể hiện sự sốt ruột.


Cuối cùng là cách ăn mặc. Người Việt khá coi trọng điều này, nó thể hiện

được tầm quan trọng của việc giao thiệp hay giao tiếp đời sống thường ngày.
Cách ăn mặc cũng thể hiện tâm trạng, tâm lý (vui: mặc sáng màu, buồn: mặc tối
màu). Ngoài ra, còn thể hiện được tầm vóc, địa vị của người đối diện.


15


4. Ảnh hưởng của các đặc điểm đến quá trình giao tiếp


Ảnh hưởng về thái độ giao tiếp của người Việt Nam trong quá trình

giao tiếp. Tính hiếu khách và cởi mở trong khi giao tiếp, thói quen viếng thăm
mang lại một ảnh hưởng tích cực. Điều đó tạo nên một sự quý mến vô cùng
quan trọng và mật thiết giữa người với người, mang đậm tính cộng đồng như các
nước khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, sự rụt rè của người Việt ở môi trường lạ lại là một điều
đáng nói vì đó chính là lí do người Việt tuy rất cởi mở nhưng lại không có quá
nhiều mối quan hệ. Vì đơn giản họ ngại tiếp xúc với người lạ thế nhưng trong
môi trường cộng đồng ngự trị thì sự cởi mở, sự thích nghi giao tiếp mới chính
thức được bộc lộ rõ ràng. Có thể nói chúng chính là hai mặt của cùng một bản
chất, là biểu hiện cho cách ứng xử của người Việt Nam.
Ngoài ra, thói quen quan sát là một điểm mà khiến khá nhiều người cảm
16


thấy khó chịu. Bởi vì người Việt Nam ta cần có sự quan sát để đánh giá về
người đó trước khi mở lời để giao tiếp và để lựa chọn phong cách giao tiếp sao
cho phù hợp hơn. Điều này mang lại cả ưu và nhược điểm cho người Việt Nam.


Về cách thức giao tiếp, lịch sự và tế nhị trong giao tiếp là một điểm vô

cùng mạnh của người Việt. Điều đó tạo cho người đối diện cảm giác được tôn

trọng hơn. Thế nhưng điều đó lại tạo thành một lối nói khá “vòng vo” tạo cho
nội dung giao tiếp trở nên khó hiểu hơn trong mọi tình huống. Sự khiêm nhường
và xử lí vấn đề theo cái “ tình “ nhiều hơn, nể nang và tôn trọng vừa đem lại cả
lợi và hại cho con người Việt Nam.


Phương tiện giao tiếp thì ảnh hưởng của nó hầu như là tích cực bởi sự

nhã nhặn và tế nhị của người Việt mang đến cho chúng ta những cách giao tiếp
và ứng xử khá cẩn thận. Cả hai hình thức giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp đều
được chúng ta sử dụng một cách hợp lí nhất và mang lại hiệu quả cao trong giao
tiếp. Chỉ có một bộ phận nhỏ chưa va vấp quá nhiều về mặt giao tiếp nên còn có
sự thiếu tự tin nhưng đã phần đều cố gắng để có kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG TRONG CUỘC SỐNG VÀ NGÀNH HỌC.
1. Vận dụng trong cuộc sống và trong ngành học của sinh viên.
1.1 Phân tích đặc điểm tâm lí của đối tượng trong quá trình trợ giúp


Giao tiếp vốn là một hoạt động thiết yếu của con người. Đặc biệt trong

lĩnh vực kinh doanh, giao tiếp đóng vai trò quan trọng, có thể quyết định sự
thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Do vậy, để đạt được thành công
trong cuộc sống và nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, người ta phải chú trọng
đến vấn đề giao tiếp. Giao tiếp trong kinh doanh giúp xây dựng một đội ngũ
hùng hậu: giao tiếp có khả năng kết nối các cá nhân, giải quyết mâu thuẫn, giúp
loại bỏ sự sợ hãi, tuyên truyền tinh thần đoàn kết và tiếp lửa động lực thông qua
ngôn ngữ trực tiếp. Do vậy, giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh
và nhiều khi mang tính quyết định trong thành công của một thương vụ lớn.
17





Tránh hiểu lầm và đưa thông tin sai lệch: diễn giải không tốt có thể khiến

người khác hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch đi các thông tin và thông điệp. Nhưng
giao tiếp tốt sẽ giúp hoàn thành công việc thậm chí là sửa chữa lại sai lầm.
• Thúc đẩy quá trình kinh doanh: khi giao tiếp tốt, dịch vụ chăm sóc
khách hàng được nâng cấp, khách hàng được giải quyết vấn đề một cách nhanh
chóng, kịp thời, việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.
• Tạo ra văn hóa hòa nhập chốn công sở: sự động viên, chia sẻ thông qua
ngôn ngữ trực tiếp của ban quản lý với nhân viên sẽ góp phần tạo ra môi trường
làm việc thân thiện và thoải mái.
• Hiểu và nắm bắt được thị trường: sự tương tác với khách hàng là cơ sở
để doanh nghiệp hiểu và nắm bắt thị trường. Khi đội ngũ quản lý có sự hiểu biết
tốt nhất về thị trường và đọc được tâm lý người tiêu dùng thì các sản phẩm đến
với khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.
• Tăng tương tác với khách hàng: sự giao tiếp của doanh nghiệp với
khách hàng sẽ là điều kiện để doanh nghiệp nắm bắt tâm lý của khách hàng hoặc
đối tác một cách sâu sắc và giúp công ty có thể thay đổi hoặc cải thiện sản phẩm
nhằm đáp ứng đúng nhu cầu.

18




Giao tiếp trong kinh doanh – một vấn đề tưởng như đơn giản nhưng lại

hết sức phức tạp và quan trọng. Chúng ta phải luôn quan tâm đến những điều tế

nhị đó để khi muốn thực hiện một công việc nào đó và thành công hay không
phụ thuộc vào khả năng giao tiếp của chúng ta.
1.2 Những đặc điểm cần chú ý trong quá trình trợ giúp đối tượng.
Một phép ứng xử giao tiếp trong kinh doanh được tạo ra đó là sự tôn
trọng. Khi bạn thực sự lắng nghe và đối xử tốt với một ai đó bạn sẽ hiểu được
điều họ đang suy nghĩ và quan tâm. Và ngược lại, phía bên kia cũng sẽ tỏ ra tôn
trọng ý kiến và cảm xúc của bạn. Không những thế người đối diện cũng sẽ cảm
thấy thư thái hơn khi nói chuyện với một người biết phép xử sự. Họ sẽ giao tiếp
cởi mở hơn và thực tế họ có thể tiết lộ thêm thông tin cho bạn. Điều này là vô
cùng quý giá trong kinh doanh. Cũng tương tự như trong quá trình trợ giúp đối
tượng cần nâng cao kỹ năng giao tiếp thì bạn nên có những điều lưu ý đặc biệt
hơn như sau:
a) Tôn trọng không gian của người khác.
Cách chúng ta sử dụng khoảng không là thứ ngôn ngữ im lặng diễn tả sự
19


tôn trọng của ta đối với đồng nghiệp. Chẳng hạn như chỉ một tiếng gõ cửa khi
vào phòng cũng là cách tỏ ra tôn trọng người khác và được lời mời thân thiện,
hay không nên nói chuyện quá lớn tiếng ở nơi công cộng. Vì vậy, đối với không
gian công cộng hoặc không gian riêng, hãy luôn luôn chú ý đến xung quanh để
biết người khác cần gì. Đó là phép xử sự đơn giản, một nét văn hóa giao tiếp cơ
bản nhưng đúng mực trong kinh doanh. Tôn trọng suy nghĩ và quan điểm của
người khác. Một nét văn hóa trong kinh doanh là không nên ngắt lời người khác
khi họ đang đối thoại, vì đó là một hành động không nên làm, nó có thể dẫn đến
việc thất bại trong cơ hội kinh doanh. Hãy lắng nghe họ nếu muốn họ lắng nghe
mình sau đó.
b) Ứng xử tùy từng môi trường xã hội cụ thể.
Trong các tình huống khác nhau ta phải có sự xử sự khác nhau. Đặc biệt là
đối với những cách thức đã gần như trở thành tiêu chuẩn. Theo chuyên gia Ed

Aasvik, một trong những nhân tố chủ yếu để đạt được cách thức xử sự đúng đắn
trong kinh doanh đó là phải hiểu được rằng: Cái gì là chấp nhận được ( thậm chí
là tốt) trong môi trường này nhưng lại có thể là thô lỗ hoặc vô lễ trong môi
trường khác.
Ví dụ: Chúng ta có thể vỗ vai, đùa với nhau vui vẻ, thân thiện ở ngoài đời
nhưng không được làm như vậy khi ở những nơi sang trọng, cần sự lịch sự. Ăn
mặc luộm thuộm có thể chấp nhận được khi vào công viên nhưng không phải ở
nơi làm việc. Đó là những cách thức, những kinh nghiệm trong kinh doanh, tuy
không thể chi tiết và toàn bộ nhưng cũng có thể gặp trong kinh doanh, nhưng
đây là cái nhìn tổng quan và tương đối chuẩn được áp dụng rất rộng rãi trên toàn
thế giới.
Bên cạnh các phương thức ứng xử trong giao tiếp thì còn một điều cực kì
quan trọng trong kinh doanh mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan
tâm nếu muốn kinh doanh đạt hiệu quả cao đó là phải biết nguyên tắc trong giao
tiếp kinh doanh. Tuy nhiên không có một nguyên tắc nào là bất biến cả, mà phải
tùy vào từng trường hợp cụ thể để có cách giải quyết phù hợp nhất. Phải biết
lắng nghe ý kiến của người khác để cải thiện mình hay dịch vụ của mình trong

20


tương lai. Khi bạn thực sự lắng nghe khách hàng, thì họ sẽ cảm thấy dễ chịu,
thoải mái và tin tưởng chúng ta hơn. Lắng nghe tạo cho khách hàng thấy họ
được tôn trọng, đánh giá cao.
c) Luôn tươi cười, nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ
lạnh nhạt.
Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm ngơ. Hay
luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng. Không phân biệt đối xử với khách
hàng, quan tâm thực sự đến khách hàng. Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách
hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó. Cần nhã nhặn tìm

hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể.

d) Không để khách hàng thất vọng.
81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện
chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Giúp đỡ khách hàng
nhiệt tình, dù chỉ là giúp đỡ khách hàng mang hàng ra xe hay đơn giản là mở

21


cửa giúp người đang mang nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn
sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất
nhiên điều đó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau. Thông tin cho khách
hàng các dịch vụ khác mà khách hàng quan tâm nếu bạn có thể. Kiên định quan
điểm của mình không nên gió chiều nào che theo chiều ấy mà cần phải học hỏi
cách nói và lời nói của chính mình. Nhưng cũng không được phản bác quan
điểm của người khác mà đề xuất các phương án giải quyết hợp lý. Đừng tranh
biện, cần bình tĩnh khi nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hung biện.
Hiểu rõ thông điệp của người nói, nên gợi lại hoặc tổng hợp lại những gì người
khác nói để chắc chắn mình đang hiểu được vấn đề. Hãy nhắc lại những gì bạn
cho rằng mình đang nghe được và hỏi “ Tôi có hiểu đúng ý bạn không nhỉ ?”.
Nếu bạn thấy mình bị động chạm bởi những gì người khác nói thì hãy nói như
vậy, sau đó hãy hỏi thêm để hiểu rõ vấn đề: “ Có thể tôi không hiểu đúng ý bạn
và tôi cảm thấy bị xúc phạm bởi điều bạn vừa nói. Tôi cho rằng những gì bạn
nói có nghĩa là…; có đúng ý bạn là như vậy không ?”
e) Hãy cố hiểu người khác.
Tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa
bạn và người khác. Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú. Một cách
hay để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ các dự định
thầm kín của mình – ví dụ như bạn có thể nói: “ Dự định của tôi khi chia sẻ với

bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong dự án này”.
1.3 Các kỹ năng giao tiếp cần có của người học chuyên ngành kế toán trong
giao tiếp.
- Cẩn thận và trung thực. Là một nhân viên kế toán, nhất định bạn phải cẩn
thận, sắp xếp khoa học bởi công việc sẽ luôn gắn với các số liệu, sổ sách, giấy tờ
về tình hình tài chính. Bạn phải luôn đảm bảo những con số tính ra luôn chuẩn
xác, tài liệu phải dễ dàng tìm kiếm. Chỉ cần bạn mắc phải một lỗi ở đâu đó thì sẽ
kéo theo sai cả hệ thống và sẽ tốn rất nhiều thời gian. Một dấu chấm hay dấu
phẩy đảo chỗ cho nhau là giá trị của con số đã thay đổi rất nhiều.
- Giao tiếp là cầu nối giúp bạn gần gũi hơn với cấp trên, gần gũi hơn với

22


×